- Theo FIATA, dịch vụ giao nhận được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quanđến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa và dịch vụ,phân phối hàng hóa thậm chí cả dị
Trang 1CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA 1.1 Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
1.1.1 Một số khái niệm về giao nhận
- Theo FIATA, dịch vụ giao nhận được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quanđến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa và dịch vụ,phân phối hàng hóa thậm chí cả dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác có liên quanđến xuất nhập khẩu
- Theo Luật Thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận là hành vi thương mạitheo đó người làm dịch vụ giao nhận là người gửi hàng, tổ chức vận chuyển, lưukho, lưu bãi, làm các thủ tục khác liên quan để giao nhận theo sự ủy thác của chủhàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (của cáckhách hàng) Mục tiêu của người giao nhận là đáp ứng các nhu cầu đó một cáchhiệu quả nhất
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ kỹ thuật củangành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn Ngày nay người giaonhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và vận tải quốc tế Ngườigiao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch
vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá Ở các nước khácnhau người kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi các tên gọi khác nhau: “Đại lýhải quan” (Customs House Agent), “Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lýthanh toán” (Clearing Agent), “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping andForwarding Agent),” Người chuyên chở chính” (Principal Carrier),
1.1.2 Tác dụng của giao nhận
Công tác giao nhận có hai tác dụng chính là giảm chi phí vận tải và tạo điều kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả
Trang 2Trong mua bán ngoại thương, chi phí vận tải đóng một tỷ trọng tương đốilớn trong giá trị của từng lô hàng, công tác giao nhận làm giảm chi phí vận tải nângcao tính cạnh tranh của hàng hóa Người giao nhận có trình độ chuyên môn về vậntải, biết tận dụng tối đa dung tích và trọng tải của công cụ và phương tiện tải, biếtkết hợp vận tải, giao nhận, xuất nhập khẩu và có quan hệ tốt với các tổ chức có liênquan đến quá trình vận tải hàng hóa như hải quan, đại lý tàu biển, bảo hiểm, …
Người giao nhận còn tạo điều kiện cho người xuất nhập khẩu hoạt động cóhiệu quả nhờ vào hoạt động giao nhận của mình Người xuất nhập khẩu có thể sửdụng kho của người giao nhận thuê từ đó giảm được chi phí xây dựng kho bãi Nhàxuất nhập khẩu có thể giảm được chi phí đào tạo nhân công, giảm các phòng ban
từ đó đơn giản hóa cơ cấu tổ chức, có điều kiện tập trung vào kinh doanh xuất nhậpkhẩu nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa
1.1.3 Vai trò của người giao nhận
Ngày nay do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức,người giao nhận không chỉ làm đại lý, người uỷ thác mà còn làm cung cấp dịch vụvận tải đóng vai trò như một Người chuyên chở (Carrier)
Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau:
- Môi giới hải quan (Customs Broker)
Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối vớihàng nhập khẩu Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất nhập khẩu vàdành chỗ chở hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo
sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tuỳ thuộc vào hợp đồng muabán Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuấtkhẩu hoặc người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hảiquan
Trang 3- Đại lý (Agent).
Người chuyên chở chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng vàngười chuyên chở như một đại lý của người gửi hàng Người giao nhận nhận uỷthác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhaunhư: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho trên cơ sởhợp đồng uỷ thác
- Người gom hàng (Cargo consolidator)
Trong ngành vận tải hàng hoá bằng container dịch vụ gom hàng là không thểthiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụngsức chở của container và giảm cước phí vận tải
- Người chuyên chở (Carrier)
Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận lại đóng vai trò là ngườichuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng
và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến một nơi khác
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)
Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ đi suốt hoặc còn gọi là vậntải trọn gói từ cửa tới cửa “door to door”, thì người giao nhận đã đóng vai trò làngười vận đa phương thức (MTO) MTO cũng là người chuyên chở và phải chịutrách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình vận tải
1.1.4 Phạm vi hoạt động của người giao nhận
Thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc ngườinhận hàng) lo liêụ quá trình vận chyển hàng hoá qua các công đoạn cho đến tayngười nhận cuối cùng Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặcthông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác
Nghiệp vụ giao nhận gồm những công tác sau đây :
- Làm tư vấn cho khách hàng trong việc tổ chức chuyên môn hóa
Trang 4- Ký kết hợp đồng chuyên chở với người vận tải.
- Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa
- Nhận hàng từ người vận tải giao cho người giao nhận hàng
- Tổ chức dỡ hàng hay ủy thác cho cảng dỡ hàng
- Tổ chức chuyển tải hàng hóa
- Làm thủ tục hải quan
- Làm thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng
- Làm các chứng từ vận tải và các chứng từ về hàng hóa như: vận đơn hoặc lượckhai hàng hóa, giấy chứng nhận đóng gói
- Gom hàng để sử dụng tốt trọng tải và dung tích của công cụ, phương tiện vận tảigóp phần giảm chi phí vận tải
- Nhận hàng và lập các chứng từ để nhận hàng, khiếu nại và bảo lưu quyền khiếunại với các bên có liên quan đến tổn thất như giám định, COR, ROROC, dự kháng
- Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ
- Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải
1.1.5 Quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận
Như vậy, có thể phân biệt quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngườigiao nhận khi đóng vai trò là người đại lý và khi đóng vai trò là người ủy thác Ởđịa vị nào thì người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác,thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề liên quan đến vậntải hàng hóa Họ không nhận trách nhiệm về tổn thất do lỗi của bên thứ ba miễn đãbiểu hiện quan tâm chu đáo trong việc lựa chọn bên thứ ba đó Người giao nhậnthường đóng vai trò là bên chính khi đóng hàng lẻ gửi đi, khi kinh doanh dịch vụvận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hoá hay nhận bảo quảnhàng hoá trong kho của mình Quyền hạn của người giao nhận khi đóng vai trò đại
Trang 5lý hay khi là bên chính trong việc hưởng giới hạn trách nhiệm cũng như trong việcthực hiện quyền gửi hàng đều như nhau.
1.2 Quy trình giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu.
1.2.1 Đăng ký tờ khai và khai báo hải quan
Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục, công ty phải khai báo qua hảiquan điện tử trên mạng điện tử của hải quan Người khai hải quan phải khai và nộp
tờ khai; nộp và xuất trình những chứng từ thuộc hồ sơ hải quan Việc khai hải quanđược thực hiện theo mẫu tờ khai do Bộ Tài chính quy định
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hànghóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, giá trị hảiquan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan, tự tính
để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu tráchnhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai
Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu, người khai hải quan phảinộp cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan Bộ hồ sơ hải quan bao gồm chứng từsau:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ pháp lý có giá trị tươngđương hợp đồng (Sale contract) : 01 bản sao
- Vận đơn (Bill of lading) : 01 bản sao từ bản gốc hoặc bản chính của các vậnđơn có ghi chữ COPY Tùy trường hợp cụ thể, bộ hồ sơ hải quan được bổ sungthêm các chứng từ sau:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) : 01 bản chính và 01 bản sao+ Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàngđóng gói không đồng nộp cho cơ quan Hải quan hồ sơ hải quan : 01 bản chính
+ Phiếu đóng gói (Packing list) : 01 bản chính
Trang 6+ Giấy đăng kí kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thôngbáo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền cấp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra Nhà nước vềchất lượng: 01 bản chính.
+ Tờ khai giá trị hàng nhập khẩu trường hợp hàng thuộc diện phải khai tờkhai giá trị hàng hóa: 01 bản chính
+ Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải cógiấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính (nhập khẩu mộtlần)/01 bản sao (nhập khẩu nhiều lần)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trường hợp chủ hàng yêu cầu đượchưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt: 1 bản gốc và 1 bản sao
+ Các chứng từ khác theo quy định pháp luật liên quan phải có
1.2.2 Nhận phản hồi từ hệ thống hải quan
Nếu doanh nghiệp có vi phạm các quy định về thuế thì sẽ không được phép
mở tờ khai và sẽ được hải quan thông báo rõ lý do tại sao không được phép mở tờkhai
Nếu doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì hải quan sẽ tiếp tục tiến hànhkiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan về tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loạihình nhập khẩu (bao gồm kinh doanh, đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, nhậptái xuất, tái nhập) Nếu hồ sơ hợp lệ thì hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệthống máy tính Sau đó, các thông tin này sẽ tự động được xử lý và đưa ra lệnhhình thức Lệnh hình thức có mức độ khác nhau theo luồng xanh, vàng, đỏ củahàng hóa
- Luồng xanh: Doanh nghiệp có thể xuất trình một vài chứng từ theo yêu cầucủa cơ quan hải quan, nếu phù hợp thì được thông quan trên toàn hệ thống Doanhnghiệp có thể đi lấy hàng
Trang 7- Luồng vàng: Doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ do cơ quan hải quan yêucầu Nếu các chứng từ không phù hợp, có nhiều sai sót thì cơ quan hải quan sẽ yêucầu kiểm tra thực tế Trong trường hợp phù hợp thì quyết định thông quan trên toàn
hệ thống
- Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm trathực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa Trường hợp phù hợp thì quyếtđịnh thông quan, không phù hợp thì chuyển lên lãnh đạo xem xét
Sau đó công chức hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận tính thuế rồichuyển cho lãnh đạo đội và cuối cùng là lãnh đạo chi cục
Lãnh đạo chi cục sẽ xem xét và quyết định lại lệnh hình thức và mức độkiểm tra Việc xét duyệt này thể hiện trên Phiếu kiểm tra hình thức được quyếtđịnh bởi máy tính, hải quan tiếp nhận tở khai và lãnh đạo chi cục trong đó ý kiếncủa lãnh đạo chi cục là quyết định cuối cùng
Nếu là hàng hóa luồng xanh và vàng thì sẽ được lãnh đạo chi cục ký thôngquan ngay sau khi hải quan chấp nhận việc kê khai phân luồng của doanh nghiệp
Nếu là luồng đỏ thì chuyển cho lãnh đạo đội phân công kiểm hóa Độitrưởng sẽ quyết định tỉ lệ phần trăm kiểm hóa trong khoảng từ 5%, 10% đến 100%
Nếu lãnh đạo hải quan chi cục đã chấp nhận miễn kiểm thì ra nhận lại tờkhai tại quầy trả tờ khai, nộp lệ phí và nộp thuế nếu phải nộp thuế ngay Còn nếuhàng hóa bị kiểm hóa thì cần xem trên bảng thông báo tên nhân viên hải quan chịutrách nhiệm kiểm hóa và liên lạc với hai hải quan này
Trang 81.2.4 Lấy hàng và vận chuyển cho người ủy thác.
Nhân viên giao nhận tiến hành thanh lý với hải quan giám sát cổng bằngcách mang tờ khai có xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan” cùng với phiếu xuất trìnhcho hải quan cổng, hải quan bãi (kho) Hải quan cổng, bãi (kho) sẽ xem xét cácchứng từ trên và ký nhận, đóng dấu, ký tên
Phiếu giao nhận container (EIR) sẽ được giao cho tài xế để xuất trình khiđưa container ra cổng nhằm chứng tỏ người vận tải đã đưa đúng container như đãlàm thủ tục trên phiếu EIR ra khỏi cảng
Sau khi đã hoàn tất thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận sẽ cho tài xế chởcontainer về kho của chủ hàng Sau khi đợi chủ hàng rút hàng khỏi container vàkiểm tra hàng hóa thì tài xế xe sẽ chở container rỗng về trả lại cho hãng tàu
Trang 9CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
2.1.1 Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH vận tải thương mại Hà Anh
- Tên giao dịch: Hà Anh Trade Transport Co.LTD
- Địa chỉ: Hạ Đoạn 2, Đường Trần Hưng Đạo, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng
2.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH vận tải thương mại Hà Anh được thành lập vào ngày 24tháng 4 năm 2000 với số vốn điều lệ là 500 triệu đồng do ông Lê Văn Tiến là giámđốc Từ một công ty nhỏ, sau quá trình nỗ lực hết sức công ty đã thể hiện đượcnăng lực và sự uy tín của mình, lấy được sự tín nhiệm nơi khách hàng để trở thànhmột trong số những doanh nghiệp vận tải hàng đầu Hải Phòng Sau 14 năm công ty
đã đăng ký lại giấy phép kinh doanh, nâng tổng số vốn điều lệ của công ty lên đếncon số 40 tỷ đồng
Không những thế, quy mô sản xuất kinh doah của công ty cũng được mởrộng đáng kể Từ một công ty nhỏ chỉ với vài đầu xe container, hiện nay số đầu xe
đã lên tới con số 40, một sự phát triển vô cùng nhanh, mạnh Ngoài ra, công ty cònkinh doanh dịch vụ cho thuê bãi đỗ xe, nhà xưởng với diện tích khoảng hơn 14ha.Cho đến nay quy mô sản xuất của công ty là rất rộng và khang trang, vững chắc
Ông Lê Văn Tiến, giám đốc công ty, đồng thời cũng là Chủ tịch Hiệp hộivận tải hàng hoá đường bộ Hải Phòng, vì vậy công ty TNHH Vận tải thương mại
Trang 10Hà Anh luôn nắm bắt, phổ biến cho đội ngũ lái xe kịp thời, chính xác và tuân thủđúng theo các quy định của pháp luật, đảm bảo lái xe an toàn Trong nhiều nămliền công ty đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ngày
27 tháng 12 năm 2013 vừa qua công ty cũng xuất sắc trở thành một trong 6 công tyđược nhận bằng khen của Bộ, có 2 cá nhân trong đội ngũ lái xe công ty được nhậngiấy khen Lái xe giỏi trong số 25 lái xe được khen thưởng của toàn thành phố
Hơn 10 năm, một khoảng thời gian không dài, công ty TNHH vận tải thươngmại Hà Anh đã đạt được những kết quả đáng khâm phục mà không phải công tynào cũng làm được trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay Điều đó chứng tỏ
sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, tài năng lãnh đạo cũng nhưtầm nhìn xa trông rộng của giám đốc công ty
2.2 Chức năng và phạm vi hoạt động của công ty.
2.2.1 Chức năng của công ty
Các chức năng hoạt động chính của công ty bao gồm:
- Hoạt động giao nhận hàng hoá: Công ty nhận vận chuyển và giao hàng hoá cho
tất cả các công ty trong và ngoài nước khi có nhu cầu vận chuyển Công ty hiện cóđội ngũ liên kết vận chuyển đa quốc gia, ở nhiều nước trên thế giới: Mỹ, TrungQuốc, Đài Loan, Ấn Độ,
- Hoạt động vận tải đa phương thức: vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường
sông, đường bộ, đường sắt trong và ngoài nước:
+ Môi giới thương mại, xúc tiến thương mại
+ Dịch vụ khai thuê hải quan, uỷ thác xuất nhập khẩu
+ Thuê và cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng: đây là một hình thức không thểthiếu trong hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hoá, công ty hiện nay rất chútrọng vấn đề này
Trang 11- Đại lý tàu biển: hiện nay công ty đang liên kết với các đội tàu rất mạnh trong và
ngoài nước: APL, PIL, WANHAI, HYUNDAI, ZIM, OOCL, RCL
2.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Với các chức năng trên, công ty phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các dịch vụ kinh doanh của công ty theo quy chếhiện hành nhằm thực hiện các mục đích và chức năng đã nêu
- Đảm bảo việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảmtrang trải về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước
- Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấpphương tiện vật chất kỹ thuật của công ty
- Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giaonhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý an toàn trên cácluồng, tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giaonhận hàng hóa và bảo đảm bảo quản hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệmcủa công ty
2.2.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
1 Vận tải hàng hoá bằng đường bộ 4933
2 Vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa 5022
3 Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương 5012
4 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: Dịch vụ đại lý tàu biển, khai thuê hải quan, dịch
vụ logistics, giao nhận hàng hoá
5229
5 Kho bãi và lưu giữu hàng hoá 5210
6 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ
sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Chi tiết: Cho thuê kho bãi
6810
Trang 127 Bốc xếp hàng hoá 5224
8 Sữa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác)
3315
9 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác 4520
10 Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại 2592
11 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông
13 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa
được phân vào đâu
Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá
8299
15 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 4210
16 Xây dựng công trình công ích 4220
17 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp
4290
18 Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: San lấp mặt bằng
4312
22 Nuôi trồng thuỷ sản nội địa 0322
23 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 1020
24 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác 4511
25 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Bán buôn vỏ container
4669
26 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Chi tiết: Cho thuê vỏ container
7730
2.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Trang 13BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
BỘ PHẬN CHỨNG TỪ
PHÒNG KỸ THUẬT
BỘ PHẬN SỬA CHỮA
NHÀ CÂN
PHÒNG XNK
BỘ PHẬN GIAO
NHẬN
2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
Như sơ đồ trên ta thấy, cơ cấu tổ chức của công ty là một hệ thống được liênkết chặt chẽ, khoa học Đứng đầu công ty là Ban giám đốc gồm Giám đốc và PhóGiám đốc, dưới Ban giám đốc là các phòng ban
Theo mô hình quản lý trên thì các vấn đề phát sinh trong các bộ phận chứcnăng sẽ do cán bộ phụ trách chức năng quản lý Đứng đầu công ty là Giám đốccông ty Giám đốc là người điều hành hoạt dộng kinh doanh hàng ngày của công
ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ của mình Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty Đối vớicác vấn đề chung của công ty, sẽ có sự bàn bạc giữa giám đốc và phó giám đốc,giám đốc sẽ là người đưa ra phương hướng giải quyết cuối cùng và hoàn toàn chịutrách nhiệm về quyết định của mình
Trang 14 Phó Giám Đốc: là người thay mặt giám đốc điều hành công việc theo chỉđạo trực tiếp của giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinhdoanh, hỗ trợ Giám đốc trong quản lí và hoạch định.
Phòng xuất nhập khẩu: bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ,đây là phòng có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếpnhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, phân công cho các nhânviên thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng
- Bộ phận giao nhận: bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao nhận,chịu trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai đến khâu giao hàngcho khách hàng của công ty Với đội ngũ nhân viên năng động, được đào tạo thànhthạo nghiệp vụ chuyên môn Có thể nói phòng giao nhận giữ vai trò trọng yếutrong việc tạo uy tín với khách hàng
- Bộ phận chứng từ: theo dõi, quản lý lưu trữ chứng từ và các công văn Soạnthảo bộ hồ sơ hải quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoànthành tốt công việc được giao Thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạctiếp xúc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết cho lô hàng
Phòng kinh doanh: tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công
ty, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếmkhách hàng mới Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trong trong hoạt động củacông ty, góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty
Phòng kế toán: chịu trách nhiệm về các khoản chi của công ty và các khoảnthu từ khách hàng Nhận và kiểm tra chứng từ: tổng phí, giá bán, điều kiện thanhtoán, đối tượng xuất hóa đơn (trong nước hay ngoài nước), hoạch toán đầy đủ cácnghiệp vụ kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, chi tạm ứng chonhân viên giao nhận hoàn thành công tác
Trang 15 Phòng kỹ thuật: bao gồm bộ phận sửa chữa và nhà cân Là một công tythương mại vận tải nên công ty Hà Anh có đội ngũ phương tiện vận tải và lái xehùng hậu với 40 xe container, 35 xe vận tải nhẹ,… đang hoạt động.
- Bộ phận sửa chữa: có vai trò đảm bảo hoạt động liên tục cho đội xe và hệthống máy móc thiết bị của công ty Công việc bảo trì, bảo dưỡng phương tiện luônđược thực hiện chu đáo tạo điều kiện vận tải an toàn đạt hiệu quả cao
- Nhà cân: là một bộ phận quan trọng của công ty Với việc đầu tư trang bịcân trọng tải 120 tấn, nhà cân của công ty Hà Anh có thể hoạt động liên tục 24/24,phục vụ nhu cầu của công ty và các bạn hàng, đối tác
2.4 Tình hình tài sản, nhân sự, công nghệ của công ty.
2.4.1 Tình hình nhân sự
Hiện nay công ty có 80 nhân viên rất năng động và nhiều kinh nghiệm, thíchứng nhanh với môi trường, có trình độ lao động và tay nghề khá cao, có tinh thầntrách nhiệm cao, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
Trong đó :
- 20 nhân viên làm nhiệm vụ quản lý
- 60 nhân viên làm việc trực tiếp
Bảng 1 Cơ cấu nhân sự theo trình độ của công ty TNHH Vận tải thương
Trang 16Thạc sỹ Đại học Cao đẳng, trung cấp
Bảng 2 Cơ cấu lao động theo giới tính
Tổng số nhân viên nữ chiếm 31% tổng số nhân viên của công ty, tương ứng
25 người làm việc ở phòng kế toán, phòng kinh doanh và nhà cân
Tổng số nhân viên nam chiếm 69% tổng số nhân viên của công ty, tươngứng 55 người chủ yếu làm việc ở phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật và lái xe
Trang 17Công ty Vận tải thương mại Hà Anh là một công ty lớn chuyên về hoạt độnggiao nhận vận tải vì vậy nhân viên nam chiếm đa số (gấp 2,2 lần tổng số nhân viên
nữ ) để đáp ứng đòi hỏi của công việc có áp lực cao, nhanh nhẹn
2.4.2 Tình hình tài sản
- Công ty TNHH Vận tải Thương mại Hà Anh có diện tích kho bãi lớn với diệntích trên 80 000 m2 , trong đó :
+ Kho kín rộng 10 000 m2
+ Kho ngoại quan rộng trên 70 000 m2
- Là một công ty vận tải lớn nên công ty có đội ngũ phương tiện vận tải hùng hậuvới tổng cộng 90 xe các loại Trong đó :
+ Đội xe container có 40 xe (chiếm 44%)
+ Đội xe tải nhẹ vận chuyển hàng hóa có 35 xe (chiếm 39%)
+ Đội xe nâng phục vụ bốc dỡ tại kho có 15 chiếc (chiếm 17%)
- Mở rộng thêm diện tích kho ngoại quan
- Tiếp tục đầu tư phương tiện vận tải, nâng quy mô đoàn xe lên khoảng 45 xecontainer, 40 xe vận tải nhẹ
2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
2012 – 2014
Trang 18Đơn vị: VNĐChỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Doanh thu 59,948,819,703 67,354,493,710 109,703,361,784Chi phí 57,787,970,578 62,796,649,830 102,306,862,028Lợi nhuận trước thuế 2,160,849,125 4,557,843,880 7,396,499,756Lợi nhuận sau thuế 1,620,636,844 3,418,382,910 5,769,269,810
0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000
Biểu đồ 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2012-2014
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận sau thuế
Axis Title Axis Title
Từ số liệu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2012 - 2014) ta cóbảng phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh:
Bảng 4 Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013
Số tiền tỷ lệ(%) Số tiền tỷ lệ(%)Doanh thu 7,405,674,007 12.35 42,348,868,074 62.87
Trang 19Chi phí 5,008,679,252 8.67 39,510,212,198 62.92Lợi nhuận trước thuế 2,396,994,755 110.93 2,838,655,876 62.28Lợi nhuận sau thuế 1,797,746,066 110.93 2,350,886,900 68.77
Nhận xét:
Trong 3 năm hoạt động (2012 - 2014), Công ty Hà Anh luôn làm ăn có lãi,doanh thu hoạt động trong 3 năm không ngừng tăng trưởng Năm 2013 mức tăngdoanh thu là 7.405.674.007 đồng, tăng thêm 12,35% doanh thu của năm 2012.Năm 2014 mức tăng doanh thu là 42.348.868.074 đồng, tăng thêm 62,87% doanhthu của năm 2013
- Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2012 thấp cần xem xét đó là ảnhhưởng của khủng hoảng kinh tế Do ảnh hưởng kinh tế nên hầu hết mọi hoạt động
xã hội của người dân cũng đều ảnh hưởng, tiêu dùng giảm mạnh, các công ty cũnghạn chế sản xuất do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu củacông ty
- Một lý do nữa là do sự cạnh tranh của các công ty đối thủ, ngày càng cónhiều công ty giao nhận ra đời dẩn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn
Về vấn đề chi phí thì cũng có nhiều biến động Chi phí năm 2013 tăng so vớinăm 2012 là 5.008.679.252 đồng Chi phí năm 2014 tăng so với năm 2013 là39.510.212.198 đồng Nguyên nhân là do năm 2013 đến 20134 công ty đã đầu tưmột khoản chi phí lớn để mở rộng phạm vi hoạt động và trang bị thêm một số máymóc thiết bị phục phục cho công tác văn phòng Còn về lợi nhuận sau thuế thì công
ty vẫn đảm bảo ở mức tăng an toàn Năm 2013 so với 2012 tăng 1.797.746.066đồng đạt mức 3.418.382.910 đồng và năm 2014 so với 2013 tăng 2.350.886.900đồng đạt 5.769.269.810 đồng Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng từ nhiềuphía song công ty vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động của mình Điều này
Trang 20chứng minh tầm nhìn, chiến lược và hoạch định mà ban lãnh đạo của công ty vạch
ra là đúng đắn
Trang 21CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP 3.1 Tình hình sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp.
3.1.1 Các mặt hàng giao nhận chính của doanh nghiệp
Các mặt hàng giao nhận chính của công ty là nguyên liệu sản xuất thức ăngia súc như: ngô, khô đậu, đỗ tương, bột đậu lành lên men
Hàng hóa được đóng trong bao, thường là 25kg/bao và được đóng trongcontainer Đây là các mặt hàng khô vì vậy việc bao gói, bảo quản, chống ẩm ướtluôn được bảo đảm
Bảng 5 Khối lượng các mặt hàng giao nhận chính của doanh nghiệp