1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp phát triển thị trường khí tại PV GAS

68 590 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Có đến 90% lượng khí thu gom vào bờ qua các hệ thốngđường ống được cung cấp cho các nhà máy điện, 6% cung cấp cho các nhà máyđạm và 4% cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.Việc sử dụn

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Tác giả xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân, có sự hỗ

trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Các nội dung nghiên

cứu và kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa từng được công bố trongbất cứ công trình nghiên cứu nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ choviệc phân tích, nhận xét, đánh giá được nêu trong chuyên đề thực tập là trung thực

và có trích dẫn nguồn Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tác giả xin hoàntoàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả đề tài thực tập của mình

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Mai Thị Phương Anh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.Nguyễn Tiến

Dũng bởi sự hỗ trợ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy cùng những định hướng đúng đắn

giúp tác giả hoàn thành tốt đề tài này Tác giả chúc thầy cùng gia đình mạnh khỏe,chúc thầy thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy và nghiên cứu

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Kếhoạch và Phát triển đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện đềtài

Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, đề tài khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến từ các thầy cô

để đề án được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

Mai Thị Phương Anh

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành Công nghiệp khí ViệtNam đã không ngừng lớn mạnh, tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế đất nước vàđóng góp đáng kể cho việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Tháng 5/1995, khi dòng khí đầu tiên được đưa vào bờ, mở đầu cho sự hìnhthành và phát triển ngành công nghiệp khí ở nước ta, đồng thời mở ra một chươngmới cho ngành dầu khí Việt Nam Kể từ đó, ngành công nghiệp khí không ngừnglớn mạnh, trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu của quốc gia Hiện nay, sảnlượng khí tự nhiên khai thác đạt từ 8,8-9 tỉ/m3/ năm, đảm bảo được nguồn nguyênliệu, nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất trên 40% tổng sản lượng điện quốc gia, 70%sản lượng đạm cả nước, lượng khí hóa lỏng LPG mỗi năm cung cấp cho thị trườngtrong và ngoài nước trên 1 triệu tấn, đáp ứng hơn 70% nhu cầu LPG của cả nước.Trong đó, sản xuất điện được đánh giá là yếu tố chủ chốt cho sự tăng trưởng củangành công nghiệp khí Có đến 90% lượng khí thu gom vào bờ qua các hệ thốngđường ống được cung cấp cho các nhà máy điện, 6% cung cấp cho các nhà máyđạm và 4% cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.Việc sử dụng khí thay thếcho các nguyên liệu truyền thống để sản xuất điện giúp ngành điện tiết kiệm hàngchục tỉ USD mỗi năm và góp phần lớn vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường

Qua đó cho thấy đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp khí đối với sựphát triển kinh tế đất nước Công nghiệp khí là một ngành công nghiệp năng lượng

có khả năng thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác, không riêng gì điệnđạm mà tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội đều càn đến năng lượng cho sự phát triểnđều cần đến nguồn khí.Mục tiêu năm 2015, sản lượng công nghiệp khí khai tháctrong nước của Việt Nam phấn đấu đạt 14 tỷ m3/năm, đến năm 2025 đạt mức 19-20

tỷ m3/năm Cùng với đẩy mạnh sản xuất khí trong nước, Việt Nam sẽ tiến tới nhậpkhấu khí, hội nhập mạnh mẽ thị trường khí khu vực và thế giới

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, quy mô dân số đạt 90,7 triệungười năm 2014 đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới; tốc

độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,98% năm 2014, dự báo năm 2015 là 6,2 % Chính vìvậy mà mức tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh và đặc biệt

Trang 7

năng lượng khí là ngành được chú trọng đầu tư phát triển trong dài hạn Theo dựbáo của Viện nghiên cứu Châu Á ( The National Bureau of Asian Research ), thờigian tới là kỷ nguyên vàng cho ngành năng lượng sử dụng khí Thị trường khí ViệtNam được xác định là thị trường đầy tiềm năng, sẽ phát triển tăng tốc và bền vữnglâu dài.

Tuy nhiên, Thị trường khí Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong quátrình phát triển Ngành công nghiệp khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trình độkhoa học công nghệ hiện đại, tính quốc tế hóa rộng, tính đặc thù riêng của ngành trong khi ngành khí nước ta còn non trẻ, kinh nghiệm tổ chức quản lý còn chưanhiều Đây là thách thức lớn đối với ngành Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm rađịnh hướng, giải pháp phát triển thị trường khí Việt Nam sao cho đủ sức cạnh tranhtrong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế là một việc vô cùng cần thiết trong giaiđoạn hiện nay

Để góp một phần công sức vào việc tìm ra hướng phát triển cho thị trườngkhí, tôi đưa ra đề tài nghiên cứu: " Giải pháp phát triển thị trường tại Tổng công ty

CP Khí Việt Nam PV GAS" Đề tài sẽ nếu rõ thực trạng phát triển ngành khí hiệnnay, các hoạt động kinh doanh thương mại khí tại PV Gas Trên cơ sở lý luận chung

về ngành cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới,

để đưa ra chính sách và giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển của ViệtNam

2. Mục đích nghiên cứu

- Mục đích chính: Định hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triểnthị trường khí đối với Tổng công ty khí Việt Nam PV Gas trong bối cảnh ViệtNam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

- Mục tiêu cụ thể:

• Hệ thống hóa các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường khí

• Phân tích sự phát triển ngành khí ở các quốc gia trong khu vực và trên thếgiới; rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

• Phân tích thực trạng, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trongquá trình phát triển của thị trường khí tại PV Gas

• Đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp thiết thực có thể giải quyết các vấn đềbất cập của thị trường khí hiện nay

Trang 8

- Đối tượng nghiên cứu: Thị trường khí Việt Nam và hoạt động kinh doanhthương mại khí tại PV Gas trên cả 3 lĩnh vực: thượng nguồn, trung nguồn và hạnguồn dưới góc độ kinh tế phát triển.

- Phạm vi nghiên cứu:

• Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của thị trường khí qua các thời

kỳ, tập trung nghiên cứu từ năm 2009 đến nay

• Không gian: Cả trong nước và nước ngoài

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và dự báo

- Nghiên cứu tài liệu trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp là sách, báo, tạp chí vàwebsites chuyên ngành dầu khí ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn tàiliệu của Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch, Vụ Năng lượng, Vụ Xuất nhập khẩu),Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Thăm dò khaithác, Ban Phát triển thị trường, Ban Khí Điện, Ban Chế biến dầu khí) về cácchính sách, Quyết định, đề án nghiên cứu khoa học…

5. Những đóng góp mới dự kiến của đề tài

- Từ việc nghiên cứu tình hình phát triển thị trường khí của một số nước, rút rakinh nghiệm cho Việt Nam

- Làm rõ thực trạng phát triển thị trường khí Việt Nam; chỉ ra được những thànhtựu và hạn chế trong quá trình phát triển thị trường khí Việt Nam

- Đưa ra các phương hướng, chính sách và đề xuất các giải pháp phát triển thịtrường khí phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay

6. Kết cấu chính của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảngbiểu, sơ đồ, ký tự viết tắt, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương,bao gồm:

Chương 1: Lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường.

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường khí tại PV Gas.

Chương 3: Một sốs giải pháp phát triển thị trường khí.

Trang 9

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG

1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Khái niệm thị trường

Thị trường là phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hóa, là một khâucủa quá trình tái sản xuất, được mở rộng cùng với sự mở rộng của sản xuất và lưuthông hàng hóa

Theo C Mác thì hàng hóa sản xuất ra không phải để riêng cho nhà sản xuấttiêu dùng mà nó phải được đem bán và nơi bán là thị trường Nhưng chúng ta khôngnên quan niệm thị trường là cái chợ hay một của hàng mà" thị trường là tổng số nhucầu về một loại hàng hóa, là nơi thực hiện giá trị của hàng hóa và là nơi diễn ra cáchoạt động mua bán trao đổi hàng hóa" Trong đó, giá cả hàng hóa do thị trườngquyết định và hàng hóa có thể là để tiêu dùng hoặc là đầu vào của quá trình sản xuấtkhác Thị trường tồn tại 2 yếu tố là cung và cầu, điểm giao thoa gặp gỡ giữa ngườimua và người bán gọi là thị trường Hay nói cách khác, thị trường là biểu hiện củaquá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá vàdịch vụ cũng như các quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng,mẫu mã của hàng hoá Đó chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầucủa từng loại hàng hoá cụ thể

Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản

lý kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta không ngừng tăngtrưởng với tốc độ khá cao và cùng với đó là nhu cầu không ngừng tăng lên và cónhiều thay đổi Nó tạo ra một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp, tuy nhiênthị trường cũng là một thực thể khách quan, nó tồn tại ngoài ý muốn của bất kỳdoanh nghiệp nào và vận hành theo đúng quy luật nội tại của nó Do đó, để thànhcông trong hoạt động kinh doanh , nắm bắt được những cơ hội của thị trường thìdoanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường về mặt lý luận và phát triển nó trong thựctiễn một cách khách quan Cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội,các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều những khái niệm về thị trường khác nhau

- Quan điểm cổ điển: Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa mà ở đó

có 3 đối tường là người bán, người mua và hàng hóa

Trang 10

- Quan điểm hiện đại: Thị trường được coi là tổng hòa của các mối quan hệ giữangười mua và người bán, là tổng hợp số cung và cầu về một hoặc một số loại hànghóa nào đó Nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành vi mua bán hàng hóathông qua giá cả và các phương thức thanh toán nhằm giải quyết mâu thuẫn về mặtlợi ích của các thành viên tham gia thị trường.

Vậy nên, điều kiện cần và đủ để có được thị trường đó là:

• Đối tượng trao đổi: sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ

• Đối tượng tham gia trao đổi : bên bán và bên mua

• Điều kiện thực hiện trao đổi : khả năng thanh toán

Như vậy, điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là tìm ra nơi trao đổi, tìm ranhu cầu và khả năng thanh toán của các sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất dự địnhcung ứng hay không Còn đối với người tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so sánhnhững sản phẩm dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng thoả mãn đúng yêu cầu và thíchhợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu

Việc nghiên cứu thị trường đặc thù cho từng ngành hay nhóm hàng hóa nào

đó là quan trọng và rất cần thiết cho việc hoạch định chính sách chiến lược để manglại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

1.1.2. Các yếu tố cần có của thị trường

Cầu thị trường: Là tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ mà mọi người sẵn sàng

và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định Cầu thịtrường là tổng hợp các cầu cá nhân Cầu là nhu cầu nhưng bị giới hạn bởi khả năngthanh toán tại một thời kỳ cụ thể

Cung thị trường: cũng bao gồm 2 yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn sẵnsàng bán hàng hóa, dịch vụ của người bán Khi nói đến cung về bất kỳ hàng hóa haydịch vụ nào cũng cần nói đến bối cảnh không gian và thời gian cụ thể, vì đó lànhững nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cung Lượng cung là lượng hàng hóa,dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thờigian nhất định Cung thị trường là tổng hợp các cung của người bán

Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Sự tương tácgiữa người mua với người bán sẽ hình thành nên giá cả của thị trường Đây là một

Trang 11

đại lượng biến động do sự tương ứng biến động của cung và cầu trên thị trường củatừng loại hàng hóa, ở từng địa điểm và thời gian cụ thể.

Cạnh tranh: là sự ganh đua giữa các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt độngkinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trường tiêu thụ nhằm thu lợinhuận.Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh sẽ bình quân hóa các giá trị cá biệt đểhình thành nên giá cả chung, cạnh tranh sẽ diễn ra liên tục và là động lực để thúcđẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và pháttriển

1.1.3. Phân loại thị trường

Có thể phân loại thị trường theo nhiều cách khác nhau:

• Phân loại theo mức độ cạnh tranh:

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Trên thị trường có rất nhiều người mua vàngười bán một loại sản phẩm hàng hóa, cho nên giá cả hàng hóa là do thị trườngquyết định, doanh nghiệp không được phép đặt giá mà phải chấp nhận giá chungcủa thị trường Trên thực tế không tồn tại thị trường này do luôn tồn tại các thất bạithị trường như độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin không hoànhảo, sự bất ổn của nền kinh tế

Thị trường cạnh tranh độc quyền: gồm nhiều người mua và người bán nhưnggiá cả thị trường không đồng nhất, doanh nghiệp có quyền định giá khác nhau tùytheo sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ của mình so với thị trường

Thị trường độc quyền: Chỉ có môt người bán một loại hàng hóa Giá cả thịtrường do nhà độc quyền định đoạt

• Căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp:

Thị trường đầu vào: là thị trường cung cấp đâu vào cho sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp bao gồm thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thịtrường vốn các thị trường này bảo đảm cho nguồn cung đầu vào của doanhnghiệp, khi thị trường đầu vào ổn định thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong sản xuấtkinh doanh

Trang 12

Thị trường đầu ra: là thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra.Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định

và tổ chức thực hiện các chiến lược và sách lược cụ thể trong sản xuất kinh doanh

1.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

1.2.1. Khái niệm phát triển thị trường

Bản chất của phát triển thị trường là sự mở rộng mối quan hệ giữa kháchhàng và doanh nghiệp Phát triển thị trường theo phạm vi nền kinh tế là quá trình

mà bên cung sẽ gặp được nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hơn và bêncầu sẽ tiếp xúc được với nhiều sản phẩm từ các nguồn cung khác nhau

Phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp ngoài việc đưa các sảnphẩm hiện có vào bán trên thị trường mới, nó còn bao gồm cả việc khai thác tốt thịtrường hiện tại, nghiên cứu, dự báo thị trường để đưa ra các sản phẩm mới để đápứng nhu cầu

1.2.2. Vai trò của công tác phát triển thị trường

Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, các doanh nghiệp đạt đượcmục tiêu về lợi nhuận Thị trường càng lớn thì hàng hóa tiêu thụ càng nhiều, thịtrường càng hẹp thì doanh nghiệp sẽ dần bị suy thoái và khó có thể đứng vững Đốivới doanh nghiệp, thị trường luôn ở vị trí trung tâm, thị trường vừa là mục tiêuhướng đến đồng thời cũng là môi trường hoạt động của doanh nghiệp Nhìn vào thịtrường sẽ thấy được tốc độ, mức tham gia vào thị trường của doanh nghiệp cũngnhư quy mô sản xuất kinh doanh

Thị trường quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp Vì mục đích của nhà sảnxuất là thu lại lợi nhuận thông qua việc bán, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ

mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh cái mà doanh nghiệp có sẵn Vậynên , cần xác định nhu cầu của khách hàng qua các yếu tố của thị trường Muốn giatăng lợi nhuận thì cách tốt nhất là doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, tạo ranguồn cung đủ đáp ứng và thu hút khách hàng tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm của

họ Hoạt động mở rộng thị trường được thực hiện theo 2 hướng đó là: mở rộng theochiều rộng và mở rộng theo chiều sâu

Khi mở rộng thị trường nghĩa là doanh nghiệp đang từng bước phát triển ổnđịnh, khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế

Trang 13

giới Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay, doanh nghiệpphải đối mặt với nhiều đối thủ lớn trong nước cũng như thế giới.

Do vậy mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện tốt công tác phát triển thịtrường, huy động mọi tiềm lực để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường một cách hiệuquả

1.2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thị trường

1.2.3.1. Nội dung

Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệpnhằm nâng cao lợi nhuận, mở rộng thị phần, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, nângcao uy tín doanh nghiệp Từ đó, phát triển thị trường khi nhìn nhận trên góc độhình thức thì được chia làm 2 hướng:

Phát triển thị trường theo chiều rộng: nghĩa là mở rộng thị trường theo phạm

vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán

ra, tăng số lượng khách hàng Phát triển thị trường theo chiều rộng là doanhnghiệp cần tăng quy mô sản xuất, tăng khối lượng cung ứng sản phẩm ra thịtrường, tăng chủng loại sản phẩm sản xuất và cung ứng Phát triển thị trườngtheo chiều rộng thường làm tăng doanh thu bán hàng nhưng chưa chắc hiệu quảkinh tế đã tăng lên Bởi vậy, để đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình, doanhnghiệp phải tính đến phát triển thị trường theo chiều sâu

Phát triển thị trường theo chiều sâu: là phát triển thị trường về mặt chất lượng,

có hiệu quả so với chính bản thân doanh nghiệp trong từng giai đoạn Doanhnghiệp cần phải phát triển các sản phẩm mới , có chất lượng cao, tỷ suất lợinhuận cao; tăng cường chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả lao động, giảmchi phí, v.v Phát triển thị trường theo chiều sâu làm doanh số bán ra củadoanh nghiệp tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, tăngthị phần cả về giá trị và tỷ trọng trong ngành, nâng cao uy tín, vị thế trong cạnhtranh, nâng cao độ thỏa dụng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá

Thước đo theo chiều rộng:

Phạm vi lãnh thổ tiêu dùng: Quy mô địa bàn sử dụng sản phẩm dịch vụ làthước đo đánh giá mức độ phát triển của công ty Quy mô càng lớn, tức là lượng

Trang 14

tiêu dùng sản phẩm càng tăng lên đồng nghĩa với việc doanh thu từ hoạt động sảnxuất sẽ tăng lên, nó phụ thuộc vào các tiêu chí:

- Số lượng các loại sản phẩm khí phục vụ thị trường

- Quy mô sản xuất

- Số khu vực, đơn vị tiêu dùng sản phẩm khí

- Số lượng các mỏ khí được tìm kiếm và đưa vào khai thác

Thước đo theo chiều sâu:

Chỉ tiêu định lượng:

- Doanh thu tiêu thụ: Q= Qi x Pi ( tỷ đồng)

Q i : Khối lượng sản phẩm i tiêu thụ.

P i : Đơn giá sản phẩm i được tiêu thụ.

- Mức tăng doanh thu: ∆Q= Qt – Q0

Q t : doanh thu kỳ nghiên cứu.

Q 0 : doanh thu kỳ gốc.

- Thị phần của doanh nghiệp = ( %)

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm = (%)

là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm i

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = (%)

Các chỉ tiêu định tính thường được xác định bằng phương pháp thăm dò,phỏng vấn, điều tra, chấm điểm v.v

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 15

Phát triển thi trường là yếu tố cần thiết để có thể phát triển doanh nghiệp và

nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nó vừa phụ thuộc lớn vào yếu tố nội lực của doanhnghiệp, đồng thời phụ thuộc vào tác động từ các nhân tố khác quan bên ngoài Cầnphân tích tác động của các nhân tố nhằm xác định đâu là nhân tố cơ bản, có ảnhhưởng quyết định đến quá trình phát triển thị trường doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên trong

- Nguồn nhân lực:

Con người là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi hoạt động của bất kỳ doanhnghiệp nào Nguồn nhân lực chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanhnghiệp, họ là những người quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Yếu tốnày chính là một thành phần cấu thành nên chi phí lao động, đồng thơi cũng quyếtđịnh chi phí lao động vật hóa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao sẽ là cơ sởđảm bảo chất lượng sản phẩm và gia tăng năng suất lao động Chính vì vậy mà đểcso thể cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường thì yếu tố cần coi trọng hàngđầu luôn là chất lượng nguồn nhân lực Cần chú trọng đề cao, bồi dưỡng, chuyênmôn hóa trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp

- Nguồn lực tài chính:

Để đánh giá quy mô doanh nghiệp, yếu tố hàng đầu luôn là tiềm lực tài chínhcủa nó Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ đầu tư trang thiết bị, máy móc,dây chuyền sản xuất cho tới các hoạt động vận chuyển , phân phối, v.v đều đượctính toán dựa trên nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có Hay nói cách khác đó lànguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp mà hùng mạnh thì doanh nghiệp sẽ thuân lợitrong việc phát triển do có tiền để chi mua trang thiết bị dây chuyền công nghệ hiệnđại, đảm bảo được chất lượng sản phẩm kinh doanh, đảm bảo về giá, nâng cao sứccạnh tranh của doanh nghiệp

- Nguồn lực cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật:

Thực trạng cơ sở hạ tầng , trang thiết bị , máy móc, và công nghệ của doanhnghiệp ảnh hưởng lớn tới qua trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Trong quá trình mở cửa hội nhập của đất nước,

Trang 16

đảm bảo về chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá thành, để có đuộc điều đó, doanhnghiệp phải không ngừng tiên tiến hóa hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuậtcũng như nâng cao trình độ khoa học công nghệ của mình.

1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

- Môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội

Môi trường kinh tế có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Để doanh nghiệp có thể thuận lợi phát triển , cần có một môi trường kinh tế

ổn định, kiềm chế được làm phát Đồng thời, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởngnhanh, bền vững sẽ kéo theo sự phát triển cả doanh nghiệp Bên cạnh đó, số lượngcác doanh nghiệp tham gia vào thị trường cũng tăng lên, có sự cạnh tranh lớn hơn,đây vừa sẽ là động lực vừa là thách thức đặt ra cho doanh nghiệp

Các nhân tố về lãi suất vốn vay ngân hàng, tỷ giá hối đoái, tiền công v.v.cũng tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh , khẳ năng phát triển thịtrường của các doanh nghiệp

- Môi trường khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là nhân tố tác động tới sự tăng trưởng bền vững Đốivới Việt Nam, trình độ công nghệ của nền kinh tế nó chung và của ngành côngnghiệp nói riêng còn rất thấp Các quốc gia đang phát triển có xu hướng nhập khẩu,nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển Khoa học công nghệ mới sẽ tạo

ra hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất mới hiện đại hơn, là động lực lớn dể daonhnghiệp vươn lên nâng cao khả năng cạnh tranh Đặc biệt, đối với lĩnh vực côngnghiệp khí, yếu tố công nghệ nắm vai trò quyết định , có nguồn tài nguyên nhưngkhông có công nghệ hiện đại thì không thể sản xuất được Chính vì vậy mà yếu tốcông nghệ sẽ tác

- Các chính sách quản lý và hỗ trợ của Nhà nước

Các thể chế, quan điểm chính trị của các quốc gia sẽ tạo ra sự ổn định vềchính trị, lành mạnh hóa xã hội và tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho sự pháttriển ủa các doanh nghiệp

Đặc biệt đối với ngành Khí- là ngành có ảnh hưởng mạnh tới an ninh nănglượng, an ninh kinh tế của đất nước thì những chủ trương, định hướng, chiến lược

Trang 17

phát triển của Nhà Nước sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và là kim chỉ nam cho quá trìnhphát triển.

- Môi trường cạnh tranh

Các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào đều quan tâ tới môi trường cạnhtranh Cần phân tích, phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành

Theo MiChael Porter, các công ty đều quan tâm tới 5 lực lượng cạnh tranh,

đó là:

Hình 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.

Khi các lực lượng trong 5 lực lượng trên ngày càng mạnh lên thì sẽ hạn chếkhả năng cho các doanh nghiệp tăng giá cả và thu được lợi nhuận Ngược lại, khiđối thủ cạnh tranh yếu thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận

Vậy nên, cần có những nghiên cứu kỹ càng về các nhân tố kể trên để có thểđánh giá và đưa ra những giải pháp sát thực nhằm phát triển thị trường cho danhnghiệp

Những ngườimuốn vào mới

Áp lực của nhà

cung ứng

Áp lực của ngườimua

Doanh nghiệp vàcác đối thủ hiện tại

Sản phẩm và dịch

vụ thay thế

Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÍ TẠI PV

GAS 2.1 TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ VIỆT NAM PV GAS

Tổng công ty Cổ phần Khí Việt Nam PV Gas là Tổng công ty hàng đầu củaTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, chịu trách nhiệm về các hoạt động trong lĩnhvực thu gom, vận chuyển, chế biến , tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sảnphẩm khí trên phạm vi toàn quốc và tham gia thị trường quốc tế

Tổng công ty Cổ phần khí Việt Nam PV Gas hiện là một điển hình cống hiếncủa ngành công nghiệp khí Việt Nam, tham gia đảm bảo an ninh năng lượng, lươngthực quốc gia, cũng như phát triển kinh tế xã hội Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chínhphủ, các bộ, ban ngành Trung ương và Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PV Gas đã biếngiấc mơ khí thành hiện thực, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu của ngành côngnghiệp Khí Việt Nam

2.1.1. Thành lập, phát triển và cơ cấu tổ chức của PV Gas

2.1.1.1. Thành lập và phát triển

Ngày 20 tháng 9 năm 1990, PV Gas được thành lập trên cơ sở Ban quản lý côngtrình Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban khí đốt, có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển,tàng trữ, kinh doanh khí và sản phẩm khí Ngay sau khi thành lập, PV Gas nhanhchóng tổ chức triển khai hệ thống khí Bạch Hổ- hệ thống khí đầu tiên của ngànhcông nghiệp khí Việt Nam

- Ngày 17- 11-2006, PV Gas được chuyển đổi thành công ty TNHH một thànhviên Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí

- Ngày 18-7-2007, Tổng công ty khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chứclại công ty THHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm khí và một

số đơn vị kinh doanh khí thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam

- Ngày 16-5-2011, PV Gas chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần

- Tính đến thời điểm hiện tại, PV Gas có sáu công ty thành viên, trong đó có bacông ty chịu sự kiểm soát của PV Gas PV Gas hiện đang phân phối các sảnphẩm của mình thông qua các công ty này

-Hình 2.1: Các công ty thành viên của PV Gas

Trang 19

Tổng công ty Khí Việt Nam- CTCP

Công ty cổ phần bọc ống Việt NamCTCP phân phối thấp áp dầu khí VNCTCP sản xuất ống thép dầu khí VNCTCP kinh doanh khí hóa lỏng miền BắcCTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam(Nguồn: PV Gas)CTCP phát triển Gas đô thị

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Mặc dù đã được niêm yết từ năm 2011, PV Gas trên thực tế vẫn chịu sự kiểmsoát của Chính Phủ - đại diện bởi PetroVietnam với 96,72% cổ phần sở hữu Hiệntại chỉ có 3,28% cổ phiếu tự do giao dịch được nắm giữ bởi các nhà đầu tư trongnước và nước ngoài Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đã gia tăng trongvới khối ngoại mua ròng liên tiếp dẫn đến tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tăng lên gầngấp đôi từ 1,39% trong năm 2012 lên 2,68% tại thời điểm 5.5.2014 Các đầu tư nướcngoài chủ chốt bao gồm J.P.Morgan Asset Management (Singapore), Norges BankInvestment Mangement, Korea IM, Schorder IM, Mirae Assets Global Investment

Goldman Sachs Asset anagement (US) cũng đã bắt đầu mua vào 1 triệu cổ phiếu

PV Gas trong đầu năm 2014 Từ 2012 đến đầu năm 2013, đã có vài hoạt động thẩmđịnh doanh nghiệp (due diligence) được thực hiện nhưng PetroVietnam vẫn chưathành công trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược

Trang 20

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông của PV Gas

2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính của PV Gas

2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động

- Thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến khí và sản phẩm khí;

Phân phối, kinh doanh khí và các sản phẩm khí khô, khí thiên nhiên hóa lỏng(LNG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí ngưng tụ(condensate); kinh doanh vật tư, thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực chế biến và sửdụng khí và các sản phẩm khí; kinh doanh dịch vụ cảng, kho, bãi;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống phân phối sản phẩm khí khô, khí lỏng;

- Phân phối LPG từ các nhà máy lọc hóa dầu và các nguồn khác của PVN;

- Tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành,bảo dưỡng, sửa chữa các công trình, dự án khí và liên quan đến khí;

- Nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khí, thiết kế, cải tạo công trình khí;

- Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực khí, cải tạo bảo dưỡng sửa chữa động cơ,lắp đặt thiết bị chuyển đổi cho phương tiện giao thông vận tải và nông, lâm, ngưnghiệp sử dụng nhiên liệu khí; dịch vụ vận tải của các phương tiện có sử dụngnhiên liệu khí;

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm khí khô, khí LNG, CNG, LPG, condensate;

- Nhập khẩu vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ ngành khí;

- Tham gia đầu tư các dự án khí thượng nguồn;

- Đầu tư tài chính, mua bán doanh nghiệp khí trong và ngoài nước;

- Đầu tư mua, bán, chuyển nhượng, đàm phán, ký các hợp đồng, dự án, tài sản,công trình khí

Trang 21

- Tư vấn thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình khí.

- Đầu tư tài chính

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò

PV Gas được Chính phủ và PVN giao phó những nhiệm vụ chính là thu gom,vận chuyển, tàng trữ, chế biến và kinh doanh khí trên phạm vi cả nước, tập trungvào mục tiêu: Xây dựng PV Gas trở thành doanh nghiệp hàng đầu về quy mô sảnxuất kinh doanh, sức cạnh tranh trong lĩnh vực khí và phát triển sản phâm hóa từkhí PV Gas hoạt động cả trong và ngoài nước, cung cấp tối đa khí, sản phẩm khícho các nhà máy điện, nhà máy đạm, sản xuất công nghiệp Trong suốt 25 nămqua, PV Gas đã luôn đi theo đúng định hướng ấy và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụcủa mình

Trong công tác thu gom, chế biến, vận chuyển, xử lý, phân phối khí, PVGAS liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao về sản lượng, doanh thu,nộp ngân sách, lợi nhuận Kể từ năm 1995 đến tháng 9/2015, PV GAS đã cung cấpcho thị trường trên 98 tỷ m3 khí khô, khoảng 9,8 triệu tấn LPG và khoảng 1,6 triệutấn Condensate Với việc quản lý và vận hành an toàn, liên tục các hệ thống thugom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến và phân phối khí từ các bể Cửu Long, NamCôn Sơn (ở khu vực Đông Nam bộ), Malay – Thổ Chu (khu vực Tây Nam bộ), bểSông Hồng (khu vực Bắc Bộ), hiện nay mỗi năm PV Gas cung cấp khí để sản xuấtkhoảng 35% sản lượng điện, 70% nhu cầu phân đạm và duy trì khoảng 70% thịphần LPG trong nước phục vụ các ngành công nghiệp và dân dụng của cả nước

Không chỉ dừng lại với nguồn khí đầu vào là các mỏ trong nước, PV Gas cònquan tâm phát triển nhập khẩu khí và các sản phẩm khí từ nước ngoài để đáp ứngnhu cầu trong nước, chủ động trước tương lai gần khi nguồn cung khí nội địa không

đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường PV Gas cũng chuẩn bị nhậpkhẩu LNG - một sản phẩm khí khác được làm lạnh để hóa lỏng đang được sử dụng

Trang 22

khá phổ biến trên thế giới (đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc), mang lại nhiều lợi íchcho người tiêu dùng, bù đắp cho sự suy giảm sản lượng khí nội địa.

Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh khí, lĩnh vực dịch vụ cũng góp phầnđáng kể vào thành tựu của PV Gas PV Gas đã phát triển mạnh một số dịch vụ nhưvận chuyển khí, tàng trữ, vận chuyển condensate, bảo dưỡng sửa chữa nhiều côngtrình khí, sản xuất ống thép và bọc ống cho hoạt động dầu khí Trong quá trìnhthực hiện các hợp đồng dịch vụ vận chuyển khí và sản phẩm lỏng, PV Gas luôn đápứng yêu cầu của bên thuê (các chủ mỏ), mặc dù đây là những nhà đầu tư nước ngoàikhó tính, yêu cầu cao, đòi hỏi tính chuyên nghiệp Hàng năm, PV Gas vận chuyểntrên 100.000 tấn Condensate và gần 7 tỷ m3 khí Nam Côn Sơn, tương ứng doanhthu bình quân 2.500 tỷ đồng Về lĩnh vực sản xuất ống thép dầu khí và bọc ống, PVGas trở thành đơn vị bọc ống có thương hiệu trong khu vực và thực hiện hầu hết các

dự án có liên quan đến bọc ống trong ngành Dầu khí Việt Nam, sản xuất ống thépcho một số dự án/chủ đầu tư khác trong và ngoài ngành với nhà máy sản xuất ốngthép có công suất 100.000 tấn/ca/năm Với công suất nhà máy này, PV Gas hoàntoàn có thể đáp ứng 100% nhu cầu ống thép và bọc ống dầu khí cho thị trường ViệtNam với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, sẵn sàng mở rộng ra thị trường trong khuvực

2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của PV Gas

Hiện nay, PV GAS đã xây dựng được đội ngũ CB-CNV có trình độ kỹ thuật,quản lý, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triểnngành khí có quy chuẩn quốc tế Với 56% tổng số CB-CNV có trình độ từ đại họctrở lên (8 tiến sỹ, 165 thạc sỹ, 1.805 có một đến nhiều bằng đại học), đội ngũCBCNV của PV GAS đã nắm bắt và làm chủ được công nghệ và hệ thống thiết bịngành khí, thay thế được các chuyên gia nước ngoài, quản lý vận hành khai thác antoàn hệ thống công trình khí, không để xảy ra sự cố, tai nạn lớn nào làm thiệt hạiđến con người, tài sản và môi trường

2.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng của PV Gas

Trang 23

Hệ thống khí Cửu Long: thu gom, vận chuyển, xử lý và phân phối khí từ các

mỏ thuộc khu vực bể Cửu Long với công suất khoảng 2 tỉ m3/năm, bao gồm cáchạng mục sau:

- Đường ống ngoài khơi: hệ thống các đường ống thu gom khí đồng hành từ các

mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông/Phương Đông, Cá Ngừ Vàng, Sư Tử Vàng, Sư TửĐen về Dinh Cố với tổng chiều dài 243,5 km;

- Đường ống dẫn khí trên bờ Dinh Cố - Bà Rịa – Phú Mỹ dài 27 km;

- Đường ống dẫn khí trên bờ Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước dài 40km; 03đường ống dẫn sản phẩm lỏng từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến Kho cảng ThịVải, với mỗi đường ống dài 25km;

- Nhà máy xử lý khí Dinh Cố với công suất đầu vào khoảng 2 tỉ m3 khí ẩm/năm;

- Các trạm phân phối khí Dinh Cố, Bà Rịa, Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Hiệp Phước

Hệ thống khí Nam Côn Sơn: là công trình hợp tác kinh doanh, trong đó PV

Gas có 51% vốn góp, hiện do PV Gas điều hành Chức năng của dự án là thu gom,vận chuyển, xử lý và phân phối khí từ các mỏ thuộc khu vực bể Nam Côn sơn vớicông suất 7 tỉ m3/năm, bao gồm các hạng mục sau:

- Hệ thống đường ống dẫn khí ngoài khơi thu gom khí từ các mỏ Rồng Đôi/RồngĐôi trẻ - Lan Tây/Lan Đỏ về Long Hải với tổng chiều dài 428 km;

- Đường ống dẫn khí trên bờ Long Hải - Trạm Xử lý khí Dinh Cố - Trung tâmphân phối khí Phú Mỹ với chiều dài 37 km;

- Nhà máy xử lý khí NCSP – Dinh Cố, Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ

Hệ thống khí PM3 - Cà Mau: thu gom, vận chuyển, xử lý phân phối khí từ các mỏ

thuộc khu vực bể PM3_CAA với công suất 2 tỉ m3/năm, bao gồm các hạng mụcsau:

- Đường ống ngoài khơi dài 300 km

- Đường ống trên bờ dài 30 km

- Các trạm phân phối khí

Hệ thống kho chứa condensate, LPG, trạm nạp LPG, CNG:

- Hệ thống bồn chứa condensate: 2.000 m3 tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố;13.000 m3 chứa condensate Cửu Long và 33.000 m3 chứa condensate NamCôn Sơn tại kho cảng Thị Vải

Trang 24

- Hệ thống kho chứa LPG với 9 kho chứa có tổng sức chứa 25.000 tấn (ThịVải, Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng); 01 kho thuê (kho nổi) sức chứa45.000 tấn.

- Hệ thống phân phối LPG: 27 trạm chiết nạp LPG (trong đó thuê ngoài 14 trạm);

274 tổng đại lý; 1700 đại lý cấp 2 & 3; 48 cửa hàng giới thiệu sản phẩm

- Hệ thống cung cấp CNG: 2 trạm nạp mẹ CNG với công suất 100 triệu m3/năm;

1 trạm con công suất 13,6 triệu m3/năm; 48 xe bồn vận chuyển với sức chứa20-40 feet/xe

- Hệ thống cầu cảng Thị Vải với 2 cầu cảng, công suất 20.000 DWT và 2.000DWT

2.1.6. Thị trường Khí và các sản phẩm khí của PV Gas

2.1.6.1. Khái niệm khí, thị trường khí

Khí được đề cập ở đây là khí thiên nhiên, được khai thác đôc lập từ các mỏkhí hoặc khí đồng hành được khai thác cùng với dầu thô từ các mỏ dầu Ngoài racòn có khí phi truyền thống như khí than ( coal bed methane-CBM), khí đá phiến( shale gas), khí trong các chặt xít( tight gas), băng cháy( gas hydrate)

Khí thiên nhiên có thể chứa đến 85% mêtan (CH4 ), khoảng 10% êtan ( C2H6)

và một lượng nhỏ hơn propan ( C3H8), butan ( C4H10), pentan ( C5H12) và các akankhác Khí thiên nhiên thường được tìm thấy trong các mỏ dầu ở trong mỏ Trái Đất,được khai thác và tinh lọc thành nhiên liệu cung cấp cho khoảng 25% nguồn cungnăng lượng cho toàn thế giới

Thị trường khí là nơi diễn ra các giao dịch kinh doanh thương mại khí Thịtrường khí có các đặc điểm chung của thị trường như các bên tham gia, quá trìnhmua bán, điều kiện trao đổi

Tổng nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên năm 2013 đạt 9.46 bcm, tăng 11% so vớinăm 2012 Tiêu thụ khí đốt tự nhiên được dự báo chủ yếu dựa trên nhu cầu từ sảnxuất điện, phân bón Hiện nay, Việt Nam có hai nhà sản xuất phân bón, Phú Mỹ vànhà máy Cà Mau Mỗi nhà máy tiêu thụ trung bình khoảng 0,5 bcm khí để sản xuất

ra 1,5 triệu tấn urê

Biểu đồ 2.3: ước tính tiêu thụ khí tự nhiên tới năm 2025.

Trang 25

Nếu sản xuất urê ổn định nghĩa là nhà máy phân bón sẽ tiêu thụ khoảng 1,1

tỷ m3 khí mỗi năm, chiếm trung bình 6% tổng nhu cầu Các nguồn tiêu thụ khácnhư khí thấp áp cho công nghiệp, CNG và LPG sản xuất góp phần một lượng 1,7-3,0 tỷ m3, chiếm 7-16% trong tổng cầu Về dự báo nhu cầu điện, dựa trên Quyhoạch điện lần VI của Việt Nam, các trạm phát điện sẽ đạt công suất 97.424 MWvào năm 2025, dẫn đến nhu cầu khí đốt 17,1 tỷ m3 trong năm 2025, tăng 90% so vớinăm 2012 Như vậy, nhu cầu khí tự nhiên của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởngCAGR 4,5% trong giai đoạn 2014-2025 trong khi đó sản xuất là -2%

Tóm lại, sự thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt sẽ tăng lên khi khoảng cáchgiữa cung và cầu được mở rộng Thiếu hụt sẽ tăng mạnh khi bể Cửu Long ngừngsản xuất Đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu 1,23 tỷ m3 khí đốt tự nhiên, năm nămsau đó con số này sẽ là 5,9 tỷ m3 Mỏ khí mới sẽ phải đi vào hoạt động kịp thời để

bù đắp cho các mỏ đang trên đà cạn kiệt Bất chấp sự phát triển các mỏ mới, nănglực sản xuất khí thiên nhiên trong nước dự kiến sẽ giảm nhanh chóng từ năm 2017,tiếp tục gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu Nhập khẩu LNG sẽ là cần thiết đểthu hẹp khoảng cách này

Biểu đồ 2.4: Cân bằng cung - cầu

Trang 26

2.1.6.2. Đặc điểm thị trường khí

Khí là sản phẩm hàng hóa có đặc tính kỹ thuật, điều kiện sản xuất, vậnchuyển, lưu trữ khác với các sản phẩm thông thường Vì vậy, thị trường khí cónhững đặc trưng riêng:

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa người bán, người mua và người vận chuyển Khí là loạisản phẩm có đặc tính khác biệt, nó không giống với các hàng hóa thông thường cóthể lưu trữ dài hạn trong kho Khí được sản xuất, vận chuyển, phân phối và tiêudùng một cách đồng thời, gắn bó mật thiết với nhau Nếu có rủi ro về nguồn cungcấp khí thì ngay lập tức ảnh hưởng tới các đơn vị tiêu thụ, ngược lại nếu bên muakhí ngưng tiêu thụ khí thì mỏ cũng bị ngưng khai thác

- Phải xác định được khách hàng tiêu thụ khí tiềm năng Các sản phẩm khí khác nhauđược cung cấp cho các khách hàng khác nhau và có đặc thù sử dụng riêng Khi khíđược khai thác từ mỏ tự nhiên, cần xác định trước các khách hàng tiêu thụ tiềm

Trang 27

năng để có thể tiêu thụ hết lượng khí khai thác theo hoạch định Hiện nay, các nhàmáy điện vẫn là khách hàng tiêu thụ khí lớn nhất.

- Hoạt động vận chuyển, phân phối khí có tính độc quyền cao Hệ thống đường ốngvận chuyển đóng vai trò quan trọng, chi phối quy mô sản lượng khai thác các mỏkhí tự nhiên, đồng thời khí và trữ lượng khí cũng tác động ngược trở lại- quyết địnhmức độ, quy mô của hệ thống đường ống.Vốn đầu tư xây xựng mạng lưới đườngống vận chuyển phân phối là rất lớn Chính vì vậy mà, nếu như có sự cạnh tranhgiữa các công ty vận chuyển thì chi phí xã hội bỏ ra là rất lớn và khó có thể tối đahóa chức năng vận chuyển của các đường ống do thị thần dịch vụ bị chia sẻ Đểtránh lãng phí nguồn lực thì chỉ nên có duy nhất 1 đơn vị là chủ đầu tư và vận hành

hệ thống vận chuyển, phân phối khí

- Chất lượng khí cần được đảm bảo trong các thỏa thuận Các nguồn khí khác nhau sẽ

có đặc tính kỹ thuật và thành phần chất lượng khác nhau Chính vì vậy mà bên báncần đảm bảo rằng chất lượng khí được ổn định trong suốt dự án Bên mua khí cần

có nhà xưởng, máy mọc, thiết bị có tiêu chẩn tốt, phù hợp với loại khí mua về

- Phạm vi giao dịch rộng Do khoảng cách từ nơi khai thác khí đến nơi sản xuất khíthường rất xa, hệ thống vận chuyển khí rộng Vậy nên, phạm vi giao dịch khí rộng

- Khai thác, lưu thông và tiêu thụ khí có rủi ro cao Nguồn cung khí tự nhiên đượckhai thác từ các mỏ, giếng sẽ có thể bị gián đoạn do chất lượng khí không đạt đượcnhư thỏa thuận ban đầu hoặc do sự biến động của thị trường về giá nguyên nhiênliệu, thiết bị công nghệ, trục trặc từ phía đơn vị tiêu thụ; các biến động tài chínhkhác như lạm phát, thuế, thiên tai khiến các bên liên quan phải thay đổi thỏathuận

2.1.6.3. Đặc điểm từng loại sản phẩm khí

- Khí khô: Là sản phẩm khí thu được từ khí thiên nhiên hay khí đồng hành sau khi đã

xử lý tách loại nước và cấc tạp chất cơ học, tách khí hóa lỏng (LNG) và condensatetại nhà máy xử lý khí, thành phần chủ yếu là methane (CH4) Khí khô được sử dụngrộng rãi trên thế giới làm nhiên liệu cho các nhà máy điện, sản xuất phân đạm, chếbiến hóa dầu và cung cấp cho khách hàng công nghiệp Khí khô là nhiên liệu sạch

và thân thiện với môi trường.So với dầu và thna đá thì khí khô cháy phát thải ra ít

CO2 và NOx , là các nhân tố chính gây ra sự nóng lên toàn cầu và mưa acid

- Khí dầu mỏ hóa lỏng( LPG): là một nhóm các loại khi Hydro-carbon, chủ yếu baogồm propane và butane phát sinh từ quá trình lọc dầu thô hoặc xử lý khí tự nhiên

Trang 28

LPG có thể được hóa lỏng khi nén lại mà không cần làm lạnh LPG được sử dụng

đa dạng trong công nghiệp cũng như dân dụng: Sử dụng làm nhiên liệu cho phươngtiện vận tải nhờ hiệu năng tốt hơn và thân thiện hơn với môi trường so với dieselhoặc xăng LPG được sử dụng làm chất làm lạnh, đầu vào cho công nghiệp hóachất, dùng để sưởi ấm, nhiên liệu nấu nướng

- Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG): là khí thiên nhiên được hóa lỏng khí làm lạnh sâu đến

âm 162o C sau khi đã loại bỏ các tạp chất LNG có thành phần chủ yếu là methane

Do chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn( 15o C, 1atm), LNG là sản phâm khí thuận tiện cho việc tồn chứa, vận chuyển từ nơi sản xuấtđến thị trường tiêu thụ trên thế giới Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, LNGđược sử dụng làm nhiên liệu cho giao thông vận tải: tàu biển, tàu hỏa và xe vận tảinặng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng củanhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, cácnước châu Âu và Bắc Mỹ Các nuốc xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới thuộc khuvực Trung Đông, Đông Nam Á ( Malaysia, Indonesia), Astrailia, Nga Khu vựcĐông Bắc Á là thị trường tiêu thụ LNG truyền thống với Nhật Bản là quốc gia nhậpkhấu LNG lớn nhất thế giới với sản lượng mỗi năm khoảng 80 triệu tấn

- Khí ngưng tụ (Condensate): là hỗn hợp hydrocarbon lỏng được tách ra từ khí đồnghành hoặc khí thiên nhiên trong quá trình khai thác, vận chuyển và xử lý khí.Condensate có thành phần tương tự phân đoạn nhẹ trong dầu thô và được sử dụng

để sản xuất các sản phẩm như xăng, dầu hỏa, diesel, fuel oil, hoặc làm dung môicông nghiệp

- Khí thiên nhiên nén (CNG) là khí thiên nhiên với thành phần chủ yếu là methane(CH4 ) được xử lý và nén ở áp suất cao ( từ 200-250 bar tại nhiệt độ môi trường), tạođiều kiện thuận lợi cho tồn trữ và vận chuyển do thể tích khí giảm xuống 200-250lần Cũng như khí tự nhiên, CNG là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường vìkhi sử dụng nhiên liệu này giúp giảm đến 20% lượng CO2, 30% lượng NOx, 70%lượng SOx so với các nhiêu liệu từ dầu.Khi sử dụng trong động cơ, CNG cũng giảmđến 50% lượng hydrocarbon thải ra so với động cơ xăng Do quá trình cháy xẩy rahoàn toàn, không gây đống cặn trong thiết bị đốt và bộ chế hòa khí của các phươngtiện nên CNG giúp nâng cao hiệu suất, kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng và tuổi thọmáy móc thiết bị Giá thành CNG rẻ hơn giá xăng khoảng 10%-30%và có tính ổn

Trang 29

định trong dài hạn so với giá sản phẩm dầu mỏ Do vậy, ngày nay CNG được sửdụng rộng rãi trên toàn thế giới làm nhiên liệu thay thế xăng dầu.

2.1.6.4. Tình hình tiêu thụ khí trên thị trường

- Sản xuất điện ( Power) : chiếm đến 90% nguồn khí khai thác

- Sản xuất phân bón ( Fertilizer) : chiếm 6%

- Sử dụng trong công nghiệp ( Indusstrial) : chiếm 4%

Biểu đồ 2.5: Phân khúc thị trường tiêu thụ khí Việt Nam hiện nay

Nguồn: PV Gas

Tổng nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên năm 2013 đạt 9.46 bcm, tăng 11% so vớinăm 2012 Tiêu thụ khí đốt tự nhiên được dự báo chủ yếu dựa trên nhu cầu từ sảnxuất điện, phân bón Hiện nay, Việt Nam có hai nhà sản xuất phân bón, Phú Mỹ vànhà máy Cà Mau Mỗi nhà máy tiêu thụ trung bình khoảng 0,5 bcm khí để sản xuất

ra 1,5 triệu tấn urê

2.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ KHÍ CỦA PV GAS GIAI

ĐOẠN 2009-2014

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của PV Gas giai đoạn 2009-2014

Với hệ thống các đơn vị thành viên hoạt động khăng khít các lĩnh vực trọngyếu của Tổng công ty PV Gas có kết quả kinh doanh rất ấn tượng kể cả trong giaiđoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua Doanh thu tăng trưởng cao trong năm 2010,

2011 lần lượt là 58% và 34% Lợi nhuận cũng tăng mạnh theo trong 2 năm này lầnlượt là 49% và 30% Biên lợi nhuận cũng được duy trì quanh 10% qua các năm.Tuy vậy, do PV Gas liên tục tăng vốn trong các năm trước khi lên sàn niêm yết nêncác hệ số sinh lời ROE, ROA và thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS giảm khá mạnh

Trang 30

Khả năng thanh toán của PV Gas được đảm bảo vững vàng qua các năm với

cơ cấu nguồn vốn hợp lý, an toàn

Bảng 2.1: Thông tin tài chính cơ bản từ năm 2009-2014.

1,162,485

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PV Gas giai đoạn 2009 – 2014)

2.2.2. Hiện trạng tiêu thụ các sản phẩm Khí của PV Gas

2.2.2.1. Khí khô

Hiện nay, với 3 hệ thống cung cấp khí (Cửu Long, Nam Côn Sơn và PM3)vận hành song song, mỗi ngày, PVGAS cung cấp trên 25 triệu m3 khí khô thươngphẩm cho các khách hàng

Trang 31

Nhà máy điện là khách hàng lớn nhất của sản phẩm khí khô với khoảng83,7% sản lượng khí khô tiêu thụ, để sản xuất khoảng 40% tổng sản lượng điệnquốc gia Dự kiến trong vài năm tới sẽ có khoảng 8 nhà máy điện đi vào hoạt động.Đây sẽ là những đối tượng khách hàng tiềm năng của GAS trong tương lai gần.

Nhà máy đạm (Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau) là đối tượng khách hàng thứhai với tổng khối lượng tiêu thụ khoảng 9,3% sản lượng khí khô Hai nhà máy đạmnày đang có tình hình kinh doanh khá ổn định, đặc biệt là Đạm Cà Mau sau mộtthời gian ngắn hoạt động đã cho kết quả rất khả quan

Khoảng 5,7% tổng sản lượng khí khô còn lại của GAS được bán cho các hộtiêu thụ khí thấp áp tại các khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai,… Theođánh giá, các hộ công nghiệp là nhóm khách hàng tiềm năng do trong tương laicông ty kỳ vọng sẽ ra đời thêm nhiều các khu công nghiệp dọc theo tuyến ống từ BàRịa – Vũng Tàu lên Tp HCM

2.2.2.2. Khí thiên nhiên nén CNG

Năm 2008, PV Gas bắt đầu đưa CNG vào sử dụng tại thị trường Việt Nam đểcung cấp cho các phương tiện giao thông vận tải và các hộ tiêu thụ công nghiệpnằm xa đường ống nhằm thay thế cho nhiên liệu truyền thống, góp phần giảm thiểu

ô nhiễm môi trường Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đang có 28 xe buýt sử dụngnhiên liệu CNG do PVGas South (công ty con của PVGas) cung cấp Bước đầutriển khai loại xe buýt này đã thể hiện những ưu điểm vượt trội về tính an toàn, hiệuquả kinh tế, thân thiện môi trường và được người dân đón nhận rất tốt Theo thôngtin từ Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, năm 2014 UBND Thành phố đã kýduyệt dự án triển khai thêm 300 xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG, mục tiêu của dự

án nhằm thay thế dần các xe buýt đã hư hỏng, xuống cấp, không còn đáp ứng đượccác tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện vận tải hành khách công cộng

Ngoài cung cấp CNG cho GTVT, hiện nay CNG còn được PVGas Southcung cấp làm nhiên liệu cho các hộ công nghiệp nằm xa đường ống dẫn khí Trongnăm 2015, sản phẩm CNG sản xuất từ nguồn khí mỏ Thái Bình-Hàm Rồng củaPVGas sẽ được cung cấp cho các hộ công nghiệp tại miền Bắc

Hiện nay, tổng sản lượng CNG sản xuất và tiêu thụ khoảng 150 triệu m3

Trang 32

- Nhà máy CNG Phú Mỹ, công suất: 95 triệu m3/năm

- Nhà máy CNG Mỹ Xuân, công suất: 100 triệu m3/năm

- Nhà máy CNG Hiệp Phước, công suất: 20 triệu m3/năm

Năm 2015, PVGas cũng đưa vào vận hành nhà máy sản xuất CNG tại TiềnHải – Thái Bình với công suất 200 triệu m3/năm

CNG là nguồn năng lượng sạch cho giao thông vận tải cũng như công nghiệpViệt Nam, xu hướng sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và thân thiện với môi trường sẽtăng mạnh trong tương lai gần Chính vì vậy mà PV Gas cần chuẩn bị kế hoạch đảmbảo nguồn cung để đáp ứng kịp cho tốc độ phát triển nhanh của thị trường

2.2.2.3. Khí ngưng tụ Condensate

Tổng công ty Khí Việt Nam sản xuất khoảng 250 nghìn tấn condensate/năm

từ nguồn khí Cửu Long và Nam Côn Sơn tại 02 nhà máy xử lý Khí Dinh Cố (GPPDinh Cố) và Nam Côn Sơn (NCST), từ các nhà máy xử lý khí, condensate được vậnchuyển bằng đường ống đến kho cảng Thị Vải và sau đó phân phối đến các kháchhàng

Hiện nay condensate ở Việt Nam chủ yếu được dùng để sản xuất nhiên liệu:LPG, Xăng, DO, FO tại 4 nhà máy chế biến condensate gồm:

(PVOil), công suất: 130,000 Tấn/năm

- Nhà máy chế biến condensate Cát Lái thuộc Saigon Petro, công suất 350,000Tấn/năm

- Nhà máy chế biến condensate Nam Việt thuộc CTCP Lọc hóa dầu Nam Việt,công suất 120,000 Tấn/năm

- Nhà máy chế biến condensat Đông Phương thuộc CTCP Dầu khí Đông Phương,công suất 100,000 Tấn/năm

- Condensate Bạch Hổ được sử dụng để sản xuất xăng với công suất trên 200.000tấn xăng/năm

2.2.2.4. Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG

PV Gas đã khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường kinh doanhLPG với 70% thị phần toàn quốc, góp phần quan trọng vào việc ổn định nguồn cungcho thị trường trong nước cũng như bình ổn giá tiêu dùng Ngoài ra, PV Gas còn

Trang 33

phát triển hoạt động kinh doanh sang các nước lân cận và tham gia thị trường quốctế.

- Đối với hoạt động bán buôn: PV Gas phân phối có hiệu quả nguồn LPG do Nhàmáy xử lý khí Dinh Cố sản xuất, nguồn do nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp;nguồn LPG nhập khẩu bằng tàu lạnh với khối lượng lớn

- Đối với hoạt động bán lẻ: PV Gas không ngừng phát triển mạng lưới bán hàng, cáctrạm chiết nạp, kho chứa khẳng định được vai trò hàng đầu trên toàn quốc, chiếm17-18% thị phần trong lĩnh vực dân dụng và thương mại

PV Gas là công ty phân phối LPG lớn nhất Việt Nam nhờ vào 2 công ty trựcthuộc là: Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam PGS và CTCP kinhdoanh khí hóa lỏng miền Bắc PVG PV Gas chiếm từ 17-18% thị phần bán lẻ LPG

ở Việt Nam

Trang 34

Biểu đồ 2.6: Thị phần bán lẻ LPG ở Việt Nam.

Biểu đồ 2.7 : Nhà cung cấp LPG nội địa.

Khí Gas nội địa được cung cấp bởi Nhà máy Dinh Cố và nhà máy lọc dầuDung Quất Trong đó, nhà máy Dinh Cố được vận hành bởi PV Gas cung cấp

Ngày đăng: 22/03/2016, 17:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Luận văn thạc sĩ: " Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam"/ Nguyễn Hồng Diệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam
6. Trang Web chính thức của Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP/https://www.pvgas.com.vn/ Link
7. Trang Web chính thức của Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam PVN/ http://www.pvn.vn/ Link
9. Web Năng lượng Việt Nam/http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dau-khi-viet-nam/chien-luoc-phat-trien-ha-tang-nang-luong-den-nam-2020-cua-pvn-, (ky-1),(ky- 2).html Link
1. Báo cáo phân tích ngành Dầu Khí /Công ty CP chứng khoán An Bình ABS Khác
2. Báo cáo ngành Dầu Khí Việt Nam năm 2013 Khác
4. Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại Học Kinh tế Quốc dân./ Ngô Kim Thanh (2012) Khác
5. Giáo trình Kinh tế Phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân/ GS.TS. Ngô Thắng Lợi Khác
8. Báo Công Thương/ baocongthuong.com.vn ( 21/10/2015) Khác
12. Quyết định 459/QĐ-TTg ( Phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể ngành khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025) Khác
13. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam/ Nguyễn Văn Đắc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w