15 CHƯƠNG 2 Thực trạng môi trường đầu tư trong nước ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI vào nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa .... 17 2.2 Thực trạng môi trường đầu tư trong nướ
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiện cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong bài nghiên cứu là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của dự án
Tác giả
Trang 2FDI : Đầu tư quốc tế trực tiếp
BBC : Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BOT : Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
NSRP : Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn
PVN : Tập đoàn dầu khí Việt Nam
KPI : Công ty dầu mỏ Kuwai
IKC : Công ty Idemitsu Kosan
MCI : Công ty hóa chất Mitsui
EPC : Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
PTSC : Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 3Bảng 1: Bảng thống kê tiến độ của dự án tính đến hết tháng 2/2015 Bảng 2: Bảng thống kê số tiền giải ngân thực tế theo giai đoạn vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 Khái quát về dự án FDI và môi trường đầu tư 3
1.1 Lý luận về dự án FDI 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm dự án FDI 3
1.1.2 Phân loại dự án FDI 4
1.1.3 Chu trình thực hiện dự án FDI 5
1.2 Khái quát về môi trường đầu tư 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Kết cấu môi trường đầu tư 9
1.3 Ảnh hưởng của môi trường đầu tư trong nước đối với việc thực hiện dự án FDI 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15
CHƯƠNG 2 Thực trạng môi trường đầu tư trong nước ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI vào nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa 16
2.1 Một số nét khái quát về khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn 16
2.1.1 Mục tiêu chung của dự án 16
2.1.2 Giới thiệu về dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn 17
2.2 Thực trạng môi trường đầu tư trong nước có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI vào nhà mày lọc hóa dầu Nghi Sơn 19
2.2.1 Môi trường tự nhiên 19
2.2.2 Môi trường chính trị và pháp luật 23
2.2.3 Môi trường kinh tế 27
Trang 52.2.6 Môi trường lao động 33
2.3 Đánh giá chung 35
2.3.1 Những mặt đạt được 35
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 40
CHƯƠNG 3 Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa 41
3.1 Định hướng đầu tư vào dự án trong thời gian tới 41
3.2 Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư vào dự án 43
3.2.1 Giải pháp đối với môi trường kinh tế và tài nguyên 43
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện môi trường chính trị - pháp luật 44
3.2.3 Giải pháp đối với môi trường cơ sở hạ tầng 47
3.2.4 Giải pháp đối với môi trường văn hóa-xã hội 48
3.2.5 Giải pháp về môi trường lao động 49
3.2.6 Giải pháp khác 51
3.2.7 Một số kiến nghị 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59
KẾT LUẬN 61
Danh mục tài liệu tham khảo 62
Trang 6Chế biến dầu khí là một trong những lĩnh vực hoạt động chính, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với mục đích nâng cao giá trị tài nguyên dầu khí, tiết kiệm ngoại tệ và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước Dự
án lọc hóa dầu Nghi Sơn là một dự án lớn nhất cả nước có sự tham gia góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dự án đã được khởi công vào năm 2013
và dự kiến hoàn thành, đi vào hoạt động vào năm 2017 Đề tài: “ Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thức đẩy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa” là một đề tài tương đối với mẻ Đề tài xoay quanh vấn đề về môi trường đầu tư trong nước, những tác động của môi trường đầu tư trong nước có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, tìm ra những mặt tích cực và hạn chế để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp cơ bản và cần thiết để giải quyết tốt những tồn tại hiện nay, giúp việc thực hiện
dự án một cách thuận lợi hơn Bên cạnh đó, bài viết còn đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quan về một dự án lọc hóa dầu và ảnh hưởng của những yếu
tố nội tại đến việc thực hiện một dự án để có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để thực hiện một dự án đầu tư, đó chính là lí do tôi chọn đề tài này
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù được sự hướng dẫn của cô giáo Lê Thanh Hà cùng với sự nỗ lực của tôi, nhưng vì những khó khăn chủ quan và khách quan, những hạn chế về nhận thức, nên chắc chắn còn nhiều khuyết điểm về nội dung và hình thức Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các học viên và những người quan tâm đến vấn đề này của đề tài để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn
Trang 7PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xăng dầu là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội Thời gian qua, mặc dù trên thị trường xăng dầu thế giới có những biến động rất lớn, đặc biệt là giá cả diễn biến khó lường, nhưng thị trường xăng dầu trong nước vẫn ngày càng phát triển Quy mô các nhà máy lọc hóa dầu ngày càng lớn, đa số đều được xây dựng chủ yếu dựa trên vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa là nhà máy lọc dầu có lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước Dự kiến trong tương lai, khi đi vào vận hành, nhà máy này sẽ cùng với nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp khoảng 70% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước Chính vì thế, trong quá trình xây dựng cần phải đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng trong tất cả các khâu Trong bối cảnh có nhiều dự án nước ngoài được đầu tư vào vẫn đang bị treo, làm thế nào để có thể thúc đẩy việc thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn? Đề tài: “Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đấy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa” sẽ trả lời cho câu hỏi này
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm làm rõ một số lý thuyết về dự án FDI, môi trường đầu tư trong nước, các nhân tố của môi trường đầu tư có tác động như thế nào đến việc thực hiện dự án FDI Từ đó đi vào phân tích những tác động của môi trường đầu tư trong nước đối với việc hoàn thiện dự án lọc dầu Nghi Sơn, từ
đó đưa ra các giải pháp phù hợp để dự án được thực hiện đúng như kế hoạch
đã đề ra
Trang 8PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 2
3 Đối tượng và phạm vi
Đề tài tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư ở khu vực tỉnh Thanh Hóa nói riêng và môi trường đầu tư trong nước nói chung, mức độ ảnh hưởng của môi trường đầu tư đối với dự án FDI, cụ thể là dự án FDI vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài giúp người đọc có cải nhìn rõ nét về những tác động của môi trường đầu tư đến một dự án FDI cụ thể, từ đó tận dụng triệt để những ưu thế
và tránh những hạn chế để có thể thúc đẩy thực hiện dự án khác được tốt hơn
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về môi trường đầu tư và dự án FDI
- Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư trong nước ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa
Trang 9PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 3
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.1 Lý luận về dự án FDI
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm dự án FDI
Đầu tư quốc tế trực tiếp (Foreign Direct Investment – FDI) là việc nhà đầu tư chuyển tiền, các nguồn lực cần thiết đến các không gian kinh tế khác không thuộc nền kinh tế của các nhà đầu tư, trực tiếp tham gia tổ chức, quản
lý, điều hành…việc chuyển hóa chúng thành vốn sản xuất, kinh doanh… nhằm mục đích tìm kiếm lời nhuận tối đa
Mặc dù có nhiều hình thức thực hiện đầu tư quốc tế trực tiếp, tuy vậy, phương thức thực hiện chủ yếu là thông qua các dự án, được gọi là Dự án FDI Từ đó, nội dung cơ bản để thực hiện đầu tư quốc tế trực tiếp thực chất là thực hiện dự án FDI Đồng thời đại bộ phận đầu tư quốc tế trực tiếp thông qua các dự án FDI là dẫn tới việc hình thành doanh nghiệp mới ở nước ngoài
Dự án là tập hợp các công việc có liên quan để đạt mục đích và thực hiện trong những khoảng cách, không gian cụ thể Dự án FDI cũng tương tự như các dự án đầu tư khác, được diễn ra trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, không gian và các nguồn lực, nhằm chuyển hóa tiền và các nguồn lực cần thiết thành vốn sản xuất kinh doanh, do nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý điều hành, được thực hiện ở nền kinh tế ngoài không gian kinh tế của quốc gia nhà đầu tư
Dự án FDI có một số đặc điểm nổi bật sau:
- Nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức thực hiện, quản lý, điều hành, sử dụng vốn đầu tư
Trang 10PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 4
- Có thể có nhiều bên tham gia vào thực hiện dự án FDI Các bên tham gia có thể thuộc những quốc tịch khác nhau, sử dụng những ngôn ngữ khác nhau
- Dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật
Đó là luật pháp của các quốc gia thuộc các bên tham gia đầu tư và luật pháp quốc tế Quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế đòi hỏi các quốc gia đều phải tiến hành cải tiến hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế
- Dự án FDI cũng phải đối mặt với rủi ro Ngoài các rủi ro chung mà các dự án đầu tư thường gặp, dự án FDI còn phải chấp nhận các rủi ro đặc thù, riêng có, nổi bật nhất là rủi ro về tỷ giá hối đoái cũng như rủi
ro về chính trị
1.1.2 Phân loại dự án FDI
Một quốc gia luôn có nhiều dự án FDI và người ta thường phân loại chúng theo các tiêu thức khác nhau Sau đây là một số cách phân loại về dự
án FDI thường gặp:
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của dự án:
o Dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp
o Dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
o Dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, khách sạn, du lịch, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, văn hóa, y tế, giáo dục…
- Căn cứ vào hình thức đầu tư của dự án:
o Dự án “Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng” (BCC)
o Dự án “Doanh nghiệp liên doanh” (JV)
o Dự án “Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”
o Dự án BOT và hình thức phái sinh
Trang 11- Căn cứ vào mức độ tập trung của các dự án:
o Dự án đầu tư vào các khu vực đầu tư tập trung như đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
o Dự án đầu tư độc lập
1.1.3 Chu trình thực hiện dự án FDI
Cũng giống mọi dự án khác, dự án FDI có sự bắt đầu, thực hiện và kết thúc Đó là vòng đời của dự án và được lặp đi lặp lại ở mọi dự án như là những chu trình ổn định Đó cũng chính là chu trình của dự án FDI
Quy trình thực hiện dự án FDI gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dự án (Chuẩn bị đầu tư)
Đây là giai đoạn khởi đầu, hình thành ý tưởng, chủ trương và định hướng đầu tư Ở giai đoạn này có các công việc sau:
- Tìm kiếm cơ hội đầu tư: đây là việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư khác nhau và lựa chọn một cơ hội đầu tư tốt nhất cho mình Việc tìm kiếm cơ hội đầu tư gồm:
o Tìm hiểu thị trường: Nội dung này yêu cầu làm rõ quan hệ cung-cầu, giá cả…về sản phẩm cửa dự án trên các thị trường
mà dự án định tiêu thụ
o Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án: Địa điểm đặt dự án cần tính đến các yếu tố như chi phí đền bù, giải tỏa, tiền thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển đầu vào, đầu ra, môi trường kinh doanh
Trang 12PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 6
o Dự kiến nhu cầu đầu vào cho sản xuất kinh doanh: Nhu cầu về nguyên vật liệu, nguồn cung cấp chính, nhu cầu về năng lượng, nước và các dịch vụ khác, nhu cầu về lao động, nhu cầu về kho bãi, vận tải, các nhu cầu khác…
o Dự kiến công nghệ áp dụng đối với dự án FDI: Dự kiến về một
số loại công nghệ có thể lựa chọn áp dụng cho dự án
o Vốn đầu tư, hình thức thực hiện và dự kiến sơ bộ hiệu quả đầu tư: dự kiến về tổng vốn đầu tư tối thiểu, vốn đầu tư tối đa, thời hạn hoạt động của dự án FDI, hiệu quả hoạt động của dự án…
- Xây dựng, biên soạn hồ sơ dự án cơ hội và dự án tiền khả thi: đây là việc cụ thể hóa ý tưởng đầu tư, từ dự án cơ hội, có tính chất như bản
đề cương sơ bộ, phác thảo lên những ý tưởng chính để báo cáo với người có thẩm quyền của nhà đầu tư để xin chủ trương đầu tư Sau khi xin chủ trương đầu tư thì tiến hành lập dự án tiền khả thi để làm
cơ sở, căn cứ để chào hàng, tìm kiếm đối tác nước ngoài và hoàn thiện chúng thành hồ sơ chính thức
- Tìm chọn đối tác: khi dự án cần có đối tác nước ngoài tham gia thì đối tác thường là của nước tiếp nhận đầu tư Nội dung các công việc
Trang 13PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 7
- Hoàn thiện hồ sơ dự án khả thi: Sau khi hồ sơ dự án tiền khả thi đã được bổ sung hoàn chỉnh một cách tối ưu nhất, chúng sẽ được đệ trình cho người có thẩm quyền nhất của dự án xem xét và phê duyệt
Sự phê duyệt dự án tức là dự án đã chính thức được chấp nhận đầu tư
ở góc độ nhà đầu tư Lúc này hồ sơ dự án được gọi là dự án khả thi
- Lập hồ sơ dự án FDI xin cấp giấy phép đầu tư
- Thẩm định dự án FDI: Đó là việc cơ quan chính quyền nước sở tại xem xét lỹ lưỡng toàn bộ hồ sơ của dự án để đưa ra quyết định chấp thuận cấp giấy phép đầu tư cho dự án hoặc hủy bỏ dự án
- Cấp giấy phép đầu tư: sau bước thẩm định dự án là bước cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư, đây chính là cơ sở pháp lý cho việc triển khai dự án đầu tư
Bước 2: Triển khai thực hiện dự án FDI
Các công việc chính của giai đoạn này bao gồm:
- Thực hiện các thủ tục cần thiết để thực hiện thành lập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc thành lập Ban Quản lý thực hiện hợp đồng đầu tư đối với các hình thức đầu tư BCC, BOT…
- Chuẩn bị mặt bằng dự án Ký hợp đồng thuê đất, đền bù, san ủi, xây tường rào…
- Mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên liệu…
- Xây dựng, lắp đặt các hạng mục của công trình dự án…
- Tuyển dụng, đào tạo nhân công…
- Vận hành, chạy thử…
- Nghiệm thu bàn giao
Bước 3: Khai thác dự án FDI
Trang 14Bước 4: Kết thúc hoạt động của dự án FDI Việc kết thúc hoạt động của dự án FDI xảy ra khi dự án hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư và các bên không muốn tiếp tục kéo dài thêm dự án hoặc dự án FDI phải giải thể trước hạn vì các lý do như phá sản, rút giấy phép trước hạn quy định trong hồ sơ dự án Giai đoạn này bao gồm:
- Thông báo chấm dứt hoạt động của dự án trên các báo Trung ương và địa phương
- Tiến hành thanh lý tài sản của dự án, của doanh nghiệp theo quy định pháp lý của nước sở tại
- Ban thanh lý phải báo cáo kết quả cho Hội đồng quản trị thông qua và gửi sơ quan cấp giấy phép đầu tư xin chuẩn y
- Trong quá trình thanh lý, nếu xét thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp FDI và các bên tham gia hợp doanh được tiến hành theo thủ tục của pháp luật về phá sản doanh nghiệp
1.2 Khái quát về môi trường đầu tư
1.2.1 Khái niệm
Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai,… vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận
Trang 15PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 9
Vốn đầu tư bao gồm tiền và các tài sản khác như các động sản, các bất động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình,… Người bỏ tài sản ra đầu tư được gọi là nhà đầu tư hoặc chủ đầu tư Chủ đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân (đầu tư tư nhân) hay nhà nước (đầu tư Chính phủ)
Trong phạm vi bài luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu về môi trường đầu tư trong nước, vì thế môi trường đầu tư được định nghĩa như sau:
Môi trường đầu trong nước là tổng hòa các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của các chủ đầu tư cũng như hoạt động của các nhà đầu tư ở nước nhận đầu tư, do đó cũng tác động đến sự lưu chuyển của dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước
1.2.2 Kết cấu môi trường đầu tư
Các yếu tố trong mối trường đầu tư trong nước có tác động lôi kéo, thu hút hay hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư Do đó các yếu tố này còn được gọi là “nhóm các yếu tố kéo”, môi trường đầu tư trong nước bao gồm:
- Môi trường tự nhiên: các điều kiện tự nhiên của một quốc gia như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, nguồn tài nguyên thiên nhiên, dân số có thể làm tăng hay giảm chi phí cho các nhà đầu tư, do đó tạo nên lợi thế hay bất lợi về địa điểm đầu tư so với các quốc gia khác Những ưu thế về địa điểm đầu tư của một nước sẽ có tác động thu hút dòng vốn đầu tư chảy vào nước mình và ngược lại
- Môi trường chính trị: Các quan điểm chính trị khác nhau đối với đầu tư nước ngoài sẽ là cơ sở để hình thành những chính sách đối với đầu tư nước ngoài của chính phủ các nước đó là khuyến khích hay hạn chế đầu tư nước ngoài Môi trường chính trị ổn định là một trong những yếu tố đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Môi trường chính trị bất ổn định có thể dẫn đến
Trang 16PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 10
những xáo trộn về kinh tế - xã hội, gây rủi ro cho các khoản đầu tư Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì ổn định về mặt chính sách quan trọng hơn ổn định về mặt chính quyền Thông thường những bất ổn về mặt chính quyền sẽ dẫn tới cả những thay đổi về mặt chính sách đầu tư, nhưng không phải luôn luôn như vậy Trong khi nếu chính quyền ổn định mà chính sách đối với đầu tư nước ngoài lại thay đổi nhiều và khó dự đoán thì đối với nhà đầu tư
đó vẫn là môi trường ổn định
- Môi trường kinh tế: Các yếu tố trong môi trường kinh tế có khả năng tác động đến quyết định đầu tư, trong đó có mức độ phát triển kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế và mức độ ổn định kinh tế Mức độ phát triển kinh tế có thể tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ở một số khía cạnh như: nền kinh tế phát triển càng cao thi sức mua của người tiêu dùng càng lớn, do
đó tiềm năng và nhu cầu thị trường càng lớn nên hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường; kinh tế càng phát triển thì nhu cầu con người ngày càng đa dạng và phong phú khi đó sẽ xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực mới; nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng cả phần cứng và mềm đều phát triển, góp phần làm giảm thiểu chi phí cho doanh ngiệp nên sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn Bên cạnh đó tốc
độ phát triển kinh tế là yếu tố môi trường kinh tế được các nhà đầu tư quan tâm nhất Mức độ phát triển kinh tế có thể còn thấp nhưng nếu tốc độ phát triển kinh tế cao thì tiềm năng phát triển thị trường và mức thu từ vốn đầu tư vẫn cao và hấp dẫn nhà đầu tư Mức độ ổn định kinh tế càng cao thì rủi ro đối với các khoản vốn đầu tư càng thấp nên sẽ thu hút đầu tư nước ngoài Một nước mà có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định luôn là nơi thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài Nền kinh tế của một nước phát triển với tốc độ cao hay thấp cũng như có ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ nước đó
Trang 17PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 11
- Môi trường pháp lý: Các nhà đầu tư đầu tư vào hoạt động tại nước nào
sẽ phải tuân thủ và chịu sự chi phối của hệ thống luật pháp nước đó Vì vậy môi trường pháp lý là một yếu tố mà nhà đầu tư nước ngoài không thể bỏ qua khi quyết định đầu tư Những khía cạnh trong hệ thống pháp lý của nước chủ nhà có tác động đến hoạt động đầu tư gồm: pháp luật có bảo đảm quyền sở hữu tài sản hữu hình và vô hình cho nhà đầu tư hay không, pháp luật có bảo đảm quyền lợi và môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư hay không, pháp luật quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng như năng lực thực thi phán quyết của tòa án, của bộ máy thi hành hành án, các quy định về chuyển tiền ra nước ngoài, các quy định pháp lý về thuế đối với đầu tư nước ngoài, các yêu cầu về thực hiện đầu tư như mức hộ hạn chế sở hữu, tỷ lệ nội địa hóa,
tỷ lệ sản phẩm phải xuất khẩu…Các quy định pháp lý về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và điều kiện lao động Các quy định khác liên quan đến đầu tư nước ngoài như quản lý ngoại hối, đăng ký nhập cảnh và lưu trú, sử dụng nhân lực nước ngoài…
- Môi trường văn hóa – xã hội: Các yếu tố trong môi trường văn hóa của một quốc gia cũng có thể tác động rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài Những khác biệt về văn hóa – xã hội giữa nước chủ nhà và nước đầu tư càng lớn thì rủi ro đối với nhà đầu tư càng cao nếu nhà đầu tư không tự ý thức
và có những điều chỉnh thích hợp, nhưng một khi cần điều chỉnh về văn hóa –
xã hội thì chi phí đối với nhà đầu tư tăng lên Một số khác biệt có thể kể đến
là quan điểm về giá trị, tôn giáo, phong tục tập quán trong sinh hoạt và kinh doanh, mức độ phân chia giai tầng trong xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục gia đình, quan niệm về thẩm mỹ
Trang 18tư mới tiếp tục triển khai dự án, ngược lại họ sẽ từ bỏ ý định tiếp tục đầu tư vào đó
Sơ đồ: Quy trình đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo quy trình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đánh giá môi trường đầu tư
là bước đầu tiên trong quy trình đầu tư, tạo tiền đề và có tính chất quyết định những giai đoạn sau Bên cạnh các yếu tố như xu hướng vận động của vốn FDI, sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới, chiến lược đầu tư phát triển của các công ty đa quốc gia thì môi trường đầu tư của nước nhận
Đánh giá môi trường đầu tư
Trang 19PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 13
đầu tư có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI Nhà đầu tư chỉ tiếp tục bỏ vốn vào thực hiện dự án nếu môi trường đầu tư thuận lợi cho khả năng sinh lời của đồng vốn Khả năng sinh lời của đồng vốn lại chịu ảnh hưởng của chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tư Chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh phi lý bị giảm trừ sẽ tạo cơ hội và động lực cho việc thực hiện dự
án FDI
- Môi trường đầu tư trong nước có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, và tới lượng vốn và cơ cấu vốn đầu tư vào dự án FDI Chi phí đầu tư bao gồm chi phí chính thức, chi phí không chính thức và thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính Một quốc gia muốn dự án FDI được thực hiện đúng theo tiến độ thì cần giảm các loại chi phí bất hợp lý và thời gian không cần thiết Ngoài việc thu các loại chi phí không cần thiết, yếu
tố thời gian cũng là một vấn đề, nếu thời gian để thực hiện các thủ tục kéo dài thì nhà đầu tư sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn, có thể dẫn đến việc chậm trễ trong việc thực hiện dự án FDI
- Sự thay đổi của môi trường đầu tư trong nước cũng dẫn đến một số rủi
ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện
dự án Môi trường đầu tư của bất kì nước chủ nhà nào luôn không đứng yên,
mà nó thay đổi theo thời gian Nếu nhà đầu tư tin rằng những thay đổi của môi trường đầu tư nước nhận vốn đầu tư có ảnh hưởng không gây bất lợi cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ mạnh dạn bỏ thêm vốn để tăng tiến độ thực hiện
dự án FDI chứ không chờ đến tương lai Ngược lại, nhà đầu tư đó sẽ không tiếp tục đầu tư vào dự án, hoặc trì hoãn việc giải ngân vốn vào dự án FDI đó
và chuyển khoản sang đầu tư ở nước khác, như thế thì việc thực hiện dự án FDI sẽ bị gián đoạn
- Môi trường đầu tư trong nước còn tạo ra các rào cản cạnh tranh cho các nhà đầu tư Thứ nhất là rào cản cạnh tranh tạo ra do nhà đầu tư nước ngoài bị
Trang 20PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 14
hạn chế tham gia vào thị trường Thứ hai là nhà đầu tư gặp khó khăn khi rút lui khỏi thị trường Cuối cùng là nhà đầu tư không có sự hiểu biết kịp thời các thông tin thị trường Những rào cản đó có thể ảnh hưởng tới quyết định giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án FDI Ngoài ra, các rào cản cạnh tranh còn khiến nhiều nhà đầu tư khác không có cơ hội tham gia đầu tư thêm vào các hạng mục của dự án đang triển khai, làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của một số quốc gia
Nhìn chung, bản thân các nhà quản lý của các quốc gia cần có những cái nhìn rõ ràng nhất về những ảnh hưởng của môi trường đầu tư trong nước đến việc thực hiện dự án FDI trong nước để có thể triển khai dự án một cách tốt nhất, đảm bảo tiến độ thi công, thực hiện dự án, tránh trường hợp một số dự
án FDI bị treo do các nhà đầu tư không tiếp tục giải ngân vào Sở dĩ có việc các nhà đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án, rút khỏi thị trường một phần là
do nhận thấy sự biến đổi của môi trường đầu tư không còn phù hợp với dự án
đó, có ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của họ Vì vậy, cần có những biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư trong nước để đảm bảo tiến độ của dự án FDI được diễn ra theo đúng dự kiến, đem lại hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế cho quốc gia nhận vốn đầu tư
Trang 21PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là những cái nhìn tổng quát nhất về dự án FDI, về môi trường đầu tư trong nước, về ảnh hưởng của môi trường đầu tư trong nước đối với việc thực hiện dự án FDI Từ đó chúng ta sẽ có những định hướng chung nhất
để có thể đảm bảo dung hòa được các yếu tố của môi trường đầu tư trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án được đảm bảo Đồng thời, những cái nhìn chung nhất này cũng là tiền đề cho việc phân tích chi tiết hơn về các yếu tố của môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa
Trang 22PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI VÀO NHÀ MÁY LỌC
HÓA DẦU NGHI SƠN – THANH HÓA
2.1 Một số nét khái quát về khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn 2.1.1 Mục tiêu chung của dự án
Nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước và nhu cầu xăng dầu phục vụ xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng, vì thế sau dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (chính thức hoạt động vào tháng 2/2009), Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và triển khai dự án nhà máy lọc dầu thứ hai với quy mô lớn hơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn – Thanh Hóa
Mục tiêu của dự án là xây dựng, vận hành một khu Liên hợp Lọc hoá dầu có công suất chế biến khoảng 10 triệu tấn dầu thô/năm đồng thời kinh doanh phân phối các sản phẩm của khu Liên hợp Chế biến và phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu từ dầu thô (bao gồm polypropylen, benzen, toluene, xăng RON 92, xăng RON 95,…) và các sản phẩm hóa dầu khác; xuất, nhập khẩu sản phẩm dầu khí; xây dựng kinh doanh bến cảng, kho chứa
Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017, có công suất 10 triệu tấn các sản phẩm lọc hóa dầu mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa Dự
án sẽ đáp ứng nhu cầu các sản phẩm lọc hóa dầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việc xây dựng và vận hành Dự án là một bước tiến quan trọng nhằm từng bước tiến tới việc tự cung tự cấp các sản phẩm lọc dầu và đảm bảo các nguồn cung năng lượng Đây là Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam
Trang 23PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 17
2.1.2 Giới thiệu về dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Tháng 10-2013, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, lễ khởi công Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được diễn ra Đây
là dự án có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thanh Hoá, Bắc Trung Bộ và cả nước Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, một công trình trọng điểm quốc gia, đánh dấu bước tiến lớn trong việc hợp tác đầu tư với Cô-oét, một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực Trung Đông Dự án mở ra thời cơ, vận hội mới cho sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa, cũng như tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực và cả nước Chủ đầu tư của dự án là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) được thành lập theo Hợp đồng liên doanh ký ngày 7/4/2008 và Giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 14/4/2008 Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn do 4 đơn vị kinh tế lớn đầu tư, đó là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với 21,1% vốn, Công ty Dầu mỏ Kuwait (KPI) với 35,1% vốn, Công ty Idemitsu Kosan (IKC) với 35,1% và Công ty Hóa chất Mitsui (MCI) với 4,7% Đại diện bởi Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP)
Dự án là tổ hợp hóa dầu chế biến sâu tầm cỡ thế giới, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay Sản phẩm của Nhà máy gồm: Khí hóa lỏng LPG, xăng (RON 92, 95), dầu diesel (cao cấp, thường), dầu hoả/nhiên liệu phản lực, nhựa Polypropylene, Para-xylene, Benzene
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng diện tích thu hồi phục vụ
dự án và các hạng mục công trình có liên quan là 1.685,75 ha, bao gồm: khu mặt bằng nhà máy (khu B, 328 ha); khu đường ống xuất nhập sản phẩm (khu
E, 30 ha); khu mặt bằng cảng (khu J, 36 ha); khu tiếp giáp mặt bằng nhà máy
và đường 513 (khu K, 1,78 ha); công trình biển (913 ha) Ngoài ra còn có
Trang 24PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 18
các công trình phục vụ dự án như: Khu nhà ở và dịch vụ lọc hóa dầu, khu tái định cư Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 3.792 hộ ở 5 xã thuộc huyện Tĩnh Gia là: Hải Yến, Tĩnh Hải, Mai Lâm, Nguyên Bình và Xuân Lâm
Về triển khai các hạng mục hạ tầng phục vụ dự án, PVN là chủ đầu tư các hạng mục công trình: rà phá bom mìn, san lấp mặt bằng cơ bản, nạo vét ban đầu các cảng xuất sản phẩm, nhập dầu thô và luồng tàu ra vào cảng trong phạm vi dự án theo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu của Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa là chủ đầu
tư các hạng mục: đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng, đường giao thông trong Khu kinh tế Nghi Sơn và Dự án đầu tư hạ tầng các khu tái định cư phục vụ trực tiếp cho Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn
Dự án đã ký hợp đồng EPC (thiết kế - mua sắm thiết bị và xây dựng) vào ngày 27/1/2013, Nhà thầu EPC của dự án gồm: Liên danh nhà thầu do Công
ty JGC Corporation (Nhật Bản) đứng đầu và các nhà thầu: Chiyoda Corporation (Nhật Bản), GS Engineering & Construction Corporation (Hàn Quốc); SK Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc); Technip France (Pháp) và Technip Geoproduction (Malaysia) Hạng mục nạo vét các công trình biển là hạng mục đầu tiên khi hợp đồng EPC chính thức có hiệu lực Ngày 23/7/2013, tại Nhà máy Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Khu Kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), Ban quản lý Dự án Công trình Liên hợp Lọc hóa Dầu Nghi Sơn phối hợp cùng Liên doanh Nhà thầu PTSC-VINAWACO-PVC tiến hành Lễ khởi công Thi công nạo vét lần đầu các công trình biển Liên danh nhà thầu thực hiện thi công nạo vét các công trình biển gồm 03 thành viên: Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) và Tổng công
ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trong đó Tổng công ty PTSC đảm nhận vai trò là thành viên đứng đầu Liên danh nhà thầu
Trang 25PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 19
2.2 Thực trạng môi trường đầu tư trong nước có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án FDI vào nhà mày lọc hóa dầu Nghi Sơn
2.2.1 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên hay điều kiện tự nhiên là các yếu tố tự nhiên – các thể, các lực tự nhiên rất quan trọng và rất cần thiết cho sự sống con người và mọi thể sinh vật để tồn tại và phát triển, có mối quan hệ mật thiết tới lợi ích xã hội loài người Nói đến môi trường tự nhiên là nói đến vị trí địa lý, điều kiện
về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và tài nguyên thiên nhiên của nơi đó Môi trường tự nhiên của nơi tiếp nhận nguồn vốn đầu tư là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công và quá trình thực hiện của dự án khi đã được đầu
tư, đồng thời nó cũng có tác động tới hiệu quả thực hiện dự án
Điều kiện vị trí địa lý: Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn của Thanh Hóa Khu kinh tế Nghi Sơn là nơi thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, sở dĩ như vậy vì
nó có một vị trí địa lý rất thuận lợi như:
- Khu kinh tế (KTT ) Nghi Sơn có tổng diện tích 18.612 ha, nằm cách Thành phố Thanh Hóa 40 km về phía nam, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 1.200 km về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Như Thanh, phía Nam giáp Nghệ An Có lợi thế đặc biệt về giao thông như: đường bộ, đường thủy, đường sắt…
- KKT Nghi Sơn nằm trên trục đường giao lưu Bắc - Nam của Việt Nam Đây cũng là cầu nối giữa Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ của Việt Nam với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan
- Tiếp giáp cảng Nghi Sơn là cảng có tiềm năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn nhất cả nước với khả năng tiếp nhận tàu có trọng
Trang 26PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 20
tải lên tới 50.000DWT, năng lực xếp dỡ lên đến hàng trăm triệu tấn/năm Nghi Sơn là một trong rất ít những địa điểm ở Bắc Việt Nam có điều kiện để xây dựng cảng biển nước sâu, là điều kiện để thu hút những dự án có quy mô lớn, dự án công nghiệp nặng gắn với cảng như lọc hoá dầu và là cửa ngõ để giao lưu quốc tế
Với điều kiện vị trí địa lý như thế này là điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi các sản phẩm từ nhà máy lọc hóa dầu với các tỉnh trong nước và nước ngoài Đồng thời giao thông thuận lợi tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong quá trình vận chuyển các máy móc, thiết bị của mình đến nhà máy phục vụ cho dự án một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn Giao thông thuận lợi cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận chuyển vật liệu, nguyên nhiên liệu
từ những nơi khác đến, đảm bảo tiến trình thực hiện dự án theo đúng kế hoạch
đã đề ra Tuy nhiên, giáp Biển Đông cũng gây bất lợi khi nước biển xâm nhập vào, sói mòn, sạt lở…
Điều kiện địa hình: Địa hình đa dạng, bao gồm: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển Trong đó đồng bằng chiếm khoảng 60% tổng diện tích Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có diện tích khoảng 1300ha, trong đó trên cạn khoảng 440ha và dưới nước khoảng 860 ha như vậy, với điều kiện địa hình ở khu kinh tế Nghi Sơn thì là một lợi thế cho mô hình dự án Ngoài
ra, những nơi có địa hình cao nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn thì lại nằm cạnh những mỏ đá vôi lớn vào loại nhất trong cả nước làm vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chính yếu tố này cũng thúc đẩy nhanh hơn quá trình xây dựng nhà máy vì nguyên liệu rất gần vị trí xây dựng nhà máy Tuy nhiên, một số khó khăn còn tồn tại với điều kiện địa hình như trên đó là sự xâm nhập của nước biển ở vùng ven biển, sói mòn và sạt lở đất ở những vùng núi cao, những nhân tố này có tác động không nhỏ
Trang 27Với điều kiện khí hậu hàng năm diễn ra như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cũng đồng thời gây khó khăn đối với tiến độ của dự án Vào mùa nắng gió thì thuận lợi cho những công trình ngoài trời, vào mùa mưa thì tiến độ công trình sẽ bị chậm Ngoài ra, mùa bão cũng làm chậm tiến trình xây dựng của
dự án, nhất là những năm có bão cấp cao, có thể đi sâu vào trong khu Nghi Sơn và kéo theo mức độ thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với một số hệ
Trang 28PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 22
thống ngoài trời Chính vì vậy, vào mùa mưa xí nghiệp phải đầu tư trang thiệt
bị, căng bạt phủ công trường để dự án được tiếp tục thực hiện theo đúng tiến
có điều kiện kiểm chứng, khảo sát Phốt pho rit: Trữ lượng 0,1 triệu tấn, chất lượng trung bình Secpentin: Trữ lượng 0,5 triệu tấn, chất lượng khá tốt Đô lô mit: Trữ lượng 0,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt Than đá: Trữ lượng không đáng kể Than bùn: Trữ lượng 0,2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi sinh Nước mặt: diện tích nước mặt lớn Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm cao Muối biển: Nước biển có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3% Với lượng khoáng sản đa dạng, phong phú và trữ lượng lớn là điều kiện thuận lợi
để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, thuận tiện hơn trong cung cấp một số vật liệu xây dựng cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
Nhờ có tận dụng được điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi mà tháng 7/2010 Công ty xây lắp Dầu khí Thanh Hóa đã tổ chức thi công 3 ca liên tục, sau khi hoàn thành cơ bản gói thầu san lấp mặt bằng, ngay sau đó các lực lượng thi công tập trung thi công 2 gói thầu khác là kè taluy toàn bộ mặt bằng
Trang 29PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 23
để chống xói lở với chiều dài bờ bao 6,3km và làm 12km mương thoát nước cho toàn bộ diện tích mặt bằng 328ha khu xây dựng nhà máy chính Đồng thời Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đi vào hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án bao gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng, khu nhà làm việc, 24 căn biệt thự phục vụ cho các chuyên gia của dự án và 1 toàn nhà chung cư 7 tầng
2.2.2 Môi trường chính trị và pháp luật
Chính trị và pháp luật là những yếu tố không thể tách rời hoạt động đầu
tư Đó là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, tạo lập những khuôn khổ chung cho các hoạt động đầu tư diễn ra bình thường Trong đầu tư quốc tế, môi trường chính trị và pháp luật đa dạng, phức tạp hơn rất nhiều, chính vì thế việc nghiên cứu các yếu tố chính trị và pháp luật là cần thiết Môi trường chính trị là một trong những điểm đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư, môi trường chính trị ổn định sẽ thu hút và thúc đẩy việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án, môi trường chính trị bất ổn có thể gây xáo trộn về kinh tế - xã hội, gây bất ổn cho các nhà đầu tư Chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa Mô hình thể chế chính trị ở nước ta là nhất nguyên chứ không phải đa nguyên về chính trị, Việt Nam không có chế độ đa đảng, không có đảng đối lập, đảng cầm quyền duy nhất là đảng cộng sản Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường chính trị
ổn định, chế độ một Đảng, đó chính là thế mạnh của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Môi trường chính trị ổn định cũng tạo ra niềm tin,
sự yên tâm hơn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án Đối với
dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, với môi trường chính trị của quốc gia cũng như môi trường chính trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất ổn định, vì thế nó đã tạo
đà thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục giải ngân vốn vào dự án, đồng thời nó làm cho các nhà đầu tư thêm yên tâm hơn đối với đồng vốn mình bỏ vào dự
Trang 30PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 24
án, góp phần thúc đẩy việc thực hiện dự án một cách thuận lợi, theo đúng tiến
độ đã định
Luật pháp là một trong những yếu tố nan giải nhất trong đầu tư quốc tế
Hệ thống luật pháp rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể, có những ưu tiên đối với hoạt động đầu tư thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư vào Bên cạnh đó nếu hệ thống pháp luật sơ sài, lỏng lẻo sẽ là điểm trừ trong quá trình suy xét đầu tư Đối với Việt Nam, tuy luật pháp có một số điểm còn thiếu sót, nhưng vẫn hấp dẫn nhà đầu tư bởi một số ưu đãi như:
- Giá thuê đất, thuê mặt nước: Giá thuê đất, thuê mặt nước theo khung giá quy định của UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành và ổn định trong nhiều năm Thời gian thuê tối đa 70 năm, hết thời hạn trên có thể gia hạn nếu nhà đầu tư có nhu cầu Thời gian cho thuê tương đối dài, đủ để khấu hao hết các thiết bị máy móc và thu hồi vốn cũng như kiếm lợi nhuận từ các dự án lớn, phù hợp với dự án lọc dầu Nghi Sơn
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản; miễn từ 11 đến 15 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề dự án Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Tuỳ theo từng lĩnh vực ngành nghề dự
án mà Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi như: Miễn thuế nhập khẩu hàng hoá để tạo tài sản cố định, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ phục vụ dự án đầu tư, phương tiện đưa đón công nhân, Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ khi dự án đi vào sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhờ có những
Trang 31PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 25
ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu mà các thiết bị hiện đại từ nước ngoài được chuyển vào thông qua cảng Nghi Sơn để phục vụ cho việc lắp đặt các hệ thống và xây dựng dự án
- Các chính sách khác: Chính sách về giá: Áp dụng chính sách một giá đối với hàng hoá, dịch vụ và tiền thuê đất cho các nhà đầu tư là các tổ chức và
cá nhân, không phân biệt trong nước và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KKT Nghi Sơn Chuyển lỗ: Nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm Khấu hao tài sản cố định: Dự án đầu tư trong KKT Nghi Sơn được áp dụng khấu hao tài sản nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản
Với việc được ưu đãi về thuế, các chính sách ưu tiên vào Khu kinh tế Nghi Sơn nói chung và nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn nói riêng, các nhà đầu
tư nước ngoài có thể đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cũng như đẩy nhanh nguồn vốn giải ngân hơn để kịp thời tận dụng triệt để những chính sách
ưu đãi đó Đồng thời những quy trình thủ tục giải ngân của nhà nước cũng được rút gọn hơn, giúp cho việc thực hiện dự án được nhanh chóng, thuận tiện hơn Trong quá trình các nhà thầu thi công dự án đã được lãnh đạo các cấp, ngành của tỉnh Thanh Hóa quan tâm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đồng thời, làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự để dự án triển khai đúng tiến độ
Bên cạnh những thuận lợi được tạo ra từ những chính sách ưu đãi của Nhà nước, cũng còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc mà hệ thống pháp luật của nước nhà đã gây ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án như:
Trang 32PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 26
- Thời gian quy định trong thủ tục xin giải ngân ở một số khâu của dự án tương đối lâu, quy trình thủ tục giải ngân mặc dù đã được rút ngắn nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong vấn
đề chờ đợi, khó khăn cho nơi nhận vốn giải ngân vì phải chờ hoàn thành hết thủ tục thì vốn mới được giải ngân, khi đó thì dự án mới được tiếp tục
- Tổng giám đốc NSPR đề nghị được áp dụng quy định pháp luật tại thời điểm ký Bảo lãnh Chính phủ (GGU) đối với thời hạn nộp thuế, mà cụ thể là Luật Quản lý thuế, Thông tư 194/2010/TT-BTC và Thông tư 92/2010/TT-BTC, liên quan tới việc NSPR sẽ nộp thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan với hàng hóa không nằm trong Danh mục Hàng miễn thuế Nguyên nhân của đề nghị này là bởi, NSPR e ngại sẽ phải tiến hành nộp thuế nhập khẩu ngay để được thông quan và giải phóng hàng hóa, cũng như không có hạn mốc thời gian cho việc hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu tại các quy định hiện hành so với các quy định trước đây
đã được áp dụng, khiến chi phí của dự án sẽ bị đội lên
- Sự không đồng nhất trong luật đầu tư ở Việt Nam với Luật Đầu Tư quốc tế cũng là một khó khăn gây trở ngại trong vấn đề kêu gọi giải ngân vào
dự án, nếu có xảy ra bất đồng hay tranh chấp giữa nước chủ nhà và nước đầu
tư cũng khó giải quyết hơn thì cũng khó giải quyết hơn
- Ý thức luật pháp của người dân địa phương cũng chưa cao, có thể do mức độ hiểu biết về pháp luật của họ chưa đầy đủ, là một khó khăn lớn khi dự
án được triển khai Cũng như nhiều công trình xây dựng lớn, Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng Tuy nhiên, cũng nhờ các cơ quan nhà nước làm tốt công tác vận động và đền bù, cho đến nay thì dự án đã tiến hành thành công việc di dời
và giải phóng mặt bằng Đặc biệt trong năm 2010, phía chủ đầu tư đã tạm ứng vốn cho UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai xây dựng các khu tái định cư thiết
Trang 33PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 27
kế theo tiêu chuẩn đô thị loại IV với tổng mức đầu tư ước 260,3 tỉ VNĐ, nhờ
đó đã di chuyển thành công 678 hộ dân và bố trí ổn định đời sống cho nhân dân khi di dời đến nơi ở mới
- Bên cạnh đó, NSPR và tổ hợp nhà thầu EPC vẫn chỉ ra một số vấn đề
có khả năng ảnh hưởng tới tiến độ dự án trong giai đoạn tới như thông quan máy móc, thiết bị Mới đây NSPR đã đề nghị tới Bộ Tài chính và Bộ Công thương cho không phải nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu với hàng hóa nằm trong danh mục miễn thuế sẽ được đăng ký và được cơ quan hữu trách của Chính phủ thông qua
- Không lường hết các khó khăn và quy trình thủ tục, các rủi ro nội tại và bên ngoài ảnh hưởng đến việc giải ngân dự án Quy trình, thủ tục pháp lý tại Việt Nam cũng có nhiều phức tạp, cũng gây một số khó khăn trong quá trình xin cấp giải ngân Ngoài ra, vấn đề giải ngân cũng gặp một số khó khăn vì nó phụ thuộc vào quyết định của bên đầu tư, quyết định đó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nội tại của nước nhận đầu tư cũng như các nhân tố quốc tế khác như tình hình kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái…
2.2.3 Môi trường kinh tế
Sau 9 năm xây dựng và phát triển, hiện nay KKT Nghi Sơn đã thu hút được 134 dự án đầu tư, trong đó có 124 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 96.891 tỷ đồng và 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 12.162 triệu USD Hiện nay, đã có 6 dự án nước ngoài, 56 dự án trong nước
đi vào hoạt động, phát huy tốt hiệu quả đầu tư và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như ngân sách của tỉnh Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KKT Nghi Sơn giai đoạn 2011-2015 ước đạt 40.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 13.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu ước đạt 500 triệu USD; giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động Một số
Trang 34PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 28
dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn hiện đã triển khai được 32% tiến độ Năng lực bốc xếp hàng hóa qua cảng Nghi Sơn năm 2015 ước đạt trên 10 triệu tấn
và được đánh giá là cảng có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước Nói chung, với điều kiện nền kinh tế như vậy thì là một lợi thế cho việc phát triển dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đúng tiến độ Bởi vì nền kinh tế phát triển và
ổn định là niềm tin có các nhà đầu tư giải ngân và thực hiện dự án đúng tiến
độ đã đề ra
Tuy có một số mặt đạt được về kinh tế của KKT Nghi Sơn nhưng nơi đây cũng không tránh khỏi ảnh hưởng những khó khăn chung về kinh tế của quốc gia Điều này dẫn đến việc huy động vốn đối ứng đã gặp phải một số khó khăn, đó là tháng 8/2014, Idemitsu đang ở vào giai đoạn đàm phán cuối cùng về quyết định đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trị giá 5,8 tỷ USD Nhà đầu tư Nhật vừa tuyên bố hoãn quyết định đầu tư cuối cùng vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại Việt Nam Công ty Idemitsu Kosan Co-nhà lọc hóa dầu lớn thứ ba của Nhật Bản-dự kiến sẽ không đưa dự án này vào hoạt động trước năm 2016, trong khi mục tiêu ban đầu là năm 2014 Giám đốc tài chính Shunichi Kichito của Idemitsu Kosan dự kiến sẽ sớm đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng đối với dự án lọc dầu Nghi Sơn, nhưng từ chối cung cấp thông tin cụ thể hơn Đầu tháng 10/2014, về cơ bản, công tác chuẩn bị cho khởi công nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giải quyết xong, chỉ còn một vài chi tiết nhỏ đang được Petro Vietnam và các đối tác tập trung hoàn tất Vì trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì các đối tác nước ngoài phải xem xét, cân nhắc cẩn thận Cả hai đối tác Nhật Bản và Kuwait đều muốn có những điều khoản tương đối vững chắc