Định hướng đầu tư vào dự án trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu nghi sơn thanh hóa (Trang 47)

Liên quan đến nhu cầu sử dụng của dự án sau khi hoàn tất, ngày 07/11/2014 Petrosetco đã ký hợp đồng thời hạn 10 năm với Công ty TNHH Lọc Hoá Dầu Nghi Sơn về việc cho thuê toàn bộ khu nhà ở dự kiến gồm 580 căn hộ và các công trình tiện ích kèm theo phục vụ nhu cầu lưu trú và sinh hoạt của chuyên gia và nhân viên Nhà máy Lọc Dầu Nghi Sơn, trong đó công ty TNHH Lọc Hoá Dầu Nghi Sơn sẽ ứng trước một phần tiền thuê nhà để Petrosetco triển khai đầu tư dự án. Việc tiếp tục gia hạn hợp đồng sẽ được xem xét thỏa thuận sau thời hạn 10 năm.

Về tiến độ thực hiện dự án, trong tháng 11/2014 Petrosetco đã tiến hành khởi công làm nền móng cho ba khối nhà ở đầu tiên, thực hiện song song đó là các công trình như nhà sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thể thao, trung tâm y tế, công viên mini, nhà trẻ,... Dự kiến đến quý 1 năm 2016 Petrosetco sẽ hoàn thành toàn bộ việc xây dựng khu căn hộ và các công trình phụ trợ phục vụ nhu cầu của Nhà máy Lọc Dầu Nghi Sơn theo đúng hợp đồng hai bên đã ký kết. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 của dự án, cũng là lúc Nhà máy Lọc Hoá Dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, Petrosetco sẽ tiếp tục nghiên cứu thị trường để phát triển thêm nhiều công trình và các dịch vụ khác phục vụ cho những đơn vị liên ngành phụ trợ cho Nhà máy Lọc Hoá Dầu Nghi Sơn, ví dụ như văn phòng cho thuê, dịch vụ quản lý tòa nhà, dịch vụ vận chuyển, kho bãi, hậu cần,...

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 42

Theo tiến độ, Dự án hoàn thành xây dựng vào quý IV năm 2016 và vận hành thương mại giữa năm 2017 với các sản phẩm: khí hoá lỏng LPG; xăng A92, A95, A98; nhiên liệu phản lực; diesel cao cấp và diesel thường… Dự kiến khi đưa vào khai thác trong năm 2016, dự án sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cho Petrosetco và đặc biệt đây sẽ là nguồn thu ổn định cho Petrosetco ít nhất trong 10 năm tiếp theo sau khi dự án hoàn thành. Bên cạnh đó, dự án đầu tư 25ha nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn nên được hưởng những ưu đãi đầu tư của Tỉnh Thanh Hoá như: miễn phí thuê đất, miễn giảm thuế TNDN,... Khi NSRP vận hành thương mại năm 2017, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ cho ra đời các sản phẩm chính gồm 2,3 triệu tấn xăng/năm, 3,7 triệu tấn dầu diezel/năm, khí hóa lỏng LPG… Khi đó, cùng với nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy này dự kiến đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xăng dầu trong nước.

Trong giai đoạn triển khai Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (năm 2014 - 2018), theo tính toán sơ bộ, số lượng cán bộ, chuyên gia, công nhân tại Dự án ở thời kỳ cao điểm nhất có thể lên đến 45.000 người (riêng tại Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn có khoảng 30.000 người). Do đó, việc đáp ứng nhu cầu ăn ở, đi lại, sinh hoạt của các chuyên gia và nhân công trong Khu kinh tế Nghi Sơn là yêu cầu cấp bách. Mục tiêu đặt ra đến quý I/2015, một số công trình nhà ở cho người lao động phải được hoàn thành và tháng 5/2015, phải có nhà ở phục vụ các chuyên gia (cao điểm khoảng 5.000 kỹ sư, chuyên gia). Đồng thời, phải xây dựng những khu vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, lớp học mẫu giáo,... tại đây.

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 43 3.2 Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư vào dự án

3.2.1 Giải pháp đối với môi trường kinh tế và tài nguyên

Các điều kiện tự nhiên của một quốc gia như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể làm tăng hay giảm chi phí cho các nhà đầu tư, do đó tạo nên lợi thế hay bất lợi về địa điểm đầu tư so với các quốc gia khác.

- Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt, khó khăn, vì thế khi thi công các hạng mục của công trình thì ban quản lý dự án cần tính toán tình hình thời tiết khí hậu, cũng như địa hình, thổ nhưỡng để tránh làm trậm trễ tiến độ. Trong quá trình thực hiện nếu có bất thường trong việc tính toán, căn chỉnh các điều kiện tự nhiên thì cần có những giải pháp kịp thời để giải quyết tốt vấn đề.

- Nhà nước cần đầu tư ngân sách để thực hiện hoạt động điều tra, thăm dò tỉ mỉ tài nguyên khoáng sản và coi đây là khoản đầu tư ban đầu để sau đó thu lại bằng cách tính vào giá mỏ đối với các cuộc đấu thầu.

- Đối với hoạt động tài nguyên khoáng sản, đẩy mạnh công tác điều tra, thăm dò tỉ mỉ trữ lượng khoáng sản, đưa ra các qui hoạch, chiến lược cụ thể, khả thi về quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, hạn chế việc cấp giấy phép tràn lan và đưa ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ, đầu tư công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai khoáng đối với doanh nghiệp.

- Cần thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản.

- Cần có những chính sách quản lý để sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia.

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 44

Xét tới môi trường kinh tế thì thường quan tâm tới các Chính sách kinh tế, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội: tổng GDP, GDP tính trên đầu người, GNP …, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia: các luồng vốn đầu tư phát triển, dung lượng thị trường và sức mua của thị trường, tính cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế, tình hình buôn lậu và khả năng kiểm soát, chính sách bảo hộ thị trường nội địa, hệ thống thông tin…Nhà nước cần có những giải pháp tăng cường thúc đẩy phát triển kinh tế, vì khi một nền kinh tế phát triển thì nhu cầu của con người cũng tăng lên, cơ sở hạ tầng kĩ thuật cả phần cứng và phần mềm đều phát triển, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ đã định.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện môi trường chính trị - pháp luật

Cải thiện về môi trường luật pháp, thể chế, chính sách và các trình tự, thủ tục liên quan đến việc thực hiện dự án FDI trong lĩnh vực lọc hóa dầu.Căn cứ vào hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ và các cơ quan TW về việc phân cấp, quản lý, sử dụng vốn FDI, Thanh Hóa cần ban hành quy chế quản lý thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực lọc hóa dầu trên địa bàn tỉnh theo hướng:

- Quản lý minh bạch, có trách nhiệm đầu tư công theo các quy định trong nước và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống thất thoát và lãng phí, như cần phải có những biện pháp khi phát hiện những trường hợp gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư vào dự án để làm gương cho những cán bộ khác. Công khai minh bạch cách khoản vốn đã sử dụng trong quá trình thi công Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn để giảm khả năng biển thủ nguồn vốn đầu tư.

- Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện và đúng quy định. Việc phân cấp quản lý phải rõ ràng minh bạch, tránh

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 45

hiện tượng chồng chéo, làm dụng quyền lực. Thể hiện như sau: UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan chủ quản trong thu hút, quản lý và sử dụng FDI còn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa là cơ quan đầu mối về vận động, quản lý và sử dụng FDI. Đồng thời ban quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn cần có chính sách pháp lý phù hợp, minh bạch trong vần đề quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư để tránh lãng phí nguồn vốn.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục, biểu mẫu tiếp nhận, quản lý thưc hiện dự án. Không chỉ riêng tỉnh Thanh Hóa mà thủ tục hành chính là rào cản lớn nhất của Việt Nam trong quá trình thu hút các nguồn vốn đầu tư. Vì thế để môi trường đầu tư thông thoáng hơn thì tỉnh Thanh Hóa cần phải giảm thiểu các thủ tục hành chính, đơn giản hoá và loại bỏ các tiêu chí thẩm định không cần thiết. Từ đó sẽ thu hút được đầu tư, tiến trình giải ngân được đẩy nhanh hơn, thúc đẩy được tiến độ của dự án.

- Lãnh đạo thành phố cần phải vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo trong hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư, sẵn sàng rút giấy phép đầu tư của một số dự án, đơn vị không đảm bảo đúng tiến độ để làm gương cho dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; yêu cầu các nhà đầu tư phải đóng tiền cọc, cam kết phải tiến hành thực hiện dự án trong thời hạn đã được đồng ý phê duyệt…để các nhà đầu tư phải suy nghĩ kỹ trước khi quyết định đầu tư. Số tiền đặt cọc tùy theo từng dự án, căn cứ vào tiền thuê đất cũng như phụ thuộc vào tầm quan trọng và quy mô của dự án.

- Các cơ quan quản lý chủ quản phải nắm vững chính sách, quy định hiện hành để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong khuôn khổ của pháp luật. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi đầu tư mà Chính phủ quy định, nhưng cũng biết vận dụng linh hoạt phù hợp với sự phát triển của vùng.

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 46

- Trung tâm xúc tiến đầu tư, sở Kế hoạch – Đầu tư cần tiếp tục củng cố việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại Trung tâm xúc tiến đầu tư Thanh Hóa; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Hỗ trợ trước khi cấp giấy phép, trong quá trình cấp giấy phép đầu tư và trong quá trình triển khai dự án sau khi có giấy phép.

- Nhanh chóng đưa vào và phổ biến chương trình “cấp giấy phép đầu tư qua mạng”. Từ đó các nhà đầu tư có thể nhanh chóng tiếp cận hình thức này chỉ cần truy cập mạng là đủ, từ đó họ sớm có những hiểu biết sâu sắc và thực tế hơn đề có thể tận dụng, giảm thời gian trong tiến trình giải ngân vào nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

- Rút ngắn thời gian cấp giấy phép đối với các dự án do thành phố cấp, kể cả giấy phép đầu tư trực tiếp. Giải quyết vấn đề cáp bách về cấp phép và các hoạt động liên quan đến thủ tục đầu tư để đảm bảo thời hạn đã đề ra.

- Các cơ quan chủ quản, đặc biệt là sở Kế hoạch – Đầu tư và Trung tâm xúc tiến đầu tư cần tham mưu cho UBND, xây dựng và ban hành các trình tự, quy trình… trong hoạt động cấp giấy phép cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tham mưu đề xuất các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực.

- Cơ quan hải quan cần thực hiện tốt các cam kết quốc tế về hoạt động hải quan như công ước Kyoto sửa đổi, hiệp định GATS, hiệp định TRIPS, CEPT…; đạt được các chuẩn mực quốc tế về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. Tiếp tục triển khai việc điện tử hóa khai báo thủ tục hải quan qua mạng đối với hệ thống tàu thuyền nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đối với cơ quan hải quan. Nhanh chóng áp dụng việc khai báo thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng bị gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 47

vực xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như trong vấn đề xuất nhập khẩu thiếu bị, nguyên nhiên liệu phục vụ cho quá trình xây dựng nhà máy.

3.2.3 Giải pháp đối với môi trường cơ sở hạ tầng

Xây dựng cơ sở hạ tầng chính là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Thanh Hóa trong khả năng có thể cần nhanh chóng nâng cấp và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng vốn có: cả cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp lẫn cơ sở hạ tầng đô thị để làm lành mạnh hóa và cạnh tranh hóa môi trường đầu tư của mình. Cụ thể cần:

- Nhanh chóng chấm dứt việc phân lô, bán nền, chia nhỏ các quỹ đất công, đặc biệt là khu vực đã nằm trong cùng quy hoạch của dự án phát triển kinh tế của địa phương. Hạn chế việc sử dụng nguồn thu từ quỹ đất đem đi xây xựng cơ sở hạ tầng địa phương vì việc sử dụng nguồn thu từ quỹ đất thì nguồn thu sẽ không còn nữa và việc đầu tư xây dựng sẽ rơi vào tình trạng đuối sức.

- Hạn chế việc áp dụng cơ chế mệnh lệnh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phải đi liền với đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế, hài hòa môi trường sống, đảm bảo được tính phát triển bền vững và phục vụ sự phát triển tương lai của thành phố.

- Cần xem xét và chọn lựa kĩ lưỡng chuyên môn của các nhà thầu, các nhà tư vấn trong quá trình quy hoạch, thiết kế xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Hạn chế tối đa tình trạng xâm phạm, làm hư hại cảnh quan, điều đó khiến dư luận lên tiếng, cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cũng như tiến độ xây dựng công trình.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp, đặc biệt là hoàn chỉnh xây dựng các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh.

PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 48

- Tranh thủ sử dụng các khoản vốn đã thu hút được từ nước ngoài để nâng cấp,hoàn thiện các hệ thông sân bay, cảng biển, các vành đai và hành lang kinh tế, giúp quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh diễn ra thuận lợi hơn.

- Tập trung phát triển công nghệ thông tin, hoàn thiện hạ tầng viễn thông của thành phố. Tranh thủ mở rộng, phát triển thêm các trung tâm bưu chính, các trung tâm khai thác vận chuyển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho cuộc sống của các nhà đầu tư, nơi ăn, chốn ở… như thế thì các nhà đầu tư mới yên tâm giải ngân vốn và tiếp tục xây dựng dự án.

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho thấy, một đất nước, một địa phương có hệ thông cơ sở hạ tầng phát triển hoàn chỉnh sẽ dễ dàng thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội, góp phần hoàn thiện thêm môi trường đầu tư nhờ đó mà thúc đẩy được thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài.

3.2.4 Giải pháp đối với môi trường văn hóa-xã hội

Văn hóa xã hội có ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án, vì vậy, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp cụ thể để xây dựng nền văn hóa lành mạnh, rút ngắn về khoảng cách nền văn hóa giữa nước đầu tư và nước nhận vốn đầu tư. Ví dụ như, giữ vững truyền thống văn hóa tiến bộ của dân tộc ta, tăng cường đầu tư để các cán bộ các cấp cũng như người dân có thể có biết thêm một loại ngoại ngữ phổ thông như tiếng anh để có thể giao tiếp, đọc hiểu tài liệu, sửu dụng tốt máy móc thiết bị của nước ngoài. Có thể du nhập nền văn hóa, tìn ngưỡng từ bên ngoài vào nếu nó là nền văn hóa tích cực, có ích cho phát triển kinh tế xã hội. Hài hòa hóa các mối quan hệ để có thể giữ vững

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy thực hiện dự án FDI vào nhà máy lọc hóa dầu nghi sơn thanh hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)