Bên cạnh các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, thì thời gian gần đây các sản phẩm gốm sứ nước ta còn cạnh tranh với sản phẩm của các đối thủ đến từ Ý, Thái Lan, Mexico…những sản phẩm nà
Trang 1Đề tài: Chiến lược xúc tiến, yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược xúc tiến tại công
ty gốm sứ Minh Long
Mục lục
1 Tình hình chung của ngành gốm sứ Việt Nam
2 Giới thiệu về công ty Minh Long
3 Chiến lược Marketing của Minh Long
3.1 Chiến lược phân khúc thị trường
3.2 Chiến lược sản phẩm
3.3 Chiến lược giá
3.4 Chiến lược phân phối
3.5 Chiến lược xúc tiến
4 Kết luận
5 Một số hình ảnh về công ty Minh Long
6 Tài liệu tham khảo
Trang 21 Tình hình chung ngành gốm sứ Việt Nam
Theo khảo sát, ngành gốm sứ Việt Nam hiện có 290 doanh nghiệp tham gia, trải dài từ Bắc vào Nam Tuy nhiên, ba khu vực gốm sứ có thương hiệu lớn trong nước và tại đó cũng tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhất là gốm sứ Bình Dương, gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và gốm sứ Hải Dương
Cũng theo khảo sát, trong năm 2012, quy mô thị trường gốm sứ nước ta là khoảng 5600 tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp trong nước mới chỉ chiếm có 30% thị phần, còn 70% thị phần ngành gốm sứ nước ta lại nằm trong tay các doanh nghiệp Trung Quốc
Gốm sứ Trung Quốc nhiều năm qua là đối thủ của các sản phẩm gốm sứ trong nước không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn là trên thị trường quốc tế Những sản phẩm của họ từ chén, bát, đĩa, bình, ly, lọ hoa…hiện diện hầu như trong tất cả các gia đình Việt Nam từ thành thị tới nông thôn Sản phẩm của họ chủ yếu được nhập về theo đường tiểu ngạch và được các tiểu thương phân phối sâu rộng về các vùng quê
Bên cạnh các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, thì thời gian gần đây các sản phẩm gốm sứ nước ta còn cạnh tranh với sản phẩm của các đối thủ đến từ
Ý, Thái Lan, Mexico…những sản phẩm này được phân phối trong nước thông qua những nhà nhập khẩu và ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp trong nước
Rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang gặp phải áp lực cạnh tranh rất lớn từ hai phía, một mặt phải đối phó với sản phẩm giá rẻ của đối thủ truyền thống Trung Quốc, mặt khác là sản phẩm cao cấp của các nước trong khu vực và thế giới có tiếng trong đồ gốm sứ
Tuy nhiên, với một lịch sử lâu đời và đáng tự hào về đồ gốm sứ, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách giành lại thị trường thông qua những thay đổi mạnh mẽ của những công ty như Minh Long, gốm sứ Hải Dương, Chuan Kou… Nếu như Chuan Kuo cạnh tranh trong phân khúc trung cấp, Sứ Hải Dương chiếm
Trang 3ưu thế ở phân khúc trung bình khá, thì Minh Long đang chiếm lĩnh phân khúc cao cấp
2 Giới thiệu về công ty Minh Long
Công ty Minh Long được thành lập từ năm 1970 nhưng thực ra nó được thừa kế 3 đời ở Việt Nam của một gia tộc họ Lý có truyền thống về nghề gốm bắt đầu từ thời ông nội của ông Lý Ngọc Minh (nhà sáng lập) tính đến nay đã hơn 100 năm trong dòng chảy thời gian đó, bây giờ lại nối tiếp thế hệ thứ tư Công ty hiện đặt trụ sở và nhà máy tại Bình Dương, sản phẩm của công ty hiện đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới
Trước năm 1970 gia tộc họ Lý chỉ chuyên sản xuất đồ dùng bằng gốm với thương hiệu Thái Bình Năm 1970, công ty mới được thành lập với thương hiệu là Minh Long, công ty bắt đầu sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu đi các nước, đứng đầu là Pháp
Năm 2011, doanh thu của Công ty đạt 450 tỷ đồng Năm 2012, Công ty đã
đưa ra thị trường (cả xuất khẩu) 20 triệu sản phẩm, tăng 25-30% so với năm
2011 Cùng với sản lượng tăng, doanh thu của Công ty cũng tăng 20% Thành
công này có được là do công ty đã có những bước đi đúng đắn để cạnh tranh trên thương trường, và một trong những bước đi đó là chiến lược Marketing thông minh và nhất quán
3 Chiến lược Marketing của Minh Long
3.1 Chiến lược phân khúc thị trường
Nếu nhắm vào 70% thị phần mà gốm sứ Trung Quốc đang nắm giữ, công
ty nhận thấy rằng sẽ rất khó để có thể cạnh tranh được, sản phảm gốm sứ Trung Quốc có giá rẻ do chi phí sản xuất thấp, chất lượng không cao nhưng mẫu mã đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng Hơn nữa, khi xác định cạnh tranh trong phân khúc này doanh nghiệp sẽ lấy cạnh tranh về giá là trọng tâm, và như vậy thì phải có chi phí thấp trong hoạt động, phần lớn là hoạt động sản xuất Trong khi, các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ và sản xuất manh mún nên chưa
có quy mô đủ lớn để có lợi thế về chi phí so với các doanh nghiệp gốm sứ Trung Quốc Ngoài ra hình thức cạnh tranh như vậy sẽ không bền vững khi các bên lao vào vòng xoáy hạ giá để lấy khách hàng, đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp xuống thấp (do giá sản phẩm phải để mức thấp) cũng như xao lãng và không có nguồn lực cho công tác xây dựng hình ảnh công ty, nghiên cứu sản phẩm phát
Trang 4triển mới để tạo thêm giá trị cho khách hàng.
Do đó, những người lãnh đạo công ty Minh Long mà ở đây là ông Lý Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty, một người tâm huyết với ngành gốm sứ đã chọn đi một con đường khác hẳn là lấy sản phẩm gốm sứ cao cấp làm thị trường mục tiêu chính của mình
Cơ sở để Minh Long lựa chọn phân khúc thị trường cao cấp là dựa trên sự kết hợp của các biến số là địa lý, nhân khẩu học, tâm lý tiêu dùng và hành vi Trong giai đoạn vừa qua, tăng trưởng kinh tế nước ta tuy có chậm lại do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn có mức độ phát triển khá tốt với tốc độ tăng trung bình 5-5,5%/ năm Tăng trưởng kinh tế ổn định những năm qua và cả những năm trước đó thúc đẩy thu nhập của người dân tăng lên, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng…số lượng người giàu có tăng lên nhanh chóng, và đây cũng là những khu kinh tế phát triển so với những nơi khác trong nước Khi người dân có thu nhập cao hơn, họ có khả năng chi tiêu mạnh hơn cho các sản phẩm cao cấp trong đó có gốm sứ gia dụng Với những khách hàng này, thị hiếu của họ cũng khác với những khách hàng có thu nhập thấp, điều họ quan tâm nhất không phải là giá mà là chất lượng sản phẩm, là độ bền, sự hữu dụng cũng như tính thẩm mỹ, vẻ đẹp của sản phẩm Bên cạnh đó, với những sản phẩm gốm sứ gia dụng cao cấp dùng trong gia đình hay trong những các nhà hàng, khách sạn cũng là tôn lên vẻ sang trọng, quý phái cho chủ nhân, cho doanh nghiệp giúp hình ảnh của họ nâng cao hơn trong mắt các khách hàng Các sản phẩm ngoại nhập như Ý, Pháp, Đức… đáp ứng được những điều trên và họ đang thu được những khoản lợi nhuận tốt từ mức giá cao và nhu cầu về sản phẩm gốm sứ cao cấp đang lên của khách hàng Tại sao chúng ta cứ phải cạnh tranh trong phân khúc thị trường thấp trong khi có thể kiếm được lợi nhuân tốt trong phân khúc cao cấp này, chính khoảng trống thị trường mà các doanh nghiệp gốm sứ khác của Việt Nam đang bỏ là cơ hội của Minh Long
Một lợi thế khiến Minh Long tự tin cạnh tranh trong phân khúc cao cấp
và tin tưởng mình sẽ thành công là bởi công ty đã có kinh nghiệm trong việc phục
vụ những khách hàng cao cấp tại các thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ - những thị trường mà khách hàng tại đó cũng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, tính thẩm mỹ, độ bền, mẫu mã đẹp
Vì vậy, với thị trường mục tiêu được xác định là các khách hàng, gồm
Trang 5người tiêu dùng và các khách hàng doanh nghiệp như các nhà hàng, khách sạn cao cấp, chiến lược Marketing công ty sử dụng nhằm định vị hình ảnh cao cấp của công ty trong tâm trí khách hàng cũng không thể giống như khi công ty phục vụ toàn thị trường Công ty cần phải có những chiến lược Marketing riêng phù hợp với những khách hàng trong phân khúc này và ở đây Minh Long đã áp dụng chiến lược Marketing phân biệt, khi thiết kế các hoạt động Marketing như sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến phù hợp với những phân khúc thị trường mục tiêu
3.2 Chiến lược sản phẩm
Khi đã xác định phân khúc sản phẩm gốm sứ cao cấp là thị trường mục tiêu chính, Minh Long cũng hiểu rằng các đối thủ chính của mình là những doanh nghiệp đến từ những quốc gia có nền công nghiệp gốm sứ phát triển như Ý, Đức, Pháp… và để có thể cạnh tranh thành công với sản phẩm của họ thì sản phẩm của công ty phải có chất lượng tương đương hoặc thậm chí là cao hơn Bên cạnh đó, công ty cần đa dạng hóa sản phẩm để cung cấp nhiều sự lựa chọn, gia tăng giá trị cho khách hàng Đây cũng chính là chiến lược sản phẩm mà công ty theo đuổi và Minh Long đã thực hiện rất tốt chiến lược này
Trước tiên để sản phẩm của mình có chất lượng cao, cách tốt nhất là tìm hiểu chính sản phẩm đối thủ, cách họ tạo ra những sản phẩm đó Qua tìm hiểu, Minh Long biết rằng, muốn có những sản phẩm chất lượng cao cạnh tranh, công ty cần phải thay đổi công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu đã tồn tại lâu năm trong ngành bằng công nghệ sản xuất mới hiện đại, tiên tiến từ những quốc gia có ngành gốm
sứ phát triển Chính vì vậy Minh Long đã mạnh dạn đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại chủ yếu của Đức và Nhật cùng các nước tiên tiến khác để tạo
ra những sản phẩm chén đĩa, bộ đồ ăn bằng sứ chất lượng cao Các sản phẩm của Minh Long đều được nung ở nhiệt độ 1380ºC (trong khi sản phẩm của các công ty khác chỉ nung ở nhiệt độ 1280º, còn sản phẩm của Trung Quốc nung ở nhiệt độ 800ºC) theo tiêu chuẩn Đức
Sản phẩm của Minh Long thông qua công nghệ sản xuất tiên tiến đã có được độ bền, cứng, tạo an toàn cho khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm,
và không tự mãn, công ty ngày càng đầu tư hơn cho công nghệ sản xuất để ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng Chẳng hạn, như việc sử dụng công nghệ nano trong men tạo cho mặt men có lớp phủ kín gần như tuyệt đối, khiến cho dầu mỡ cùng những chất bẩn khác khó bám dính, chỉ cần rửa nước sạch, một công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh cho người tiêu
Trang 6dùng, giúp họ tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
Những khách hàng cao cấp, từ hộ gia đình đến các doanh nghiệp đều có điểm chung là ngoài yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, họ còn muốn sản phẩm phải có hình thức đẹp hay nói cách khác là có tính thẩm mỹ cao Giá trị của sản phẩm gốm sứ thể hiện ở giá trị sử dụng và giá trị tinh thần Nếu như giá trị sử dụng của sản phẩm chính là độ bền, chắc, độ cứng, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì giá trị tinh thần ở đây chính là những sản phẩm này nâng cao phong cách sống của khách hàng, tạo ra những cái riêng không bị trộn lẫn Và để có tính thẩm mỹ, nghệ thuật trên những sản phẩm mình làm ra, Minh Long đã nghiên cứu những kiểu dáng, họa tiết hoa văn độc đáo Công ty thường sử dụng những hình ảnh rất gần gũi của văn hóa Việt Nam như lũy tre làng, cánh cò quê hương, cậu bé chăn trâu thổi sáo, những xóm làng 3 miền Bắc, Trung, Nam… Minh Long cũng lồng vào trong sản phẩm những bài học về tình người, về văn hóa Việt như “54 dân tộc”, “ vinh quy bái tổ”…Chính những vẻ đẹp dân tộc đó tạo nên hồn sản phẩm, góp phần nâng cao thương hiệu công ty Sản phẩm cũng được hoàn thiện bởi những người người lao động lành nghề, họ nâng niu, coi sản phẩm như những đứa con của mình
Nội dung thứ hai trong chiến lược sản phẩm của Minh Long chính là sự đa dạng trong dòng sản phẩm Tính đa dạng trong dòng sản phẩm của Minh Long, thể hiện thông qua việc công ty phát triển sản phẩm cả về chiều rộng và chiều sâu Về chiều rộng, ngoài dòng sản phẩm gốm sứ gia dụng gần gũi với sinh hoạt người dân như chén, đĩa, ly…công ty giờ đây đã có thêm dòng sản phẩm khác như trang sức bằng sứ, những sản phẩm sứ quà tặng, lưu niệm mà các cá nhân hay tổ chức dành tặng nhau những dịp đặc biệt và cho những người đặc biệt Chẳng hạn, sản phẩm
sứ Minh Long đã vinh dự được chính phủ Việt Nam dùng làm quà tặng cấp quốc gia ở những sự kiện lớn như cúp APEC năm 2006, Chén Ngọc Văn Lang (phiên bản thu nhỏ) được Bộ Ngoại Giao chọn làm quà tặng chính thức cho các trưởng đoàn dự Hội Nghị Cấp Cao ASEAN 17- năm 2010 Tính chiều rộng trong chiến lược sản phẩm gốm sứ Minh Long còn thể hiện thông qua việc công ty tạo ra một dòng gốm sứ riêng dùng cho đối tượng khách hàng là những nhà hàng, khách sạn- đặc biệt là được những nhà hàng, khách sạn cao cấp ưa dùng- đó là dòng sản phẩm Ly’s Horeca Về chiều sâu sản phẩm, trên mỗi dòng sản phẩm của Minh Long lại có nhiều mẫu khác nhau Hiện nay, công ty có trên 15.000 mẫu sản phẩm với 3.000- 4.000 mẫu mã được dùng cho xuất khẩu Ví dụ, trong dòng sản phẩm
sứ gia dụng hoa văn công ty có các mẫu hoa văn như cỏ tím, thanh mai, hoa cúc,
Trang 7hoa mai, hồng đào…trong dòng sản phẩm sứ trắng công ty có các mẫu sứ trắng như cordon, daisy, bốn mùa sọc…
Với chiến lược sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm của công ty ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế, cạnh tranh sòng phẳng với những sản phẩm ngoại nhập từ Chấu Âu, Nhật…
3.3 Chiến lược giá
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi sản phẩm được tiêu thụ, và sản phẩm được tiêu thụ chỉ khi khách hàng thấy chi phí mà họ bỏ ra khi tiêu dùng hay đầu tư sản phẩm đó mang lại những giá trị mà họ mong muốn Minh Long, với những sản phẩm gốm sứ gia dụng cao cấp, luôn phấn đấu cung cấp nhiều hơn nữa giá trị cho khách hàng Yếu tố giá trị đã trở thành trọng tâm trong cách Minh Long định giá những sản phẩm của minh, bên cạnh việc nghiêm túc xem xét chi phí sản xuất sản phẩm và giá của những đối thủ cạnh tranh
Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp Việt Nam phần đa là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, cộng với việc công nghệ sản xuất còn lạc hậu, manh mún nên
đã chịu chi phí cao trong quá trình làm ra sản phẩm, điều này đã khiến các doanh nghiệp gốm sứ nước ta không cạnh tranh được với hàng gốm sứ Trung Quốc Minh Long tuy xác đinh thị trường mục tiêu của mình là phân khúc sản phẩm gốm
sứ cao cấp, nơi mà những khách hàng không đặt vấn đề giá cả lên hàng đầu khi xem xét mua sản phẩm nhưng không vì thế mà công ty không chú trọng đến vấn
đề chi phí làm ra sản phẩm Bởi nếu sản phẩm có mang đến giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật mà khách hàng trông đợi, nhưng chi phí mà khách hàng bỏ
ra quá lớn nằm ngoài khả năng của họ, thì giá trị đó cũng không được khách hàng cảm nhận, biết đến, như vậy thì đâu còn ý nghĩa gì nữa Với công nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là của Đức, quốc gia có ngành gốm sứ phát triển ngoài việc giúp công ty có những sản phẩm chất lượng cao không thua kém hàng ngoại nhập, thì cũng chính những công nghệ sản xuất này đã giúp công ty cải thiện được chi phí sản thông qua giảm thời gian làm ra sản phẩm, và mức năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất Thêm nữa, chi phí giảm cũng đến từ việc công suất sản xuất tăng lên so với trước đây, nếu như trước đây công ty chỉ sản xuất 20.000 sản phẩm/ ngày thì giờ đây là 100.000 sản phẩm/ ngày, thêm nữa là tỉ lệ sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất đã giảm đi đáng kể từ vài chục phần trăm chỉ còn 5- 10% Loại bột tạo phôi cũng do công ty sản xuất thay vì nhập khẩu như trước, giúp công
ty tiết kiệm 30- 50% chi phí so với việc nhập từ nước ngoài Ông Lý Ngọc Minh,
Trang 8tổng giám đốc công ty Minh Long mong muốn những khách hàng trong nước khi đến với sản phẩm của công ty cũng được trải nghiệm những giá trị đẳng cấp mà trước đây chỉ những sản phẩm của Đức, Pháp… mang lại và với chi phí hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của họ
Từ những chi phí tiết kiệm được trong quá trình sản xuất, công ty đã đầu
tư cho hoạt động như nghiên cứu những mẫu mã mới, những vật liệu mới như việc bắt chỉ vàng 24K hoặc bạch kim của Đức trên sản phẩm làm cho sản phẩm thêm phần sang trọng và có giá trị thẩm mỹ cao, tạo nên đẳng cấp cho chủ nhân
Tất cả những điều này đã đem lại cho công ty mức doanh số và lợi nhuận cao, có được tiềm lực vững chắc và dựa trên nền tảng đó công ty ngày càng đổi mới hơn nữa, sáng tạo hơn nữa vì khách hàng
Chiến lược định giá cho tập hợp sản phẩm, mà cụ thể là định giá dòng sản phẩm là hợp lý với Minh Long, khi mà công ty sở hữu đến 15.000 mẫu mã, chủng loại sản phẩm Dựa trên những dòng sản phẩm khác nhau, đánh giá của khách hàng về các đặc điểm khác nhau và giá của đối thủ cạnh tranh, công ty đã có những mức giá phù hợp cho từng dòng sản phẩm Bên cạnh đó, công ty còn định giá linh hoạt như phương pháp tính giá chiết khấu theo số lượng, áp dụng cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn hay cố định
3.4 Chiến lược phân phối
Khi đã có sản phẩm tốt, xây dựng được hệ thống giá phù hợp cho sản phẩm, thì bước quan trọng tiếp theo là làm sao đưa được sản phẩm đến tay khách hàng Hay nói cách khác là doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng như thế nào?
Việc xác định cạnh tranh trên thị trường mục tiêu là sản phẩm gốm sứ cao cấp, sản phẩm của Minh Long không phải dành cho tất cả mọi người Khách hàng của công ty là những người có điều kiện kinh tế, vì với họ sản phẩm ngoài việc đáp ứng những giá trị sử dụng còn mang đến những giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, tôn vinh cá nhân sở hữu Chính vì thế, công ty cũng rất cẩn thận trong việc lựa chọ những kênh phân phối sản phẩm cho mình
Minh Long sử dụng nhiều hình thức phân phối khác nhau để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng mục tiêu Đó là sự kết hợp của hai chiến lược: chiến lược phân phối có chọn lọc và chiến lược phân phối độc quyền Cụ thể là: chiến lược phân phối có chọn lọc thể hiện qua những cửa hàng do những nhà bán
Trang 9lẻ quản lý, đây là những công ty tư nhân có uy tín, kinh nghiệm trong việc phân phối hàng gốm sứ cao cấp ở trong nước và nước ngoài Ví dụ tại Việt Nam, những doanh nghiệp tư nhân như: công ty Quang Anh, công ty Ngôi Nhà Hiệp Hưng, và một số các công ty ở các tỉnh thành đang đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm của công ty Tại các thị trường như Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật… công ty đều có những hệ thống phân phối uy tín giúp đưa sản phẩm đến tay khách hàng
Không chỉ thể hiện sự nhanh nhạy thông qua việc đổi mới, ứng dụng những kĩ thuật mới trong chế tác sản phẩm, Minh Long còn nhạy bén khi nắm bắt những hành vi tiêu dùng mới của khách hàng Khách hàng giờ đây muốn được trải nghiệm hoạt động mua sắm mới, tiện nghi tại những trung tâm mua sắm, thương mại lớn, đẳng cấp để tìm mua những sản phẩm mình cần trong đó có sản phẩm gốm sư Vì thế, Minh Long đã hợp tác với những nhà bán lẻ lớn, uy tín trong nước
để hình thành các cửa hàng của công ty tại đó, như các cửa hàng mà công ty phụ trách ở các trung tâm thương mại AEON, Parkson, Crescent Mall giúp công ty tiếp xúc sâu và rộng hơn với những khách hàng mục tiêu của mình Đây chính là hình thức của chiến lược phân phối độc quyền
Hệ thống phân phối của Minh Long không chỉ thể hiện hiệu quả khi giúp công ty chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo mục tiêu doanh số bán hàng, mục tiêu lợi nhuận mà còn giúp công ty gia tăng hình ảnh sản phẩm của mình thông qua không gian, cách trưng bày, giúp thương hiệu công ty được định vị sâu hơn trong tâm trí khách hàng Những hệ thống phân phối này còn đóng vai trò là những kênh giao tiếp hiệu quả giữa khách hàng và công ty, giúp công ty biết đến những nhu cầu còn chưa được thỏa mãn của khách hàng, và tìm cách đáp ứng chúng
3.5 Chiến lược xúc tiến
Khi tất cả hoạt động từ xác định sản phẩm, mức giá, kênh phân phối đã được thực hiện xong thì tiếp theo doanh nghiệp cần suy nghĩ là làm thế nào để khách hàng biết đến sản phẩm của mình và làm sao để khách hàng chọn mua sản phẩm của mình trong số rất nhiều sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh trên thị trường Chiến lược xúc tiến gồm những hoạt động xúc tiến hiệu quả giúp công ty giải quyết những vấn đề này
Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm Nhờ xúc tiến doanh nghiệp không những bán được nhiều hơn và nhanh hơn, mà còn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, cũng như định vị sâu thương hiệu của công ty trong tâm trí
Trang 10khách hàng Tại Minh Long, công ty không chỉ sử dụng một mà là nhiều hoạt động xúc tiến khác nhau, trong một hỗn hợp truyền thông Marketing Một hỗn hợp truyền thông Marketing gồm các công cụ quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ công chúng (PR), khuyến mãi, bán hàng trực tiếp và Marketing trực tiếp Do gốm sứ gia dụng là sản phẩm tiêu dùng nên các công cụ quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ công chúng đóng vai trò chủ đạo trong hỗn hợp truyền thông này của công ty Ngoài ra, hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng là công cụ chủ đạo trong hỗn hợp truyền thông Marketing của công ty vì đây là những hoạt động đòi hỏi chi phí lớn và không phải công ty nào cũng có đủ nguồn lực tài chính để làm được Điều này giúp cho Minh Long có được lợi thế trước đối thủ cạnh tranh, khi những công ty gốm sứ khác do hạn chế về nguồn tài chính dẫn đến việc thu hẹp hoạt động truyền thông và cũng đã làm giảm mức độ nhận biết của khách hàng với công ty Minh Long kết hợp cả chiến lược đẩy và kéo trong chiến lược xúc tiến của mình, với các công cụ xúc tiến giúp đẩy hàng vào kênh phân phối và kéo khách hàng đến với công ty
Hoạt động đầu tiên trong công cụ quảng cáo được thể hiện qua việc công
ty đã đầu tư xây dựng một Bảo tàng gốm sứ tại Bình Dương, kết hợp với nhà xưởng rộng đến 120.000m2 Bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật gốm sứ qua các giai đoạn lịch sử để du khách trong và ngoài nước có thể tìm hiểu Tại bảo tàng này, du khách có thể thấy được gốm sứ nước ta có truyền thống lịch sử lâu đời, thấy được quá trình chế tác sản phẩm gốm sứ khi xưa rất tỉ mỉ của những người thợ gốm sứ lành nghề, những người được gọi là nghệ nhân Tâm huyết với nghề, với từng sản phẩm gốm sứ, dù là những vận dụng nhỏ được họ dồn vào trong lúc tạo hình sản phẩm, trong ánh lửa nơi sản phẩm được hình thành…và cái tâm huyết ấy vẫn được công ty gìn giữ và phát huy hơn trong hiện tại và tương lai với sự kết hợp của công nghệ sản xuất hiện đại cùng những người thợ kinh
nghiệm, chăm chỉ, và sáng tạo của công ty
Một hoạt động khác nằm trong công cụ quảng cáo là việc công ty thường xuyên tham dự các hội chợ thương mại, các triển lãm về gốm sứ được tổ chức trong và ngoài nước Chẳng hạn, năm 2010, kết hợp với Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương và các công ty gốm sứ khác, công ty đã tổ chức Festival Gốm sứ Bình Dương lần thứ nhất Tại Festival này, có đến 19 làng nghề, 50 doanh nghiệp tại các tỉnh thành tham dự, và có 10 sản phẩm của các làng nghề và Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương đăng kí xác lập kỉ lục Việt Nam Những sản phẩm tham gia Festival đều là những sản phẩm tinh xảo, có tính văn hóa, nghệ thuật cao, những sản phẩm