1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận chủ đề pháp luật về đầu tư

26 3,3K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 41,86 KB

Nội dung

=> Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật 2, Luật đầu tư là những

Trang 1

PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam bắt buộc phải thay đổi, phát triển hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về đầu tư và thương mại Năm 1987 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và sau đó được sửa đổi bổ sung nhiều lần Đến năm 1996, Quốc hội Việt nam đã ban hành mới Luật Đầu Tư Nước Ngoài tại Việt Nam, thay thế Luật đầu tư nước ngoài

1987 và cũng được sửa đổi bổ sung vào năm 2000 Trong khi đó, vào cùng thời điểm đầu thập niên 90, các hoạt động đầu tư do các nhà đầu tưtrong nước thực hiện lại được điều chỉnh bởi Luật Công ty và Luật

Doanh nghiệp tư nhân (1990), sau đó được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp (1999) Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật thống nhất có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư trong nước lẫn nước ngoài Do vậy, năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2006 Các luật này thay thế Luật Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam và Luật Doanh nghiệp 1999.Bên cạnh đó, nhằm tăng cường thể chế và môi trường kinh doanh, Quốc hội Việt Nam đã thông qua rất nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật Dân

sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật chứng khoán v.v… Hệ thống pháp luật kinh doanh ngày càng hoàn thiện và là cơ sở pháp lý vững chắc để tạo nền tảng cho hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển, cất cánh

I TỔNG QUAN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ

1 Khái niệm về đâu tư và luật đầu tư

Trang 2

1.1.Góc độ kinh tế: là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế những hiệu quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng Các nguồn lực đầu tư có thể là: tiền, tài nguyên, sức lao động, trí tuệ

1.2 Góc độ pháp lý: là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức do pháp luật qui định để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích lợinhuận hoặc mục đích khác

=> Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình

hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật

2, Luật đầu tư là những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận , điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh

2 Khái niệm về nhà đầu tư.

Nhà đầu tư có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn

lẻ nắm trong tay một lượng tiền nhất định Những người này sẽ đầu tư vào những dự án, sản phẩm khởi nghiêp khác nhau và mong muốn thu lại lợi nhuận khi dự án đó thành công trong tương lai Đối với nhà đầu

tư, rủi ro lớn nhất là dự án không thành công hoặc sản phẩm không đượckhách hàng chấp nhận Thông thường, những dự án có độ rủi ro càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận càng lớn

- Các loại nhà đầu tư:

+Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo luật

doanh nghiệp

+Hợp tác xã , liên hiệp hợp tác xã theo luật hợp tác xã

+Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật đầu tư có hiêu lực

+Hộ kinh doanh, cá nhân

+Tổ chức cá nhận nước ngoài; người Việt Nam định cư nước

ngoài;Người nước ngoài định cư tại Việt Nam

+các tổ chức khác theo quy định của luật đầu tư Việt Nam

3.Vốn đầu tư.

Trang 3

Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

1, Vốn đầu tư là tiền bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển

đổi

2, Vốn đầu tư là tài sản hợp pháp gồm:

a) Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác

b) Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác

c) Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay,hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu

d) Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng

đ) Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ

e) Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò

và khai thác tài nguyên

g) Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh

h) Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí

i) Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

II CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước có thể lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp khi thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam Đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu đầu tư vào một số lĩnh vực có điều kiện theo cam kết WTO của Việt Nam thì một số hạn chế cóthể được áp dụng Các hạn chế đó có thể bao gồm hạn chế tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, ngành nghề không được phép đầu tư… Tuy nhiên, những hạn chế này cũng đang dần được tháo bỏ theo lộ trình mở cửa mà Việt

Trang 4

Nam đã cam kết Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, có hai hình thức đầu tư là đầu tư “trực tiếp” và đầu tư “gián tiếp”.

1.Hình thức đầu tư trực tiếp

Các hình thức đầu tư trực tiếp

1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT

4 Đầu tư phát triển kinh doanh

5 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

6 Các hình thức đầu tư trực tiếp khác

1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

1.1 Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:

- Doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân;

- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư vàcác tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật;

Trang 5

- Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ

sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

- Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh

1.2 Tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu

tư và pháp luật có liên quan - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư

2 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước

để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh

- Doanh nghiệp đã thành lập được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới

- Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trang 6

3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.

3.1 Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

- Khái niệm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC -

Business Cooperation Contract) là hình thức hợp đồng hợp tác giữa một

hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước hoặc giữa những nhà đầu tư trong nước với nhau, quy định về quyền lợi, phân chia kết quả kinh doanh trách nhiệm cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư mà không phải thành lập một pháp nhân mới

- Ưu điểm:

+ Nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa

vụ thông qua hợp đồng với tư cách là nhà đầu tư độc lập mà không bị ràng buộc bởi một pháp nhân chung

+ Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập

và vận hành một pháp nhân mới

+ Không phải phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần của mình trong một số trường hợp cụ thể

* Đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC cũng là một trong những lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn nhanh chóng tiếp cận được thông tin dưới sự

am hiểu về thị trường thông qua những đối tác trong nước Đồng thời, nhà đầu tư trong nước cũng được đối tác hỗ trợ về vốn, công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay phát triển dự án đầu tư Hình thức đầu tư này phù hợp với các dự án đầu tư ngắn hạn và tiến độ thực hiện nhanh

- Hạn chế:

+ Việc thực hiện những hợp đồng, giao dịch bên lề nhằm phục vụ choHợp đồng BCC cũng sẽ gây phân vân cho bên thứ ba khi không tồn tại một đại diện – một công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư

Trang 7

+ Khó khăn trong việc lựa chọn con dấu để dùng cho việc ký kết hợp đồng với bên thứ ba

3.2 Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) hợp

đồng xây dựng - chuyển giao (BT)

Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng là hoạt động quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem là nhiệm vụ của nhànước Tuy nhiên sử dụng nguồn vốn nhà nước cho hoạt động này không phải là giải pháp duy nhất và hiệu quả Việc ban hành các quy định về đầu tư theo hợp đồng BOT BTO BT là cách để huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt là tự vốn đầu tư nước ngoài

- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành chonhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định

để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) là hình thức đầu tư được ký

giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT

4 Đầu tư phát triển kinh doanh.

Trang 8

Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức đầu tư mà theo đó, nhà đầu

tư bỏ vốn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh Đầu tư phát triển kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hiện có, đồng thở bổ sung vốn dầu tư mới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bề vững của cơ sở kinh doanh

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thứcsau đây:

- Mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh

- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường

5 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

- Theo Luật pháp:

+ Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam

+ Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh

- - Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanhnghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư Tỷ lệ góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do

chính phủ quy định

- Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việc chuyển toàn bộ tài sảnh, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của một hoặc một số công ty cùng loại (công ty sáp nhập) vào một công

ty khác (công ty nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công

ty bị sáp nhập

- Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo đó nhà đầu tư nhận chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có thanh toán

Trang 9

- Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình

mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

2.Đầu tư gián tiếp

Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán

- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác

Sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp là mức độ, phạm vi quản lý và kiểm soát của chủ đầu tư đối với hoạt động kinh doanh Trong các hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và sử dụng các nguồn lực đầu tư Nhà đầu tư gián tiếp về cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh

tế từ hoạt động đầu tư

III THỦ TỤC CẤP PHÉP ĐẦU TƯ

Theo quy định của pháp luật về đầu tư, tất cả các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dù là dưới hình thức công ty 100% nước ngoài, công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hình thức đầu tư trực tiếp khác đều phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu

tư Giấy chứng nhận đầu tư quy định rõ tên, loại hình công ty, phạm vi được phép hoạt động, người đại diện theo pháp luật, tổng số vốn đăng

ký Cần lưu ý thêm rằng, Giấy chứng nhận đầu tư được xem là giấy đăng

ký kinh doanh của doanh nghiệp cho phép công ty thành lập và hoạt động Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, trong quá trình hoạt động,

Trang 10

công ty có thể phải xin các loại giấy phép, phê chuẩn từ những cơ quan khác nhau để thực hiện dự án.

1 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Để xin được Giấy chứng nhận đầu tư, tùy thuộc vào quy mô vốn đầu

tư và lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư phải tuân theo một trong hai thủ tục: (i)thủ tục đăng ký đầu tư; hoặc (ii) thủ tục thẩm tra dự án Trên thực tế, thủtục đăng ký đầu tư đơn giản hơn rất nhiều

a Thủ tục đăng ký đầu tư:

Được áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng (tương đương 17.5 triệu USD) và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện Theo quy định của pháp luật, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục này là 15 ngày làm việc

b Thủ tục thẩm tra dự án:

được áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ trởlên hoặc dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện Theo quy định của pháp luật, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục này là 45 ngày làm việc

2 Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư theo thủ tục đăng ký đầu tư gồm: (i) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư; (ii) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; (iii) Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có)

Đối với dự án đầu tư phải thẩm tra thì nhà đầu tư phải bổ sung thêm tài liệu sau: (i) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; (ii) Giải trình kinh tế - kỹ thuật Tuy nhiên, trên thực tế, tùy vào từng dự án, nhà đầu tư phải bổ sung thêm một số tài liệu khác như Đánh giá tác động môi trường, các tài liệu liên quan đến đất đai, dự án hoặc bổ sung các loại giấy phép, phê chuẩn cần thiết khác

3.Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trang 11

Trừ khi các luật chuyên ngành có quy định khác, Giấy chứng nhận đầu tư thường do Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh hoặc Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghiệp nơi thực hiện dự án đầu tư cấp Tuy nhiên, đối với một số dự án đầu tư có điều kiện, có quy mô lớn hoặc quan trọngthì Giấy chứng nhận đầu tư chỉ được cấp cho nhà đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan đến dự án Lưu ý rằng Ủy ban chứng khoán, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước là các cơ quan cấp phép đối với các dự án trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng hoặc lĩnh vực tương ứng

4 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Thông thường thời hạn để cơ quan cấp phép đầu tư xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư khoảng từ 15 đến 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Trên thực tế, thời hạn cấp phép đầu tư này có thể rút ngắn hay kéo dài tùy thuộc vào từng dự án cụ thể và cơ quan cấp phép của mỗi địa phương

IV.Các biện pháp khuyến kích và đảm bảo đầu tư

1 Các biện pháp khuyến kích đầu tư

a Biện pháp khuyến khích đầu tư về kinh tế

Luật đầu tư quy định cụ thể lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi đầu tư

Cụ thể:

- Lĩnh vực đầu tư

Luật đầu tư quy định cụ thể về lĩnh vực đầu tư Luật đầu tư phân lĩnh vực đầu tư thành ba loại: lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vược đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư

* Lĩnh vực ưu đãi đầu tư

Gồm 8 lĩnh vực sau:

1 Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo

Trang 12

2 Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất

giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới

3 Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao

Căn cứ vào danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, có thể chia thành

3 lĩnh vực chủ yếu:

Thứ nhất, Công nghiệp và xây dựng.

Đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, trình độ khoa học kỹ thuật cao nên nên ta đã huy động mọi nguồn lực để phát triển Điều đó thể hiện qua việc kêu gọi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp- xây dựng như: Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo;

Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao Lĩnh vực này đã giành được quan tâm đặc biệt của Chính phủ

Thứ hai, lĩnh vực nông- lâm- ngư.

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp háp- hiện đại hoá, nhà nước Việt Nam chủ trượng phát triển nông- lâm- ngư nghiệp Trong chính sách thu hút đầu tư, lĩnh vực này được quan tâm và được khuyến khích đầu tư

Trang 13

Thứ ba, lĩnh vực dịch vụ

Nhà nước Việt Nam khuyến khíh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành dịch vụ như:Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn; Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc; Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích…Có thể nói, đây là một thị trường tiềm năng của nước ta cần khai thác Do đó, Chính phủ đã giành nhiều sự quan tâm và ưu đãi cho nhành công nghiệp “không khói” này

* Lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Bên cạnh đó, Luật đầu tư cũng quy định lĩnh vực đầu tư có điều kiện Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:

a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;

i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các lĩnh vực quy định tại khoản

1 Điều này, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế

mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Ngày đăng: 14/03/2016, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w