Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu nghi sơn thanh hóa (Trang 33 - 39)

Sau 9 năm xây dựng và phát triển, hiện nay KKT Nghi Sơn đã thu hút được 134 dự án đầu tư, trong đó có 124 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 96.891 tỷ đồng và 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 12.162 triệu USD. Hiện nay, đã có 6 dự án nước ngoài, 56 dự án trong nước đi vào hoạt động, phát huy tốt hiệu quả đầu tư và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như ngân sách của tỉnh. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KKT Nghi Sơn giai đoạn 2011-2015 ước đạt 40.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 13.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu ước đạt 500 triệu USD; giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động. Một số

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 28

dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn hiện đã triển khai được 32% tiến độ. Năng lực bốc xếp hàng hóa qua cảng Nghi Sơn năm 2015 ước đạt trên 10 triệu tấn và được đánh giá là cảng có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước. Nói chung, với điều kiện nền kinh tế như vậy thì là một lợi thế cho việc phát triển dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đúng tiến độ. Bởi vì nền kinh tế phát triển và ổn định là niềm tin có các nhà đầu tư giải ngân và thực hiện dự án đúng tiến độ đã đề ra.

Tuy có một số mặt đạt được về kinh tế của KKT Nghi Sơn nhưng nơi đây cũng không tránh khỏi ảnh hưởng những khó khăn chung về kinh tế của quốc gia. Điều này dẫn đến việc huy động vốn đối ứng đã gặp phải một số khó khăn, đó là tháng 8/2014, Idemitsu đang ở vào giai đoạn đàm phán cuối cùng về quyết định đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trị giá 5,8 tỷ USD. Nhà đầu tư Nhật vừa tuyên bố hoãn quyết định đầu tư cuối cùng vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại Việt Nam. Công ty Idemitsu Kosan Co-nhà lọc hóa dầu lớn thứ ba của Nhật Bản-dự kiến sẽ không đưa dự án này vào hoạt động trước năm 2016, trong khi mục tiêu ban đầu là năm 2014. Giám đốc tài chính Shunichi Kichito của Idemitsu Kosan dự kiến sẽ sớm đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng đối với dự án lọc dầu Nghi Sơn, nhưng từ chối cung cấp thông tin cụ thể hơn. Đầu tháng 10/2014, về cơ bản, công tác chuẩn bị cho khởi công nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giải quyết xong, chỉ còn một vài chi tiết nhỏ đang được Petro Vietnam và các đối tác tập trung hoàn tất. Vì trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì các đối tác nước ngoài phải xem xét, cân nhắc cẩn thận. Cả hai đối tác Nhật Bản và Kuwait đều muốn có những điều khoản tương đối vững chắc.

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 29 2.2.4 Môi trường cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông:

- Đường bộ: Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam của Việt Nam, KKT Nghi Sơn có Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc quốc gia Bắc - Nam được quy hoạch phía Tây quốc lộ 1A đi qua. Có hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn giữa các vùng miền trong tỉnh và khu vực. Các trục đường giao thông nối từ khu đô thị trung tâm đến các KCN và cảng Nghi Sơn, các trục Đông Tây nối từ cảng Nghi Sơn với đường cao tốc Bắc Nam. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương đầu tư xây dựng tuyến đường từ KKT Nghi Sơn đi sân bay Thọ Xuân khoảng 60km. Thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ cho các hoạt động xây dựng dự án.

- Cảng biển: Cảng Nghi Sơn đã xây dựng và đưa vào khai thác các bến chuyên dụng của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I, Nhà máy xi măng Nghi Sơn và 03 bến tổng hợp có khả năng đón tàu có trọng tải đến 30.000 DWT, năng lực xếp dỡ khoảng 5 triệu tấn/năm. Ngoài ra hiện nay có hàng chục bến cảng tổng hợp, bến chuyên dụng và bến container cùng khu tổng hợp hậu cần cảng đều đang được các nhà đầu tư triển khai xây dựng. Với điều kiện hệ thống cảng thuận tiện và đầy đủ đã tạo điều kiện để ngày 22/9/2014, cảng Nghi Sơn đã đón chuyến tàu đầu tiên vận chuyển đường ống dẫn dầu (với tổng chiều dài là 35 km) và đến cuối năm 2014 đã đón tàu chở thiệt bị siêu trường, siêu trọng của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. PTSC Thanh Hóa đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với Công ty TNHH liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn về việc cung cấp các dịch vụ logistics phục vụ thi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo thống kê của ban quản lý dự án thì tính đến đầu năm 2015, có hơn 1,3 triệu tấn thiết bị phục vụ cho việc thực hiện Dự án đã được bốc dỡ, tập kết thông qua cảng Nghi Sơn.

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 30

- Hàng không: Sân bay Thọ Xuân tiêu chuẩn cấp 4E cách KKT Nghi Sơn khoảng 60 km. Hiện tại, hãng hàng không Việt Nam Airlines đang khai thác tuyến bay Thanh Hóa - Thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 02 chuyến bay/ngày. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, sân bay Thọ Xuân sẽ được nâng cấp mở rộng thành cảng hàng không quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển của KKT Nghi Sơn và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh và trong khu vực. Thuận lợi cho việc đi lại của các chuyên gia nước ngoài khi tới Việt Nam để thực hiện các hạng mục của dự án lọc dầu Nghi Sơn.

Hệ thống điện:

- KKT Nghi Sơn đang sử dụng mạng lưới điện Quốc Gia bao gồm: đường dây 500 KV Bắc Nam và đường dây 220 KV Thanh Hóa - Nghệ An, hiện có trạm biến áp 220/110/22 KV - 250 MVA đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của các nhân công, kỹ sư, chuyên gia của dự án.

- KKT Nghi Sơn được Chính phủ quy hoạch phát triển thành một trung tâm nhiệt điện lớn với tổng công suất 2.400MW. Trong đó, nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I công suất 600 MW sẽ hoàn thành và phát điện vào quý I năm 2014. Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II, công suất 1.200 MW do Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc) đầu tư theo hình thức BOT dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2014. Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh công suất 600 MW đã được chủ đầu tư san lấp mặt bằng.

Với một hệ thống điện như trên là điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, đồng thời có thể đảm bảo hoạt động của nhà máy sau khi xây dựng xong.

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 31

Cấp nước:

- Nước thô: Nguồn nước thô được lấy từ hồ Yên Mỹ (87 triệu m3) và hồ Sông Mực (200 triệu m3) bằng hệ thống đường ống dẫn nước thô. Tuyến ống giai đoạn 1 cung cấp về hồ Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày đêm đã xây dựng xong và đưa vào vận hành. Tuyến ống giai đoạn 2 công suất 90.000 m3/ngày đêm đang được đầu tư từ nguồn vốn ODA, dự kiến hoàn thành năm 2015.

- Nước sạch: Có 2 nhà máy cấp nước sạch bao gồm Nhà máy tại hồ Đồng Chùa đã xây dựng xong giai đoạn I và đang cấp nước với công suất 30.000 m3/ngày đêm; giai đoạn II nâng công suất lên 90.000 m3/ngày đêm và nhà máy tại Khu vực phía Tây Quốc lộ 1A, công suất: 20.000 m3/ngày đêm đang xây dựng, dự kiến hoàn thành năm 2015.

Dịch vụ viễn thông

Hạ tầng mạng viễn thông - Công nghệ thông tin KKT Nghi Sơn đã được quy hoạch phát triển với các loại hình dịch vụ tiên tiến, băng thông rộng, tốc độ cao và công nghệ hiện đại; có khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin với chất lượng cao nhất cho khách hàng. Thuận tiện để trao đổi thông tin trong khu vực và ra nước ngoài, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Hạ tầng xã hội

Hệ thống nhà xưởng, trường học học, bệnh viện, dịch vụ thương mại, khách sạn - du lịch,… đã được quy hoạch đồng bộ. Một số dự án đang triển khai xây dựng như: Khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn, Khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng Bắc đảo Nghi Sơn, Tổ hợp dịch vụ tổng hợp, Khu dịch vụ công cộng Bắc núi Xước, Trường cao đẳng nghề công nghệ Licogi, Khu nhà ở cho công nhân, các ngân hàng thương mại, dịch vụ bảo hiểm,... đáp ứng nhu

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 32

cầu nhà ở, học tập, vui chơi giải trí của cán bộ, chuyên gia và nhân dân trong KKT Nghi Sơn.

Trên đây là toàn bộ điều kiện về cơ sở hạ tầng của Khu kinh tế Nghi Sơn, với hệ thống điện, đường, trường, trạm thì tương đối tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện xây dựng dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Mới đây, PTSC Thanh Hóa đã đưa vào sử dụng nhà xưởng có diện tích mặt bằng 27ha nhằm phục vụ việc tập kết và lưu giữ máy móc, thiết bị cơ khí cho Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi đã thông qua cảng Nghi Sơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó không tránh khỏi những khó khăn còn tồn tại như vẫn còn có một số tuyến đường giao thông xuống cấp, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyện nguyên vật liệu xây dựng đến nhà máy, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của những công nhân xây dựng nhà máy, hệ thống điện tuy có công suất cao nhưng cũng cấp cho toàn bộ khu kinh tế và các địa phương trong và ngoài tỉnh, vì thế không phái lúc nào hệ thống điện cũng được cung cấp đầy đủ cho hoạt động xây dựng nhà máy…Ngoài ra, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng diễn ra cũng bị gián đoạn do một số người dân không chịu di dời, hoặc do họ thấy số tiền đền bù không thỏa đáng với giá trị tài sản hiện tại của họ, mặc dù thế, ban quản lý dự án đã phối hợp với các cơ quan chức năng để có thể đẩy nhanh được tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng để dự án diễn ra theo đúng lộ trình đã đề ra. Cũng giống như nhiều công trình xây dựng lớn, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác vận động và đền bù, cho đến nay dự án đã tiến hành thành công việc di dời và giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, trong năm 2010, phía chủ đầu tư đã tạm ứng vốn cho UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai xây dựng khu tái định cư thiết kế theo tiêu chuẩn đô thị loại IV với tổng mức đầu tư ước tính 260,3 tỉ VND, nhờ đó mà di chuyển

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 33

thành công 678 hộ dân và bố trí ổn định đời sống của nhân dân khi họ di dời đến đó.

2.2.5 Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hoá là một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hoá, tới nhu cầu tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của họ. Môi trường văn hóa không chỉ là tổng hợp những yếu tố văn hoá vật thể mà còn có những con người hiện diện văn hoá

Nói đến môi trường văn hóa – xã hội là nói đến: - Tôn giáo, tín ngưỡng tập quán

- Ngôn ngữ

- Truyền thống lịch sử văn hóa

Vì quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng tập quán của nước nhận đầu tư và nước đầu tư có sự khác biệt nhau, không những thế, ngôn ngữ và truyền thống lịch sử văn hóa cũng khác nhau, rất khó hòa hợp về văn hóa giữa các quốc gia, đó là một khó khăn lớn trong quá trình thực hiện dự án FDI vào nhà máy. Ngoài ra, khi thực hiện nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thì vô hình dung nước ta sẽ du nhập thêm một nền văn hóa của nước đầu tư, nền văn hóa này có thể có tác động tích cực, cũng có tác dụng tiêu cực đến khu vực quanh khu nhà máy và cả tiến độ xây dựng nhà máy lọc dầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu nghi sơn thanh hóa (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)