1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quản Trị Bán Lẻ chapter 2

28 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 423,73 KB

Nội dung

Most of the customers were satisfied by the promotions of the company including rebates, discounts, gifts, and other bundled services. However, the company also recognizes that there are many disadvantages: As a small company, the company does not have enough resources to open the showroom, leading to the price of the product being quite expensive when provided via the distribution agents. The staff sometimes makes mistakes as customer feel misdirected, experiencing late deliveries, sales practice are influenced by personal feelings of the seller, leading to difficulties in concluding the transaction and gaining an understanding of customer demands and requirements. Moreover, the staff sometimes cannot answer all the queries of customers in a limited time period and many customers are not able or prepared to wait. A promotion is being organized for general construction for two types of customer, which sometimes does not fit the type of customer, who may have a different need for each.

Trang 1

Chương 2

Phân tích tình huống và lập kế hoạch bán lẻ

I PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG BÁN LẺ:

Các nhân tố ảnh hưởng:

- Vỹ mô: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên, công nghệ

- Vi Mô: Khách hàng ( Thị trường), doanh nghiệp, nhà cung cấp, Đối thủ ct

1 Đặc tính thị trường và khách hàng của kinh doanh bán lẻ

1.1.Đặc tính thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ là tập hợp khách hàng có nhu cầu mua lẻ hàng hóa trong một khoảng thời gian và không gian xác định

1.1.1 Các loại hình thị trường bán lẻ

- Theo phạm vi không gian

+ Thị trường bán lẻ toàn quốc

+ Thị trường bán lẻ theo các khu vực đô thị, nông thôn - đồng bằng,

miền núi, hải đảo

- Căn cứ mật độ nhu cầu và mức độ thu hút khách hàng:

+ Thị trường trung tâm: có những điều kiện thuận lợi về địa điểm,

giao thông vận tải, thường là các đô thị, hoặc các khu vực là trung tâm kinh tế - thương mại của các địa phương

Æ Khối lượng bán lẻ lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng hàng hoá bán lẻ trên toàn bộ thị trường, tập trung số lượng lớn các nhà kinh doanh và có sức hút khách hàng mạnh nhất, mức độ cạnh tranh cao Động thái của thị trường trung tâm có ảnh hưởng lớn đến diễn biến của các bộ phận thị trường khác

+ Thị trường chuyển tiếp + Thị trường ngoại vi

- Căn cứ vào đối tượng hàng hoá:

+ thị trường hàng vật liệu xây dựng

Trang 2

+ thị trường hàng điện máy - điện tử - điện lạnh

+ Thị trường hàng may mặc

+ Thị trường bánh kẹo-rượu bia…

- Căn cứ vào đối tượng khách hàng có thị trường theo độ tuổi (thị trường dành cho trẻ em, thanh niên, trung niên, cao tuổi); theo giới tính của khách hàng (thị trường dành cho phụ nữ và đàn ông); theo đặc tính nghề nghiệp (học sinh -

sinh viên, công chức, công nhân )

1.1.2 Đặc tính của thị trường bán lẻ

- Chủ thể tham gia thị trường:

+ Người bán: có thể bao gồm người sản xuất, người nhập khẩu, người

bán buôn và người bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất là người bán lẻ + Người mua: là các cá nhân người tiêu dùng và các hộ gia đình

- Số lượng chủ thể tham gia thị trường: rất lớn, song bán kính hoạt động của mỗi chủ thể không rộng, qui mô thương vụ thường nhỏ, thậm chí là

đơn chiếc Æ Số lượng các mối quan hệ và số lượng các giao dịch lớn

- Các yếu tố cung - cầu và giá cả thường: dễ biến động, tốc độ lan truyền

biến động nhanh, có ảnh hưởng trên phạm vị không rộng, thời gian biến động không dài Những biến động này thường được gọi là những “cơn sốt” thị trường

- Thị trường bán lẻ giữ vai trò khởi phát cho nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trên thị trường xã hội

1.2 Đặc tính khách hàng trong kinh doanh bán lẻ

1.2.1 Nhu cầu khách hàng và đặc tính của nó

A, Khái niệm: Nhu cầu thị trường bán lẻ là nhu cầu có sức mua của ntd về

các loại hàng hóa thuộc một khu vực thị trường xác định, trong một khoảng thời gian xác định, dưới tác động của các yếu tố môi trường và của DTCT

B, Nhu cầu thị trường bán lẻ chịu sự chi phối của các yếu tố sau đây:

+ Động cơ của người tiêu dùng: hình thành từ nhu cầu tự nhiên hay

mong muốn của người tiêu dùng

Trang 3

+ Các yếu tố thuộc về chủ quan của người tiêu dùng: giới tính, lứa

tuổi, khả năng kinh tế, quan điểm chi tiêu, trình độ học vấn và văn hoá, các yếu tố tâm lý cá nhân (tính cách, lối sống, thói quen, sở thích)

+ Các yếu tố môi trường xung quanh người tiêu dùng: ảnh hưởng

từ gia đình hoặc từ nhóm quan hệ; ảnh hưởng của nghề nghiệp, tầng lớp xã hội; ảnh hưởng của nền văn hoá, tập tục, truyền thống, tôn giáo + Các yếu tố của môi tường vĩ mô: sự phát triển kinh tế, chính sách

tiền lương và phúc lợi xã hội của Chính phủ, mức độ lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ, sự ổn định về thể chế chính trị và hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế đối ngoại (xuất nhập khẩu, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hội nhập kinh tế…)

+ Các yếu tố tác động từ phía người bán: thể hiện qua sự biến đổi

của các yếu tố cấu thành marketing - mix (mặt hàng, giá cả, phương pháp bán hàng, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp)

C, Một số đặc tính của Nhu cầu thị trường bán lẻ( quy luật )

+ Thường xuyên tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu + Nhu cầu thị trường có phần ổn định và phần biến động:

9 Phần ổn định: thường gắn với nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có tính

chất nhật dụng (bậc đầu tiên trong “tháp nhu cầu Maslow”)

9 Phần biến động: gắn với các loại nhu cầu khác cao hơn (du lịch,

vui chơi giải trí, học tập, tự khẳng định mình ) + Có khả năng thay thế hoặc chuyển đổi nhanh chóng

+ Về mặt không gian, mật độ nhu cầu thị trường phân bố không đều: Thông thường, qui mô và mật độ nhu cầu thường tỷ lệ thuận với

qui mô và mật độ dân số; song nó cũng có sự độc lập tương đối và phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập và quan điểm sử dụng thu nhập của dân cư… Æ Sức hút của

Trang 4

các khu vực thị trường sẽ khác nhau Lớn nhất là thị trường trung tâm

và giảm dần ở các thị trường chuyển tiếp và ngoại vi

1.2.2 Vai trò tham gia quá trình mua hàng của khách hàng

- Người khởi xướng: là người đầu tiên xuất hiện nhu cầu, hình thành ý

tưởng mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó

- Người ảnh hưởng: là người có quan điểm, ý kiến ảnh hưởng ở mức độ

nhất định tới quyết định mua hàng cuối cùng

- Người quyết định: là người giữ vai trò quyết định có mua hay không mua,

mua như thế nào (cái gì, bao nhiêu, bao giờ, ở đâu)

- Người mua: là người thực hiện hành vi mua thực tế trên thị trường, trực

tiếp giao tiếp với người bán

- Người sử dụng: là người sẽ sử dụng, tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ sau khi

mua

1.2.3.Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng

- Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình: giúp người kinh doanh bán lẻ nhìn nhận

khách hàng trong cả một tiến trình Æ xác định xem mình có thể tham gia tác động tới giai đoạn nào, dưới hình thức gì để khách hàng có thể đi trọn vẹn cả tiến trình, với kết quả tích cực cho cả người bán và người mua

a Xuất hiện nhu cầu

- Tiến trình mua hàng bắt đầu khi khách hàng xuất hiện, hay phát hiện một nhu cầu nào đó Nhu cầu này có thể xuất hiện do những khác biệt nội tại của bản thân khách hàng (đói, khát, nóng rét ); hoặc có thể do những kích thích từ bên ngoài (sự mời chào, ảnh hưởng trong nhóm )

- Khi tiếp cận cửa hàng, từ nhu cầu đã hình thành, khách hàng sẽ khẳng định chắc chắn nhu cầu của mình và loại sản phẩm có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó của họ

- Người kinh doanh không tạo ra nhu cầu cho khách hàng, song phải biết cách tác động, kích thích để nhu cầu của khách hàng xuất hiện

Trang 5

Các giai đoạn trong quá

trình mua hàng

Trước khi tới cửa hàng Tại cửa hàng

b Tìm kiếm thông tin

- Đây là một giai đoạn quan trọng giúp cho cho khách hàng so sánh đánh giá

để lựa chọn ra phương án mua hàng có chi phí tối ưu và thuận tiện nhất đối với họ

- Trước khi tới của hàng, khách hàng sẽ tìm hiểu thông tin liên quan đến

các nguồn cung ứng sản phẩm, bao gồm cả người sản xuất và người kinh doanh thương mại

+ Những thông tin về nguồn cung ứng bao gồm:

9 Nguồn cung ứng có những sản phẩm nào đang được bán trên thị trường phù hợp với nhu cầu của họ?

Xuất hiện nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá

Quyết định

Xuất hiện nhu cầu Xác định nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Hình 2.1 Tiến trình quyết định mua hàng của khách hàng

Trang 6

9 Sản phẩm do ai sản xuất hay xuất xứ từ đâu?

9 Được bán ở những cửa hàng nào với cách thức bán hàng ra sao?

9 Các dịch vụ được cung cấp?

9 Uy tín, danh tiếng của người kinh doanh?…

Æ Trên cơ sở những thông tin này, khách hàng sẽ quyết định sẽ viếng thăm cửa hàng nào để tiếp nhận thêm thông tin, tạo cơ sở cho quyết định lựa chọn của mình

+ Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về nguồn cung ứng từ:

9 Các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức xã hội, hoặc dư luận xã hội

9 Hoạt động quảng cáo thương mại, tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hoá của người kinh doanh

9 Các nguồn quan hệ cá nhân: người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

9 Kinh nghiệm của bản thân

- Khi tiếp cận với một cửa hàng và người bán hàng:

+ Khách hàng cần những thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm:

9 Công dụng, chất lượng, thông số kỹ thuật, tương quan so sánh giữa các sản phẩm cùng loại…

9 Giá cả và điều kiện thanh toán

9 các hình thức khuyến mại đang được áp dụng

9 các dịch vụ được cung cấp

+ Người bán hàng phải gia tăng việc cung cấp thông tin cho khách

hàng Tuy nhiên, số lượng thông tin và mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin là khác nhau đối với từng loại sản phẩm Æ So sánh giữa hàng nhật dụng và hàng kỹ thuật cao hoặc hàng có giá trị lớn + Lượng thông tin khách hàng nhận được càng nhiều, càng rõ ràng là

điều kiện thuận lợi cho việc so sánh, đánh giá và lựa chọn của họ

Trang 7

c Đánh giá, lựa chọn

- Đối tượng đánh giá: sản phẩm và người người kinh doanh bán lẻ

- Cách thức đánh giá: cách thức tổng quát là

+ Sử dụng các tiêu chí đại diện để đánh giá

+ Xác định mức độ ưu tiên của mỗi tiêu chí

+ Xác định thang bậc đánh giá

+ Tiến hành đánh giá các tiêu chí theo mức độ ưu tiên và thang bậc

đánh giá Æ kết quả đánh giá đối với từng tiêu chí và kết quả tổng hợp

- Khi lựa chọn sản phẩm: người tiêu dùng sẽ lựa chọn các tiêu chí đặc

trưng cho kỹ thuật, chất lượng và lợi ích mà loại hàng hóa mang lại

- Khi lựa chọn người kinh doanh bán lẻ: tiêu chí thường được khách hàng

quan tâm là: uy tín và danh tiếng của cửa hàng, giá cả và điều kiện thanh toán, dịch

vụ bổ sung, địa điểm và thời gian mở cửa hàng…

- Khách hàng có thể định hướng lựa chọn theo hai hướng:

+ Chọn sản phẩm/người kinh doanh có tổng kết quả đánhgiá cao nhất + Chọn sản phẩm/người kinh doanh có kết quả đánh giá cao nhất ở tiêu chí mà họ cho rằng cần ưu tiên nhất

9 thị trường đangcó những biến động

9 người kinh doanh chuẩn bị đưa ra những giải pháp kinh doanh mới có lợi hơn cho khách hàng

9 có tác động của những người ảnh hưởng mới…

+ Nhu cầu của khách hàng chỉ bị thay thế khi:

Trang 8

9 Bản thân họ có một nhu cầu khác với mức độ cấp thiết lớn hơn

9 Khả năng (tài chính) của họ không cho phép cùng lúc thoả mãn được nhiều nhu cầu

e Hành vi sau mua

- Những kết quả sau mua có thể tác động mạnh mẽ đến khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiếp theo của người bán Æ Cần thiết phải nghiên cứu trạng thái tâm lý và hành vi sau khi mua và sử dụng hàng hoá của khách hàng

- Sau khi mua và sử dụng sản phẩm, khách hàng có thể có trạng thái tâm lý: hài lòng hoặc không hài lòng với sản phẩm, với người bán hàng hoặc với cả hai điều này

- Nếu khách hàng hài lòng: có thể dẫn đến một số hành vi sau:

+ Tiếp tục duy trì lựa chọn khi có nhu cầu tương tự Æ tạo ra một lượng khách hàng trung thành và ổn định

+ Trở thành một nguồn thông tin quảng bá miễn phí nhưng lại có mức

độ ảnh hưởng cao cho sản phẩm và cho người kinh doanh Æ “Cách quảng cáo tốt nhất là làm khách hàng hài lòng”

+ Có những góp ý cho việc hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện tổ chức kinh doanh Æ Là những thông tin rất có giá trị, vì khách hàng là người đánh giá chính xác nhất, khách quan nhất về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ của người kinh doanh bán lẻ

- Nếu khách hàng không hài lòng: có thể xảy ra một số hành vi sau:

+ Đơn giản nhất là không làm điều gì cả

+ Không lựa chọn nếu tiếp tục phát sinh nhu cầu tương tự

+ Tuyên truyền không có lợi cho sản phẩm và người kinh doanh

+ Nếu có ảnh hưởng đến lợi ích của họ, khách hàng có thể trực tiếp đòi bồi thường, khiếu nại với các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí có thể khởi

Trang 9

kiện tại toà án Æ thiệt hại về mặt kinh tế, uy tín, danh tiếng của người kinh doanh trong thời gian dài

1.2.4 Đặc điểm tâm lý và hành vi mua của một số đối tượng khách hàng

a Khách hàng là phụ nữ

b Khách hàng là nam giới

c Khách hàng là trẻ em

d Khách hàng là người cao tuổi

e Khách hàng là người có kiến thức chuyên môn

II, LẬP KẾ HOẠCH BÁN LẺ :

Kế hoạch bán lẻ là một văn bản cụ thể hoá chiến lược bán lẻ, có tính hướng dẫn chi tiết để triển khai quá trình bán hàng Đây thuộc dạng kế hoạch hoạt độnghàng năm của doanh nghiệp và có thể được cụ thể hoá ở các mức thời gian ngắn hơn (quí, tháng, tuần) Kế hoạch bán lẻ có một số vai trò sau:

- Xác định những chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong những khoảng thời gian xác định làm định hướng cho quá trình bán hàng

- Định hướng nội dung hoạt động và phân bổ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực (tài chính, nhân sự) hiệncó của DN

- Khẳng định sự cam kết giữa các cấp quản trị, các nhân viên trong việc đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra

- Làm cơ sở cho việc giám sát trong quá trình thực hiện, kiểm tra đánh giá ở cuối chu kỳ hoạt động

Qui trình xác lập kế hoạch bán lẻ thực hiện theo các bước sau:

1)Phân tích tình thế kinh doanh, đặc điểm thị trường mục tiêu/tập khách hàng trọng điểm

2) Xác định các chỉ tiêu kinh doanh cần đạt được

3) Xác định các nội dung hoạt động cần triển khai

4) Tổ chức lực lượng bán hàng

5) Dự toán ngân sách và những yếu tố cơ sở vật chất khác

Trang 10

6) Trỡnh duyệt và xõy dựng chương trỡnh triển khai

1.Hoạch định thị trường mục tiờu - S-T-P

a) Phân đoạn thị trường kinh doanh bán lẻ

- Nhóm các biến số địa dư: vùng, miền; thành phố; vùng qui hoạch; vùng khí hậu

- Nhóm các biến số nhân khẩu học: lứa tuổi; qui mô gia đình; giới tính; chu kỳ cuộc sống gia đình; thu nhập; nghề nghiệp; giáo dục; tôn giáo; dân tộc

- Nhóm các biến số phác đồ tâm lý: tầng lớp xã hội; cách sống; nhân cách

- Nhóm các biến số thái độ ứng xử: cơ hội ứng xử; lợi ích đem lại; tình trạng người

sử dụng; tỷ lệ sử dụng; ý niệm về sản phẩm

b) Chọn thị trường mục tiêu – loại hình kinh doanh bán lẻ

Việc chọn thị trường mục tiêu gắn liền với loại hình kinh doanh bán lẻ, hay

còn gọi là xác định cặp loại hình kinh doanh bl / thị trường

Quá trình chọn thị trường mục tiêu được thực hiện theo sơ đồ ở hình 2.2

Hỡnh 2.2 Các bước trong quá trình chọn thị trường mục tiêu

Bước 1: Xác định các cơ hội chiến lược : Có 4 loại cơ hội tăng trưởng

Trang 11

Cơ hội phát triển hình thức bán lẻ bao gồm cung cấp hình thức bán lẻ mới

cho khách hàng hiện tại

Đa dạng hoá

Cơ hội đa dạng hoá bao gồm hình thức bán lẻ hoàn toàn mới định hướng đoạn

thị trường hiện tại chưa được phục vụ Đa dạng hoá có thể bao gồm: thống nhất

chiều dọc; đa dạng hoá có quan hệ và không có quan hệ

Thống nhất chiều dọc khi nhà bán lẻ tiến hành đầu tư vào sản xuất hàng hoá Cơ hội đa dạng hoá có quan hệ khi mà chiến lược thị trường bán lẻ hiện tại chia sẻ

một số thứ chung mới với cơ hội hiện tại mà nhà bán lẻ đang khai thác

Tiềm năng khách hàng Phát triển loại hình kinh doanh

Thâm nhập thị trường

Đa dạng hoá

Không quan hệ

Có quan hệ

Mở rộng thị trường

Trang 12

Đa dạng hoá không có quan hệ khi không có bất kỳ một tý nào chung giữa kinh

doanh hiện tại và kinh doanh mới

Ma trận hấp dẫn thị trường /vị thế cạnh tranh

Ma trận này đem lại phương pháp phân tích cơ hội cân nhắc một cách rõ ràng cả khả năng của nhà bán lẻ và sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Ma trận được thể hiện trên B.H 14, chỉ ra rằng, phải đầu tư nhiều nhất cho cơ hội thị trường bán lẻ hấp dẫn trong đó, nhà bán lẻ có vị thế cạnh tranh mạnh

vị thế

Đầu tư

để thách thức lãnh

đạo

Đầu tư cơ

hội Xây dựng sức mạnh hoặc thoát ra

Đầu tư

chọn lọc Xây dựng sức mạnh

Bảo vệ

vị thế Quản trị để tạo tiền mặt

Đầu tư

thận trọng

Thu hoạch hoặc cắt giảm

Thu hoạch hoặc cắt giảm

Thu hoạch hoặc cắt giảm

Trang 13

B.H 14: Ma trận hấp dẫn thị trường /vị thế cạnh tranh

Các bước sử dụng ma trận này như sau:

1/ Xác định các cơ hội chiến lược để đánh giá

2/ Xác định các nhân tố then chốt quyết định sự hấp dẫn thị trường và vị thế cạnh tranh của nhà bán lẻ

3/ Đánh giá trọng số cho mỗi nhân tố được sử dụng để xác định sự hấp dẫn thị trường và vị thế cạnh tranh

4/ Cho điểm cơ hội đầu tư theo mức độ hấp dẫn của thị trường và vị thế cạnh tranh của nhà bán lẻ trên thị trường này Cơ hội cho điểm từ 1- 10, với 10 điểm là

thị trường rất hấp dẫn hoặc vị thế cạnh tranh rất mạnh, và 1 điểm là ngược lại

5/ Tính điểm của mỗi cơ hội theo mức độ hấp dẫn thị trường và vị thế cạnh tranh Số điểm được tính bằng cách nhân trọng số với điểm của mỗi nhân tố và

cộng dồn các nhân tố

6/ Đánh dấu mỗi cơ hội trên ma trận

c/ Lợi thế cơ hội chiến lược và cạnh tranh

Ma trận cơ hội chiến lược trình bày ở hình 5 cũng có thể được sử dụng để đánh giá lợi thế cạnh tranh tiềm năng cuả nhà bán lẻ Hai trục của ma trận trình bày tính tương tự có thể tồn tại giữa cơ hội mới và thị trường và hình thức của nhà bán lẻ Về cơ bản, các nhà bán lẻ có lợi thế cạnh tranh lớn nhất nằm trong những cơ hội rất giống với chiến lược bán lẻ hiện tại của họ Do vậy, các nhà bán lẻ sẽ đảm bảo thành công trong các cơ hội thâm nhập thị trường, không phải xâm nhập vào thị trường mới và lạ lẫm, hoặc không phải triển khai hình thức bán lẻ mới và không quen

Bước 3: Thiết lập mục tiêu và bố trí các nguồn lực

Sau khi đánh giá các cơ hội đầu tư chiến lược, bước tiếp theo trong quá trình kế hoạch hoá chiến lược là thiết lập mục tiêu cho từng cơ hội Các mục tiêu phải bao

gồm các thành tố sau: (1) kết quả thực hiện, bao gồm chỉ số số lượng có thể đo

Trang 14

lường sự phát triển; (2) Phạm vi thời gian đạt được mục tiêu; và (3) Mức đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu Về cơ bản, trình độ thực hiện là các tiêu chuẩn tài chính như mức thu hồi trên đầu tư, doanh số, hoặc lợi nhuận Tuy nhiên, thị phần là mục

tiêu hay sử dụng nhất do nó dễ đo lường và thường có tính khách quan hơn các số

đo tài chính - dựa vào thông tin hạch toán và có thể chịu ảnh hưởng bởi những nguyên tắc hạch toán

Thị phần (Share Market) là chỉ tiờu phản ỏnh khả năng chiếm lĩnh thị trường của

doanh nghiệp, được tớnh bằng tỷ lệ giữa mức doanh số đạt được của doanh nghiệp với tổng mức doanh số của thị trường tổng thể Chỉ tiờu này cú lờn quan đến việc đỏnh giỏ tớnh thực tế, sỏt thực của việc lựa chọn thị trường mục tiờu/ tập khỏchhàng trọng điểm của DN

Từ những phõn tớch trờn, DN lựa chọn thị trường mục tiờu dựa trờn những thụng

số cơ bản như: qui mụ, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng dõn cư; qui mụ và tốc độ tăng trưởng nhu cầu thị trường; qui hoach kinh tế- xó hội vựng phục vụ; mức độ cạnh tranh và vị thế cạnh tranh của DN; mục tiờu và cỏc nguồn lực;…

C, Lựa chọn cỏc loại hỡnh bỏn lẻ phự hợp

Kinh doanh thương mại bán lẻ diễn ra ở các loại hình kinh doanh Loại hình kinh doanh thương mại bán lẻ là tập hợp các đơn vị kinh doanh thương mại bán lẻ cung cấp phối thức hàng hoá và trình độ dịch vụ như nhau Như vậy, mỗi loại hình kinh

doanh thương mại bán lẻ khác nhau về phối thức hàng hoá kinh doanh và về trình

độ dịch vụ Việc lựa chọn loại hình kinh doanh thương mại bán lẻ là một trong những quyết định chiến lược thị trường, có nghĩa, xác định loại hình kinh doanh là nội dung của marketing mục tiêu trong các doanh nghiệp thương mại bán lẻ Chính vì vậy cần phải nắm vững những đặc điểm của từng loại hình để từ đó xác định loại hình chính xác cho từng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thương mại bán lẻ

Các loại hình kinh doanh thương mại bán lẻ khá phong phú Có thể tập hợp các loại hình này theo một số tiêu thức như sau

Ngày đăng: 22/03/2016, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w