1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái

99 770 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 18,41 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- BÙI THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÒ SÁT, LƯỠNG CƯ LÀM CỞ SỞ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN N

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

BÙI THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÒ SÁT, LƯỠNG CƯ LÀM CỞ SỞ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành : Lâm học

Mã số ngành: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

BÙI THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÒ SÁT, LƯỠNG CƯ LÀM CỞ SỞ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, TỈNH YÊN BÁI

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, do tôi thu thập và xử lí Đồng thời, luận văn này chưa từng được bảo vệ trước bất cứ một hội đồng nào trước đây

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Hằng

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô giáo tại khoa Lâm nghiệp, khoa sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên , Ban quản lý Khu bảo lý khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hầu, cùng các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm địa bàn Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên, Ủy ban nhân dân các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng cùng nhân dân địa phương trong quá trình tôi thực hiện đề tài tại cơ sở Tôi cũng nhận được sự góp ý về chuyên môn của TS Đồng Thanh Hải trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai - Hà Nội Tôi vô cùng biết ơn vì sự giúp đỡ quý báu đó Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – PGS TS Trần Thị Thu Hà đã cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị và trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên sâu sắc, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, lại trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà nghiên cứu để đề tài hoàn chỉnh hơn

Chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Hằng

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục đích 2

2.2 Mục tiêu 3

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan thế giới 4

1.2 Tình hình nghiên cứu về Bò sát, Lưỡng cư ở Việt Nam 5

1.3 Tóm tắt tình hình nghiên cứu Bò sát, Lưỡng cư ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu 9

1.4 Đặc điểm các nhóm sinh thái của Lưỡng cư , Bò sát 10

1.4.1 Đặc điểm của các nhóm sinh thái của Lưỡng cư theo nơi ở 10

1.4.2 Đặc điểm các nhóm sinh thái của Bò sát phân theo nơi ở 11

1.5 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 13

1.5.2 Khái quát đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội 16

1.5.3 Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất 19

1.5.4 Tài nguyên nước 26

1.5.5 Tài nguyên nhân văn 26

1.5.6 Thực trạng cơ sở hạ tầng 26

1.5.7 Tiềm năng du lịch 27

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.2 Địa điểm 29

2.3 Thời gian 29

2.4 Nội dung nghiên cứu 29

2.5 Phương pháp nghiên cứu 30

2.5.1 Tham khảo tài liệu và công tác chuẩn bị 30

Trang 7

2.5.2 Phương pháp phỏng vấn 30

2.5.3 Phương pháp điều tra thành phần loài 31

2.5.4 Xác định các mối đe doạ đối với những loài Lưỡng cư - Bò sát và sinh cảnh sống của chúng 33

2.5.5 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu Lưỡng cư – Bò sát 33

2.5.6 Phương pháp nội nghiệp 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Thành phần loài Bò sát, Lưỡng cư tại khu bảo tồn 35

3.1.1 Mô tả đặc điểm và hình thái của một số loài Bò sát, Lưỡng cư trong khu bảo tồn và loài mới được ghi nhận 39

3.3 Phân bố các loài Bò sát, Lưỡng cư tại KBT Nà Hẩu theo sinh cảnh 51

3.5 Đề xuất các giải pháp bảo tồn khu hệ Bò sát, Lưỡng cư 55

3.5.1 Bảo vệ sinh cảnh sống của các loài Bò sát, Lưỡng cư 55

3.5.2 Kiểm soát săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã 56

3.5.3 Tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng và giáo dục môi trường 56

3.5.4 Phát triển kinh tế bền vững 58

3.5.5 Hoạt động quản lý 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

1 Kết luận 68

2 Tồn tại 69

3 Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

IUCN2014 Danh lục đỏ IUCN verson 2014.2

IUCN Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên

TNR Tài nguyên rừng

UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc

SĐVN Sách đỏ Việt Nam,2007, phần động vật

VQG Vườn quốc gia

WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

IPGRI Viện Tài nguyên di truyền quốc tế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Dân số và thành phần dân tộc xã toàn khu bảo tồn 16

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất đai các xã khu bảo tồn (đvt: ha) 20

Bảng 1.3 Thành phần thực vật bậc cao ở Khu bảo tồn Nà Hẩu 22

Bảng 1.4 So sánh khu hệ thực vật Nà Hẩu với một số khu bảo vệ khác 23

Bảng 1.5 Phân loại thực vật theo công dụng 23

Bảng 1.6 Mức độ nguy cấp của các loài thực vật 24

Bảng 1.7 Kết quả khảo sát động vật rừng 25

Bảng 2.1: Các tuyến điều tra 32

Bảng 3.1 Thành phần loài Bò sát ghi nhận tại KBTTN Nà Hẩu 35

Bảng 3 2 Thành phần loài Ếch nhái ghi nhận tại KBTTN Nà Hẩu 38

Bảng 3 3 Bảng tổng kết số bộ, họ và loài bò sát và ếch nhái ghi nhận tại KBT Nà Hẩu 39

Bảng 3 4 Danh sách các loài bò sát quý hiếm tại KBT Nà Hẩu 49

Bảng 3.5: Phân bố các loài Bò sát, Lưỡng cư theo sinh cảnh 51

Bảng 3.6 So sánh với các khu bảo tồn và VQG 54

Bảng 3.7 Hoạt động quản lý bảo tồn 62

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 01 Ếch cây sần – Rhacophorus appendiculatus 40

Hình 02 Rắn lục đuôi đỏ - Trimeresurus albolabis 41

Hình 03 Rắn sãi – Amphiema ps 42

Hình 04 : Nhái bầu hây môn – Microhyla haymonsi 44

Hình 05: Nhái bầu vân – Mocrohyla pulchra 45

Hình 06: Ngóe - Fejervarya limnocharis 47

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), viện Tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) …Năm 1992, tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro đã thông qua công ước đa dạng sinh học Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về Đa dạng Sinh học (ĐDSH) Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc

tế - WWF) (1989) quan niệm: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái (HST) vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có

từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạng HST) [6]

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được thành lập năm 2006 có diện tích 16.950 ha với điều kiện tự nhiên đặc thù, nguồn tài nguyên động vật, thực vật phong phú, có nhiều cảnh quan đẹp như: dọc theo sườn các đỉnh núi cao có các thác nước, dưới khe là các dòng suối chảy, và là nơi hội tụ của nhiều luồng động thực vật càng làm cho hệ sinh vật, đặc biệt là hệ động vật Lưỡng cư, bò sát ở đây đa dạng, phong phú và có những nét đặc thù riêng Hệ động thực vật Nà Hẩu đến nay chưa bị tác động mạnh, còn diện tích rừng già, rừng giàu khá lớn, cấu trúc rừng còn tương đối nguyên vẹn, tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, nhiều loài, trong khu vực còn sự xuất hiện của nhiều loài quí hiếm [3]

Theo điều tra của Phạm Nhật, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đắc Mạnh lớp Bò sát

trong khu bảo tồn có 25 loài trong 8 họ, 2 bộ Trong đó họ Rắn nước chiếm ưu thế với 8 loài Trong số 25 loài kể trên thì chưa ghi nhận được loài Bò sát đặc hữu

Trang 12

nhưng đã thống kê được 8 loài Bò sát được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam Còn với lớp Lưỡng cư đã thống kê được 10 loài trong 4 họ ở 1 bộ [24] Tuy nhiên, kết quả điều tra này đã được điều tra từ năm 2003 làm tiền đề cho việc thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, thời gian thực hiện điều tra còn ngắn, và chỉ là kết quả điều tra sơ bộ Do đó chỉ phần nào đánh giá được mức độ đa dạng và phong phú của

Bò sát – Lưỡng cư trong khu bảo tồn Những năm tiếp theo, cũng có nhiều nhà khoa học tiến hành các cuộc điều tra, nghiên cứu tại khu bảo tồn Tuy nhiên, lại chủ yếu nghiên cứu về thảm thực vật, các loài linh trưởng, các loài động vật

Năm 2012, Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên bái được sự hỗ trợ của Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam đã tiến hành thực hiện cuộc điều tra đánh giá nhanh đa dạng sinh học tại khu Bảo tồn Trong báo cáo cuộc điều tra này cũng thể hiện kết quả điều tra về Bò sát – Lưỡng cư Những kết quả này chỉ là kết quả điều tra nhanh

về động vật nói chung chứ không có nghiên cứu nào cụ thể và rõ ràng về Bò sát – Lưỡng cư tại khu vực này

Vì vậy, nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư - Bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu sẽ có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là : 1) Xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về nguồn tài nguyên rừng tại khu bảo tồn; 2) Hoạch định các giải pháp và chiến lược cho việc quản lý đa dạng sinh học và phát triển nguồn tài nguyên động vật theo

hướng bền vững Với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần loài,

vùng phân bố, giá trị khoa học và các mối đe dọa tới nhóm Lưỡng cư - Bò sát hiện nay, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả và các phương pháp giám sát thường kỳ đối với khu hệ Lưỡng cư - Bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà

Hẩu Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và

đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu -Yên Bái”

Trang 13

- Hoạch định các giải pháp và chiến lược cho việc quản lý đa dạng sinh học

và phát triển nguồn tài nguyên động vật theo hướng bền vững

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan thế giới

Theo các chuyên gia sinh học thì tổ tiên của loài bò sát xuất hiện trên trái đất chừng 300 triệu năm trước Hiện nay trên địa cầu có khoảng 9.000 loài bò sát Chúng đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao

200 chuyên gia sinh học trên toàn thế giới đã tham gia nghiên cứu về nguy

cơ đối với loài bò sát qua 1.500 loài được lấy mẫu ngẫu nhiên Kết quả cho thấy

cứ 5 loài bò sát thì có một loài xếp vào nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống mà tác nhân chính là hoạt động của con người Rắn, rùa, cá sấu, thằn lằn… đang phải vất vả vật lộn với môi trường để tồn tại 19% loài bò sát bị xếp vào dạng có nguy cơ biến mất khỏi hành tinh xanh Trong số những loài bị đe dọa thì

có 12% bị coi là cực kỳ nguy cấp với khả năng tuyệt chủng cao nhất 41% được xếp vào hàng nguy cơ tuyệt chủng và 42% là dễ bị tuyệt chủng Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Bảo tồn sinh học

Hiệp hội Động vật London và Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết mối đe dọa lớn nhất đối với các loài bò sát là môi trường sống của chúng bị xâm hại nghiêm trọng dưới tác động của con người như nạn phá rừng, phát triển nông nghiệp, khai thác gỗ, phát triển đô thị tràn lan… Các loài

bò sát sống trong môi trường nước ngọt, các vùng nhiệt đới và biển đảo đang có nguy cơ lớn nhất với 30% các loài bên bờ tuyệt chủng

Nghiên cứu cảnh báo rằng có đến một nửa loài rùa nước ngọt không chỉ bị ảnh hưởng môi trường sống mà còn bị đe dọa bởi giao thương quốc tế Các loài

bò sát trên mặt đất có nguy cơ thấp hơn, nhưng một số loài bị hạn chế với môi trường sống riêng biệt hoặc tính cơ động thấp cũng bị đè nặng dưới áp lực của con người

Ở Haiti, trong số 9 loài thằn lằn Anolis thì có đến 6 loài đối mặt với nguy

cơ tuyệt chủng cao vì nạn phá rừng đang lan tràn trên đảo Bản báo cáo cũng chỉ

Trang 15

rõ 3 loài trong đó đang cực kỳ nguy cấp vì trong các lần tìm kiếm gần đây các chuyên gia đã không thành công khi tìm dấu vết 2 loài

Báo Daily Mail dẫn ý kiến các chuyên gia cho rằng không chỉ đặc biệt nhạy cảm với sự biến đổi môi trường, loài bò sát còn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng vừa là kẻ săn mồi vừa là con mồi cho loài khác [http://www.thanhnien.com.vn/doi-song/khoa-hoc/loai-bo-sat-truoc-nguy-co-tuyet-chung]

1.2 Tình hình nghiên cứu về Bò sát, Lưỡng cư ở Việt Nam

Bò sát – Lưỡng cư là nhóm động vật có xương sống có ý nghĩa khoa học

và kinh tế lớn Nghiên cứu Bò sát – Lưỡng cư Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ 19 và nửa đầ thề kỷ 20 đều do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện

Mở đầu nghiên cứu Bò sát – Lưỡng cư ở Việt Nam có lẽ là sưu tập mẫu Bò sát – Lưỡng cư ở Nam Bộ do A.Morice (1875) thực hiện Những nghiên cứu tiếp theo được thực hiện ở nhiều địa phương ở Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ và một số đảo, Lào, Campuchia Từ năm 1934-1944 trên các cơ sở các mẫu vật thu được ở các địa phương khác nhau được lưu trữ ở “Bảo Tàng động vật” Trường đại học Đông Dương, Bourret R đã công bố hàng loạt công trình nghiên cứu về thành phần loài Bò sát – Lưỡng cư ở Đông Dương, đáng kể nhất là “ Les Serpents marins de I’Indochine francaise” (1934), “ Les Toutues de I’Indochine” (1941), “ Les Batrascinens de I’Indochine” (1942), “ Les leszards de I’Indochine”( không xuất bản) Tất cả các công trình nghiên cứu Bò sát – Lưỡng cư trong thời gian trước năm 1945 chủ yếu tập trung điều tra, phát hiện thành phần loài, phân bố của chúng; chừng mực nhất định Bourret R đã đề cập tới vấn đề địa động vật học khu hệ Bò sát – Lưỡng cư ở Đông Dương Và trong khi mô tả những đặc điểm hình thái ngoài của cá thể trưởng thành, để giải quyết vấn đề phân loại học, Bourret R đã chú ý đến mô tả hình thái, kích thước của nòng nọc một số loài lưỡng cư sưu tầm được

Đào Văn Tiến (1997) là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên đã tổng hợp và xây dựng khoá định loại cho 87 loài ếch nhái, 77 loài thằn lằn, 165 loài rắn, 32

Trang 16

loài rùa và 2 loài cá sấu [23] Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (2005) cùng Nguyễn Quảng Trường đã bổ xung thêm 38 loài Bò sát và 80 loài Lưỡng cư nâng

số Bò sát được phát hiện lên thành 296 loài và 162 loài Lưỡng cư [17,18]; đây là kết quả nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở nhiều vùng khác nhau, nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa trên lãnh thổ Việt Nam Không dừng lại ở đó, 3 năm sau khi công bố 458 loài Bò sát, Lưỡng cư được xác định, ba tác giả này lại tiếp tục công

bố thêm 84 loài mới và tổng hợp đầy đủ được 369 loài Bò sát và 176 loài Lưỡng

cư thuộc 6 bộ và 34 họ trong danh lục Bò sát, Lưỡng cư Việt Nam 2009[19]

Lê Nguyên Ngật và đồng tác giả đã thống kê có 32 loài ếch nhái ở rừng Tam Đảo (1995) [11] Năm 2004, công bố thành phần loài ở Hồ Núi Cốc gồm 18 loài

LC, 44 loài BS trong đó có 13 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2000, 3 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2000 [12], tới 2005 ghi nhận ở vùng này có 22 loài LC, 49 loài

BS, xác định được 22 loài quý, hiếm; cùng nghiên cứu ở khu vực Thần Sa- Phượng Hoàng để bổ sung 16 loài cho danh sách LC, BS ở Thái Nguyên, tổng kết danh sách này có 80 loài [13] Năm 2007, thống kê ở 3 huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Sơn Dương của Tuyên Quang có 97 loài LC, BS (trong đó 43 loài LC thuộc

8 họ, 3 bộ và 54 loài BS thuộc 14 họ, 2 bộ) với 22 loài quý, hiếm; bổ sung 48 loài so với danh lục 2005 [15]; thống kê Hà Giang có 86 loài, gồm 49 loài LC, 37 loài BS (bổ sung 8 loài LC, 23 loài BS cho Hà Giang so với danh lục 2005) [16] Năm

2008, bổ sung Sơn Động (Bắc Giang) thuộc vùng núi Tây Yên Tử vào khu phân

bố đã biết của Thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilusus là Quảng Tây (Trung

Quốc) và Quảng Ninh Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật và đồng tác giả (2009)

đã bổ sung Na Hang (Tuyên Quang) vào khu phân bố của Thằn lằn tốt mã bốn vạch Plestiodon quadrilineatus và Vị Xuyên (Hà Giang) vào khu phân bố của Thằn lằn tốt mã tam đảo Plestiodon tamdaoensis, ghi nhận vùng phân bố mới của thạch sùng đuôi dẹp Hemidactylus garnotii ở Hà Giang, Tuyên Quang và Chợ Đồn

Những nghiên cứu của một số tác giả như Lê Nguyên Ngật, Hoàng Văn Ngọc, Nguyễn Đức Hùng, thực hiện điều tra về thành phần loài loài Bò sát – Lưỡng cư tại các vùng núi, các khu bảo tồn, các vườn quốc gia trên khắp đất

Trang 17

nước nhằm khẳng định lần nữa tính đa dạng sinh học về các loài Bò sát – Lưỡng

cư ở Việt Nam Thông qua các điều tra, nghiên cứu này đã phát hiện ra các loài

Bò sát – Lưỡng cư mới ở Việt Nam Những phát hiện mới này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đóng góp các loài mới cho khoa học, khẳng định được sự đa dạng và phong phú của thế giới các loài động thực vật ở Việt Nam [10]

Có thể nói, nghiên cứu về thành phần loài Bò sát, Lưỡng cư ở Việt Nam được nhiều tác giả quan tâm Kể từ năm 1996 đến nay, số loài mới được biết đến ngày càng nhiều, đã chứng tỏ sự đầu tư nghiên cứu trên lĩnh vực này ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, đây còn là lĩnh vực hứa hẹn sẽ mang lại thành công cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nó Ví dụ như năm 2008 các nhà khoa học thuộc Bộ môn Động vật, khoa Sinh học – Đại học Vinh, vừa phát hiện một loài thạch sùng mới có tên gọi là Thạch sùng ngón châu quang, tại vùng núi

đá vôi xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An nằm trong vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống [22] Năm 2011, nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, phòng công nghệ và quản lý môi trường, viện Sinh học nhiệt đới (thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) và tiến sĩ Tony Gamble, khoa di truyền – sinh học tế bào và phát triển, trường đại học Minnesota (Mỹ) công bố thêm một loài thằn lằn đá mới ở mũi Cà Ná, tỉnh Bình Thuận Loài thằn lằn này được đặt tên theo địa danh thu mẫu – thằn lằn đá Cà Ná – Gekko canaensis sp nov Ngô & Gamble, 2011 Công trình này được công bố trên tạp chí phân loại động vật quốc

tế Zootaxa 2890, số ra cuối tháng 5.2011 [20] Hay gần đây nhất, năm 2013, các

nhà khoa học đã phát hiện ra loài mới tên là Ễnh ương Đông Dương Kaloula indochinensis dựa theo vùng phân bố của chúng ở ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia Đây là loài ễnh ương thứ ba ghi nhận ở Việt Nam bên cạnh loài ễnh ương thường và Ễnh ương vạc Kết quả nghiên cứu công bốtrên tạp chí chuyên về bò sát lưỡng cư Herpetologica tháng 9/2013 [28] Không thể kể hết các đóng góp của các nhà khoa học trong việc bảo tồn và giữ gìn sự đa dạng sinh học của các loài Bò sát – Lưỡng cư tại Việt Nam Tuy nhiên trong

Trang 18

khuân khổ của đề tài này, tôi lựa chọn sự phân loại Bò sát - Lưỡng cư theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường năm 2009 để làm cơ

sở cho việc định loại các loài Bò sát - Lưỡng cư trong khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Theo các tác giả này, đến năm 2009, Việt Nam có 369 loài Bò sát thuộc 24

họ của 3 bộ, 176 loài Lưỡng cư thuộc 10 họ của 3 bộ [18]

Nhìn chung công tác nghiên cứu Bò sát, Lưỡng cư từ năm 1954 đến nay ngày càng được quan tâm Những năm gần đây, từ nghiên cứu khu hệ đã chuyển dần sang nghiên cứu sinh thái, sinh học một số loài có giá trị kinh tế Lê Vũ Khôi (2007) đã chỉ ra rằng Bò sát, Lưỡng cư có ý nghĩa quan trọng trong quần xã sinh vật, nhất là ở miền nhiệt đới Chúng bắt nhiều loài sâu bệnh hại cây trồng, côn trùng…hại nông nghiệp; bên cạnh đó chúng còn là thức ăn cho nhiều loài động vật khác như chim, thú và cả bò sát lớn, chúng là mắt xích trong thành phần hệ sinh thái Ngoài ra, Bò sát, Lưỡng cư là nguồn thực phẩm, làm nguồn dược liệu,

là các mặt hàng có giá trị cho con người [19] Giá trị kinh tế, sinh thái, bảo tồn của Bò sát, Lưỡng cư còn đề cập tới trong sách đỏ Việt Nam 2007 từ trang 219 đến trang 262 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp rất nhiều thông tin về thành phần loài Bò sát, Lưỡng cư ở các khu vực nghiên cứu cũng như những đóng góp loài mới cho khoa học Ngoài ra, sự phân bố của Bò sát, Lưỡng cư theo sinh cảnh được nhiều tác giả đề cập tới khác nhau trên các vùng như nghiên cứu của Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúc ở vùng Đông Bắc và nghiên cứu của Ngô Đắc Trứng và Trần Hậu Khanh thuộc trường Đại học Sư Phạm Huế Nghiên cứu ở phía Tây tỉnh Đắc Nông không đề cập tới vấn đề này Việc nghiên cứu Bò sát, Lưỡng cư theo sinh cảnh có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định phân bố của chúng trong khu vực để phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn Bò sát, Lưỡng cư khi môi trường sống của chúng bị tác động Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học đều chưa đề cập sâu tới phương pháp nghiên cứu Mặc dù phương pháp nghiên cứu được giới thiệu nhưng sẽ hạn chế rất nhiều cho những ai đang quan tâm trên lĩnh vực này vì không nắm được các tác giả điều tra nghiên cứu như thế nào

Trang 19

1.3 Tóm tắt tình hình nghiên cứu Bò sát, Lưỡng cư ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Nà Hẩu được thành lập theo Quyết định số 512/QĐ-UB ngày 09/10/2006 của UBND tỉnh Yên Bái Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trên địa bàn các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích 16.950 ha Đây là khu vực có các hệ sinh thái rừng tự nhiên mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc nước ta

Những kết quả điều tra, nghiên cứu ban đầu cho thấy, khu rừng này ngoài tính đa dạng sinh học về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật, còn có những mẫu rừng tương đối nguyên sinh là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới tiêu biểu cho vùng Trung tâm ẩm miền Bắc Việt Nam Theo báo cáo về điều tra thực vật của trường Đại học Lâm Nghiệp năm 2009 đã thống kê được

516 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 332 chi và 126 họ; 129 loài động vật có xương sống thuộc 54 họ và 17 bộ của 4 lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái đã được ghi nhận trong báo cáo điều tra ĐDSH của VCF năm 2012 Trong số đó nhiều loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong sách đỏ và nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [4] Trong khu vực có những hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng trung tâm ẩm Bắc bộ còn tương đối nguyên vẹn Những kiểu địa hình thuộc hệ thống núi cao tiếp nối của dãy Hoàng Liên Sơn cùng với rừng nguyên sinh đã tạo nên một cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, sinh động và hấp dẫn

Tài nguyên Bò sát – Lưỡng cư ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu từ ngày thành lập chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết và cụ thể Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Lê Văn Phúc được ghi nhận như sau:

Lớp Bò sát - Reptilia

Mới chỉ ghi nhận được 25 loài trong 8 họ, 2 bộ Trong đó họ Rắn nước chiếm ưu thế với 8 loài Trong số 25 loài kể trên thì chưa ghi nhận được loài Bò

Trang 20

sát đặc hữu nhưng đã thống kê được 8 loài Bò sát được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam [4]

Lớp Lưỡng cư – Amphybia

Đã thống kê được 10 loài trong 4 họ ở 1 bộ Ngoài ra, lớp Lưỡng cư còn

là lớp duy nhất chỉ có 1 bộ và chưa xác định được loài đặc hữu cũng như loài quý hiếm nào Như vậy, khu hệ Lưỡng cư ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tương đối nghèo và chưa được nghiên cứu đào sâu [4]

1.4 Đặc điểm các nhóm sinh thái của Lưỡng cư , Bò sát.

1.4.1 Đặc điểm của các nhóm sinh thái của Lưỡng cư theo nơi ở

Do có sự thích nghi riêng với các yếu tố của môi trường mà người ta chia lương cư thành 3 nhóm sinh thái Tuy vậy sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế có nhiều loài sống được trong 2 hay cả 3 nơi ở [11]:

- Nhóm LC ở nước: chủ yếu thuộc bộ Lưỡng cư Có đuôi (Caudata) và một

số loài Lưỡng cư không đuôi (Anura) Tuy nhiên, mức độ quan hệ với nước ở từng loài có khác nhau

Thường xuyên ở nước là các loài cá cóc, chúng bơi được nhờ cử động của chiếc đuôi dài và rộng trong khi 4 chi nhỏ được ép vào dọc thân Sống ở nơi

nước chảy, chúng có đuôi lớn (Cá cóc khổng lồ- Megalobatrachus) hoặc chi có vuốt để bám vào giá thể Cá cóc có vuốt (Onichodactylus) ở suối nước chảy mạnh,

nồng độ oxi cao chỉ hô hấp bằng da do chúng không có phổi

Lưỡng cư Không đuôi (Anura) thường xuyên sống trong nước có thể kể đến là

Cóc nước (Occidozyga lima), Nhái bám đá (Amolop ricketti) cũng ít khi lên cạn,

chân sau của chúng thường có màng bơi rộng hoặc đầu ngón chân có đĩa bám để bám vào đáy nước Một số loài khác ít khi đi xa khỏi khu vực nước như Ếch suối

(Rana nigrovittata), Ếch xanh (Rana virida), Ếch vạch (Chaparana delacouri), Ếch nhẽo (Limnonectes kuhlii) Đa số loài chỉ xuống nước sinh đẻ hoặc tránh kẻ thù

- Nhóm Lưỡng cư sống ở đất, hang hốc tự nhiên và trên mặt đất: bao gồm

Trang 21

hầu hết các loài Lưỡng cư Mối quan hệ của chúng đối với đất cũng khác nhau Lưỡng cư có đuôi chủ yếu ở nước, thỉnh thoảng mới lên cạn, mặc dù có loài đi xa nguồn nước hàng trăm mét, lại có loài đến mùa khô hạn lại ở trong cỏ lá hoặc gốc cây nhiều tháng chờ mưa Đa số Lưỡng cư không đuôi tạm trú trong những hang

hốc có sẵn, một số loài biết đào hang như Cóc bùn (Pelobatidae) dùng chân sau

ngắn đạp và ép phần sau thân vào đất mềm Lưỡng cư không chân chuyên đào hang trong đất nhờ chiếc đầu rắn chắc

- Nhóm Lưỡng cư ở cây: chủ yếu ở bộ Lưỡng cư không đuôi Riêng họ Ếch cây

(Rhacophoridae) và họ Nhái bén (Hylidae) có tới 90% số loài ở cây, chúng có đầu ngón chân mở rộng thành đĩa kiểu giác bám, có tuyến dính, có sụn trung gian giữa

2 đốt đầu tiên của ngón chân giúp chúng bám chặt vào cây, lá Một số loài có màng

da rộng giữa các ngón chân trước và chân sau, có tác dụng như một chiếc ô đỡ khi chúng nhảy từ cành này sang cành khác hoặc từ cây xuống mặt đất

1.4.2 Đặc điểm các nhóm sinh thái của Bò sát phân theo nơi ở

Bò sát có thể sống ở nước, trong hang, trên mặt đất, trên cây và vùng cát, sa mạc khô nóng Tuy nhiên, ứng với mỗi loại môi trường chỉ có một số loài sinh sống Mỗi loài BS chỉ có thể tồn tại trong những điều kiện nhất định của môi trường Tùy theo nơi ở và cách di chuyển, người ta chia Bò sát thành 4 nhóm sinh thái [11]:

- Nhóm sống trên mặt đất: phần lớn BS có những đặc điểm thích nghi với

việc di chuyển và sống trên mặt đất như thân thuôn dài, chân khỏe và cân đối,

đuôi dài và nhỏ giúp chúng chạy nhanh trên mặt đất (các nhóm thằn lằn Lacerta, Amaga, Eumeces, Eremias, Mabuya) Bò sát chạy nhanh trên mặt đất nhờ giảm

được ma sát bằng cách thu nhỏ diện tích cơ thể tiếp xúc với đất, điều chỉnh khối lượng cơ thể đều trên 4 chân, bàn chân hướng ra ngoài và hướng về phía trước, đầu gối ép sát thân, cơ thể dựa lên phần trong của bàn chân nhiều hơn so với phần ngoài

Do vậy, một số loài có ngón ngoài tiêu giảm Bò sát thuộc đại Trung sinh có xu hướng chạy bằng 2 chi sau thì có 2 chi trước nhỏ hoặc tiêu giảm Bò sát thuộc bộ

Có vảy sống ở vùng cây cỏ rậm rạp có chi tiêu giảm hoặc có kích thước nhỏ bé, số

Trang 22

ngón giảm, một số thiếu hẳn chi (như Thằn lằn rắn (Anguidae), Thằn lằn giun (Dibamidae) và rõ ràng nhất là Rắn (Serpentes), tuy một số loài rắn còn di tích của chi sau)

Các loài thằn lằn chạy nhanh như rồng đất, nhông xanh thường có chi khỏe, đuôi dài vừa phải Khi gặp nguy hiểm, rồng đất chạy bằng cách tựa 2 chi sau vào đuôi để giữ thăng bằng, 2 chi trước áp sát vào thân Một vài loài Bò sát nhảy bằng cách duỗi đồng thời 2 chi sau hất thân lên khỏi mặt đất

Các loài rùa sống hoàn toàn trên cạn (rùa núi vàng, rùa núi viền) có mai cứng, chân hình trụ phủ vảy lớn, bàn chân chắc và khỏe, không có màng da nối các ngón

- Sống ở trên cây: Để leo nhanh lên cây, nhiều loài nhông, thằn lằn có chi

khỏe, ngón dài, có vuốt sắc giúp chúng bám chắc vào thân và cành cây Tắc kè hoa có đuôi dài quấn được vào cây, chi dài và mảnh, có 2 nhóm ngón đối nhau để cầm nắm Ở họ Tắc kè, mặt dưới ngón chân nở rộng, có nhiều nếp gấp da tạo thành những giác bám Nhông cánh (hay Thằn lằn bay) có màng da ở 2 bên thân, giúp chúng bay từ trên xuống trong khoảng cách xa hàng chục mét

Nhiều loài rắn ở trên cây có thân nhỏ và dài, đuôi rất dài để quấn quanh cành cây rồi quăng mình từ trên xuống, lúc đó xương sườn ở hai bên thân bạnh ra, bụng thót nhỏ lại, vảy hai bên sườn nâng lên làm tăng sức cản của không khí, rắn lướt đi trong một khoảng xa trong không khí

- Nhóm sống trong đất: Số loài có khả năng đào hang không nhiều Những

loài chuyên hóa thường có các gờ da cứng tạo thành góc cạnh, 2 mí mắt thường gắn với nhau hoặc có gai trên mí, lỗ tai nhỏ có vảy che để ngăn đất lọt vào Thằn lằn chân ngắn có chi mảnh và ngắn Thằn lằn giun thiếu chi, hình dạng giống giun đất, đuôi có gai cứng giúp chúng tì vào giá thể để đẩy thân lên phía trước

- Nhóm sống trong nước: Khác với Lưỡng cư, Bò sát không chỉ sống trong các

môi trường nước có độ muối giới hạn (sông suối, ao hồ ) mà nhiều loài còn sống trong các biển và đại dương (rùa biển, rắn biển, cá sấu nước mặn) Đây là hiện

Trang 23

tượng thích nghi thứ sinh Tuy sống trong nước, chúng vẫn phải thở bằng phổi Lỗ mũi ở phía trước hay mặt trên của mõm nên chỉ cần nhô một chút đầu lên khỏi mặt nước là vẫn thở được bình thường (nhóm rắn bồng) Ở cá sấu, ba ba, rắn bồng, các loài rắn biển ; mắt cũng chuyển lên phía trên đầu Rắn biển, cá sấu, kì đà có thể bơi nhanh trong nước bằng cách quẫy đuôi; đuôi dẹp hai bên dạng mái chèo, mút đuôi tù; khi bơi thì chân áp sát vào thân Các loài rùa nước ngọt (ba ba) có chân dẹp, có màng bơi giữa các ngón, số vuốt chân giảm, thường là 3 Một

số rùa biển như vích, đồi mồi, rùa da có chi trước dài và rộng hơn chi sau, hình mái chèo, thiếu vuốt; có loài bơi xa hàng nghìn km Tất cả các loài rùa nước đều có xương mai tiêu giảm một phần làm nhẹ cơ thể

1.5 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

1.5.1 Đặc điểm tự nhiên, Kinh tế- xã hội

1.51.1 Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam của huyện Văn Yên: xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ Thượng Khu BTTN cách trung tâm huyện 30km và có vị trí địa lý như sau [24]:

Từ 104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông

Từ 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc

Phía Bắc giáp các xã Xuân Tầm, Tân Hợp, Đại Phác huyện Văn Yên Phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên

Phía Đông – Nam giáp huyện Trấn Yên

Phía Nam giáp huyện Văn Chấn

Phía Tây và Tây – Nam giáp huyện Mù Cang Chải

Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Tổng diện tích tự nhiên khu vực 4 xã là 43.850ha, chiếm 31,6% tổng diện tích (27 xã) toàn huyện

1.5.1.2 Địa hình - địa thế

Trang 24

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trong vùng địa hình đồi núi trung bình và cao thuộc lưu vực sông Hồng của dãy Hoàng Liên Sơn Nhìn toàn cảnh, các dãy núi cao phổ biến từ 1000-1400m, chạy theo hướng từ Tây – Bắc đến Đông – Nam và thoải dần về phía Đông – Bắc Cao nhất trong khu vực là đỉnh núi ở phía Nam, là điểm tiếp giáp ranh giới giữa Nà Hẩu – Phong Dụ Thượng và Văn Chấn, cao khoảng 1783m Tiếp đến là đỉnh phía Bắc thuộc Núi Khe Vàng cao 1412m, là điểm tiếp giáp ranh giới của ba xã Xuân Tầm, Đại Sơn và Phong

Khu vực có các kiểu địa hình chính :Kiểu địa hình núi cao (N1), Kiểu địa hình Núi trung bình (N2), Kiểu địa hình Núi thấp (N3), Kiểu địa hình Đồi (Đ), Kiểu địa hình thung lũng (T)

1.5.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực KBT có quá trình hình thành và phát triển địa chất rất phức tạp Toàn vùng có cấu trúc dạng nếp lồi Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ

Được hình thành trong điều kiện địa chất phức tạp vời nhiều kiểu dạng địa hình và đá mẹ khác nhau, nên có nhiều loại đất được hình thành trong khu vực Chủ yếu gồm các loại đất Feralit với tầng đất được phong hoá từ đá trầm tích, đá mác ma và đá vôi Do khí hậu nóng ẩm tạo nên tầng đất dày với các khoáng vật khó phong hoá như Thạch anh và Silíc Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng

Những nhóm loại đất chính có trong khu vực gồm: đất alít có mùn trên núi cao, đất feralit có mùn trên núi cao và núi trung bình, đất feralit đỏ vàng phát

Trang 25

triển trên vùng đồi và núi thấp, đất dốc tụ chân đồi và ven suối, đất biến đổi do trồng lúa

1.5.1.4 Khí hậu, thủy văn

Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, thời tiết luôn nóng

ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình thường trên 250

C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, với nhiệt độ trung bình tháng bảy từ 27,6 đến 280C

Chế độ mưa ẩm:

Lượng mưa trung bình năm từ 1547mm ở Văn Chấn đến 2126mm ở Lục Yên, tập trung gần 90% lượng mưa vào mùa mưa, hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8 hàng năm

Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm hơn 10% tổng lượng mưa cả năm Hạn hán

ít khi xảy ra Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 84 – 86%

Thuỷ văn

Với lượng mưa tương đối cao và số ngày sương mù trong năm khoảng 40 ngày cho nên nguồn nước trong khu vực tương đối dồi dào Các con suối chính thường có nước quanh năm Lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp ở các xã Tuy nhiên, vùng thượng nguồn các con ngòi, suối thường dốc nên vào mùa mưa có thể sảy ra lũ quét

Trang 26

1.5.2 Khái quát đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội

1.5.2.1 Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư

Dân số toàn KBT là 20.665 người, gồm 2.854 hộ, trong đó nữ chiếm 12.399 người Tổng số lao động chiếm 16.532 người, trong đó lao động nữ chiếm 32% ở

35 thôn của các xã khảo sát Các thôn vùng đệm gồm 20 thôn của 3 xã Đại Sơn,

Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng có 1.486 hộ với 15.304 khẩu Có 1.062 hộ với 5.361 khẩu hiện sinh sống trong vùng lõi của KBT bao gồm 362 hộ của toàn xã

Nà Hẩu, 285 hộ thuộc 4 thôn của xã Đại Sơn, 298 hộ thuộc 4 thôn của xã Mỏ Vàng và 117 hộ của 2 thôn thuộc xã Phong Dụ Thượng Chi tiết cụ thể tại bàng 1.1 sau đây [24][25][26][27]

Bảng 1.1 Dân số và thành phần dân tộc xã toàn khu bảo tồn

Stt Tên

thôn

Tên các dân tộc thiểu số

Tỷ lệ (%)

Số

hộ

Số khẩu

Tỷ lệ (%)

4 Nà Hẩu 362 2.158 - - - 362 2.158 100 H’Mông

Tổng: 2.854 20.665 228 1.653 8 2.626 19.012 92 -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Yên, tháng 01/2013

Toàn bộ khu vực hiện có 3 dân tộc thiểu số với 2.626 hộ và 19.012 khẩu; chiếm 92% dân số trong khu vực thuộc 35 thôn khảo sát Tỷ lệ phần trăm các dân tộc này, sắp xếp từ cao đến thấp như sau: (1) dân tộc Dao có 16.449 khẩu chiếm

Trang 27

87%; (2)dân tộc H’Mông có 2.563 khẩu, chiếm 4% và (3)Tày có 271 khẩu, chiếm 1% Người Kinh chiếm 8% dân số

Dân tộc Dao: Người Dao là một trong những dân tộc có số dân đông và

phân bố rộng trong Khu bảo tồn Người Dao sống phân bố ở các làng, bản thuộc các xã Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng Người Dao còn giữ được nhiều thuần phong, mỹ tục và truyền thống đặc trưng của họ Phụ nữ người Dao hàng ngày vẫn mặc áo váy truyền thống do họ tự làm ra, đàn ông người Dao trưởng thành thực thụ phải trải qua lễ Lập tỉnh, trong ngày lễ này điệu múa truyền thống

là múa xoè Trong sản xuất và sinh hoạt người Dao mang tính cộng đồng rõ nét, tại Văn Yên nói chung và các xã Khu bảo tồn nói riêng người Dao giầu có nhờ thu nhập từ các sản phẩm cây quế đem lại

Dân tộc H'Mông: Người H’Mông là dân tộc phân bố chủ yếu trong khu

vực vùng lõi Khu bảo tồn Cũng như các dân tộc khác, người H’Mông cũng có những đặc trưng văn hoá và tuyền thống đẹp Tại Nà Hẩu người H’Mông tuy chuyển dân định cư, canh tác lúa nước, nhưng vẫn giữ được đặc trưng bản sắc của dân tộc mình Trong cuộc sống sinh hoạt, cũng như trong sản xuất, người H’Mông

có tính cộng đồng rất cao, có tinh thần tự lực tự cường, hàng ngày, phụ nữ H’Mông vẫn mặc áo váy truyền thống từ những sản phẩm vải do chính họ làm ra

1.5.2.2 Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Sản xuất Nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ trọng cao, trong khi diện tích đất nông nghiệp thì quá nhỏ, tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp đang phát triển mạnh nhờ trồng quế, dịch vụ chậm phát triển Nhìn chung trong khu vực nền kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhưng cần có sự chuyển đổi cơ cấu nhanh mới có thể tiến kịp và hòa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh

Sản xuất lâm nghiệp: Trong khu vực đã có một số dự án: 135, 661, giảm nghèo của WB, vay vốn 167, định canh, định cư, nhưng với vốn đầu tư

Trang 28

thấp, không thường xuyên Ngoài ra người dân còn tham gia nhận khoán bảo

vệ rừng trên diện tích 9.863 ha, mức khoán 100.000đ/ha/năm, góp phần cải thiện thu nhập của người dân

a Sản xuất Nông Nghiệp

Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân 285m2/khẩu sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn… Ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nới dân cư, ven suối và ruộng bậc thang Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên

Các loại hoa màu thường có Ngô, sắn…được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước Do diện tích ruộng nước không đầy 1sào/người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để

bổ sung nguồn lương thực

Chăn nuôi: Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển, chưa được trú trọng

đầu tư Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn, gà Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa qua trường lớp chính quy

b Lâm Nghiệp

Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá

Từ khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm

đã cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự giàu có của nhiều hộ trong khu vực nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn là trồng và khai thác rừng quế, có thể xem cây quế ở

Trang 29

đây là cây xoá đói giảm nghèo, là cây đem lại thu nhập chính của người dân trong KBT

c Đời sống sinh hoạt

Số liệu thống kê năm 2013 của huyện Văn Yên cho thấy, tại xã Nà Hẩu có

233 hộ nghèo chiếm 70,1 %, hộ cận ngèo là 71 hộ chiếm 21,3 %, đời sống sinh hoạt rất đơn sơ và gặp rất nhiều khó khăn, số hộ được xem ti vi rất ít

1.5.3 Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất

Trong diện tích được xác định là khu bảo tồn,với tổng diện tích tự nhiên 16.950 ha Có 470,04 ha đất nông nghiệp (chiếm 2,9%).Đất lâm nghiệp, đất đồi chưa sử dụng và núi đá là 16.452,64ha (chiếm 97,1%) Đất ở nông thôn 27,32 ha (chiếm 0,2%) Trong diện dự kiến làm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt không có đất nông nghiệp và đất ở Nhiều nơi trong KBT còn giữ được đặc tính nguyên sinh và là nơi cư trú chính của các loài động,thực vật hoang dã nguy cấp-quý hiếm, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen

Sau rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Yên Bái, theo Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 của UBND tỉnh Yên Bái, diện tích vùng lõi Khu bảo tồn là 16.950 ha và vùng đệm có diện tích là 26.754 ha

Hiện trạng sử dụng đất các xã trong vùng được thống kê ở bảng 1.2 [7]

Trang 30

Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất đai các xã khu bảo tồn (đvt: ha)

Xã Các loại đất đai

Nà Hẩu

Đại Sơn

Mỏ Vàng

Dụ Thượng Tổng

Trang 31

1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở đai độ cao dưới 700m Rừng thường có cấu trúc nhiều tầng: 3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi, thấp và tầng cỏ quyết

Kiểu rừng này được chia ra thành 4 kiểu phụ là:

Kiểu phụ rừng nguyên sinh ít bị tác động Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên đất thoái hoá Kiểu phụ rừng gây trồng nhân tạo

2) Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng - lá kim ẩm á nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở đai độ cao trên 700m, xuất hiện các loài chủ yếu thuộc các họ Lauraceae, Fagaceae, Theaceae, Magnoliaceae, đó là những loài lá cứng thường xanh Đai độ cao này có hơi nước bão hoà, mây mù xuất hiện nhiều, do đó còn gọi là vành đai mây, Rêu và Địa y rất phát triển, mọc trên các cành cây và thân cây tạo cho rừng có dáng vẻ rất cổ kính trong không khí âm u

và tĩnh mịch

1.5.3.2 Khu hệ thực vật

Theo các báo cáo điều tra về hệ thực vật Nà Hẩu trước đây, cho thấy hệ thực vật trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có tính đa dạng khá cao về thành phần loài, về yếu tố địa lý, về dạng sống và về giá trị sử dụng

a Thành phần thực vật

Theo kết quả điều tra, hệ thực vật tại vùng lõi của Khu bảo tồn hiện nay có

516 loài thuộc 332 chi và 126 họ thuộc 5 ngành là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polyopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermoc) và ngành Hạt kín (Angiospermac)

Trang 32

Bảng 1.3 Thành phần thực vật bậc cao ở Khu bảo tồn Nà Hẩu

Nguồn:Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu- 11/2013

Các ngành trong hệ thực vật chiếm vai trò khác nhau nhưng không đồng đều, Ngành Hạt kín chiếm ưu thế lớn nhất với 438 loài (93,6%) Số loài thực vật

sẽ còn cao hơn rất nhiều nếu có các đợt điều tra tỉ mỉ hơn Có thể so sánh với một

số khu bảo vệ khác, cho thấy tính đa dạng thành phần thực vật ở Nà Hẩu rất cao, không thua kém các Khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia khác về số lượng loài và họ, bộ Kết quả so sánh được ghi ở bảng 1.4 [7]

Qua bảng 1.4 cho thấy so với các khu vực lân cận thì Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, là KBT có mức đa dạng hệ thực vật khá cao, không thua kém với các khu vực lân cận

Trang 33

Bảng 1.4 So sánh khu hệ thực vật Nà Hẩu với một số khu bảo vệ khác

Nguồn:Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu- /11/2013

N: Cây cho nhựa, tinh dầu, sơn, thuốc nhuộm

- Nhóm cây cho gỗ lớn, vừa dùng trong xây dựng có 151 loài, chiếm 29,26%

- Nhóm cây dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như Pơmu (Fohienia hodginsii), Mua (Diaspyros mun), Thừng mực (Wrightia annamensis), Kim giao (Nageia fleuryi), Vàng tâm (Manglietia fordiana), Song mật (Calamus

Trang 34

platyacanthus), Mây (Calamus tetradactylus)… chiếm số lượng ít nhất, chỉ có 22

loài, chiếm 4,26%

- Nhóm cây làm dược liệu: có 257 loài, chiếm 49,8 %, điển hình như loài

Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), ổ kiến (Hydnophyllum formicarum), Đỗ trọng nam (Evonymus chinensis), Kim tuyến (Arvectochilus setaceus), Mã tiền (Strychno ignatii) …

- Nhóm cây cho nhựa, sáp, tinh dầu thơm, chất nhuộm: Tại KBT có nhiều loài cây cho nhựa quý và có giá trị kinh tế cao, chiếm khoảng 5,62 %

- Nhóm cung cấp lương thực, thực phẩm, quả ăn có nhiều loài, điển hình

như Củ mài (Dioscorea persimilis), chuối (Musa sp), Măng (Cephalostachyum chevalieri), dây gắm (Gnetum morotanum), quả Ươi (Scanphium lychophorum),

chiếm 11,05%

Các cây thuốc phân bố khá phổ biến trong khu vực (cả rừng núi đá, núi đất và tản mạn trong nhân dân)

c Các loài bị đe doạ và loài đặc hữu, quý hiếm

Trong danh lục thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có 27 loài thuộc diện quý hiếm ghi trong Sách đỏ Việt Nam Thống kê các loài quý hiếm theo cấp bị đe doạ như sau:

Bảng 1.6 Mức độ nguy cấp của các loài thực vật

Theo kết quả khảo sát đã ghi nhận được 129 loài thuộc 54 họ, 17 bộ của 4

lớp động vật có xương sống là Thú, Chim, Bò sát và ếch nhái

Trang 35

Nguồn:Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu- 11/2013

- Tính đa dạng phân loại cao, bình quân 1 bộ có 3,18 họ, 1 họ có 2,39 loài

- Có nhiều nguồn gen quí hiếm có giá trị bảo tồn cao không chỉ trong nước mà cả trên phạm vi quốc tế Trong đó, có 28 loài có tên trong Sách đỏ

+ Thú có: Báo hoa mai, Báo lửa, Gấu ngựa, Cu li lớn, Cu li nhỏ, Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ,

+ Chim có: Diều hoa miến điện, Gà lôi trắng, Gà so ngực gụ, Cú lợn lưng nâu, Hồng hoàng, Niệc cổ hung và nhiều loài trong họ Khướu (Bộ Sẻ)

+ Bò sát có: Tắc kè, Rồng đất, Trăn mốc, Hổ mang chúa, Hổ mang thường, Rắn cạp nong, Rắn cạp nia, Rùa to đầu,

+ Ếch nhái có: Cóc rừng, ếch xanh,

Tính đa dạng thành phần động vật ở Nà Hẩu rất cao, không thua kém các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn quốc gia khác về số lượng loài và họ, bộ

Rừng và động vật rừng bị tác động mạnh trong vòng 20 năm trở lại đây,

kể từ khi có cuộc chuyển dân định cư sau năm 1979 của đồng bào H’Mông thành lập xã Nà Hẩu Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có dự án đầu tư kịp thời

b/ Hiện trạng tài nguyên động vật KBTTN Nà Hẩu

Cũng như tình trạng chung của các VQG và các khu BTTN khác trong cả nước, tài nguyên động vật khu vực rất đa dạng về thành phần loài, song mật độ – trữ lượng hầu hết của các loài đều rất thấp, đặc biệt là các loài có kích thước lớn,

các loài quí hiếm

Trang 36

1.5.4 Tài nguyên nước

- Rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con suối chính của khu vực ngòi Thia và ngòi Hút đổ ra sông Hồng hướng chảy từ Tây sang Đông của khu vực, hệ thống suối này có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước để phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Khu rừng còn có vai trò lớn trong hệ thống cảnh quan, điều tiết các yếu tố sinh thái môi trường, hạn chế lũ lụt và hạn hán cho vùng hạ lưu ven sông Hồng Trong KBT còn có hồ tích nước của các thủy điện Ngòi Hút 1 và Ngòi Hút 2

Tại các xã, phần lớn các thôn bản được sự hỗ trợ của các chương trình đầu

tư đã xây dựng hệ thống kênh mương, nước sạch đảm bảo tưới tiêu và sinh hoạt

1.5.5 Tài nguyên nhân văn

Trong vùng, người dân có lễ hội hát Then, lễ hội Lồng Tồng, nghề dệt thổ cẩm tuy nhiên hiện nay đã mai một Ngoài ra còn có lễ hội cúng rừng khá đặc biệt ở khu vực, vào những ngày này thì người dân không được có bất kỳ tác động nào tới rừng được tổ chức tại xã Nà Hẩu Để phát triển du lịch, cần có kế hoạch đầu tư, khôi phục

1.5.6 Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Xã Nà Hẩu hiện nay đã có đường giao thông đổ bê tông và cấp phối đến trung tâm xã tuy nhiên do độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay, việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn Trong vùng các

xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa

- Thuỷ lợi: Trong vùng canh tác nông nghiệp, điều kiện nguồn nước

không khó khăn do được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi tương đối phát triển Cần đầu tư cho thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn trong khu vực rừng đặc dụng

Trang 37

- Y tế: Các xã đều có trạm y tế và cán bộ y tế Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương Trong điều kiện giao thông như Nà Hẩu thì cần phải tăng cường y tế tuyến xã Các dịch bệnh lớn không xẩy ra do làm tốt công tác phòng bệnh

- Giáo dục: Các xã đều có trường học cấp tiểu học và trung học cơ sở,nhưng do điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân Hầu hết trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường

- Đời sống văn hóa xã hội: Trong khu bảo tồn hầu hết các cộng đồng dân

cư là dân tộc Mông, Tày và Dao Cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở đây vẫn giữu gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc mình, thể hiện trong trang phúc, lối sống, các hoạt động sản xuất, dệt vải, thêu thùa và làm đồ thủ công mỹ nghệ Đây

là tiềm năng lớn trong du lịch sinh thái, nhân văn Những đóng góp của khu rừng đặc dụng vào việc phòng hộ, duy trì cảnh quan thiên nhiên, cân bằng sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa, nhân văn là rất to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế

xã hội của khu vực

- Do điều kiện là vùng sâu, vùng xa của cả nước, điều kiện phát triển kinh

tế xã hội ở khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao, đời sống vật chất và tinh thần còn thiếu thốn, lạc hậu, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế Việc đầu tư xây dựng khu bảo tồn sẽ là cơ hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững

1.5.7 Tiềm năng du lịch

Tiềm năng du lịch trong khu vực hiện chưa được khai thác do giao thông khó khăn, các địa điểm du lịch tiềm năng thường ở nơi xa và hiểm trở Để khai thác tốt tiềm năng này cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là đường du lịch và quảng bá sản phẩm

Trang 38

Các điểm du lịch tiềm năng gồm: Thác Bản Tát, Hang Dơi, Hang Don… ngoài ra có nhiều hang sâu chưa được khám phá Các điểm này có thể kết hợp giữa bảo tồn và du lịch sinh thái

Lễ hội truyền thống, tập quán:

Trong khu vực có lễ hội Hát Then, lễ hội Lồng tồng, nghề dệt thổ cẩm, tuy nhiên hiện nay đã mai một Để phát triển du lịch cần khôi phục các lễ hội và nghề truyền thống này Đặc biệt là lễ hội cúng rừng của xã Nà Hẩu vào ngày đầu năm mới (30 tháng 1 âm lịch) Thông qua việc giữ gìnvà phát huy của các lễ hội này chúng ta có thể lồng ghép, tuyên truyền các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học một cách có hiệu quả và khả năng tuyên truyền, lan rộng mạnh mẽ hơn

Trang 39

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khu hệ Bò sát, Lưỡng cư trong khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái

2.2 Địa điểm

Do hạn chế về thời gian, kinh phí và điều kiện đi lại khó khăn trong KVNC, chúng tôi chỉ có thể khảo sát tại 3 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng Tập trung chính tại xã Nà Hẩu - vùng lõi của khu bảo tồn Ngoài các HST thuộc khu vực rừng đặc dụng trong quy hoạch bảo tồn của KBT, chúng tôi cũng thu thập mẫu vật ở các HST chịu tác động nhiều của con người (nhà ở, đồng ruộng ) nhưng nằm xen kẽ với các HST thuộc rừng đặc dụng trên vì các HST trên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau

2.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

+ Xác định thành phần loài, tính đa dạng Bò sát, Lưỡng cư tại KBTTN Nà Hẩu + Xác định các loài Bò sát, Lưỡng cư quan trọng tại KBTTN Nà Hẩu;

+ Nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài theo dạng sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu;

+ Nghiên cứu các mối đe dọa đến các loài Bò sát, Lưỡng cư và sinh cảnh của chúng;

Trang 40

+ Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý, bảo tồn các loài Bò sát, Lưỡng cư tại khu vực nghiên cứu

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Tham khảo tài liệu và công tác chuẩn bị

Để xây dựng được danh lục các loài Lưỡng cư ở Khu bảo tồn thiên nhiên

Nà Hẩu, ngoài những kết quả thu được từ khảo sát thực địa (quan sát, thu mẫu và định loại), chúng tôi còn kế thừa các tài liệu đã công bố có liên quan đến Lưỡng

cư Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Trên cơ sở thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát

đã được xác định từ kết quả nghiên cứu thực địa và các nguồn tài lệu khác, chúng tôi phân tích, xác định đặc điểm phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh khác nhau So sánh thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu với thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát ở một số Vườn quốc gia và các khu bảo tồn khác

Dụng cụ phục vụ nghiên cứu: Bản đồ của khu vực nghiên cứu (Bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:25.000); cân tiểu ly, đèn pin, thước panme, GPS, máy ảnh; túi nilon, hộp nhựa đựng mẫu, các bảng biểu, khóa định loại, dung dịch foormol và cồn 900

2.5.2 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm thu thập những thông tin ban đầu từ một cá nhân hay một nhóm người về thành phần loài, sinh cảnh phân bố, tình trạng và hoạt động săn bắt, các biện pháp quản lý, bảo tồn Các thông tin thu được trong quá trình phỏng vấn được kiểm tra lại trong khi điều tra thực địa Đối tượng phỏng vấn gồm:

+ Những người dân bản địa có kinh nghiệm đi rừng Họ là những người thường xuyên vào rừng săn bắt, lấy gỗ, củi, đốt ong hoặc bắt Lưỡng cư dùng làm thực phẩm Danh sách và mẫu phỏng vấn của 40 người dân địa phương được phỏng vấn tại Mẫu biểu 01 và phụ lục 03

+ Lãnh đạo hạt kiểm lâm, Lãnh đạo xã, cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn Những người sẽ cho ta những thông tin về các hoạt động quản lý, bảo vệ và

Ngày đăng: 16/03/2016, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ khoa học và Công nghệ, V. K. h. v. C. n. V. N. (2007). Sách đỏ Việt Nam (Phần I. Động vật). Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ khoa học và Công nghệ, V. K. h. v. C. n. V. N
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội
Năm: 2007
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006). Nghị định số: 32/2006/NĐ- CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng chính phủ về: Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2006
7. Đồng Thanh Hải, Báo cáo xây dựng quy hoạch và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu giai đoạn 2013-2020, năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xây dựng quy hoạch và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu giai đoạn 2013-2020
8. Lê Vũ Khôi, 2007. Động vật học có xương sống. NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật học có xương sống
Nhà XB: NXB Giáo Dục
9. Lê Vũ Khôi (2012), “Vài ý kiến về định hướng nghiên cứu Bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam trong thời gian tới”, Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, lần thứ 2 ,Nhà xuất bản đại học Vinh, Tr.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài ý kiến về định hướng nghiên cứu Bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam trong thời gian tới”, "Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, lần thứ 2
Tác giả: Lê Vũ Khôi
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Vinh
Năm: 2012
11. Lê Nguyên Ngật (1995), "Một số nhận xét về thành phần các loài ếch nhái ở rừng Tam Đảo", Tạp chí sinh học, 17 (4), tr. 14-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về thành phần các loài ếch nhái ở rừng Tam Đảo
Tác giả: Lê Nguyên Ngật
Năm: 1995
14. Lê Nguyên Ngật (2007), Đời sống các loài lưỡng cư và bò sát, NXB Giáo dục 15. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Đức Hùng, Cấn Thị Thu Trang, Hoàng Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống các loài lưỡng cư và bò sát
Tác giả: Lê Nguyên Ngật
Nhà XB: NXB Giáo dục15. Lê Nguyên Ngật
Năm: 2007
17. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005). Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2005
18. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường và Lê Vũ Khôi (2005). Nhận dạng một số loài bò sát, ếch nhái ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận dạng một số loài bò sát, ếch nhái ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường và Lê Vũ Khôi
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 2005
19. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2009). Herpetofamuna of Viet Nam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main Sách, tạp chí
Tiêu đề: Herpetofamuna of Viet Nam, Edition Chimaira
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường
Năm: 2009
21. Hà Thu (2008). Phát hiện loài thạch sùng mới ở Nghệ an, http://www.thiennhien.net, ngày 08/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện loài thạch sùng mới ở Nghệ an
Tác giả: Hà Thu
Năm: 2008
22. Đào Văn Tiến (1977) , Khóa định loại Lưỡng cư Việt Nam , Tạp chí Sinh vật – địa học, XV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa định loại Lưỡng cư Việt Nam
23. Đào Văn Tiến, Về định loại Ếch nhái, Bò sát Việt Nam, Tạp chí sinh học,(1977,1978,1981) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về định loại Ếch nhái, Bò sát Việt Nam
20. SGTT (2011). Khám phá loại thằn lằn thứ 20 ở Việt Nam. http://www.khoahoc.com.vn, ngày 7/6/2011 Link
2. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái (2003). Dự án đầu tư xây dựng khu BTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Khác
3. Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái (2010). Dự án đầu tư, điều chỉnh, bổ sung bảo vệ và phát triển rừng KBTTN Nà Hẩu tới năm 2015 Khác
4. Chi cục Kiểm lâm Yên Bái và Quỹ bảo tồn Việt Nam (2012). Báo cáo kết quả đánh giá nhanh đa dạng sinh học tại KBTTN Nà Hẩu huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Khác
6. Đa dạng Sinh học và Bảo tồn 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
10. Phạm Nhật, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đắc Mạnh (2003). Đặc điểm khu hệ động vật KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Khác
13. Lê Nguyên Ngật, Đoàn Văn Kiên, Hoàng Văn Ngọc (2005), "Thành phần Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w