Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái (Trang 36)

Trong vùng, người dân có lễ hội hát Then, lễ hội Lồng Tồng, nghề dệt thổ cẩm tuy nhiên hiện nay đã mai một. Ngoài ra còn có lễ hội cúng rừng khá đặc biệt ở khu vực, vào những ngày này thì người dân không được có bất kỳ tác động nào tới rừng được tổ chức tại xã Nà Hẩu. Để phát triển du lịch, cần có kế hoạch đầu tư, khôi phục.

1.5.6. Thc trng cơ s h tng

- Giao thông: Xã Nà Hẩu hiện nay đã có đường giao thông đổ bê tông và cấp phối đến trung tâm xã tuy nhiên do độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây tắc đường không có khả năng khắc phục ngay, việc giao lưu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Trong vùng các xã đã chú trọng xây dựng đường liên thôn, xã, nhưng đường hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mưa.

- Thuỷ lợi: Trong vùng canh tác nông nghiệp, điều kiện nguồn nước không khó khăn do được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi tương đối phát triển. Cần đầu tư cho thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần cho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn trong khu vực rừng đặc dụng.

- Y tế: Các xã đều có trạm y tế và cán bộ y tế. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương. Trong điều kiện giao thông như Nà Hẩu thì cần phải tăng cường y tế tuyến xã. Các dịch bệnh lớn không xẩy ra do làm tốt công tác phòng bệnh.

- Giáo dục: Các xã đều có trường học cấp tiểu học và trung học cơ sở,nhưng do điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Hầu hết trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường.

- Đời sống văn hóa xã hội: Trong khu bảo tồn hầu hết các cộng đồng dân cư là dân tộc Mông, Tày và Dao. Cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở đây vẫn giữu gìn tốt bản sắc văn hóa dân tộc mình, thể hiện trong trang phúc, lối sống, các hoạt động sản xuất, dệt vải, thêu thùa và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là tiềm năng lớn trong du lịch sinh thái, nhân văn. Những đóng góp của khu rừng đặc dụng vào việc phòng hộ, duy trì cảnh quan thiên nhiên, cân bằng sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa, nhân văn là rất to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

- Do điều kiện là vùng sâu, vùng xa của cả nước, điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệđói nghèo cao, đời sống vật chất và tinh thần còn thiếu thốn, lạc hậu, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng khu bảo tồn sẽ là cơ hội góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

1.5.7. Tim năng du lch

Tiềm năng du lịch trong khu vực hiện chưa được khai thác do giao thông khó khăn, các địa điểm du lịch tiềm năng thường ở nơi xa và hiểm trở. Để khai thác tốt tiềm năng này cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là đường du lịch và quảng bá sản phẩm.

Các điểm du lịch tiềm năng gồm: Thác Bản Tát, Hang Dơi, Hang Don… ngoài ra có nhiều hang sâu chưa được khám phá. Các điểm này có thể kết hợp giữa bảo tồn và du lịch sinh thái.

Lễ hội truyền thống, tập quán:

Trong khu vực có lễ hội Hát Then, lễ hội Lồng tồng, nghề dệt thổ cẩm, tuy nhiên hiện nay đã mai một. Để phát triển du lịch cần khôi phục các lễ hội và nghề truyền thống này. Đặc biệt là lễ hội cúng rừng của xã Nà Hẩu vào ngày đầu năm mới (30 tháng 1 âm lịch). Thông qua việc giữ gìnvà phát huy của các lễ hội này chúng ta có thể lồng ghép, tuyên truyền các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học một cách có hiệu quả và khả năng tuyên truyền, lan rộng mạnh mẽ hơn.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khu hệ Bò sát, Lưỡng cư trong khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.

2.2. Địa điểm

Do hạn chế về thời gian, kinh phí và điều kiện đi lại khó khăn trong KVNC, chúng tôi chỉ có thể khảo sát tại 3 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng. Tập trung chính tại xã Nà Hẩu - vùng lõi của khu bảo tồn. Ngoài các HST thuộc khu vực rừng đặc dụng trong quy hoạch bảo tồn của KBT, chúng tôi cũng thu thập mẫu vật ở các HST chịu tác động nhiều của con người (nhà ở, đồng ruộng...) nhưng nằm xen kẽ với các HST thuộc rừng đặc dụng trên vì các HST trên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

2.3 .Thời gian

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa theo 3 đợt: Đợt I: Từ 01/11/2014-07/11/2014

Đợt II: 6/1/2015 đến 10/1/2015. Đợt III: 10/4/2015 đến 16/4/2015.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt bình đựng formol bảo quản mẫu ở 3 xã để nhờ người dân thu mẫu.

2.4. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

+ Xác định thành phần loài, tính đa dạng Bò sát, Lưỡng cư tại KBTTN Nà Hẩu. + Xác định các loài Bò sát, Lưỡng cư quan trọng tại KBTTN Nà Hẩu;

+ Nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài theo dạng sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu;

+ Nghiên cứu các mối đe dọa đến các loài Bò sát, Lưỡng cư và sinh cảnh của chúng;

+ Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý, bảo tồn các loài Bò sát, Lưỡng cư tại khu vực nghiên cứu.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Tham kho tài liu và công tác chun b. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để xây dựng được danh lục các loài Lưỡng cư ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, ngoài những kết quả thu được từ khảo sát thực địa (quan sát, thu mẫu và định loại), chúng tôi còn kế thừa các tài liệu đã công bố có liên quan đến Lưỡng cư Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Trên cơ sở thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát đã được xác định từ kết quả nghiên cứu thực địa và các nguồn tài lệu khác, chúng tôi phân tích, xác định đặc điểm phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh khác nhau. So sánh thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu với thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát ở một số Vườn quốc gia và các khu bảo tồn khác.

Dụng cụ phục vụ nghiên cứu: Bản đồ của khu vực nghiên cứu (Bản đồđịa hình và bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:25.000); cân tiểu ly, đèn pin, thước panme, GPS, máy ảnh; túi nilon, hộp nhựa đựng mẫu, các bảng biểu, khóa định loại, dung dịch foormol và cồn 900 .

2.5.2. Phương pháp phng vn

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm thu thập những thông tin ban đầu từ một cá nhân hay một nhóm người về thành phần loài, sinh cảnh phân bố, tình trạng và hoạt động săn bắt, các biện pháp quản lý, bảo tồn... Các thông tin thu được trong quá trình phỏng vấn được kiểm tra lại trong khi điều tra thực địa. Đối tượng phỏng vấn gồm:

+ Những người dân bản địa có kinh nghiệm đi rừng. Họ là những người thường xuyên vào rừng săn bắt, lấy gỗ, củi, đốt ong hoặc bắt Lưỡng cư dùng làm thực phẩm. Danh sách và mẫu phỏng vấn của 40 người dân địa phương được phỏng vấn tại Mẫu biểu 01 và phụ lục 03.

+ Lãnh đạo hạt kiểm lâm, Lãnh đạo xã, cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn. Những người sẽ cho ta những thông tin về các hoạt động quản lý, bảo vệ và

hành vi vi phạm trong khu bảo tồn. Qua đó giúp chúng ta đưa ra những đề xuất cũng như các giải pháp quản lý bảo tồn bền vững [Mẫu biểu 02].

Ảnh mầu và bảng biểu là hai bộ công cụ được sử dụng trong quá trình phỏng vấn. Do phần lớn Bò sát - Lưỡng cư có kích cỡ nhỏ, khi bắt được người dân thường sử dụng làm thực phẩm, không có giá trị lưu giữ và trưng bày thẩm mỹ, nên người được phỏng vấn rất khó nhận biết (trừ những loài thường xuyên sống ở khu dân cư). Vì vậy, sử dụng bộ ảnh màu các loài Bò sát - Lưỡng cư và những bảng biểu cho quá trình phỏng vấn thường đem lại hiệu quả [24].

2.5.3. Phương pháp điu tra thành phn loài

a) Phương pháp điều tra theo tuyến [10].

Tuyến lập có dạng đường thẳng, chiều dài từ 3-5km, đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau và bám theo hệ thống các khe suối. Việc phân chia các dạng sinh cảnh dựa trên cơ sở tìm hiểu tài liệu có liên quan đến Khu BTTN Nà Hẩu, bản đồ địa hình và hiện trạng của khu vực nghiên cứu, khu vực nghiên cứu được chia thành 5 dạng sinh cảnh chính như sau: đồng ruộng [I], nương rẫy [II], dân cư [III], sông suối [IV], rừng [V].

Tuyến được lập bằng cách: Người thứ nhất cầm máy GPS đã nhập sẵn toạ độ của các điểm trên tuyến và địa bàn chỉ hướng, người thứ 2 cầm thước dây kéo thẳng theo hướng chỉ của địa bàn, mỗi điểm toạ độ trên tuyến được dánh dấu bằng sơn đỏ trên thân cây.

Tại các khu vực điều tra (Bản Tát, Bản Dần Thàng thuộc các thôn 1, 2, 3, 4, 5 của xã Nà Hẩu chúng tôi xác lập các tuyến và điểm điều tra. Tuyến khảo sát thường là các đường mòn đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau. Chiều dài mỗi tuyến từ 1 - 8 km (tuỳ thuộc vào địa hình) và phân bốđều ở các độ cao từ 100 m đến 500 m. Quá trình khảo sát ngoài thực địa được tiến hành trên các tuyến.

Bảng 2.1: Các tuyến điều tra Tuyến số Tọa độ (m): Xuất phát/Kết thúc Chiều dài (Km) Các dạng sinh cảnh X Y 1 482556 2409379 2,8 Sinh cảnh đồng ruộng, khu dân cư thuộc thôn 1 ( Bản tát

– Nà Hẩu) 481145 2411080 2 483719 2411274 2,1 Sinh cảnh rừng phục hồi sau nương rẫy, qua một số con

suối tại thôn 2 Nà Hẩu 482053 2411964 3 484168 2411259 2,5 Sinh cảnh nương rẫy, rừng thứ sinh phục hồi trên đất nguyên trạng 484137 2408931 4 478029 2408931 2,6 Rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh có ít sự tác động 480325 2407829 5 483292 2404643 2.7 Rừng phục hồi trên đất thoái hóa, rừng thứ sinh phục hồi 480889 2405525

Mùa xuân - mùa hè được chọn để điều tra các loài Lưỡng cư, Bò sát. Vì đây vừa là mùa hoạt động tích cực sau thời gian trú đông vừa là mùa sinh sản của nhiều loài Lưỡng cư không đuôi. Thường sau những trận mưa rào, đực cái những loài này tìm nhau ghép đôi sinh sản và tiếng kêu của chúng là có thể giúp chúng ta phát hiện, nhận biết tốt.

Buổi tối là thời gian tiến hành điều tra và thu mẫu dọc theo tuyến đã xác định. Thường thì buổi điều tra bắt đầu từ 19 giờ đến 23 giờ, đây là khoảng thời gian đi kiếm ăn và hoạt động mạnh của nhiều loài Lưỡng cư, Bò sát. Ban ngày, phần lớn Lưỡng cư - Bò sát không hoạt động, chúng thường ẩn mình trong những hốc đá, hốc rễ cây gần mép ước hay những đám là ở ven suối. Vì vậy, thời gian buổi sáng và chiều, thường được sử dụng để tìm hiểu và xác định vị trí thu mẫu

cho buổi tối và ghi chép các đặc điểm sinh cảnh ở nơi thu mẫu, xử lý mẫu của tối ngày hôm trước. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã thu được mẫu của một số loài ếch cây, cóc và nhái bầu vào ban ngày.

Cách điều tra: Hai người di chuyển trên tuyến với tốc độ 2-3km/h. Quan sát hai bên tuyến và tìm đến nơi sống cụ thể hoặc nơi ẩn tạm thời của loài cần điều tra; Lắng nghe tiếng kêu, tiếng động bước nhảy; Quan sát trực tiếp bằng mắt thường hay ống nhòm để nhận diện hình dạng, màu sắc, cách di chuyển; Ban đêm dùng đèn pin, ắc quy soi tìm; Có thể khua động hay vạch tìm Lưỡng cư, Bò sát trong hang đất, khe đá, lá cây.

b) Điều tra mật độ một số loài thường gặp theo sinh cảnh.

Trên các tuyến điều tra khi phát hiện ra các loài thì ta ghi lại các tọa độ, độ cao ở vị trí gặp loài và dạng sinh cảnh gặp.

2.5.4. Xác định các mi đe do đối vi nhng loài Lưỡng cư - Bò sát và sinh

cnh sng ca chúng

Để xác định các mối đe doạ đối với những loài Lưỡng cư, Bò sát và sinh cảnh sống của chúng. Tiến hành khảo sát thực địa đi theo tuyến kết hợp với phỏng vấn nhân dân và cán bộ trong KBT.

2.5.5. Phương pháp thu mu và x lý mu Lưỡng cư – Bò sát

a) Phương pháp thu mẫu

Thu mẫu nhằm xác định các loài không thểđịnh loại được ngoài thực địa. Tuỳ theo từng loài và dạng địa hình, đề tài sử dụng hai biện pháp thu mẫu chính: Bắt bằng tay và bằng vợt. Vợt có cán dài 1m, miệng vợt có hình tròn đường kính 25cm và mắt lưới cỡ 0,5 x 0,5cm. Khi quan sát thấy đối tượng, dùng vợt chụp lại và quay miệng vợt 900 tránh Lưỡng cư – Bò sát thoát ra ngoài. Do các vị trí thu mẫu thường không bằng phẳng nên việc bắt mẫu chủ yếu bằng tay.

Mẫu Lưỡng cư – Bò sát thu được, đựng trong túi nilon, miệng túi có đường kính 20cm và độ sâu 40cm. Những mẫu có đặc điểm giống nhau được đựng chung vào một túi. Khi trở về nơi cắm trại, các mẫu vật được phân loại sơ bộ, chỉ giữ lại 2-3 mẫu cùng loại, số mẫu còn lại được thả lại tự nhiên. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho Lưỡng cư và các loài Bò sát nhỏ.

b) Xử lý mẫu ngoài thực địa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẫu được xử lý theo phương pháp của Phạm Nhật và cộng sự (2003) Gồm các bước sau:

Bước 1: Gây mê mẫu vật bằng cách cho mẫu vào hộp nhựa rồi phun foocmon 8- 10% lên cơ thể làm con vật mê và mất phản xạ nhảy. Để mẫu trong tư thế tự nhiên, chụp ảnh.

Bước 2: Tiêm cồn 900 vào bụng và các cơ chi (đối với những mẫu có kích thước lớn) đểđịnh hình nội quan và các cơ, tránh cho mẫu vật không bị thối rữa.

Bước 3: Cố định mẫu bằng cách. Đặt mẫu lên gối bông mỏng có kích thước 45x45cm, xắp xếp mẫu ở tư thế tự nhiên, các ngón chân và tay được căng ra. Sau đó phun cồn 900 lên các khớp tay, chân và màng da nối các ngón chân tay và trên toàn cơ thể rồi phủ khăn bông lên số mẫu đã được định hình và giữ mẫu ở tư thế như vậy trong khoảng thời gian 1 giờ.

Bước 4: Gắn etiket cho mỗi mẫu. Sau đó chuyển các mẫu đã được cốđịnh ngâm vào cồn 700 trong túi nilông, những mẫu nhỏ được để riêng vào trong những lọ nhựa và xếp trong xô nhựa có nắp.

Bước 5: Ghi nhật ký thực địa.

2.5.6. Phương pháp ni nghip

Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, trong quá trình phân tích và xử lý số liệu tôi có sử dụng một số phần mền như Excel, Photoshop và MapInfo. Ví du: Excel dùng để thống kê tọa độ trong quá trình điều tra trên tuyến, thống kê loài, số lượng loài…; Photoshop dùng để chỉnh sửa hình ảnh và MapInfo để thiết kế các tuyến điều tra, xây dựng bản đồ phân bố các loài Bò sát, Lưỡng cư và bản đồ phân cấp mức độđe dọa.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần loài Bò sát, Lưỡng cư tại khu bảo tồn

Qua điều tra khảo sát hiện trường cùng với việc định loại các mẫu vật thu được tại khu vực KBT Nà Hẩu đã ghi nhận được 27 loài Bò sát và 11 loài Lưỡng cư. Kết quả thống kê tại bảng 3.1 và 3.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái (Trang 36)