1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng quản lý và nghiên cứu khoa học ở phân viện thành phố hồ chí minh và một số trường chính trị tỉnh khu vuejc miền nam

89 223 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Cac chuyen de

    • 1. Nghien cuu khoa hoc va quan ly nghien cuu KH o Phan vien Tp Ho Chi Minh - may van de nhan thuc va thuc hien

    • 2. Xay dung va phat huy nguon tri tue cua doi ngu can bo giang day va nghien cuu...

    • 3. Nguon tai luc phuc vu cho hoat dong KH o Tp Ho Chi Minh

    • 4. Thong tin tu lieu voi van de nghien cuu khoa hoc

    • 5. Muoi nam hoat dong CNKH cua Phan vien Tp Ho Chi Minh

    • 6. Hoat dong NCKH cua mot so truong chinh tri tinh, thanh pho khu vuc phia Nam

    • 7. Ket qua buoc dau ve quan ly hoat dong NCKH o truong chinh tri tinh Vinh Long

    • 8. Hoat dong NCKH cua truong chinh tri tinh Lam Dong

    • 9. May giai phap day manh cong tac nCKH trong cong tac dao tao

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Ky yéu dé tài khoa học cấp-bộ năm 1999

Sén dé tai:

Nông cao chat lugng quan lý và nghiên cứu

khoa học ở Phôn viện Thành phố Hồ Chí Minh và một số trường chính trị tỉnh khu vực phía Nam

LLỊ

Cơ quan chủ trì : Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

%

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ

QUAN, LY NGHIEN CUU KHOA HOC Ở PHAN VIEN TP HO CHI MINH -MẤY VẤN ĐỀ VỀ NHẬN THỨC

VA THUC HIEN

` *

TS Hồ Trọng Viện

U Nghiên cứu khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giữ vai trò

then chốt đối với việc nâng cao trình độ nhận thức cũng như chất lượng giảng dạy của giảng viên khoa học chính trị

sy

Một giảng viên giỏi, một bài giảng tốt thường phải là kết quả của quá trình say mê nghiên cứu, phân tích sâu sắc, nắm vững có hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cùng với vốn hiểu biết thực tiễn phong phú, sinh động về vấn để đang đặt ra cần diễn giảng, giải quyết, cộng với sự tích lũy kinh nghiệm, phương pháp sư phạm nhuần nhuyễn, phù

hợp với từng đối tượng người học Không ai có thể giảng dạy tốt mà không

nghiên cứu Tuy nhiên tùy từng cương vị công tác, hoàn cảnh cụ thể mà yêu cầu về nội dung, mức độ, hình thức hoạt động khoa học được đặt ra cho các

đối tượng nhà khoa học có khác nhau

Đối với cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của Phân viện TP Hồ Chí Minh hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong hai chức năng cơ bản, thường xuyên phải thực hiện và ngày càng phải nâng cao Đó cũng chính là

lý do tổn tại và là nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Phân viện Như vậy, suy

cho cùng thì chất lượng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Phân viện TP Hỗ Chí Minh là tùy thuộc ở ý thức và năng lực thực hiện, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của tập thể các nhà khoa học ở đây

Hiện nay, việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu

khoa học ở Phân viện TP Hồ Chí Minh đang là một yêu cầu hết sức cơ bản

và bức xúc Đó là do:

1- Cuộc cách mạng khoa học — công nghệ hiện đại đang điễn ra mạnh

mẽ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc tình hình kinh tế, xã hội Những phát minh mới, lý thyết mới ra đời dồn dập, ảnh hưởng trực tiếp đến đường

Trang 3

lối đối nội, đối ngoại của các quốc gia và quan hệ, cục diện quốc tế Nó

đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu, phân tích, nhận thức được bản chất của các hiện tượng, quá trình để có đối sách thích hợp, vận dụng sáng tạo vào từng hoàn cảnh cụ thể Nhà khoa học chính trị mà không cập nhật

hóa được thông tin (trong nước và thế giới): thu thập, phân tích xử lý, nhận thức, ứng dụng , nhất là về lĩnh vực chyên môn của mình thì sẽ là tự đào

thải Sẽ bối rối và “mắc cỡ” xiết bao khi trong giảng dạy, học viên đã nắm bất, và ứng dụng những thông tin về thành tựu mới của khoa học - công nghệ, về quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước, về các sự kiện

trong nước và quốc tế ma thay giáo lại còn giảng, thậm chí say sưa với những kiến thức, thông tin, số liệu đã cũ, không còn giá trị nữa (!)

2- Quan hệ kinh tế quốc tế đang ngày càng mở rộng, với xu hướng hội

nhập khu vực và thế giới, đa phương hóa, đa dạng hóa và diễn biến phức tạp Nó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nền kinh tế, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang trong quá trình chuyển

đổi sang kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam

Bức tranh thế giới đang biến động phức tap, các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực bị khủng hoảng đang thực hiện sự cải tổ, cải cách, đổi mới để khôi phục và phát triển Các thế lực phản động, thù địch đang ra sức chống phá chủ nghĩa xã hội Tình hình đó tác động sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế — xã hội của Việt Nam ta, trong cuộc đấu tranh chống các nguy cơ : tụt hậu

về kinh tế, chệch hướng CNXH; “diễn biến hòa bình”; tham nhũng và tiêu cực xã hội, và thực hiện tiến trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới : AFTA, APEC, WTO Điều đó đòi hỏi các nhà khoa học chính

trị phải nghiên cứu sâu sắc, nghiêm túc về diễn biến tình hình thế gidi va

trong nước, tham khảo bài học, kinh nghiệm quốc tế nhằm góp phần hình

thành cơ sở khoa học và lý giải một cách thuyết phục về tính tất yếu và đúng

đắn của quá trình xây dựng và thực hành nên kinh tế hàng hóa nhiều thành:

phần tham gia, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam

3- Qua hơn 15 năm thực hiện đường lối “Đổi mới” của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, song cũng có những sai lầm, vấp váp và

nhất là vẫn còn nhiễu vấn đề chưa được làm sáng tỏ cả về mặt nhận thức lý

Trang 4

làm rõ nguyên nhân của thành tựu và của yếu kém, sai lầm, đúc kết những

bài học kinh nghiệm cần thiết cùng với sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa

Mác - Lênin để góp phần lý giải một cách vững chắc, thuyết phục về mô

hình mục tiêu chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam

Đồng thời, mỗi giảng viên khoa học chính trị phải nghiên cứu khoa học để

nâng cao trình độ nhận thức, tự trang bị cho mình cơ sở khoa học day đủ

chặt chẽ về các vấn để thuộc nội dung môn học các chuyên đề bài giảng để tạo cho chính mình một niềm tin tuyệt đối, từ đó có khả năng giảng giải

thuyết phục người học bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng vàsức đấu tranh phê

phán, đánh bại những luận điệu xuyên tạc, chống phá con đường và sự

nghiệp đổi mới, phát triển đất nước ta theo định hướng XHCN trên từng lĩnh vực, vấn để cụ thể cũng như trên bình diện đường lối chiến lược của Đảng

ta

4- Thực trạng về hoạt động nghiên cứu khoa học ở Phân viện TP Hồ

Chí Minh những năm qua vẫn còn nhiều yếu kém so với yêu cầu và tiểm

năng mà nó có thể có và cần phải đạt tới Sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư (về

kinh phí, thời gian, tâm lực) chưa đúng mức, chưa trở thành nhiệm vụ trọng tâm sánh cùng nhiệm vụ giảng dạy Đây là một nguyên nhân cơ bản làm cho

chất lượng giảng dạy ở Phân viện TP Hồ Chí Minh nhìn chung chưa cao và

chậm được nâng cao

Thực trạng này biểu hiện cụ thể ở số lượng và chất lượng các sản phẩm

nghiên cứu khoa học của Phân viện hàng năm thực hiện được so với số

lượng các nhà khoa học (có trình độ cử nhân trở lên) đang làm việc tại Phân

viện, là còn rất khiêm tốn, bao gồm : sách tham khảo giáo trình được xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học (cấp Bộ, cấp Phân viện, cấp Khoa),

các bài viết được đăng trên tạp chí, các bài tham gia hội thảo khoa học trong

và ngồi Phân viện.v.v

Do khơng tham gia nghiên cứu khoa học mà nhiều bài giảng của một số

giáo viên “không có lửa”, không có sức truyền cảm, thuyết phục đối với học

viên Việc thẩm định, đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học và nghiệm thu các để tài khoa học tại Phân viện, cũng như việc đánh

giá, chấm điểm các bài thi, luận văn tốt nghiệp của học viên còn quá dé dai,

phóng túng, thiếu chặt chẽ về mặt khoa học và không thực chất Từ đó, tạo

nên sự xem thường, hạ thấp ý nghĩa và vị thế, tầm quan trọng của nghiên

Trang 5

5- Việc xây dựng, bố trí sử dụng nguồn lực khoa học, nhất là nguồn lực con người của hệ thống Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và ở Phân viện TP Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiễu hạn chế, bất cập

Lực lượng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của Phân viện

không nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số các nhà khoa học có ở Phân

viện và cũng chỉ tập trung vào một số người, một số đơn vị Chất lượng các

sản phẩm khoa học nhìn chung chưa cao, chưa thể hiện sự đầu tư tâm trí, sức

lực, thời gian đúng mức cần thiết, với sự say mê, nhiệt tình nghiên cứu bắt nguồn từ nhu cầu tự nhiên, tâm huyết của nhà khoa học, mà phần lớn lại thể

hiện như một sự gượng ép, bắt buộc phải có sản phẩm nghiên cứu khoa học cho đủ tiêu chuẩn thi đua quy định; Nghĩa là nghiên cứu khoa học mà không vì mục đích khoa học Đó là vì: các giáo viên của Phân viện quá bận bịu vào công tác giảng dạy, và còn vì thù lao cho nghiên cứu khoa học hãy còn qúa ít

6i, chênh lệch so với thù lao giảng bài, nên khó tạo được động lực hấp dẫn, kích thích các nhà khoa học đầu tư công sức, thời gian cho hoạt động khoa

học Chẳng hạn, để có một bài viết tham gia hội thảo khoa học hay đăng tạp

chí, với 2 trang tác giả, thường phải đổ công sức lao động trí tuệ sáng tạo cả một tuần, nhưng thù lao được hưởng chỉ tương đương thù lao một ngày giảng bài với giáo án đã cósẵn, thuộc lòng Mặc dù, nghiên cứu khoa học được xác định là một trong hai chức năng cơ bản của Phân viện, nhưng cho đến nay vẫn không có khoản kinh phí nào được quy định giành riêng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Phân viện Điều này đang thực

sự cần trở, hạn chế khả năng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của

Phân viện TP Hồ Chí Minh

6- Quan hệ về hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Phân viện TP Hỗ Chí

Minh với các địa phương, các trường chính trị tỉnh, các trường đại học, việm

nghiên cứu v.v còn rất khiêm tốn so với vị thế và tiểm năng của nó; chưa

thể hiện được vai trò là một trung tâm khoa học lý luận chính trị của khu vực

(21 tỉnh và thành phố) phía Nam của tổ quốc, nhất là trong các hoạt động :

trao đổi thông tin, hợp tác thực hiện các hội thảo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học tại các địa phương Do vậy, chưa huy động, tận dụng được

tiểm năng, sức mạnh tổng hợp, rộng lớn, cả về mặt vật chất và trí tuệ trong

khu vực cho hoạt động khoa học, tạo điều kiện đẩy mạnh và phát huy tác

dụng của nghiên cứu khoa học cho Phân viện và cho các địa phương, đơn vị

Trang 6

Tình nh trên đây do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan Trong đó nguyên nhân chủ quan về tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học ở Phân viện giữ vị trí và có ý nghĩa hết sức quan trọng

IƯ, Cải tiến, nâng cao chất lượng quản lý nghiên cứu khoa học là điểu kiện tiên quyết để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động

nghiên cứu khoa học của Phân viện TP Hồ Chí Minh

Hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học không phải là mục đích tự thân,

mà là nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, tác động hướng

dẫn, điều chỉnh, tạo môi trường, điểu kiện kích thích các hoạt động nghiên

cứu khoa học thực hiện theo yêu cầu về mục tiêu, số lượng, chất lượng, cơ

cấu, nội dung, quy trình, tiến độ phù hợp với phương hướng, kế hoạch mà

chủ thể quản lý đã để ra, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình

Việc nghiên cứu tìm biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

quần lý nghiên cứu khoa học ở Phân viện Tp Hỗ Chí Minh hiện nay đang là một yêu cầu bức thiết cần được tổ chức thực hiện kiên quyết mạnh mẽ Điều này xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Phân viện;

tính đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học chính trị trong thời kỳ mới;

tiểm năng và thực trạng về hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý

nghiên cứu khoa học của Phân viện thời gian qua và phương hướng, nhiệm

vụ trong thời gian tới

Từ khi trường Nguyễn Ái Quốc khu vực II được chuyển thành Phân viện

TP Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh theo quyết

định 61-QĐ/TW ngày 1O tháng 3 năm ¡1993 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì nhiệm vụ chính trị của Phân viện cũng được

xác định, bao gồm 2 nhiệm vụ cơ bản, quan trọng ngang nhau là giảng day

và nghiên cứu khoa học Quyết định 61-QÐ/TW ghi rõ Phân viện “là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước” Và như vậy, mục tiêu nhiệm vụ của công tác quản lý nghiên cứu khoa học ở đây chính là hướng vào phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Phân viện như nói trên Nội dung nhiệm vụ đó bao gồm việc xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học; hướng dẫn, theo đõi quá trình, tiến độ thực hiện các để tài nghiên cứu khoa học theo

đúng các tiêu chuẩn, thủ tục đã được quy định như hỗ sơ đăng ký, báo cáo,

Trang 7

chỉ đạo của Giám đốc, quản lý xuất bản các ấn phẩm khoa học mang danh

nghĩa Phân viện, quản lý hồ sơ, lý lịch khoa học của các cá nhân và của tập

thể Phân viện v.v Nó phải được cụ thể hóa cho từng thời kỳ, từng đối tượng

nhằm đáp ứng từng yêu cầu cụ thể, thiết thực Chẳng hạn như để nâng cao

chất lượng các bài giảng, giám đốc Phân viện thông qua phòng quản lý khoa

học, tiến hành đặt hàng, giao nhiệm vụ các để tài cần nghiên cứu cho các khoa, bộ môn, nhà khoa học trong Phân viện đảm trách tổ chức thực hiện

như : biên soạn tập để cương bài giảng các môn học; vận dụng những quan điểm mới của Đảng vào nội dung giảng dạy các môn học; giải quyết sự

trùng lắp về nội dung giữa các môn học v.v

Việc thực hiện những công việc như kể trên đạt chất lượng, kết quả như

thế nào là tùy thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực tổ chức thực hiện của

phòng quản lý khoa học - là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học của Phân viện Do

vậy, để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học

của Phân viện ta hiện nay, trước hết cần quan tâm kiện toàn, nâng cao khả năng và điều kiện công tác của phòng quản lý khoa học

Nghiên cứu khoa học chính trị là một dạng lao động trí óc mang tính đặc thù, nên hoạt động quản lý khoa học ở đây cũng mang tính đặc thù, không giống như quần lý nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hay khoa học xã hội và nhân văn khác Nhận rõ

tính đặc thù này là điều kiện cần thiết nhằm tìm kiếm, sáng tạo những hình

thức, phương pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu

cũng như quản lý nghiên cứu khoa học chính trị tại Phân viện Tính đặc thù của nghiên cứu khoa học chính trị và quản lý nghiên cứu khoa học chính trị biểu hiện :

1- Nghiên cứu khoa học chính trị là hướng tới làm rõ cơ sở khoa học của

những quá trình vận động, phát triển kinh tế, xã hội, mang tính tất yếu, tính quy luật của lịch sử tiến bộ nhân loại, lấy đó làm căn cứ tin cậy cho việc xây

dựng, hoạch định quan điểm, đường lối, chính sách để hướng dẫn, chỉ đạo

hành động thực tiễn, cũng như nhận thức, lý giải một cách đúng đắn về chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Do vậy, những giáo viên khoa học chính trị giỏi thường là những người say mê nghiên cứu, tự trang bị cho

Trang 8

cứ vào vấn đề cần diễn giảng, từ đó tạo nên sức rung động và khả năng thuyết phục của bài giảng đối với người học

Nghiên cứu khoa học chính trị hình thành cơ sở, luận cứ cho các đường lối chính trị đúng đắn Mà đường lối chính trị có quan hệ đến vận mệnh của đất nước, của sản xuất kinh doanh, của đời sống vật chất và tinh than hang

triệu con người Nó có thể tạo nên sinh khí, động lực cho sự phát triển hoặc

đem lại sự kìm hãm, tiêu cực, thẩm họa cho đời sống hiện thực kinh tế — x4 hội Vì vậy, nó đòi hỏi người làm công tác khoa học chính trị phải có phẩm

chất chính trị tốt, trung thành và nhiệt tâm phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời, có trình độ năng lực nghiên cứu khoa học thật sự, đóng góp trí tuệ vào quá trình xây

dựng đường lối, chính sách, cũng như lý giải, phân tích về tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

2- Việc lựa chọn để tài nghiên cứu khoa học chính trị (đăng ký hay đặt

hàng) phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng chủ thể, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với điều kiện, hồn cảnh cụ thể Thơng thường, có ba hướng đề tài như sau:

Một là, nghiên cứu hình thành cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và cơ sở

thực tiễn) cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối kế hoạch chính

sách

Hai là, luận giải tính đúng đắn của những chủ trương, đường lối, chính sách để tạo sự nhất quán trong nhận thức, quán triệt cùng với niềm tin có căn cứ để quyết tâm hành động đạt mục tiêu và kết quả đã định

Ba là, nghiên cứu vận dụng những quan điểm, chủ trương, chính sách,

chế độ vào thực tiễn các lĩnh vực, địa phương, đơn vị phù hợp với hoàn

cảnh, điều kiện cụ thể nhằm đạt hiệu quả thiết thực Ở đây, việc sáng tạo

các hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện (như huy động, kết hợp sử

dụng các nguồn lực, xây dựng cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành v.v.) phù hợp với đặc điểm cụ thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

3- Việc thẩm định, nghiệm thu các để tài, công trình nghiên cứu khoa học chính trị là mang nặng yếu tố chủ quan, không thể dùng các phương tiện kỹ thuật để đo đếm, xác định kết quả một cách cụ thể, chính xác như trong

Trang 9

công bố, giảng dạy, tuyên truyền phổ biến, hoặc ứng dụng vào thực tiễn có

thể đưa đến hậu quả tiêu cực, hết sức tai hại, thậm chí có tính phá hoại rộng

lớn, sâu sắc và lâu dài cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Vì vậy, nó đòi hỏi các nhà khoa học ở đây, chủ nhiệm để tài, tác giả công trình nghiên cứu

cũng như hội đồng thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các sản phẩm khoa học

phải thực sự có lương tâm khoa học, trung thực, khách quan, vô tư, phải có

bản lĩnh, không bị chỉ phối bởi tình cảm, đồng tiền hay quan hệ lợi ích khác

Cũng có nghĩa là việc quản lý nghiên cứu khoa học ở khâu này phải hết sức thận trọng, chặt chẽ, nghiêm túc cả trong tổ chức thực hiện các quy trình, thủ tục và cả trong lựa chọn các nhà khoa học có bản lĩnh và phẩm chất chính

trị cùng năng lực chuyên môn đảm nhận các công việc này, như chủ tịch hội

đồng, các phản biện, thư ký, ủy viên hội đồng và các nhân viên kỹ thuật

giúp việc Người làm công tác quản lý nghiên cứu khoa học không bao giờ

được tự cho phép mình bằng lòng, thỏa hiệp, chấp nhận cho những sản phẩm khoa học chính trị không đảm bảo chất lượng, sai lệch, khuyết tật lại được nghiệm thu và đem cung cấp cho xã hội, vì như vậy là sự tiếp tay, đồng lõa với hậu họa không thể lường trước được

4- Ở Phân viện TP Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh hiện nay, đội ngũ những người tham gia nghiên cứu khoa học cũng

như làm công tác quản lý nghiên cứu khoa học, phần lớn đều là những giảng

viên hoặc kiêm nhiệm giảng dạy Điều này có mặt thuận lợi là qua giảng dạy và vì muốn nâng cao chất lượng giảng dạy mà nảy sinh nhu cầu nghiên

cứu khoa học Từ đó làm cho nghiên cứu khoa học trở thành một nhu cầu tự

nhiên, bức xúc và thiết thực Song đồng thời nó cũng có mặt hạn chế, đó là

thời gian và tâm trí giành cho nghiên cứu khoa học của họ không nhiều, do

khối lượng công việc giảng dạy của họ quá lớn, thậm chí quá tải, dẫn đến

lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học hàng năm của Phân viện có được còn

ít và chất lượng không cao

Ở đây còn có vấn để nữa là phần lớn người làm công tác quản lý

nghiên cứu khoa học của Phân viện, (mà cụ thể là cán bộ, nhân viên phòng

quản lý khoa học) đều chưa được đào tạo, bổi dưỡng về nghiệp vụ chuyên

môn, cũng như sử dụng các phương tiện kỹ thuật (vi tính chẳng hạn ) phục vụ cho hoạt động của mình v.v

Trang 10

a

và kiên quyết, theo hướng như sau :

Một là, Xác định rõ và quán triệt sâu sắc mục tiêu nhiệm vụ của quản

lý nghiên cứu khoa học là nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả

quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị của Phân viện, mà trước

hết là nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học thuộc tất cả các hệ lớp

(tập trung, tại chức, cao cấp, đại học) cũng như nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho giáo dục — đào tạo, hoạt động thực

tiễn, góp phần làm rõ cơ sở khoa học, tính đúng đắn của đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước

Muốn vậy, phòng Quản lý khoa học của Phân viện cần phải đổi mới tổ

chức hoạt động (phân công trách nhiệm cụ thể, ứng dụng vi tính v.v.) và có

biện pháp nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên, để từ đó nâng

cao chất lượng hoạt động của mình, nhất là trong việc tham mưu, giúp việc

cho giám đốc về xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học, xây dựng và phát

triển tiểm lực khoa học, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của

Phân viện, quản lý hỗ sơ lý lịch khoa học của các cá nhân nhà khoa học và của toàn Phân viện

Hai là, Tham mưu cho Giám đốc trong việc đặt hàng các để tài nghiên

cứu khoa học (cấp Bộ, cấp Phân viện, cấp Khoa, cấp Bộ môn) hướng vào giải quyết những vấn để thiết thực, bức xúc trong nội dung chương trình

giảng dạy các môn học đang đặt ra, như xây dựng và quán triệt những quan

điểm mới của Đảng vào các bài giảng, tổ chức việc thẩm định đánh giá chất

lượng một số bài giảng của một số giảng viên theo yêu cầu của Giám đốc, tổ

chức các cuộc hội thảo khoa học, quản lý xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học mang danh nghĩa Phân viện, thiết lập và tổ chức thực hiện các mối quan hệ hợp tác về hoạt động khoa học giữa Phân viện với các cơ quan, đơn vị bên ngồi

Ba là, Cơng tác quản lý nghiên cứu khoa học phải chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong việc phát hiện các vấn đề, nhu cầu cần nghiên cứu, đồng thời tìm hình thức, biện pháp thích hợp nhằm tạo động lực, kích thích các nhà

khoa học, nhất là các giảng viên, tích cực tự giác tham gia vào hoạt động

nghiên cứu khoa học Trong đó, vấn để cần chú trọng giải quyết là tạo điều

kiện vật chất (kinh phí, phương tiện kỹ thuật, mức thù lao ) và động viên

tinh thần (biểu dương khen thưởng, tiêu chuẩn thi đua, ghi lý lịch khoa học )

Trang 11

đối với các cá nhân và tập thể có thành tích hoạt động khoa học hàng năm Phải làm cho nghiên cứu khoa học thực sự trở thành một trong hai chức năng

cơ bản của Phân viện, là trách nhiệm và là quyển lợi của mỗi cá nhân và đơn vị trong Phân viện

Bốn là, Tích cực, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác về lĩnh vực hoạt động khoa học giữa Phân viện với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước,

bằng nhiễu hình thức thích hợp như: trao đổi thông tin, tham quan, khảo sát thực tế, báo cáo chuyên để khoa học, hội thảo khoa học, hợp tác nghiên cứu cdc dé tai khoa học v.v Đây là một yêu cầu khách quan và ngày càng quan

trọng trong thời đại bùng nổ thông tin, cách mạng khoa học — công nghệ

hiện đại, quốc tế hóa đời sống kinh tế với nhiều diễn biến phức tạp, cùng với

sự nghiệp đổi mới đất nước ta đang diễn ra sôi nổi, sinh động hiện nay Thực

hiện yêu cầu này sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng day và nghiên cứu khoa học của Phân viện TP Hồ Chí Minh

Làm tốt công tác quản lý nghiên cứu khoa học là điều kiện quan trọng và là tác nhân tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh và nâng cao lại là điểu kiện, cơ sở nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục đào tạo Do

vậy, để tạo diéu kiện hoàn thành ngày một tốt hơn nhiệm vụ chính trị của

mình, lãnh đạo và toàn thể các nhà khoa học của Phân viện TP Hồ Chí

Minh cần nhận thức, quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, từ đó tích cực, sáng tạo các hình thức, phương pháp tạo điều

kiện (vật chất và tinh thần) để đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động quản lý nghiên cứu khoa học, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nâng cao

chất lượng giảng dạy, thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ chính trị của

mình,

Trang 12

=—

XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

CUA PHAN VIEN THANH PHO HO CHÍ MINH ( THUỘC HỌC VIỆN

CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH )

_-8

a PGS: Mai Tét (I)

Mot trong nhding dinh huéng chién luge vé phat trién khoa hoc va

công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: “ Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ nước nhà, từng bước hình thành một nên khoa học và công

nghệ Việt Nam

Trong việc phát triển tiểm lực khoa học, nhân tố hàng đầu mà Nghị quyết Trung ương II khoá VIII nhấn mạnh là: ” Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ khoa học”

Điều này không những đúng với sự phát triển khoa học và công nghệ của cả nước mà cũng là vấn để nổi lên hàng đầu trong việc đẩy mạnh công

tác nghiên cứu khoa học của Phân viện bởi vì như Bác Hồ đã dạy: “ Cán bộ là gốc của mọi công việc

Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh là đơn vị được Trung ương giao nhiệm vụ đào tạo và bôi

dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt cấp Quận, Huyện, Thị

xã và một bộ phân cán bộ lãnh đạo cấp Tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước Để thực hiện nhiệm vụ có, quyết định 15QĐ/BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định các trường Đẳng trực thuộc Ban Bí thư phải

cùng một lúc thực hiện chức năng về 2 mặt

Trang 13

+ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý theo sự phân

cấp của Trung ương

+ Nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy và góp

phần phát triển công tác lý luận của Đảng

Vì vây, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học của Phân viện, chính là xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, vừa có khả

năng làm tốt vai trò của người thầy giáo đối với môn khoa học mà mình

công tác, lại vừa có khả năng và nhiệt tình trong công tác nghiên cứu khoa học để không ngừng phát huy và nâng cao năng lực trí tuệ của mình trong

giảng dạy, đồng thời góp phần xứng đáng vào sự phát triển của hoạt động

khoa học của toàn trường, xứng đáng là một trung tâm giảng dạy và nghiên

cứu khoa học về lý luận — chính trị trong khu vực

Kinh nghiệm những năm qua cho thấy, trình độ và chất lượng nghiên

cứu khoa học là điểu kiện quyết định chất lượng giảng dạy của đội ngũ

giáo viên

Người thầy giáo chỉ có thể không ngừng vươn lên theo kịp với yêu cầu đào tạo và sự đòi hỏi của người học khi tự bản thân của mỗi người không ngừng tích lũy để làm giàu vốn kiến thức của mình bằng nhiều con

đường, trong đó tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học là

con đường cơ bản nhất thúc đẩy sự trưởng thành của mỗi người

Không thể có người thây giáo giỏi nếu không chịu nghiên cứu khoa

học, không tiếp cận với những vấn để mới về lý luận và thực tiễn, khơng

hồn thiện kỹ năng nghiên cứu của mình Trái lại,lôi cuốn đông đảo cán bộ giảng dạy vào công tác nghiên cứu khoa học, chính là một phương thức

đào tạo, bồi dưỡng tốt nhất đối với những cán bộ giảng daydđã đạt một trình

độ đào tạo chuẩn nhất định

Vì vậy, trong điều kiện của một đơn vị làm công tác giáo dục như

Phân viện, vấn đề đào tạo, bổi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học

phải được đặt trong sự thống nhất với chiến lược xây dựng đội ngũ giẳng

Trang 14

dạy của nhà trường, và phải coi đây là một mắt xích trong tồn bộ cơng tác đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Phân viện

(I)

Trong mấy năm qua, nhất là từ khi chuyển từ trường Nguyễn Ái

Quốc Khu vực II sang Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia làm nhiệm vụ đào tạo cử nhân khoa học chính trị, việc

xây dựng đội ngũ cần bộ giảng dạy và nghiên cứu của Phân viện đã có

nhiều tiến bộ đáng ghi nhận mà những điểm nổi lên là:

1/- Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ngày càng được tăng cường bổ sung về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao;

Tính đến tháng 9/1999, trong tổng số cán bộ công nhân viên của

Phân viện là 310 người, đã có 193 cán bộ thuộc khối nội dung ( chiếm 62,25% )

Số cán bộ đã có quá trình giảng dạy nhiều năm của các trường trước

đây đã được tiếp tục đào tạo, nâng cao để đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá đội

ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Đến nay đã có 3 PGS ( kể cả 2

đồng chí nghỉ hưu đang hợp đồng )10 Tiến sĩ, 62 Thạc sĩ,15 đã học trên

đại học ( chuyên tụ và Nghiên cứu sinh ) và đang có 17 giáo viên học cao

học và 9 đồng chí đang làm luận án Tiến sĩ

Điều đáng chú ý là mấy năm qua Phân viện đã tuyển chọn hơn 40 cán bộ tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn để tiếp tục đào tạo, chuẩn bị đội ngũ kế cận cho những năm sau:

2/- Cơ cấu đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu của Phân viện ngày càng chuyển biến phù hợp với đặc trưng của một trường chính trị đào tạo

đội ngũ lãnh đạo và quản lý của hệ thống chính trị

Trang 15

VỀ cơ cấu chuyên ngành, số cán bộ thuộc các chuyên ngành Triết

học, khoa học kinh tế, chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đẳng và xây dựng Đẳng chiếm tuyệt đại bộ phận trong cơ cấu đội ngũ giảng dạy và

nghiên cứu [ Triết học 31, Khoa học KT:38 CNXH khoa học: 16; Lịch sử (cả

lịch st Dang) 25] Điều này nói lên thế mạnh về mặt khoa học của Phân

viện so với các trường khác

VỀ cơ cấu lứa tuổi, đến nay đã dẫn dần hình thành một đội ngũ với ba thế hệ, trong số cán bộ giảng dạy nghiên cứu có

+ Số cán bộ giảng dạy dưới 30 tuổi có 25 đ/c, chiếm 12,9%

+ Số cán bộ từ 31 tuổi đến 40 tuổi có 40 đ/c , chiếm 20,7% + Số cán bộ từ 41 tuổi đến 50 tuổi có 71 đức, chiếm 36,78% + Từ 51 đến 60 tuổi có 43 đ/c, chiếm 22,27%

+ Trên 60 tuổi 7 đc , chiếm 3,6%

Với cơ cấu đó, nếu Phân viện có chính sách bôi dưỡng nâng cao một cách tích cực, thì sẽ có khả năng khắc phục tình trạng hãng hụt giữa các

thế hệ trong những năm từ 2005 trở đi

3/- Cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, hoạt

động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng dạy đã có sự chuyễn biến

tích cực; Trong 10 năm qua đã có 107 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu

tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chiếm tỷ lệ 63% số

cán bộ nội dung:

Đã thực hiện 60 để tài khoa học bao gồm 1 đề tài nhánh cấp nhà nước, 10 để tài cấp Bộ, 6 để tài phối hợp với địa phương, 40 đề tài cấp

Phân viện; có 89 đồng chí viết bài cho tạp chí

Chất lượng các để tài Càng ngày càng được nâng cao, có tác dụng phục vũ cho công tác giảng dạy và góp phần thúc đẩy phong trào các địa phương `

4/- Điểm nổi bật trong phẩm chất của đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu

của Phân viện là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác-

Trang 16

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng, với đường lối chính sách của Đẳng, với con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; luôn luôn giữ vững lối sống

lành mạnh, trong sạch

Với quy mô và cơ cấu đội ngũ khoa học và những phẩm chất nêu

trên, nếu tạo được lòng say mê khoa học và có động lực thúc đẩy, hoạt

động khoa học của Phân viện chắc chắnsẽ đạt được những thành tựu lớn hơn nhiều so với những gì đã làm được những năn qua

Tuy nhiên , đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện cũng bộc lộ

những hạn chế và yếu kém sau đây:

Chậm triển khai một chiến lược phát triển tiểm lực khoa học,

trước hết là tiểm lực con người, vì vậy, chậm có một kế hoạch lâu dài về phát triển và nâng cao tiểm lực khoa học hiện có, cũng chưa có một kế

hoạch đào tạo cơ bản, lâu dài để hình thành một cách căn cơ lực lượng khoa học của các bộ môn trong Phân viện, nhất là những bộ môn khoa học cơ bản đặc trưng cho một trường Đại học chính trị, đào tạo cán bộ lãnh đạo; Trừ các môn học về chủ nghĩa Mác — Lênin, nhất là Triết học, kinh tế chính trị vốn là những môn học có tiểm lực khoa học từ lâu, thì một số bộ

môn rất đặc trưng cho chức năng của Phân viện như chính trị học, xây dựng Đẳng chưa được tăng cường đúng với vị trí của nó: Ví dụ: Khoa xây

dựng Đảng đến nay chỉ có 05 giáo viên trong đó chỉ có 3 đồng chí học chuyên tu, không có Phó Tiến sĩ hoặc Tiến sĩ; Khoa chính trị học còn đến

4/7 đang ở trình độ Đại học

- Việc phát huy tiểm lực trí tuệ của đội ngũ hiện có còn hạn chế do

khối lượng giảng dãy quá lớn, và do nghiên cứu khoa học chưa thật sự trở thành một nhu cầu nội sinh, như cầu tự phát triển và do chưa tạo được

động lực thúc đẩy, nên mức độ tham gia hoạt động khoa học của đội ngũ

giảng dạy, nghiên cứu còn it; Phan lớn các Trưởng khoa chưa làm chủ

nhiệm đề tài cấp bộ, các để tài cấp Phân viện phần lớn là viết lại giáo

trình, tham gia các cuộc hội thảo, còn các để tài có tính lý luận — thực

tiễn để phục vụ cho giảng dạy do cá nhân tự đăng ký thực hiện còn ít

Trang 17

Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn làm đầu tàu

cho công tác nghiên cứu khoa học của khoa và Phân viện, toàn phân viện

chỉ có 3/16 Trưởng khoa hoặc bộ môn có học hàm Tiến sĩ khoa học; cả

Phân viện chỉ có 1 Phó giáo sư; nhiều Trưởng khoa hoặc bộ môn chưa phát huy-tốt vai trò của mình trong hoạt động khoa học của đơn vị

Việc mở rộng quan hệ với các viện, các trung tâm khoa học trong

vùng để vừa tạo địa bàn rộng lớn cho cán bộ tham gia hoạt đông khoa học, vừa thông qua đó để trao đổi kiến thức, nâng cao đội ngũ của Phân viện con hạn hẹp

Nhìn chung lại, đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu không đến nổi

quá ít, nhưng tiểm năng nghiên cứu khoa học còn hạn chế Tinh thần say

sưa nghiên cứu khoa học, coi đó như là một nhu cầu bức thiết chưa mạnh,

Phân viện cũng chưa tạo được động lực để thúc đẩy cán bộ tham gia hoạt động khoa học

(II)

Bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước, với việc triển khai mạnh mẽ sự nghiệp công nghiệp hoá ~ hiện đai hoá đất nước khi bước vào

những năm đầu của thiên niên kỷ mới, với những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển, nhiều vấn đề đang đặt ra phải làm

sáng rỏ về mặt khoa học để đáp ứng nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu

cầu và tiêu chuẩn của người lãnh đạo trong điểu kiện phát triển mới của đất nước, mặt khác, với chức năng của Phân viện cũng cần thiết phải nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học để góp phần phát triển lý luận Chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh trong điều kiện mới của đất nước và thời đại trong những năm tới

Để làm được nhiệm vụ đó, vấn để then chốt vẫn là: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học với yêu cầu:

+ Đủ về số lượng

Trang 18

+ Có cơ cấu hợp lý về chuyên ngành phù hợp với đặc trưng

của một đơn vị đào tạo đại học về khoa học chính trị

+ Có trình độ nghiên cứu khoa học ngày càng cao để nâng cao chất lượng hoạt động khoa học và chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo và quan ly của Đảng và nhà nước theo sự phân công của Bộ chính trị

+ Phát huy được ảnh hưởng về mặt khoa học của Phân viện đối với các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu lý luận chính trị

trong vùng

Sau đây là một số phương hướng để xây dựng và nâng cao đội ngũ

cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

1/- Trên cơ sở hoàn thiện chiến lược đào tạo để góp phần hình thành

và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị chủ chốt của các địa

phương do Phân viện phụ trách mà xác định và hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tương ứng với

nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới :

2/- Cần có một chủ trương nhất quản, kiên quyết trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn bảo đảm

Đến năm 2005, tất cả các Trưởng khoa, Trưởng bộ môn phải bảo

vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học Đối với những Trưởng khoa, bộ

môn, xét ra không đủ điều kiện để bảo vệ luận án thi cần có kế hoạch chuẩn bị người thay thế; Phân viện cần giao chỉ tiêu phấn đấu về khoa học và ngoại ngữ để các trưởng phó khoa có thể thi vào các lớp nghiên cứu

sinh để bảo vệ học vị Tiến sĩ

Đối với những đồng chí đã là Tiến sĩ, phải phấn đấu có nhiều công trình khoa học cấp bộ, cấp trường, cấp quốc gia và đủ tiêu chuẩn

ngoại ngữ để được phong Phó giáo sư, Giáo sư

Đối với những cán bộ giảng dạy có tiểm năng phát triển, cần tạo

điều kiện để họ phấn đấu trở thành Tiến sĩ khoa học

Trang 19

Số đã có học vị Tiến sĩ, cần giao các chỉ tiêu về nghiên cứu khoa học để họ không ngừng phát triển về mặt khoa học

3/- Rà sốt lại tồn bộ đội ngủ, đánh giá đúng tiểm năng và triển

vọng phát triển của từng cán bộ để có chính sách tương ứng: Phương hướng

chung là cố gắng nâng cao trình độ khoa học để họ đáp ứng ngày càng tốt

hơn Tuy nhiên đối với một số cán bộ giảng dạy tỏ ra không có khả năng

phát triển, không thích ứng với nghề nghiệp đang làm thì kiên quyết

chuyển công tác khác có lợi cho họ và tạo điều kiện cho các đơn vị quản lý

tốt hơn về chuyên môn, nghiệp vụ

4/- Trong việc bổ sung lực lượng trẻ để chuẩn bị đội ngũ cho tương

lai, cần tiến hành một cách căn cơ hơn; Việc chọn một số sinh viên tốt

nghiệp các trường Đại học để bổ sung cho đôi ngũ giảng dạy và nghiên cứu lúc này là cần thiết; Đối với số này điều quan trọng là một kế hoạch đào tạo cơ bản hết sức công phu bao gồm:

+ Những kiến thức chung về khoa học chính trị

+ Sự hiểu biết cơ bản và sâu sắc về khoa học chuyên ngành

+ Những trí thức thực tiễn về kinh tế xã hội của đất nước và

các tỉnh do Phân viện phụ trách

+ Năng lực sự phạm và nghiên cứu khoa hoc

Trên cơ sở đó, đưa số này dần dần tham gia công tác giảng dạy và

chuẩn bị điều kiện để theo các lớp sau và trên đại học

Tuy vậy, theo tôi, con đường cơ bản vẫn là trường phải tự đào tạo ra đội ngũ cho mình Muốn vậy, cần để nghị Học viện giao cho Phân viện mở các lớp đại học chuyên ngành Mác-Lênin và một số chuyên ngành khác, như xây dựng Đảng - Lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó lựa

chọn những sinh viên ưu tú để bổ sung cho đội ngũ của Phân viện Cũng có thể để nghị mở lớp Đại học chính trị 4 năm cho số tốt nghiệp trung học phổ thông, có triển vọng đào tạo thành cán bộ chính trị cho địa phương và thông qua các lớp này mà lựa chọn những sinh viên có triển vọng để bổ

sung cho đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu của Phân viện

Trang 20

5/- Cần chủ đêng để xuất và thực hiện một số chính sách, tao ra

động lực thúc đẩy cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học; Đã đến lúc chấm

dứt việc lấy biên soạn giáo trình làm hướng chính cho nghiên cứu khoa

học, mà hướng cán bộ đi vào các đề tài có tính lý luận và thực tiễn, đòi hỏi

cao về tư duy khoa học của người nghiên cứu và sản phẩm khoa học phải

thể hiện công lao khoa học của cá nhân người nghiên cứu, không phải là sự sao chép từ các giáo trình cũ thành giáo trình mới, từ giáo trình chuẩn

thành giáo trình của bộ môn

Trên cơ sở đó một chính sách đãi ngộ đủ khuyến khích nghiên cứu

khoa học, ít nhất là không kém thù lao đi giảng ngoài trường

6/- Cuối cùng là phải tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của Giám đốc Phân viện đối với công tác cán bộ, từ đào tạo, bôi dưỡng, đánh giá bố

trí sử dụng, đề bạt, tạo điều kiện về hoạt động khoa học cho đội ngũ cán bộ

khoa học của Phân viện /

Trang 21

NGUỒN TÀI LỰC PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC Ở PHÂN VIỆN THÀNH PHO HO CHi MINH

GR œ8 C§ #2 #2 #2 xe

Đặng Thị Đã Tài lực khoa học bao gồm toàn bộ các khoản kinh phí, vốn đầu tư bằng tiền cho hoạt động nghiên cứu khoa học Nó là một yếu tố không thể

thiếu để quản lý khoa học Nó cũng là một căn cứ quan trọng để xem xét

tiém lực khoa học của một quốc gia Mặc dù nó không phải là yếu tố quan

trọng nhất đóng vai trò chủ thể nhưng cùng với các nguồn lực khoa học khác nó là yếu tố phương tiện của chủ thể hành động Như vậy, tài lực khoa học là một trong những nguồn lực cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học

Phân viện Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia được giao nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học song những năm

qua nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được yêu câu đã để ra

Một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động khoa học chưa phát triển

được là do nguồn tài lực phục vụ cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế

Hàng năm nguồn kinh phí dành cho hoạt động này không có một khoản

riêng và những quy định về chế độ chính sách đối với hoạt động này quá

lạc hậu so với thực tế cuộc sống đang diễn ra Một vài năm trở lại đây do

xác định được vị trí quan trọng của nghiên cứu khoa học, nó không chỉ nâng

cao trình độ của cán bộ nghiên cứu giảng dạy trong Phân viện mà còn khẳng định được vị trí của một Phân viện chính trị ở khu vực phía Nam Cho nên, lãnh đạo Phân viện đã có những quy định và chính sách kịp thời

khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học và một trong những chính sách đó là hỗ trợ tích cực về mặt tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Để thấy được nguồn tài lực có vai trò quan trọng như thế nào, xin điểm qua một vài số liệu về việc cung cấp nguồn tài lực cho hoạt động khoa học ở Phân viện TP.Hồ Chí Minh qua các giai đoạn

- Giai đoạn 1990 — 1994

Trang 22

Tháng 3 năm 1990 Trường Nguyễn Ai Quốc khu vực 2 được thành lập trên cơ sở sát nhập 4 trường ở khu vực phía Nam Mặc dù trong quyết

định thành lập trường đã ghi rõ nhiệm vụ của trường là đào tạo và nghiên

cứu khoa học Song ở giai đoạn này do ảnh hưởng của nhiều yết tố cả khách

quan và chủ quan mà hoạt động khoa học không được chú trọng Nguồn

kinh phí dành cho hoạt động khoa học không đáng kể Trung tâm nghiên cứu khoa học của trường được thành lập với cán bộ, phần lớn là chuyên viên cao cấp làm nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý khoa học và xuất bản một tờ nội san “Kỷ yếu khoa học” Nguồn kinh phí ở giai đoạn này chỉ đành cho xuất

bản tờ kỷ yếu, mỗi năm ra 3 số

Năm 1991 : 3 số với 56 bài viết Năm 1992 : 3 số với 59 bài viết

Năm 1993 : 3 số với 48 bài viết

Năm 1994 : 3 số với 30 bài viết, sau đó chuyển thành tờ ' "Thông tin khoa học” và tách khỏi Trung tâm nghiên cứu khoa học thành đơn vị riêng

Tiền nhuận bút trả cho | bài viết từ 40 — 60.000 đ / 1 bài

Giai đoạn này Phân viện cũng tiến hành 2 để tài khoa học cấp Phân

viện do đồng chí Tô Văn Giai và Nguyễn Xuân Quang làm chủ nhiệm tập hợp một số lượng lớn các cán bộ nghiên cứu giảng đạy ở các phòng, khoa

khối nội dung tham gia Song kinh phí dành cho các đề tài này là không đáng kể, mỗi bài viết tham luận được trả 20.000 đ Đi khảo sát thực tế Phân

viện cho xe đưa đón, đến địa phương có địa phương giúp đỡ ăn ở Như vậy,

hoạt động khoa học là theo nghĩa vụ mà chủ yếu là do tính tự giác và lòng

ham thích nghiên cứu khoa học của một số cán bộ đâu đàn trong Phân viện

chứ không có sự khuyến khích về mặt vật chất Vì thế, giai đoạn này hoạt động nghiên cứu khoa học chưa đi vào nề nếp

- Giai doan tiv nam 1995 — nay

Sau khi có quyết định 61/QĐÐTW và thông tư số 06 TT/TW hướng dẫn thi hành quyết định số 61, trường Nguyễn Ai Quốc khu vực II chuyển

thành Phân viện TP Hồ Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh thì hoạt động khoa học đã được chú trọng đúng mức Trung tâm nghiên cứu khoa học chuyển thành phòng Quản lý khoa học có nhiệm vụ theo dõi quản lý các hoạt động khoa học và dự trù nguồn kinh phí cho hoạt

Trang 23

động này Bắt đầu từ năm học 1994 — 1995 hàng năm số lượng các để tài

khoa học, các cuộc hội thảo khoa học đều được triển khai với số lượng lớn và Phân viện cũng dành cho một nguồn tài chính đáng kể tăng dẫn theo các năm Tờ "Thông tin khoa học” chuyển thành “Tạp chí khoa học chính trị”

có nguồn kinh phí riêng thu thêm được từ quảng cáo, song mỗi số Phân viện

cũng phải hộ trợ 12 triệu đồng Hàng năm Học viện Chính trị Quốc gia đều giao cho Phân viện triển khai từ 1 đến 2 để tài khoa học cấp bộ

Nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học ở các năm của

giai đoạn này như sau: - Năm 1995

Tổ chức 7 cuộc Hội thảo khoa học, trong đó có 2 cuộc hội thảo phối

hợp với địa phương, chi phí ăn, ở cho các đại biểu do địa phương đảm nhiệm, tiền bài viết và xuất bản kỷ yếu sau hội thảo do Phân viện đảm

nhiệm 5 cuộc hội thảo tại Phân viện với 67 bài tham luận mỗi bài được trả 100.000 d

Triển khai 5 để tài khoa học cấp Phân viện, để tài cao nhất là

8.000.000 đ thấp nhất là 4.000.000 đ Một để tài khoa học cấp bộ được triển

khai với kinh phí là 12.000.000 đ

- Nam 1996 `

Tổ chức 4 cuộc hội thảo khoa học với 41 bài tham luận, số tiền thù

lao cho nguời viết là 100.000 đ

Triển khai 9 để tài khoa học cấp Phân viện, bình quân 7.000.000 đ/1 để tài 2 để tài khoa học cấp bộ với kinh phí 28.000.000 đ

- Nam 1997

Bất đầu từ năm 1997 Ban giám đốc Phân viện đã quyết định điều

chỉnh một số chế độ thù lao của hoạt động nghiên cứu khoa học cho phù hợp

với tình hình thực tế và khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của

Phân viện Có thể nói qua tìm hiểu thực tế ở các Phân viện bạn thì mức độ

thù lao cho hoạt động khoa học ở Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh là được cải thiện hơn cả

Trang 24

Mức thù lao cho một bài viết tham gia hội thảo được chia làm 3

loại

Loại A : 200.000 đ Loại B : 150.000 đ Loại C : 100.000 đ

Sở đĩ có sự phân loại như vậy là để khuyến khích mọi người nâng

cao chất lượng bài viết của mình Loại C là loại chất lượng thấp không sử dụng trong hội thảo, song lãnh đạo Phân viện vẫn quyết định trả thù lao để

động viên người viết vì đa số các bài xếp loại C thuộc đối tượng là đội ngũ giảng viên mới tuyển chọn đang trong quá trình tập sự, trả thù lao để

khuyến khích các em cố gắng vươn lên Với những người có thâm niên lâu năm mà chất lượng thấp thì cũng thấy được hạn chế của mình mà dành thời gian đầu tư cho bài viết

Năm 1997 có 4 cuộc hội thảo khoa học, 2 cuộc phối hợp với địa

phương

ch¡ 14.000.000 đ, 2 cuộc hội thảo tại Phân viện chỉ 20.000.000 d, 5 dé tài

khoa học cấp Phân viện chi 35.000.000 đ, 2 để tài khoa học cấp bộ

40.000.000 đ

- Năm 1998

Dự trù kinh phí chung cho hoạt động khoa học để cấp trên duyệt là

560.triệu đồng Bởi vì, hàng năm ngoài số tiễn là những con số thống kê cụ

thể của các để tài, các cuộc hội thảo còn một số tiền không nhỏ cũng phục

vụ cho hoạt động khoa học là tiền đi nghiên cứu thực tế, xăng xe đi khảo

sát, hội họp, kể cả xăng xe đi khảo sát các để tài cấp Bộ Phân viện cũng hộ

trợ chứ không lấy trong để tài Vì vậy, chỉ riêng số tiền cấp cho để tài cấp

Phân viện năm 1998 là 69.670.000 đ Số kinh phí hội thảo khoa học là 30 Triệu đồng, 2 để tài khoa học cấp Bộ với kinh phí 55.000.000 đ

- Năm 1999 -

Nguồn kinh phí dành cho để tài khoa học là 73 triệu đồng — 4 cuộc

hội thảo khoa học, một cuộc hội thảo phối hợp với Viện khoa học xã hội tại

Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng kinh phí là 70 Triệu đồng Năm 1999 kỷ

niệm 50 năm trường Đảng miền Nam, Phân viện cũng tổ chức mời các đồng

chí cán bộ giảng dạy trước đây và hiện nay của Phân viện biên Soạn cuốn

Trang 25

sách "50 năm trường Đảng miền Nam - Phân viện Thành Phố Hồ Chi Minh” với kinh phí gần 50 triệu đồng 2 để tài khoa học cấp Bộ với kinh phí

55 Triệu đồng - Năm 2000

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Phân viện TP.Hồ Chí Minh đang

dần được nâng cao cả về số lượng va chất lượng

Với 16 để tài khoa học cấp Phân viện đã được đuyệt số kinh phí

dành để triển khai là : 130.000.000 đ

6 tháng đầu năm đã tiến hành 2 cuộc hội thảo khoa học với số kinh phí là 34.000.000 đ

Trên đây là một vài số liệu thống kê vể nguồn kinh phí dành cho

hoạt động nghiên cứu khoa học những năm gần đây ở Phân viện TP Hồ Chí

Minh Đó là những con số cụ thể đành cho các để tài và các cuộc Hội thảo

khoa học, còn một nguồn tài chính không nhỏ là trả lương cho cán bộ khoa học Vì Phân viện vừa có nhiệm vụ giảng đạy vừa có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nên nguồn kinh phí dành cho hoạt động này không có sự phân biệt

rach roi

Có thể nói so với hoạt động giảng dạy thì nguồn kinh phí đầu tư cho

hoạt

động khoa học là chưa tương xứng Lấy ví dụ : nếu một giảng viên đi giảng

một ngày ở lớp tại chức I0 tiết được trả 200.000 đ, giảng 10 tiết ở Trường đại học dân lập được trả 500.000 đ thì viết 1 bài hội thảo khoa học hoặc một

chuyên đề cho để tài khoa học được trả 200.000 đ (mà không thể viết trong

một ngày mà phải nhiều ngày) rõ ràng nghiên cứu khoa học sẽ không hấp dẫn Song dù sao đi nữa so với các đơn vị bạn thì những năm qua nguồn kinh

phí dành cho hoạt động khoa học ở Phân viện TP Hồ Chí Minh là không

nhỏ nếu so sánh với các trường chính trị Tỉnh như Trường Chính trị Lâm Đồng cho đến thời điểm hiện nay một bài viết hội thảo khoa học được trả thù lao 40.000 đ thì số tiền 150 — 200.000 đ cho một bài viết ở Phân viện

Trang 26

A Einstein nhà vật lý học nổi tiếng người Đức, người được cộng đồng các nhà khoa học thế giới chọn làm biểu tượng của thế ky XX ~ thé ky của

khoa học và công nghệ đã từng nói “ khoa học là một thứ tuyệt vời nếu như

ta không phải kiếm sống bằng khoa học ” từ câu nói của ông, xin được nêu

một vài suy nghĩ xung quanh vấn đề này Đội ngũ làm khoa học ở Phân viện TP Hồ Chí Minh hiện nay so với các đơn vị bạn, số cán bộ có học hàm học

vị có khả năng nghiên cứu khoa học ở Phân viện TP Hồ Chí Minh là không nhiều, phần lớn trong số họ lại làm cán bộ quản lý trưởng, phó các khoa phòng Trong khi đó khu vực Nam bộ lại là khu vực mà nhu cầu học tập chính trị là rất lớn (Ngay cả Học viện và Phân viện báo chí cũng vào mở lớp ở khu vực này, do Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh không có khả năng đảm nhận hết) Hơn nữa, Thành phố Hê Chí Minh lại là nơi tập trung các

trường đại học dân lập, các trường này cũng cần một đội ngũ cán bộ giảng

dạy các môn lý luận Mác — Lênin, cho nên, ngoài thời gian giảng dạy Ở Phân viện những người này lại được các trường dan lap mời cộng tdc — vi thé

hầu hết thời gian họ dành cho giảng dạy Dù muốn hay không chúng ta cũng

phải nhìn nhận một thực tế, đồng lương của chúng ta hiện nay không đủ để

nuôi con cái ăn học, nhà khoa học không thể vì danh vọng của mình mà

không lo cho tương lai con cái Một bên kiếm sống bằng khoa học và một bên kiếm sống bằng giảng dạy nếu họ có khẩ năng giắng dạy chắc chắn họ

sẽ chọn cách thứ hai Điểu đó đã lý giải vì-sao ở Học viện và các Phân viện

bạn số cán bộ đăng ký tham gia các để tài khoa học nhiều và nhiều khi

không đủ kinh phí để họ tham gia Trong khi đó ở Phân viện TP Hồ Chí Minh không có hẳn một khoản kinh phí cho hoạt động khoa học song lãnh

đạo Phân viện vẫn sẵn sàng chỉ cho khoa học nếu đó là những công trình có

ích, mặc dù có thù lao song so với giảng dạy còn qúa khiêm tốn Cơ quan

quan lý khoa học tìm mọi cách mà chủ yếu là động viên, thuyết phục Song

số người tham gia vẫn không nhiều, họ chủ yếu làm theo nghĩa vụ viết một

vài bài hội thảo hoặc đăng tạp chí để lấy công trình xét thi đua, nhiều người đã thật thà tâm sự : dạy xong một bài nhận tiển chẳng ai góp ý, làm khoa

học giấy trắng mực đen lại bị nói ra, nói vào

Để hoạt động khoa học ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất

lượng xin có một vài kiến nghị về mặt tài lực như sau :

- Đối với Học viện : Học viện được giao nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo các Phân viện về mặt chuyên môn nhưng không có quyển chỉ đạo về mặt tài

chính, không phải là đơn vị cung cấp tài chính cho nên hầu như Học viện

Trang 27

không có một văn bản nào quy định về chế độ chỉ tiêu tài chính cho các hoạt

động khoa học một cách thống nhất Vì thế, cũng trong một hệ thống nhưng mỗi đơn vị vận dụng một cách khác nhau Có lẽ đã đến lúc Học viện nên

kiến nghị với Đảng và Chính phủ cả chuyên môn và tài lực nên tập trung

một nơi quản lý mà cụ thể là Học viện để có chế độ thống nhất chung

- Đối với Phân viện TP Hồ Chí Minh : Vài năm trở lại đây nguồn tài

chính dành cho hoạt động khoa học không phải là ít nhưng Phân viện lại không dành một khoản nào để khen thưởng cho hoạt động này Vì vậy,

nhiều người có tâm huyết với hoạt động khoa học nhưng họ vẫn cảm thấy

không có sự động viên, khuyến khích Đề nghị hàng năm Phân viện nên

dành một ít kinh phí để khen thưởng cho những cần bộ có thành tích trong

hoạt động khoa học và tổng kết 5 năm hoặc 10 năm về hoạt động khoa học

nên có những phần thướng xứng đáng

Trang 28

THONG TIN TƯ LIEU VGI VAN DE NGHIEN CUU KHOA HOC

N

¬

Tấn Hồng ”

1/⁄- VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TU LIEU DO! VOI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng dạy là sử dụng một lượng thông tin đã có để làm rõ những vấn để lý luận khoa học, nhằm nâng cao nhận thức lý luận khoa học cho người học Con nghiên cứu khoa học là sử dụng một lượng thông tin đã có để suy nghĩ, nghiền ngẫm, nhào nặn để sản xuất ra những sản phẩm khoa học lý luận mới Như vậy , giảng dạy chỉ tiêu dùng những loại thông tin đã có, và không làm giàu thêm thông tin, còn nghiên cứu khoa học là tiêu dùng thông tin đã có để sản sinh ra những thông tin mới, làn giàu thông tin thêm lên,

lần cho khoa hoc lý luận phát triển Nếu đứng về góc độ phát triển , thì

nghiên cứu khoa học rất là quan trọng Chính vậy, thông tin tự liệu phục vụ nghiên cứu khoa học cũng rất quan trọng Thông tin tư liệu càng phong phú,

càng có chất lượng, làm cho nghiên cứu khoa học phát triển với tốc độ

nhanh và có chất lượng

Ngày nay, loài người đã chứng kiến một cuộc bùng nổ thông tin thật đáng kính ngạc Sách báo trong nước và trên thế giới có hàng triệu tên,

chứa đựng đầy ắp muôn hình chủng loại thông tin, mang đến cho con người, thúc đẩy con người, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển chưa từng thấy Người có sức đọc phi thường cũng không tài nào ngấu nghiến hết

tài liệu khoa học, mà cũng chỉ tiêu dùng trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình mà thôi Ai, nhà khoa học nào cần thứ gì, loại thông tín nào cũng có

trong xã hội, vấn để là biết tìm đến nó hay không Ở đây, các trung tâm

thông tin tư liệu có nhiệm vụ thu thập, khai thác và cung cấp thông tin theo

yêu cầu lĩnh vực khoa học của mình

Trí thức khoa học, trí tuệ của con người phát triển rất nhanh và đổi

mới không ngừng, đòi hỏi người nghiên cứu khoa học phải theo sát những thành tựu mới của khoa học, nếu không thì hoạt động khoa học của mình

khó mà tổn tại Những ai hoạt động khoa học lý luận mà không nắm bắt

Trang 29

kịp thời những thành tựu khoa học lý luận mới, thì cố nhiên sẽ tự minh đào

thải lấy mình

Những thông tin tư liệu đang vận hành xung quanh đời sống con

người là thể hiện kết quả sáng tạo khoa học của con người, và đồng thời nó

là từ nguyên liệu để sản xuất mới các loại sản phẩm trí tuệ, là chất xúc

tác kích thích sự ham mê nghiên cứu, học tập, là ánh sáng gợi mở cho người ta những để tài nghiên cứu , những phương hướng nghiên cứu Chính

sự vận hành của nó làm cho người ta biết được những vấn đề lý luận gì chưa được giải quyết, hoặc được giải quyết đến đâu, hoặc lý luận đã đi chệch đường như thế nào so với đời sống thực tế, tức là có thể trở thành vật kiểm nghiệm đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ Chẳng hạn, nhờ Thông tin tư liệu mà Đảng ta phát hiện ra chế độ bao cấp là sai, mà

cần phải chuyển sang kinh tế thị trường ; nhờ thông tin tư liệu mà Đảng ta

có nhận thức mới và ra Nghị quyết 10 trong nông nghiệp, đã làm đổi đời

cho nông thôn và cho đất nước v.v

Một người thầy giáo phát triển nhanh về trí tuệ, giảng hay, có uy tín

nghề nghiệp, người nghiên cứu khoa học viết tác phẩm có giá trị, thì dĩ

nhiên nhờ biết sử dụng nhiều loại thông tin tư liệu, chịu khó mày mò để sáng tạo Người học viên biết sử dụng thông tin tư liệu từ khi nghe trên lớp

đến khi thu thập, khai thác các loại thông tin ấn phẩm, v.v và chịu khó

đọc, nghiền nghẫm, thì dĩ nhiên sẽ thành công trong học tập, sau này về địa phương công tác sẽ vận dụng thành công lý luận vào thực tiễn địa phương mình

C,Mác viết bộ tư bản , nhờ đọc và tích lũy tư liệu nhiều năm ở thư

viện Luân Đôn, và V.I.Lênin, để sáng tác cuốn “ Chủ nghĩa đế quốc giai

đoạn tột cùng của chủ - nghĩa tư bản” nhờ ghi những tài liệu cần thiết vào

20 cuốn vở, có cả thay 40 trang in Viết cuốn “ Sự phát triển chủ nghĩa tư

bản ở Nga”, Người ta sử dụng trên 300 tài liệu của nhiều tác giá khác nhau Người rất coi trọng bất cứ một tư liệu thông tin nào Người nói : “ Không có sách thì không có trí thức Không có trí thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”

Thông tin tư liệu có thể chiếm 50 % của một tác phẩm khoa học, cố

nhiên không phải là cóp - pi Nếu nhà nghiên cứu khoa học biết sử dụng thông tin tư liệu thì có thể giảm thời gian nghiên cứu rất nhiều lần, có nghĩa

năng suất lao động nghiên cứu tăng lên nhiều lần Dân ta có câu tục ngữ “

Trang 30

»*

có bột mới gột nên hỗ” , cho nên, người thông minh đến mấy cũng không

thể ngồi viết nên một tác phẩm khoa học mà không cần một loại thông tin

tư liệu nào Nói như vậy có nghĩa, nghiên cứu khoa học lệ thuộc hẳn vào

thông tin tư liệu

Vai trò quan trọng của thông tin tư liệu biểu hiện rất rõ ở chỗ, những

năm qua lý luận Mác xít bị sự chống trả, phản bác, phỉ báng của nhiều trào

lưu lý luận, làm nhiễu loạn thông tin, tác động vào hàng ngũ cán bộ lý

luận, cán bộ công tác tư tưởng của ta, cả một số cán bộ cao cấp, làm diễn biến tư tưởng, rỗi chạy theo địch, quay lại chống đảng , một số khác mất lồng tin, một số ngấm ngầm chờ thời cơ, thì những thông tin tư liệu chính

thống từ các đắng Mác xít đã có tác dụng ngăn chặn, làm trong sạch trở lại bầu không khí tư tưởng, ổn định tình hình xã hội

II/- TỔ CHỨC THỘNG TIN TƯ LIỆU PHỤC VỤ)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC :

Đối tượng phục vụ thông tin tư liệu của Phân viện là giảng dạy và nghiên cứu khoa học Nhưng ở đây ta bàn sâu vào phục vụ nghiên cứu khoa

học

Như chúng ta biết, nghiên cứu khoa học không những phục vụ giảng

day và học tập, mà theo vị trí của Phân viện, nghiên cứu khoa học cần thiết

đóng góp vào việc hình thành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ngoài ra còn giúp sức các tỉnh - thành nghiên cứu các biện pháp phát triển địa phương Đó là chức năng, nhiệm vụ cơ bản và phương hướng nghiên cứu khoa học của ta

Thông tin tư liệu căn cứ vào đó để ra nhiệm vụ cụ thể để phục vụ nghiên cứu khoa học Trước hết , chúng ta cần nhận thức một cách đây đủ

là công tác nghiên cứu khoa học của Phân viện phát triển nhanh, hay chậm phát triển cố nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân cơ bản là nó tùy thuộc vào công tác thông tin tư liệu

Phân viện của ta hình thành từ 4 trường Đảng Mỗi trường có một

Phòng thông tin tư liệu, có một kho sách tương đối đẩy đủ để phục vụ giảng dạy của môi trường Khi sát nhập, 4 kho sách đó được tập hợp lại thành một kho sách khổng lỗ của thư viện Từ đó mỗi năm ( từ 1993) được bổ

sung nhiều loại sách mới với một lượng kinh phí tương đối lớn Đến bây giờ

Trang 31

tổng số sách báo đó có khả năng phục vụ tốt cho nghiên cứu khoa học Nếu

ta khai thác hết lượng thông tin đó thì hiệu quả nghiên cứu càng cao Tuy bị

mất mát nhiều loại sách qúi khi sát nhập, nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều sách vào loại qúi hiếm

Căn cứ vào kho sách của thư viện, ta có thể xếp vào các loại sau đây

để phục vụ nghiên cứu khoa học

1/- Loại sách kinh điển : Loại sách này bao gồm Mác - Ang ghen, Lênin và Hồ Chí Minh toàn tập và tuyển tập , cũng như những tập lẻ như

bộ “ Tư bản”, “ Biện chứng của tự nhiên”, “ chống Đuy-rinh” , “ Sự phát

triển chủ nghĩa Tư bản ở Nga”, “ Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng

của chủ nghĩa tư bản”, “ vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội”, “ Về xây

dựng Đảng” của Hồ Chí Minh v.v Bên cạnh những tác phẩm kinh điển

lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh còn có những tác phẩm lý

luận chính trị của Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng v.v cũng xếp

vào loại kinh điển

Những loại sách kinh điển này, nhất là các tác phẩm của Mác, Ang ghen, Lênin và Hổ Chí Minh, là những loại sách cẩm nang của người

nghiên cứu khoa học, người thầy dạy lý luận Nói năng viết lách đều từ đó

cộng với thực tiễn, tức là từ nguyên lý liên hệ với thực tiễn sẽ trở thành những lời dạy của người thầy, của người nghiên cứu Một bài giảng, hay một tác phẩm nghiên cứu khoa học mà người ta không biết nó thuộc hệ tư tưởng nào, thì coi như đã hỏng, vô tích sự Nếu một bài giảng, hay một tác phẩm nghiên cứu khoa học biết sử dụng những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn kết hợp một cách khắng khít với thực tiễn sinh đông, thì dĩ nhiên

bài giảng đó; tác phẩm nghiên cứu đó sẽ có sức mạnh V.I.Lênin đã nói

“ ngay từ lúc mới bắt đầu viết sách báo và hoạt động cách mạng, Mác đã

trình bày hoàn toàn rõ ràng những điều ông đòi hỏi lý luận xã hội học là : lý luận đó phải mô tả chính xác quá trình hiện thực, và chỉ cần thế thôi” f) Cho nên, sách kinh điển là người bạn tình của người nghiên cứu khoa học, của người thầy giáo Phòng thông tin tư liệu đã và đang khai thác các loại sách kinh điển bằng hình thức trích kinh điển theo chuyên dé về phục vụ nghiên cứu và giảng dạy

Trang 32

te

Loại sách này bao gồm những văn kiên đại hội, văn kiện hội nghị

Trung ương , các thông tư chỉ thị của Bộ Chính trị, của trung ương Đảng, các nghị định quyết định của Chính phủ; nghị quyết của quốc hội, cũng như những nghị quyết của các Bộ, ban, Ngành v.v

_ Những loại thông tin tư liệu này là chỗ dựa, là hướng đi cho những

nhà nghiên cứu Những nhà nghiên cứu lấy nó làm nên để sáng tạo tác

phẩm phục vụ đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đóng

góp vào việc hình thành đường lối, chính sách Tất cả tác phẩm nghiên cứu

khoa học đều nhằm nâng cao trí tuệ con người; đưa con người có nhận thức ngày càng cao hơn Đồng thời nhằm giải thích, minh họa đường lối chính

sách, làm cho mọi người nhận thức đúng đắn đường lối chính sách để hoạt

động ngày càng có hiệu quả hơn

Đường lối chính sách là sản phẩm của trí tuệ, thông qua sự phát huy

dân chủ từ trên xuống từ dưới lên, cuối cùng thông qua bộ não tinh tuý

nhất của Đại hội toàn Đảng để thực hiện trong toàn xã hội Cho nên các

tác phẩm khoa học phải đúng với đường lối, chỉ có quyển nâng cao lý luận của đường lối mà không nói khác đường lối và đối lâp đường lối Cũng có thể có lúc nào đó; hay người nghiên cứu cụ thể nào đó, tư duy của họ đi

chệch hướng Như vậy , thông tin tư liệu có khả năng điều chỉnh lại hướng đi của họ

Từ những nhận thức đó, Phòng Thông tin tư liệu cố gắng bổ sung day đủ các loại sách báo về đường lối chính sách để phục vụ nghiên cứu

3⁄- Loại sách về luật pháp :

Loại sách này bao gồm hiến pháp, các luật lệ nhà nước, cũng những

văn bản pháp qui khác do Nhà nước ban hành và có nhiều loại sách về

luật Luật lệ được coi như cái xương sống hoạt động của con người, hay có thể nói nó bao trùm cuộc sống con người, hướng dẫn con người hoạt động

theo hướng phát triển Do đó, mọi người phải hiểu biết luật, phải có trí thức

về luật Chính vậy, các nhà nghiên cứu cần đến luật, để bất cứ một tác

phẩm nào cũng thể hiện đúng luật Chẳng hạn, viết về hợp tác phải nắm vững luật đất đai, viết về dân chủ cơ sở phải nắm vững qui chế dân chủ cơ

sở v.v Trong kho tư liệu của ta hiện nay có khá nhiều sách vở luật, nhưng

việc sử dụng sách luật trong cán bộ nghiên cứu giảng dạy chưa nhiều, chủ

Trang 33

4/- Các loại sách chuyên đề :Đây là những tác phẩm mang tính sáng tạo, là kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và thế giới Nó bao gồm nhiều loại chuyên để về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh , , QUỐC phòng Các loại sách này thể hiện sự phát triển một cách sáng tạo của

khoa học lý luận Sử dụng các loại sách chuyên để này, cán bộ nghiên cứu

của ta có 3 lợi ích quan trọng: Một là, nhờ đọc sách, nó chỉ cho ta định hướng nghiên cứu khoa học; hai là, nó dạy ta cách viết tác phẩm, vì ta đọc

nhiều sách, mỗi tác giả có nét bút riêng, từ những nét bút ấy ta có thể tìm

nét bút riêng cho mình; và ba là, ta có thể sử dụng những số liệu trong các loại sách đó để đưa vào tác phẩm của mình Như vậy, ta đọc các loại sách chuyên để có tác dụng nâng cao trình độ, mở mang trí tuệ, hiểu biết được

nhiều thứ và hiểu sâu van dé, làm cho người nghiên cứu trở nên uyên bác

5/- Các loại báo và tạp chí : Báo chí trong nước ta có hàng ngàn tên, cả Trung ương và địa phương Trong kho tư liệu ta có trên 200 tên báo và tạp chí

Báo chí là món ăn tỉnh thần hàng ngày của mọi người, và rất cần thiết đối với tư duy và kiến thức của người nghiên cứu Trong báo có nhiều tiết mục, nhiễu để tài phong phú, nhất là những bài diễn văn, những bản báo cáo của Đảng và Nhà nước, những bài chính luận, những bài bình

luận , v.v là những thông tin tư liệu nóng hổi Trong tạp chí bao gồm

những bài lý luận, những tác phẩm ngắn, kết quả của nghiên cứu khoa học lý luận Nói chung, báo chí có nhiều loại thông tin khác nhau, muôn hình muôn vẻ Nó vừa là phương tiện giải trí, vừa là phương tiện nâng cao trí tuệ

con người, Báo chí phần ánh sự phát triển xã hội hàng ngày Ai xa lìa báo

chí thì sẽ trở lên lạc hậu Các nhà lý luận - khoa học là những người gần gũi báo chí nhất Vấn để quan trọng hiện nay của Phòng Thông tin Tư liệu là tổ chức phòng đọc như thế nào để thu hút bạn đọc ngày càng đông nhất Ta có thể vừa tăng cường tổ chức phòng đọc ở Thư viện, vừa tổ chức đọc tại khoa Muốn vậy phải tăng số lượng báo ở Khoa

6/- Các loại sách văn học: Do kinh phí có hạn, nên sách văn học

của ta không nhiều, chỉ bổ sung lần lượt một phần nhỏ như truyện và tiểu

thuyết v.v Sách không nhiều, nhưng độc giả cũng không có mấy người Có quan điểm cho rằng dạy và học lý luận chính trị không cần đọc sách

văn học Tôi cho đó là quan điểm sai lầm , nhận thức khống đúng đắn, sai

lệch Tôi cho rằng, văn học nghệ thuật quan hệ khắng khít với chínhtri, vì

Trang 34

we

aE

eae

văn học phục vụ chính trị Chẳng hạn như những cuộn phim nước ngoài “

Trở lại Ê-đen” của Úc, bóc trần bản chất thối nát của tư bản Phim “ Nô tì

I-ja-ra” của Baraxin, “ Cô chủ nhỏ” của Mê- hi- cô, là những cuộn phim

chống phân biệt chủng tộc, chống bóc lột nô lệ Như vậy không phải là “

chính trị” hay sao ‡ Việt Nam ta trong thời chống ngoại xâm có bao nhiêu

cuốn truyện, tiểu thuyết, có bao nhiêu bài hát ca ngơi tính thần yêu nước và dũng cảm chiến đấu Như thế không phải là “ chính trị” hay sao ?

Trí thức văn học nghệ thuật là trí thức bổ sung cho trí thức lý luận

Người thầy giảng lý luận chính trị mà hiểu biết văn học nghệ thuật thì rất

là thuận lợi, có thể làm cho họ tháo vát, sinh động khi đứng bục Người

viết tác phẩm mà hiểu biết văn học - nghệ thuật thì câu văn sẽ sáng sủa

hơn, chất lý luận càng cao hơn

Từ nhận thức đó, cán bộ nghiên cứu giảng dạy cần phải đọc nhiều

sách văn học - nghệ thuật

7⁄- Thông tin miệng : Thông tin miệng bằng hình thức báo cáo khoa

học và báo cáo thời sự Kết quả của hai loại hình ( Nghe báo cáo và dọc

sách báo ) đều như nhau, đều là thu nhận thông tin Nhưng thông tin miệng khác hơn đọc sách báo ở chỗ, thu nhận thông tin tư liệu mới nhất, nóng hổi, kịp thời Còn sách báo phải qua thời gian ¡n ấn và phát hành Đọc mệt

mỏi rồi chuyển sang nghe thì thích thú hơn Từ lao động bằng “ mắt” chuyển sang lao động bằng “ tai” người ta cảm thấy nhẹ nhàng Cho nên

chuyển hình thức trong nghiên cứu cũng là rất quan trong

Cán bộ nghiên cứu khoa học rất cần nghe thời sự: trong nước và quốc tế, nhất là phải nắm vững tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

và tình hình phong trào cộng sản quốc tế Báo cáo khoa học là lợi ích sát

sườn đối với người cán bộ nghiên cứu khoa học Bởi vì lý luận chính trị

luôn luôn phát triển và phát triển với tốc độ nhanh, nếu cán bộ nào không nắm bắt, theo sát sự phát triển đó thì sẽ tụt hậu

Phòng thông tin tư liệu tổ chức báo cáo hàng tháng, mỗi tháng một

lần đều đặn Nhưng chất lượng báo cáo còn hạn chế Vì chế độ bồi dưỡng còn thấp nên không thể mời được báo hay: Đồng thời người nghe báo cáo cũng chỉ ở mức tối thiểu, thiếu khí thế Chúng ta cấn đổi mới tình hình này

8/- Khai thác và xử_ lý thông tín : Phòng thông tin - tư liệu không

những phục vụ bạn đọc các loại tài liệu, mà còn có nhiệm vụ khai thác, xử

Trang 35

lý thông tin bằng các hình thức trích kinh điển theo chuyên để, tổng thuật,

lược thuật những tác phẩm hay Cứ mỗi cuộc hội thảo khoa học có một tập

tài liệu tham khảo bám sát để tài nghiên cứu để phục vụ cuộc hội thảo Tuy

nhiên phục vụ không kịp thời do thiếu phối hợp chặt giữa hai phòng Thông

tin tư liệu và quản lý khoa học

Xử lý thông tin là một Công tác quan trọng Nó sản xuất ra các tập tài

liệu tham khảo theo chuyên để phục vụ nghiên cứu giảng dạy Người cán bộ nghiên cứu viết tác phẩm và người thầy giáo viết bài giảng đều có một thao tác đầu tiên là sưu tầm tài liệu Để rút ngắn thời gian này, cần có

người giúp việc, đó là những người làm nhiệm vụ xử lý thông tin, tức là

những người chuyên trách việc sưu tầm và xử lý thông tin, làn sẵn để phục

vụ họ

Cuối cùng là vấn để tổ chức thông tin tư liệu phục vụ nghiên cứu khoa học , cụ thể là việc tổ chức sách báo phục vụ : Trong kho thư viện của ta hiện nay có khoảng 10.000 tên sách và tổng số sách là 126.000 cuốn các loại Thường xuyên mỗi tháng Thư viện được phép bổ sung sách và các tài liệu mới bình quân 16.000.000 d/tháng ( 180.000.000 đ/ năm ) Trong

đó :

- Báo và tạp chí : 10.000.000 đồng — Sách và tài liệu khác : 5.000.000 đồng

— Sach van học : 1.000.000 đồng

Trong phòng đọc Thư viện thường xuyên có 203 loại báo - tập chí (trong đó có 31 tên báo địa phương ), có 50 chỗ ngồi phục vụ chung cho cán bộ nghiên cứu giảng dạy và học viên Phòng tra cứu chủ yếu phục vụ cán bộ nghiên cứu giảng dạy và học viên làm luận văn tốt nghiệp, có 20

chỗ ngồi Cách bố trí phục vụ này chưa thích hợp Cần phân chỉnh lại để

bảo đảm cán bộ nghiên cứu giảng dạy làm việc tại thư viện khi có thự viên

mới

Nhìn chung sách báo và các tự liệu hiện có đã đáp ứng được nhu cầu

nghiên cứu giảng dạy và học tập của học viên Tuy nhiên, so với tổng số cán bộ nghiên cứu giảng dạy và tổng số học viên ở đây có gần 1.000 người

, thì số đọc giả của Thư viện quá ít Mỗi ngày có khoảng 25 lượt người, chỉ

đạt 2,5 % và cả năm chỉ đạt khoảng 6.000 lượt người

Trang 36

Các buổi báo cáo thực tế , báo cáo chuyên đề khoa học hàng tháng gởi đúng kỳ hạn, nhưng cán bộ nghiên cứu đến nghe quá ít, chỉ có khoảng

30 đồng chí mỗi buổi, so với số lượng cán bộ khối nội dung là 170 đồng

chí, mới đạt 20 %

Tình hình đó đặt ra cho hai phòng đối tác ( Phòng Quản lý Khoa học và Phòng Thông tin tư liệu ) làm thế nào cho lượng tiêu dùng thông tin ngày

càng tăng lên, tương ứng với nhu câu công tác và tương ứng với số vốn đã đầu tư cho thông tin tư liệu

II1/- NHỮNG KIẾN NGHỊ :

Thứ nhất : Để tiện lợi cho việc nghiên cứu, cần tổ chức lại tủ tài

liệu của Khoa, Bộ môn, Phòng Quản lý Khoa học, Tạp chí khoa học chính

trị Phòng Thông tin tư liệu đã cung cấp cho mỗi Khoa, Bộ môn Phòng

Quan lý khoa học, Tạp chí, mỗi đơn vị một bộ Mác - Ang ghen toàn tập, 1

bộ Lênin toàn tập, 1 bộ Hỗ Chí Minh toàn tập và thường xuyên cung cấp các loại báo và tạp chí, cũng như các tập tài liệu tham khảo Thế những

việc bố trí quản lý những tư liệu này không được chặt chẽ, nên tài liệu bị

thất lạc nhiều, nhất là từ khi giải tán chế độ thư ký khoa Vậy để nghị khôi

phục lại chế độ thư ký, gọi là thư ký khoa học Chức năng của nó không phải như cũ, mà bao gồm những nhiệm vụ : Ghi chép các cuộc hội nghị

của khoa thảo luân những vấn để lý luận, thảo luận chương trình giảng dạy thay mặt khoa liên hệ với học viên, lưu trữ tài liệu khoa học, quản lý tư liêu thông tin do Phòng Thông tin tư liệu cung cấp và có nhiệm vụ bổ sung tư

liệu từ bên ngoài Để tủ tài liệu của Khoa ngày càng phong phú, để nghị cán bộ giảng dạy cũng có nhiệm vụ bổ sung tư liệu Chẳng hạn, những

cán bộ được cử đi dự hội nghị các ngành, đi thực tế địa phương có các tài liệu xin nộp lại cho khoa để sử dụng chung

Thứ hai : Để tăng cường thông tin khoa học cho nghiên cứu, ngoài

những báo cáo khoa học có tính chất chung, do Phòng Thông tin Tư liệu tổ chức, để nghị Phòng Quan lý Khoa hoc tự mời báo cáo khoa học về những

vấn đề lý luận sát với phương hướng nghiên cứu của mình Các Khoa cũng tự mời những báo cáo theo yêu cầu riêng của khoa mình Phòng Quản lý khoa học có thể mời những báo cáo có tính chất nghiệp vụ như : Cách

chuẩn bị tư liệu nghiên cứu, cách làm đề cương một tác phẩm, cách viết

một tác phẩm, cách sử dụng ngôn ngữ, cách điều tra khảo sát cho một đề

tài V.V

Trang 37

Nói chung là ta tìm cách thừa hưởng những kinh nghiệm nghiên cứu

của những giáo sư, tiến sĩ, những nhà nghiên cứu nổi tiếng Đó là phương pháp cụ thể tạo tiền để phát triển nghiên cứu khoa học Bởi vì , hoạt động khoa học không thể “ ăn sống nuốt tươi” được, mà phải mày mò gian lao,

khổ não Mác đã nói : “ Không có con đường cái quan nào ở trong khoa học cả, và chỉ những người nào không sợ chỗn chân mồi gối trèo lên những con đường gập ghềnh của nó, thì mới hy vọng đạt tới đỉnh cao sáng lạn của khoa học mà thôi” (2)

Thứ ba :Đề nghị Phòng Thông tin tư liệu tăng cường giới thiệu sách mới , tăng cường công tác thư mục, tổng thuật, lược thuật , trích yếu tác

phẩm kinh điển

Giới thiệu sách mới bằng bản thống kê tên sách, tên tác giả và nội dung sách một cách van tắt

Thư mục giới thiệu theo chuyên để, để cán bộ nghiên cứu biết được những vấn đề lý luận nằm trong sách nào

Tổng thuật là tổng hợp một chuyên để nào đó nằm trong nhiều hay một số tác phẩm, nhằm rút ngắn thời gian của người nghiên cứu , tức là

làm sẵn cho người nghiên cứu, phương pháp này giúp người nghiên cứu rút

bớt thời gian viết một tác phẩm

Lược thuật là rút ngắn một tác phẩm dài hàng vài trăm trang , tức là lược bỏ những đoạn văn không cơ bản mà giữ cốt lõi của tác phẩm Vì bạn đọc chỉ cần như vậy, nhất là những nhà lãnh đạo không có thời gian đọc

hết quyển sách

Trích kinh điển là trích những đoạn văn có tính nguyên lý trong các

tác phẩm kinh điển của Mác , Ang ghen, Lênin, Hồ Chí Minh Phương pháp này rất cần thiết đối với người thầy giáo, người viết tác phẩm, dùng

lời kinh điển để kết luận vấn để mà mình phân tích Tất cả những bài

giảng, tất cả những tác phẩm lý luận đều xuất phát từ những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh Do đó cần tăng cường

Trang 38

«

Thứ tư : Cần có kỷ luật về đọc sách và nghe báo cáo Nếu chúng ta yêu cầu phải có nhiều sách , tổ chức nhiều buổi báo cáo khoa học, nhưng

không có người xem sách báo, không có người nghe báo cáo, thì vẫn là con

số không Chúng ta đang ở trong tình trạng đọc sách có tính chất đối phó nhiều hơn Chẳng hạn khi lên lớp giảng, còn thiếu một vấn đề nào đó thì

mới chịu đi sưu tầm, hoặc khi viết một tác phẩm bị thiếu một lời nói của một nhà kinh điển nào đó, mới chịu đi lật sách Đọc sách và nghe báo cáo để nâng cao trình độ thì chưa phải là thường xuyên Hình ảnh nghiên cứu của một trường lý luận thì chưa được rõ nét Nhiều cán bộ nghiên cứu giảng

dạy cả năm không lên thư viện một lần, điều đó là có thực Một số cán bộ

cả tuần không cầm đến tờ báo, đó cũng có thực Như vậy chúng ta chưa

thực hiện được lời dạy của V.I.Lênin: “Học, học nữa, học mãi” Người còn

nói rõ hơn: “ Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu

trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng trí thực mà nhân

loại đã tạo ra” (3)

Căn cứ vào tình hình đó , để nghị lãnh đạo có những biện pháp, có kỷ luật về đọc sách và nghe báo cáo, đặt ra kỷ luật để tạo ra thói quen Từ thói quen để tạo ra tính hiếu học

Thứ năm : Khi có nhà thư viện mới, để nghị có phòng đọc sách báo nghiên cứu riêng cho cán bộ nghiên cứu giảng Bởi vì có nhiều loại sách không cho mượn về nhà mà buộc phải nghiên cứu tại chỗ Có như vậy mới

bảo đảm sự yên tĩnh cho việc nghiên cứu và làm việc có chất lượng cao

Đề nghị Phòng thông tin tư liệu củng cố lại Phòng đọc tài liệu mật Tài liệu mật bao gồm những báo cáo, những thông báo mật của Trung ương Đảng, những tài liệu phản diện trong nước và hải ngoại, tài liệu của các nước tu bản v.v Nghiên cứu khoa học chỉ được sử dụng những thông tin tư liệu

một chiều, chính thống, mà thiếu những thông tin phần diện, thì sẽ lâm vào

phiến diện, chủ quan, bảo thủ /

(1) V.I,Lênin toàn tập, tập1, Nxb Tiến bộ Mátxcoœva 1994 trang 216 (2)Mác - Ang ghen, toàn tap, tap 23 - Nxb CTQG , HN 1993, trang 39

(3)

Trang 39

MƯỜI NĂM HOẠT ĐỘNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA PHÂN

VIỆN TP HỒ CHÍ MINH -.- -

Nguyễn Văn Tuất (*)

U- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA PHÂN VIEN TP HO CHÍ MINH TỪ 1990 — 2000

1.Hoạt động khoa học

Kể từ khi hợp nhất các trường Đảng TW ở khu vực phía Nam thành Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực II, sau đó chuyển thành Phân viện TP Hồ

Chí Minh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến nay da 10 năm Trong 10 năm đó, song song với, nhiệm vụ đào tạo, bổi đưỡng trên 40.000 cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận, huyện và tương đương cho 21

Tỉnh - Thành phố ở khu vực phía Nam (từ Ninh Thuận, Lâm Đồng trở vào)

Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Phân viện TP Hồ Chí Minh dần dần đã có sự tiến bộ và bước đầu đã triển khai thực hiện được một số công việc cụ thể như:

a Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học

Tính từ tháng 3/1990 đến tháng 7/2000 các khoa, phòng, bộ môn trong

Phân viện đã đăng ký thực hiện 74 để tài khoa học Trong đó có 1 để tài

nhánh thuộc để tài khoa học cấp Nhà nước KX05 - 11, chiếm tỷ lệ 0,15%; 10 để tài khoa học cấp bộ, tỷ lệ 15%; 52 để tài khoa học cấp cơ sở, chiếm 70,1%; 5 để tài cấp khoa, tỷ lệ 6,7% và 6 để tài phối hợp với địa phương,

chiếm tỷ lệ 8% Trong số đó có 53 để tài khoa học đã được nghiệm thu, còn lại 21 để tài sẽ được nghiệm thu trong năm 2000

(+) Chuyên viên cao cấp T phòng Quản lý khoa học, Phân viện TP Hồ Chí Minh

Trang 40

Bang 1: Kết quả thực hiện để tài khoa học qua các năm từ 1990 — 2000:

Tổng số _ _ Phân ra các cấp _

Năm(*) đề tài Cấp Nhà Cấp Cơ sở Ì khoa Phối hợp với Ghi chú

nước bộ địa phương 1990 0 1991 1 1992 1 1993 0 1994 4 1(+) 3 (+)1 đt nhánh 1995 6 1 4 1 1996 12 2 10 1997 9 2 4 1 2 1998 8 1 5 2 0 1999 14 1 11 2 2000 19 3 16 Cộng

74 1

10 52 5 6

(*)Théng kê theo thời điểm nghiệm thu

b Hội thảo khoa học :

Cùng với việc thực hiện các để tài nghiên cứu khoa học, trong 10 năm qua Phân viện TP Hồ Chi Minh đã tổ chức được 37 cuộc hội thảo khoa học, trong đó có 30 cuộc hội thảo do Phân viện tổ chức, 7 cuộc hội thảo Phân viện phối hợp với các địa phương hoặc các viện, các trường đại học trong khu vực cùng tổ chức Ngoài ra Phân viện còn tham gia 15 cuộc hội thảo khoa học do các viện, các trường đại học và các địa phương tổ chức; tham

gia 4 cuộc hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại trong nước

Trong 37 cuộc hội thảo do Phân viện tổ chức có 8 cuộc hội thảo phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, chiếm tỷ lệ 21,6%, 12 cuộc hội thảo là các

chủ để lý luận Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ 32,4% và 17 cuộc hội thảo về các vấn đề thực tiễn; chiếm tỷ lệ 46,0% Bảng 2: các cuộc

hội thảo khoa học do Phân viện tổ chức được tiến hành qua các năm từ 1990

— 2000:

Ngày đăng: 14/03/2016, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w