Bắc Giang có hội Yên Thế, XươngGiang, Thổ Hà, Vạn Vân, các hội làng ở Hà Tây, Hội đền Kiếp Bạc HảiDương, hội chùa Dâu, Bà Chúa Kho Bắc Ninh, hội chùa Keo Thái Bình… Và có một lễ hội mà t
Trang 1Lời mở đầu
1 Tiểu dẫn
Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựngkhông gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức Lễhội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dântộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành Hàngnăm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội, nhỏ thì mộtngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì lễ hội vui không kểxiết Có những lễ hội trở nên tiêu biểu, nức tiếng gần xa như hội: Đền Hùng-tỉnh Phú Thọ, hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng của Hà Nội, hội Liễu Đôi (NamHà), Bắc Ninh có hội Đồng Kỵ, hội Lim Bắc Giang có hội Yên Thế, XươngGiang, Thổ Hà, Vạn Vân, các hội làng ở Hà Tây, Hội đền Kiếp Bạc (HảiDương), hội chùa Dâu, Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), hội chùa Keo (Thái Bình)…
Và có một lễ hội mà tôi muốn nhắc đến đã được UNESCO công nhận là Di sảnvăn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 16-11-2010 Đó chính là lễhội Gióng tại làng Phù Đổng- Gia Lâm Lễ hội đã đem lại niềm tự hào chongười dân nơi đây khi được vinh danh
2 Lý do chọn đề tài
Mặc dù cuộc sống ngày một phát triển, bên cạnh các thành phố hiện đại và nhộnnhịp thì một số làng quê ở Việt Nam vẫn giữ cho mình được nét đẹp hoang sơ,trong trẻo Một buổi sáng khi đến với làng Phù Đổng- Gia lâm, tôi đã hoàn toàn
bị thu hút bởi cảnh quan nơi đây Con đường đê dẫn vào làng Gióng quanh co
Trang 2Từ trên nhìn xuống là những ngôi nhà hết sức cổ kính, giản dị, mộc mạc tạocảm giác thích thú cho tôi khi được chiêm ngưỡng quang cảnh và cuộc sống ởlàng quê nghèo Việt Nam Không khí trong lành của buổi sáng cùng cuộc sốnglàng quê yên bình đã tạo cho tôi những ấn tượng tốt về nơi đây Ngôi làng màtrong truyền thuyết kể lại là nơi sinh ra Thánh Gióng- người đã có công đánhđuổi giặc Ân…Khu di tích làng Gióng cũng cách nhà tôi không quá xa vì thế tôichọn đề tài khảo sát khu di tích đền Gióng và lễ hội cho bài nghiên cứu củamình.
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn tại khu di tích và lễ hội
Mục lục:
Chương 1: LỄ HỘI – NÉT VĂN HÓA KHÔNG THỂ THIẾU CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM 1.1 Lễ hội truyền thống ở Việt Nam
1.1.1 Tìm hiểu chung lễ hội ở Việt Nam
Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng "Lễ" là
hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người vớithần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôngiáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống
Lễ hội ở nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiênnhiên tươi tốt, lòng người hân hoan Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộngđồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta Theo thống
Trang 3kê của Bộ VH,TT&DL thì nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội trong năm Mỗi lễhội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới mộtmột đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoạixâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú,giàu lòng cứu nhân độ thế Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớngười trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, làcầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được cônglao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình Đặcbiệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tốkhông thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớngười có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vuichơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thibắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, NamĐịnh), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) Có lễ hội lạigọi theo những trò chơi dân gian như hội rước voi, rước chúa gái, hội đánhphết, ném còn, hội chọi gà, chọi trâu, hội đâm đuống Sự phong phú của lễ hội
ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong nhữngsản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước
Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay được tổ chức ở nhiềucấp khác nhau Ví dụ như lễ hội đền Hùng được tổ chức ở quy mô quốc gia 5năm/ lần Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh Các lễ hộithường được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh như hội Lim, lễ hội Lam Kinh (ThanhHóa), lễ hội đền Trần (Nam Định) Các lễ hội ở quy mô cấp huyện tiêu biểunhư lễ hội đền Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái
Trang 4Bình) Các lễ hội diễn ra ở đình Làng là lễ hội cấp nhỏ nhất, chỉ với quy môlàng, xã.
1.1.2 Lễ hội- Nét văn hóa Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử Cũng như nhiều quốcgia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng Chínhnhững nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóarất đặc trưng Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọimiền đất nước Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn đượcduy trì Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêngcần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần Đó chính là hình ảnh hội tụ nhữngphẩm chất cao đẹp nhất của con người Giúp con người nhớ về nguồn cội,hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui
Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dângian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng,các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đãđược tái hiện một cách rất sinh động Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và longtrọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòigiống như hội Đền Hùng, có những lễ hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hộiĐền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hộitưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề,…củangười Việt
1.2 Hội Gióng- Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại
1.2.1 Giới thiệu chung
Trang 5Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã được UNESCO côngnhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào 18 giờ 20 phútngày 16-11-2010 (tức 22 giờ 20 phút Việt Nam) tại Thành phố Nairobi (Thủ đôcủa Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm
2003 của UNESCO Cùng với 82 Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám đượccông nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới; Khu di tíchTrung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới,Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản thứ 3 của Thành phố Hà Nộiđược UNESCO vinh danh trong năm 2010
Ngoài ghi dấu ấn là di sản thứ 3 của Việt Nam được UNESCO công nhận, HộiGióng là lễ hội đầu tiên trong số 5 di sản văn hóa phi vật thể của nước ta đượcvinh danh tại UNESCO sau Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên,quan họ Bắc Ninh và Ca trù Một điều đặc biệt nữa có tính mở đầu cho di sảnphi vật thể Việt tại “đấu trường” UNESCO, Thánh Gióng là vị đầu tiên trong sốbốn vị nhân thần được phong Thánh theo tín ngưỡng dân gian bản địa, thể hiệntinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng ngoại xâm, khát vọng hoàbình của nhân dân ta từ nghìn năm nay Trong số 46 di sản được công nhận nămnay của 29 quốc gia thành viên UNESCO có 6 di sản là nghề thủ công truyềnthống; 12 di sản là lễ hội; 6 di sản là tri thức dân gian; 20 di sản là nghệ thuậtbiểu diễn; 3 di sản là ẩm thực dân gian Việc Hội Gióng được công nhận đã tăngthêm niềm tự hào cho di sản dân tộc vào đúng năm dấu ấn – năm kỷ niệm Đại lễ1.000 năm Thăng Long – Hà Nội
1.2.2 Tính đại diện nhân loại của Hội Gióng
Trang 6Thánh Gióng hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên ThầnVương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam(Thánh Tản, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh) Lễhội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng (tên nôm là làng Gióng) làmột trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ, một diễn trường lịch sử -văn hoá, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân.
Được xây dựng kiến trúc theo phong cách thời Lý, nơi thờ Thánh Gióng là mộtngôi đền khá đồ sộ đặt tại làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội Lễ hội làng Gióngđược cử hành trên một diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng,đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ Ngoài lễ hội chính tại làng PhùĐổng còn có một số nơi khác cũng tổ chức hội Gióng: Hội đền Sóc (xã XuânĐỉnh huyện Từ Liêm), hội Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), hội Phù Gióng, hội Gióng
Bộ Đầu Hằng năm cứ đến ngày 9/4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân),dân tứ xứ lại đổ về từ mọi ngả xa gần để xem lễ, dự hội làng
Lễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể từng tồn tại qua hàngngàn năm lịch sử Về giá trị, Lễ hội Thánh Gióng là bản anh hùng ca của dântộc Việt Nam Lễ hội lưu giữ những tín ngưỡng cổ xưa của người Việt cổ nhưtín ngưỡng thờ đá, tín ngưỡng phồn thực
Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyềnthoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng và từ đó phát triển thành lễhội UNESCO công nhận Hội Gióng vì nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là một disản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là một lễ hội được cộngđồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, chứa đựng những sáng tạo
Trang 7mang tầm nhân loại, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗigia đình,về một nền hòa bình cho đất nước…
1.3 Hội Gióng Phù Đổng
1.3.1 Giới thiệu chung về lễ hội
Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8
và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội,nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương“ Hội gióngPhù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, dân giantừng ghi nhận bằng câu ca dao:
"Ai ơi mùng chín tháng tư Không đi Hội gióng cũng hư mất người."
Lễ hội mở đầu với lễ tế thánh, lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng với sựtham gia của hàng trăm người dân, thể hiện sức mạnh của đội quân ThánhGióng Tiếp đó, phường Ải Lao (còn gọi là phường Tùng Choặc) diễn trò săn
hổ trước đền Thượng, biểu trưng cho tinh thần đoàn kết chiến thắng thú dữ
Lễ Hội Gióng được bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái
Tổ Lý Công Uẩn sau khi sáng lập ra Triều Lý, thường đến đền thờ ThánhGióng ở làng Phù Đổng dâng hương cầu xin thần cho biết vận mệnh đất nước.Chính Vua Lý Thái Tổ đã ra lệnh tôn tạo, mở rộng đền Phù Đổng và quy địnhthể thức tổ chức lễ hội Gióng Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian,Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo Đó là cácông “Hiệu“, hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá“,đội quân chính quy
; các “Cô Tướng“, tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao“, trong
Trang 8đó có “Ông Hổ“,đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“, đội quân trinh sát nhỏ tuổi;
“Làng áo đen“,đội dân binh
Lễ hội Gióng làng Phù Đổng là một lễ hội truyền thống được diễn ra từ thời
Lý Lễ hội được dân chúng các làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, ĐổngXuyên đứng ra tổ chức và nó đã trở thành lễ hội nổi tiếng nhất vùng châu thổBắc Bộ
1.3.2 Tổ chức, diễn biễn lễ hội
Trước kia lễ hội diễn ra trong 12 ngày (từ mùng 1 đến 12/4 âm lịch) Ngày nay
lễ hội Thánh Gióng được diễn ra chính thức trong 3 ngày (từ mùng 7 - 9/4 âmlịch) Hội Gióng được mở ra để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ đếncông ơn của vị Thánh làng Trong 3 ngày diễn ra hội Gióng, vào các buổi sángsớm, bao giờ cũng phải tiến hành nghi thức tế Thánh trước khi triển khai thựchành các hình thức khác của diễn xướng hội Hội Gióng như là một kịch trườngdân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã đượcchuẩn hoá Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vaidiễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc “Dước khám đường“ làtrinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “RướcĐống Đàm“ là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; Rước Trận Soi Bia“ là mô phỏngcách điệu trận đánh ác liệt Lại như lá cờ phướn màu đỏ mà trên đó cao viết chữ
“Lệnh“ tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vaidiễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phépluỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi Đó là “Quân lệnhphải nghiêm minh“ “Binh pháp phải mưu lược sáng tạo“ (Múa cờ thuận và múa
cờ nghịch) Còn như phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người ) là những vaidiễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng
Trang 9nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi “bán nguyệt“ có hình nửa vầng trăng,tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theokhẩu lệnh của ác ông “Xướng“ và “Xuất“, tượng trưng cho một loại vũ khí có
ức biến ảo khôn lường Tất cả hoà quyện trong vai diễn Phù Giá làm nổi rõ sứcmạnh vô địch khi người chiến binh được thấm nhuần hào khí thiêng của đất trờiquê hương và được trang bị thích hợp Các ông Hiệu, đội Phù giá, ông Hổ, làng
áo đỏ, làng áo đen… lần lượt xuất hiện trong tiếng hò reo tưng bừng của nhândân và du khách Những bước chân chạy rầm rập của đội phù giá cả trăm ngườiđóng khố, cởi trần, tượng trưng cho một loại vũ khí có sức biến ảo khôn lường,tạo cho du khách cảm giác về một không gian cổ xưa vô cùng độc đáo và oaihùng Đi đầu là phường Áo đỏ mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm roi mây, hai ông hiệuTiểu cổ và phường Áo đen mang cờ ngũ hành, cờ phướn nối tiếp Kế đó là ông
Hổ dẫn đầu phường ca vũ Ải Lao, rồi đến các ông hiệu Chiêng, hiệu Trống,hiệu Trung Quân Ông hiệu Cờ vác cờ lệnh đi sau cùng đội quân Phù giá tháptùng xe Long mã là một ngựa trắng cỡ lớn, có đủ yên cương, bành, giáp, nhạcđặt trên khung xe có 4 bánh gỗ và dây kéo dài Xe Long mã là biểu tượng linhthiêng nhất của lễ hội, tượng trưng cho Thánh Gióng trên đường ra trận Khi tớitrận địa, đại quân của Thánh Gióng giao chiến với quân giặc được hình tượnghóa qua ba màn múa “đánh cờ” hết sức độc đáo của ông hiệu Cờ Sau khi thựchiện những nghi lễ tại đền Gióng, trận đánh bắt đầu với cuộc “trường trinh” dàihơn 2km dọc theo đê làng Phù Đổng để đánh trận đầu tiên tại Đống Đàm, tượngtrưng cho trận địa của giặc Ân Những nhịp hô vang “Reo nào” của đội phù giá,làng áo xanh, làng áo đỏ làm vang động cả một góc trời Phù Đổng Tiếng bướcchân của đội quân rầm rập chạy trước, ngựa gỗ khổng lồ được kéo theo sau tạo
ra một cảnh tượng chiến trận hào hùng thời xa xưa Trong lễ hội có 28 cô gáitrẻ đóng vai tứng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân Chọn
Trang 10phái đẹp đóng vai tướng giặc Còn các màn rước lễ “Kén tướng“, “Kén PhùGiá“, và màn diễn “Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân“, có thể suy ngẫm về quanđiểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống
Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát Chèo để mừng thắng trận Điểmnhấn quan trọng của Hội Gióng là hai hội trận ở bãi Đống Đàm và Soi Bia Cảhai hội trận tập trung tái hiện hình ảnh uy lẫm của đội quân Thánh Gióng xuấtquân đánh giặc Ân và giành chiến thắng Hàng vạn du khách nhích theo mỗibước chân của đội quân xuất trận, tràn cả xuống sườn đê để được theo sau cuộc
“trường trinh” của Thánh gióng Tại bãi Đống Đàm, 28 nữ tướng giặc dàn trận
và giao chiến ác liệt với đội quân của Thánh Gióng Để biểu đạt những ý tưởng
và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú vàđộc đáo Sau khi đánh trận Đống Đàm , đội quân của ông Gióng tạm thời rút lui Quân giặc thấy vậy tưởng quân ta thất trận nên hùng hổ đuổi theo Hàng vạnngười xem dân làng diễn trò vây bắt hổ biểu hiện sức mạnh của đội quân ThánhGióng Sau khi khao quân, đội quân của ông Gióng chặn đứng quân giặc bằngtrận đánh Soi Bia khiến chúng bạt vía Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióngphải dùng tre đằng ngà, một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc.Với chiến thắng huy hoàng của ông Gióng , trận Soi Bia là chiếc bia soi muônđời đối với những kẻ nào muốn nhòm ngó đất nước ta Trận đánh chính hộiGióng Phù Đổng là một màn phối hợp giữa các nghi lễ cổ xưa cùng các tíchtrận được dàn dựng công phu mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Việt với cácgiá trị nghệ thuật đặc sắc đã một lần nữa khẳng dịnh sức mạnh đoàn kết vàchiến thắng muôn đời của dân tộc Việt Nam trước giặc ngoại xâm có ý địnhlăm le xâm phạm bờ cõi của cha ông Một trong những phần được chờ đón nhấttrong buổi lễ chính là phần hội kéo dài khoảng 30 phút tái hiện lại những nghi
Trang 11thức truyền thống cơ bản và tinh hoa nhất của Hội Gióng gồm: múa cờ, cướpchiếu và kéo chữ với sự tham gia trực tiếp của nhân dân làng Phù Đổng Hàngtrăm người từ các chú Tiểu Cổ tuổi dưới 11 tới 28 cô tướng đóng vai tướng giặc
Ân tuổi không quá 13, đội quân Phù Giá (72 người - đội quân cận vệ hay ngựlâm), các phường Áo Đỏ (100 em thiếu nhi tuổi từ 11-15), Áo Đen (48 ngườithanh niên tuổi 18-25), phường Ải Lao (đội ca múa người Lào - một cốngphẩm của nước Ai Lao (Lào) được tập trung để dàn trận Hai mươi tám cô gáitrẻ đóng vai tướng giặc tượng trưng cho hai mươi tám tướng xâm lược nhà Ân,hàng trăm các cụ bô lão, lực điền và các em thiếu nhi trong trang phục lễ hộitruyền thống đã tái hiện lại toàn bộ một không gian nghệ thuật đậm tính vănhóa lịch sử dân tộc theo truyền thuyết Thánh Gióng một cách hoành tráng để lạidấu ấn sâu đậm trong cảm xúc của bạn bè quốc tế
Hội Gióng như là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiếnhành theo một kịch bản đã được chuẩn hoá Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗimột vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.Màn “đánh cờ” thứ
ba kết thúc cũng đồng nghĩa quân ta đã thắng lợi, các tướng giặc rời kiệu xinhàng…
1.3.3 Kết luận, giá trị hội Gióng
Ngoài tính biểu tượng của ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lễ hộiThánh Gióng còn có lớp biểu tượng khác, lớp giá trị cổ sơ hơn là nghi lễ nôngnghiệp Hội Gióng mở vào ngày 9/4, là thời điểm bắt đầu vào mùa mưa, mùagieo trồng lúa, thời điểm vũ trụ chuyển từ “âm suy” sang “dương thịnh” ÔngGióng được mô tả trong truyền thuyết hiển hiện hình trạng của vị thần sấmchớp mưa dông Cuộc giao tranh của Gióng trước khi trở thành giao tranh giữa
“ta” và “giặc”, giữa người bị xâm lược và kẻ xâm lược vốn đã là cuộc giao
Trang 12tranh giữa “âm” và “dương” Trong thời điểm giao thời của vũ trụ, “dương” tấtthắng “âm”, mưa phải thắng hạn Trong Hội Gióng, quân của Gióng là cácchàng trai khỏe mạnh, còn quân của giặc Ân là 28 cô gái trẻ mềm yếu Cây tređược Gióng dùng làm vũ khí đánh giặc, trước đó vốn là “hoa tre”, thường dùng
để tranh cướp trong ngày hội mang hình sinh thực khí dương Theo quan niệmdân gian, ai cướp được “hoa tre” thì sẽ gặp nhiều may mắn Đám rước nước từđền Gióng sang đền Mẹ với ý nghĩa lấy nước của giếng Mẹ rửa khí giới củaGióng trước khi xung trận đã là lễ rước nước cầu đảo (cầu mưa)
Hình tượng Thánh Gióng đã trở thành một “Tứ bất tử” trong đời sống tâm linhngười Việt Lễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnhvực tín ngưỡng và sự kiện lễ hội, được nhà nước phong kiến chú trọng pháttriển từ thời Lý và cộng đồng giữ vai trò rất lớn trong việc bảo tồn qua hàngngàn năm lịch sử
Chương 2: THÁNH GIÓNG – MỘT TRONG TỨ BẤT TỬ THEO TÍN
NGƯỠNG DẪN GIAN VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tươngđối phong phú, đa dạng Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việckhai thác tự nhiên Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đãsớm gần gũi với họ Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu củanhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh Hai yếu tố đó làm cho Việt Namtrở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng Tính đa thần ấy không chỉ biểuhiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồnghành trong tâm thức một người Việt Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời
Trang 13sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo Trước
sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụđộng mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng , tôn giáo bản địa Vì vậy,
ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫngiữ vai trò quan trọng trong đời sốn tâm linh của người dân
2.2 Thờ tứ bất tử- tín ngưỡng độc đáo ở Việt Nam
2.2.1 Giới thiệu tín ngưỡng thờ tứ bất tử
“Tứ bất tử” là một huyền thoại về việc nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng “bốn
vị thánh không bao giờ chết” (Tứ bất tử) Việc phụng thờ Tứ bất tử là một tínngưỡng thuần túy Việt Nam, kết tinh từ những truyền thuyết đẹp đẽ và là một
bộ phận không thể tách rời trong di sản tôn giáo và tinh thần của đất nước.Trong tư duy của người Việt , con số bốn mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn
Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó Việcchọn lấy 4 trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất,độc đáo nhất và có tính thời đại Tứ bất tử cũng là một tập hợp như vậy Tứ bất
tử của Việt Nam gồm: Thánh Tản Viên , Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử
và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Bà Chúa Liễu)
2.2.2 Thánh Gióng kết tinh ý chí chống giặc ngoại xâm
Thánh Gióng - vị thánh bất tử - là bản hùng ca thần thoại về sức mạnh vĩ đạicủa dân tộc trước giặc ngoại xâm Sinh ra trong một gia đình nông dân, đứa trẻlên 3 tuổi không biết nói cười, sống trong tình thương của mẹ và bà con ở làngGióng, ven sông Đuống (nay là làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) Rồi giặc Ânhung dữ từ phương Bắc tràn tới Trước nguy cơ diệt vong của dân tộc, đứa trẻ 3
Trang 14tuổi bỗng cất tiếng đòi đi đánh giặc và vươn mình biến thành một tráng sĩ đầysức mạnh, cầm roi sắt, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt hí ra lửa, dũng mãnh xôngtrận Roi sắt gãy thì nhổ tre đằng ngà làm vũ khí diệt giặc Lúc thắng trận, quêhương được thái bình, vị anh hùng cởi bỏ giáp trụ, không màng vinh hoa phúquý, lặng lẽ lên đỉnh núi Vệ Linh (núi Sài tại Sóc Sơn, Hà Nội) bay về trời.
Vua Hùng ghi nhận công lao của Ngài, phong danh hiệu Phù Đổng ThiênVương và cho lập đền thờ tại Vệ Linh Làng Gióng được đổi tên thành làng PhùĐổng Hàng năm vào ngày 9 tháng 4 Âm lịch, làng tổ chức lễ hội rất longtrọng, tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng với các hoạt động như tập trận, đấu
cờ người…Những nơi mang dấu tích chiến công của Thánh Gióng đều đượcnhân dân lập đền thờ, gìn giữ Ngoài đền thờ chính ở làng Phù Đổng, còn cóđền thờ ở Sóc Sơn ở núi Vệ Linh, nơi Thánh Gióng đánh giặc xong cởi áo giápsắt treo lên cây để về trời, nay còn di tích mô đá hình gốc cây, có tên là "cây cởiáo" Ở làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội còn lưu giữ nhữngvết chân ngựa trên đá, một phiến đá ở chỗ Thánh Gióng ngồi ăn cơm…
Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của bản hùng
ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoànkết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước Bên cạnh đó,còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của mỗi con ngườiđối với Tổ quốc Năm 2010, lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Trang 15Chương 3: HIỆN TRẠNG DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LÀNG
GIÓNG 3.1 Đối tượng khách
Đối tượng khách đến thăm quan làng Gióng hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ và chủ yếu
là tự phát Đó có thể là các nhóm học sinh, sinh viên đến thăm quan, tìm hiểuhoặc là các gia đình đến lễ bái Vào những ngày bình thường thì làng Gióngchưa có sức hút đối với khách thập phương vì qui mô còn nhỏ và chưa có đầu
tư cho du lịch Vào dịp lễ hội thì hội Gióng thu hút được nhiều người tuy nhiêncũng chỉ là nguồn khách gần cận Tâm lý chung của khách là đến chiêm báingôi đền thờ Thánh Gióng
3.2 Các tour du lịch
Rất ít các công ty du lịch có tour du lịch đến thăm Đền Gióng Có thể nói, đây
là một khu di tích vẫn chưa được khai thác, đầu tư, tôn tạo để trở thành điểm dulịch hấp dẫn Dưới đây là một tour du lịch mẫu đã được đưa vào thử nghiệm:
TOUR DU LỊCH SÔNG HỒNG
HÀ NỘI – ĐỀN GIÓNG – CHÙA KIẾN SƠN – ĐỀN ĐÔ – HÀ NỘI
Thời gian: 1 ngày - Khởi hành bằng tàu thủy
Khởi hành: Thứ 7, CN - hàng tuần
Giá ghép đoàn: 515.000đ/khách
Thánh Gióng một vị thánh có công đánh đuổi giặc Ân sang xâm lược nước Văn Lang vào đời vua Hùng Vương thứ sáu sau khi đánh đuổi quân xâm lược ông đã phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón
Trang 16treo lên một cành cây, rồi quay chào bốn phía quê hương Cả người lẫn ngựa
từ từ bay thẳng lên trời, từ bấy đến giờ không còn thấy trở về dân gian Từ
đó hàng năm người dân tổ chức hội đền Sóc Sơn vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch Người xưa có câu thơ về đền Sóc và Thánh Gióng:
"Sóc Sơn là ngọn núi nào
Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh.”
Lịch trình:
Sáng: Hà Nội – Đền Gióng – Chùa Kiến Sơ ( Ăn trưa) 06h30:Xe và hướng dẫn viên VITOUR đón quý khách tại cty khởi hành đi
tham quan lòng sông hồng.
07h30: Tàu rời bến ngược dòng Sông Hồng, sau đó xuôi dòng Sông Đuống
09h40: Tàu cập bến Đổng Viên Ô tô đón khách tại bến
10h00: Quý khách đến thăm đền Gióng, chùa Kiến Sơ
11h00: Ô tô tiếp tục đưa Quý khách đi thăm đền Đô
11h20: Quý khách thăm đền Đô và nghe hát quan họ tại Thuỷ đình
12h30: Quý khách ăn trưa tại đền, thưởng thức bánh Phu Thê và mua quà Chiều: Hà Nội
13h30: Quý khách lên xe trở lại tàu