Xuất phát từ thực tế trên và những yêu cầu cấp bách bảo vệ và tôn tạo cho khu hệ thực vật di tích Đền Hùng thì cần thiết phải có những nghiên cứu về thành phần loài cây cụ thể cũng như n
Trang 1NguyÔn Hoµng giang
Nghiªn cøu HÖ thùc vËt khu di tÝch §Òn Hïng vµ biÖn ph¸p qu¶n lý, ch¨m sãc nh»m ph¸t triÓn bÒn v÷ng
khu hÖ thùc vËt nµy
luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Hµ T©y, 2007
Trang 3Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong vùng núi đất thấp, thuộc địa phận
xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nằm trong vùng tam giác công nghiệp Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao, cách thành phố Việt Trì 12km và cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được nhà nước xếp hạng IV từ đầu năm 1977 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
dự án quy hoạch tổng thể theo quyết định 63TTg ngày 8 tháng 2 năm 1994 Toàn
bộ khu di tích lịch sử Đền Hùng có tổng diện tích là 1.625ha, được chia thành ba vùng: Vùng trung tâm và vùng bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 285 ha, vùng đệm có diện tích 1.340ha Tuy nhiên, với diện tích là 285ha rừng nguyên sinh trước đây, hiện giờ khu vực Đền Hùng chỉ còn lại 13,1ha rừng tự nhiên nằm trọn vẹn trên núi Nghĩa Lĩnh Trong đó, hệ sinh thái rừng tại khu vực giữ vai trò chủ
Trang 4đạo với 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ, 328 chi và 5 ngành thực vật Hệ động vật với 95 loài bao gồm 59 loài chim, 13 loài thú, 14 loài bò sát và 9 loài lưỡng cư Hệ côn trùng bao gồm 175 loài thuộc 26 họ [13] Tuy nhiên, hiện nay
hệ sinh thái này cũng đang bị tác động mạnh mẽ do sự phát triển của kinh tế xã hội và văn hóa tín ngưỡng
Khu hệ thực vật di tích Đền Hùng là một di sản văn hoá sống, quá trình sử dụng chúng cùng với tính tất yếu sẽ là quá trình đào thải tự nhiên đã làm cho nó thay đổi và xuống cấp theo thời gian Xuất phát từ thực tế trên và những yêu cầu cấp bách bảo vệ và tôn tạo cho khu hệ thực vật di tích Đền Hùng thì cần thiết phải có những nghiên cứu về thành phần loài cây cụ thể cũng như những mối quan hệ xung quanh nó để từ đó có hướng đề xuất bảo vệ giữ gìn lâu dài Do vậy
đề tài: “Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp
quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này” đã được
thực hiện để giải quyết yêu cầu trên
Trang 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Nghiên cứu về rừng nhiệt đới Việt Nam
Rừng là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển trên hành tinh chúng ta Tài nguyên rừng không chỉ mang lại giá trị kinh tế to lớn mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội ngày càng tăng do những giá trị của rừng mang lại như: chức năng cung cấp hàng hoá lâm sản, chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, cân bằng sinh thái điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sống, văn hoá cảnh quan A.Tsêkhốp nhà văn Nga đã từng nói: “Rừng và cảnh quan của rừng có thể làm tăng sức khoẻ cho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức” Bên cạnh
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kỹ thuật, thì đời sống ngon người cũng được nâng cao, do đó mong muốn được hưởng thụ các giá trị về cuộc sống ngày càng lớn Những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, được mở ra, các khu di tích lịch sử gắn với rừng ngày càng được tôn tạo, bảo vệ, những khu danh lam thắng cảnh xây dựng ngày càng nhiều, các khu du lịch sinh thái có mặt khắp mọi nơi như một yếu tố tất yếu để đáp ứng các nhu cầu trên của con người
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, rừng Việt Nam mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản nhất của rừng nhiệt đới, nó
có cấu trúc phức tạp, phong phú và đa dạng về loài Việc nghiên cứu về tài nguyên rừng Việt Nam đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu, cuối thế kỉ XIX A.Chevalier (1918) đã có những nghiên cứu về các
hệ sinh thái rừng Bắc Bộ, P Maurand 1943, đã nghiên cứu “các kiểu quần thể” của ba vùng sinh thái Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian Dương Hàm Hy 1956, công bố nghiên cứu về “Tài nguyên rừng rú ở Việt Nam” Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như Loeschau 1960, TháiVăn Trừng 1970, 1978, Trần Ngũ Phương 1970, 2000,…đã nghiên cứu về rừng
Trang 6Bắc Bộ Việt Nam P.W Richards 1952, đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái, theo tác giả này một đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ, rừng thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, ngoại trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ), nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây G.N Baur 1962, nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó ông
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lí về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên Theo tác giả, các phương thức xử lí lâm sinh bao gồm: Mục tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn loài
và không đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và vô dụng để tạo không gian thích hợp cho các cây còn lại sinh trưởng Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo không giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có ở trong trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc trong chăm sóc và nuôi dưỡng rừng sau đó Cuối cùng tác giả đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lí tác động xử lí lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lí cải thiện rừng mưa [10]
Khi nghiên cứu về tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục, J Eivans
1984, đã xác định có tới 70 đến 100 cây gỗ/1ha nhưng hiếm có loài nào chiếm hơn 10% tổ thành loài Tính phong phú về tổ thành loài cây trước hết là do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới thuận lợi và do tính chất cổ xưa của khu hệ thực vật rừng Hoàn cảnh khí hậu đất đai nhiệt đới đã tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho sự tiến hoá của các loài thực vật và tạo điều kiện cho chúng được bảo tồn từ những thời đại địa chất cổ xưa Trải qua một quá trình tiến hoá và chọn lọc tự nhiên, nhiều loài có tính thích ứng cao với môi trường bên ngoài [10]
Trang 7Theo điều tra thống kê, ở Việt Nam có khoảng 7004 loài thực vật bậc cao thuộc 1850 chi và 289 họ [13] và 1332 loài động vật Rừng nước ta có nhiều gỗ
và đặc sản quý, dược liệu có giá trị phân bố hầu hết ở vùng trung du và miền núi,
và chiếm 3/4 đất đai toàn quốc Rừng nước ta cũng chiếm một địa bàn chiến lược trong việc phát huy tác dụng phòng hộ, quốc phòng
Trong khoảng thời gian từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX trở lại đây, những công trình nghiên cứu cơ bản về các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam đã tập trung hơn và có những giá trị ứng dụng ngày càng cao Trong những công trình đó đáng chú ý là những nghiên cứu về “Thảm thực vật rừng ở Việt Nam”,
“Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1978, 1988) Trong tác phầm mới nhất của Thái Văn Trừng “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam” 1978, tác giả đã tiếp tục hoàn thiện quan điểm “Sinh thái phát sinh quần thể trong các kiểu thảm thực vật” rừng ở Việt Nam, mô tả - phân tích cấu trúc và đề xuất những định hướng nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc và ý nghĩa sinh thái của rừng, những giá trị nhiều mặt khác của rừng như cung cấp gỗ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng, , dược liệu trong y học, những giá trị về cân bằng sinh thái, ổn định và điều hoà khí quyển, những giá trị về cảnh quan sinh thái học, du lịch sinh thái, cảnh quan di tích, ý nghĩa lịch sử đã được xã hội thừa nhận trong đời sống hàng ngày từ ngàn năm qua nhưng các tài liệu đề cập đến vấn đề này còn ít và thiếu tính hệ thống
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh góp phần tạo cảnh quan sinh thái, nghỉ dưỡng, đồng thời là các nơi bảo tồn nguồn gen, giữ gìn và duy trì đa dạng sinh học cho sinh quyển ở những nơi này ngoài khu hệ thực vật vốn có, trong
Trang 8quá trình bảo tồn, duy trì và phát triển có những cây đã được hàng nghìn năm tuổi như cây Chò ngàn năm ở Vườn quốc gia Cúc phương, cây Đa, cây Hoàng đàn, ở Yên tử, cây Vạn Tuế, Thông, Đa búp đỏ ở Đền Hùng đều có giá trị tâm linh như là niềm tự hào của cả dân tộc Hệ thống cây di tích, cây lưu niệm được các nguyên thủ, lãnh đạo các địa phương trồng, tại các khu di tích, khu bảo tồn, để đánh dấu một sự kiện nào đó Các khu này đều có quy hoạch diện tích đất cho việc trồng cây hàng năm và chế độ chăm sóc như các loài cây khác Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật, và chế độ chăm sóc cũng như có định hướng phát triển các loài cây này trong khu hệ thực vật ở các địa phương là việc làm cần thiết và phù hợp với nhu cầu của xã hội trong thời đại ngày nay
1.2 Nghiên cứu về khu hệ thực vật di tích Đền Hùng
Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo, trùng tu, gìn giữ kiến trúc cảnh quan của những khu di tích lịch sử văn hoá, khu vườn công viên cây xanh ở các khu đô thị lớn Đây cũng là việc thực hiện nội dung nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2001-
2010 “Quá trình đô thị hoá, mở mang các khu công nghiệp tập trung chắc chắn
sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường, cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề lâm nghiệp đô thị Đồng thời do đời sống từng bước được cải thiện và nâng cao, yêu cầu về rừng giải trí và du lịch đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân” [1] Nhà nước ta đã đầu tư nhiều kinh phí vào việc bảo tồn các khu di tích lịch sử văn hoá như Huế, Đền Hùng, địa đạo Củ Chi… Việc bảo tồn, tôn tạo không chỉ ở những hiện vật, công trình kiến trúc mà còn cả những gì liên quan mật thiết đến chúng như cây xanh, sinh thái cảnh quan, khu hệ thực vật…
Năm 1962 khi về thăm Đền Hùng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ: “Phải trồng thêm hoa, thêm cây xanh và cây cảnh để Đền Hùng trở thành một công viên lịch sử của Quốc Gia” Thực hiện
Trang 9theo lời dạy của Người, ngày 8/2/1994 Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng, với nhiều công trình hạng mục được nhà nước đầu tư, bổ sung và tôn tạo như các dự án về tu bổ di tích, kiến trúc, những hạng mục công trình trồng rừng sinh cảnh, nâng cấp cải tạo đường vào khu di tích…đã và đang dần được hoàn thiện Công việc bảo vệ và phục hồi môi trường khu di tích lịch sử Đền Hùng những năm gần đây được đẩy lên một bước cao với việc trồng rừng bằng cây bản địa, cây quý, cây cảnh, cây ăn quả Ngày 12/7/2002, quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 89/2002/QĐ-TTg về việc thành lập rừng Quốc gia Đền Hùng và xây dựng dự án đầu tư khu rừng Quốc gia Đền Hùng - Phú Thọ, với mục tiêu phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên bằng tập đoàn cây bản địa đặc trưng trong cả nước Để bảo tồn xây dựng và phát triển khu di tích, ngày 23/3/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 48-QĐ/TTCP về quy hoạch Đền Hùng đến năm 2015 với diện tích 1000ha Hiểu rõ được tầm quan trọng và sự phát triển của khu di tích như vậy, điều cần thiết phải làm là nghiên cứu các giải pháp tác động có lợi đến Hệ sinh thái rừng Đền Hùng sao cho hiệu quả và chất lượng là tốt nhất
Ở nước ta, những nghiên cứu về bảo tồn thực vật khu di tích còn ít Cho đến năm 2005, mới chỉ có Vũ Thị Bích Thuận nghiên cứu hệ thực vật ở khu di tích phủ Chủ Tịch [20] Tác giả đã đưa ra được các kết quả như thiết lập được danh lục thực vật trong khu di tích, điều tra cho thấy tính đa dạng sinh học về thành phần loài, đề xuất được các giải pháp kỹ thuật gìn giữ, tôn tạo cho khu hệ thực vật này
Năm 2005, Phạm Văn Điển khi nghiên cứu về “Định hướng một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng tại khu vực Đền Hùng- Phú Thọ” [8], tác giả cũng đã đưa ra được một số giải pháp kỹ thuật như chặt nuôi dưỡng tầng cây cao kết hợp với chăm sóc cây bản địa, từng bước
Trang 10dẫn dắt rừng cây bản địa hình thành cấu trúc gần với tự nhiên Trồng dặm kết hợp với chăm sóc cây bản địa, xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật bảo vệ
và tạo độ phì cho đất, chọn loài cây trồng phù hợp và xúc tiến tái sinh rừng thành công kết hợp với trồng bổ sung các loài cây bản địa trong đó ưu tiên những loài cây điển hình cho khu vực Đền Hùng như Chò nâu, Trám, Đinh, Lát hoa, Dẻ, Vù hương
Dự án về Tài nguyên thực vật và đa dạng sinh học của động vật trong khu
di tích lịch sử Đền Hùng của tác giả Phạm Bá Khiêm cùng các đồng sự (1998), trong đó tác giả cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các mặt động thực vật, các biện pháp cũng như các giải pháp mang tính khoa học, cơ cấu về tổ chức quản lý, các đặc trưng nhất của khu hệ… đã góp phần làm tăng tính phong phú của khu
hệ, làm rõ thêm về lịch sử di tích Đền Hùng
Mặc dù đã có những nghiên cứu của một số tác giả về khu hệ thực vật ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhưng những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở tính định hướng, gợi suy và một số kết quả nghiên cứu mang tính tổng hợp Bởi vậy, việc nghiên cứu và phát triển đề tài này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và tôn tạo và phát triển khu hệ thực vật nơi đây nhằm tạo nơi đây thành khu
di tích, du lịch, cảnh quan sinh thái mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng cao cả của dân tộc Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tính đa dạng sinh học của hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng và tình hình cây di tích, cây cổ thụ, xem xét hiện trạng hệ thực vật, trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp tác động nhằm kéo dài tuổi thọ của cây, gìn giữ và tôn tạo hệ thực vật này
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Khu hệ thực vật di tích, đặc biệt là các cây cổ thụ, cây di tích tại khu rừng
tự nhiên và một số loài cây lâm nghiệp được trồng trong khu vực
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi vùng lõi của khu di tích Với diện tích 32ha bao gồm các công trình kiến trúc, di tích văn hoá, khu bảo tồn với rừng tự nhiên (nhưng hiện nay chỉ còn 13,1ha rừng tự nhiên nằm trên núi Nghĩa Lĩnh) Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu tính đa dạng và giá trị cảnh quan, sinh thái, văn hoá, những biện pháp tác động nhằm phát triển bền vững khu di tích tại thời điểm hiện tại và cho tương lai
2.4 Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Điều tra quần thể thực vật tại khu hệ thực vật di tích lịch sử Đền Hùng
Kế thừa các tài liệu đã có và điều tra bổ sung, nhằm tìm hiểu tính đa dạng sinh học trong khu vực Tìm hiểu và xác lập được danh mục các loài thực vật, danh mục cây cảnh, cây cổ thụ và cây di tích Các biện pháp chăm sóc cây cổ và cây di tích
Trang 122.4.2 Tìm hiểu tình hình sinh trưởng, phát triển của khu hệ thực vật tại hai khu vực (I và II), tác dụng của nó đối với cảnh quan nơi đây
2.4.3 Ảnh hưởng của yếu tố con người đến việc duy trì tính ổn định cảnh quan, sinh thái tại khu di tích này
2.4.4 Nghiên cứu và đề xuất những biện pháp quản lý, chăm sóc, tôn tạo và bảo vệ cây xanh, c©y cæ vµ c©y di tÝch tại khu vực
2.4.5 Đánh giá sơ bộ hiện trạng rừng hỗn loài tại khu rừng tự nhiên và biện pháp bảo vệ
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Quan điểm phương pháp luận
Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp có ý nghĩa rất lớn đến kết quả nghiên cứu của bất cứ một đề tài nào Để lựa chọn được phương pháp thích hợp thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố như đối tượng nghiên cứu, các điều kiện khác liên quan như phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, đồng thời với việc tiếp thu, tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học đi trước
Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng mang một đặc điểm của một khu hệ thực vật tự nhiên bán nhân tạo Do đó mà đề tài vận dụng nguyên lý cảnh quan sinh thái học để nhìn nhận một cách tổng quan trong việc điều tra, đấnh giá đặc điểm khu hệ thực vật di tích lịch sử này
Cảnh quan sinh thái học là khoa học nghiên cứu kết cấu, công năng biến hoá của cảnh quan và quản lý, quy hoạch cảnh quan Cảnh quan sinh thái học là môn học tổng hợp, cơ sở lý luận của nó là chỉnh thể luận
Để duy trì cảnh quan ổn định cần:
- Tăng cường tính dị chất cảnh quan, là vận dụng và tăng cường trồng rừng hỗn loài, phát huy tác dụng của rừng phòng hộ
Trang 13- Tăng cường tính đa dạng sinh học
Tự nhiên là thể tổng hợp của các cảnh quan di chất, hay nói cách khác không có cảnh quan nào là hoàn toàn đồng chất trong tự nhiên Lý luận cảnhquan sinh thái học đã phản ánh quy luật nội tại trong tự nhiên Trong tự nhiên thực vật rất phong phú về thành phần loài và đa dạng về hình thái Chúng tồn tại
và phát triển trong các kiểu rừng khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố hoàn cảnh trong thời gian dài Vì vậy các đặc tính của cây chỉ có thể được phát hiện chính xác và đầy đủ khi tìm hiểu chúng trên quan điểm động và trong mối liên hệ nhiều bên như: Thực vật với thực vật, thực vật với hoàn cảnh
Thực vật và hoàn cảnh có mối liên hệ hữu cơ không tách rời mà thống nhất cùng tồn tại trong hệ sinh thái Các mối quan hệ qua lại giữa các loài là sự cạnh tranh hay hỗ trợ nhau về không gian sống, quá trình này diễn ra phức tạp không ngừng thay đổi theo thời gian, không gian và theo chiều hướng diến thế của hệ sinh thái rừng Nó phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của rừng, đặc biệt là nhân tố cấu trúc rừng (loài cây, tuổi cây …) Đối với những loài cây gỗ có tuổi thọ cao, kích thước lớn, những cây đặc biệt như cây di tích được nghiên cứu, xem xét từ hình thái thân, cành, lá, hoa, quả (nếu có), hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây đồng thời kết hợp với những tài liệu liên quan đến nó
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của một hệ sinh thái rừng, biểu hiện tái sinh rừng là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, những khoảng trống ở trong rừng, đất rừng sau khai thác, đốt nưng làm rẫy Vai trò của lớp cây tái sinh này là thay thế thế hệ cây già cỗi
Bởi vậy, trong tất cả các vấn đề nghiên cứu cần đứng trên quan điểm động, lấy cái hiện tại để đánh giá và định hướng xu thế phát triển cho tưong lai Lấy cái
cố định để phán đoán cái biến động
Trang 142.5.2 Ngoại nghiệp
2.5.2.1 Thu thập tài liệu cơ bản
Có sự kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Các tài liệu tham khảo về các vấn đề nghiên cứu của các tác giả
2.5.2.2 Điều tra tổng thể, xác định đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tiến hành đi khảo sát, điều tra tại một số khu vực Thống kê tất cả các loài thực vật gặp trong khu hệ đó, đồng thời đánh dấu những cây cổ thụ và cây di tích
2.5.2.3 Phương pháp thu thập hiện trạng các loài cây
* Xác định hiện trạng cây:
Tiến hành điều tra ở các OTC đại diện điển hình (chân, sườn, đỉnh) tại khu
vực vùng lõi của khu di tích đền Hùng
Sử dụng phương pháp điều tra tổng thể, quan sát khi phát hiện những hiện tượng đặc biệt của cây trong khu vực như bị sâu bệnh hại, mối, nấm, tầm gửi….tiến hành lấy mẫu riêng, ghi chép, đánh dấu cây trên bản đồ
- Đo dường kính ngang ngực thân cây (D1.3(cm)) được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác tới mm, đo theo hai hướng Đông Tây – Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn(m)) được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm Chiều cao vút ngọn của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng
- Đường kính tán lá (Dt(m)) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến
dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng nằm ngang theo hai hướng Đông Tây – Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân
- Xác định độ tàn che: Độ tàn che được xác định theo ô tiêu chuẩn (ÔTC) Tại mỗi điểm trong ÔTC xác định độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín
Trang 15thì điểm đó ghi số 1, nếu không có gì che lấp thì ghi số 0, nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 1/2 Ngoài ra độ tàn che còn được xác định thông qua phẫu đồ rừng
Kết quả đo được thống kê vào phiếu đièu tra tầng cây cao theo mầu dưới đây;
Mẫu biểu điều tra tầng cây cao STT ÔTC Tên cây D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) Ghi chú
Đ-T N-B
* Điều tra cây tái sinh:
Cây tái sinh là những cây gỗ còn non, sống dưới tán từ giai đoạn cây mạ cho đến khi chúng bắt đầu tham gia vào tầng tán rừng Chúng tôi tiến hành thống
kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra ở những khu vực có cây tái sinh theo bảng dưới đây
Mẫu biểu điều tra cây tái sinh
Trang 16- Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao: Thống kê số lượng cây tái sinh theo ba cấp chiều cao: dưới 1.0m; 1.0 - 2.0m; trên 2.0m
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo
* Điều tra cây cổ, cây di tích
Điều tra đo đếm ngoài thực địa, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương
và các chuyên gia
2.5.3 Nội nghiệp
2.5.3.1 Phương pháp xác định tên và lập danh lục
Trên cơ sở các tài liệu đã có, sau khi đi điều tra so sánh đối chiếu nếu thấy cần thiết bổ xung thì tiến hành thu thập mẫu
Các tiêu bản mới thu thập được tiến hành phân loại và so sánh với các tài liệu đã có, còn những mẫu chưa biết hoặc còn nghi ngờ tiếp tục được phân tích theo nguyên tắc từ tổng thể bên ngoài đến bên trong, từ đặc điểm lớn đến đặc điểm nhỏ, có thể tham khảo từ các chuyên gia
Còn loại nào chưa xác định được tên khoa học thì xếp vào yếu tố chưa xác định Sau khi xác định được tên loài, tên họ, ý nghĩa nguồn gốc ta tiến hành lập danh lục theo nguyên tắc theo vần ABC
2.5.3.2 Phương pháp đánh giá hiện trạng cây
Trên cơ sở những cây cổ thụ và cây di tích đã được đánh dấu trong quá trình điều tra tổng thể, xem xét và thu thập những mẫu bị sâu bệnh hại, xác định tên sâu, bệnh Đồng thời trong quá trình điều tra ghi chép những hiện tượng ảnh hưởng đến sinh trưởng và pháp triển của cây như rỗng ruột, thối mục, bị chín ép…
2.5.3.3 Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của khu hệ thực vật
a Cấu trúc tổ thành:
Trang 17Cấu trúc tổ thành được đề cập tới sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng nói tới là loài cây Tổ thành thực vật là tỷ lệ của loài cây hay nhóm loài cây chiếm trong QXTV rừng Hệ số tổ thành của các loài cây thường được xác định theo số cây hoặc theo tiết diện ngang Công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây được gọi là công thức
tổ thành Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây, còn trên quan điểm sản lượng người ta xác định tổ thành theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng
Để xác định tổ thành cây gỗ, đề tài lựa chọn phương pháp xác định theo số cây gỗ tham gia vào cấu trúc khu hệ thực vật
Ở mỗi địa điểm điều tra, tiến hành xác định số cây trung bình/loài cho cả địa điểm, những loài cây nào có hệ số cây lớn hơn hoặc bằng hệ số cây trung bình tính toán thì được viết vào công thức tổ thành Công thức tổ thành được viết theo nguyên tắc kỹ thuật lâm sinh
b Mật độ
Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một diện tích đất (thường là 1ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vai trò của các loài trong QXTV rừng
Trang 18Công thức xác định mật độ như sau:
N/ha = 10000
So
n
(2.2) Trong đó:
N/ha: Mật độ cây tính trên ha n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC So: Diện tích OTC (m2
)
c Kết cấu tàn che của rừng
Xác định hệ số chờm lợp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự tận dụng không gian dĩnh dưỡng của cây, đồng thời đây cũng là căn cứ để tiến hành chặt nuôi dưỡng và xúc tiến tái sinh tự nhiên
Dựa vào kết quả điều tra, tính được đường kính tán trung bình của một cây, từ đó tính được diện tích tán bình quân của một cây và tổng diện tích tán cho 1ha theo các công thức sau:
Sc: Diện tích tán của 1 cây DTTB: Đường kính tán trung bình của 1 c©y
= 3,1416
- Tính tổng diện tích tán cây trên 1 ha:
ScScN
(2.4) Trong đó:
N: Mật độ cây lớn/ha
- Tính hệ số chờm lợp tán cây
Trang 19SLL: Tỷ lệ che phủ của tán cây nếu như các tán cây không bị chờm lợp và
được tính theo công thức:
10000
S SLL (2.6) SThực: độ tàn che thực tế
2.6 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật di tích Đền Hùng
2.6.1 Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh
2.6.2 Giải pháp về quy hoạch cảnh quan
2.6.3 Giải pháp về tăng cường tài chính và khoa học kỹ thuật
2.6.4 Giải pháp về tổ chức
Trang 20CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm ở xã Hy Cương – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ, cách Thành phố Việt Trì 12km trên đường quốc lộ số 2 về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý: 21025’10” Vĩ Độ Bắc, 105034’58” Kinh Độ Đông
Phía Đông giáp quốc lộ số 2, phía Nam giáp xã Tiên Kiên, phía Tây Bắc là đường mòn từ quốc lộ số 2 qua Gò Guộc, cắt đường sắt Hà Nội – Lào Cai trong phạm vi hai ga Phú Đức, Tiên Kiên
3.1.2 Địa hình
Địa hình ở đây thể hiện rất rõ những nét đặc trưng vùng trung du đồi núi thấp xen kẽ với các thung lũng, ruộng bậc thang Độ dốc trung bình từ 20 – 270
, nơi dốc nhất là 430 Độ cao trung bình từ 50 – 54m so với mặt nước biển Đỉnh cao nhất là đỉnh Nghĩa Lĩnh với độ cao là 178m so với mặt nước biển
3.1.3 Khí hậu thuỷ văn
Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng Việt Trì, khí hậu khu vực Đền Hùng mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam – thuộc khí hậu Á nhiệt đới gió mùa Mỗi năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa và chiếm khoảng 70 – 80% lượng mưa trong cả năm Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường ít mưa và có gió lạnh
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,10
C + Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất là: 28,30
C vào tháng 6 và tháng 7
Trang 21+ Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất là 15,70
C vào tháng 1
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm là 82 – 84%
+ Độ ẩm trung bình cao nhất 85 – 87% (vào tháng 3- 4)
+ Độ ẩm trung bình thấp nhất 79 – 81% (vào tháng 11, 12 đến tháng 01 năm sau)
- Mưa:
+ Mưa chủ yếu vào mùa nóng, thỉnh thoảng có mưa đá Lượng mưa cao nhất vào tháng 7,8 với tổng lượng mưa trung bình năm là 1,850mm
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 382,5mm (tháng 7)
+ Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 24,9mm (tháng 12)
3.1.4 Điều kiện đất đai
Dựa vào nguồn gốc phát sinh của đất, theo tài liệu của trạm nông hoá thổ nhưỡng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phú (cũ), đất đai khu vực
Trang 22Do nguồn gốc của đá mẹ nên đa số diện tích đất đồi khu vực Đền Hùng
có thành phần cơ giới là thịt nhẹ hoặc thịt trung bình
Đất trong khu vực nghiên cứu đã bị phong hoá mạnh, tầng đất màu bị rửa trôi và xói lở Diện tích đất bị xói mòn mạnh chiếm khoảng 54,82% Mức độ xói mòn phụ thuộc vào độ dốc và có thể bị hạn chế nhờ lớp che phủ thực vật và phương thức canh tác nông nghiệp của người dân Tuy nhiên, đất trong khu vực này thường thiếu nước vào mùa khô
* Về lý tính : Đất xấu, tầng đất mỏng
* Về hoá tính: Đất nghèo mùn, nghèo đạm, lân dễ tiêu nghèo đến rất nghèo Kali tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình Đất có độ chua cao, pH(KCL) từ 4,1 đến 4,5
3.2 Điều kiện xã hội
Phạm vi dự án tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt có tổng diện tích 1.625ha gồm ba khu: khu I và khu II là 285ha, khu III là 1.340ha
Tổng số dân của ba khu là 85.306 người Điều kiện kinh tế, nông nghiệp là nguồn sống chính trong đó trồng trọt chiếm vai trò quan trọng Đời sống nhân dân còn nghèo, nghề phụ không phát triển ngoại trừ xã Hy Cương có nghề sơn mài truyền thống nhưng không được duy trì phát triển Ngoài ra còn một số hộ gia đình nuôi tằm tơ và ong mật
Về mặt dịch vụ: ở hai khu I và II, dịch vụ của hai thôn chỉ thực sự sôi động vào các dịp lễ hội hàng năm Thu nhập bình quân khoảng 500.000 đến 1.000.000 đ/hộ/năm Tuy nhiên các dịch vụ trên vẫn còn manh mún, giản đơn và cho người dân thu nhập thấp
3.3 Trạng thái khu hệ thực vật di tích Đền Hùng
Trang 23Nước ta ở thuộc khí hậu nhiệt đới, bốn mùa cây cỏ xanh tươi Do đó mà vai trò của thế giới màu xanh càng có ý nghĩa lớn lao gấp bội Rừng từ lâu đã trở thành người bạn gần gũi gắn liền với đời sống và tình cảm của con người Việt Nam, không chỉ là đời sống thường nhật mà cả trong đời sống tâm linh Bao đời nay, các thiết chế văn hoá của người Việt Nam như: đình, chùa, đền, miếu… đều gắn liền với thiên nhiên Các di tích văn hoá Việt Nam đã hòa quyện vào thiên nhiên, được thế giới màu xanh đó che trở, bao bọc và trong sự tiềm ẩn chung ấy, khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng cũng nằm trong vành đai xanh
kỳ diệu ấy Những năm 70 của thế kỷ XX, vành đai xanh đó đã được Chính Phủ
ra quyết định khoanh vùng bảo vệ Năm 1994, Chính Phủ lại có quyết định phê duyệt tổng thể khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng Diện tích quy hoạch là 1.625 ha, nằm trên địa bàn 6 xã: Hy Cương, Chu Hoá, Tiên Kiên (huyện Lâm Thao), Phù Ninh, Kim Đức thuộc huyện Phù Ninh) và xã Vân Phú (thuộc thành phố Việt Trì) Diện tích vùng rừng theo quy hoạch được chia thành ba khu vực bảo vệ, trong đó:
Khu I: Bao gồm toàn bộ núi Nghĩa Lĩnh, gồm khu vực Đền và rừng thứ sinh bao quanh có diện tích 32 ha Nơi đây được coi là đất phát tích, là cái nôi của dân tộc Việt Nam Đây còn được gọi là khu bảo tồn, tôn tạo di tích
Khu II: Vùng bảo vệ cảnh quan khu di tích có diện tích 253 ha bao quanh khu vực I Đây là khu chỉnh trang, xây dựng các công trình tưởng niệm, công trình văn hoá, du lịch nhằm tôn tạo khu vực di tích và phục vụ yêu cầu lễ hội Khu I và II là khu rừng cấm Quốc gia bảo vệ di tích lịch sử Đền Hùng
Khu III: Là vùng đệm với diện tích 1.340 ha gồm 6 xã: Hy Cương, Kim Đức, Phù Ninh, Chu Hoá, Tiên Kiên, Vân Phú Đây là khu đệm tạo thắng cảnh thiên nhiên và bảo vệ môi trường khu di tích lịch sử Đền Hùng
Trang 24Theo hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của GS.TS Thái Văn Trừng, rừng trong khu bảo tồn thuộc kiểu “Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa đai thấp” ở miền Bắc Việt Nam với hai kiểu phụ [1]:
- Rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt trên sườn, đỉnh núi đất: Với diện tích đất nhỏ 13,1ha nằm ở sườn và đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
- Rừng trồng trên đồi núi thấp xung quanh khu rừng tự nhiên, quanh làng xóm, trên nương rẫy bỏ hoá Bao gồm rừng trồng Thông hoặc Bạch đàn và vườn cây ăn quả được hình thành sau nương rẫy và ở các khu vực bị chặt phá quá mạnh không còn khả năng tự phục hồi Rừng trồng theo mục đích cung cấp nguyên liệu giấy và lấy gỗ củi, hoặc trồng vườn cây ăn quả nên rất đơn độc về loài và hiệu quả sinh thái bị hạn chế, đất đai ít được cải thiện
Tóm lại: Rừng trong khu bảo tồn có hai kiểu chính, rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt và rừng trồng nhân tạo Bạch đàn, Thông
Rừng thường xanh trên núi Nghĩa Lĩnh tuy thuộc loại rừng nghèo, tầng tán cây bị phá vỡ, mật độ cây lớn thấp, trữ lượng rừng thấp, tái sinh tự nhiên yếu nhưng trong thành phần có nhiều loài cây phân bố, cây cối phát triển có chiều hướng tốt Quần thụ thực vật: Chò Nâu, Bồ Nầm, Trám trắng, Đại Phong Tử, Hồng Pháp, Lim xẹt, là quần thụ phổ biến ở đây Ngoài quần thụ điển hình kể trên, trong rừng còn có một số loài cây gỗ quý có phân bố như: Lim xanh, Đinh thối, Trầm hương, Sưa, Do vậy mà rừng thường xanh trên sườn, đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cần thiết phải được gìn giữ, đầu tư phát triển cho hiện tại và cho tương lai
3.4 Những tác động ảnh hưởng đến hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng
Hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng thường xuyên phải chịu tác động
từ nhiều phía Theo số liệu thống kê sơ bộ điều tra trên tuyến và ô tiêu chuẩn
Trang 25điển hình tháng 4-5 năm 1998, của “Dự án nghiên cứu tài nguyên thực vật –Ph¹m Bá Khiêm và đồng sự” đã phát hiện, giám định và lập danh lục cho 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ, 328 chi và 5 nghành thực vật (trong đó có tới 11 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và 204 loài cây có tác dụng làm thuốc đã khẳng định đây là một khu vực khá phong phú về thành phần loài có giá trị cao về đa dạng sinh học [13] Điều đó cho thấy, tuy diện tích rất nhỏ so với các khu bảo tồn và các Vườn Quốc Gia nhưng thực vật ở khu vực Đền Hùng khá phong phú về loài cây Trong đó có một số loài điển hình cho vùng Trung Du núi đất Phú Thọ, như các loài: Chò Nâu, Bồ Nầm, Hồng Pháp, Đại Phong Tử luôn đi kèm nhau trong khu phân bố Hệ thống cây xanh ở đây có tuổi thọ cao, đường kính tán lớn nên đã có một số khu vực do mưa bão làm gãy,
đỗ, chết do mối hay mục gốc Hiện tượng cây gãy cành, thân thường xuyên xảy
ra sau những cơn bão lớn
Với đặc điểm là một khu hệ tự nhiên bán nhân tạo nên ngoài những ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu,… thì thực vật ở đây còn chịu những tác động lớn của yếu tố con người đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật và môi trường sống của chúng
Đầu tiên phải kể đến là nhu cầu xây dựng của con người Khi khu di tích được xây dựng thì phải tiến hành làm đường, quy hoạch tổng thể lại toàn bộ cho từng khu vực… Do đó mà đã ít nhiều chặt bỏ đi một số lượng lớn các loài cây
gỗ, cây có tuổi thọ cao, đã phá vỡ đi kết cấu tự nhiên vốn có của hệ thực vật tại đây
Hàng năm, vào ngày Quốc Giỗ hàng nghìn lượt người Việt Nam đã đến với khu di tích để thăm quan, giải trí, lễ hội Đa số họ đều có ý thức giữ gìn, bảo
vệ môi trường chung, song bên cạnh đó vẫn còn một số khách du lịch thiếu ý thức khi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định Nhận thấy việc bảo vệ, gìn
Trang 26giữ môi trường là rất quan trọng nên Ban quản lý Đền Hùng đã đặt nhiều thùng rác tại nhiều điểm du lịch và luôn có công nhân làm công tác vệ sinh môi trường Tuy nhiên với lượng du khách khá đông, thêm vào đó là địa hình cao, phức tạp nên số lượng rác thải ngày càng nhiều, không có hệ thống xử lý rác thải, đa số chỉ là quét dọn vệ sinh rồi đổ xuống núi Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan môi trường và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
Trang 27CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIªN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Danh lục thực vật trong khu vực nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm tài nguyên thực vật rừng
4.1.1.1 Đa dạng về thành phần loài cây
* Sự đa dạng về số lượng loài cây
Hiện tại ở Đền Hùng, qua điều tra, phát hiện, giám định đã lập danh lục cho 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ, 328 chi và 5 nghành thực vật [13]
Bảng 4.1 Danh lục thực vật khu dich tích Đền Hùng Nghành thực vật Số họ thực
vật
Số chi thực vật
Số loài thực vật
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Bân: ở Việt Nam có 8500 loài thực vật hạt kín thuộc 2050 chi trong đó: Thực vật hai lá mầm có 6300 loài thuộc 1590 chi Thực vật một lá mầm có 2200 loài ở 640 chi, thực vật hạt trần có 39 loài với 8 họ.Đem so sánh với hệ thực vật ở Đền Hùng rõ ràng: Thực vật ở đây khá phong phú
về loài và rất điển hình cho vùng Trung du núi đất Phú Thọ Đặc biệt có các loài
Trang 28cây gỗ điển hình như: Chò nâu, Bồ Nầm, Hồng pháp, Đại phong tử luôn đi kèm với nhau trong khu phân bố
Bảng 4.2 Danh mục những họ thực vật chính có số loài lớn hơn 6
Trang 29KÕt qu¶ bảng 4.2 thống kê trên cho thấy:
+ Có nhiều họ thực vật điển hình cho hệ thực vật nhiệt đới Vùng trung du Bắc Bộ có nguồn gốc tại chỗ như: Họ Dâu tằm, Họ Ba mảnh vỏ, Họ Cà phê, Họ Đậu, Họ Vang, Họ Ráy…
+ Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới như các họ: Họ Re, Họ Trúc đào, Chè, Hồ đào, Sồi giẻ…
+ Có nhiều họ thực vật có phân bố rộng ở nhiệt đới và á nhiệt đới như: Cỏ, Cúc, Đậu, Vang, Trinh nữ, Khoai lang, Bầu bí…
4.1.1.2 Có nhiều giá trị về công dụng
Ngoài những loài cây giữ vai trò chủ đạo trong rừng có giá trị về gỗ, trong rừng còn có nhiều loài cho tác dụng, nhiều loài cho củ, làm cảnh, cho quả, lấy sợi, làm thuốc…
- Cây cho gỗ điển hình như: Đinh, Lim xẹt, Ràng ràng, Chò nâu, Sồi phảng, Sấu, Trâm…
- Cây cho dầu béo như: Trẩu, Nụ, Sở…
Trang 30- Cây cho tinh dầu thơm như: Thông, Hương nhu, Màng tang, Trầm, Sả, Bưởi, Cam …
- Cây cho nhựa như: Bồ đề, Trám, Sơn ta, Nhựa ruồi, Dây cao su, Đa, Si…
- Cây cho sợi như: Dướng, Hu đay, Bo, Sui…
- Cây cho mầu nhuộm như: Cây Trâm, Cây Vang, Nghệ, Cây Chàm, Sau sau…
- Cây cho tanin như: các loại Trâm, Sim, Cây họ Chè, họ Sồi Giẻ…
- Cây cho thuốc: Đáng, Bưởi bung, Đơn buốt, Ba đậu, Trầu không Lá lốt, Rau đắng…
- Cây cho lương thực như: Sắn, Củ từ, Củ mài…
- Cây cho thực phẩm như: Măng tre, Nứa, Mai, Trám, Sấu đất……
- Cây cho quả như: Sấu, Trám, Nhãn, Hồng bì, Dâu da đất, Dứa, Vải thiều, Cam, Chanh…
- Cây cho nguyên liệu đan lát, lợp nhà như: Tre, cọ, Đoác, Đùng đình, Cỏ tranh…
- Cây cho bóng mát, cây cảnh như: Đa, Si, Xanh, Sung, Sấu, Ruối, Ráy leo, Hải đường, Đùng đình…
- Đặc biệt có nhiều loài đa tác dụng như: Trám, Sấu, Nụ, Bứa, Thông, Bạch đàn, Mai, Sả, Đa, Si…
Từ kết quả điều tra sử dụng, chúng tôi tạm xếp công dụng các loài vào 5 nhóm chính như sau:
a Cây cho gỗ chính chiếm 33.5% so với tổng loài
b Cây có thể làm thuốc có 204 loài chiếm 44,5% so với tổng loài Tỷ lệ này rất cao so với Tây Nguyên 11% (Phan Kế Lộc) Miền Bắc 16,1% (Võ Văn
Trang 31Chi), Toàn quốc 22% (Dược thảo Việt Nam), tuy nhiên tỷ lệ này có thấp hơn so với Vườn Quốc Gia Cát Bà và khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên Lạng Sơn
c Cây làm phong cảnh chiếm 10,8% so với tổng loài
d Cây cho quả ăn được chiếm 7,5% so với tổng số loài
e Cây cho rau ăn được 7,4% so với tổng loài
Ngoài những giá trị trên trong thành phần loài còn có nhiều cây cho nhựa cao su, tanin, tinh dầu, nhựa sáp và nhiều công dụng khác…
Đầu tư phát triển khu bảo tồn di tích lịch sử Đền Hùng không chỉ duy trì, phát triển được hệ sinh thái rừng ở đây mà còn bảo vệ, phát triển được các loài cây đa tác dụng- một nguồn gen quý của vùng trung du bắc Việt Nam
4.1.1.3 Có giá trị về loài thực vật quý hiếm
Trong phạm vi toàn quốc có 337 loài thực vật bậc cao được Nhà nước xếp
và sách đỏ nhằm khuyến cáo rộng rãi để mọi người cùng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và sử dụng nó một cách nghiêm ngặt
Kết quả điều tra cho thấy ở Đền Hùng có ít loài thực vật quý hiếm đã được nêu trong sách đỏ Một số loài có nguồn gốc tại chỗ Trầm hương, Vũ hương, Lông cu ly, Đinh, Hoàng đàn, Bách bộ, Thổ phục linh, Sưa… còn một số loài do con người đem đến như kim giao, lát hoa…
Trên diện tích nhỏ có mười một loài cây quý hiếm cần có sự bảo vệ đặc biệt đã làm tăng giá trị của hệ thực vật và vai trò của công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở đây
Trang 32- Các loài Tử chanh, Vù hương, Lát hoa, Lông cu ly là những loài khá phổ biến và phân bố tương đối rộng, đồng đều trong khu vực
- Các loài Bách bộ, Thổ phục linh, Hoàng đàn tuy không nhiều nhưng còn gặp trên sườn núi
- Các loài Kim giao, Trầm hương có gặp nhưng rất ít cây lớn (D > 6cm) Các loài đặc trưng này phân bố rất rải rác hay cũng có thể do con người trồng
Bảng 4.3 Danh mục các loài thực vật quý hiếm ở Đền Hùng
Vù hương Sưa
Cốt toái bổ
Tử chanh
Kim giao Hoàn đàn Thổ phục linh Bách bộ
Trang 33Nhận xét: Trước năm 1972, trừ một phần nhỏ đất canh tác nông nghiệp còn lại rừng trong khu bảo tồn Đền Hùng được đánh giá còn khá nguyên vẹn và xếp vào trạng thái IIIA2 và IIIB Do cơ chế thị trường và một phần do công tác quản lý còn nhiều tồn tại nên mặc dù đã có Ban quản lý rừng nhưng những năm sau 1980 đã và đang bị phá hoại nghiêm trọng bởi sự chặt phá kiếm gỗ củi, làm rẫy và lấn chiếm làm đất thổ cư Từ khi con đường ô tô vào khu di tích được mở thông, con cháu hàng năm về giỗ tổ hàng chục vạn người nên sự phá hoại rừng
và môi trường rừng ngày càng trầm trọng hơn
Nếu ta đem so sánh kết quả này với kết quả điều tra năm 1972 cho thấy: + Thành phần các loài cây có trong khu vực không có sự biến đổi về số loài nhưng số lượng cá thể của một số loài có sự giảm đi, đáng kể có:
Bảng 4.4 Biến động theo thời gian của một số loài thực
1 Lim xanh Phổ biến, còn cây lớn ít gặp, hết cây lớn
2 Đinh Cây lớn còn ít Cây lớn còn rất ít
3 Dẻ xanh Nhiều, cây lớn nhiều Hết cây lớn
7 Dẻ gai Mọc rải rác, cây to Còn ít, cây nhỏ
9 Muồng ràng ràng Nhiều, cây lớn Cây lớn còn ít
( Nguån Ph¹m B¸ Khiªm - Khu di tÝch lÞch sö vµ rõng Quèc gia §Òn Hïng)
Trang 34+ Trữ lượng gỗ giảm đáng kể thuộc thành phần gỗ của các loài: Chò nâu, Sấu, Dẻ gai, Sồi phảng, Trám trắng, Sưa
+ Môi trường sinh thái ngày càng suy giảm do nạn chặt đốt rừng làm rẫy Tán rừng nhiều nơi bị phá vỡ do sự chặt phá và cây to đổ gẫy gây ra Mặt khác
sự đi lại không có tổ chức trong dịp diễn ra lễ hội vào mùa phát triển của cây tái sinh cũng gây cản trở không nhỏ đối với quá trình phục hồi rừng
4.1.2 Danh lục thực vật trong khu di tích lịch sử Đền Hùng
Theo số liệu điều tra của ban quản lý khu di tích Đền Hùng năm 1998 đã phát hiện, giám định và lập danh lục cho 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ
Trang 35- Lớp 2 lá mầm:
Rất đa dạng về thành phần họ và loài cây, cho nên về mặt giá trị của nó cũng rất đa dạng như: cho gỗ, quả, cây làm cảnh, cây làm rau, cây làm thuốc nam
+ Các họ cho gỗ bao gồm họ Thôi ba, họ Đinh, họ quả 2 cánh (Chò nâu),
họ Thị, họ Dẻ, họ Côm, họ Trinh nữ, họ Re, họ Hà nu, họ Sến, họ Đước, họ Bần,
họ Đay, họ Xoan, họ Mạ xưa, họ Bồ đề, họ Du, họ Chanh rừng
+ Các họ có giá trị về thuốc như họ rau Dền, họ Điều, họ Na, họ Ôrô, họ
Tơ hồng, họ Ba mảnh vỏ, họ Tầm gửi, họ Máu chó, họ Mã đề, họ Thanh thất…
+ Các họ cho quả: họ Mơ mận, họ Điều, họ Na, họ Trám, họ Vang, họ Ba mảnh vỏ, họ Dâu tằm, họ Sến
+ Các họ có giá trị làm cảnh: họ Trúc đào, họ Vang, họ Bàng, họ Đỗ quyên, họ Lộc vừng, họ Mộc lan, họ Săng lẻ, họ Rau sam, họ Lựu
+ Các họ có giá trị về rau ăn: họ rau Dền, họ Hoa tán, họ Cúc, họ Mùng tơi
- Lớp 1 lá mầm:
Lớp này có giá trị về cây làm cảnh, làm thuốc, cho lá, quả, củ và giá trị về vật liệu Đặc biệt không có họ nào mang giá trị về gỗ
+ Họ cho giá trị về mặt làm cảnh: họ Lô hội, họ Cau, họ Tỏi rừng
+ Họ có giá trị về làm thuốc nam: họ Ráy, họ Huyết dụ, họ Dứa, họ Củ nâu, họ Hành tỏi, họ Hoà thảo, họ Cậm cang, họ Gừng
+ Họ có giá trị về vật liệu: họ Tre trúc
+ Họ cho giá trị lá quả củ: họ Dứa, họ Cau, họ Khoai riềng, họ Củ nâu
4.2 Đánh giá tính đa dạng sinh học trong khu di tích
Về thực vật: trong tổng số 458 loài thực vật phân bố tại khu di tích lịch sử
Đền Hùng, hầu hết là các loài cây có giá trị về nhiều mặt: cung cấp gỗ quý, cho