Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu Lưỡng cư – Bò sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái (Trang 43 - 44)

a) Phương pháp thu mẫu

Thu mẫu nhằm xác định các loài không thểđịnh loại được ngoài thực địa. Tuỳ theo từng loài và dạng địa hình, đề tài sử dụng hai biện pháp thu mẫu chính: Bắt bằng tay và bằng vợt. Vợt có cán dài 1m, miệng vợt có hình tròn đường kính 25cm và mắt lưới cỡ 0,5 x 0,5cm. Khi quan sát thấy đối tượng, dùng vợt chụp lại và quay miệng vợt 900 tránh Lưỡng cư – Bò sát thoát ra ngoài. Do các vị trí thu mẫu thường không bằng phẳng nên việc bắt mẫu chủ yếu bằng tay.

Mẫu Lưỡng cư – Bò sát thu được, đựng trong túi nilon, miệng túi có đường kính 20cm và độ sâu 40cm. Những mẫu có đặc điểm giống nhau được đựng chung vào một túi. Khi trở về nơi cắm trại, các mẫu vật được phân loại sơ bộ, chỉ giữ lại 2-3 mẫu cùng loại, số mẫu còn lại được thả lại tự nhiên. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho Lưỡng cư và các loài Bò sát nhỏ.

b) Xử lý mẫu ngoài thực địa

Mẫu được xử lý theo phương pháp của Phạm Nhật và cộng sự (2003) Gồm các bước sau:

Bước 1: Gây mê mẫu vật bằng cách cho mẫu vào hộp nhựa rồi phun foocmon 8- 10% lên cơ thể làm con vật mê và mất phản xạ nhảy. Để mẫu trong tư thế tự nhiên, chụp ảnh.

Bước 2: Tiêm cồn 900 vào bụng và các cơ chi (đối với những mẫu có kích thước lớn) đểđịnh hình nội quan và các cơ, tránh cho mẫu vật không bị thối rữa.

Bước 3: Cố định mẫu bằng cách. Đặt mẫu lên gối bông mỏng có kích thước 45x45cm, xắp xếp mẫu ở tư thế tự nhiên, các ngón chân và tay được căng ra. Sau đó phun cồn 900 lên các khớp tay, chân và màng da nối các ngón chân tay và trên toàn cơ thể rồi phủ khăn bông lên số mẫu đã được định hình và giữ mẫu ở tư thế như vậy trong khoảng thời gian 1 giờ.

Bước 4: Gắn etiket cho mỗi mẫu. Sau đó chuyển các mẫu đã được cốđịnh ngâm vào cồn 700 trong túi nilông, những mẫu nhỏ được để riêng vào trong những lọ nhựa và xếp trong xô nhựa có nắp.

Bước 5: Ghi nhật ký thực địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Lưỡng cư làm cơ sở và đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu Yên Bái (Trang 43 - 44)