Tuyên truyền, nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng và giáo dục mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái (Trang 66)

Con người là nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong việc tác động tới mọi hệ sinh thái trong tự nhiên. Do đó cần nhìn nhận vai trò đặc biệt của người dân địa phương trong công tác bảo tồn. Họ là những người trực tiếp vào rừng săn bắt, khai thác các sản vật từ rừng để phục vụ cho nhu cầu của bản thân cũng như buôn bán các sản phẩm này ra thị trường ngoài, đặc biệt vận chuyển gỗ từ rừng ra khỏi khu bảo tồn chủ yếu được thực hiện bởi người dân theo phương pháp nhỏ lẻ. Do đó nhằm đảm bảo cho việc quản lý và bảo vệ rừng bền vững cần có những biện pháp nâng cao nhận thức cho người dân trong việc chung tay cùng cộng

đồng bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Một số hoạt động để thực hiện được mục đích đó cụ thể như sau:

* Tuyên truyền qua cộng đồng

Đây là hình thức đơn giản nhưng hiệu quả nhất, người dân dễ tiếp thu thông qua việc tổ chức các buổi họp thôn bản hàng tháng. Người đi tuyên truyền phải là người có uy tín với dân, nắm rõ và hiểu rõ phong tục tập quán tại địa phương, thông thạo tiếng địa phương bởi cơ bản người dân hiểu được tiếng Kinh không nhiều. Hoặc thông qua già làng, trưởng bản, những người được dân tin tưởng tuyên truyền những nội dung của mình đến người dân.

Nên xây dựng các tủ sách pháp luật tại thôn bản, cập nhật các văn bản pháp quy mới để người dân có thể nắm bắt kịp thời các quy định của Pháp luật.

Tăng cường giáo dục nhận thức cho người dân nhất là đối tượng nam giới trong việc sử dụng các sản phẩm từđộng vật hoang dã, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài bò sát, ếch nhái trong tự nhiên. Ngoài ra cần đẩy mạnh tuyên truyền công tác bảo tồn động vật hoang dã, nâng cao ý thức của cộng đồng đối với bảo tồn động vật hoang dã trên các kênh truyền thanh, truyền hình địa phương và các phương tiện truyền thông, báo chí, internet...

* Giáo dục trong nhà trường

Thế hệ trẻ rất dễ tiếp thu kiến thức mới về khoa học và môi trường nên cần giáo dục thường xuyên và giáo dục sớm để hình thành những thái độ tích cực đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, các em chính là những nhân tố có tác động mạnh mẽ lại gia đình và thôn bản trong việc ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật. Nội dung tuyên truyền tới các em có thể thông qua các cuộc thi tìm hiểu, các buổi học ngoại khóa, các tờ rơi, các poster, các đoạn phim ngắn về môi trường, động vật sinh động, rõ ràng...

* Xây dựng các bảng tin tuyên truyền tại thôn bản

Các bảng tin có nội dung như : danh mục các loài động, thực vật cấm săn bắt, buôn bán, vận chuyển theo quy định của nhà nước. Các chế tài xử phạt ra

sao. Vị trí đặt các bảng tìn phải thông thoáng, nơi tập trung đông dân cư, điểm nhìn thu hút sự chú ý, cần nằm trên các trục đường chính.

* Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng cho cán bộ kiểm lâm...

Tăng cường hỗ trợ kiểm lâm bằng các đợt tập huấn, trang thiết bị cho các trạm kiểm lâm. Cần thường xuyên mở các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn để tuyên truyền giáo dục bảo tồn cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ rừng của KBT. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo phối hợp và thảo luận giữa các bên liên quan như chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang và KBT để tìm ra giải pháp đồng bộ và chặt chẽ trong công tác bảo vệ rừng và bảo vệ các loài động vật hoang dã, trong đó có các loài Bò sát và Lưỡng cư.

* Thành lập các tổ tuần tra bảo vệ rừng, các tổ phối hợp giữa các lực lượng công an, quân đội, tổ bảo vệ rừng

Tại các thôn bản, thành lập các tổ tuần tra bảo vệ rừng. Hàng tháng có nhiệm vụ đi tuần tra, giám sát báo cáo kết quả tuần tra cho Ban quản lý KBT và UBND xã. Các đội tuần tra bảo vệ này cũng chính là các tuyên truyền viên tốt nhất trong việc tuyên truyền tại cộng đồng. Hoạt động của mô hình này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cho họ có trách nhiệm hơn đối với công việc tuần tra bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ các trang thiết bị thực địa như quần áo, giầy , ba lo, sổ, bút... phục vụ công tác tuần tra.

Với tổ đội phối hợp giữa các lực lượng cũng vậy. Đòi hỏi sự hỗ trợ kinh phí từ nhà nước. Hàng tháng hoặc hàng quý có báo cáo kết quả tuần tra cho ban quản lý.

3.5.4. Phát trin kinh tế bn vng.

Trong các cuộc thảo luận, họp thôn bản, người dân cũng như lãnh đạo địa phương đều khẳng định nguyên nhân mà người dân khai thác rừng và lâm sản trái phép đều vì cái nghèo. Mà vì sao nghèo... bởi sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương chưa được chú trọng. Do đó muốn tạo sinh kế bền vững cho người dân, tạo công ăn việc làm ổn định, thì việc tác động vào rừng mới giảm thiểu.

Một số biện pháp đang được ưu tiên và chú trọng hiện nay gồm:

(1) Giao khoán đất và rừng cho hộ gia đình:

Để thực hiện tốt công tác giao khoán đất và rừng này, KBTTN Nà Hẩu nên hướng dẫn cụ thể về hồ sơ giao khoán và xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của họđối với đất và rừng được nhận. Thực hiện vấn đề này để tránh những tồn tại về giao khoán như hiện nay là một số chủ hộ nhận khoán nhầm tưởng đất khoán đã thuộc quyền sở hữu của họ và họ sử dụng đất khoán một cách tự do không theo hồ sơ giao khoán. Việc giao khoán đất và rừng cho người dân vùng đệm, đặc biệt là những hộ gia đình sống gần rừng sẽ gắn trách nhiệm trồng và bảo vệ rừng và quyền lợi của họ, các tác động bất lợi tới tài nguyên rừng sẽ giảm dần.

(2) Quy hoạch vùng chăn thả gia súc:

Phát triển chăn nuôi gia súc sinh sản là một hướng tốt, vừa tạo thu nhập trong hộ gia đình, vừa tận dụng được lực lượng lao động là trẻ em và người yếu sức lao động. Tuy nhiên, nơi chăn thả (chăn dắt) gia súc là một vấn đề nan giải đối với khu vực các xã vùng đệm. Vì vậy việc nghiên cứu quy hoạch một diện tích để chăn thả gia súc là việc làm cần thiết, vừa hạn chế tác động tiêu cực của gia súc trong diện rộng, vừa giúp người dân phát triển chăn nuôi.

(3) Quy hoạch vùng được phép khai thác cây thuốc:

Nghề thuốc nam của người Dao là một truyền thống cao quý và hiện tại đang cho thu nhập cao trong hộ gia đình, vì vậy cần thiết phải gìn giữ và phát triển. Để giúp người dân khai thác dược liệu mà vẫn bảo vệ được sự tồn tại của các loài, KBT nên quy hoạch một diện tích rừng tự nhiên để người dân khai thác dược liệu và xây dựng những quy định rõ ràng về kỹ thuật thu hái. Mặt khác, KBTTN Nà Hẩu nên nghiên cứu lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm đưa một số loài cây thuốc về trồng dưới tán rừng trồng, nếu thành công sẽ giảm bớt sức ép về cây thuốc trên rừng tự nhiên.

(4) Phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm tới xã/thôn:

Khó khăn trong sản xuất mà chính quyền địa phương vùng đệm đang gặp phải là, phương thức sản xuất vẫn theo kinh nghiệm truyền thống, chưa có sự hỗ trợ nhiều của khuyến nông, khuyến lâm. Vì vậy cần thiết phải phát triển hệ thống

khuyến nông lâm tới các xã/ thôn giúp nông dân hiểu biết hơn về các kỹ thuật trồng cây, cải tạo vườn tạp và phát triển chăn nuôi.

Ngoài ra, khuyến nông lâm cũng nên là người cung cấp các thông tin về thị trường, quản lý kinh tế HGĐ và là cầu nối tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân bán các sản phẩm họ làm ra. Đây cũng là mong muốn của người dân vùng đệm KBTTN Nà Hẩu. Thực hiện được tốt công tác này, sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập từ những hoạt động chính đáng của mình, từ đó sẽ giảm bớt các tác động bất lợi tới tài nguyên rừng.

(5) Hỗ trợ tín dụng:

Vốn là một trong những yếu tố quyết định tới quá trình sản xuất. Thiếu vốn là khó khăn mà đa số người dân vùng đệm KBTTN Nà Hẩu gặp phải. Mặc dù đã có các chương trình vay vốn của Nhà nước qua Ngân hàng chính sách, Hội phụ nữ, song thời hạn trả vốn ngắn, không phù hợp với nhiều loại hình sản xuất như chăn nuôi trâu, bò và trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ sản xuất dài. Vì vậy cần có các chính sách tín dụng hỗ trợ vốn phù hợp với các loại hình sản xuất ở địa phương. Xây dựng cơ chế cho vay vốn tín dụng với lãi xuất ưu đãi, khuyến khích vay vốn phát triển kinh tế - xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(6) Ổn định dân số:

Giữa dân số và diện tích đất canh tác có mối quan hệ khăng khít với nhau. Dân số càng tăng thì diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người càng giảm, gây thách thức lớn cho sự phát triển KT-XH, tạo ra vòng luẩn quẩn, dân số tăng nhanh, môi trường càng suy thoái, dân càng nghèo đi. Nhìn chung tỷ lệ tăng dân số trong các xã vùng đệm còn tương đối cao (năm 2014 là 1,55%).[17] Tỷ lệ tăng dân số cao gây áp lực cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Nhiệm vụđặt ra hàng đầu là vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng bộ huyện Văn Yên đã đề ra, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên sẽ giảm xuống dưới 1,2%.

(7) Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:

Tăng cường hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển toàn diện KT-XH cho các xã vùng đệm:

- Những khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp của các HGĐ một phần là do thiếu nước. Vì vậy, hệ thống thuỷ lợi cần được tiếp tục xây dựng ở những nơi có điều kiện và thực hiện kiên cố hoá kênh mương.

- Hệ thống đường giao thông đến thôn bản cần tiếp tục kiên cố hoá bằng bê tông hoặc trải nhựa đảm bảo thuận tiện cho giao lưu các loại hàng hoá do hộ nông dân sản xuất ra và cung ứng các loại vật tư hàng hoá.

- Các hạng mục ưu tiên đầu tư như: Xây mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch, trạm điện, thuỷđiện nhỏ, trường học, trạm xá, bưu điện văn hoá, đài phát thanh, lập chợở các cụm dân cư.

(8) Hỗ trợ thị trường:

Hiện tại, trong khu vực các xã vùng đệm không có các cơ sở thu mua và chế biến nông sản, các sản phẩm hàng hóa sản xuất ra thường bị các thương gia ép giá, nên giá bán các sản phẩm này không ổn định, giá bán rất thấp, không kích thích được sự quan tâm và đầu tư của người dân.

Vì vậy, cùng với việc xây dựng các mô hình hiệu quả, Khu BTTN Nà Hẩu và chính quyền địa phương nên tổ chức hỗ trợ tư vấn cho người dân để đầu ra của sản phẩm được đảm bảo, người dân sẽ yên tâm đầu tư sản xuất hơn.

(9) Phát triển du lịch cộng đồng:

Thời gian qua, KBTTN Nà Hẩu đã tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Song cần coi phát triển hoạt động du lịch sinh thái ở khu vực này là một giải pháp sinh kế mới, giảm sức ép khai thác TNR. Bởi vì chỉ khi có thu nhập ổn định, TNR mới hy vọng không bị tác động, ý thức BVR của người dân mới được cải thiện.

(10) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm:

Hiện nay, các thôn vùng cao diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, lao động dư thừa nhiều, nhiều HGĐ có nhu cầu đi làm thuê. Do vậy, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn đặc biệt là khu vực vùng cao, người dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết. Giải pháp cụ thể:

- Nghiên cứu phổ cập và phát triển một số ngành nghề phi nông nghiệp cho người dân địa phương nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại chỗ, tạo việc

làm và thu nhập cho nhân dân trong vùng, trong đó cần quan tâm đặc biệt tới phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ du lịch sinh thái…

- Đối với những lao động là người vùng cao, dân tộc thiểu số có đủ trình độ văn hoá và sức khoẻ, có nhu cầu vào làm việc trong các doanh nghiệp của huyện, tỉnh, cần được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí. Đồng thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện, xã với việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ.

(11) Chuyển giao kỹ thuật sử dụng tiết kiệm nhiên liệu:

Nhằm giảm áp lực về nguồn nguyên liệu vào TNR, cần thiết phải khuyến khích và hướng dẫn người dân vùng đệm sử dụng bếp đun tiết kiệm củi, vì khi sử dụng bếp này sẽ tiết kiệm được 30-40% lượng gỗ củi. Vì vậy, cần khuyến khích, tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng bếp tiết kiệm củi, bắt đầu bằng việc tuyên truyền, hỗ trợ các HGĐ xây bếp lâm nghiệp cải tiến. Khi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng bếp tiết kiệm củi, mô hình sẽ được lan rộng trong cộng đồng.

3.5.5. Hot động qun lý

Bảng 3.7 mô tả các hoạt động cần thiết cho kế hoạch quản lý nhằm bảo tồn các loài Bò sát, Lưỡng cư và bảo vệ sinh cảnh của chúng trong thời gian tới tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Bảng 3.7. Hoạt động quản lý bảo tồn Mối đe doạ Vùng Mục tiêu Hoạt động quản lý cụ thể Ư u tiên Săn bắt các loài Bò sát, Lưỡng Toàn bộ Giảm săn bắt các loài bò sát ếch nhái. Chấm dứt việc bẫy bắt và tiêu - Tăng cường giám sát các điểm nóng về buôn bán động vật hoang dã;

- Tăng cường tuần tra theo các tuyến trọng điểm tại các trạm Kiểm lâm, nhất là trên các đường mòn; thực hiện lịch tuần tra giám sát ở các phân khu cụ thể;

Rất cao Rất cao

thụ các loài bò sát ếch nhái quý hiếm - Thực hiện nghiêm túc chế tài xử phạt của Nhà nước đối với việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đa dạng sinh học; - Tập huấn nâng cao năng lực nhận biết các loài Bò sát, Lưỡng cư quý hiếm cho các cán bộ kiểm lâm và lực lượng vũ trang; - Phối hợp chính quyền địa phương tại các

xã trong KBT tổ chức các cuộc hội thảo về bảo tồn động vật hoang dã;

- Tiến hành thăm dò ý thức bảo tồn động vật hoang dã của người dân các thôn bản qua các cuộc họp dân; Rất cao Cao Trung bình Các hot động phá hoi sinh cnh Bảo vệ sinh cảnh sống của các loài Bò sát, Lưỡng cư

- Tuần tra thường xuyên các vùng;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về xử phạt của Chính phủ đối với việc phá hoại trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Khai thác gỗ củi và các loại lâm sản ngoài gỗ không bền Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Chấm dứt khai thác gỗ củi và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ khác

- Tuần tra thường xuyên các vùng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về xử phạt của Chính phủ đối với việc khai thác trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Rất cao Phân khu phục Hạn chếđến mức thấp nhất khai

- Tuần tra thường xuyên các vùng;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về xử phạt của Chính phủ đối với việc khai thác

Rất cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái (Trang 66)