Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát tr
Trang 1Đề số 1:
1 Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và giải pháp.
2 Khi xem Kế sách “Ngầm vượt tiểu lộ”, em rút ra bài học gì trong kinh doanh và cho bản thân?
Trang 2Câu 1: Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và giải pháp
Lời nói đầu
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Sự hợp nhất
về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại Theo
xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời
mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại
sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ
mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc
tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam
Trang 3Thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và giải pháp.
1 Khái niệm
Ở phạm vi một quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa kinh
tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế quốc tế, vào hệ thống thương mại đa phương
2 Thực trạng hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế được triển khai mạnh
mẽ kể từ khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU) (năm 1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á
-Âu (ASEM) (năm 1996), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (năm 1998); ký Hiệp định Thương mại với Mỹ (năm 2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cuối năm
2006 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc tiến với bước đi khá vững chắc
và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ Trước hết, đó là việc mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, tiếp đến là việc trở thành thành viên của một số tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn
Nhờ đó, Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các đối tác truyền thống ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột ngột, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực trong những năm 1997 - 1998 Một thành tựu nổi bật là đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, trước hết là FDI từ các mối quan hệ thương mại với gần
230 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 10 nghìn dự án FDI từ 85 nước
và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 160 tỷ USD Qua đó, cũng tạo tư
Trang 4duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nhờ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, qua mười
năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 “đất nước ta
thực sự đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 so với năm 2000 theo giá thực tế gấp 3,26 lần; thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu gấp 5 lần”
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Sau khi tham gia WTO, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công to lớn về mặt kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao, bình quân 5 năm 2007 - 2011 đạt 7%/năm Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP Quy mô GDP năm 2011 tính theo giá thực tế đạt 119 tỷ USD, gấp 3,3 lần so với năm 2000, GDP bình quân theo đầu người đạt 1.300 USD Đây là những kết quả đáng khích lệ trong những năm đầu gia nhập WTO, là "bàn đạp” để kinh tế Việt Nam trỗi dậy, trở thành nền kinh tế mạnh trong khu vực 5 năm tham gia WTO, các hoạt động kinh tế đối ngoại là lĩnh vực đạt được những bước phát triển mạnh mẽ nhất Độ
mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng rộng, với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm gấp khoảng 1,5 lần GDP thông qua sự "bùng nổ" về xuất khẩu Theo số liệu của Bộ Công Thương, tốc độ tăng của xuất khẩu Việt Nam trung bình trong 5 năm ở mức 19,52%/năm Đáng chú ý, dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ USD (tăng 26,4%) và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD (tăng 33%) Bên cạnh đó, thị trường thương mại được mở rộng, đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó đầu bảng là Mỹ, đạt 14, 2 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc
Trang 5Bên cạnh đó, Việt Nam đã tiến hành mạnh mẽ cải cách chính sách kinh tế, thương mại theo hướng minh bạch, tự do hóa phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập; đã thực hiện tốt các cam kết về mở cửa thị trường nội địa, dần dần hoàn thiện thể chế kinh tế theo cơ chế thị trường, các yếu tố thị trường và các loại hình thụ trường tiếp tục hình thành và phát triển tạo điều kiện nhiều hơn cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua được cộng đồng quốc tế đánh giá là phát triển năng động
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Sau 19 năm tham gia ASEAN, quan hệ kinh tế-thương mại của Việt Nam-ASEAN đã có sự phát triển vượt bậc, cả về bề rộng lẫn chiều sâu Về thương mại, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN hiện đạt 22 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và gấp gần 2 lần tổng giá trị thương mại của Việt Nam với bên ngoài ở thời điểm trước năm 1995 Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với ASEAN đạt trung bình 15-16%/ năm trong suốt 15 năm qua Nhiều mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thuộc thế mạnh của Việt Nam đã trở nên quen thuộc tại nhiều nước ASEAN Về đầu tư, ASEAN liên tục nằm trong số các nhà đầu tư lớn nước ngoài tại Việt Nam Tính đến hết năm 6/2010, Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho 1449 dự án của các nước ASEAN với vốn đăng ký xấp xỉ 44 nghìn tỷ USD, trong đó, vốn thực hiện đạt trên 12 nghìn tỷ USD Đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN, tuy còn khiêm tốn, song đang có chiều hướng gia tăng trong những năm tới, đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia và Myanmar
Trong khuôn khổ CEPT/AFTA, đến 1/1/2010, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5%, chiếm 97,8% số dòng thuế trong biểu thuế, đó có 5488 dòng thuế ở mức thuế suất 0%
- Điễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số
Trang 6khách du lịch quốc tế tới Việt Nam Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng
và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm
1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam
đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC
3 Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
3.1 Cơ hội
Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế về thương mại khu vực, quốc tế, Việt Nam có thể thu được những cơ hội lớn, cụ thể:
- Một là, có điều kiện để thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài:
Hội nhập quốc tế về thương mại, thực hiện các cam kết quốc tế làm cho môi trường kinh doanh nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế Do đó, sẽ tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tăng sự hỗ trợ tài chính, tín dụng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam Đầu tư FDI vào Việt Nam không chỉ nhằm thỏa mãn thị trường trong nước mà còn nhằm tận dụng vị thế xuất xứ hàng xuất khẩu từ Việt Nam để hưởng ưu đãi cho vị thế một nước đang phát triển Thực tế hơn 10 năm qua, Việt Nam đã thu hút được hàng tram tỷ USD từ hơn 80 quốc gia và vùng
Trang 7lãnh thổ, đã thực hiện được hàng chục tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài với khoảng 4500 dự án, tạo việc làm cho hơn 70 vạn lao động Đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ ODA trong những năm gần đây tăng với tốc độ khá cao
- Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế cho phép chúng ta khai thác được lợi thế của nước ngoài về kỹ thuật, công nghệ và quản lý:
Nó giúp chúng ta bỏ qua thời kỳ mày mò nghiên cứu, rút ngắn thời gian đi tới đích Sự lưu thông hàng hóa hợp tác liên kết với các nước khác tạo ra áp lực cạnh tranh ở trong nước Đây sẽ là động lực to lớn thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thường xuyên đổi mới mẫu
mã sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cà nâng cao hiệu quả kinh doanh Những kinh nghiêm tổ chức sản xuất và quản lý hiện đại của nước ngoài từ các doanh nghiệp FDI, cũng như qua hợp tác, giao lưu sẽ giúp Việt Nam trưởng thành nhanh chóng
- Ba là, Việt Nam có cơ hội tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế:
Phân công lao động quốc tế cho phép các quốc gia khai thác lợi thế của mình khi tham gia thị trường thế giới Trên thị trường quốc tế hình thành các dòng lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ, dịch vụ Vấn đề hết sức quan trọng làm thế nào để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam “không bị hòa tan “ trong dòng chảy đó Điều
đó có nghĩa là Việt Nam trở thành một công đoạn của quá trình kinh doanh quốc tế, tham gia vào quá trình hình thành chuỗi giá trị gia tăng Tức là làm cho thị trường trong nước thành một bộ phận của thị trường quốc tế, phân công lao động trong nước thành một bộ phận của phân công lao động quốc tế Quá trình chuyển hóa một bộ phận lao động trong nước thành lao động xuất khẩu thông qua xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Điều này có lợi cả về phương diện kinh tế và phương diện xã hội
Mặt khác, hội nhập quốc tế về thương mại cho phép chúng ta xuất khẩu được nhiều lao động ra nước ngoài Đây là nguồn thu ngoại tệ lớn, tăng thu nhập cải
Trang 8thiện đời sống dân cư, giải quyeetd việc làm và đào tạo được lực lượng lao động
có chuyên môn tốt cho công cuộc xây dựng đất nước
- Bốn là, cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ:
Quá trình liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế diễn ra bắt buộc các nước phải
mở cửa thị trường cho nhau Việt Nam có cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc sang các nước Đồng thời chúng ta nhập khẩu được các công nghệ nguồn Hội nhập sẽ giúp cho Việt Nam thực thi các chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong thương mại quốc tế Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ Biên giới mềm của Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều trong những năm gần đây nhờ tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam Nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, trình độ thấp và nhỏ bé, do đó thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn
- Thứ nhất, Việt Nam có xuất phát điểm thấp khi hội nhập quốc tế về thương mại:
Đây là thách thức lớn khi thực hiện các cam kết quốc tế và sức ép cạnh tranh
từ bên ngoài Nền kinh tế yếu kém, lạc hậu lại đang trong quá trình chuyển đổi
từ mô hình cũ sang mô hình kinh tế thị trường nên tác động bất lợi tăng lên Công nghệ lạc hậu và hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ rất khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển sản xuất kinh doanh
nhiều bất cập, nhiều điểm chưa tương thích với yêu cầu hội nhập:
Tham gia hội nhập chúng ta phải tuân thủ những luật chơi chung của quốc tế Việt Nam đàm phán để các nước thấy được sự chậm phát triển trong kinh tế của mình để có những nhượng bộ, châm chước, song không thể qua những chuẩn mực và thông lệ quốc tế Tuy đã tích cực điều chỉnh luật pháp chính sách kinh
Trang 9tế trong những năm qua nhưng nước ta vẫn còn nhiều điều cần sửa đổi, điều chỉnh, và ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với tiến trình hội nhập Bên cạnh đó cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệp các nước để xây dựng, thực thi pháp luật, chính sách kinh tế đạt hiệu quả
- Thứ ba, nhận thé hội nhập quốc về thương mại còn hại chế:
Đối với nhiều nước hội nhập mang lại nhiều cơ hội, nhưng với Việt Nam thì còn nhiều bất lợi Tâm lý lo ngại, e dè đang cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trong một khảo sát thực tế của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, có đến 90% doanh nghiệp Việt Nam mơ hồ về hội nhập Đối với nhiều người, nhiều doanh nghiệp hội nhập dường như là công việc của Chính phủ, của Nhà nước không phải của mình, trong khi đó quyết định sự thành bại của hội nhập là doanh nghiệp, nhà kinh doanh
- Thứ tư, thách thức về khả năng cạnh tranh của Việt Nam ở cả ba cấp độ
là cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia:
Trình độ công nghệ sản xuất thấp kém, cơ cấu sản xuất lạc hậu, môi trường kinh doanh cải thiện còn chậm thì liệu có đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và phát triển thị trường thế giới? Đây là câu hỏi lớn mà chưa
có lời giải đáp thỏa đáng Nếu không nâng cao khả năng cạnh tranh thì chúng ta
có thể mất thị trường ngay trên đất nước mình và thị trường trong nước trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm cho nước ngoài, nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng
- Thứ năm, tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế chưa
cao:
Trước những đòi hỏi tất yếu khách quan chúng ta chưa chủ động xây dựng được lộ trình hội nhập thích hợp, chưa có khả năng dự báo dài hạn những sự tác động nên bị động, lung túng và xử lý tình huống cụ thể là chính Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế mới dừng lại như một khẩu hiệu thiếu hành động thiết thực, bài bản khoa học
Trang 10- Thứ sáu, hội nhập cũng là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý:
Năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập Cán bộ thiếu kiến thức chuyên môn, nếp tư duy bao cấp nặng nề, trình độ ngoại ngữ hạn chế còn khá nhiều trong hệ thống quản lý Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước
4 Giải pháp
Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng quan hệ bang giao, mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ nước ngoài phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa cần:
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế
- Tăng cường hoạt động thông tin, nhất là thông tin dự báo để có sự chủ động và linh hoạt hơn trong điều hành
- Xây dựng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu thực sự
am hiểu về chuyên ngành và lĩnh vực công tác ( không chạy theo bằng cấp), giỏi ngoại ngữ, thông hiểu luật pháp quốc tế, yêu nước và trung thành với tổ quốc
- Doanh nghiệp nhà nước cần định đúng mũi nhọn và phát huy tối đa lợi
thế cạnh tranh của từng ngành, từng vùng
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng và chỉnh đốn,
Đảng làm cơ sở căn bản cho sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước Đấu tranh và khắc phục những thành vi quan lieu tham nhũng lãng phí
- Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh đủ sức bảo vệ chủ quyền, độc
lập và toàn vẹn lãnh thổ, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thì địch, phản động
- Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc