1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường trong môn tiếng việt lớp 2

16 2,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 195 KB

Nội dung

nội dung tích hợp Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội đặc biệt là cuộc sống gia đình, nhà trường và ngoài xã hội được đề cập qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức,

Trang 1

tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

trong môn tiếng việt lớp 2

Trần Mạnh Hưởng

Vụ GD Tiểu học – Bộ GD&ĐT

Trang 2

I nội dung tích hợp

 Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội

(đặc biệt là cuộc sống gia đình, nhà trường và ngoài xã

hội) được đề cập qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức,

kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.

Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch

- Đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống con ngư ời

 Giáo dục ý thức BVMT : không phá hoại môi trường tự

nhiên, trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trư ờng xung quanh ; yêu quý gia đình, bạn bè, quê hương đất nước

Trang 3

II phương thức tích hợp cụ thể trong giảng dạy tiếng việt 2

Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp

Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về

GDBVMT, GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ, và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường Đây là

điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt

Trang 4

a) Phân môn Tập đọc

 Bài Mùa xuân đến (TV2, T2, tr 17)

HS luyện đọc bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động khi mùa xuân đến của nhà văn Nguyễn Kiên : Hoa mận mùa xuân tới; tìm hiểu bài (SGK) để cảm nhận được nội dung, có ý thức BVMT

 Bài Nội quy đảo khỉ (TV2, T2, tr 43)

HS luyện đọc bài văn và tìm hiểu những điều cần thực hiện khi đến tham quan tại Đảo Khỉ chính là nâng cao ý thức

BVMT

 Bài Mẹ (TV2, T1, tr 101)

GV hướng dẫn HS luyện đọc, trả lời CH SGK (chú ý câu 2 :

Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc ?), từ đó giúp HS trực tiếp

cảm nhận nội dung BVMT

Trang 5

b) Phân môn Kể chuyện

Thông qua một số câu chuyện trong SGK Tiếng Việt 2 do HS tập kể trên lớp (theo yêu cầu CT), GV có thể giúp các em trực tiếp cảm nhận nội dung BVMT

VD :

 KC Tuần 6 : Mẩu giấy vụn (TV 2, T2, tr 49) – Giáo dục ý

thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp

 KC Tuần 10 : Sáng kiến của bé Hà (TV 2, T1, tr 79) –

Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân

trong gia đình

 Tương tự như trên còn có các bài KC về chủ điểm Ông bà

(Bà cháu – T11) ; CĐ Cha mẹ (Sư tích cây vú sữa – T12,

Bông hoa niềm vui – T13) ; CĐ Anh em (Câu chuyện bó

đũa – T14, Hai anh em – T15)

Trang 6

c) Phân môn Chính tả

Hầu hết các bài Chính tả có nội dung gắn với các bài Tập

đọc đã học Một số bài Tập đọc nội dung trực tiếp nói về

GDBVMT lại được nhấn mạnh trong giờ Chính tả càng làm cho HS nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường Xanh -Sạch - Đẹp và bồi dưỡng tìmh cảm gia đình, quê hương đất nước cho HS

Trang 7

d) Phân môn Tập viết

 Ngữ liệu dành cho HS Tập viết (vở Tập viết 2) có khá

nhiều thành ngữ, tục ngữ có nội dung GDBVMT

GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu, cảm nhận về môi trư ờng thiên nhiên tươi đẹp hoặc cuộc sống gia đình lành

mạnh, tốt đẹp thông qua một số từ ngữ dùng để luyện viết như : Anh em thuận hoà (TViết T1), Chia ngọt sẻ bùi

(TViết T4), Đẹp trường đẹp lớp (TViết T6)

Trang 8

e) Phân môn Luyện từ và câu

Trong SGK Tiếng Việt 2, một số bài tập Luyện từ và câu có nội dung gắn với ý thức BVMT cần được GV chú ý khai thác

VD :

• Đặt câu theo mẫu (Ai là gì ?) để giới thiệu trường em, giới thiệu làng (xóm, ấp, buôn, sóc, phố ) của em - (BT3, LT&C Tuần 5)

• Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh

(Cháu ông bà ; Con cha mẹ ; Em anh chị) -

(BT2, LT&C Tuần 12)

• Nhìn tranh (SGK), nói 2-3 câu về hoạt động của cha mẹ và

con - (BT3, LT&C Tuần 12)

Trang 9

g) Phân môn Tập làm văn

Chương trình TLV 2 có các bài luyện nói-viết mang nội dung

GD ý thức BVMT Vì vậy, GV có thể trực tiếp tích hợp nội

dung GDBVMT thông qua việc giảng dạy một số bài TLV

VD :

Kể về người thân (TLV, T10) : GD tình cảm đẹp đẽ trong

cuộc sống XH

Kể về gia đình (TLV, T13), Kể về anh chị em (TLV,T15) :

GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình

Kể ngắn về con vật (TLV,T16) : GD ý thức bảo vệ các loài

động vật

Tả ngắn về bốn mùa (TLV T 20), Tả ngắn về loài chim (TLV

T 21), Tả ngắn về cây cối (TLV T28), : GD ý thức BVMT

thiên nhiên

Trang 10

Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp

Khi soạn giáo án, GV có ý thức “tích hợp” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hư

ớng GDBVMT

Tuy nhiên, GV cũng cần xác định rõ : Đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà, có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa

đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học

Căn cứ CT, SGK Tiếng Việt 2, GV có thể thực hiện phương thức khai thác gián tiếp để thực hiện yêu cầu GDBVMT ở nội dung của khá nhiều bài học thuộc các PM khác nhau

Trang 11

Tập đọc

• Bài Làm việc thật là vui (Tuần 2) : GV hướng dẫn HS luyện

đọc, tìm hiểu bài, kết hợp gợi ý liên hệ (Qua bài văn, em có nhận xét gì về cuộc sống quanh ta ?) : Đó là MT sống có ích

đối với thiên nhiên và con người chúng ta

• Bài Cây xoài của ông em (Tuần 11) : Khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài, GV chú ý kết hợp GDBVMT (Cần có tình cảm yêu quý, kính trọng người thân trong gia đình)

• Bài Quà của bố (Tuần 11) : Quá trình hướng dẫn HS luyện

đọc và tìm hiểu bài, GV giúp các em cảm nhận được : Món

quà của bố tuy chỉ là những con vật bình thường nhưng là cả một thế giới dưới nước Từ đó, GV kết hợp liên tưởng mở rộng

về GDBVMT giúp HS hiểu được : Món quà của bố có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên, có cả tình yêu thương của bố dành cho các con

Trang 12

Kể chuyện

Quá trình hướng dẫn HS thực hành luyện tập kể chuyện,

GV có thể liên hệ, gợi mở để tích hợp nội dung GDBVMT thông qua các câu hỏi, lời giảng VD :

• KC T19 : Chuyện bốn mùa (TV2, T2, tr 6) - GV nhấn

mạnh : Mỗi mùa có vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và BVMTTN quanh ta

để cuộc sống của con người ngày càng đẹp đẽ

• KC T21 : Chim sơn ca và bông cúc trắng (TV2, T2, tr

25) - GV hướng dẫn HS nêu ý nghĩa của câu chuyện, từ đó góp phần giáo dục ý thức BVMT

• KC T26 : Chiếc rễ đa tròn (TV2, T2, tr 109) - GV nhấn

mạnh : Việc làm của Bác Hồ đã nêu gương sáng về việc

nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp

phần phục vụ cuộc sống của con người

Trang 13

Chính tả - Tập viết - Luyện từ và câu

Phương thức “tích hợp” gián tiếp có thể được vận dụng khá linh hoạt trong nhiều bài dạy, thông qua các ngữ liệu được sử dụng trong SGK

VD :

Chính tả (nghe-viết) : Gió (TV2, T2, tr16) - GV giúp HS thấy

được “tính cách” đáng yêu của nhân vật Gió Từ đó, thêm yêu quý MTTN

Tập viết (T16) : GV gợi ý HS liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung viết ứng dụng Ong bay bướm lượn.

Luyện từ và câu (T22) : ở BT1 , sau khi HS nêu tên các loài chim theo gợi ý SGK, GV có thể liên hệ : Các loài chim tồn tại trong MTTN thật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm cần được con người bảo vệ

Trang 14

Tập làm văn

Nội dung dạy học TLV ở lớp 2 nhằm rèn các kĩ năng nói, viết, nghe nhằm phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày

• Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu : chào, hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn - xin lỗi, khẳng định - phủ định, mời-nhờ-yêu

cầu-đề nghị, chia buồn-an ủi, chia vui, khen ngợi, ngạc nhiên -thích thú ; đáp lại lời chào, tự giới thiệu ; đáp lời cảm ơn, xin lỗi

• Thực hành một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng

ngày

• Thực hành rèn luyện về kĩ năng diễn đạt (nói, viết).

• Thực hành rèn luyện về kĩ năng nghe

Căn cứ vào từng bài tập cụ thể , GV có thể kết hợp liên hệ về

ý thức BVMT thông qua nội dung nói, viết, nghe.

Trang 15

III thực hành vận dụng

* Lưu ý các địa chỉ :

1 Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu ;

2 Không khí và ô nhiễm không khí ;

3 Nguồn thực phẩm ;

4 Duy trì bền vững hệ sinh thái ;

5 Duy trì bền vững các loài hoang dã ;

6 Môi trường và xã hội.

Trang 16

Tuần Bài học Nội dung cần tích

VD :

Mùa xuân

đến

- Yêu quý cảnh vật thiên nhiên mùa xuân.

- Khai thác

bài đọc qua câu hỏi tìm hiểu

bài (SGK).

- Sưu tầm tranh ảnh

về cảnh

đẹp mùa xuân để minh hoạ.

Ngày đăng: 27/03/2016, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w