1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tình hình xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại trên thế giới và việt nam

26 845 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

Ngoài việc cố gắng tạo ra được uy tín của mình đối với khách hàng, còn phải biết bảo vệ uy tín đó nữa. Con đường duy nhất, là đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt. Chiến lược xây dựng và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đòi hỏi sự đầu tư dài hơi, thỏa đáng, và tất nhiên, có thể hao tốn nhiều tiền của. Doanh nghiệp nào cũng vậy, không bao giờ phủ định tham vọng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Do đó, phải xác định rằng, song song với việc tự khẳng định vị trí của mình trên thương trường, cần chú trọng đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trước khi quá muộn.

Trang 1

Tình hình xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại trên thế giới và

độ khoa học công nghệ chưa phát triển, đang trong quá trình hội nhập kinh tế khuvực hay toàn cầu phải thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, các nhãn hiệu và tên thươngmại (một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt) đóng vai trò quyết định đối với sựtồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh Việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trìnhtiếp thị hàng hóa không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế nội địa mà còn có ýnghĩa to lớn trong thương mại quốc tế Rõ ràng là nhu cầu và hoạt động của cácthương nhân quốc tế là động lực để áp dụng các chế độ pháp lý, cả ở nội địa vàquốc tế để điều chỉnh nhãn hiệu Các nhu cầu của thương mại quốc tế dẫn đến sựhình thành, bắt đầu từ cuối thế kỉ 19, các hiệp ước và công ước quốc tế về sở hữutrí tuệ khác nhau Nhãn hiệu được coi là biểu tượng tinh túy của uy tín thương mạiThực tế nhức nhối về xâm phạm quyền SHTT nói chung và xâm phạm nhãn hiệu,tên thương mại nói riêng trên thế giới cũng như tại Việt Nam tình trạng xâm phạm

Trang 2

sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏiphải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI

NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm:

– Nhãn hiệu: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các

cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau

Nhìn chung bất kì chữ cái, từ ngữ, chữ số, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, sự sắp đặt,tiêu đề quảng cáo nhãn hàng hoặc sự kết hợp các yếu tố kể trên được sử dụng đểphân biệt hàng hóa, dịch vụ của các công ty khác nhau có thể coi là nhãn hiệu Ởmột số nước, các khẩu hiệu quảng cáo cũng được coi là nhãn hiệu và có thể đượcđăng kí một cách bình thường tại các cơ quan nhãn hiệu quốc gia Ngày càng cónhiều nước cho phép việc đăng kí nhãn hiệu ít tính truyền thống hơn như dấu hiệu

ba chiều (ví dụ: chai Coca-cola hoặc thanh socola Toblerone), dấu hiệu nghe thấyđược (âm thanh, ví dụ, tiếng gầm của sư tử được sử dụng trước các bộ phim do tậpđoàn Metro- Goldwyn-Mayer sản xuất) hoặc dấu hiệu khứu giác (mùi, ví dụ nướchoa) Tuy nhiên, nhiều nước giới hạn về nhãn hiệu có thể được đăng kí làm nhãnhiệu, nhìn chung, chỉ cho phép đăng kí các nhãn hiệu có thể nhìn thấy được hoặc

có thể được thể hiện theo hình họa

– Tên thương mại: là tên gọi củ tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh

để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh kháctrong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Ví dụ: công ty Honda, cửa hàng vàng bạc Bảo Tín Minh Châu,…

– Nhãn hiệu khác với tên thương mại: nhiều người tin rằng nếu họ đăng kí thànhlập doanh nghiệp và tên thương mại của họ trong giấy đăng kí kinh doanh thì têngọi này cũng sẽ tự động được bảo hộ như là nhãn hiệu Đây là một sự hiểu nhầmphổ biến Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại là rất quantrọng:

Tên thương mại là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp, ví dụ “công ty trách nhiệmhữu hạn Blackmark” và nó gắn liền với công ty, nó thường có các từ ngữ viết tắtthể hiện hình thức pháp lý của công ty như “trách nhiệm hữu hạn- TNHH”, “tậpđoàn- Inc”, v.v…Tuy nhiên nhãn hiệu để phân biệt (các) sản phẩm của công ty với

Trang 3

(các) sản phẩm của công ty khác Một công ty có thể có nhiều nhãn hiệu: ví dụcông ty TNHH Blackmark có thể bán một sản phẩm của họ với nhãn hiệuBlackmark nhưng lại bán sản phẩm khác với nhãn hiệu Redmark Các công ty cóthể sử dụng một nhãn hiệu để nhận dạng tất cả các sản phẩm của họ hoặc một sốchủng loại sản phẩm nhất định hoặc chỉ một loại sản phẩm cụ thể mà họ sản xuất.Một số công ty cũng có thể sử dụng tên thương mại hoặc một bộ phận của chúnglàm nhãn hiệu và do đó phải xem xét đăng kí chúng làm nhãn hiệu.

1.2 Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại

1.2.1 Thế nào là các hành vi xâm phạm quyền SHTT

– Là các hành vi được thực hiện bởi các chủ thể khác đã xâm phạm quyền lợi íchhợp pháp của chủ thể quyền SHTT

– Hình vi xâm phạm quyền SHTT có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng của quyềnSHTT như xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền đối với giống cây trồng mới

1.2.2 Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Việc xâm phạm nhãn hiệu xảy ra khi cá nhân, tổ chức thể hiện sai nguồn gốcthương mại của hàng hóa Các hành vi sau đây được thực hiện mà không đượcphép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ trùngvới hàng hóa dịch vụ thuộc nhóm đăng kí kèm với nhãn hiệu đó

Ví dụ: sử dụng dấu hiệu “Nam Ngư” cho một loại nước mắm mà không phải

là nhãn hiệu Nam Ngư của MaSan Food

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ tương

tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đã đăng kí kèm theo nhãnhiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịchvụ

Ví dụ: sử dụng dấu hiệu Nam Ngư cho sản phẩm nước tương là xâm phạm

nhãn hiệu nước mắm Nam Ngư của MaSan Food

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụtrùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm

Trang 4

theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hànghoá, dịch vụ.

Ví dụ: dùng dấu hiệu vinacera đối với các sản phẩm gốm sứ xây dựng là xâm

Ví dụ: Sử dụng dấu hiệu Yamaha cho sản phẩm mì gói

Hay sử dụng dấu hiệu Yamanha cho sản phẩm xe máy

1.2.3 Các hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại

Mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại của ngườikhác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm dịch vụ hoặc cho sản phẩmdịch vụ tương tự gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt độngkinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền với tên thươngmại

Điều đáng nói là đôi khi nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm này lại phầnnhiều do cơ quan nước chồng chéo và không nhất quán về thẩm quyền

Ví dụ: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh- được chứng nhận thương hiệu

quốc gia- đã đăng kí bảo hộ tên thương mại Bình Minh tại cục SHTT

Một công ty TNHH-TM-DV-SX nhựa ống Bình Minh được sở kế hoạch đầu

tư TP.HCMcấp giấy phép kinh doanh, trên ống nhựa của công ty này cũng chỉ ghi

là Bình Minh gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Bình Minh đã có uy tín

Có thể thấy sự mâu thuẫn trong hoạt động của hai cơ quan và cần thiết phải kiểmtra xem tên công ty có trùng với tên thương mại đã được đăng kí hay chưa rồi mớixem xét cấp giấy phép kinh doanh

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU,

TÊN THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1 Thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại trên thế giới

Thực trạng xâm phạm quền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại trênthế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp khó kiểm soát khi mà có quá nhiều trườnghợp công khai xâm phạm mặc dù luật pháp quốc tế có tính bảo đảm cao cho cácnhà doanh nghiệp về bản quyền nhãn hiệu, tên thương mại khỏi bị xâm phạmnhưng bằng cách nào đó những công ty mới thành lập vẫn dựa hơi vào những nhãnhiệu nổi tiếng để kiếm lời Điều đó chứng tỏ rằng luật pháp quốc tế vẫn có kẽ hở,các doanh nghiệp có nhãn hiệu và tên thương mại bị xâm phạm chưa thật chú trọngbảo vệ tài sản trí tuệ của mình trước khi trở thành nạn nhân của hành vi xâm phạm

Trên thế giới đã xuất hiện khá nhiều vụ kiện về việc xâm phạm nhãn hiệu cũngnhư tên thương mại tiêu biểu như:

· Hãng điện thoại Nokia vướng vào một vụ kiện tụng về thương hiệu Ovi với hãng dịch vụ Viễn thông Ouvi Divulgacao e Marketing em Celulares Ltda

ở Brazil – một thị trường viễn thông lớn nhất ở Mỹ Latinh Hãng Ouvi cho

biết, Nokia đang sử dụng nhãn hiệu Ovi ở Brazil để cạnh tranh trực tiếp vớithương hiệu Ouvi Đây là một thương hiệu của hãng Viễn thông Brazil đã sửdụng từ năm 2004

Nokia cho biết, hãng tin tưởng Ovi là một nhãn hiệu đã được giới thiệu năm 2007

và khoảng thời gian này đủ để phân biệt với Ouvi Hơn nữa, Ovi có một nghĩakhác trong tiếng Phần Lan Vì vậy, nhãn hiệu này sẽ được sử dụng bình thườngcùng với tên thương mại của Nokia Theo Tore Haugland – CEO của Ouvi, năm

2004 hãng đã đăng kí tên miền Ovi làovi.com.br vì sự phát âm của Ovi và Ouvitrong tiếng Bồ Đào Nha của người Brazil là giống nhau Hơn nữa, 190 triệu dânBrazil nói tiếng Bồ Đào Nha chứ không phải tiếng Phần Lan Vì vậy, hãng hy vọngtòa án Brazil sẽ ra lệnh ủng hộ Ouvi và mong rằng Nokia sẽ từ bỏ nhãn hiệu Ovitrên tất cả các điện thoại được bán ra tại thị trường Brazil và dừng sử dụng cũngnhư đề cập đến thương hiệu này tại Brazil

Vụ kiện này là rắc rối đối với dịch vụ Ovi của Nokia Nhãn hiệu này đã ra mắt rấtrầm rộ vào năm 2007 nhưng hiện mới chỉ có vài dịch vụ trên thị thường Nokia chobiết, hãng đã đưa ra các ứng dụng mang nhãn hiệu Ovi trước hãng Viễn thông

Trang 6

Brazil nhưng cả hai đều chưa đăng ký với cơ quan thương hiệu và bản quyền(Patent and Trademark Office) ở Brazil “Chúng tôi có tên nhãn hiệu và cũng làmột phần của tên công ty Do đó, quyền lợi về luật doanh nghiệp ở Brazil sẽ caohơn một nhãn hiệu được đăng ký”, ông Haugland khẳng định Từ vụ kiện tụngtranh chấp rắc rồi trên có thể thấy kể cả những “ông lớn” với một nhãn hiệu và tênthương mại đã quá nổi tiếng như Nokia cũng không thể tránh khỏi sai sót khikhông tìm hiểu kĩ về các nhãn hiệu đã có trên thị trường thế giới.

 Gần đây, lại xuất hiện vụ kiện tụng giữa tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazpromcủa Nga tới công ty Gazprom s.r.o của chính phủ Slovakia

Hôm 11/8/2010, Bộ Tư pháp Slovakia đã đăng ký tên cho một công ty với tênGazprom s.r.o, tờ Kommersant của Nga cho biết hôm 17/8/2010

Trong khi đó, tập đoàn Gazprom của Nga khẳng định rằng, tập đoàn không có bất

kỳ mối quan hệ nào với công ty mới trùng tên của Slovakia, mặc dù các chi nhánhcủa Gazprom tại nước ngoài đều được đặt tên theo cách này Một “sự trùng hợp”thú vị nữa đó là, người đứng đầu của Gazprom của Slovakia tên là NikolaiMedvedev, trùng họ với Chủ tịch Alexandr Medvedev của tập đoàn Gazprom củaNga

Vốn điều lệ của Gazprom s.r.o vào khoảng 500 triệu EUR (640 triệu USD) Đây làmột số tiền lớn đối với Slovakia, trong đó, công ty Marica sở hữu 75% cổ phần vàPriemyselny park Partizanske là 25%

Theo nhiều ý kiến từ các nguồn tin, tại Slovakia, sự xuất hiện công ty lấy tên làGazprom và người đứng đầu là Medvedev có thể sẽ làm tổn hại tới uy tín củaGazprom của Nga và lãnh đạo Alexandr Medvedev và đây là nỗ lực tạo ra mộtthương nhân lớn, thay mặt cho Gazprom để tiến hành các hoạt động thương mạinào đó

Hoạt động của Gazprom Slovakia liên quan đến một loạt các dịch vụ, tuy nhiênkhông đề cập tới năng lượng Đặc biệt, trong đó có hoạt động “mua hàng hóa đểbán cho người tiêu dùng, các nhà bán buôn, bán lẻ, các hoạt động thương mại, dịch

vụ môi giới, cho thuê tài chính, tư vấn, tổ chức các sự kiện văn hóa, quảng cáo vàtiếp thị, nghiên cứu thị trường và thăm dò ý kiến công chúng,…”

Trang 7

Theo nhà phân tích Irina Ladygin thuộc Capital Veles, sự xuất hiện của Gazproms.r.o tại Slovakia là một sự kiện “không đủ quy mô” để có thể gây bất kỳ ảnhhưởng nào đối với cổ phiếu của Gazprom trên thị trường Tuy nhiên, có thể nó sẽgây ra ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của tập đoàn Gazprom (Nga) về lâu dài.

 Thời gian trước, báo Lựa chọn của Cuba đưa tin, Cơ quan giải quyết tranhchấp của Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra kết luận cuối cùng, tuyên

bố Mỹ đã chiếm đoạt nhãn hiệu rượu Rum – Havana Club nổi tiếng thế giớicủa Cuba, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc thương mại cơ bản

Đại diện của Cuba lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ điều việc Mỹ đã xâm phạm bảnquyền nhãn hiệu, đã cho phép công ty Barcadi tiếp quản nhãn hiệu rượu Rum-Havana của CuBa

Dư luận các quốc gia Châu Âu, Ecuador, Chile, Brazil, Trung Quốc, Venezuela,Mexico, Ấn Độ và Việt Nam đều lên tiếng ủng hộ Cuba, đồng thời yêu cầu Mỹnhanh chóng giải quyết vụ tranh chấp đã kéo dài nhiều năm này Đại diện củaCuba tại WTO chỉ trích Mỹ đã không giải thích cụ thể về cái gọi là nỗ lực của Mỹtrong việc thực hiện lời hứa và yêu cầu Mỹ phải đưa ra những biện pháp chi tiết.Theo ông, thái độ này của Mỹ khiến người ta không khỏi nghi ngờ về hệ thống bảnquyền thương hiệu ở nước này Mỹ vốn được xem là nước đặc biệt coi trọng việcthực hiện các quy tắc về bản quyền thương hiệu, nhưng lại phớt lờ quyết định của

cơ quan giải quyết tranh chấp

 Vào ngày 10/01/2007, Cisco Systems đã khởi kiện Apple tại toà án Liênbang và cho rằng chiếc điện thoại di động mới mang tên iPhone của “Quả táo”

đã xâm phạm nhãn hiệu của họ

Chỉ 1 ngày sau khi Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs công bố Apple iPhonetại Triển lãm MacWorld ở San Francisco, Cisco đã đưa vụ kiện này lên toà án ởCalifornia

Cisco – hãng sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới – đã chính thức sở hữu nhãnhiệu “iPhone” từ năm 2000 Đây là thời điểm mà Cisco mua lại InfoGearTechnology – hãng đăng ký nhãn hiệu iPhone

Và 3 tuần trước đó bộ phận Linksys của Cisco đã đưa nhãn hiệu này ra sử dụng khicho phát hành một chiếc điện thoại Internet có tên “iPhone”

Trang 8

Tuy nhiên, vào ngày 09/01/2007, Jobs cũng đã giới thiệu chiếc điện thoại iPhonecủa Apple – một chiếc điện thoại di động màn hình cảm ứng có khả năng chơinhạc, lướt web, gửi voicemail và e-mail.Natalie Kerris, người phát ngôn củaApple, đã nói rằng cô không có bình luận gì về vụ kiện này.

· Hay một vụ kiện khác cũng liên quan đến hãng Apple: một công ty ở bangArizona (Mỹ) đã đâm đơn kiện Apple vì đã sử dụng cái tên iCloud cho dịch vụđiện toán đám mây mới được trình làng của hãng Công ty này khẳng định hành vitrên của “Quả táo” đã vi phạm nhãn hiệu của mình một cách trắng trợn

iCloud Communications, một công ty chuyên cung cấp IP dựa trên giọng nói có trụ

sử tại Phoenix, bang Arizona khẳng định tên của dịch vụ lưu trữ đám mây trựctuyến mà Apple đã công bố mới đây tại Hội nghị WWDC 2011 đã “sao chép”chính tên của công ty này và gây ra sự nhầm lẫn cho các sản phẩm cạnh tranh.Trong đơn kiện Apple, iCloud Communications cho biết “Các sản phẩm và dịch vụ

mà Apple dự định cung cấp với thương hiệu “iCloud” giống hoặc liên quan đếnnhững sản phẩm và dịch vụ mà iCloud Communications hiện đang cung cấp dướicái tên iCloud Marks kể từ khi công ty được thành lập vào năm 2005 Tuy nhiên,

do tin tức truyền thông và sự công bố của Apple về dịch vụ iCloud trên phạm vitoàn thế giới cũng như chiến dịch quảng cáo rầm rộ theo sau của Apple đã khiếngiới truyền thông và công chúng nói chung nhanh chóng gắn nhãn hiệu “iCloud”với Apple thay vì iCloud Communications

iCloud Communications cũng không quên nhấn mạnh việc Apple từng có một bềdày “thành tích” vi phạm thương hiệu trong quá khứ Trước đây, Apple đã bị bannhạc The Beatles kiện vì sử dụng tên Apple Hãng này cũng bị hãng Cisco Systemslôi ra toà vì sử dụng tên iPhone hay bị Terrytown kiện vì sử dụng nhân vật hoạthình “Might Mouse”

Đơn kiện của iCloud Communications đã được đệ trình lên Toà án liên bang tạibang Arizona Công ty này yêu cầu toà ra phán quyết cấm Apple tiếp tục sử dụngtên “iCloud”, huỷ bỏ mọi hoạt động quảng cáo có liên quan đến dịch vụ này cũngnhư đòi gã khổng lồ công nghệ Mỹ phải bồi thường thiệt hại

Trang 9

Hồi cuối tháng 5, Apple đã đăng ký bản quyền cho thương hiệu iCloud tại Vănphòng bảo hộ thương hiệu của Uỷ ban châu Âu Theo đó, thương hiệu iCloud củaApple sẽ được dùng để chỉ dịch vụ “lưu trữ điện tử dữ liệu, văn bản, hình ảnh, âmthanh, video, các dịch vụ lưu trữ dữ liệu điện tử, thông tin và các tham vấn liênquan”.

Apple được cho là đã chi số tiền “khủng” lên đến 4,5 triệu USD để mua tênmiền iCloud.comtừ Xcerion, công ty chuyên Thuỵ Điển chuyên cung cấp các dịch

vụ lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây

Tình trạng xâm phạm nhãn hiệu, tên thương mại diễn ra ngày càng nhiều, ngàycàng công khai khiến các công ty chính hãng vừa mất uy tín vừa giảm doanh thubán hàng gây nhiều hậu quả tới xã hội và cả người tiêu dùng Trong khi hầu hết cácdoanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng sử dụng nhãn hiệu

để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, nhưngkhông phải tất cả họ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệuthông qua đăng kí Do tầm quan trọng của nhãn hiệu trong việc xác định sự thànhcông của sản phẩm trên thị trường đặc biệt là thị trường hội nhập toàn cầu nên cầnphải bảo đảm rằng chúng có được sự bảo hộ đầy đủ

2.2 Thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại tại Việt Nam

2.2.1 Khái quát tình hình xâm phạm

Xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn đề

bức xúc của toàn xã hội Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp(SHCN), thời gian gần đây, xâm phạm quyền SHCN vẫn gia tăng và diễn biếnphức tạp, các hành vi xâm phạm quyền SHCN diễn ra ở hầu hết các đối tượngSHCN như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thươngmại, cạnh tranh không lành mạnh Trên thị trường thì hàng hóa giả mạo, hàng hóaxâm phạm quyền ngày càng nhiều và khó phân biệt, đặc biệt những nhóm hàngthuộc lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh hay nhómhàng hóa phục vụ tiêu dùng như quần áo, mỹ phẩm…Việc xâm phạm quyềnSHCN còn xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnhhưởng đến sức khỏe con người như thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng, thựcphẩm, đồ uống…trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện hệthống pháp luật về bảo hộ quyền SHCN thì tính chất, mức độ xâm phạm quyền

Trang 10

SHCN ngày càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp Có thể thấy điều đó qua số liệu

vi phạm bị phát hiện tăng lên nhanh chóng qua các năm Theo thống kê, trong năm

2007, các lực lượng thực thi ở sáu Bộ gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tintruyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương,Công an đã xử lý trên 18.000 cơ sở có hành vi xâm phạm quyền SHTT, tổng sốtiền xử phạt là trên 15 tỷ đồng, đồng thời tịch thu nhiều phương tiện, tang vật viphạm hành chính khác

Trong những năm gần đây, các khiếu nại về việc xâm phạm nhãn hiệu đãkhông ngừng gia tăng Tính riêng tại Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học vàCông nghệ thì năm 2005 có 306 khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu, năm 2006 là

324 khiếu nại và 2007 là 320 khiếu nại về xâm phạm nhãn hiệu

Một nền kinh tế thị trường với đa dạng các ngành nghề và chủng loại hàng hóathì người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp

và theo họ là tốt nhất Song, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuấtphải chú trọng trong việc tạo dựng bản sắc riêng cho nhãn hiệu của mình

Bản sắc nhãn hiệu chỉ xuất hiện trong tâm trí của khách hàng mục tiêu khi mà

họ bị hấp dẫn bởi giá trị mà nhãn hiệu ấy mang lại Vì vậy mà mỗi doanh nghiệpđều cố gắng xây dựng cho nhãn hiệu của mình một bản sắc riêng, không bị phatrộn hay bị gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc này Bởi

vì, để xây dựng được một nhãn hiệu có sức sống lâu dài, có thể duy trì qua nhiều

xu hướng đổi thay đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về tư duy và chi phí Điều đó lýgiải tại sao nhiều doanh nghiệp ra đời sau thường ăn theo nhãn hiệu có uy tín trước

đó để đặt tên cho nhãn hiệu của mình, hoặc lấy tên nhãn hiệu gần giống với tên củanhãn hiệu nổi tiếng đã được người tiêu dùng tin cậy

Trên thực tế, việc làm này không chỉ có ảnh hưởng xấu đối với uy tín củanhãn hiệu bị xâm phạm mà còn gây tổn hại trực tiếp đến lợi ích của khách hàng,làm cho khách hàng sử dụng sản phẩm kém chất lượng mà không hề hay biết Vìvậy mà, mục đích của nhà sản xuất khi tạo dựng bản sắc nhãn hiệu chính là bảo vệlợi ích cho khách hàng Sao cho, khi khách hàng mua một sản phẩm thì đó là quyết

Trang 11

định dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về sản phẩm đó chứ không phải mua vì sự nhầmlẫn.

Trong thời gian qua, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm nhái nhãn hiệu

đã được báo chí đề cập đến Phần lớn là hiện tượng đăng ký tên thương mại và tênnhãn hiệu gần giống nhau, thậm chí là trùng nhau Sự vi phạm này đã xảy ra dướinhiều hình thức và trên nhiều lĩnh vực

2.2.2 Một số trường hợp xâm phạm nhãn hiệu, tên thương mại điển hình

Trên thị trường, nhiều khách hàng từng bị nhầm lẫn giữa nhãn hiệu LaVievới nhãn hiệu TaVie do cách đọc cách viết gần giống nhau Hay việc sử dụng tênthương mại trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay là tên các vùng lãnh thổ như Đông

Á, Bắc Á, Đông Nam Á,… trong khi ngân hàng lại nằm ở Việt Nam Điều này đãkhiến cho khách hàng lúng túng khi lựa chọn sản phẩm Cách đặt tên như vậy thểhiện sự thiếu sáng tạo trong việc tìm ra bản sắc riêng cho nhãn hiệu và sản phẩmcủa các công ty Không chỉ vậy, việc những nhãn hiệu ra đời sau bắt chước tênnhãn hiệu gần giống với nhãn hiệu có uy tín từ trước đã cố ý tạo ra sự nhầm lẫncho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm

 Liên quan đến việc 2 công ty bất động sản ở TPHCM có cùng tên Nam Tiến,Cục sở hữu trí tuệ cho rằng, công ty Nam Tiến (quận 1) có dấu hiệu xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại

Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học – Công nghệ

đã có công văn trả lời về việc tranh chấp tên thương hiệu của 2 công ty bất độngsản tại TPHCM là công ty Cổ phần Dịch vụ đầu tư xây dựng Bất động sản NamTiến (trụ sở tại B5–B6 khu dân cư Kim sơn, đường Nguyễn Hữu Thọ, P.TânPhong, Q.7, gọi tắt Nam Tiến quận 7) và sàn giao dịch bất động sản Nam Tiếnthuộc công ty Cổ phần Nam Tiến (số 95 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, gọi tắt NamTiến quận 1)

Theo Cục sở hữu trí tuệ, Nam Tiến quận 7 đã được cấp giấy chứng nhận đăng kýbảo hộ nhãn hiệu “Nam Tiến & hình” cho dịch vụ: “Dịch vụ đầu tư, quản lý, muabán, tư vấn, môi giới bất động sản” và dịch vụ: “Xây dựng công trình dân dụng”

Do vậy, kể từ ngày cấp, Nam Tiến quận 7 được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đãnêu trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Trang 12

Vì vậy, việc xuất hiện sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến quận 1 có tên thươngmại “Nam Tiến” tương tự về kết cấu từ và phát âm với phần chữ tương ứng trongnhãn hiệu được bảo hộ của Nam Tiến quận 7 là cấu thành hành vi xâm phạm quyền

sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định tại điều 129.1 Luật Sở hữu trítuệ

Việc Nam Tiến quận 1 lại có cùng loại dịch vụ buôn bán, môi giới bất động sảnnhư Nam Tiến quận 7 (đã được bảo hộ) dễ cấu thành hành vi xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp đối với tên thương mại

Hành vi đăng ký cùng tên, hoạt động cùng ngành nghề này của Nam Tiến quận 1

dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh

và cơ sở kinh doanh

Do đó, ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nêu rõ: “Theo quy địnhcủa pháp luật, Nam Tiến quận 7 có thể yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCMyêu cầu Nam Tiến quận 1 đổi tên sàn giao dịch bất động sản”

Trước đó, Nam Tiến quận 7 được Sở Kế hoạch – Đầu tư TPHCM cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh ngày 4/9/2009 Ngành nghề hoạt động chính là tư vấnBĐS, vận tải hàng hóa bằng đường bộ Ngày 22/2/2010, Nam Tiến quận 7 đã được

Sở Xây dựng TPHCM cấp phép thành lập, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sởhữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ)

Thế nhưng, ngày 19/7 Nam Tiến quận 1 xuất hiện Cho rằng, Nam Tiến quận 1 đã

“xài ké” nhãn hiệu và tên thương mại, ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu, hìnhảnh và uy tín nên Nam Tiến quận 7 đã gửi đơn khiếu nại lên Sở Xây dựngTPHCM

 Ngày 7/8/2010, Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) chính thức gửi đơn khiếunại lên Cục Sở hữu trí tuệ và Trường ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) vềviệc bị vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu Đông Á mà trường đã đăng ký từnăm 2005

Ông Đỗ Thế, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Á, cho biết: Năm 2002 TrườngTrung cấp chuyên nghiệp Công kỹ nghệ Đông Á được thành lập Đến tháng4/2005, Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhà trường đã lập hồ sơ gửi lên Cục Sở hữu trí

Trang 13

tuệ Việt Nam đăng ký 12 nhãn hiệu “Đông Á” trong nhóm dịch vụ giáo dục, đàotạo (nhóm 41).

Đến nay Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp chứng nhận 12 nhãn hiệu, trong đó có

2 nhãn hiệu “Đại học Đông Á” Tuy nhiên, tại tỉnh Bắc Ninh cũng có một trường

ĐH thành lập từ năm 2008 với tên gọi “Đại học Công nghệ Đông Á”

Ông Đỗ Thế cho rằng, việc sử dụng nhãn hiệu “Đông Á” của Trường ĐH Côngnghệ Đông Á (Bắc Ninh) đã vi phạm Khoản 1, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ về

“hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý”.Theo ông Đỗ Thế, việc Trường ĐH Công nghệ Đông Á sử dụng nhãn hiệu “ĐôngÁ” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, tổn hại về kinh tế cho ĐH Đông Á.Ông Đỗ Thế cho biết ngay sau khi ĐH Công nghệ Đông Á bị Bộ GD-ĐT tạmngừng tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2010 (do vi phạm Quy chế tổ chức và hoạtđộng của trường ĐH tư thục), nhiều phụ huynh, sinh viên và đối tác của ĐH Đông

Á đã gửi email, điện thoại dồn dập về trường hỏi về điều này Hiện tại, tất cả các

bộ phận của trường đều tập trung xử lý thông tin để phụ huynh, sinh viên và đối táckhỏi hiểu lầm Do trùng tên “Đông Á”, khi ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) bịtạm ngừng tuyển sinh năm 2010, ĐH Đông Á (Đà Nẵng) đã bị hiểu lầm là bị tạmngừng tuyển sinh

Ông Đỗ Thế cho biết thêm, căn cứ vào mục b, c khoản 1, Điều 198 Luật Sở hữu trítuệ (năm 2005) nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và ngườihọc, ngăn chặn thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra, ĐH Đông Á (Đà Nẵng) yêu cầuTrường ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) chấm dứt việc sử dụng tên “Đại họcCông nghệ Đông Á” gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Đại học Đông Á” đã được bảo

hộ Đồng thời đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ can thiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợppháp của “Đại học Đông Á” để không tiếp tục gây ảnh hưởng đến uy tín, thiệt hại

Ngày đăng: 18/03/2016, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w