Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch quan trọng và ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng giới tính, nghề nghiệp nhưng người ta thấy tỷ lệ THA cao hơn ở người cao tuổi [3]..
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là bệnh mạn tính, tiến triển nặng dần và nguy hiểm, gây ra khoảng 4,5% gánh nặng bệnh tật chung toàn cầu, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi (NCT) Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch quan trọng và ngày càng phổ biến ở mọi đối tượng giới tính, nghề nghiệp nhưng người ta thấy tỷ
lệ THA cao hơn ở người cao tuổi [3]
Tại hội thảo Quốc tế về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) tại
Hà Nội năm 2009, số liệu đưa ra cho thấy Việt Nam có hơn 7 triệu NCT, chiếm 10% dân số Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam đang trở thành thách thức đối với kinh tế- xã hội Tại hội thảo này, theo chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế NCT cao gấp 7 lần so với người trẻ nếu không có giải pháp thích hợp NCT thường mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, nội tiết, trầm cảm, mất trí nhớ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống NCT; Tăng huyết áp chiếm tỉ lệ và có xu hướng phát triển nhanh không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới, tỉ lệ THA năm 1978 chiếm khoảng 10% - 15% dân số, năm 2000 là 26,4% (một tỉ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỉ người mắc) vào năm 2025
Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình THA ở NCT đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại Một nghiên cứu đa trung tâm do
tổ chức y tế thế giới đã tiến hành tại Bangladesh và Ấn độ cho thấy tỉ lệ THA
ở NCT là 65%; Tỉ lệ này cao hơn ở vùng thành thị và không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới Nghiên cứu tỉ lệ THA ở NCT tỉnh Hải Dương trên
cơ sở điều tra 3.117 NCT tại cộng đồng, tác giả Nguyễn Đăng Phải đã đưa ra
Trang 2tỉ lệ THA là 28,2% [41] Viện Chiến lược và chính sách y tế năm 2006 điều tra 7 tỉnh trong cả nước (bao gồm Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Long) tỷ lệ THA 28,4% [7]
Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, tổn thương thận, mắt phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc
và phương tiện hiện đại Bệnh THA có liên quan đến một số rối loạn chuyển hóa glucose máu, lipid máu các rối loạn chuyển hóa này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là hậu quả của THA và như vậy bệnh này
Ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng kiến thức, thái độ thực hành ở người cao tuổi về bệnh THA còn chưa được quan tâm đúng mực Nhiều người không biết mình bị THA đến khi có biến chứng mới biết do thiếu những kiến thức, thực hành không đúng về chế độ dinh dưỡng, thể dục, sinh hoạt đã làm tăng tỷ lệ các biến chứng do tăng huyết áp gây ra Để góp phần xây dựng các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho NCT Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1 Mô tả tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng năm 2015
2 Mô tả kiến thức, thực hành của người cao tuổi về bệnh tăng huyết áp tại địa điểm trên
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa và phân loại bênh tăng huyết áp
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp
Huyết áp (HA) động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động mạch được tính bằng mmHg hoặc kilopascal (Kpa) Huyết áp động mạch phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản mạch ngoại vi Ngoài ra còn phụ thuộc vào sự đàn hồi của thành mạch, độ nhớt của máu
Huyết áp động mạch được biểu thị bằng 2 chỉ số: huyết áp tâm thu HATT và huyết áp tâm trương HATTr
Huyết áp tâm thu là áp suất máu đo trong động mạch thời kỳ tâm thu, phụ thuộc vào lực co bóp và thể tích tâm thu, trị số HATT bình thường là 90-
120 mmHg Huyết áp tâm trương là áp suất của máu đo được trong thời kỳ tâm trương, trị số HA tâm trương bình thường 60-80mmHg, trị số HA tâm trương phụ thuộc vào trương lực của mạch máu
* Định nghĩa: Theo đinh nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO (Word
HealthOrganization) và hội THA Quốc tế ISH (International Society Hypertension) một người lớn được gọi là THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và /hoặc HA tâm trương ≥ 90mm
Đây không phải là tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với các điều trị cũng rất khác nhau THA cũng là yếu tốt nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành…
1.1.2 Những thay đổi sinh lý của huyết áp
Ở người bình thường huyết áp không phải lúc nào cũng ổn định, mà nó
luôn thay đổi do nhiều yếu tố; Tất cả những thay đổi đó có tính chất sinh lý,
Trang 4chỉ ở giới hạn hoặc cao hơn huyết áp bình thường nhưng sau đó nó tự hạ về mức bình thường mà không phải dùng thuốc
- Huyết áp thay đổi theo trạng thái tâm lý
Các trạng thái tâm lý như lo âu, bồn chồn, xúc động, thần kinh căng
thẳng… đều ảnh hưởng tới huyết áp Tất cả những yếu tố tác động tâm lý này nếu ở mức độ mạnh được coi như đả kích (stress) Những stress này tác động lên vỏ tuyến thượng thận, làm tăng tiết catecholamin vào máu, chất gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp
- Huyết áp thay đổi theo hoạt động
Huyết áp tăng hay giảm tùy theo mức độ vận động của cơ thể, kể cả lao động chân tay và trí óc Khi cơ thể vận động, nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng tăng lên vì vậy tim phải làm việc nhiều bằng cách tăng tần số và tăng cường
độ co bóp, do đó huyết áp tăng lên, khi nghỉ ngơi huyết áp trở lại bình thường
- Huyết áp thay đổi theo thời gian
Trong một ngày huyết áp tăng giảm theo thời gian Gần sáng, huyết áp tăng dần lên và tăng cao hơn vào khoảng 9-12 giờ trưa và cuối buổi chiều Ban đêm, huyết áp lại hạ xuống và thấp hơn vào khoảng 3 giờ sáng Sở dĩ có
sự thay đổi này là do ảnh hưởng của nhịp sinh học
- Huyết áp thay đổi theo khí hậu, thời tiết
Huyết áp cũng tăng giảm theo thời tiết Khi trời lạnh, mạch máu ngoại
vi co lại để giảm sự thải nhiệt, do đó huyết áp tăng lên; Ngược lại, khi nắng nóng, mạch ngoại vi giãn nhiều để tăng sự thải nhiệt thì huyết áp lại hạ xuống
1.1.3 Nguyên nhân tăng huyết áp
Dưới 10% trường hợp có thể xác định được nguyên nhân, gọi là tăng
huyết áp thứ phát [31] Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm bệnh thân, bệnh về mạch máu, rối loạn nội tiết, dị tật bẩm sinh Trên 90% các trường hợp tăng huyết áp không tìm ra nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên
Trang 5nhân, nên được gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay bệnh tăng huyết áp [31] Tuy chưa có nguyên nhân rõ rệt nhưng người ta tìm thấy những yếu tố ảnh hưởng gây tăng huyết áp và được gọi chung là nguyên nhân thuận lợi
1.2 Chẩn đoán tăng huyết áp:
1.2.1 Chẩn đoán xác định THA dựa vào đo HA:
1.2.2 Quy trình đo HA động mạch cánh tay bằng máy đo HA đồng hồ hoặcmáy đo HA thủy ngân:
- Bệnh nhân ngồi hoặc nằm đúng tư thế, được chuẩn bị đầy đủ
- Bệnh nhân đặt ngửa cánh tay, quấn băng tay vừa đủ chặt sao cho mép dưới của bao tay cách nếp gấp khuỷu tay khoảng 2,5cm
- Xác định đường đi của động mạch cánh tay
- Đặt màng loa của ống nghe trên đường đi động mạch cánh tay
- Bơm hơi vào băng quấn tay đến khi không nghe thấy tiếng mạch đập, bơm tiếp thêm 30 mmHg
- Xả hơi từ từ với tốc độ 2-3 mmHg/giây
- HA tâm thu là trị số khi nghe thấy tiếng đập trở lại đầu tiên
- HA tâm trương là trị số khi nghe thấy tiếng đập cuối cùng
1.2.3 Một số phương pháp đo HA khác
- Bệnh nhân tự đo HA, việc này có những lợi ích là:
+ Tránh cho bệnh nhân phải đến cơ sở y tế liên tục, giảm chi phí và phiền hà cho bệnh nhân
+ Giúp theo dõi HA tốt hơn cũng như thuận lợi hơn trong việc theo dõi
HA
+ Bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị HA
+ Tránh hiện tượng THA “áo choàng trắng”
- Đo HA liên tục (Holter huyết áp):
Trang 6Biện pháp này không áp dụng thường quy, có ích trong những trường hợp: nghi ngờ bệnh nhân có THA “áo choàng trắng”, THA cơn, THA kháng lại điều trị, tụt HA do dùng thuốc hạ HA
1.3 Tình hình bệnh THA của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình bệnh THA của người cao tuổi trên Thế giới
Tần suất mắc bệnh THA trong cộng đồng rất cao ở nhiều nước phát triển Theo nghiên cứu của William và Lisk (năm 1998) điều tra ở 2 làng với
463 đối tượng, lấy tiêu chuẩn THA là THA tâm thu ≥ 160mmHg, THA tâm trương ≥ 90mmHg thấy tỷ lệ THA chung ở cả 2 làng là 22.4% Tỷ lệ này cao hơn quần thể tương tự khác của các nước Châu Phi [60]
Theo nghiên cứu ở Cameroon (Mbanya và cộng sự năm 1998), điều tra trên 4.038 người (1.965 người ở nông thôn, 2.073 người ở thành thị) Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ THA ở nông thôn là 5.6%, ở thành thị là 23.4% [63]
Tại Hoa Kỳ theo điều tra về sức khỏe và dinh dưỡng năm 1988 đến năm 1991 có 20,4% người trưởng thành bị THA; tại Pháp năm 1994 là 41%; Canada năm 1995 là 22%; Hungaria năm 1996 là 26,2%; Mêhico năm 1988 là 19,4%; Cuba năm 1998 là 44%; Địa bàn Thành phố Ấn Độ năm 1997 là 23,7% [60]
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định điều trị THA hiệu quả làm giảm biến chứng của bệnh, giảm tỷ lệ tử vong Nhưng cuộc điều tra sức khỏe
ở Hoa Kỳ cho thấy: năm 1976 đến năm 1980 chỉ có 10% người THA giữ được HA của họ <140/90mmHg và năm 1988 đến năm 1991 tỷ lệ này tăng lên đạt 27% Điều đáng quan tâm là trên 70% bệnh nhân THA không kiểm soát HA đạt hiệu quả (hoặc không điều trị gì) Vấn đề này xảy ra ở nhiều nước khác nhau [60]
Bệnh THA đang tăng nhanh trên thế giới do hậu quả của lối sống ít hoạt động thể lực, làm việc căng thẳng, chế độ ăn không cân đối …
Trang 71.3.2 Tình hình bệnh THA của người cao tuổi tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa tỷ
lệ người tăng huyết áp gia tăng khá nhanh
Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008 tiến hành điều tra 8 tỉnh và thành phố ở nước ta cho thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có một người bị THA Trong số những người bị THA thì có tới 52% (khoảng 5,98 triệu người) không biết mình bị THA, 30% (khoảng 3,45 triệu người) trong số những người đã biết mình bị THA vẫn không có một biện pháp điều trị nào và 64% những người
đó (khoảng 2,4 triệu người) THA đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được
về con số HA mục tiêu Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 11.83 triệu dân hoặc không biết bị THA, hoặc THA nhưng không được điều trị, hoặc điều trị nhưng chưa đưa được con số HA về mức bình thường [3]
Theo kết quả của công trình điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp năm 1989- 1992 của Trần Đỗ Trinh và cộng sự cho thấy tỷ lệ THA là 11,7% [52]
Năm 1999, theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự đã tiến hành điều tra bệnh THA ở người trưởng thành tại Hà Nội thấy tần suất THA
là 16,05% [60] Đến năm 2001, theo nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan tỷ lệ THA ở nội thành Hà Nội tăng lên là 23,2% [27]
Năm 2002, theo điều tra của viện Tim mạch các tỉnh miền Bắc Việt Nam là 16.32% trong đó ở đô thị là 23,2%, Duyên Hải là 16,6%, Đồng Bằng
và Trung Du là 12,4% và 13,9% [32]
Năm 2008, Trương Tấn Minh và cộng sự đánh giá tình hình THA ở NCT tỉnh Khánh Hòa là 48,1% [39]
Trang 81.3.3 Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp ở Hải Phòng
Điều tra dịch tễ học THA trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2002
Bùi Thị Hà và cộng sự cho thấy; tỉ lệ THA ở người trưởng thành chiếm
17,15% trong đó nội thành là 19,09%, ngoại thành là 16,44% (p < 0,05) [14]
Năm 2004, Đặng Xuân Tin và cộng sự điều tra dịch tễ học ở người cao
tuổi thấy: THA trong nội thành là 39,2%; ngoại thành là 26,9% (p < 0,05)
Năm 2010, Phạm Văn Hán và cộng sự nghiên cứu về tỷ lệ THA ở NCT
quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng tỷ lệ THA là 32,1% [19]
Năm 2012, nghiên cứu trên những người cao tuổi tại huyện An Lão của
Nguyễn Thị Thuyết cho thấy tỉ lệ THA là 36,05%
1.4 Tình hình người bệnh tuân thủ điều trị và kiểm soát số đo huyết áp
Theo báo cáo JNC VII năm 2003, bệnh THA ảnh hưởng tới gần 1 tỷ
người trên thế giới[82] Ngay tại một nước phát triển như Hoa Kỳ, chỉ có 59%
bệnh nhân THA tham gia điều trị Trong số những bệnh nhân điều trị chỉ có
34% bệnh nhân kiểm soát được HA Tới giai đoạn 2009 - 2010 trong nghiên
cứu về THA ở người trưởng thành Hoa Kỳ, Yoon SS, Burt V, Louis T và
Carroll MD đã chỉ ra rằng trong số những người bị THA chỉ có 81,9% nhận
thức được bệnh của mình, 76,4% trong số đó tiến hành điều trị và chỉ có
53,3% có huyết áp được kiểm soát [87]
Theo nghiên cứu của Zhang CY, Niu GM, Zhao SG, AR, Wang ZG,
Jiang MF, Huri L năm 2012 tiến hành ở đối tượng người Hán và Mông Cổ
trên 55 tuổi trong khu vực tự trị nội Mông Cổ cũng cho thấy tỷ lệ người mắc
THA cao trong khi tỷ lệ nhận thức, điều trị và kiểm soát được HA lại khá
thấp Cụ thể ở nam giới tỷ lệ nhận thức được THA là 61,03%, trong số đó tỷ
lệ tham gia điều trị là 46,73% và tỷ lệ kiểm soát thành công HA là 11,87%; tỷ
lệ nhận thức, điều trị và kiểm soát THA ở nữ giới tương ứng là 67,58%;
56,55% và 14,03% [88]
Trang 9Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Đặng Văn Chung cho thấy cứ 100 người THA chỉ có 4% được điều trị đúng cách, 13,5% điều trị không không đúng cách, 15% biết mình bị THA nhưng không điều trị, còn số người không biết mình bị THA lên tới 67,5% [52]
Năm 2004, Viên Văn Đoan và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân không hiểu biết về bệnh THA cũng như không biết mình
bị THA khá cao (47,6%), tỷ lệ hiểu biết về bệnh THA chiếm tỷ lệ 9,5% [12]
1.5 Phân loại Tăng huyết áp
Theo WHO/ISH (Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ) năm
2003 chia THA làm 3 độ
Bảng 1.1 Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Bảng 1.2 Phân loại độ THA theo JNC VII ( năm 2003)
Phân loại THA HA tâm thu
(mmHg)
HA tân trương (mmHg)
Trang 10Nếu HATT và HA TTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn
1.6 Các biến chứng của bệnh THA
Cho đến nay, mặc dù đã trải qua rất nhiều cuộc nghiên cứu nhưng nguyên nhân THA vẫn chưa được hoàn thiện THA ở người lớn phần đa là không có căn nguyên (chiếm đến 90% THA nói chung) Nhưng hiểu biết về sinh lý bệnh cho thấy HA chịu ảnh hưởng của cung lượng tim và sức cản mạch ngoại vi Cung lượng tim tăng thì HA tăng, cung lượng tim giảm thì HA giảm Sức cản của tiểu động mạch giảm do giãn mạch thì HA hạ, sức cản đó tăng do co mạch ngoại vi nhiều thì THA
1.6.2 Một số tổn tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong tăng huyết áp
- Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất đối với THA; dày thất trái gây suy tim toàn
bộ, suy mạch vành gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp
- Não: Tai biến mạch máu não thường gặp như: Nhũn não, xuất huyết não có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề,
- Thận: Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh, Xơ thận gây suy thận dần dần, Hoạt tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính, Giai
Trang 11đoạn cuối thiểu máu cục bộ nặng ở thận dẫn đến nồng độ Creatinin và angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosterol thứ phát
- Mạch máu: THA là yếu tố gây xơ vữa ĐM, phồng ĐM chủ
- Mắt: Soi đáy mắt có thể tổn thương đáy mắt
1.7 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh THA
Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ THA trong cộng đồng như:
1.7.1 Tuổi, giới
Huyết áp cũng tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao hệ động mạch càng bị
xơ cứng nhiều, sự co giãn đàn hồi của thành động mạch kém đi, lòng động mạch bị hẹp lại, vì vậy huyết áp cũng tăng dần.Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2002 cho thấy tuổi càng cao thì huyết áp càng tăng [30]
Còn về giới tính thì ở lứa tuổi thanh niên trở lên nhất là trung niên nam giới có huyết áp trung bình cao dần và tỷ lệ chết sớm cũng cao hơn nhưng về cuối đời thì ngược lại, HA ở nữ giới tăng nhanh hơn.Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng thấy rằng THA ở nam nhiều hơn ở nữ Theo Hayes và cộng sự ở bệnh viện Mayoclinic- Minnesota Hoa Kỳ năm 1998 thì sự khác nhau này có liên quan về gen và về sinh lý học giới tính [70]
1.7.2 Béo phì
Là hậu quả của việc mất cân bằng năng lượng, trong đó năng lượng
ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài
- Chẩn đoán thừa cân béo phì theo WHO áp dụng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2000 [49] Được đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index)
BMI = Trọng lượng cơ thể (kg)/chiều cao(m)2
Nghiên cứu về dịch tễ THA của quần thể người trưởng thành ở thành phố Maracaibo- Vennezuela thấy rằng người có BMI trung bình ≥ 25 có tỷ lệ
Trang 12mắc THA gấp 2 lần người có BMI ≤ 25 ( 47,6% so với 24,4%) [49].Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự trên 7610 người tại Hà Nội từ tháng 4/1998 đến tháng 4/1999 cho thấy nhóm BMI từ 22 trở lên đã có nguy cơ THA [30]
1.7.3 Đái tháo đường
Bệnh Đái tháo đường hay mắc cùng với bệnh THA Người ta thấy
khoảng 30- 50% bệnh nhân đái tháo đường bị THA Những bệnh nhân này thường béo Ngược lại, xét nghiệm đường trong máu thấy tăng cao ở 1/3 số bênh nhân bị THA [8]
Năm 1998, Nguyễn Thị Dung nghiên cứu 1160 bệnh nhân THA tại Bệnh viện Việt Tiệp, đường máu lúc đói đã được xét nghiệm ở 79,3% số bệnh nhân trong đó có 14,5% bị đái tháo đường [8] Năm 2002, nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan trên 1138 đối tượng ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở người THA là 9,9% cao hơn rõ rệt so với người không THA 3,4% [37]
1.7.4 Rối loạn Lipid máu
Cholesterol là một chất sinh học có nhiều chức năng quan trọng, một
phần được tổng hợp trong cơ thể, một phần do thức ăn cung cấp Mức tổng Cholesterol tốt nhất là dưới 150mg/dl Lượng cholesterol trong khẩu phần ăn
có ảnh hưởng đến cholesterol toàn phần trong huyết thanh Do cholesterol trong chế độ ăn góp phần tạo nên nguy cơ bệnh mạch vành nên hầu hết ủy ban chuyên viên quốc tế đều khuyên lượng cholesterol trong chế độ ăn trung bình nên <300mg/ngày/người
Từ tháng 11/1996 đến tháng 01/1997, Phạm Nguyễn Sơn và cộng sự nghiên cứu trên 144 bệnh nhân THA tại khoa A2 bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho thấy 37,2% có tăng Cholesterol máu, 25% tăng Triglycerid máu, 33,6% có giảm HDL- Cholesterol [7]
Trang 13Năm 2002, nghiên cứu của Phạm Thị Kim Lan trên 1138 đối tượng ở
Hà Nội cho thấy:
- Khi Cholesterol toàn phần ≥ 6,20mmol/l thì nguy cơ bị THA gấp 7 lần những người có Cholesterol toàn phần < 5,20mmol/l
- Triglycerid tăng nhẹ cũng làm nguy cơ bị THA tăng gấp 2,7 lần
- Khi LDL- Cholesterol > 4,2mmol/l làm tăng nguy cơ THA lên 5,6 lần [38]
1.7.5 Hút thuốc lá
- Hút thuốc lá, mặc dù không phải là một nguyên nhân THA, nhưng là một yếu tố đe dọa quan trọng của bệnh Vì nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người THA có hút thuốc lá cao hơn 50- 60% so với những người THA không hút thuốc lá [48]
- Nghiên cứu dịch tễ học của Trần Đỗ Trinh về bệnh THA ở Việt Nam (1989- 1992) chỉ ra rằng ở những người hút thuốc lá trung bình trên 8 điếu/ngày tỷ lệ bị THA cao hơn người bình thường (p< 0,05), nhưng nếu hút dưới số lượng đó thì tỷ lệ bị THA không khác nhau [52]
- Năm 2006, Rosen BD Sead, MF Shea và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lá đối với bệnh nhân THA, cho rằng hút thuốc lá làm giảm chức năng tâm thu thất trái và thay đổi chức năng thận ở bệnh nhân này [62]
1.7.6 Uống rượu - bia
WHO đã khuyến cáo “rượu làm THA và đó là yếu tố nguy cơ của tai
biến mạch máu não, thường thấy phối hợp với bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, tăng xuất huyết não Nếu uống rượu điều độ chỉ ở mức 10g ethanol x 1-3 lần/ ngày thì có thể chấp nhận được, ở mức trên 3 lần/ ngày ( >30g ethanol ) có bằng chứng hại cả về sinh học lẫn xã hội ”
Trang 14Điều tra dịch tễ học của Trần Đỗ Trinh về bệnh THA ở Việt Nam trong
4 năm 1989- 1992 cho thấy những người bị THA có tỷ lệ uống rượu cao hơn những người bình thường (p< 0,01) [52]
Nghiên cứu của Phạm Gia Khải về dịch tễ học THA tại Hà Nội năm
1999 cho thấy uống rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA ở cả 2 giới OR= 1,9 CI 95%; 1,66- 2,17 [30]
1.7.7 Ăn mặn
- Ăn mặn là cội nguồn của nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao trong
đó có bệnh tim mạch Khi ăn mặn cơ thể sẽ nạp vào một lượng natri lớn đẩy nồng độ natri trong máu tăng cao, thận phải làm việc quá công suất mới lọc máu được Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu Đây chính
là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và gánh nặng cho hoạt động của tim
mạch Câu hỏi về hàm lượng muối quá cao trong khẩu phần ăn đã được
Ambard và Beasard đề cập đến từ năm 1904 Một số nghiên cứu gồm cả dịch
tễ học, sự di trú và nghiên cứu văn hóa theo chiều ngang, cho thấy có sự khẳng định mạnh mẽ là số lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây THA trong các quần thể [52]
Các thử nghiệm cho thấy chế độ ăn nhiều Natri trên 14g/ngày sẽ gây THA; trong khi ăn ít muối dưới 1g/ngày gây giảm huyết áp động mạch Hạn chế chế độ ăn muối là một trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và có lẽ là cách điều trị không dùng thuốc tốt nhất [61]
Trang 15Năm 1999, Phạm Gia Khải nghiên cứu 1221 trường hợp THA có 188
trường hợp có người trong gia đình bị THA gồm: Bố bị THA 80/188 (42,55%), mẹ bị THA 71/188 (37,76% ), anh chị em ruột, cô dì chú bác bị THA 37/188 ( 19,68%) [30]
Ngoài những yếu tố nguy cơ đã nghiên cứu ở trên còn có nhứng yếu tố như: Stress, uống cà phê, ít vận động thể dục thể thao…
1.8 Các biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp
Việc phòng ngừa không cần tiêu tốn tiền bạc mà chỉ cần trong cuộc
sống hằng ngày chú ý đến cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện để những người có số HA ở mức bình thường cao 130- 139/85- 90 mmHg không trở thành người THA, những người THA nhẹ có khi không phải uống thuốc, còn những người THA trung bình hoặc tăng HA nặng thì việc điều chỉnh lối sống tốt và phối hợp với liều thuốc giảm đi cũng giảm được HA theo mong muốn
1.8.1.1 Ăn ít Natri, giàu kali, đủ Canxi
- Ăn ít Natri: Giảm muối (natri clorua) tới mức chịu được, lý tưởng là không quá 1,5g/ngày natri hoặc 3,8g/ngày muối ăn Theo khuyến cáo cảu WHO, lượng muối ăn là dưới 6g/ngày Ngoài việc giảm lượng muối, mì chính
Trang 16trong khi nấu nướng, cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn Không nên ăn những món ăn như: dưa muối, cà muối, cá khô Hạn chế ăn đồ hải sản vì bản thân các loại thức ăn này chứa nhiều natri Không nên dùng những thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…Những loại thức ăn nhanh, bánh mì, xúc xích
- Ăn giàu kali: Lượng kali ăn 120mmol/ngày (tương đương 4,7g/ngày) Nên ăn tăng cường rau, củ, đậu đỗ và hoa quả các loại rau quả giàu kali: khoai tây, dưa hấu, đậu nành, chuối, táo… có 10-12mmol kali trong 150g chuối, 450g táo, 100g nấm, 250g và rốt, 200g cà chua tươi
- Ăn đủ canxi: NCT ăn khoảng 1,2g/ngày
- Ăn đủ vitamin C, E, A và các yếu tố vi lượng
1.8.1.2 Ăn nhiều rau quả, quả tươi, chất xơ
Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây 300g/ngày
1.8.1.3 Chất béo
Không nên ăn nhiều mỡ bão hòa: mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng, bơ, phomat, dầu dừa, dầu cọ Nên ăn chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt
mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân Acid béo omega-3 trong cá và các loại
Trang 17hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm nguy cơ máu đông
1.8.1.4 Hạn chế các chất kích thích, tăng an thần lợi tiểu
- Rượu, bia: với ai uống rượu: sử dụng ở mức độ vừa phải Nam giới: uống < 04 đơn vị uống chuẩn/ngày, nữ giới: uống < 02 đơn vị uống chuẩn/ngày Một tuần nên có 2 ngày không uống rượu
- Cách tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu
1.8.2 Tăng cường hoạt động thể lực
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì chế độ tập luyện khoa học cũng là
biện pháp hữu hiệu hàng đầu để đẩy lùi biến chứng bệnh THA Vận động để duy trì HA ở mức ổn định đó là nguyên tắc vàng đối với bệnh nhân THA và những người không muốn mắc bệnh này
Ngoài sự vận động căng thẳng kéo dài dễ làm tổn thương một số cơ quan trong cơ thể thì những vận động nhẹ nhàng có thể hạn chế được tiên lượng trên, kích thích sản sinh các chất bổ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, nó cũng giúp người tập phấn chấn, sảng khoái, vui tươi đẩy lùi stress Thể dục không chạy cũng thuộc dạng vận động này, nó không chỉ thích hợp cho người cao tuổi mà còn tốt cho những người sức yếu, mắc các bệnh tim mạch Nhưng thời gian tập luyện mỗi lần kéo dài 20- 30 phút/buổi và 3-4 buổi
Trang 18/tuần, thời gian tập luyện phải qua 2-3 tháng thì huyết áp mới bắt đầu hạ xuống [21]
1.9 Tình hình nghiên cứu kiến thức và thực hành THA trên TG và VN 1.9.1 Nghiên cứu về bệnh THA trên Thế giới
Bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức cao, đặc biệt các nước phát triển Tại các nước phát triển có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không nhiễm trùng là chính, trong đó có bệnh THA Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999 - 2000 trên đối tượng là người trưởng thành cho thấy tỷ lệ HA bình thường là 39%, 31% thuộc nhóm tiền THA và 29% là THA [61] Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuổi ở nam là 39% so với nữ 23,1% Nhưng tỷ lệ THA ở nam chỉ cao hơn
ở nữ lứa tuổi trước tuổi 45 Ở độ tuổi 45 - 54, tỷ lệ THA ở nữ bắt đầu nhỉnh hơn ở nam giới và ở các độ tuổi lớn hơn tỷ lệ THA ở nữ cao hơn nam [63] THA được coi là nguyên nhân chủ yếu hoặc góp phần chính trong 11,4% các
ca tử vong ở Mỹ năm 2003 Trong vòng 10 năm (1993 - 2003), tỷ lệ tử vong
do THA tăng 29,3%, số ca tử vong tăng 56,1% THA giai đoạn II trở lên (HA
> 160/95 mmHg) làm tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với người có HA bình thường [70] THA cũng tăng nguy cơ phát triển suy tim ứ huyết 2 - 3 lần Năm 1999 - 2000 có tới 37,5 triệu lượt bệnh nhân phải đi khám vì THA tại
Mỹ Ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho THA năm 2003 đã lên tới 65,3
tỷ USD [57]
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới về bệnh THA
ở người trưởng thành: tại Canada (1995) tỷ lệ THA là 22%, Mêhicô (1998) 19,4%; Tây Ban Nha (1996) 30%; Cu Ba (1998) 44%; Trung Quốc (2001) 27%; Thái Lan (2001) 20,5%; Singapore (1998) 26,6%; Châu Phi (2007) 21,3% [72] Một nghiên cứu ở Brasil, với nhóm tuổi từ 20 đến 69 tuổi có tỷ lệ THA là 23,6% [69]
Trang 19Kiểm soát huyết áp có hiệu quả cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của các bệnh tim mạch Tuy vậy, tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc trên thế giới chỉ đạt từ 25 - 40% Các mô hình như bệnh nhân tự theo dõi HA, nhân viên y tế theo dõi phải được xây dựng và đánh giá thêm Giáo dục truyền thống trực tiếp cho người bệnh hoặc thầy thuốc đơn thuần không
có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm số đo HA ở bệnh nhân THA
Phân tích tổng hợp khác trên các thử nghiệm phòng tiên phát bệnh mạch vành cho thấy: thay đổi các nguy cơ về lối sống (hút thuốc, chế độ luyện tập thể lực thường xuyên, chế độ ăn) dù không thay đổi đáng kể tử lệ tử vong chung và tử vong riêng do bệnh động mạch vành song đã có tác dụng làm giảm HA tâm thu xuống 3,9 mmHg (95% CI: 3,6 - 4,2); giảm HA tâm trương xuống 2,9 mmHg (95% CI: 2,7 - 3,1) thêm ngoài tác dụng của thuốc
hạ áp So sánh việc dùng thuốc tích cực, thay đổi lối sống đơn thuần cũng đã đạt hiệu quả tương tự 50% khi dùng thuốc Hơn nữa phân tích này cũng cho thấy các biện pháp can thiệp yếu tố nguy cơ thông quan tư vấn giáo dục đến từng cá nhân người THA hay đến từng hộ gia đình có hiệu quả nhiều hơn trong việc giảm các yếu tố nguy cơ và cũng dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân THA có nguy cơ cao
1.9.2 Nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam
Năm 1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ THA là 16,05% [23] Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch trung ương, tỷ lệ THA là 23,2% [26] Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002 (trên 5012 người) cho thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,5%; trong đó THA độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là 10,2%; 4,2% và 1,9% Tỷ lệ được điều trị thuốc hạ áp chỉ chiếm 11,5%, trong
số đó kiểm soát HA tốt (đưa HA về bình thường) chỉ chiếm 19,1% [26] Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng tất cả các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 23% (18,8%
Trang 20nông thôn so với 29,5% ở thành thị), trong khi hiểu biết sai về các yếu tố nguy cơ chiếm hơn 1/3 dân số (44,1% ở nông thôn so với 27,1% ở thành thị) [48] Bệnh nhân THA có thái độ đồng tình về các biện pháp dự phòng kiểm soát huyết áp nhưng vẫn chưa thực sự có kiến thức cũng như thực hành đúng trong việc phòng ngừa bệnh THA [20] Các nghiên cứu trong nước đã chỉ ra kết quả thấy rằng kiến thức và thực hành của người cao tuổi vẫn còn rất hạn chế [14], [19], [59]
Tình trạng quản lý bệnh nhân THA ở Việt Nam, cho đến nay chưa có
hệ thống quản lý và dự phòng đối với bệnh THA Các hoạt động y tế mới chỉ tập trung vào công tác điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện, chưa có mô hình
dự phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại các cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu thực trạng bệnh THA và các yếu tố liên quan ở các địa phương là rất cần thiết cho phòng và chống bệnh THA ở cộng đồng
Trang 21Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những người cao tuổi (≥60 tuổi) tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
- Tiêu chuẩn chọn người cao tuổi:
+ Người từ 60 tuổi trở lên, sống từ 5 năm trở lên tại địa phương
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các đối tượng dưới 60 tuổi
+ Các đối tượng sống trên địa bàn nghiên cứu dưới 5 năm
+ Người cao tuổi THA có biến chứng, tai biến mạch máu não thất ngôn, mắc bệnh tâm thần, không hợp tác, bị bệnh quá nặng không thể phối hợp tham gia nghiên cứu, không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2015
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng với số dân toàn huyện là 137.968 người trong đó người ≥ 60 tuổi là 14.164 chiếm 10,26%.Tổng diện tích tự nhiên 10.751,9 ha.Huyện có 17 xã và 1 thị trấn; phía Bắc giáp quận Dương Kinh và quận Kiến An, Nam và Tây Nam giáp huyện Tiên Lãng; Tây giáp huyện An Lão; Đông và Đông Nam giáp quận Đồ Sơn
Trang 222.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ:
2 /2) - (1
d
p) p(1
Trong đó:
α: mức ý nghĩa thống kê (tra bảng với α=0,05 có Z (1- α/2)= 1,96
p: là tỷ lệ THA theo một nghiên cứu trước p= 32,1% [19]
d: là độ chính xác mong muốn, d = 0,05
Thay vào công thức trên ta tính được cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 334 NCT Để tăng độ mạnh của mẫu nghiên cứu, chúng tôi nhân gấp 1,5 lần và tăng thêm 10% cỡ mẫu đã tính thì được cỡ mẫu cần nghiên cứu là
Bộ, Cao Tiến, Nhân Trai để điều tra
- Bước 3: Chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên có NCT bằng cách quay cổ chai, chọn hộ tiếp theo bằng cách cổng liền cho đến khi đủ NCT
2.2.4 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
+ Giới tính
+ Nhóm tuổi
Trang 23+ Theo tiền sử nghề nghiệp
+ Theo tình trạng hôn nhân
+ Theo trình độ học vấn
- Yếu tố liên quan đến bệnh THA của NCT:
+ Yếu tố liên quan giữa chỉ số BMI với THA của NCT
+ Yếu tố liên quan giữa chế độ ăn mặn với THA của NCT
+ Yếu tố liên quan giữa hút thuốc lá, thuốc lào với THA của NCT
+ Yếu tố liên quan giữa uống rượu bia với THA của NCT
+ Yếu tố liên quan giữa chế độ tập luyện với THA của NCT
- Kíến thức của NCT về bệnh THA:
+ Tỷ lệ NCT có kiến thức về bệnh THA
+ Tỷ lệ NCT biết cách xử trí khi có dấu hiệu cơn THA
- Thực hành của người cao tuổi về bệnh THA:
+ Tỷ lệ NCT tham gia luyện tập thường xuyên
+ Tỷ lệ NCT thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol
+ Tỷ lệ NCT thường xuyên tiêu thụ món ăn có nguy cơ cao cho sức khỏe
+ Tỷ lệ NCT đã giảm tiêu thụ món ăn có nguy cơ cao cho sức khỏe khi
bị THA
+ Tỷ lệ NCT có đi khám bệnh để được chăm sóc y tế
+ Tỷ lệ NCT được kiểm tra huyết áp
+ Tỷ lệ NCT bị THA áp dụng thời gian điều trị
Trang 24+ Tỷ lệ NCT biết cách dự phòng tai biến của THA
2.2.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp và thừa cân, béo phì
- Chẩn đoán THA theo JNC VII (2003)
Phân độ THA HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương (mmHg)
+ Phỏng vấn trực tiếp thu thập thông tin của các đối tượng nghiên cứu
để tìm các yếu tố liên quan đến bệnh THA tuổi, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt: hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn, hoạt động thể lực
+ Phỏng vấn kiến thức và thực hành của NCT nơi nghiên cứu
+ Công cụ: Bộ câu hỏi dùng để phỏng vấn
Trang 25- Khám lâm sàng:
Tiến hành khám lâm sàng cho toàn bộ NCT bởi các bác sĩ, từ đó xác định bệnh tật của NCT qua các chỉ tiêu lâm sàng Các bác sĩ đều được tập huấn thống nhất các kỹ thuật áp dụng trong nhóm nghiên cứu
* Đo huyết áp:
- Dụng cụ đo: Máy đo huyết áp là máy đo huyết áp kế thủy ngân LPK2
sản xuất tại Nhật Bản sai số cho phép ± 5mmHg
- Các điều kiện khi đo HA: Thực hiện thống nhất trong nhóm nghiên cứu kỹ thuật đo HA động mạch cánh tay, lấy tay trái làm chuẩn ở tư thế nằm ngửa Đối tượng đến khám được ngồi nghỉ ngơi tại phòng khám ít nhất 15 phút, không hoạt động mạnh, không dùng chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá trước đó 1 giờ Bề rộng bao đo nên bằng 80% chu vi cánh tay
- Tiến hành đo: đối tượng được nằm thoải mái trên giường, đặt máy đo
HA ngang mức của tim HA tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff ( xuất hiện tiếng đập đầu tiên) và HA tâm trương là ở pha V (mất tiếng đập) Đo HA
2 lần trong mỗi lần khám, cách nhau 2 phút, lấy trung bình cộng của 2 lần đo Nếu thấy kết quả của 2 lần đo cách nhau > 5mmHg thì đo thêm lần thứ 3 rồi lấy kết quả trung bình Nếu có THA thì đối tượng được đo lại 2-3 lần trong ngày tiếp theo
Đầu tiên nên đo HA ở cả 2 tay, nếu HA chênh lệch thì lấy chỉ số HA ở tay có số đo HA cao hơn
* Đo các chỉ số nhân trắc:
Đo cân nặng, chiều cao theo kỹ thuật thường quy trong nhân trắc học
Từ cân nặng chiều cao tính ra chỉ số BMI Các kỹ thuật cân đo cụ thể được
mô tả như sau:
- Đo, cân nặng:
Trang 26+ Dụng cụ: Cân bàn y tế Cân có độ chính xác đến 0.1kg Hằng ngày được kiểm tra lại bằng một vật chuẩn có trọng lượng cố định đã được kiểm định, cân được đặt trên một mặt phẳng, chắc
+ Kỹ thuật: khi cân đối tượng chỉ mặc bộ quần áo lót mỏng, bỏ dép, mũ
và các đồ dùng kèm theo, đứng yên ở giữa cân, mắt nhìn thẳng về phía trước
+ Đọc kết quả chính xác đến 100g
+ Không tiến hành cân những NCT bị liệt, bó bột…
- Đo chiều cao:
+ Dụng cụ: Dùng thước dây vải mềm chia đến độ mm Thước dây được dán sát vào mặt tường sao cho thước dây vuông góc mặt phẳng của nền nhà
và vạch 0 trên thước dây vừa chạm tới mặt phẳng nền nhà
+ Kỹ thuật: Đối tượng đứng thẳng người, hai gót chân chụm lại, hai bàn chân mở một góc 600, mắt nhìn thẳng ra phía trước Các mốc như chẩm, bả vai, lưng, mông, gót chân cùng trên một đường thẳng (áp sát vào tường thẳng đứng) Dùng một tấm gỗ phẳng và nhỏ, kích thước 20×30 đặt vuông góc với mặt tường và chạm sát tới đỉnh đầu đối tượng
+ Đọc kết quả: Giao tuyến giữa tấm gỗ và mặt tường cắt thước dây tại điểm tương ứng chiều cao đứng của đối tượng, lấy chính xác đến 0,1cm
+ Không tiến hành xác định chiều cao ở những người cao tuổi bị gù, mất chi, teo cơ …
2.2.7 Khống chế sai số
- Lựa chọn những điều tra viên có kỹ năng tốt, có kinh nghiệm trong điều tra cộng đồng
- Tập huấn kỹ thuật cho điều tra viên trước khi điều tra
- Điều tra thử và sửa các lỗi để hoàn chỉnh bộ câu hỏi điều tra
- Làm sạch số liệu trước khi xử lý
- Tăng cỡ mẫu điều tra
Trang 27- Giám sát quá trình điều tra trong thời gian nghiên cứu
2.4 Đạo đức trong nghiên cứu
Những người được phát hiện THA sẽ được thông báo về con số HA, được tư vấn về hậu quả của THA, nguyên tắc điều trị THA
Thông báo cho cán bộ y tế xã danh sách những người bị THA để cơ sở
có trách nhiệm quản lý, theo dõi và điều trị
Trong quá trình nghiên cứu phải đảm bảo tính chân thật và chính xác của số liệu và không dùng cho bất kỳ một mục đích nào khác
Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu, mọi
sự từ chối, bỏ cuộc của đối tượng đều được chấp nhận
Nghiên cứu được sự đồng ý, ủng hộ của lãnh đạo và cán bộ y tế địa phương
Trang 28Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến bệnh THA ở NCT
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố người cao tuổi theo giới tính, nơi sống và nhóm tuổi
- Kết quả bảng 3.1 cho thấy trên địa bàn được tiến hành nghiên cứu phỏng
vấn và kiểm tra huyết áp tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (59,3% > 40,7%)
- Đối tượng từ 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (37,1%) và thấp nhất là nhóm
≥80 tuổi (27,8%)
- Đa phần đối tượng nghiên cứu sống ở vùng thuần nông (76,9%), chỉ có 23,1% sống tại thị trấn
Trang 29Bảng 3.2: Các chỉ số nhân trắc giữa hai giới
Chỉ số
Giới
Tuổi (X±SD)
Chiều cao (m) (X±SD)
Cân nặng (kg) (X±SD)
BMI (X±SD) Nam 73,33 ± 8,54 1,63 ± 0,06 55,37 ±7,23 20,81 ± 2,26
Nữ 73,80 ± 9,07 1,55 ± 0,05 49,74 ± 6,63 20,65 ± 2,42
Chung 73,61 ± 8,85 1,58 ± 0,07 52,03 ± 7,41 20,72 ± 2,36
Nhận xét:Kết quả bảng 3.2 cho thấy không có nhiều sự khác biệt về tuổi và
BMI giữa 2 giới của đối tượng nghiên cứu Nam giới có chiều cao trung bình (1,63m) và cân nặng trung bình (55,37kg) cao hơn nữ (1,55m và 49,74kg)
Hình 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Trang 30Nhận xét: Kết quả hình 3.2 cho thấy người cao tuổi làm ruộng chiếm tỷ lệ
cao nhất (53,6%), tiếp theo là cán bộ hưu trí (35,1%), và thấp nhất là nhóm làm các nghề khác (11,3%)
Hình 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Nhận xét: Kết quả hình 3.2 cho thấy tỷ lệ NCT không biết chữ và tiểu học
chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,5% , tiếp theo là trình độ phổ thông cơ sở và PTTH chiếm tỷ lệ 24,2%, thấp nhất là trình độ đại học, cao đẳng, sau đại học (5,3%)
Trang 3141.273%
49.636%
Độc thân Sống cùng vợ/chồng Sống cùng con/cháu
Hình 3.3: Phân bố đối tượngnghiên cứu theo tình trạng hôn nhân
Nhận xét: Kết quả hình 3.3 cho thấy tỷ lệ NCT sống độc thân chiếm tỷ lệ
thấp nhất (9,1%), NCT sống cùng con hoặc cháu chiếm tỷ lệ cao nhất (49,6%)
Trang 32Hình 3.4: Phân bố đối tượngnghiên cứu theo chỉ số BMI
14.00%
70.727%
15.273%
Gầy Bình thường Thừa cân, béo phì
Nhận xét: Kết quả hình3.4 cho thấy tỷ lệ NCT có chỉ số BMI bình thường
chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,7%, thấp nhất là chỉ số BMI gầy (14%)
3.1.2 Tỷ lệ NCT bị THA ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Bảng 3.3: Tỷ lệ người cao tuổi bị tăng huyết áp theo địa bàn nghiên cứu
Vùng NC
THA
Vùng thị trấn (n=127)
Vùng thuần nông (n=423)
Tổng (n=550)
Trang 33Nhận xét:Tỷ lệ THA giai đoạn II ở vùng thị trấn cao hơn vùng thuần nông
(11,8% so với 5,7%) Sự khác biệt giữa hai vùng nghiên cứu có ý nghĩa
≥ 80 (3) (n=153)
n % n % N % n % 1&2 1&3 2&3
THA
gđ I 42 20,6 46 23,8 65 42,5 153 27,8 0,439 <0,001 <0,001 THA
gđ II 12 5,9 14 7,3 13 8,5 39 7,1 0,581 0,338 0,669
Cộng 54 26,5 60 31,1 78 51,0 192 34,9 0,309 <0,001 <0,001
Nhận xét: Tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi, cao nhất là nhóm tuổi ≥ 80 có ý
nghĩa thống kê với p<0,001
Bảng 3.5 Tỷ lệ người cao tuổi bị tăng huyết áp theo giới
Giới
THA
Nữ (n = 326)
Nam (n = 224)
Tổng cộng (n = 550) p
Cộng 113 34,7 79 35,3 192 34,9 0,884
Trang 34Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nam(35,3%) cao hơn ở nữ (34,7%) nhưng không có ý
nghĩa thống kê với P>0,05 Tỷ lệ THA giai đoạn II nam (10,7%) cao hơn nữ (4,6%) có ý nghĩa thống kê với p<0,01
Bảng 3.6: Tỷ lệ người cao tuổi bị tăng huyết áp phân theo chỉ số BMI
BMI
THA
Gầy (n=77)
(1)
Bình thường (n=389) (2)
Thừa cân, béo phì (n=84) (3)
Tổng cộng (n=550)
p
n % n % n % n % 1&2 1&3 2&3
THA
gđ I 20 26,0 106 27,3 27 32,1 153 27,8 0,818 0,390 0,366 THA
gđ II 2 2,6 27 6,9 10 11,9 39 7,1 0,199 0,025 0,124
Cộng 22 28,6 133 34,2 37 44,1 192 34,9 0,339 0,042 0,088
Nhận xét: Kết quả bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ THA cao nhất ở nhóm thừa cân,
béo phì (44,1%), thấp nhất ở nhóm gầy (28,6%) Tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thông kê (p >0,05)
Bảng 3.7: Tỷ lệ người cao tuổi hiện bị bệnh THA phân theo nghề nghiệp
Nghề
THA
Làm ruộng (n=295) (1)
CB nghỉ hưu (n=193) (2)
Nghề khác (n=62) (3)
p
n % n % n % 1&2 1&3 2&3
THA gđ I 73 24,7 51 26,4 29 46,8 0,677 0,01 0,01 THA gđ II 15 5,1 18 9,3 6 9,7 0,068 0,228 0,934
Cộng 88 29,8 69 35,7 35 56,5 0,171 0,01 0,004
Trang 35Nhận xét: Tỷ lệ THA giai đoạn I và giai đoạn II cao nhất ở nhóm nghề khác,
thấp nhất ở nhóm làm ruộng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3.8: Tỷ lệ tăng huyết áp của người cao tuổi theo người đang sống cùng
PLTT hôn
nhân
THA
Sống với vợ/chồng n= 227
Sống với con, cháu n= 273
Độc thân n= 50 p
n % n % n % 1&2 1&3 2&3
THA gđ I 83 36,6 56 20,5 14 28,0 0,01 0,250 0,237 THA gđ II 20 8,8 13 4,8 6 12,0 0,069 0,434 0,092
Cộng 103 45,4 69 25,3 20 40,0 0,01 0,489 0,032
Nhận xét: Tỷ lệ THA cao nhất ở NCT sống đang sống với vợ/chồng, thấp
nhất ở nhóm NCT độc thân Sự so sánh không có ý nghĩa thống kê p>0,05
Bảng 3.9: Tỷ lệ tăng huyết áp của người cao tuổi theo trình độ học vấn
PL TĐ
học vấn
THA
≤ Tiểu học (n=388) (1)
THCS, THPT (n=133) (2)
CĐ, ĐH, sau ĐH (n=29) (3)
p
n (%) n (%) n (%) 1&2 1&3 2&3
THA gđ I 91 23,5 46 34,6 16 55,2 0,012 <0,01 <0,01 THA gđ II 23 5,9 12 9,0 4 13,8 0,219 0,108 0,215
Cộng 114 29,4 58 43,6 20 69,0 0,435 <0,01 0,491
Trang 36Nhận xét: Tỷ lệ THA cao nhất ở NCT có trình độ đại học, cao đẳng, sau đại
học Tỷ lệ THA thấp nhất ở nhóm tiểu học Tuy nhiên sự so sánh không có ý
nghĩa thống kê p>0,05
3.1.3 Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người cao tuổi
Bảng 3.10: Yếu tố liên quan giữa chỉ số BMI với THA của NCT
Nhận xét: Kết quả bảng 3.9 cho thấy nhóm NCT có chỉ số BMI ≥ 23 có tỷ
suất THA cao gấp 1,58 lần so với những người có chỉ số BMI <23 Tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
Bảng 3.11: Yếu tố liên quan giữa chế độ ăn mặn với THA của NCT
n Tỷ lệ %
(1,21 - 4,97) 0,006 Không ăn mặn 510 170 33,3
Nhận xét: Kết quả bảng 3.10 cho thấy nhóm NCT ăn mặn có tỷ suấtTHA cao
gấp 2,44 lần so với nhóm NCT không ăn mặn Sự khác biệt có ý nghĩa thống
Trang 37Nhận xét: Kết quả bảng 3.11 cho thấy tỷ suất THA ở nhóm người cao tuổi
hút thuốc lá, thuốc lào cao gấp 1,85 lần ở nhóm người THA không hút
thuốc.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01
Bảng 3.13: Yếu tố liên quan giữa uống rượu, bia với với THA của NCT
n Tỷ lệ %
Có uống rượu bia 142 73 51,4 2,57
(1,70 - 3,88) 0,001 Không uống rượu bia 408 119 29,2
Nhận xét:Kết quả bảng 3.12 cho thấy nhóm NCT uống rượu bia có tỷ suất
THA cao gấp 2,57 lần so với nhóm NCT không uống rượu bia Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,01
Bảng 3.14: Yếu tố liên quan giữa chế độ tập luyện với THA của NCT
Nhận xét:Kết quả bảng 3.13 cho thấy nhóm NCT không tập luyện có tỷ suất
THA cao hơn nhóm NCT có tập luyện là 1,69 lần, có sự khác biệt với p<0,01
3.2 Kiến thức và thực hành của người cao tuổi về bệnh tăng huyết áp tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
3.2.1 Kiến thức của người cao tuổi về bệnh tăng huyết áp tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Trang 38Bảng 3.15 Tỷ lệngười cao tuổi có kiến thức về tăng huyết áp
Kiến thức về THA
Tổng cộng
Vùng nghiên cứu
p
Vùng thị trấn
N = 127
Vùng thuần nông N= 423
Biết chỉ số HA của mình 130 23,6 50 39,4 80 18,9 0,001 Biết biến chứng của THA 104 18,9 42 33,1 62 14,6 0,001 Biết chỉ số HA được coi là THA 137 24,9 55 43,3 82 19,4 0,001 Biết THA phải điều trị nhiều
Biết tập thể dục là có lợi cho HA 366 66,6 94 74,0 272 64,3 0,042
Nhận xét: Tỷ lệ NCT biết được chỉ số huyết áp của mình là 23,6%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) Tỷ lệ NCT biết chỉ số huyết áp được coi THA là 24,9% Sự so sánh giữa hai vùng có ý nghĩa thống kê (p<0,01)
Bảng 3.16 Tỷ lệ người cao tuổi biết cách xử trí khi có dấu hiệu bị THA
Vùng thuần nông (n=423)
0,001
Uống ngay thuốc 63 11,4 33 26,0 30 7,1
Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối 144 26,2 27 21,3 117 27,6
Đến cơ sở y tế 292 53,1 54 42,5 238 56,3
Trang 39Nhận xét: Tỷ lệ người THA không biết cách xử trí khi có dấu hiệu huyết áp
tăng cao là 9,3% Tỷ lệ người THA biết cách xử trí như uống thuốc ngay, nằm nghỉ tại giường chiếm tỷ lệ 11,4% và 26,2% Sự so sánh giữa hai vùng nghiên cứu có ý nghĩa thống kê p <0,01
3.2.2 Thực hành của người cao tuổi về bệnh tăng huyết áp tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Bảng 3.17 Mức độ tham gia tập luyện thường xuyên của NCT theo vùng
Các vùng địa lý NC
p
Vùng thị trấn
Vùng thuần nông
Nhận xét: Tỷ lệ NCT tham gia tập luyện cao nhất là đi bộ 40,2% Nhưng vẫn
còn 48,2% NCT không tập luyện gì Sự so sánh giữa hai vùng nghiên cứu có
ý nghĩa thống kê p<0,05