1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP cải THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI (FDI) tại TỈNH QUẢNG NINH

89 831 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 589,5 KB

Nội dung

Chương 1: Tổng quan về đầu tư tiếp nước ngoài (FDI) và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng về môi trường đầu tư và vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa……….i

Lời cam đoan……….ii

Mục lục……….iii

Danh mục các từ viết tắt……… ….…vi

Danh mục các bảng……… …

vii Danh mục các hình………viii

MỞ ĐẦU……… ……… 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI……….…… 4

1.1 Nguồn vốn FDI và vai trò của FDI đối với nền kinh tế……….……… 4

1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)……….…….4

1.1.2 Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế……….10

1.2 Môi trường đầu tư………14

1.2.1 Khái niệm đầu tư và môi trường đầu tư………14

1.2.2 Phân loại môi trường đầu tư……… 15

1.2.3 Các yếu tố của môi trường đầu tư……….17

1.3 Ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)……… … 19

1.3.1 Ổn định môi trường vĩ mô……….19

Trang 3

1.3.2 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước

ngoài……… 20

1.3.3 Hệ thống kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng……… 21

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH QUẢNG NINH……23 2.1 Thực trạng thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua…… 23

2.1.1 Đôi nét về Quảng Ninh……… 23

2.1.2 Tình hình thu hút FDI tại Quảng Ninh giai đoạn 1990 – 2013…….28

2.2 Đánh giá chung về thực trạng và ảnh hưởng của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh tới khả năng thu hút FDI……… 42

2.2.1 Tác động tích cực……… 42

2.2.2 Những hạn chế……… 47

2.2.3 Nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm………53

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH QUẢNG NINH…………55

3.1 Định hướng thu hút vốn FDI và cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh……… 56

3.2 Những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh……… 59

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch……….59

3.2.2 Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng………61

3.2.3 Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý nhà nước 64

3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực……….69

Trang 4

3.2.5 Giải pháp về xúc tiến đầu tư……….713.2.6 Ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt cho dự án FDI “sạch”, thân thiệnvới môi trường……… 733.3 Một số đề xuất, kiến nghị Bộ, Ngành, Trung Ương để cải thiện môitrường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh……….75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 82

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations)

BCC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT : Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT : Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

BTO : Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

DNLD : Doanh nghiệp liên doanh

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ( Gross Domestic Product)

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund)

JV : Liên doanh

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển

TNCs : Các công ty xuyên quốc gia

UBND : Ủy ban nhân dân

UNCTAD: Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (

United Nations Conference on Trade and Development)

WTO : Tổ chức thương mại thế giới ( World Trade Organization)

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo cơ cấu kinh tế

của tỉnh Quảng Ninh……… ……… 25

Bảng 2.2 Tình hình thu hút vốn FDI tại Quảng Ninh

(1990- 2013) ……… ……… 29

Bảng 2.3 FDI phân theo đối tác đầu tư tại Quảng Ninh…………32

Bảng 2.4 FDI Quảng Ninh theo hình thức đầu tư ……… 35

Bảng 2.5 FDI theo địa bàn tỉnh Quảng Ninh……….…39

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 1.1 Minh hoạ môi trường đầu tư trực tiếp tại nước

tiếp nhận đầu tư………17Hình 2.1 FDI Quảng Ninh phân theo đối tác đầu tư……… … 33Hình 2.2 FDI Quảng Ninh theo ngành kinh tế ………… ……41

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nềnkinh tế Việt Nam trong hơn 25 năm qua là điều không thể phủ nhận FDI đãđóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thúcđẩy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ góp phần nâng cao năng lựcxuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để tham gia có hiệu quả vào quátrình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực

Riêng Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc của Việt Nam có đườngbiên giới trên bộ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và có bờ vịnh Bắc Bộdài, Quảng Ninh hiện giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho các tỉnh ở phía Bắc(Việt Nam) và cho cả các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Lào để chuyển tảihàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng, đồng thời cókhả năng thiết lập

mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực, do đó QuảngNinh là một cửa ngõ quan trọng để các nước khác tiếp cận với ASEAN và cácvùng lân cận Vì vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng đảmbảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Đồng thời, nhận thức được vấn đề cốt lõi trong việc thu hút nguồn vốn FDIchính là môi trường đầu tư, Quảng Ninh luôn coi trọng cải thiện toàn diện môitrường đầu tư từ tư duy, cách tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư đến chính sách thuhút, góp phần thúc đẩy dòng vốn đầu tư FDI vào Quảng Ninh một cách tích cực,hài hòa, hợp lý, khoa học và hiệu quả

Trang 9

Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận, phươngpháp luận có hệ thống và chiều sâu về kiến thức chuyên ngành tài chính quốc tế,

em đã chọn đề tài " GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH QUẢNGNINH " làm nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về môi trường đầu tư củatỉnh Quảng Ninh, đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng môi trường đầu tưdựa trên tình hình thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh trong các năm qua Từ đóđưa ra các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốnFDI

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những lý luận cơ bản về FDI, luận văntập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá tình hình môi trường đầu tư trựctiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ 1990 đến năm 2013 Dựatrên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư một cáchtoàn diện nhằm thu hút nguồn vốn FDI tại Quảng Ninh

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án đã được cấp phép đầu tư tại địabàn Quảng Ninh từ năm 1990 đến 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tổng hợp các phươngpháp trên cơ sở kết hợp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩaMác-Lenin Các phương pháp khác cũng được áp dụng như: Phương pháp thống

kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp là khái quát hóa,…

Trang 10

5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Tổng quan về đầu tư tiếp nước ngoài (FDI) và ảnh hưởng của

môi trường đầu tư đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng về môi trường đầu tư và vấn đề thu hút vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Quảng Ninh

Sau đây là nôi dung chi tiết của các chương

Trang 11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 NGUỒN VỐN FDI VÀ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

1.1.1 Đầu trực tư tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1.1 Khái niệm

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được hiểu là một khoản đầu tư với nhữngquan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế ( nhà đầu tư trực tiếp) thuđược lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đíchcủa nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanhnghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó

Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD cũng đưa ramột khái niệm về FDI Theo đó, nguồn vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp(trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nướcngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI, FDI bao gồm 3 bộ phận: Vốn cổ phần,thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty

Các nhà kinh tế quốc tế đưa ra khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài làngười sở hữu tại nước này hoặc mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế củanước khác Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế củanước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăngthêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy

Trang 12

Tổ chức hợp tác và phát triển OECD đưa ra khái niệm: Một doanh nghiệp đầu

tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cáchpháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc

có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiệnquyền kiểm soát công ty Tuy nhiên không phải hầu hết các quốc gia đều sửdụng mốc 10% là mốc xác định FDI Trong thực tế có những trường hợp tỉ lệ sởhữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn đượcquyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi ở nhiều quốc gia có tỉ lệ sở hữutài sản trong doanh nghiệp lớn hơn 10% vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp TạiViệt Nam, khi liên doanh số vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng30% vốn pháp định mới là đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp

nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn”.

Vốn trong khái niệm này có thể bao gồm cả tiền và bất kể tài sản nào Theothông lệ quốc tế tài sản có thể hiểu là tài hữu hình ( máy móc, thiêt bị, quy trìnhcông nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có gía trị…), tài sản vôhình ( quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý, ) hoặc tài sản tàichính ( cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ,…)

Như vậy, bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là sự di chuyểnmột khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợinhuận cao hơn Đó chính là hình thức xuất khẩu để thu lợi nhuận cao hơn Do đikèm với đầu tư vốn là đầu tư công nghệ và trí thức kinh doanh nên hình thức nàythúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước nhận đầu tư

Trang 13

Các nước công nghiệp phát triển và các TNCs đóng vai trò chủ yếu trong sự vậnđộng của dòng vốn FDI trên thế giới Từ những năm 90, FDI đi vào các quốc giađang phát triển, đặc biệt là các quốc gia Châu Á tăng đáng kể.

1.1.1.2 Đặc điểm

Xuất phát từ khái niệm, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của đầu tư trựctiếp nước ngoài như sau:

- Thứ nhất, Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết

định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, lãi, lỗ Là hình thức cótính khả thi và tính hiệu quả cao, không có các ràng buộc về chính trị, không đểlại gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế

- Thứ hai, Chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia

điều hành dự án đầu tư tuỳ theo tỉ lệ vốn góp

- Thứ ba, Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định,

vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai và mởrộng dự án

- Thứ tư, Thông qua FDI, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận vốn có thể tiếp

thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại…

1.1.1.3 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)

Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam gồm có 4 hình thức sau:

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Là một văn bản được kí kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tưnước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinhdoanh mà không thành lập pháp nhân mới

Hình thức này có đặc điểm:

Trang 14

- Hai bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng phân định trách nhiệmnghĩa vụ và quyền lợi.

- Thời hạn hợp đồng do hai bên thoả thuận

- Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong văn bản hợp đồng

Hình thức doanh nghiệp liên doanh (DNLD):

DNLD là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịchkhác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng kinh doanh, nhằm thực hiện các camkết trong hợp đồng liên doanh và Điều lệ DNLD, phù hợp với khuôn khổ luâtpháp nước nhận đầu tư

DNLD có các đặc điểm như sau:

- Về pháp lý: DNLD là một pháp nhân của nước nhận đầu tư, hoạt động theo luậtpháp của nước nhận đầu tư Hình thức của DNLD là do các bên thoả thuận phùhợp với các quy định của luật pháp nước nhận đầu tư, như công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty trách nhiệm vô hạn, các hiệp hội góp vốn,…Quyền lợi, nghĩa

vụ của các bên và quyền quản lý DNLD phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn và đượcghi trong hợp đồng liên doanh và Điều lệ của DNLD

- Về tổ chức: Hội đồng quản trị doanh nghiệp là mô hình chung cho mọi DNLDkhông phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, ngành nghề Đây là cơ quan lãnh đạocao nhất của DNLD

- Về kinh tế: Luôn có sự gặp gỡ và phân chia lợi ích giữa các bên trong liêndoanh và cả các bên đứng ở phía sau các liên doanh Đây là vấn đề hết sứcphức tạp

- Về điều hành sản xuất kinh doanh: Quyết định sản xuất kinh doanh dựa vào cácquy định pháp lý của nước nhận đầu tư về việc vận dụng nguyên tắc nhất tríhay quá bán

Trang 15

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:

Là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tưnước ngoài góp 100% vốn pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quảkinh doanh của doanh nghiệp

Đặc điểm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là:

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là pháp nhân của nước nhận đầu tư nhưngtoàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước ngoài Hoạt động sảnxuất kinh doanh theo hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư và Điều lệdoanh nghiệp Hình thức pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài donhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật Quyền quản lýdoanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm

- Mô hình tổ chức của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là do nhà đầu tư nướcngoài tự lựa chọn Nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Phần kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau khihoàn thành nghĩa vụ tài chính với nước sở tại là sở hữu của nhà đầu tư nướcngoài

- Nhà đầu tư nước ngoài tự quyết định các vấn đề trong doanh nghiệp và các vấn

đề liên quan để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ luật phápcho phép

Đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT, hình thức cho thuê – bán thiết bị, công ty cổ phần, công ty quản lý vốn:

Đây là hình thức đầu tư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ

sở hạ tầng Sự ra đời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúctiến nhanh chóng việc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng của Ngân Sách Nhà Nước

Trang 16

- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): Là hình thức đầu

tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước chủ nhà và nhà đầu tưnước ngoài để đầu tư xây dựng, sau khi công trình đã hoàn thành sẽ tiến hànhkinh doanh, khai thác trong một thời hạn nhất định đảm bảo công trình thu hồiđược vốn và có lợi nhuận hợp lý; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồihoàn công trình đó cho Nhà nước sở tại

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO): Là hình thức đầu tưđươc kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để đầu

tư xây dưng công trình; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao côngtrình đó cho nhà nước sở tại; Chính phủ sở tại dành cho nhà đầu tư quyền kinhcông trình đó trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): Là hình thức đầu tư được kí giữa cơquan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài đểđầu tư xây dựng công trình; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao côngtrình đó cho Nhà nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho đầu tư thực hiện dự ánkhác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoảthuận trong hợp đồng BT

- Hình thức cho thuê – bán thiết bị: Là hình thức nhà đầu tư sở hữu thiết bị,máy móc cho người sử dụng nước ngoài thuê thiết bị trong phần lớn thời gian sửdụng của thiết bị, sau đó sẽ bán thiết bị theo giá rẻ hơn giá thị trường cho người

sử dụng nước ngoài, hoặc thực hiện theo hợp đồng thuê

- Hình thức tham gia quản lý các công ty cổ phần: Là việc đầu tư góp vốn hìnhthành công ty cổ phần hoặc mua cổ phiếu của các công ty cổ phần đến một giớihạn nhất định đủ để tham gia hoạt động quản lý công ty ( theo thông lệ quốc tế làkhoảng 10% tổng số vốn cổ phần)

Trang 17

1.1.2 Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế

Từ thập kỷ 80 đến nay, FDI vào các nước phát triển đã có những chuyển biến

về chất, xét cả về động cơ đầu tư cũng như mong muốn của nước chủ nhà Nềnkinh tế thế giới phát triển theo hướng toàn cầu hoá và các nước đều nhận thứcđược tính tất yếu của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế FDI trở thành một yếu tốquan trọng của tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia Tuynhiên ảnh hưởng của FDI đến các nước phát triển sẽ không theo một khuôn mẫuchung, ảnh hưởng này vào từng nước sẽ khác nhau, thậm chí từng ngành, từngdoanh nghiệp cũng khác nhau

Đối với nước đầu tư

- Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phísản xuất, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định

- Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệmới và nâng cao năng lực cạnh tranh

- Kéo dài chu kì sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sanggiai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số ở nước ngoài trên cơ sở khaithác lợi thế so sánh

- Giúp các chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộngthị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.Tránh thặng dư cán cân thanh toán, tránh cạnh tranh kinh tế

Đối với nước nhận đầu tư

+ Đối với các nước có nền kinh tế phát triển

- Góp phần giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát,nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Trang 18

- Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ramôi trường cạnh tranh tích cực.

- Giúp người lao động và các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ

+ Đối với các nước đang phát triển

- Thứ nhất, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã kịp thời bổ sung nguồn vốn quan

trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốnngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển.Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào “ vòng luẩn quẩn” Đó là thu nhậpthấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp sẽ làm cho thu nhập Tình trạngluẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượt qua để hộinhập vào quỹ đạo kinh tế hiện đại Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ củanghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra điểm đột phá chính xác

Đặc biệt FDI là nguồn vốn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn màkhông gây nợ cho nước nhận đầu tư Không như vốn vay, nước đầu tư chỉ nhậnmột phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả Hơnnữa lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn ở chỗ thời hạn trả nợ vốn vaythường cố định còn thời hạn trả nợ vốn FDI thì linh hoạt hơn

- Thứ hai, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản

lý kinh doanh

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kĩxảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủđầu tư không chỉ đưa vào nước vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vậtnhư máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…( hay còn gọi là phần cứng), tri thứcthức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường…( hay còn gọi là

Trang 19

phần mềm) Do vậy, xét về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nướcnhận đầu tư FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghềđòi hỏi hàm lượng công nghệ cao Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trìnhcông nghiệp hoá, dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhanh của các nước nhận đầu tưFDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật chocác đối tác trong nước nhận đầu tư thong qua những chương trình đào tạo và quátrình vừa học vừa làm FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phứctạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư

- Thứ ba, FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá

Yêu cầu dịch chuyển trong nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự pháttriển nội tại nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sốngkinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt độngkinh tế đối ngoại Thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vàoquá trình phân công lao động quốc tế Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nướctrên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với

sự phân công lao động quốc tế Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của nước nhậnđầu tư phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho hoạt độngđầu tư nước ngoài Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bởi vì : Thông qua hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ởnước nhận đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào phát triển nhanhchóng trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều ngành kinh tế, góp phần tăng năngsuất lao động ở một số ngành này và tăng tỉ phần của nó trong nền kinh tế Bên

Trang 20

cạnh một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoàicũng có những ngành bị mai một rồi đi đến xoá bỏ góp phần chuyển dịch cơ câukinh tế phù hợp.

- Thứ tư, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốnthực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh kinh tế Đây cũng là điểmnút để các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo.Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy các quốc gia nào thực hiệnchiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy các yếu tốbên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được tốc độtăng trưởng kinh tế cao

Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩytăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Nó là tiền đề, là chỗ dựa vữngchắc để khai thác những tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền kinhtế

Ngoài ra FDI còn:

- Góp phần đáng kể vào nguồn thu Ngân Sách Nhà Nước thông qua việc nộpthuế của các đơn vị đâu tư và tiền thu từ việc cho thuê đất…

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân thương mại quốc

tế cho nước tiếp nhận đầu tư Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài là sản xuất ra các sản phầm hướng vào xuất khẩu Đóng góp của tư bảnnước ngoài và việc phát triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang pháttriển Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá, đầu tư trực tiếp nướcngoài còn mở rộng cả thị trường trong nước và ngoài nước Đa số các dự án đầu

tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm Đây gọi là hiện

Trang 21

tượng “ hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiệnnay.

- Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới,thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việctại các đơn vị của đầu tư nước ngoài Điều đó góp phần đáng kể vào việc giảmnạn thất nghiệp vốn là tình trạng nan giải của nhiều quốc gia

Tuy nhiên tác động của FDI đối với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóaphụ thuộc rất lớn vào chính sách thu hút đầu tư của nước nhận đầu tư Vì vậy,vai trò của việc đề ra chính sách phù hợp của các nước có thẩm quyền nhằm thuhút nguồn vốn FDI trong việc phát triển kinh tế là rất quan trọng

1.2 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

1.2.1 Khái niệm đầu tư và môi trường đầu tư

Đầu tư được hiểu theo nghĩa chung nhất là hi sinh những lợi ích trước mắtnhằm kì vọng thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai

Vì thế, dưới góc độ kinh tế, đầu tư là sử dụng một khối lượng giá trị cácnguồn lực vào những hoạt động nhất định vào đó nhằm kì vọng thu được lượnggiá trị lớn trong tương lai Lượng giá trị của các nguồn lực được sử dụng chohoạt động đầu tư có thể là bằng tiền ( một số tiền), hoặc giá trị của các nguồn lựckhác ( máy móc, vật tư, nguyên liệu, đất đai,…) được quy thành tiền; Phần giá trịlớn hơn thu được từ hoạt động đầu tư so với lượng giá trị đã bỏ ra ban đầu đó là

số lợi nhuận từ đầu tư mang lại

Đầu tư quốc tế được hiểu một cách chung nhất là những hoạt động đầu tư

được thực hiện ngoài không gian kinh tế quốc gia của nhà đầu tư

Trang 22

Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của

doanh nghiệp Môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội,văn hoá, tự nhiên, công nghệ,… Trong đó chính sách của Chính phủ, các yếu tố

về địa lý, về quy mô thị trường là quan trọng

Môi trường đầu tư tốt khuyên khích các doanh nghiệp đầu tư, giảm thấp chiphí và rủi ro Môt môi trường đầu tư tốt không chỉ mang lại lợi nhuận cao chodoanh nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động trên phạm vi toàn xã hội

Theo nghĩa chung nhất: Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư.

Môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi trường có hiệu quả đầu tư cao,

mức độ rủi ro thấp Điều này lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Chínhsách, cơ chế ưu đãi đầu tư của nước chủ nhà, điều kiện phát triển về cơ sở hạtầng kinh tế, mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính – pháp lý, khả năng ổnđịnh về mặt chính trị - xã hội, độ mở của nên kinh tế, sự phát triển của hệ thốngthị trường…Các nhân tố trên có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy, đểnâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư, nhất thiết phải quan tâm,

xử lý đồng bộ các nhân tố ảnh hưởng trên

1.2.2 Phân loại môi trường đầu tư

Có nhiều cách phân loại môi trường đầu tư, song theo nhiều nhà kinh tế, môitrường đầu tư có thể chia ra môi trường cứng và môi trường mềm

Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục

vụ cho sự phát triển kinh tế, gồm: Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (đường xá,cầu cảng hàng không, cảng biển,…), hệ thống thông tin liên lạc, năng lượng,…

Trang 23

Môi trường mềm bao gồm: Hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp

lý liên quan tới hoạt động đầu tư (đặc biệt các vấn đề liên quan đến chế độ đối

xử và giải quyết các tranh chấp, khuyến nại) ; Hệ thống các dịch vụ tài chính –ngân hàng, kế toán và kiểm toán,…

Môi trường đầu tư nước ngoài có thê thay đổi và chịu sự chi phối của chínhphủ nước tiếp nhận đầu tư, thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư kí kết hoặc gianhập hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và địaphương

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được xác định theo hai cáchtiếp cận sau:

Thứ nhất, Dựa vào các nhóm nhân tố chính tác động đối với hoạt động đầu

tư, môi trường đầu tư theo cánh tiếp cận này gồm các nhóm yếu tố chính sau:Khung chính sách đối với hoạt động FDI, nhóm nhân tố kinh tế, nhóm nhân tố

hỗ trợ kinh doanh

Thứ hai, Dựa vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư, môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các nhân tố của giai đoạn: thành lập, hoạt động

và giải thể hay phá sản của doanh nghiệp FDI Môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài theo cách tiếp cận này được quan niệm là: “ Tổng thể các yếu tố, chínhsách của nước tiếp nhận đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trìnhthành lập, hoạt động, giải thể hay phá sản doanh nghiệp nước đi đầu tư” Các yếu

tố này bao gồm chính sách của một quốc gia đối với FDI, cơ sở vật chất, trình độlao động và tình hình an ninh chính trị… ở nước tiếp nhận đầu tư

Trang 24

Dưới đây là Đồ thị minh hoạ môi trường đầu tư theo cách tiếp cận từng giaiđoạn đầu tư:

HÌNH 1.1: MINH HỌA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TẠI NƯỚC TIẾP

NHẬN ĐẦU TƯ

Nguồn: UNCTAD, WIR 1998, tr 91

1.2.3 Các yếu tố của môi trường đầu tư

Thứ nhất, Tình hình chính trị

Có thể nói ổn định chính trị của nước chủ nhà là yếu tố hấp dẫn hàng đầu vớicác nhà đầu tư, các yếu tố này lại càng đặc biệt đối với các nhà đầu tư nướcngoài Bởi vì tình hình chính trị ổn định là tình hình tiên quyết để đảm bảo các

1.Thuế

2 Xuất nhập cảnh

3 Tuyển dụng lao động

11 Giải quyết tranh chấp

12 Minh bạch, công khai

13 Cơ sở hạ tầng

KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1 Giải thể

2 Phá sản

3 Khiếu kiện và giải quyết tranh chấp

Trang 25

cam kết của Chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chínhsách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư Đồng thời ổnđịnh chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định kinh tế - xã hội, nhờ đó giảmđược tính rủi ro cho các nhà đầu tư Một nước không thể thu hút nhiều FDI nếutình hình chính trị bất ổn.

Thứ hai, Chính sách pháp luật

Vì quá trình đầu tư có liên quan rất nhiều đến các hoạt động của các tổ chức,các nhân và được tiến hành trong thời gian dài nên các nhà đầu tư nước ngoài rấtcần có một môi trường pháp lý hợp lý, ổn định của nước chủ nhà Môi trườngnày bao gồm các chính sách, quy định đối với FDI và tình hiệu lực của chúngtrong thực hiện Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảoquyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài mà còn là cơ sở cần thiết cho bọn họ tínhtoán làm ăn lâu dài đối với nước chủ nhà

Thứ ba, Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địađiểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số…Đây là những yếu tố tác độngquan trọng đến tính sinh lãi hay rủi ro của các hoạt động đầu tư

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vậnchuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệuphong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn Các yếu tố này không những làmgiảm giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyênliệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ Đây là lợi thế nổi bật của các nước đang pháttriển, trong đó có cả Việt Nam Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn còn phụ thuộc vàochất lượng của thị trường lao động và chất lượng của dân cư

Trang 26

Thứ tư, Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô,

cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh củacác nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà

Có thể nói đây là các yếu tố có tác động mạnh mẽ hơn các chính sách ưu đãi vềtài chính của nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư

Thứ năm, Đặc điểm phát triển văn hoá, xã hội

Đặc điểm phát triển văn hoá – xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫnFDI nếu có trình độ giáo dục cao và có nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôngiáo, các phong tục tập quán đối với nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiệnthuận lợi cho họ hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy một môi trường đầu tư được coi là thuậnlợi nếu các yếu tố trên tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư Mức độ thuận lợicủa môi trường đầu tư sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài

Vì thế cơ hội đầu tư không có nghĩa chỉ là sự thuận lợi nói chung của môi trườngđầu tư mà đúng hơn là nói về mức độ thuận lợi của môi trường này

1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN KHẢ NĂNG THU

HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1.3.1 Ổn định môi trường vĩ mô

Sự ổn định của môi trường vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý định vàhành vi đầu tư Đối với vốn nước ngoài, điều này càng có ý nghĩa quan trọnghơn bao giờ hết Để thu hút được vốn FDI, nền kinh tế nội địa phải là nơi an toàncho sự vận động của tiền vốn đầu tư, sau đó là nơi có năng lực sinh lợi cao hơn

Trang 27

những nơi khác Sự an toàn của dòng vốn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định,không gặp phải những rủi ro do các yếu tô chính trị - xã hội gây ra.

Một quốc gia có tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng liêntục, tỉ giá được giữ ở mức hợp lý chắc chắn sẽ được các nhà đầu tư quan tâm.Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhấtcủa khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về đầu tư trực tiếp nước ngoài Để hấpdẫn các nhà đầu tư Chính phủ Việt Nam luôn cam kết theo đuổi cải cách, sẵnsang hợp tác với các nhà đầu tư Luật “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam” đã sửa đổi, bổ sung bốn lần nhằm đáp ứng các yêu cầu chính đáng của cácnhà đầu tư nước ngoài Luật đầu tư chung chính thức có hiệu lực vào ngày1/7/2006 đã tạo nên một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoàinước

1.3.2 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Luật pháp của một quốc gia, nhất là luật thuế, là một vấn đề rất nhạy cảm, có

ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư vốn của nhà đầu tư nước ngoài Trước năm

1987, FDI vào Việt Nam có thể coi là con số không Sau khi mở cửa, luồng vốnFDI vào Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vàocông cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong nền kinh tế thị trường,thuế được ví như “nhiệt kế” để đo độ nóng cũng như độ mở của nền kinh tế.Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…đều có ảnh hưởng trựctiếp đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài Một chính sách thuế cởi

mở, nhiều ưu đãi với mức thuế suất thấp chắc chắn sẽ tạo sức hút lớn đối với nhàđầu tư Ngược lại, một chính sách thuế thắt chặt, đánh mạnh vào túi tiền của nhàđầu tư sẽ là rào cản lớn, không khuyến khích các chủ đầu tư

Trang 28

Bên cạnh thuế, thủ tục hành chính cũng là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thuhút FDI Thủ tục hành chính đơn giản, thông thoáng sẽ tạo điều kiện đẩy nhanhquá trình đầu tư, giảm chi phí, giúp nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội kinh doanh.Ngược lại, nếu thủ tục hành chính rườm rà, nhiều cửa, nhiều dấu có thể làm nảnlong các nhà đầu tu hoặc nếu có đầu tư thì cũng đã lỡ cơ hội à giảm hiệu quảkinh doanh Hiện nay, ở Việt Nam cùng với những dấu hiệu tăng trở lại của dòngvốn FDI là những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ và các địa phương trong việcđơn giản hoá thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tưnước ngoài

Các nhà đầu tư quốc tế luôn luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro Trong đó córủi ro tỉ giá Chính vì vậy chính sách ngoại hối, chính sách tỉ giá của một quốcgia có tác động trực tiếp tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài ViệtNam là một nước bé, nền kinh tế nhỏ, do đó việc chúng ta áp dụng môt chínhsách tỉ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước, duy trì một mức tỉ giá hợp lý…

đã tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư

1.3.3 Hệ thống kết cấu xây dựng cơ sở hạ tầng

Một trong những trở ngại đối với quá trình đầu tư kinh doanh ở Việt Namtrong những năm qua là sự nghèo nàn, lạc hậu của hệ thống kết cấu cơ sở hạtầng Hiện tượng này đã tồn tại từ rất lâu, do hậu quả của một nền kinh tế kémphát triển trong thời kì bao cấp Đến nay tình trạng này ngày càng trở nên gaygắt khi nền kinh tế đang bước vào thời kì phát triển với những kết quả tích cựctrong việc gia tăng sản xuất trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế ra nướcngoài

Trang 29

Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh,trong đó đáng kể là ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển đồng vốn Đây là vấn đềquan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư Hệ thống

cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc vàcác cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng

Các nhà đầu tư thường lựa chọn rót vốn vào nơi có cơ sở hạ tậng phát triển,giao thông thuận lợi… Một quốc gia, một địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, họ sẽphải bỏ ra chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho hoạt động củacác dự án Điều này dẫn đến kéo dài thời gian thi công, chi phí ban đầu lớn, giảmlợi nhuận của dự án và nản lòng không ít các nhà đầu tư

Tiểu kết chương 1:

Qua chương 1, học viên đã tổng hợp được một số vấn đề sau

Ngày nay, FDI đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia Có bốn hình thức đầu tư tư trựctiếp nước ngoài, mỗi hình thức lại có những đặc trưng riêng, mang lại nhiều lợiích cho cả nhà đầu tư lẫn nước nhận đầu tư Muốn nâng cao chất lượng thu hútnguồn vốn FDI thì cần phải có môi trường đầu tư hấp dẫn, có hiệu quả đầu tưcao, mức độ rủi ro thấp Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liênquan tới hoạt động đầu tư như tình hình chính trị, chính sách pháp luật, vị trí địa

lý – điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng… Chính những yếu tố trên có ảnh hưởngquyết định tới khả năng thu hút vốn FDI Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thực

Trang 30

trạng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như thực trạng về môitrường đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH

QUẢNG NINH 2.1 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NINH TRONG

THỜI GIAN QUA

2.1.1 Đôi nét về Quảng Ninh

2.1.1.1 Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hìnhchữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc – tây nam Phía tây tựa lưng vàonúi rừng trùng điệp Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờbiển khúc khuỷu nhiều cửa sông

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26’ đến 108o31’ kinh độ đông và

từ 20o40’ đến 21o40’ vĩ độ bắc Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195

km Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km

Điểm cực bắc thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn Điểm cựctây thuộc xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều Điểm cực đôngtrên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, ngoàikhơi là mũi Sa Vĩ

Trang 31

Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc

Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáphuyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) vớicửa khẩu Móng Cái Đường biên giới với Trung Quốc dài 118,2 km

Biển Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước(2078/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên Tổng diện tích các đảo là 619,913km², đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp

Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lý từ lãnh hải Trung Quốc ởphía đông đến địa giới thành phố Hải Phòng

Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lý đáng ra phải được xếpvào vùng núi và trung du phía bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là 1cực của tam giác kinh tế nên chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồngbằng sông Hồng

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tình hình dân số, lao động

Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ (118.000 công nhân trong tổng số130.000 công nhân mỏ của cả nước) với bề dày truyền thống, kỷ luật và đồngtâm

Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm

2010, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793người; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trêntoàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939người (chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 người

Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước Tỷ lệ tăngdân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%)

Trang 32

Kết cấu dân số ở Quảng Ninh là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới37,6% Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1% Cáchuyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45% Tỷ lệ dân số namnhiều hơn nữ (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%) Nguyên nhân là do nơi đâytập trung công nghiệp khai thác mỏ

Cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch rõ nét theo cơ cấu kinh tế của tỉnh(Giảm dần sự đóng góp của khu vực nông, lâm, ngư và tăng dần sự đóng góp củakhu vực công nghiệp, dịch vụ), cụ thể như sau:

BẢNG 2.1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH QUẢNG NINH

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013)

Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh những năm qua

Những năm qua, kinh tế Quảng Ninh có những bước phát triển toàn diện,duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiềm lực, quy mô nền kinh tế tăng khá Tốc độtăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) bình quân 5 năm ước đạt 12,7%; quy

mô kinh tế (GDP tính theo giá so sánh) năm 2010 gấp 1,8 lần so với năm 2005.Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP, giá so sánh 1994) năm 2013 ước tăng7,5%; giảm 0,5% so với kế hoạch đề ra (8 - 8,5%)

Sản xuất công nghiệp tăng cao và ổn định Tổng giá trị sản xuất ước tăngbình quân 15,8%/năm Các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh

Trang 33

tranh (sản xuất than, vật liệu xây dựng, nhiệt điện chạy than, xi măng, cơ khí,đóng mới - sửa chữa tàu biển…) được đầu tư lớn, hiện đại, đã đem lại hiệu quả

rõ rệt; đã hình thành rõ nét các trung tâm công nghiệp trên địa bàn Sản xuấtcông nghiệp phát triển đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăngdần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến

Giáo dục - đào tạo phát triển, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học,hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở Chất lượng giáo dục - đào tạo tạicác trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật được nângcao Hàng năm, đào tạo mới trên 30.000 sinh viên đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật Tổng số lao động qua đào tạo trên 318.000người, chiếm 48%

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái có nhiều tiến bộ Các cơ sở,đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, một số vùng ô nhiễm do khai thácthan và phát triển đô thị được tập trung xử lý, thực hiện không vận chuyển thantrên tuyến quốc lộ Tăng cường quy hoạch, đầu tư, hạn chế ô nhiễm không khí,nguồn nước và chất thải; chú trọng bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long

2.1.1.3 Lợi thế so sánh của Quảng Ninh

Vị trí địa lý

Nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, Quảng Ninh có vị trí “địa chiến lược

về chính trị, kinh tế”, hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội mà cả nước có, được ví như “nước Việt Nam thu nhỏ”.

Có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân TrungHoa với 118,8 km đường biên giới; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giápcác tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp TP Hải Phòng

Trang 34

Tài nguyên thiên nhiên

Quảng Ninh là trung tâm số 1 của Việt Nam về tài nguyên than đá, có nguồntài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn,chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than,cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…

Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: HạLong, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng

40 triệu tấn

Nguồn nhân lực

Quảng Ninh hiện có hơn 1,16 triệu dân, trong đó dân tộc kinh chiếm 90%.Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, tạo nên sự thống nhấttrong đa dạng của nền văn minh Sông Hồng, cái nôi của giai cấp công nhân ViệtNam, là nơi tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đoàn kết để Quảng Ninh thựchiện chính sách đổi mới, mô hình tăng trưởng

Trung tâm sản xuất điện

Quảng Ninh là trung tâm số 1 của cả nước về tài nguyên than đá Đây là điềukiện thích hợp và thuận lợi nhất cho việc xây dựng và vận hành các nhà máynhiệt điện

Tính đến hết tháng 10/2013, tỉnh Quảng Ninh có 06 nhà máy điện, tổng cộngsuất là 2650MW, dự kiến sản lượng điện phát của các nhà máy là 15,9 tỷ kWh

Hệ thống giao thông

Trang 35

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đườngthuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàngkhông.

* Đường bộ:

- Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III,còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa;

- Bến xe khách: toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp;

* Đường thuỷ nội địa:

- Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa;

- Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa

* Đường biển:

- Phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch ỞQuảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyệnkhông có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc

ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ

- Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quyhoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

* Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long(hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m).Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than

2.1.2 Tình hình thu hút FDI tại Quảng Ninh giai đoạn 1990 – 2013

2.1.2.1 Tổng vốn FDI thu hút tại Quảng Ninh

Trang 36

Kể từ năm 1990, khi tỉnh Quảng Ninh thu hút được dự án FDI đầu tiên đầu

tư vào địa bàn tỉnh, đến năm 2013 kết quả thu hút vốn đạt được như sau

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch - Đầu tư Quảng Ninh năm 2013.

Do các lý do khác nhau, có 93 dự án đã chấm dứt hoạt động với số vốn đăng

ký là 850 triệu USD Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 96 dự án

Trang 37

FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,540 tỷ USD Lũy kế vốnthực hiện ước đạt khoảng 3.212 triệu USD, chiếm 70,7 % tổng vốn đầu tư.

Tình hình thu hút FDI của Quảng Ninh không đồng đều qua các thời kỳ.Trong thời kỳ 1990-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên 101 triệu USD cho 11 dự ánnhưng vẫn còn thấp Đây là giai đoạn được coi là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vàoViệt Nam Tỉnh Quảng Ninh dần dần được các nhà đầu tư nước ngoài biết đếnnhưng chưa thực sự chiếm ưu thế Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính khuvực từ năm 1995-1999, Quảng Ninh thu hút khá nhiều dự án với quy mô lớn.Giai đoạn 2001-2005, tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều dự án FDI nhất là 70 dự ánvới tổng vốn đăng ký là 282 triệu USD Đây là giai đoạn sau khi có Luật sửa đổi

bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" Điểm nổi bậtcủa Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 là doanh nghiệp FDI được phép chuyểnđổi hình thức đầu tư, chia tách, sáp nhập, hợp nhất; vấn đề hồi tố và không hồitố; vấn đề cân đối ngoại tệ; vấn đề chuyển lỗ sang năm sau (quy định cho mọihình thức FDI thay vì chỉ quy định cho liên doanh như Luật 1996); giảm mứcthuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; vấn đề đăng ký cấp giấy phép đầu tư lầnđầu tiên được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 Mặc dù giaiđoạn này Quảng Ninh thu hút được nhiều dự án nhất nhưng đa số đều là các dự

án quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả Giai đoạn thu hút ít vốn đầu tư và dự án nhất

là 1990-1994 với 11 dự án, tổng vốn đăng ký là 101 triệu USD

Một đặc điểm của thu hút FDI tại Quảng Ninh là số vốn thu hút FDI không

tỷ lệ thuận với số lượng dự án thu hút được Ba giai đoạn Quảng Ninh thu hútnhiều vốn FDI nhất là 1996-1998, 2007-2008, 2010-2013 với tổng vốn đăng kýlần lượt là 738 triệu USD, 1.050 triệu USD và 2.630 triệu USD Đặc biệt năm

2010, Quảng Ninh thu hút được dự án Nhiệt Điện Mông Dương II của Hoa Kỳ

Trang 38

với tổng vốn 2.147 tỷ USD đã đưa Quảng Ninh vào tốp những địa bàn thu hútFDI lớn nhất cả nước Sau sự kiện ngày hội xúc tiến đầu tư quy mô tỉnh lớn nhất

từ trước đến nay tại Việt Nam, Quảng Ninh đã ghi được dấu ấn quan trọng vớicác nhà đầu tư trong nước và quốc tế Trong năm 2013, tỉnh Quảng Ninh cấpGCNĐT cho 08 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 371.745.000 USD

2.1.2.2 Tình hình vốn đầu tư theo đối tác đầu tư

Nằm trong định hướng chung của cả nước, phương châm thu hút FDI củatỉnh Quảng Ninh là “đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác” Trongthời gian qua, Quảng Ninh đã thu hút được vốn đầu tư từ 17 quốc gia và vùnglãnh thổ khác nhau

BẢNG 2.3: FDI PHÂN THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TẠI QUẢNG NINH

Đơn vị: USD

Trang 39

Đối tác đầu tư Số dự án Vốn đăng ký

Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về số vốn đầu tư đăng ký là 2,426 tỷ USD cho tổng

số 6 dự án, chiếm 59% tổng vốn đầu tư toàn ngành FDI Nổi bật nhất trong sốcác doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Quảng Ninh là dự án đầu tư xây dựng cầutàu số 2,3,4 cảng Container quốc tế - Cái Lân do tập đoàn Carrix SSA Marine

Mỹ với tổng vốn đầu tư là 155 triệu USD, dự án xây dựng nhà máy Nhiệt ĐiệnMông Dương II do tập đoàn AES đầu tư với số vốn là 2.147 triệu USD

Trang 40

Tiếp theo là Singapore với tổng vốn đầu tư là 683 triệu USD cho 03 dự án,chiếm 17% tổng vốn đăng ký toàn tỉnh Hồng Kông đứng thứ 3 với 434 triệuUSD cho 10 dự án và Trung Quốc lục địa là 276 triệu USD cho 43 dự án Mặc

dù chiếm số lượng dự án nhiều nhất 57% trong 93 dự án FDI nhưng tổng vốnđầu tư của Hồng Kông và Trung Quốc chỉ chiếm 18% tổng vốn FDI đăng ký,cho thấy một đặc điểm nổi bật của những dự án này là quy mô nhỏ

HÌNH 2.1: FDI PHÂN THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch - Đầu tư Quảng Ninh năm 2013.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại chỉ chiếm 7% tổng vốn đăng kýtoàn tỉnh Có nhiều quốc gia chỉ có 01 dự án như Ba Lan, Đức, Hà Lan, Nga,Thái Lan.v.v

Cơ cấu ĐTNN theo đối tác cho thấy các dự án FDI vào Quảng Ninh chủyếu là từ khu vục Châu Á như Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore

Có tới 74 dự án trên tổng số 96 dự án FDI toàn tỉnh nhưng chỉ chiếm 39% tổngvốn đầu tư (1.607 triệu USD) cho thấy hầu hết các dự án đều ở quy mô nhỏ lẻ,hiệu quả và sức ảnh hưởng không cao Trong đó một số quốc gia có tiềm lực

Ngày đăng: 21/03/2016, 11:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. PGS.TS. Phan Duy Minh (chủ biên) (2011) , “Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế” , Nhà xuất bảnTài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế”
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài chính
4. PGS.TS Phan Duy Minh - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (2012), “Giáo trình Tài chính quốc tế”, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Tài chính quốc tế”
Tác giả: PGS.TS Phan Duy Minh - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2012
5. Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác giả: Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2013
1. Quốc hội (29/11/2005) , Luật số 59/2005/QH11 : Luật đầu tư Khác
2. Cục thống kê Quảng Ninh (2013), Niên giám thống kê 2012 Khác
6. Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư : www.mpi.gov.vn 7. Trang web của tỉnh Quảng Ninh: www.quangninh.gov.vn Khác
8. Trang web của Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của tỉnh Quảng Ninh:www.investinquangninh.vn Khác
9. Trang web của Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.vn 10. Trang web của Báo Quảng Ninh điện tử: www.baoquangninh.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w