1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tư tưởng hồ chí minh về chống tham nhũng và vận dụng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

44 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 109,95 KB

Nội dung

Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của”. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị thế xã hội của viên chức Nhà nước để làm trái pháp luật hoặc lợi dụng các sơ hở của pháp luật nhằm kiếm lợi cho bản thân, gây hại cho xã hội, cho công dân. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26021998 cũng ghi rõ trong điều 1: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của các Nhà nước”. Mặc dù được thể hiện theo những cách khác nhau, song tham nhũng được hiểu khá thống nhất trong văn hoá pháp lý ở các nước trên thế giới, đó là việc lợi dụng vị trí, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cá nhân, hay nói một cách khác, tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể. Tham nhũng là một mối đe dọa đối với sự phát triển, dân chủ và ổn định. Tham nhũng gây nên cái nhìn sai lệch về thị trường, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gây e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tham nhũng làm giảm chất lượng các dịch vụ công và gây xói mòn niềm tin của người dân vào các quan chức, cán bộ Nhà nước. Tham nhũng cũng góp phần gây nên các thiệt hại về môi trường và đe dọa sức khỏe cộng đồng qua việc tạo điều kiện cho các hành vi đổ trái phép vật liệu phế thải độc hại, sản xuất và phân phối dược phẩm giả. Tác hại của tham nhũng đã không dừng lại ở phương diện thiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đôla của Nhà nước mà còn là một nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế – chính trị, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân. Ở nước ta, từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là con đường hoàn toàn mới mẻ. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp quy vừa mới ban hành đã sớm lạc hậu so với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng. Mặt khác, bước vào cơ chế mới, tâm lý nôn nóng làm giàu có mặt tích cực là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm cho một số người bị tha hoá, đánh mất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ, hưởng lạc, trong khát vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý. Bộ máy Nhà nước của chúng ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để cải cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một số mặt đã bộc lộ không ít khuyết điểm. Tình hình đó cùng với hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng kềnh, tạo môi trường dung dưỡng cho tệ quan liêu tham nhũng. Hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp, thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế cùng quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tham nhũng và chống tham nhũng đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI), chỉ số minh bạch của Chính phủ Việt Nam thấp và có chiều hướng đi xuống từ 2,8 (năm 1997) xuống còn 2,6 (năm 2005). Đảng và Nhà nước ta xác định, tham nhũng là “quốc nạn”, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ và coi chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức Đảng và cả hệ thống chính trị, từ đó yêu cầu chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả. Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về việc này (Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 114 TTg của TT Chính phủ; Kế hoạch 493Nc của Chính phủ;... ). Như vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân đều đồng tình kiên quyết chống tham nhũng, nhưng tệ tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi. Do vậy, việc phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của hiện tượng phức tạp này, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu quả trong tình hình hiện nay. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng và vận dụng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục tiêu, quan điểm về phòng chống tham nhũng 6

1.1 Mục tiêu 6

1.2 Quan điểm 6

3 Phạm vi nghiên cứu 6

3.1 Không gian nghiên cứu 6

3.2 Thời gian nghiên cứu 6

3.3 Lĩnh vực nghiên cứu 6

Chương I: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 7

1 Thực trạng của tham nhũng ở Việt Nam 7

2 Đặc điểm của tham nhũng ở Việt Nam 8

3 Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam 15

Chương II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀ VẬN DỤNG VÀO CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng 18

1.1 Đấu tranh, tố cáo nạn tham nhũng trong các chế độ thực dân, đế quốc, thuộc địa và chế độ tay sai bán nước để thức tỉnh quần chúng nhân dân, tiến hành vận động cách mạng 18

1.2 Đấu tranh chống tham nhũng trong lòng chế độ mới 20

2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay 24

Trang 2

2.1 Xác định bản chất tham nhũng và chủ trương biện pháp phòng,

chống tham nhũng 24

2.2 Đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong những năm qua và định hướng của Đảng ta 26

3 Các giải pháp phòng chống tham nhũng hiện nay của Đảng ta 31

3.1 Đối với các cơ quan Đảng 32

3.2 Đối với cơ quan Nhà nước 34

3.3 Đối với các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí và nhân dân 37

KẾT LUẬN 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 3

- -LỜI MỞ ĐẦU

Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành

để nhũng nhiễu dân và lấy của” Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ,

quyền hạn, vị thế xã hội của viên chức Nhà nước để làm trái pháp luật hoặclợi dụng các sơ hở của pháp luật nhằm kiếm lợi cho bản thân, gây hại cho xãhội, cho công dân Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/02/1998 cũng ghi rõ

trong điều 1: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền

hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức Tham nhũng

là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của các Nhà nước” Mặc dù được thể hiện theo những

cách khác nhau, song tham nhũng được hiểu khá thống nhất trong văn hoápháp lý ở các nước trên thế giới, đó là việc lợi dụng vị trí, quyền hạn thựchiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi cá nhân, hay nói một cách khác,tham nhũng là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền haynguồn lực tập thể

Tham nhũng là một mối đe dọa đối với sự phát triển, dân chủ và ổnđịnh Tham nhũng gây nên cái nhìn sai lệch về thị trường, kìm hãm tăngtrưởng kinh tế và gây e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài Tham nhũng làmgiảm chất lượng các dịch vụ công và gây xói mòn niềm tin của người dân vàocác quan chức, cán bộ Nhà nước Tham nhũng cũng góp phần gây nên cácthiệt hại về môi trường và đe dọa sức khỏe cộng đồng qua việc tạo điều kiệncho các hành vi đổ trái phép vật liệu phế thải độc hại, sản xuất và phân phốidược phẩm giả Tác hại của tham nhũng đã không dừng lại ở phương diệnthiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đô-la của Nhà nước màcòn là một nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế – chính trị, gây mất đoàn kết nội

bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân

Ở nước ta, từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là con đườnghoàn toàn mới mẻ Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủtrương, chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển.Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp quyvừa mới ban hành đã sớm lạc hậu so với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi

Trang 4

dụng Mặt khác, bước vào cơ chế mới, tâm lý nôn nóng làm giàu có mặt tíchcực là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làmcho một số người bị tha hoá, đánh mất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ,hưởng lạc, trong khát vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý.

Bộ máy Nhà nước của chúng ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủthời gian và kinh nghiệm để cải cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng trên một số mặt đã bộc lộ không ít khuyết điểm.Tình hình đó cùng với hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồngkềnh, tạo môi trường dung dưỡng cho tệ quan liêu tham nhũng Hệ thống cơquan tư pháp, hành pháp, thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu lực, hiệu quảchưa cao

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế cùng quá trình pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,tham nhũng và chống tham nhũng đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xãhội Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI), chỉ

số minh bạch của Chính phủ Việt Nam thấp và có chiều hướng đi xuống từ2,8 (năm 1997) xuống còn 2,6 (năm 2005)

Đảng và Nhà nước ta xác định, tham nhũng là “quốc nạn”, là một trongnhững nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ và coi chống tham nhũng lànhiệm vụ thường xuyên của tổ chức Đảng và cả hệ thống chính trị, từ đó yêucầu chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả Đảng,Nhà nước và Quốc hội đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về việc này (Chỉ thị 15của Bộ Chính trị; Nghị quyết 114 TTg của TT Chính phủ; Kế hoạch 493/Nccủa Chính phủ; )

Như vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân đều đồng tình kiên quyết chốngtham nhũng, nhưng tệ tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi Do vậy, việc phântích Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõbản chất của hiện tượng phức tạp này, trên cơ sở đó đề ra những biện phápphòng, chống tham nhũng có hiệu quả trong tình hình hiện nay Chính vì vậy

em đã chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng và vận

dụng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.

Trang 5

SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào thế kỷ thứ 21, tất cả thế giới đang vận hành theo xu hướngmới: hoà bình, đối thoại, hội nhập và cùng phát triển Các ranh giới ngăn cách

về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc đang dần được xoá bỏ

Việt Nam cũng ở trong xu hướng chung đó Là một nước đang pháttriển, Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập,nhất là về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và công nghệ Bằng việc phát huy cao

độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từnước ngoài, Việt Nam đang cố gắng tiến những bước lớn trên con đường pháttriển kinh tế Nhưng có một thách thức lớn đang cản trở con đường ấy, đó là

tệ nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng về mức độ phổ biến, quy mô vàthủ đoạn

Có thể nói, tham nhũng là vấn đề toàn cầu Các quốc gia công nghiệphoá tất nhiên không hề miễn dịch trước tham nhũng và tất cả đều có tráchnhiệm tham gia vào việc tìm ra giải pháp Tuy nhiên, tham nhũng dường nhưxâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế đangchuyển đổi Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thứcnghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài,làm xói mòn niềm tin trong các tổ chức công cộng, niềm tin của nhân dân đốivới Chính phủ, và làm tồi tệ thêm vấn đề ngân sách bằng cách lấy đi tài sảncủa Chính phủ thông qua các khoản thuế quan và thuế thu nhập đáng kể

Mặc dù tham nhũng là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu, nhưng việcnghiên cứu và tìm ra các biện pháp phòng chống tham nhũng luôn là một vấn

đề bức xúc đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và đối với sự pháttriển của nước Việt Nam nói riêng Điều này đòi hỏi chúng ta phải tích cực vàchủ động chống tham nhũng có hiệu quả Đó là một nhiệm vụ cấp thiết đangđặt ra cho các nhà luật học nói chung và người nghiêm cứu khoa học luật hình

sự nói riêng

Trong chuyên đề nghiên cứu này, chúng ta đi sâu vào việc nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng và vận dụng vào cuộc đấu tranhchống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

2 Mục tiêu, quan điểm về phòng chống tham nhũng

2.1 Mục tiêu:

Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyểnbiến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội; củng cốlòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đàotạo đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính

2.2 Quan điểm:

- Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãngphí; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân;thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh

- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừalâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vữngchắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm

- Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thựctiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Không gian nghiên cứu: Việt Nam

3.2 Thời gian nghiên cứu: Hiện nay

3.3 Lĩnh vực nghiên cứu: Tham nhũng ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA

TRONG THỜI GIAN QUA

1 Thực trạng của tham nhũng ở Việt Nam

Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn về mọi mặt Những kết quả đạt được từ việc đổi mới

hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tưpháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quantrọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, xây dựngNhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Tuy nhiên,cùng với những thành tựu đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phảiđối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng

Tham nhũng thực ra không phải chuyện mới lạ ở Việt Nam, trong thờichiến chúng ta cũng đã từng có, từng xử nhiều vụ tham nhũng lớn Tuy nhiên,

kể từ thời kỳ đổi mới, nền kinh tế xã hội nước ta có những bước phát triểnmạnh mẽ thì cũng đồng thời với một sự đánh đổi là tham nhũng xảy ra nhiềuhơn với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn Tham nhũng có ở mọi nơi, mọilúc, nó len lõi đến mọi ngõ ngách, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giảm

uy tín của Đảng và Nhà nước, cản trở công cuộc phát triển đất nước củachúng ta Ở nhà thấy tham nhũng (tin tức trên báo chí, ti-vi), ra đường gặptham nhũng, vào bệnh viện, đến trường học, đến cơ quan công quyền đâuđâu cũng có thể chứng kiến tham nhũng Đó là những vụ nhỏ lẻ, còn cónhững vụ rút ruột công trình xây dựng (được cho là thất thoát trung bình từ 30– 40%), mua sắm trang thiết bị, những vụ tham nhũng theo “mô hình tậpđoàn"… mà các vụ được phát hiện càng về sau cứ “lớn nhất từ trước đếnnay” Tham nhũng xuất hiện trong mọi khâu, mọi lĩnh vực, ở mọi ngành, mọicấp Từ các cơ quan quản lý, các đơn vị hành chính sự nghiệp tới các doanhnghiệp nhà nước, hiệp hội, tổ chức Tham nhũng không loại trừ các cơ quanbảo vệ pháp luật (tòa án, viện kiểm sát, quân đội, cảnh sát ) và thậm chí ngay

cả ở cơ quan chống tham nhũng

Đến nay chúng ta chưa có những nghiên cứu toàn diện và bài bản đểđánh giá, đo lường mức độ tham nhũng Tuy nhiên, trên thế giới đã có một tổchức làm việc đó, đó là Transparency International (TI – Tổ chức Minh bạch

Trang 8

Quốc tế) Hàng năm, tổ chức này tiến hành các công trình khảo sát nghiêncứu ở các quốc gia (do các viện nghiên cứu độc lập triển khai), tổng hợp kếtquả, tính toán chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và đưa ra bảng xếp hạngminh bạch các quốc gia Mức độ tham nhũng càng cao nếu chỉ số CPI càngthấp.

Năm 2008, tổ chức TI tiến hành khảo sát 180 quốc gia và vùng lãnhthổ, kết quả xếp hạng: Việt Nam đứng thứ 121, cải thiện được hai bậc so vớinăm 2007 với chỉ số CPI là 2,7 điểm Xét trong khu vực Đông Á, Việt Namđứng thứ 9; còn Singapore với chỉ số CPI là 9,2 điểm, đứng đầu khu vực về

độ trong sạch (đứng thứ 4 trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ), theo sau làHồng Kông và Nhật Đáng buồn là Việt Nam luôn đứng ở nhóm cuối trongbảng xếp hạng này và không những thế còn có xu hướng “rớt hạng”

Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đãban hành nhiều chính sách, pháp luật về vấn đề này, bên cạnh đó đã tham giatích cực các diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũng Sau khi Luậtphòng, chống tham nhũng có hiệu lực (01/06/2006) đã tác động đến nhận thức

và hành động của các cấp các ngành trong việc đấu tranh chống tham nhũng

và tạo ra bước chuyển biến khá tích cực Tuy nhiên tình trạng tham nhũng vẫndiễn biến khá phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đấtđai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụngvốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tincủa nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩncác xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàunghèo Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổimới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ

2 Đặc điểm của tham nhũng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên cácbình diện: chính trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thống… và đặc biệt làbằng công cụ của tội phạm học để ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ củatham nhũng

Thứ nhất, chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụquyền hạn làm việc trong bộ máy Nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hànhpháp, tư pháp từ Trung ương đến địa phương, cán bộ Đảng và các đoàn thể

Trang 9

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụngchức vụ quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làmtrái với công vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng qui định của phápluật, gây thiệt hại chung cho lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân

Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi với động cơ vụlợi cho bản thân, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm

Về bản chất, tham nhũng là một hiện tượng xã hội phản ánh các yếu tốchính trị, kinh tế, văn hoá, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốcgia; tham nhũng bao gồm những hành vi nguy hiểm ở mức độ cao cho xã hội,nhà nước và nhân dân Hậu quả do tham nhũng gây ra cực kỳ lớn cho xã hội,hậu quả này không chỉ phải là những thiệt hại về vật chất với nhiều tỷ đồng,

mà điều quan trọng hơn, nó làm tha hoá một bộ phận của cán bộ, công chứccủa bộ máy Nhà nước, trong tổ chức Đảng và các đoàn thể xã hội, làm xóimòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước, gây nên sự bất bình, oánthán trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội, làm giảm hiệulực quản lý của Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của quốc gia dân tộc

Tham nhũng là tệ nạn mang tính chất toàn cầu, tuy nhiên không phải ởbất kỳ nơi nào trên thế giới biểu hiện, tính chất, phạm vi của tham nhũng cũnggiống nhau mà ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau do đặc điểm về kinh tế,chính trị, xã hội khác nhau Qua nghiên cứu, có thể thấy được tham nhũng ởViệt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về tính chất của tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện

nay chưa ở mức đặc biệt nghiêm trọng so với khu vực và thế giới Khi nói đếntính chất của hành vi vi phạm hoặc hành vi phạm tội, người ta thường xácđịnh ở mức độ gây ra thiệt hại của hành vi (thiệt hại về vật chất và phi vậtchất) và quan hệ xã hội được bảo vệ bị hành vi đó xâm hại Xét cả trên haibình diện này thì tham nhũng ở Việt Nam chưa đến mức trầm trọng như thamnhũng ở một số nước trên thế giới bởi những lý do sau:

- Theo thống kê và báo cáo của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranhchống tham nhũng thì những thiệt hại về vật chất do tham nhũng gây ra ít hơnrất nhiều so với những thiệt hại do các loại vi phạm khác gây ra, hàng nămthiệt hại do tham nhũng gây ra khoảng vài trăm tỷ đồng trong khi đó thiệt hại

do những vi phạm và tội phạm khác gây ra là hàng trăm nghìn tỷ đồng Mặtkhác, theo báo cáo của cơ quan công an thì các tội tham nhũng trong những

Trang 10

năm qua có xu hướng giảm, chẳng hạn: Năm 1997 cơ quan điều tra các cấp đãphát hiện, khởi tố 3856 vụ án kinh tế (tăng 5,6% so với năm 1996), trong đócác tội về tham nhũng tăng đáng kể: tham ô 594 vụ (tăng 14%), lừa đảo chiếmđoạt tài sản Xã hội Chủ nghĩa (có liên quan đến cán bộ trong các cơ quan Nhànước) 273 vụ (tăng 37,1%); lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hộiChủ nghĩa 350 vụ (tăng 3,2%) Năm 1998, khởi tố 3546 vụ án kinh tế (giảm8,1% so với năm 1997), trong đó tham ô 534 vụ, lừa đảo 217 vụ, lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hội Chủ nghĩa 284 vụ Năm 1999, khởi tố 3016

vụ án kinh tế (giảm 15,% so với năm 1998), trong đó: tham ô 465 vụ; lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hội Chủ Nghĩa 169 vụ

- Chưa có tham nhũng chính trị ở Việt Nam với những biểu hiện nhưđầu cơ chính trị, buôn bán chức quyền trong bộ máy cơ quan Nhà nước vìthế tham nhũng chưa xâm hại đến sự tồn tại của chế độ, đến nền độc lập vàchủ quyền quốc gia của dân tộc Đồng thời tham nhũng ở Việt Nam chưa cónguy cơ gây khủng hoảng nền kinh tế, chính trị và xã hội

- Lâu nay ở Việt Nam, khi đánh giá tham nhũng thường theo quanđiểm của cơ quan điều tra, thường lấy số lượng các vụ án kinh tế để chứngminh nạn tham nhũng Do vậy, những con số về thiệt hại do tham nhũng củacác cơ quan có trách nhiệm chưa đúng với bản chất của tham nhũng nên cáchnhìn nhận và đánh giá đó chưa chuẩn xác vì: các bị can, bị cáo về kinh tế,không phải tất cả họ đều bị xét xử về tội tham nhũng mà phần nhiều họ bịchịu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái… tội phạmkhông có động cơ vụ lợi hoặc không do lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi.Các cán bộ bị kỷ luật hành chính liên quan đến các vụ án cũng là do phải chịutrách nhiệm về hành vi quản lý (chủ quan, buông lỏng quản lý, năng lực quản

lý yếu kém mà thực chất là quan liêu) chứ không phải do hành vi tham nhũng.Chẳng hạn: Những vụ án gần đây như Tân Trường Sanh, Minh Phụng –EPCO… trừ một số cán bộ cấp phòng, sở, cục của hai ngành Hải quan vàNgân hàng bị truy tố về các tội tham nhũng còn đa phần các cán bộ khác, kể

cả những cán bộ chủ chốt của hai ngành đó chỉ bị xử lý về trách nhiệm quản

lý, dễ dãi trong quan hệ, chứ không phải tham nhũng Hoặc trong vụ án đượccoi lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam được xét xử tại Thành phố HồChí Minh – Vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn có liên quan đến rất nhiềuquan chức trong ngành tư pháp từ Trung ương đến địa phương, nhưng tài sản

có được do tham nhũng không nhiều (vài chục ngàn đô-la và những bữa tiệc

Trang 11

tại các nhà hàng sang trọng cho mỗi quan chức) và có nhiều quan chức chỉ bịtruy cứu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý mà không bịtruy cứu trách nhiệm về các hành vi tham nhũng mà điển hình là bị cáo BùiQuốc Huy, nguyên Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên thứtrưởng Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cũng cần phải nói thêm là, số tài sản bị thất thoát trong các vụ án kinh tếkhông phải đều là tài sản bị tham nhũng mà phần nhiều là do làm ăn thua lỗhoặc là hậu quả của phương thức làm ăn sai lầm của các doanh nghiệp.

Từ sự phân tích trên có thể nhận định về tính chất tham nhũng ở ViệtNam chưa đến mức trầm trọng như lâu nay chúng ta vẫn nghĩ Nhận thứcđúng thực trạng tham nhũng tránh được cho chúng ta hai khuynh hướng tiêucực: hoặc quá bi quan về nạn tham nhũng hoặc quá lạc quan về sự trong sạchcủa đội ngũ cán bộ trong các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội Vì vậy, vấn

đề nhận thức đúng bản chất của thực trạng tham nhũng có ý nghĩa hết sức tolớn trong việc hoạch định các chính sách và biện pháp đấu tranh phòng ngừatham nhũng trong tình hình hiện nay, đặc biệt trong việc tuyên truyền đếnnhân dân về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng trên các phương tiệnthông tin đại chúng

Thứ hai, tham nhũng ở nước ta chưa có các tổ chức theo kiểu Maphia

Theo cách hiểu thông thường của các quốc gia và tổ chức quốc tế về đấutranh chống tội phạm thì Maphia là những băng nhóm phạm tội có tổ chứcchặt chẽ, có sự phân công phối hợp khi hành động phạm tội, đồng thời việcthực hiện tội phạm mang tính chất chuyên nghiệp (Luật hình sự gọi với cáctên: Tổ chức phạm tội, tập đoàn phạm tội, băng nhóm phạm tội ) và có sựtham gia cấu kết của các quan chức chính phủ Diễn giải theo công thức thì

Maphia = Tội phạm có tổ chức + Sự cấu kết của quan chức chính phủ Ở

những nước khác, tham nhũng không còn chỉ là những hiện tượng đơn lẻ của

cá nhân các quan chức mà đã thành một đường dây với sự tham gia của hệthống quan chức các cấp, các ngành cùng với sự chỉ đạo, bày mưu, tính kếcủa các quan chức cấp cao trong bộ máy Nhà nước, kể cả những người đứngđầu chính phủ, đứng đầu Nhà nước Vì thế, các hoạt động tội phạm được thựchiện thống nhất, trắng trợn chiếm đoạt tài sản công, bòn rút tiền viện trợ, giaocho con cháu, họ hàng thân thích quản lý những tập đoàn kinh tế lớn với các

ưu đãi đặc biệt trong hoạt động kinh tế Điều tồi tệ hơn là những hành vi thamnhũng đó của các quan chức được sự hỗ trợ của các băng nhóm xã hội đen để

Trang 12

gây áp lực với đối thủ, giết người để bịt đầu mối hoặc thực hiện những tội ácman rợ khác Chúng ta đã biết nhiều đến Maphia Italia với mẫu hình này vàhiện đang nổi lên Maphia của Nga trong thời Boris Ensin và hiện nay

Trên cơ sở quan niệm này, đối chiếu với thực trạng của tình hình thamnhũng ở Việt Nam thời gian qua thì ở nước ta chưa có tham nhũng theo kiểuMaphia vì: Những năm qua chúng ta chưa xử lý (hoặc chưa phát hiện được)những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước về hành vi tham nhũng, nhất lànhững cán bộ giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chínhphủ mà chúng ta mới chỉ phát hiện và xử lý một số cán bộ trong các ngànhHải quan, Ngân hàng, Công an, Viện Kiểm sát nhưng họ chỉ là những cán

bộ sơ, trung cấp Chúng ta cũng kỷ luật vài Đảng viên và chính quyền một sốcán bộ cao cấp nhưng phần lớn những người đó không phải bị chịu tráchnhiệm về tham nhũng mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm về công tác quản lý mà

họ không hoàn thành hoặc chủ quan, lơi lỏng mất cảnh giác trong khi thực thinhiệm vụ Điều quan trọng hơn để khẳng định ở nước ta chưa có tham nhũngtheo kiểu Maphia là những cán bộ bị xử lý về tham nhũng đều không phải lànhững người chủ động, bày mưu tính kế, đều không phải là những người tổchức, chỉ huy, cầm đầu trong các vụ án mà chỉ là những kẻ tha hoá, biến chất,đồng lõa, bị những kẻ phạm tội từng bước lôi kéo vào làm vai trò giúp sứccho chúng Vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn mặc dù là vụ án lớn, cónhiều quan chức tham gia nhưng tất cả họ đều chỉ là những người bị TrươngVăn Cam lôi kéo, lợi dụng, từ Dương Minh Ngọc, Nguyễn Mạnh Trung đếnTrần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến, Bùi Quốc Huy không một ai trong số họ làngười chủ động tham gia băng nhóm tội phạm này

Như vậy, nhìn nhận một cách khách quan thì ngoài một số cán bộ sơ,trung cấp, còn lại thì tuyệt đại bộ phận cán bộ và đặc biệt là cán bộ cao cấptrong Bộ máy Đảng và Nhà nước ta là những người có đạo đức phẩm chất tốt,nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng, không cầm đầu hoặc tham giacác đường dây tham nhũng, không chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, khôngđồng lõa tiếp tay cho cho bọn tội phạm, không vòi vĩnh nhận hối lộ khi thihành công vụ Ở những người này, họ luôn rèn luyện cho mình đạo đức cáchmạng, năng lực chuyên môn để phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng củaĐảng, họ tự biết có những thu nhập ngoài lương (nếu có) thì như thế nào chotrong sạch, thanh thản, biết tự kiềm chế mình trước cám dỗ vật chất, tỉnh táo

và giữ được lương tâm của mình trước những diễn biến phức tạp của đời sống

Trang 13

kinh tế thị trường Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quá lạc quan mà mấtcảnh giác, lơ là việc chăm lo giáo dục phẩm chất và tư cách đạo đức của độingũ cán bộ, công chức ở nước ta Những phẩm chất tốt đẹp này là “tài sản”quý giá của sự nghiệp cách mạng, của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa,hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh Vì vậy, chúng ta phải luôn có biện pháp thích hợp giáo dục bồi dưỡng

tư cách đạo đức, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, có những biện pháp quản

lý có hiệu quả không để cán bộ sa ngã, tham nhũng, đi theo tiếng gọi củađồng tiền, đồng lõa với những kẻ phạm tội Mặt khác, việc chưa phát hiệnđược cán bộ câu kết, chủ động tham gia chỉ huy, điều hành các đường dâyphạm tội không đồng nghĩa với việc cán bộ không có những biểu hiện đó Dođặc điểm nhân thân của các hành vi tham nhũng nên việc phát hiện nó vôcùng khó khăn Việc đó càng khó khăn khi có các quan chức cấp cao tham gianên phần tội phạm ẩn của tham nhũng rất lớn Trong khi đó cơ chế, tổ chức,phương tiện, kinh nghiệm điều tra phát hiện loại tội phạm này còn nhiều hạnchế, vì vậy chúng ta không nên quá lạc quan mà nên có thái độ khách quanđón nhận sự việc một cách bình tĩnh

Thứ ba, tham nhũng ở nước ta mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở

tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Do nhữngđiều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức truyền thống mà nạn tham nhũng

ở nước ta trong thời kỳ hiện nay không to, không mang tính chất đặc biệtnghiệm trọng như các quốc gia khác (như đã nói ở phần đặc điểm thứ nhất),

mà nhỏ nhặt (vụ lớn cũng chỉ vài trăm ngàn đôla), thậm chí nó còn nhỏ nhặttới mức tiền hoặc tài sản của đương sự hối lộ cho các quan chức chỉ trên mứcquà biếu thông thường một chút mà xã hội có thể chấp nhận được, nhưng nólại mang tính phổ biến Và điều nguy hại nhất của tệ nạn tham nhũng ở nước

ta lại nằm ở chính đặc điểm này, nó cũng chính là nguyên nhân của việc đấutranh chống tham nhũng của các cơ quan chức năng kém hiệu quả, làm chothói quen nhận hối lộ của quan chức và việc đưa hối lộ của người dân khi cóviệc trở thành bình thường trong đời sống hằng ngày, thậm chí còn coi là vănhoá ứng xử khi đến làm việc tại cơ quan công quyền và chính việc nhận vàđưa hối lộ trở thành bình thường đã dẫn đến việc tham nhũng ở nước ta mangtính phổ biến Vì vậy, không có giải pháp tích cực nó sẽ phát triển trở thànhmột qui luật trong hoạt động công quyền thì hậu quả sẽ khó lường cho sự phát

Trang 14

triển của đất nước, của dân tộc Tính phổ biến của tham nhũng Việt Namđược biểu hiện trên các mặt sau:

- Tham nhũng bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ởmọi cấp mọi ngành, ở đâu người ta cũng thấy có tham nhũng và không có tiềnlót tay sẽ không giải quyết được công việc, ngay cả khi đã đầy đủ các điềukiện và thủ tục pháp luật qui định Nạn quà cáp biếu xén khi đến cửa quan đãtrở thành “tập quán”, phong tục trong xã hội ta Chúng ta có thể gặp hiệntượng này ở bất kỳ đâu nơi có hoạt động công quyền, chẳng hạn như đến Ủyban Nhân dân xã, phường làm giấy khai sinh cho con, chứng nhận giấy tờ cũng phải có quà cho cán bộ, vào cơ quan cũng phải xu nịnh bảo vệ Đặcđiểm này đã gây nhức nhối, làm băng hoại đạo đức của cán bộ công quyền, đedoạ sự tồn tại của Nhà nước, sự bền vững của chế độ và sự lãnh đạo củaĐảng

- Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cơ quan hành pháp mà còn xảy ranhiều ở cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điềutra, Viện Kiểm sát, Toà án, thi hành án) Sự tham nhũng ở các cơ quan này đãlàm cho vi phạm và tội phạm không bị phát hiện hoặc không được xử lý, bỏlọt tội phạm và làm oan người vô tội với những hậu quả vô cùng nặng nề Saukhi có Nghị Quyết 08 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, trong báo cáo củangành Toà án năm 2002 đã công khai những trường hợp làm oan người vô tội(những người các cấp xét xử của toà án tuyên không phạm tội), tổng số 58trong đó: Sơ thẩm cấp huyện 27 người; sơ thẩm cấp tỉnh 28 người; phúc thẩmcấp tỉnh 4 người, phúc thẩm tối cao 12 người; giám đốc thẩm cấp tỉnh 3người; giám đốc thẩm cấp tối cao 4 người Đó là chưa kể các quyết định đìnhchỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì lý do không có tội của cơ quan điều tra, ViệnKiểm sát

- Tham nhũng xảy ra trong một bộ phận cán bộ quân đội, nhất là sốlàm kinh tế, phụ trách tài chính  hậu cần có trách nhiệm cấp phát trang, thiết

bị cho Quân đội Đây là lĩnh vực tương đối khép kín, các cơ quan chuyêntrách kiểm tra, thanh tra của Nhà nước không vào được do đặc điểm bí mậtquân sự

- Ở nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có một dạng thamnhũng đặc thù là một số kẻ lợi dụng các quan hệ với các quan chức để mưulợi riêng, như chạy thầu, chạy vốn, chạy dự án cho nhà đầu tư, cho doanh

Trang 15

nghiệp, chạy chức quyền cho người cơ hội, dùng tiền để phân hoá, gây mấtđoàn kết nội bộ cơ quan.

- Tham nhũng trong một bộ phận làm báo chí (phóng viên, biên tậpviên, người có trách nhiệm của các báo và quản lý hoạt động báo chí) Do tưlợi mà những người này dùng báo chí để dọa dẫm, vòi vĩnh doanh nghiệp vàquan chức, dùng báo chí để phục vụ mưu đồ của người này, người kia, muốnhại ai thì dùng tiền để đưa lên báo chí gây rối xã hội

- Tham nhũng đã xuất hiện trong đông đảo cán bộ cấp cơ sở, những

“quan lại” mới ở nông thôn bớt xén tiền do dân đóng góp, tiền từ đầu tư củaNhà nước, tiền thuế, tiền viện trợ nhân đạo của các cá nhân, tổ chức trong vàngoài nước

3 Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân thuộc về kháchquan, có nguyên nhân chủ quan Có thể khái quát bao gồm những nguyênnhân sau:

Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ: Đây là nguyên

nhân đầu tiên, quan trọng, có tính quyết định Sự nghiệp đổi mới mà trọngtâm là đổi mới quản lý kinh tế với việc xác định phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng Xã hội Chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu hết sức quan trọng làphải xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách pháp luật đầy đủ và từng bướchoàn thiện Trong khi đó, mặc dù chúng ta có nhiều cố gắng nhưng việc xâydựng thể chế pháp luật vẫn không theo kịp, mặt khác chưa phản ánh và điềuchỉnh kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tếthị trường có định hướng Cơ chế chính sách pháp luật trong thời kỳ đổi mớichưa được hoàn thiện, thiếu cụ thể, còn có sơ hở và thiếu nhất quán Việcphân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, việc phân biệt giữa quản lýNhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh còn chưa được tách bạch, rõ ràng.Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn diễn ra chậm và thiếu sựkiểm soát chặt chẽ Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trongdoanh nghiệp Nhà nước chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng “vô chủ”, thiếutrách nhiệm Những nhược điểm đó làm nảy sinh tệ quan liêu, tham nhũng

và thiếu kỷ cương, tạo điều kiện cho tệ hối lộ, lạm dụng công quỹ, nhũngnhiễu cấp dưới và nhân dân

Trang 16

Thứ hai, việc kiện toàn các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội: Đây là một nguyên

nhân rất quan trọng của những yếu kém và bất cập trong quá trình đổi mới đấtnước, trong đó có tệ nạn tham nhũng Một quốc gia quản lý tốt phải có bộmáy Nhà nước tốt Ở nước ta, sự quản lý, lãnh đạo điều hành đất nước là sựthống nhất và phối hợp giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lýcủa Nhà nước và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị – xã hội, đoànthể quần chúng Các yếu tố trong hệ thống chính trị phải thực hiện đúng vaitrò của mình thì mới phát huy được tác dụng Hiện nay, sự lẫn lộn giữa cácyếu tố trong hệ thống chính trị vẫn chưa được khắc phục, làm giảm hiệu quảlãnh đạo quản lý điều hành xã hội, gây ra nhiều tệ nạn trong đó có thamnhũng

Thứ ba, một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức tu dưỡng, rèn luyện kém về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống còn thấp: Trước tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, công

chức do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích riêngtrước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật, nảy sinh tham nhũng Giá trị đạo đức

“cần, kiệm, liêm, chính” nhiều lúc bị chủ nghĩa thực dụng, cá nhân lấn át.Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra cán bộ, công chức bị buông lỏng, yếukém, không theo kịp với tình hình Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộchưa được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyênmôn, trau dồi phẩm chất chính trị Nhiều tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quanquản lý cán bộ, Đảng viên còn lỏng lẻo, chế độ sinh hoạt, kiểm điểm công tác

bị bỏ bê hoặc mang tính hình thức, sức chiến đấu của các chi bộ, Đảng bộ bịhạn chế, công tác phê bình và tự phê bình kém Một số cán bộ chủ chốt cáccấp chưa tự giác tự phê bình và phê bình, chưa làm gương cho cán bộ, Đảngviên trong đấu tranh chống tham nhũng Còn tình trạng e dè, nể nang hoặc vìlợi ích cục bộ mà không dám đấu tranh với các vi phạm của cán bộ, Đảngviên trong chi bộ, tổ chức của mình Việc xử lý cán bộ vi phạm còn chậm trễ,thiếu nghiêm khắc, nương nhẹ, thậm chí còn bao che lẫn nhau, vẫn còn cónhững vụ việc có biểu hiện “trên nhẹ, dưới nặng”, không xử lý hoặc xử lýkhông nghiêm về trách nhiệm đối với người đứng đầu nơi để xảy ra những vụtiêu cực, tham nhũng lớn

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá

X) nhận định “Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ,

Trang 17

Đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém Một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”.

Thứ tư, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về phòng, chống tham nhũng được đề ra trong những năm qua chưa đáp ứng được nhu cầu, hiệu quả chưa cao: Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng,

phổ biến Đánh giá về hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống thamnhũng của nước ta có thể nói đã khá tiến bộ (đánh giá của nhiều tổ chức quốctế), tuy nhiên, hiệu quả thực hiện chưa đáp ứng được mong muốn của cáctầng lớp nhân dân Việc tổ chức thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc còn mangtính phong trào, chưa tạo được ý thức tự giác, thường xuyên của các cơ quan,

tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực Quacác cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng chothấy ngoài ý thức thực hiện của các cơ quan, đơn vị còn có những khó khănkhác về điều kiện vật chất, con người trong việc tuyên truyền, nâng cao nhậnthức về các quy định phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, nhằmtạo tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả trong thực tiễn

Thứ năm, thiếu một chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng tổng thể, dài hạn: Trước khi Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về

phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, chúng ta chưa xây dựng được mộtchương trình, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng thống nhấtđồng bộ, vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có trọng tâm, trọng điểm trongtừng giai đoạn nhằm huy động và phối hợp sức mạnh của toàn thể bộ máytrong phòng, chống tham nhũng

Trang 18

CHƯƠNG II

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng là bộ phận hợp thànhquan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh Nét đặc sắc và nội dung cơ bản của tưtưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng đã và đang được Đảng, Nhà nước

và nhân dân ta vận dụng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũngtrong giai đoạn hiện nay

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóngdân tộc ở thế kỷ 20, đồng thời cũng là lãnh tụ, là chiến sĩ tiên phong chốngtham nhũng – một vấn đề mang tính toàn cầu Bởi vì hiếm có một lãnh tụ nào,trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình lại kiên trì, liên tục vàkiên quyết đấu tranh chống tham nhũng như Hồ Chí Minh Người luôn lên ánnạn tham nhũng ở các chế độ thực dân, đế quốc, thuộc địa, tay sai trước kia và

cả trong chế độ mới của chúng ta Sự thống nhất tuyệt đối giữa nói và làm,kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và tự mình nêu tấm gương sáng nhất

về đạo đức cách mạng “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” đã làm nên nétđặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và trong tư tưởng chống thamnhũng nói riêng Tư tưởng chống tham nhũng của Người thể hiện qua nhữngnội dung cơ bản sau:

1.1 Đấu tranh, tố cáo nạn tham nhũng trong các chế độ thực dân,

đế quốc, thuộc địa và chế độ tay sai bán nước để thức tỉnh quần chúng nhân dân, tiến hành vận động cách mạng

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi còn đi tìm đường cứunước, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài báo, phóng sự tố cáo nạn thamnhũng trong các loại quan chức chính quyền thực dân ở Đông Dương, coi

tham nhũng là hiện tượng bản chất của chế độ này, Người viết: “Trong cái xứ

này, do thiếu sót hay nói đúng hơn do ý định của Chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuống dưới cũng đều có nạn tham nhũng mua quan bán tước” (1)

_

(1) Báo L’ Populaire, ngày 04/09/1919; H Chí Minh toàn t p, T p 1, tr ồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, tr ập, Tập 1, tr ập, Tập 1, tr 12 – 13.

Trang 19

Trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết bằng tiếng Pháp, xuất bảntại Paris năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã dành hẳn một chương để viết về nạntham nhũng trong bộ máy cai trị, của những kẻ tự xưng là “quan phụ mẫu” củadân Người vạch ra các thủ đoạn phung phí tiền của dân cho việc tham quan,triển lãm, tiếp khách, giải trí, mua sắm biệt thự, xe cộ, các thủ đoạn rút tiền từviệc nhận thầu các công trình xây dựng, làm đường, khai man để rút tiền côngquỹ, chi tiêu sử dụng cho riêng mình Tệ tham ô cùng các thủ đoạn bóc lột làmcho gánh nặng thuế khoá đè lên vai người dân thuộc địa Trong bài báo “Vănminh Pháp ở Đông Dương” viết bằng tiếng Đức, đăng trên tập san Inprekorr,

số 17 (1927), với bút danh A.P, Người đã tố cáo sự thối nát của thực dân Phápqua thú nhận của tờ L' Impartial của Pháp ở Đông Dương rằng viên thống đốcCônhắc đã phạm một loạt hành động tham nhũng Cả người “Đảng viên xãhội” Varen cũng tham gia hăng hái vào việc tham nhũng vì chỉ “vài tháng saukhi tới Đông Dương, ông ta đã gửi về Pháp 74 hòm tặng phẩm có trọng lượng4.810 kg và kích cỡ là 30 mét khối” Trong bài báo “Phong trào nông dân tỉnhQuảng Đông” viết bằng tiếng Anh ngày 16/10/1925, với bút danh Nilôpxki,Người cũng tố cáo nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền cũ ở TrungQuốc Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” viết bằng chữ Hán, Người tố cáo nạntham nhũng trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, qua bài Lai Tân:

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng làm công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” (2)

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong bài “Công lý của Mỹ” đăngtrên báo Cứu quốc, số 1877, ngày 06/08/1951, ký bút danh Đ.X Người tố cáochế độ xã hội Mỹ nhân danh công lý, tự do, dân chủ, nhân quyền, nhưng

“Quốc hội Mỹ đã thừa nhận những tổ chức chính trị, kinh tế, tài chính, pháp

luật, báo chí của Mỹ thông đồng với lũ trộm cướp để ăn hối lộ và để trị

những công nhân và công chức giác ngộ Và vì vậy nên Mỹ không trị những bọn trộm cướp đó” (3).

Trong bài “Tâm lý của binh sĩ Hoa Kỳ” đăng báo Nhân Dân, số 4384,ngày 07/04/1966, với bút danh Chiến Sĩ, Người đã nêu bức thư của một binh

sĩ Mỹ ở Nam Việt Nam gửi bạn ở Hoa Kỳ biểu thị thái độ phản chiến vì phảichiến đấu để bảo vệ chế độ tham nhũng làm tay sai Mỹ Bức thư có đoạn: _

(2) H Chí Minh, Nh t ký trong tù, Nxb Ph thông, Hà N i, 1960 ồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, tr ập, Tập 1, tr ổ thông, Hà Nội, 1960 ội, 1960.

Trang 20

(3) Báo C u qu c, s 1877, ngày 06/08/1951 ứu quốc, số 1877, ngày 06/08/1951 ốc, số 1877, ngày 06/08/1951 ốc, số 1877, ngày 06/08/1951.

Trang 21

“Những người lãnh đạo cái Nhà nước Nam Việt Nam đều là bọn trộm cướp,

hủ bại, đê hèn, hồ đồ Họ đều ghét cộng sản nhưng tên nào cũng có rất nhiều tiền bạc gửi nhà băng nước ngoài Số tiền đó nhiều gấp mấy lần số tiền lương của họ Nơi tôi làm cố vấn, Chính phủ Mỹ trả lương cho 338 nhân viên, nhưng thực tế chỉ có 50, 60 người làm việc Thế là mỗi tháng, bọn quan lại Nam Việt Nam tham ô hơn 4.000 đô-la Tôi đã báo cáo việc đó lên cấp trên Nhưng kết quả là tôi đã bị điều đến một đơn vị trực tiếp chiến đấu” (4)

Đó chỉ là những ví dụ điển hình cho thấy các chế độ thực dân, đế quốc,thuộc địa, tay sai đều bị Hồ Chí Minh vạch trần bản chất tham nhũng, thốinát, nhằm mục đích thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đánh

đổ những chế độ đó, xây dựng chế độ mới, tốt đẹp hơn

1.2 Đấu tranh chống tham nhũng trong lòng chế độ mới

Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đến khángchiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rồi xây dựng Chủ nghĩa

Xã hội, Hồ Chí Minh không lúc nào lơi lỏng cuộc đấu tranh chống tệ thamnhũng ngay trong lòng chế độ mới mà Người đã sáng lập nên Có điều, mụctiêu đấu tranh không phải là để xoá bỏ chế độ mới mà để xây dựng, củng cố,hoàn thiện nó Bởi vì tham nhũng, thối nát không phải là bản chất của chế độmới, nó chỉ là một tệ nạn nguy hiểm, một biểu hiện cao độ của sự thoái hoá,biến chất trong một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước

Chính quyền cách mạng non trẻ ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớmnhận ra căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ làm cho những người

có chức quyền dễ bị tha hoá biến chất, không còn là “đầy tớ của nhân dân”,làm cho dân mất niềm tin và bất bình Hơn một tháng sau ngày đọc Tuyênngôn độc lập, trong thư gửi cho ủy ban các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đãvạch ra và cảnh báo một số hành vi tham nhũng mà công chức Nhà nước dễmắc phải, đó là tham ô của công, đục khoét của dân, nhận hối lộ và mắc một

số sai phạm khác như: làm việc trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ,kiêu ngạo, bè phái quan liêu, địa phương chủ nghĩa, hẹp hòi, quân phiệt,v.v

Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứunước cũng như trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, Chủtịch Hồ Chí Minh đều không quên nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng.Tổng hợp các bài báo, bài nói chuyện tại các hội nghị, hoặc thư gửi các đoàn

(4) Báo Nhân Dân, s 4384, ngày 7/4/1966 ốc, số 1877, ngày 06/08/1951.

Trang 22

thể, địa phương, các ngành, giới, có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cậpmột cách khá cơ bản, toàn diện các vấn đề chống tham nhũng.

Về khái niệm và tính chất xấu xa, nguy hại của nạn tham nhũng:

Người thường dùng từ tham ô (hoặc nhũng lạm) và hay gắn với tệ quan

liêu, lãng phí Theo Người, “Tham ô là lợi dụng quyền hành hoặc chức trách

để ăn cắp của công; lãng phí là làm tốn kém hao tổn một cách vô ích Tham ô

là lấy của công làm của tư, là gian lận, tham lam, là không tôn trọng của công, là không thương tiếc tiền gạo, mồ hôi nước mắt của đồng bào kiếm ra,

do xương máu của chiến sĩ làm ra Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội Tiêu ít

mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô Người còn cho rằng, tham ô còn

là “ăn cắp thì giờ của Chính phủ, của nhân dân, vì nhân dân đã trả lương cho mình mà không làm việc tốt”; “Tham ô là trộm cướp Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ Có khi tai hại hơn nạn tham ô”; Người lên án “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội, nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ và công nhân” (Thư gửi các đồng chí Bắc bộ và

Trung bộ) Một lần khác, Người lại viết: “Tham ô là hành động xấu xa nhất

của con người Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công – của Nhà nước và của tập thể Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ Xã hội Chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống của nhân dân ta ” Người coi bọn tham nhũng là “kẻ

địch”, là “giặc nội xâm”, hoặc ngang hàng với “kẻ phản quốc”…

Về nguyên nhân, nguồn gốc và điều kiện phát sinh tham nhũng:

Về khách quan, nguồn gốc xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, tham ô, lãngphí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của mọi nhà nước Dù Nhà nước Phongkiến, Nhà nước Tư bản hay Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa… nếu không có sựgiáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của Nhà nước không được đặt dưới sựkiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí.Những người có chức có quyền, dù to hay nhỏ đều có điều kiện để tham

nhũng Người viết: “Những người trong các công sở, từ làng cho đến Chính

phủ Trung ương đều có nhiều hoặc ít quyền hành, đều có dịp phát tài hoặc

Ngày đăng: 25/03/2016, 08:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa Khoa học Quản Lý, Giáo trình chính sách Kinh tế – Xã hội, Đoàn Thị Thu Hà – Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa Khoa học Quản Lý, "Giáo trình chính sách Kinh tế – Xã hội
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
5. Tạp chí thanh tra số 3/2002. Vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng. PTS.Vũ Thư (Viện Nhà nước và Pháp luật) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng. PTS
8. Tạp chí Cộng sản. Chủ Nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh số 12/2003. Phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính” của cán bộ, Đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trần Ngọc Kiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ Nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh số 12/2003. Phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính
9. Tạp chí Cộng sản số 12 (tháng 4 năm 2002). Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.Nguyễn Thị Doan (PGS – TS, ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương) Sách, tạp chí
Tiêu đề: (tháng 4 năm 2002). Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng
15. Hồ Chủ Tịch. Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu. Nxb. Sự thật – 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chủ Tịch. "Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu
Nhà XB: Nxb. Sự thật – 1980
17. Trang điện tử: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO.Website: http://toaan.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang điện tử: "TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
18. Trang điện tử: TaiLieu.VN: Thư Viện chia sẻ, download, upload các loại Tài liệu, eBook, Sách, Biểu mẫu, Văn bản, Giáo trình trực tuyến Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang điện tử
2. Tạp chí Cộng sản số 31 (tháng 11 năm 2003). Hội thảo khoa học và thực tiễn: Xây dựng chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng: Kinh nghiệm và giải pháp Khác
3. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1/2002. Tệ nạn tham nhũng: Căn nguyên sâu xa và biện pháp phòng chống. Nguyễn Đình Gấm Khác
4. Tạp chí nghiên cứu trao đổi số 11/2003. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng trong lực lượng Công an Nhân dân. Nguyễn Huy Tần Khác
6. Tạp chí Dân chủ và pháp luật 4/2002. Chống tham nhũng, giải pháp trước mắt và lâu dài. Nguyễn Khắc Bộ (Phó Chủ Tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc) Khác
7. Tạp chí Nghiên cứu – Trao đổi số 11/2003. Một số ý kiến về tệ nạn tham nhũng và việc chống tham nhũng. Lê Doãn Hợp (Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An) Khác
10. Tạp chí Cộng sản số 11 (tháng 4 năm 2002). Báo chí trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay. PGS – TS. Trần Quang Nhiếp Khác
11. Tạp chí Cộng sản số 17 (tháng 6 năm 2002). Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Vũ Hiền Khác
12. Tạp chí Cộng sản số 20 (tháng 7 năm 2002). Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Doan Khác
13. Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội – 1998 Khác
14. Hồ Chí Minh toàn tập, t1, t4, t5, t6. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1995 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w