Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ
công tác chuẩn bị nhận vốn giải ngân
Một trong những nguyên nhân gây chậm trễ việc thực hiện dự án là chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn yếu kém, đặc biệt là khâu lập dự án đầu tư ban đầu. Dự án phải làm đi làm lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian và chi phí. Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ 0,5-15% vốn đầu tư của dự án nhưng nó quyết định đến hiệu quả của 85-99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Thực tế, các dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu thường có quy mô vốn đầu tư lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, điều kiện tự nhiên ở Thanh Hóa lại khá phức tạp. Do đó mà việc lựa chọn các gói thiết kế, lựa chọn nhà thầu chiếm rất nhiều thời gian, gây nên nhiều khó khăn trong thực hiện dự án. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực lọc dầu trong khâu chuẩn bị nhận vốn giải ngân cần:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kinh tế, cán bộ kỹ thuật lập dự án ở từng cấp, từng ngành. Tuyển chọn những người có năng lực và giàu kinh nghiệm, đã từng thực hiện các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu tương tự.
- Các dự án FDI trong việc xây dựng nhà máy lọc dầu phải có mục tiêu và căn cứ pháp lý rõ ràng.
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 52
- Trong quá trình lập dự án cần có sự nghiên cứu, đánh giá, phân tích tỷ mỷ, dựa trên các luận cứ có tính khoa học về mọi khía cạnh của dự án: khía cạnh kỹ thuật theo các tiêu chuẩn thủy lợi trong nước và quốc tế, khía cạnh tài chính, khía cạnh thị trường, khía cạnh kinh tế xã hội khác. Thực hiện tốt công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật: cần xem xét kỹ lưỡng sự hợp lý của các giải pháp thiết kế, sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư,...
- Đối với các dự án phức tạp có thể tuyển chọn các công ty tư vấn chất lượng xây dựng trong nước và quốc tế thông qua đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Công tác đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu tư vấn cần phải được cải tiến theo hướng minh bạch, công bằng và có tính chính xác cao. Ban NAPMU phải phối hợp cùng Ban quản lý trung ương các dự án xây dựng tuyển chọn nhà thầu tư vấn có chất lượng nhằm đáp ứng tốt những điều kiện khắt khe về thiết kế mà nhà tài trợ cũng như những yêu cầu chung của các dự án lọc dầu.
- Công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các dự án FDI của tỉnh cần được tỉnh Thanh Hóa quan tâm đúng mức. Tỉnh Thanh Hóa cần thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án FDI tại tỉnh nhà. Tổ chuyên trách này cần sớm xây dựng kho dữ liệu về FDI làm cơ sở thông tin cho công tác theo dõi và đánh giá FDI, thống kê báo cáo và chia sẻ thông tin với các BQLDA.
Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực lọc hóa dầu.
Nội dung của giải pháp này bao gồm:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, thống nhất rõ ràng trong chính sách về giá cả đền bù, chính sách trợ cấp được nhanh chóng và thuận lợi mà vẫn đảm bảo được yêu cầu.
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 53
+ Xây dựng cơ chế đền bù thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho người dân, đồng thời thực hiện nhanh chóng thủ tục cấp đất phục vụ cho công tác di dân, giải phóng mặt bằng.
+ Làm tốt công tác quy hoạch đất đai, xây dựng quỹ đất sạch để phục vụ cho việc thực hiện các giai đoạn của dự án trong những năm tiếp.
- Tổ chức tốt công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị và công nghệ:
Phân chia gói thầu hợp lý đảm bảo nguyên tắc về kỹ thuật, công nghệ, quy mô, thời gian và địa điểm thực hiện. Hồ sơ mời thầu phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, rõ ràng, tránh gây hiểu sai, hiểu lầm đối với các nhà thầu, tạo thuận lợi cho khâu đánh giá hồ sơ dự thầu. Các tiêu chí và thang điểm đánh giá phải hợp lý và phù hợp với thông lệ chung quốc tế, cho phép lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực cung cấp hàng hóa, vật tư, có kỹ thuật phù hợp với trình độ phát triển chung ở trong nước. Các chuyên gia trong hội đồng xét thầu phải đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong đánh giá hồ sơ dự thầu. Phải chấp hành đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục đấu thầu đảm bảo hiệu quả, công bằng, minh bạch. Trong giai đoạn thương thảo và ký kết hợp đồng, phải sử dụng đội ngũ cán bộ có năng lực, có tài về thương thảo, có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng mua bán.
- Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của các dự án FDI trong lĩnh vực lọc dầu.
- Giải quyết vốn đối ứng.
Vốn đối ứng trong các dự án FDI được hiểu là tổng giá trị các nguồn lực (tiền mặt, hiện vật, công lao động,...) huy động trong nước để chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án FDI thường được sử dụng để đền bù vào giải phóng mặt bằng, thanh toán thuế xuất nhập khẩu, xây dựng một số cấu phần nhất định như: kho, bãi, chi lương cho cán bộ Việt Nam, thuê văn phòng,... và
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 54
thường chiếm tỷ trọng khoảng 15 - 20% tổng vốn đầu tư của dự án FDI. Vốn đối ứng trong các dự án FDI của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lọc hóa dầu tại tỉnh Thanh Hóa đều chiếm tỷ lệ khá cao, từ 15%-30% tổng vốn đầu tư. Vốn đối ứng là một khó khăn của ngành như đã trình bày trong phần tồn tại và nguyên nhân. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cũng như tiến độ thực hiện dự án, các cơ quan chức năng của nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký vốn đối ứng, đơn giản hoá thủ tục xin vốn đối ứng cho các dự án.
- Tỉnh Thanh Hóa cần có một bộ phận chức năng về tài chính để tổng hợp hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục về tài chính trong triển khai và thực hiện dự án.
- Để cải thiện và nâng cao tốc độ thực hiện dự án FDI, ngoài các giải pháp trên, còn có một số biện pháp hỗ trợ như tỉnh Thanh Hóa phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đầu vào của nguồn vốn FDI. Phải lựa chọn các dự án phù hợp, phục vụ chiến lược phát triển lĩnh vực lọc dầu. Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn FDI. Do đó, để có thể phối hợp trong quan hệ hợp tác phát triển nói chung và tạo điều kiện cho việc giải ngân đúng tiến độ các bên cần có thông tin chính xác và tôn trọng lợi ích của nhau.
- Thực hiện tốt công tác giám sát và đánh giá dự án
- Tăng cường quản lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch thông qua việc thường xuyên cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện dự án.
- Ban quản lý dự án cần quản lý chi phí của chương trình dự án trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, theo dõi tình hình toàn bộ chương trình, dự án, cũng như từng hạng mục, công trình về tỷ lệ giải ngân vốn trong nước, vốn nước ngoài, khối lượng vốn trong nước thực hiện, khối lượng vốn FDI
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 55
thực hiện, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch. Phát hiện kịp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất biện pháp giải quyết.
- Thường xuyên đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện dự án FDI và lập báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện dự án.
- Công trình cần được giao cho một đội chuyên trách, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, thực hiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình.
- Khi có bất thường xảy ra Ủy ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với các ban ngành, thực hiện các hoạt động kiểm tra sát sao, đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng để tiến độ thực hiện không bị chậm,…
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, các nhà tài trợ phối hợp với các bộ, ban, ngành chủ quản tiến hành kiểm tra, đánh giá công trình xây dựng sau từng giai đoạn,... nhằm rút ra bài học thực tiễn cho việc triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án.
Xây dựng chiến lược, định hướng phát triển ngành lọc hóa
dầu.
Hiện nay, đa số các nhà tài trợ trên thế giới chỉ cam kết cho các nước nhận vốn đầu tư FDI khi các nước đó đưa ra được các chương trình, mục tiêu cụ thể có tính khả thi và phù hợp với mục tiêu ưu tiên của các nhà tài trợ. Một trong các mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các nhà tài trợ quốc tế hiện nay là xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các nước đang phát triển.
Trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã xác định được mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành lọc hóa dầu nói riêng. Chiến lược phát triển ngành lọc hóa dầu phải phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương và đất nước. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện và thực hiện thành công các mục tiêu trong
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 56
xây dựng, hoàn thiện và đưa nhà máy vào sử dụng thì tỉnh Thanh Hóa cần có chiến lược, phương hướng phát triển ngành rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần tích cực phối hợp các ban ngành để kiểm tra, đánh giá lại chất lượng các hạng mục của dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành dở dang, để vận động đầu tư và triển khai kịp thời.
Ngoài ra cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư.
- Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải được xây dựng trên mục tiêu, phương hướng phát triển ngành lọc hóa dầu của tỉnh Thanh Hóa. Khi xây dựng chương trình, dự án FDI cần xác định đầy đủ các tính chất ưu tiên của nhu cầu xây dựng các hạng mục của dự án.
- Khi chuẩn bị thực hiện các thủ tục nhận vốn giải ngân từ các nhà dầu tư cần xác định rõ vốn đối ứng về quy mô, nguồn đóng góp, hình thức đóng góp, nguồn vốn đóng góp này sử dụng vào mục đích gì.
- Khi đã ký kết và nhận vốn giải ngân phải xây dựng kế hoạch bố trí nguồn lực cho triển khai thực hiện dự án đúng theo thời hạn, chất lượng, tiến độ ghi trong hợp đồng bao gồm: kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch thực hiện dự án,...
- Kế hoạch đầu tư phải được xây dựng dựa trên khả năng huy động vốn FDI và vốn đối ứng vững chắc, đảm bảo kế hoạch có tính hiện thực,sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
- Phải phối hợp giữa kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn trong đó kế hoạch năm là sự cụ thể hóa của kế hoạch dài hạn. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dự án trên cơ sở cân đối các nguồn lực, nhằm đảm bảo các cam kết đối với nhà đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của tỉnh.
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG – CQ49/08.01 P a g e | 57
Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Thanh Hóa với các
Bộ, Ngành, và các đối tác đầu tư.
Xác định vai trò của mối liên hệ giữa địa phương và các Bộ ngành TW và nhà đầu tư là rất quan trọng đối với những địa phương đang có các dự án đầu tư nước ngoài, Thanh Hóa cần có một số biện pháp để đẩy mạnh mối quan hệ này như sau:
- Các ngành, các cấp của tỉnh chủ động quan hệ với các Bộ ngành TW và các nhà đầu tư để đảm bảo đúng tiến độ giải ngân FDI vào dự án. Thanh Hóa cần có sự liên hệ thường xuyên với các Bộ ngành TW và nhà tài trợ nhằm củng cố sự tin tưởng lẫn nhau, tăng cường tiếp xúc giữa tỉnh với các cơ quan phụ trách FDI (Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Hợp tác Quốc tế,…) của các Bộ ngành TW, các Đại sứ quán,….để giúp Thanh Hóa đề xuất vận động giải ngân FDI đúng tiến độ.
- Cải thiện chất lượng đối thoại giữa tỉnh và Nhà đầu tư thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị CG thường niên và giữa kì, các nhóm quan hệ đối tác ngành,…
- Hài hoà quy trình thủ tục trong nước và các nhà đầu tư trong chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án. Bên cạnh đó Thanh Hóa cần thúc đẩy các nhà đầu tư cùng làm việc trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hoá, hài hoà quy trình, thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả đầu tư.