Jack London là một nhà văn đã được giới phê bình đánh giá cao, những tác phẩm của ông mang đến cho độc giả một cách nhìn mới mẻ vể cuộc sống ở nhiều miền đất xa lạ; cũng như về thế giới
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
4» 4» 4» 4» 4» 4» 4» 4» 4»
Nguyễn Minh Phương
Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung và Khoa Văn học nói riêng đã trau dồi kiến thức cho tôi trong quá trình học vừa qua
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành với sự chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn PGS - TS Nguyễn Liên Tồi gửi tới thầy lòng biết ơn sâu sắc Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các thầy cô phản biện, những người đã có những ý kiến đóng góp bổ ích giúp luận vãn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè nhũng người luôn động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 01 tháng ỉ ỉ năm 2005
Học viên : Nguyễn Minh Phương
ĐẠI H Ọ C Q U Ô C G IA HA NÔl TRUNG TÂM THÒNG TIN THI r \/ i £ m
Trang 3LUậN VỒN THẠC S ĩ m * 1 NGUVểN MINH PHƯƠNG
Chương I: Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London 8
1.3- Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London 121.4 - Con người và thiên nhiên là những vấn đề trung tâm trong 15
sáng tác của Jack London
1.4.2 - Con người và thiên nhiên trong sáng tác của 16
Jack London
Chương II: Mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên 21
2.1 - Con người riêng lẻ và cô đơn vượt trội trong cuộc đua tranh 21
giữa muôn loài
2.2 - Xung đột giữa khát vọng cao đẹp với những thử thách gay gắt 29
của hoàn cảnh tự nhiên
2.3 - Tự nhiên hoang dã là môi trường rèn đúc những tính cách 32
kiên cường
2.4 - Ý chí nam nhi thể hiện trong những hình tượng phụ nữ 37
Quan h ệ giữa con ngươi và tự nhiêu tron g m ột s ố sắ n g tấc của c/âck London
Trang 4LUỒN VRN THÍÌCSỉ
_ 0 _ •
Chương III: Mâu thuẫn giữa văn minh và tự nhiên 41
3 1 - Mối xung đột giữa tính người và tính thú 423.2 - Sự phát triển của xã hội văn minh dẫn tới sự diệt vong của 52
những bộ tộc người da đỏ
3.3 - Sự do dự, dao động giữa hai thế giới văn minh và tự nhiên 59
3.3.1 - Chối bỏ thế giới văn minh để trở về với tự nhiên 59
hoang dã
3.3.2 - Phê phán và lên án xã hội văn minh 70
Chương IV: Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, 78
giữa xã hội văn minh và thê giới tự nhiên.
4.1 - Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên 784.2 - Sự chung sống hoà hợp giữa con người với loài vật 834.3 - Quan hệ hài hoà giữa văn minh và tự nhiên 86
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London
Trang 5Jack London (1876 - 1916) là một trong nhiều nhà văn đã có đóng góp lớn cho sự thành công của nền văn học Mỹ trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển Ông sáng tác một số lượng tác phẩm đồ sộ và khá phong phú về thể loại Jack London là một nhà văn đã được giới phê bình đánh giá cao, những tác phẩm của ông mang đến cho độc giả một cách nhìn mới mẻ
vể cuộc sống ở nhiều miền đất xa lạ; cũng như về thế giới loài vật ông là người đầu tiên trong văn học Mỹ xây dựng lên hình tượng sống động và hấp dẫn về những con vật Nhà văn có được cái nhìn mới mẻ, sâu sắc và đầy tinh nhân ái khi đi sâu vào khám phá và tìm hiểu về thế giới loài vật Ngòi bút của ông còn vạch trần những tội ác của tầng lớp bóc lột thống trị trong xã hội tư bản Ông lên án những kẻ đi xâm lược, đàn áp những người nghèo
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 6LUỒN VỒN THtìC S Ĩ • _ Ị 4 NGUV€N MINH PHƯƠNG
trong xã hội và vùng đất còn lạc hậu Văn phong của Jack London là sự kết hợp của nhiều thể loại tạo cho tác phẩm của ông có chiều sâu về nghệ thuật
Trong bài viết Jack London, nhà văn vô sản đầu tiên của nước Mỹ
của Lê Đình Cúc, tác giả đã có nhận xét khá đầy đủ vể nhà văn này như sau:
" Với Jack London, văn học Mỹ bắt đầu một dòng văn học mới:
Vãn học vô sản Jack London xuất hiện với một cách nhìn với một cách viết với một nội dung mới Với bộ óc thông minh và giàu trí tưởng tượng, Jack London đã đưa vào tác phẩm của mình nhiều vấn
đề của cuộc sống Chủng ta bắt gặp ở Jack London cái say sưa phơi phới của Whitman, cái gân guốc sắc bén của Gorki, cái nhẹ nhàng sâu sắc của La Fontaine " (19 - tr 311, 316).
Ở Việt Nam, tác phẩm của Jack London dược tuyển chọn và dịch khá nhiều Đổng thời, ông cũng là một trong những nhà văn Mỹ được chọn đưa
vào trong chương trình giảng dạy ở trường trung học phổ thông Có lẽ chính
vì những điều mới mẻ trong phong cách nghệ thuật cùng những triết lí về nhân sinh của một nhà văn được coi là có nhiều mâu thuẫn và phức tạp này,
đã khiến chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu những sáng tác của ông
2 - Nội dung và mục đích của đề tài.
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi đi sâu tìm hiểu
về vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên qua một vài tiểu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu của Jack London Nghiên cứu vấn đê mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó chúng tôi có đề cập đến vấn đề mâu thuẫn muôn thưở giữa văn minh và tự nhiên Quá trình tiến hoá xã hội, loài người từng bước tiến tới một nền văn minh hiện đại, xây dụng một cuộc sống tốt đẹp, tiến bộ và phát triển, nhưng đồng thời cũng không tránh khỏi tình trạng đua tranh, giành giật, áp bức và bóc lột lẫn nhau Đó là những mặt phi nhân
Quan h ệ giữa, con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 7LUỒN VäN THÍÌCSĨ • _# _ 5 NGUV€N MINH PHƯƠNG
tính và tàn bạo Nhưng con người không thể trở lại tình trạng tự nhiên hoang
đã Cả thế giới tự nhiên và văn minh đều tồn tại những mặt trái, những mặt tiêu cực VI vậy, mâu thuẫn tự nhiên và văn minh là mâu thuẫn muôn thuở của nhân loại Điều này được nhà văn Jack London miêu tả chân thực và sinh động trong những tác phẩm của mình Jack London vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề mâu thuẫn phức tạp này nhưng cách đặt vấn đề của ông gợi cho nhân loại nhiều điều phải suy nghĩ là nhằm làm thế nào tạo nên sự hài hoà và cân bằng giữa tự nhiên và văn minh; giữa con người với môi trường sinh thái tự nhiên Qua đó, chúng tôi cũng mong góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của Jack London
- Cuốn Văn học phương tây của tập thể tác giả Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Hoàng N h ân
- Hành trình văn học Mỹ của Nguyễn Đức Đàn
- Đại cương văn học sử Hoa Kỳ của Đắc Sơn
- Văn học Mỹ của Lê Huy Bắc
- Văn học Mỹ quá khứ và hiện tại do Nguyễn Thị Khánh chủ biên
- Văn học Mỹ - mấy vấn đề và tác giả của Lê Đình Cúc
- Văn học Mỹ: Nhà văn, tác phẩm, thi pháp và kỹ thuật của Nguyễn Liên
Trong các cuốn sách nghiên cứu về nền văn học Mỹ nói trên, có cuốn chỉ có vài dòng nhận xét ngắn về sự nghiệp vãn chương của Jack London; có
Quan h ệ giữa con người vả tự nhiên trong m ột s ố sá n g táo của Ja c k London
Trang 8LUặN VỒN THỌC S ĩ 0 _ * _ 6 NGUVÌN MINH PHƯƠNG
cuốn chủ yếu đi sâu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Có thể
nói rằng, chưa có một cuốn nào đi sâu vào nghiên cứu về Jack London một
cách hệ thống và toàn diện
Ngoài ra, còn có những bài viết nghiên cứu về các tác phẩm của Jack
London được đăng trên các tạp chí: Văn học; Văn học nước ngoài; Châu Mỹ
ngày nay, Châu Âu;
- Giấc mơ đầu thế kỷ của Jack London của Đổ Đức Dục
- Jack London và hình tượng con chó Buck trong Tiếng gọi nơi hoang dã của
Cũng đã có luận án, luận văn đi vào tìm hiểu thiên nhiên và thi pháp
trong sáng tác của Jack London như:
- Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Kim Anh đi vào tìm hiểu Thiền nhiên đặc
trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London.
- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Văn Thanh tìm hiểu T h ế giới nhàn vật vờnẹ
Klondike của Jack London.
Đề tài luận văn của chúng tôi đi sâu tìm hiểu về quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong một số sáng tác của Jack London, một vấn đề chưa từng được
đề cập trong các công trình nghiên cứu về Jack London từ trước đến nay
4 - Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn này chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát và phân tích văn bản để tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, đồng thời tìm ra những đặc trưng nghệ thuật trong sáng
tác của Jack London
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London
Trang 9LUỒN VỀN THỌC s ỉ • _ » _ 7 NGUYÍN MINH PHƯƠNG
- So sánh với các tác phẩm của những nhà văn khác để làm nổi bật giá trị nội dung nghệ thuật trong các sáng tác của Jack London Qua đó, khái
quát lên được một số đặc điểm nghệ thuật của nhà văn và những cống hiến
của Jack London đối với nền văn học Mỹ
5 ■ Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi chia luận văn làm bốn
chương sau đây:
Chương I: Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London
Chương II: Mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên
Chương III: Mẳu thuẫn giữa văn minh và tự nhiên
Chương IV: Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, giữa
văn minh và tự nhiên
Quân h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 10LUậN VfiN THỌC S ĩ 7 NOUYÌN MINH PHƯƠNG
- So sánh với các tác phẩm của những nhà vãn khác để làm nổi bật giá trị nội dung nghệ thuật trong các sáng tác của Jack London Qua đó, khái
quát lên được một số đặc điểm nghệ thuật của nhà vãn và những cống hiến
của Jack London đối với nền văn học Mỹ
5 ■ Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi chia luận văn làm bốn
chương sau đây:
Chương I: Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London
Chương II: Mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên
Chương III: Mẳu thuẫn giữa văn minh và tự nhiên
Chương IV: Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, giữa
văn minh và tự nhiên
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 11Chủ nghĩa tự nhiên vừa có nghĩa là một trào lưu, vừa có nghĩa là phương pháp sáng tác Nó hình thành trong văn học Pháp từ nửa cuối thế kỷ XIX Người được coi là đại diện tiêu biểu cho trào lưu văn học này là nhà văn Pháp Emile Zola Ông là người đầu tiên áp dụng những thành tựu của chủ nghĩa Darwin vào trong sáng tác văn học của mình Thuật ngữ chủ nghĩa
tự nhiên (Naturalisme) không phải do Zola sáng tạo ra mà ông mượn của nhà văn tiền bối Montaigne Khái niệm chủ nghĩa tự nhiên không chỉ dùng trong lĩnh vực Văn học mà nó được dùng ở cả trong: Triết học, Xã hội học Zola
đã sử dụng phương pháp thực nghiệm vốn đã được ứng dụng trong các ngành khoa học tự nhiên để sáng tạo ra một kiểu tiểu thuyết mới khác hẳn với tiểu thuyết truyền thống trước đó - loại tiểu thuyết thực nghiệm Loại tiểu thuyết này đưa thuyết quyết định luận của môi trường, nòi giống và hoàn cảnh để lí giải cuộc đời nhân vật Chính việc sử dụng bút phát mới mẻ này đã khiến
Zola viết được rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Con vật người, Têrê đơ
Racanh, bộ truyện “ Gia đình Rougon Macquart Nhưng những tác phẩm
của ông viết ra đã bị phê phán gay gắt, vì ông đã đưa những đề tài cấm kỵ như: đĩ điếm, loạn luân, nghiện ngập vào trong sáng tác của mình Những điều xấu xa của xã hội đã được Zola cũng như các nhà văn theo trào lưu văn học này đưa vào miêu tả trong tác phẩm của mình Điều này tạo nên một đặc điểm nổi bật trong phương pháp sáng tác chủ nghĩa tự nhiên là chỉ phản ánh những mặt trái của xã hội, từ đó cảnh tỉnh cho con người quan tâm tới vấn để
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London
Trang 12LUỘN VỒN THỌC S ĩ m * 9 NGUVểN MINH PHƯƠNG
suy đồi về đạo đức và nhân tính trong quá trình hiện đại hoá Chủ nghĩa tự nhiên được hình thành và phát triển trên tâm trạng bi quan của các nhà văn, khi họ chứng kiến hiện thực xã hội đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa giai cấp tư sản và vô sản, phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng nhưng còn non yếu, công xã Pari bị chìm trong biển máu Đồng thời, tư
tưởng của các nhà văn thuộc trào lưu văn học này bị cầm tù bởi hệ ý thức tư
sản nên họ sống xa rời nhân dân và cảm thấy bất lực trước tội ác và thói xấu đang hoành hành trong xã hội Điều này khiến cho tác phẩm của những nhà văn này không có được nội dung đi sâu vào cội nguồn xã hội mà chỉ miêu tả tội ác và tệ nạn trong xã hội
Bên cạnh đó, trào lưu vãn học này còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng và quan niệm mỹ học của Hipôlít Ten (học thuyết của mỹ học này được xây dựng trên chủ nghĩa thực chứng) Điều này đã được Zola thừa nhận :
" Vào quãng hai mươi tuổi, tôi đã học Hipôỉít Ten vù đọc ông, con
người lí luận, con người thực chứng chủ nghĩa trong tôi đã nảy nở Tôi
đã dùng lí thuyết ấy vào tiểu thuyết” ( 10 - tr Ị 60)
Trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết Têrêđơ Racanil Zola còn viết :
''Tôi đã chọn những nhân vật hoàn toàn bị thần kinh và huyết ìhổng chi phối Các bạn cứ đọc kỹ tiểu thuyết của tôi, các bạn sè thấy mỗi chương là một trường hợp kì lạ của sinh ỉí".
Cũng theo như Zola thì hầu hết các tác phẩm của các nhà vãn thuộc trào lưu này đều dựa vào các bệnh liên quan tới thần kinh Con người trong các tác phẩm của họ bị tự nhiên chi phối, bị mất đi sự tự ý thức Chủ nghĩa tự nhiên kiểu Zola đã nhìn nhận con người theo cách từ bỏ khía cạnh xã hội mà chỉ tập trung đi vào khai thác khía cạnh sinh vật và sinh lí của con người Trào lưu văn học này cho rằng: mọi biểu hiện tâm lí và hành vi con người đều do hoạt động sinh lí (thần kinh, tuần hoàn, tiêu hoá ) quyết định Xuất phát từ quan điểm đó, hầu hết các tác phẩm của những nhà văn thuộc trào
Quan h ệ giữa, con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja ck London
Trang 13LUỘN VỒN THỌC S Ĩ 10 NGUV€N MINH PHƯƠNG
lưu này chỉ đi vào miêu tả những hành động bất thường mang tính bản năng của con người, theo đúng nghĩa như nhan đề một cuốn tiểu thuyết của Zola -
đó là những "Con vật người”.
Chủ nghĩa tự nhiên thực chất còn là biểu hiện quan điểm coi hoàn cảnh hoặc nòi giống hoặc di truyền có vai trò chi phối và quyết định đối với
con người Vì vậy giới phê bình Mỹ thường dùng thuật ngữ hoàn cảnh quyết
định luận hoặc nòi giống / di truyền quyết định luận Nhà phê bình George
Becker trong bài “Chủ nghĩa hiện thực hiện đại, một trào lưu văn học ” do
xuất phát từ quan điểm quyết định luận, đã coi chủ nghĩa tự nhiên là một biến thể của chủ nghĩa hiện thực Becker viết rằng:
" Về bẩn chất và nguồn gốc, chủ nghĩa tự nhiên chỉ ỉà một lập trường triết học dứt khoát và rỗ ràng được một số nhà hiện thực chủ nghĩa tiếp thu, thể hiện con người bị mắc kẹt trong một mạng lưới không lối thoát và thoái hoá trong những hoàn cảnh đố, điều này có nghĩa rằng
đó là quyết định luận duy vật bi quan" (20 - tr 158).
Theo quan điểm của các nhà theo chủ nghĩa Darwin xã hội và các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa, trong quá trình tiến hoá, tự nhiên hoang dã và xã hội hiện đại đều tồn tại những mặt tiêu cực phi nhân tính Đó là những gì mà các nhà văn thuộc trào lưu văn học này dùng làm phương pháp để sáng tác Điều này cũng đã có ảnh hưởng đến các nhà văn Mỹ nói chung và Jack London nói riêng
1.2 - Chủ nghĩa tự nhiên với nền văn học Mỹ.
Trong nền văn học Mỹ, có những nhà văn viết theo phương pháp sáng tác của chủ nghĩa tự nhiên như: Stephen Crane, Frank Norris, Theodore Dreiser, Upton Sinclair và Jack London, họ đã không hoàn toàn rập khuôn theo cách viết của các nhà văn Pháp Quan điểm sáng tác của các nhà văn
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 14LURN VfiN THỌC S Ĩ> • 11 NGUV€N MINH PHƯƠNG
này chịu ảnh hưởng lớn của học thuyết Charles Darwin Trong một xã hội phát triển và tồn tại dựa trên sự cạnh tranh để tiến hoá, học thuyết này đã được đón nhận rất nồng nhiệt Bởi cơ chế của xã hội Mỹ xui khiến con người chạy đua để thích nghi và giành thắng lợi về phía mình, kẻ mạnh nuốt chửng
kẻ yếu Chính do những ảnh hưởng của chủ nghĩa Darwin, nên các nhà văn khi miêu tả nhân vật của mình, đã để cho họ hành động và ứng xử theo quy luật cạnh tranh, loại bỏ nhau của giới sinh vật Tinh thương, tình người hoàn toàn vắng bóng trong thế giới loài người Trong sự vận hành của chủ nghĩa Darwin, những tình cảm nhân ái đã hoàn toàn bị gạt bỏ ra bên ngoài Trong
thuyết tiến hoá luận Darwin đã viết: "những nhân tố chủ yếu trong quá trình
tiến hoá của các sinh vật là tính biến đổi, tính di truyền và đào thải ”.
Frank Norris, một nhà văn Mỹ sử dụng phương pháp sáng tác chủ nghĩa tự nhiên một cách quán triệt và có hệ thống đã đưa ra nhận định:
“Chủ nghĩa tự nhiên có nghĩa là phân tích quá trình tiến hoá của con vật - người và cuộc chiến giữa những bộ phận tầng cao với tầng thấp của bản tính con người, ông phát hiện một thế giới sâu kín của những sức mạnh bản năng Đôi với ông đó là sự thật của đời sống”.
(20 - tr 74)Thế hệ các nhà văn Mỹ sống trong thời kỳ mà sự phát triển của kinh tế
tư bản chủ nghĩa đã khiến cho dân số ở các đô thị tăng lên nhanh chóng, đồng thời sự phân hoá giai cấp sâu sắc giữa giàu và nghèo, cùng với nhũng tình trạng bất công trong xã hội ngày một gia tăng Thế giới ngày càng văn minh hơn nhưng cuộc sống của con người thì lại trở nên mất ổn định Thành phố với những ngôi nhà chọc trời bủa vây, Những phát minh kỹ thuật cao tạo
ra sức mạnh thần kỳ Với tâm hồn chủ nghĩa nhân văn đầy nhạy cảm và nhãn quan đầy cảnh giác, các nhà văn đã dự cảm thấy một tương lai với sự ngự trị của sức mạnh kỹ thuật và lòng hám lợi vị kỷ đè nặng lên lương tri con người
Để miêu tả hiện thực xã hội thời kỳ này, các nhà văn ngoài chủ nghĩa tự
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 15LUỘN VÙN THỌC S ỉ m _ » 12 NGUV€N MINH PHƯƠNG
nhiên còn sử dụng cả phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện đại vào trong các tác phẩm của mình
Văn học tự nhiên chủ nghĩa và hiện thực chủ nghĩa đều khắc hoạ hiện thực xã hội trong quá trình công nghiệp hoá và thương nghiệp hoá với những biến động to lớn trong thế giới vật chất gây nên sự đảo lộn về tinh thần và đạo đức của các tầng lớp nhân dân ở nông thôn và thành thị Trong số các nhà văn viết theo phương pháp sáng tác này, có những nhà văn như David Phillips, Theodore Dreiser, Jack London Họ đã sử dụng cả hai phương pháp: chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực để miêu tả chân xác hiện thực cuộc sống Các nhà văn Mỹ thuộc xu hướng này còn tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Emile Zola, ông tổ của chủ nghĩa tự nhiên Pháp Zola cho rằng: người cống nhân đã bị hoàn cảnh tự nhiên chi phối, bị mất đi bản tính
và sự tự ý thức Quyền lực và tiền bạc lấn át tình cảm và nhân tính Mặt trái
của hiện thực xã hội Mỹ được đề cập ở rất nhiều khía cạnh Nó như lời cảnh
báo của các nhà văn đối với sự mất cân bằng xã hội trong môi trường sống cùng những suy đồi về giá trị đạo đức trong xã hội
Sự kết hợp của nhiều phương pháp sáng tác khác nhau nên những ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên đối với văn học Mỹ cũng có những sắc thái mới trong sáng tác Nhiều tác phẩm bóc trần hiện thực xã hội đã được giới
phê bình Mỹ đánh giá cao : Rừng rậm của upton Sinclair; Cuộc sống thânẹ
trầm của Susan Lenox của David Phillip; Cô Carrie của Theodore Dreiser
1.3 - Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London.
Đọc tác phẩm của Jack London, ta nhận thấy ông chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa tự nhiên và học thuyết của Charles Darwin Ngoài ra, ông còn chịu ảnh hưởng của phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực Sự ảnh
hưởng này thể hiện trong rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn như: Sói biển,
Martin Eden, Tình yêu cuộc sống, Nanh trắng, Tiếìiq ÍỊỌÌ nơi ỉioaníị dã
Quan h ệ giữa con ngươi và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London
Trang 16LUỒN VtìN THttCSĩ * _ » 13 NGUVÌN MINH PHƯƠNG
Trong tác phẩm của mình, Jack London đã đề cập đên vấn đề bản nãng tiêm
ẩn của con người với cái nhìn khách quan, lạnh lùng khi quan sát và miêu tả Tiếp thu tư tưởng của các nhà văn tiền bối nhưng Jack London vẫn tạo cho mình một phong cách sáng tác riêng, không giống với bất cứ nhà văn nào
trước và cùng thế hệ với ông Trong cuốn Male Caìỉ - Be coming Jack
London (Tiếng gọi nam nhi - Sự làm nên Jack London), Jonathan Auerbach -
nhà nghiên cứu vé Jack London ở Mỹ đã có nhận xét về nhà vãn này như sau:
"Kể từ Zola "Chủ nghĩa tự nhiên" được quan niệm như một phương pháp xây dựng trên nền móng của những quy luật có tính chất quyết định của môi trường hoặc "tự nhiên", được định nghĩa đối lập với văn hoá và / hoặc được định nghĩa là cơ sở sinh học cho những hành vi của con người, cái mà thông thường được gọi là "bản tính tự nhiên của con người" (human nature) Nhà tiểu thuyết tự nhiên chú nghĩa như người làm thay cho nhà khoa học (surrogate scientist) lạnh lùng quan sát và phân tích những sự kiện tất yếu của tự nhiên Đặt trong bối cảnh của sự hoang sơ nguyên thuỷ ở miền Bắc cực bãỉìíị giá, trong những khu dân nghèo trong thành p h ố hoặc những vùng biển xa lạ, tiếp thu những ngôn từ hoa mỹ về tiến ỉioá ỉuậìì cùa Herbert spencer và đưa vào tính nam nhi mạnh m ẽ của chính tác ẹiá trên những chặng đường phiêu hai Điều này làm CÌIO sánọ, tác của Jack London trở nên rất có lợi cho những cỗ máy phê bình - một mô hình lãng mạng được thể hiện rỗ ràng hơn khi coi những kinh nghiệm trong cuộc sống của ông như một loại tự nhiên thứ hai được chinh thức hoá và được gợi nên một cách tự phát trong quá trình sáng tác của ông ầt (15 - tì' 17)
Bên cạnh đó, Jack London còn chịu ảnh hưởng nhiều hệ tư tưởng khác nhau của thời đại, điều này khiến cho tác phẩm cũng như con người ông là
Trang 17LUỒN VỒN THỆCSĨ# * 14 NGUV€N MINH PHƯƠNG
một khối mâu thuẫn lớn Jack London được coi là điển hình cho sự chuyển tiếp quan trọng nhất trong lịch sử văn hoá Mỹ Tư chất và cá tính nghệ thuật
của Jack London là hiện thân cho “cái thô ráp và sức mạnh kết hợp với sự
tinh nhạy và sự ham hiểu biết, năng lực kích động không ngừng nghĩ, cho cá thể Lãt trội, hoàn mỹ và cởi mở mà Fređơric J Tanner đã xác định như đặc
tính Mỹ (1 8 - t r 320)
Jack London, một con người đầy trải nghiệm và trung thực với cuộc sống đã trở thành con người tiêu biểu cho những biến chuyển to lớn của xã hội Mỹ đầu thế kỷ XX - một con người phức tạp, nhạy cảm nhưng bất đắc chí Những mâu thuẫn trong con người ông đã thể hiện cụ thể và sinh động ngay ở chính các nhân vật trong những tác phẩm của mình Jony Tanner - nhà phê bình văn học Mỹ đã nhận xét về Jack London như sau:
"Có ỉẽ ông chưa phải là nhà văn vĩ đợi, bởi ìẽ giống như Martin Eden ông chịu đựng cái vụng về của sức mạnh quá vĩ đại Nhưng đôi ỉúc ông đã nắm giữ vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc kỳ ỉạ ".
<18 - tr 319)Bên cạnh đó, ông còn chịu ảnh hưởng khá lớn những tư tưởng của Herbert Spencer; Friedrich Nietzsche và cả của Karl Marx Chính vì vậy, ta thấy tác phẩm của ông là sự hoà trộn của nhiều bút pháp thuộc các trào lưu văn học khác nhau như: chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực Ngoài ra, ông còn đan xen cả những yếu tố lãng mạn và huyền ảo của văn học Châu
Mỹ Jack London là nhà văn có một hệ ý thức khá phức tạp Ông tiếp thu nhiều hệ tư tưởng khác nhau vừa của chủ nghĩa xã hội, vừa của chủ nghĩa hư
vô của Nietzsche Vì vậy, các tác phẩm của ông đã đề cập đến nhiều đề tài
khác nhau Trong tiểu thuyết Martin Eden (1903), và đặc biệt là Gót sắt
(1907), ta thấy ông thể hiện đề tài về cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân
chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản Người ta đã gọi ông là một Gorki
của nước Mỹ Bên cạnh đó, ông còn có những tác phẩm nổi tiếng viết về đề
tài phiêu lưu mạo hiểm Ở những tác phẩm này, ông đã miêu tả những cuộc
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 18IUỘN VỒN THỆCSĩ > * 15 NGUYÌN MINH PHƯƠNG
Vật lộn dữ dội của con người trong thế giới hoang dã như: Tiếng gọi nơi
hoang dã (1903); Sói biển (1904); Tình yêu cuộc sống (1907); Nanh trắng
(1906) Ông đã phát hiện ra sức mạnh bản năng của tự nhiên ngầm ẩn trong con người và loài thú Sáng tác trong thời đại chủ nghĩa cá nhân vị kỷ được
đề cao, thâm nhập vào đời sống của các bộ lạc, cuộc sống trên biển cả, trong rừng sâu Jack London qua các tác phẩm của mình đã ca ngợi lòng kiên nhãn, quả cảm và nghị lực phi thường của con người Nhưng không vì thế mà ông đề cao chủ nghĩa cá nhân, ngược lại ông kịch liệt phê phán quan niệm này Điều này được minh chứng trong các tác phẩm của nhà văn
Jack London đã kết hợp hài hoà giữa hai quan niệm sáng tác của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực Với phương pháp chủ nghĩa hiện thực, ông phân tích một cách nghệ thuật sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh xã hội
và con người Còn chủ nghĩa tự nhiên lại là sự vận dụng một cách cơ giới quy luật phát triển của giới sinh vật vào đời sống xã hội Cả hai phương pháp sáng tác này giúp cho ông nắm bắt, quan sát và miêu tả xác thực các hiện tượng cuộc sống Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của phương pháp chủ nghĩa tự nhiên ảnh hưởng đến Jack London, vì phương pháp này liên quan trực tiếp và chi phối tư tưởng nghệ thuật và cách triển khai mô tip về mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong các sáng tác của ông Đồng thời còn thể hiện rõ nét sự vận hành của chủ nghĩa Darwin xã hội trong việc phản ánh cuộc sống và miêu tả mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội
1.4 - Con người và thiên nhiên là những vấn đề trung tâm
trong sáng tác của Jack London.
1.4.1 - Khái niệm về tự nhiên / thiên nhiên.
Tự nhiên hay còn gọi là thiên nhiên, trong tiếng Anh có nghĩa là
Nature Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về tự nhiên / thiên
nhiên như:
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên trong m ột s ố sả n g tác của Ja c k London
Trang 19LUỒN VỒN THỌC S ĩ » _ £ _ 16 NGUV€N MINH PHƯƠNG
- Tự nhiên / thiên nhiên là tất cả những gì không do con người làm ra như: các loài vật, thời tiết, cây cỏ, đất đai, biển, mối quan hệ giữa những vật thê sống và môi trường tự nhiên bao quanh như sinh thái, cuộc sống hoang dã
- Tự nhiên Ị thiên nhiên là tình trạng nguyên sơ của con người trước khi có nền văn minh.
- Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, tự nhiên và thiên nhiên được định nghĩa
giống nhau đó là: Gồm toàn bộ những gì đang có chung quanh con người
mà không phải do con người tạo nên.
Còn thiên nhiên / tự nhiên trong sáng tác của nhà văn Jack London lại hiện ra với người đọc vừa thực tại lại vừa hư ảo Nó là không gian và môi trường sống và hoạt động của các nhân vật Đó là những khoảng không gian hoang sơ nguyên thuỷ, với những cái tên độc đáo, do nhà văn sáng tạo ra
1.4.2 - Con người và thiên nhiên trong sáng tác của Jack London.
Trước Jack London, đề tài thiên nhiên đã được các nhà văn Mỹ quan tâm và đề cập đến Nó được thể hiện trong tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ từ nửa sau thế kỷ XIX như: nhà thơ Ralph Waldo Emerson, nhà vãn Herman Melville, nhà thơ và nhà triết học Henry D Thoreau Những nhà văn, nhà thơ Mỹ ở giai đoạn này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu nghiệm (vốn có xuất xứ từ nước Đức) Chủ nghĩa siêu nghiệm thể hiện tư tưởng chủ nghĩa nhân văn của thế kỷ XIX Tư tưởng này khẳng định sự thống nhất giữa thế giới với Chúa và mỗi cá nhân Chủ nghĩa siêu nghiệm kêu gọi con người sống hoà mình vào thiên nhiên Emerson là người chủ xướng ra chủ
nghĩa này tại Mỹ Cuốn tiểu luận nhan đề "Tự nhiên" của ông được mở đầu
như sau :
" Thời đại của chúng ta là thời đại nhìn trở lại Nó xây những ỉănq
tẩm cho cha ông Nó viết các tiểu sử, ỉịcìi sử và pỉiê bìỉih Nỉìữnẹ tỉiế
hệ trước chiêm ngưỡng thượng đ ể và thiên nhiên tronq thế đối diện, chúng ta lợi chiêm ngưỡng qua đôi mắt của họ Sao CÌỈÚÌÌỌ, ra kỉìôno
Quan h ệ giữa con người và tự Ỉiỉũ ê n trong m ột s ố sá n g tác của Ja ck London
Trang 20LUậN VăN THỌC s ĩ 9 • _ 17 NGUVỂN MINH PHƯƠNG
tận hưởng môi quan hệ cội nguồn VỚI vũ trụ? Tại sao ta không xây dựng một nền thơ ca hướng nội chứ không chỉ theo truyền thống và một tôn giáo soi rạng chúng ta Chứ không chỉ là lịch sử của tôn giáo, được bao bọc suốt một mùa thiên nhiên, những cơn ỉũ của dòng dời tuôn trào xung quanh chúng ta, tràn qua chúng tư bằng sức mạnh cung ứng cho con người Chúng chào mời chúng ta hành động tương ứng với tự nhiên Vậy sao ta dò dẫm trong đống xương khô của quá khứ ? Hôm nay mặt trời vẫn đang chiếu sáng, càng cố nhiều len và bông trên đồng ruộng Có những mảnh đất mới, con người mới, tư tưởng mới Chúng ta hãy đòi hỏi phải có những công việc của riêng mình, luật lệ và tôn giáo của riêng mình ( 20- tr 3 )
Emerson còn đưa ra lập luận rằng: tự nhiên và tinh thần con người cùng nhau biểu hiện cái nội hàm Tự nhiên và tinh thần có sự trùng hợp VI vậy, tự nhiên là cơ sở của việc vận dụng nghệ thuật và thủ pháp tượng trưng
Từ là ký hiệu của các sự vật trong tự nhiên Những sự vật đặc thù trong tự nhiên là biểu tượng của những đặc thù trong lĩnh vực tinh thần Vậy tự nhiên
là biểu tượng của tinh thần Là một người yêu thiên nhiên, Emerson đã mua
cả một vùng đất bên bờ bắc hồ Walden ở thành phố Concord nhằm mục đích bảo vệ cánh rừng đó Ông tuân theo phong cách sống là hoàn toàn hoà nhập tình cảm và tâm linh vào môi trường tự nhiên Henry D Thoreau đã đến sống cùng ông ở đó và cũng là người quán triệt một cách sâu sác lý thuyết chủ nghĩa siêu nghiệm kiểu Emerson Ngoài ra còn có nhiều nhà văn Mỹ sau này đã chịu ảnh hưởng quan điểm chủ nghĩa siêu nghiệm ở những mức độ khác nhau
Các tác phẩm của Emerson đã có ảnh hưởng và trở thành niềm cổ vũ rất lớn cho các nhà văn thời đó và cả sau này Ngay sau đó đã có rất nhiều nhà văn cho ra đời những tác phẩm gây tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới:
Tứp lều của bác Tom (1852) của Harriet Beecher Stowe; Chữ A màu dô, Ngôi nhà bảy cột (1850) của Nathaniel Hawthorne; tập thơ Lá cỏ của Walt
Trang 21LUỒN VăN THỌC S ỉ * « 17 NGUV€N MINH PHƯƠNG
tân hưởng mối quan hệ cội nguồn VỚI vũ trụ? Tại sao ta không xây dựng một nền thơ ca hướng nội chứ không chỉ theo truyền thống và một tôn giáo soi rạng chúng ta Chứ không chỉ là lịch sử của tôn giáo, được bao bọc suốt một mùa thiên nhiên, những cơn Ị ũ của dòng đời tuôn trào xung quanh chúng ta, tràn qua chúng ta bằng sức mạnh cung ứng cho con người Chúng chào mời chúng ta hành động rương ứng với tự nhiên Vậy sao ta dò dẫm trong đống xương khô của quá khứ ? Hôm nay mặt trời vẫn đang chiếu sáng, càng có nhiều len và bông trên đồng ruộng Có những mảnh đất mới, con người mới, rư tưởng mới Chúng ta hãy đòi hỏi phải có những công việc của riêng mình, luật lệ và tôn giáo của riêng mình ( 20- tr 3 )
Emerson còn đưa ra lập luận rằng: tự nhiên và tinh thần con người cùng nhau biểu hiện cái nội hàm Tự nhiên và tinh thần có sự trùng hợp Vì vậy, tự nhiên là cơ sở của việc vận dụng nghệ thuật và thủ pháp tượng trưng
Từ là ký hiệu của các sự vật trong tự nhiên Những sự vật đặc thù trong tự nhiên là biểu tượng của những đặc thù trong lĩnh vực tinh thần Vậy tự nhiên
là biểu tượng của tinh thần Là một người yêu thiên nhiên, Emerson đã mua
cả một vùng đất bên bờ bắc hồ Walden ở thành phố Concord nhằm mục đích bảo vệ cánh rừng đó Ông tuân theo phong cách sống là hoàn toàn hoà nhập tình cảm và tâm linh vào môi trường tự nhiên Henry D Thoreau đã đến sống cùng ông ở đó và cũng là người quán triệt một cách sâu sắc lý thuyết chủ nghĩa siêu nghiệm kiểu Emerson Ngoài ra còn có nhiều nhà văn Mỹ sau này đã chịu ảnh hưởng quan điểm chủ nghĩa siêu nghiệm ở những mức độ khác nhau
Các tác phẩm của Emerson đã có ảnh hưởng và trở thành niềm cổ vũ rất lớn cho các nhà văn thời đó và cả sau này Ngay sau đó đã có rất nhiều nhà văn cho ra đời những tác phẩm gây tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới:
Túp lều của bác Tom (1852) của Harriet Beecher Stowe; Chữ A màu đỏ, Ngôi nhà bảy cột (1850) của Nathaniel Hawthorne; tập thơ Let cỏ của Walt
Trang 22IUỘN VỒN THỌC S ĩ » * 18 NGUV€N MINH PHƯƠNG
Whitman; Moby-Dick - Cá voi trắng - (1851) của Herman Melville Những
tác phẩm này đã khiến cho Châu Âu phải chú ý và coi trọng nền văn học
Mỹ Bởi sự mới mẻ trong sự kết hợp của chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực mà trong đó bản sắc, phong cách Mỹ nổi bật, khác hẳn với bất kì nền văn học nào ở Châu Âu và trên thế giới
Cũng như các nhà văn theo chủ nghĩa siêu nghiệm, Jack London đặt tự nhiên và vấn đề quan hệ giữa con người với tự nhiên vào ví trí trung tâm trong hầu hết các tác phẩm của mình Nếu các nhà siêu nghiệm chủ nghĩa thể hiện sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, thì qua những tác phẩm của mình, Jack London đã thể hiện quan hệ và mâu thuẫn đối nghịch giữa tự nhiên hoang sơ với nền văn minh của xã hội hiện đại, giữa cái thiện và cái ác đang tồn tại trong xã hội
Thiên nhiên trong sáng tác của Jack London là một thiên nhiên rộng lớn, trải qua nhiều vùng miền: từ vùng Bắc cực hoang mạc và lạnh giá tới miền Nam chan hoà ánh nắng ấm áp; từ những cánh rừng và thung lũng tới đại dương bao la Qua nhiều tác phẩm của một sô nhà văn cùng viết về mảng đề tài này ta thấy nổi bật lên sự sáng tạo của Jack London Chẳng hạn như với James Fenimore Cooper, ông là nhà văn có khá nhiều tác phẩm viết thành công về những người thổ dân và những cánh rừng hoang sơ bị người
da trắng đến xâm chiếm Thí dụ như trong tác phẩm: "Những nẹười cuối
củng của bộ lạc Mohican", James Fenimore Cooper miêu tả những cuộc
xung đột giữa các nhóm xã hội khác nhau; giữa các giai đoạn khác nhau của văn minh Câu chuyện được diễn ra trong thời kỳ bọn thực dân Anh, Pháp trong khi mở rộng quyền lực và thuộc địa của mình, đã đẩy các bộ lạc người
da đỏ đến chỗ diệt vong Dưới ngòi bút của Cooper, người da đỏ hiện lên không phải là những con người tàn ác, mà là những con người dũng cảm đáng ca ngợi Tác phẩm của James Fenimore Cooper đã thể hiện một tinh thần nhân đạo cao quý Nhưng bên cạnh đó, cái nhìn của ông vẫn có phần
hạn chế, người da đỏ dù có cao quý đến đâu, vẫn chỉ là loại người "dã ma
Quan h ệ giữa, con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 23LlỉậN VtíN THỌC S ỉ» _ J » 19 NGU¥€N MINH PHƯƠNG
Tác giả vẫn không đặt họ ngang hàng với người da trắng Do tác giả thuộc về phe những người chiến thắng, nên đã bầy tỏ sự nuối tiếc và cảm phục những đối thủ kiên cường bị chiến bại
Trong tác phẩm của Cooper, sự hoang dã ở đây là những cánh rừng và những người da đỏ trong thời kỳ kết thúc số phận của họ trước sức mạnh của những người đến xâm chiếm Vấn đề đặt ra trong tác phẩm của Cooper là: Sự chinh phục và huỷ diệt của sự hoang dã sẽ diễn ra trong bao lâu? Dưới bàn tay đẫm máu của thực dân Anh, Pháp và sau này là Mỹ, không chỉ bộ lạc Mohican, mà nhiều bộ lạc da đỏ khác đã biến mất khỏi mảnh đất quê hương
mà họ đã có cuộc sống yên bình ở đó qua bao thế hệ Những người sống sót
đã bị ép buộc ở trong các vùng đất dành riêng cho những người da đỏ và họ phải làm nô lệ ngay trên chính mảnh đất do ông cha mình tạo lập ra James Fenimore Cooper đã thể hiện trong tác phẩm của mình quan điểm: tiến trình phát triển của nền văn minh và hiện đại cũng là sự mở đầu cho quá trình huỷ diệt của thế giới hoang dã Sự suy yếu của những cánh rừng và sự diệt vong của các bộ lạc người da đỏ được thay thế bởi những nét mới của nền văn minh với cơ khí hoá, súng đạn và chiến tranh Hệ thống hình tượng nhân vật trong truyện của Cooper là: những người da trắng, người da đỏ, những con ngựa, con trâu và thú rừng Qua chủ đề và hình tượng được thể hiện trong các tác phẩm, đã cho ta thấy được sự khác biệt giữa Cooper với Jack London
Trong các tác phẩm của Jack London, mọi xung đột được thể hiện như những cuộc chiến theo quy luật sinh học của chủ nghĩa Darwin - quy luật của cuộc sống là sự cạnh tranh để sinh tồn Đó là xung đột giữa: người và người; người và chó sói; người và hoang mạc băng giá; người và biển
(trong các tác phẩm: Sói biển, Người đẹp vùng băng tuyết, Tình yêu cuộc
sống, Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Martin Eden và nhiều truyện
ngắn khác ) Tác giả đã tạo ra những hình tượng nhân vật sống động mới
mẻ trong môi trường hoang sơ nguyên thuỷ của thiên nhiên Jack London đã vận dụng chủ nghĩa Darwin như một chìa khoá của nghệ thuật để mở rộng
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London
Trang 24LUỘN VỒN THỌC S ĩ * _* _ 20 NGUY€N MINH PHƯƠNG
bến bờ của sự hoang dã bằng nhiều mối xung đột, từ nhiều chiều và khía cạnh khác nhau Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Jack London rộng lớn hơn nhiều so với ở tác phẩm của James Fenimore Cooper Tất cả được khắc hoạ rất sinh động và với một nghệ thuật miêu tả rất mới lạ Jack London đã thể hiện những cảm nhận tinh tế về tự nhiên, khác hẳn với các nhà văn trước ông Tác giả đã có những phát hiện mới mẻ và sắc sảo về thiên nhiên hoang dã Trong tác phẩm của mình, Jack London khắc hoạ nhiều hình tượng như: người da trắng; người da đỏ, những con vật hoang dã như: Gấu, Hươu, Mèo rừng Đặc biệt là những con Chó và con Sói đã trở thành những nhân vật chính trong nhiều tác phẩm của ông Hệ thống nhân vật này lại được đặt trong mối quan hệ mật thiết với thế giới tự nhiên nhằm làm nổi bật lên tính chất hoang dã, vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ, thanh bình đôi khi cả hung bạo và dữ dội
Vấn đề nổi bật hơn cả trong các tác phẩm của Jack London là quan hệ giữa con người và thiên nhiên; mâu thuẫn giữa tự nhiên và văn minh và sự lựa chọn của con người cũng như những sinh vật sống khác về việc nên xa rời thế giới văn minh để quay trở về với thế giới tự nhiên hoang dã hay ngược lại từ bỏ thiên nhiên để về với cuộc sống của nền văn minh hiện đại? Qua các sáng tác của mình, Jack London đã nêu lên được những mâu thuẫn giữa tự nhiên hoang sơ với nền văn minh hiện đại Điều ông đặt ra ở đây là vấn đề muôn thuở, nhức nhối mà nhân loại phải đối mặt và không dễ gì giải quyết ngay được Vì vậy, tác giả bằng tác phẩm của mình cũng không thể đưa ra một quan điểm giải quyết vấn đề này một cách dứt khoát và chính xác Nhưng ông đã gợi ra nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm một cách nghiêm túc để cố gắng làm sao thiết lập được mối quan hệ hài hoà giữa thế giới tự nhiên với nền văn minh hiện đại Đổng thời, Jack London đã chỉ ra những tác hại của nền văn minh công nghiệp hiện đại đối với con người cũng như môi trường tự nhiên cùng những hậu quả của nó như để cảnh báo đối với
xã hội loài người
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g táo của Ja c k London
Trang 25LUỒN VtiN THỌC S ĩ 0 • _ 21 NGUV€N MINH PHƯƠNG
CHƯƠNG II
Quan hệ giữa con người và tự nhiên là một mối quan hệ phức tạp: vừa thống nhất hài hoà, vừa mâu thuẫn đối nghịch Một mặt con người tồn tại trong lòng tự nhiên, nhưng khác với loài động vật sơ đẳng, con người không chỉ dựa dẫm và nương nhờ vào những gì sẵn có trong thiên nhiên để sinh sống mà không ngừng khai phá, khai thác để cải biến tự nhiên nhằm làm cho điều kiện sống ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn Để khai thác và cải biến tự nhiên hoang dã con người cũng phải trải qua những cuộc vật lộn vô cùng gian nan và cực nhọc Hơn nữa, những hiện tượng biến chuyển bất thường và thiên tai trong thế giới tự nhiên cũng gây nên sự tàn phá và huỷ hoại đối với con người Sáng tác của Jack London đã thể hiện cả hai mặt này trong quan hệ giữa con người và tự nhiên
2.1 - Con người riêng lẻ và cô đơn vượt trội trong cuộc tranh
đua giữa muôn loàỉ.
Con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết, bởi thiên nhiên là nguồn sống, nơi nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển của con người cũng như vạn vật Đó cũng là một mối quan hệ phức tạp, vừa hài hoà lại vừa mâu thuẫn Thiên nhiên có khi như người mẹ hiền hoà, trìu mến nâng
đỡ con người trên chặng đường sinh tồn và phát triển Nhưng cũng có khi thiên nhiên trở nên hung dữ, bạo liệt, gây nên bao thách thức, trở ngại cho con người Dưới lăng kính nghệ thuật của chủ nghĩa tự nhiên, trong cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, những con người mạnh mẽ và kiên cường bao giờ cũng có thể vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn và chiến thắng
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên trong m ột s ố sả n g tác của Ja c k London
Trang 26LUậN VỒN THỌC S ĩ • * _ 22 NGU¥€N MINH PHƯƠNG
Điều này thể hiện ở nhiều nhân vật trong hàng loạt tác phẩm của Jack
London như: Tình yêu cuộc sống; Ngôi nhà của Mapiihì; Người đẹp vùng
băng tuyết Những nhân vật tiêu biểu cho con người mạnh mẽ, giàu nghị
lực này là anh chàng chỉ được gọi là gã trong truyện ngắn Tình yêu cuộc
sống (Love of life ) hay bà già Nauri trong tác phẩm Ngôi nhà của Mapuhi (The house o f Mapuhi)
Tình yêu cuộc sống là một trong những truyện ngắn hay của Jack
London Tác phẩm ca ngợi tình yêu cuộc sống cùng sức sống mãnh ỉiệt tiềm
ẩn trong con người Câu chuyện kể về một gã bị bạn bỏ lại trên hoang mạc giá rét, đói khát và bị thương Gã đã phải lết mình trên băng tuyết trong lúc không còn lương thực, không có súng đạn để tự vệ và sãn bắn kiếm sống Giữa hoang mạc giá lạnh, nơi chỉ có những con vật hoang dã dữ tợn cũng đang trong tình cảnh đói rét như anh ta Đó là con Gấu, là con Sói đói đang lần theo từng bước chân của gã Để có thể tồn tại, gã buộc phải ăn rêu, cỏ, cá sống và tất cả những gì có thể đem lại cho mình chút ít dinh dưỡng Có những lúc, gã như bị chìm vào trạng thái tê liệt, mất cảm giác về nỗi đau và cái đói đang dày vò cơ thể Mặc dù thế, gã vẫn kiên trì không chịu gục ngã
Vào giữa lúc sự sống và cái chết trong con người gã đang giành giật nhau quyết liệt, bỗng xuất hiện một con Sói Nó cũng ở trong tình trạng đói
lả và ốm yếu Cả hai sinh vật này đều không còn đủ sức để hạ gục lẫn nhau Con Sói cũng bò lê theo hắn và cả hai cố chờ đợi xem kẻ nào gục ngã trước thì sẽ thành thức ăn để nuôi sống kẻ khác Cuộc chiến diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt và gian khổ Giữa hoang mạc cằn cỗi và trên nền tuyết trắng lạnh giá, hình ảnh hai sinh vật hiện lên trong một cảnh tượng tiêu biểu cho cuộc cạnh tranh sinh tồn của thế giới muôn loài
"Thếrồi bắt đầu một tấn bi kịch để tồn tại, khốc liệĩ chưa từỉỉíỊ thấy - một con người ốm phải bò lết, một con sói ốm tập tà tập tễnh, liai sinh vật lê thân xác qua cảnh hoang sơ và bên nọ rình rập sự sôhẹ của bêu kia " (29 - tr 512)
Quan h ệ giữa, COĨ1 người và tự nh iên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 27LUâN VtíN THÍÌC S ĩ 0 _ * 23 NGU¥€N MINH PHƯƠNG
Trong tác phẩm này, ta thấy bản năng sinh tồn không chỉ tổn tại ở con người, mà cái bản năng đó và sự kiên trì ghê gớm cũng tồn tại bên trong cái thân xác con Sói đang ngắc ngoải
"Nó đứng lom khom, đuôi cụp giữa hai chân như một COỈ 1 Chó khấn khổ thiểu não Nó run lập cập trong làn gió lạnh hai cái tai khỏnẹ dựng hoắt lên như gã vần thường thấy ở những con Sói khoé, đôi mắt
mờ và vằn tia máu, cái đầu như gục xuống rũ rượi và tuyệt vọng
(29 -ĩr 509)
Một con Sói đã kiệt sức dường như không còn là mối đe doạ cho kẻ khác Nhưng cái sức tàn cuối cùng ấy cũng là mối nguy hiểm đối với một người đang trong tình trạng bi thảm như gã Cả hai sinh vật đều rơi vào tình
trạng bi thảm như nhau: "Bước chân gã trật trường y hệt bước chân của can
sói theo sau gã Cả hai cùng canh chừng và chờ đợi lẫn nhau xem kẻ nào gục ngã trước sẽ làm mồi cho kẻ kia Con Sói ốm cũng có sức kiên trì ghê ghớm Nó theo sát không rời gã Nhưng sự kiên trì của gã cũng không kém Cuối cùng, bằng hành động khôn khéo, gã đã chiến thắng được con Sói Dưới ngòi bút của nhà văn, bề ngoài, cuộc chiến này cũng chẳng có gì thú vị
và hãnh diện, vì nó chẳng qua chỉ là một hoạt động hết sức bản năng của loài động vật thấp kém nhất
"Hết nửa giờ, con người nhận thấy một dòng âm ấm chảy vào họng mình Cái đó chẳng lấy gì làm thú vị Nó như chì nóng chảy bị dọiìg vào dợ dày của gã, và nó được tọng vào Ìioàìì toàn chỉ’ do ỷ chí của ụ ĩ
mà thôi Sau đó, con người lăn ềnh ra, nằm ngửa lên mà ngủ".
(29 - ír 515)
ớ đây, có thể thấy rõ ảnh hưởng của học thuyết Darwin đối với Jack London Nhà văn đã đưa nhân vật trở về với trạng thái nguyên sơ của tự nhiên hoang dã Con người này không tên gọi riêng và chỉ được biết đến với
cái gọi chung chung là gã Giờ đây gã cũng như những sinh vật sống trên
Quan h ệ giữa con người vá tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London
Trang 28LUÔN VäN THỌC s ĩ * * 24 NGUYỆN MINH PHƯƠNG
hoang mạc này chỉ mang tên của giống loài như : con Cá tuê; con Caribu, con Gà gô, con Gấu và con Sói Trong cái thế giới hoang mạc ấy mỗi loài sinh vật chỉ theo đuổi mục đích duy nhất là kiếm mồi để duy trì sự sống Vì thế, gã buộc phải lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn, hoặc là ăn thịt con khác hoặc là bị con khác ăn thịt Bản năng sinh tổn là đặc tính chung của cả con người và con vật, vốn được hình thành trong môi trường sống của tự nhiên kể
từ khi sự sống hình thành trên trái đất Nó là một phần trong nội dung cơ bản
của khái niệm thường gọi là bản tính tự nhiên ( human nature ).
Cũng như các loài động vật khác, gã phải tìm cho mình nguồn thức ăn
để có chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể Bị rơi vào hoàn cảnh cực hạn, gã đã trở thành một con thú hoang Gã không thốt lên tiếng nói của loài người nữa
mà chỉ là tiếng gầm gừ của loài thú Nhà văn đã tạo nên một bức tranh thu nhỏ về cuộc cạnh tranh đào thải và sinh tồn trong thế giới muôn loài và đây cũng là một đặc điểm trong thi pháp của Jack London Tác giả đã đặt nhân vật vào mối xung đột với những con vật anh ta gập trên đường đi (con Gấu, con Sói ) Gã và những con vật tranh giành miếng ăn Khi gã gặp con Gấu, tác giả đã miêu tả:
"Gã cũng gầm gừ man rợ, gớm ghiếp thốt ìên, nồi sự vốn là sự sống và vốn xoắn xuýt quanh những rễ sâu nhất của sự sống ” (29 - tr 502)
Từ nỗi sợ sâu thẳm ấy, một sức mạnh bột phát, khiến gã có thể chống trả lại con vật to lớn, hung dữ kia Sự can đảm đã nảy sinh trong lúc tuyệt vọng và khiếp sợ Gã đứng thẳng lên trong tư thế hùng dũng nhất, nắm chặt con dao và nhìn chằm chằm vào con Gấu Dù khiếp sợ nhưng gã sẽ chống trả
nếu con vật tấn công vì "trước mặt gã là thịt và sự sống" Cuối cùng, chính
con Gấu to lớn kia lại lủi đi với tiếng gầm gừ đe doạ Bản thân nó cũng kinh
hãi trước cái sinh vật hiên ngang không biết sợ và đầy bí ẩn Sau khi con Gấu
bỏ đi, anh ta đứng sững như pho tượng cho đến khi cơn nguy hiểm qua hẩn Bấy giờ, anh ta mới run bắn lên một hồi và quỵ xuống lớp rêu ướt Khi đứng
Quan h ệ giữa, con người và tự nh iên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 29LUệN VỒN THỌC S ỉ 9 _ _ • 25 NGUV€N MINH PHƯƠNG
trước sự đe doạ của cái chết, các nhân vật của Jack London thường bộc lộ một sức mạnh tiềm ẩn và bất ngờ mà chính bản thân họ cũng không ngờ tới
Nhưng khác với động vật sơ đẳng, ý thức có vai trò chi phối đối với hành động của con người Điều khiến cho nhân vật gã khác với những loài vật khác là ở chỗ gã có ý thức và biết suy nghĩ xem mình phải làm gì khi
một mình chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt ờ nơi hoang mạc Dù cho
bản năng sinh vật trỗi dậy mãnh liệt trong con người gã, thì gã vẫn là một con người có cảm xúc:
"Mới đầu, gã khóc khe khẽ một mình, rồi khóc to tướng với cá cảnh hoang sơ vô tình bao quanh gã; và hồi lâu sau, người gã còn rung lẻn những tiếng nấc khan " (29 - tr 494)
Dù đói và mệt, gã vẫn ý thức được hành động của mình và vẫn luôn ấp
ủ hy vọng Gã vẫn nghĩ tới Bill, nghĩ tới cái đích đang đến gần và ở đó gã sẽ được cứu sống Đặc biệt là một hành động rất nhân bản ở gã đã được nhà vãn thể hiện một cách ấn tượng và có ý nghĩa sâu sắc Đó là khi gã nhìn thấy một vệt đường, dấu vết của người khác, không đi mà bò bằng bốn chân Vì tò mò,
gã đã theo vết người kia đến tận cùng và phát hiện thấy một đống xương mới
bị ỉóc hết thịt và quanh đó là những vết chân của nhiều con Sói Qua hành trang rải rác xung quanh, gã biết đó là Bill Gã cất tiếng cười, dù không phải
là tiếng cười bình thường nữa mà "khàn khàn ghê rợn như tiếng quạ kêu, và
con Sói ốm cũng cất tiếng tru sầu thảm hoà theo" Nhưng cũng ngay sau đó,
tính người trong tâm linh gã đã thức tỉnh:
"Con người bỗng nhiên dừng bặt Làm sao gã cố thể cười vào mũi Bill nếu như cái này là Bill, đám xương trắng hồng và sạch bong này ỉ à Bill? Gã quay đi ồ ỉ BỈU đã bỏ rơi gã, nhưng <ịã sẽ khônq lấy sô' vàtìí> này, cũng chẳng mút xương BỈU làm gì tuy nhiên, iỉếii ỉà trườnq Ỉỉựp ngược lại, ắt Biỉỉ sẽ chẳng tha " (29 - tr 51 ì)
Quan h ệ giừa con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 30ÍUỆN VỒN THỌC S ĩ
Ý thức của sự nhận biết thực trạng chính là nguồn gốc đầu tiên khiến con người phát huy được tiềm năng của sức mạnh tinh thần Nó giúp cho gã chiến thắng sự khắc nghiệt của hoàn cảnh tự nhiên Nhưng cũng có ỉúc, gã
đã rơi vào trạng thái bi quan Dường như gã thấy mình có lúc như sắp phải đầu hàng trước hoàn cảnh khắc nghiệt Đó là khi gã nhìn cảnh tượng chú Tuần lộc Caburi non kêu quang quác, chạy nhảy và đầy sức sống Nhưng rồi, chú đã bị bầy Sói xâu xé và chỉ để lại đám xương tàn Chứng kiến cảnh tượng này, gã chạnh lòng:
"Liệu có khả năng, gã cũng có thể như thế trước khi ngày tàn không!
Sự sống là thếư? một sự hão huyền thoảng qua Chỉ có sống là đait đớn mà thôi Chết thì chẳng đau gì hết Chết là ngã Có nghĩa ỉà thôi,
ỉà nghỉ ngơi T h ế thì tại sao gã không bằng lòng thể? " (29 - tr 511)
Ngay sau đó, ngọn lửa của sự sống đang tàn lụi lại bùng lên trong con người gã Gã lại tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ, lại phải ăn cá tuê, uống nước nóng và canh chừng cả con Sói ốm để tiến về phía trước, nơi có con tàu mà gã đã trông thấy từ phía đằng xa xa và ở đó gã sẽ được cứu sống
Đó là động lực thôi thúc hắn tiến về phía trước Gã tự nhủ: “ Thật vô lý nêìi
gã phải chết, sau khi chịu đipĩg ngần nấy những đau khổ
Sau chuỗi ngày bất hạnh, bò lê qua nhiều dặm đường, giờ đây gã đang tiến gần đến chiếc tàu đánh cá con voi Beđfođ Một số thành viên của đoàn thám hiểm khoa học trên tàu đã nhìn thấy hắn Nhưng sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã khiến gã trở thành một sinh vật kỳ dị
'T ừ trên boong tàu, họ nhìn thấy một vật kỳ lạ trên bờ Vật ấy di chuyển xuôi bãi biển vê phía mặt nước Họ kìiỏníị thể xác định đỏ là loại gì Và họ thấy một cái gì còn sống nhưng khó có thể gọi ỉ à một con người Nó ỉoà lẫm, không ỷ thức Nó oằn oại trên mặt đất như một con sâu kỳ quái Phân lớn những cố gắng của nó đều vớ hiệu.
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g táo của Ja c k London
Trang 31LUÔN VỒN THỈỊC S Ĩ
Nhưng nó bên bỉ, và nó vặn mình, nó quằn quại và mỗi giờ có ỉẽ tiến lên được dăm sáu mét " (29 - tr 516)
Trải qua một thời gian dài sống trong đói khát và giá rét, thân hình gã giờ đây trông thật thảm hại Tai hoạ đã qua không chỉ ảnh hưởng hình dáng bên ngoài, mà còn ám ảnh trong tâm trí gã đến mãi sau này Khi được sống trong no ấm, gã vẫn còn bị những hình ảnh của sự đói khát chi phối trong đầu óc Gã cất giữ lương thực để đề phòng nạn đói khác có thể xảy ra Đám thuỷ thủ trên tàu nhìn thấy và chê cười gã khi hắn xin đồ ăn và giữ chặt, nhìn ngắm nó như ngắm một nắm vàng Quanh chỗ nằm và mọi ngóc ngách, gã đều cất đầy bánh bích quy khô
Nhân vật gã trong tác phẩm Tình yêu cuộc sống đã vượt trên hoàn
cảnh khắc nghiệt và vượt lên cả chính bản thân mình để giành lại sự sống Nhân vật này tiêu biểu cho sức mạnh phi thường của con người Vì bản năng sống và niềm hy vọng được sống đã giúp anh ta chiến thắng được thiên nhiên
để giành sự sống cho mình Tình tiết của câu chuyện diễn ra rất chậm, theo từng bước lê đi của nhân vật trên hoang mạc phủ dày tuyết Mọi chi tiết vàhành động của gã được miêu tả với những chi tiết chân thực và sống động Ớ đây có sự kết hợp của thủ pháp tả chân của chủ nghĩa hiện thực với tình huống khắc hoạ cuộc cạnh tranh và đào thải của chủ nghĩa tự nhiên
Trong sáng tác của Jack London hình tượng con người và hình tượng thiên nhiên luôn luôn xuất hiện trong tình huống lúc thì đối nghịch lúc lại hài hoà với nhau Trước hết khung cảnh thiên nhiên có vai trò tô đậm hành
động và tâm lý nhân vật Ngay từ trang đầu của Tình yêu cuộc sống, nhà văn
đã miêu tả cảnh vật thiên nhiên với một sắc màu ảm đạm, xám xịt và dự báo
về một cuộc sống không tốt đẹp đang rình rập nhân vật ở phía trước
"Gần chân trời, vầng dương thoi thóp mờ mờ, gần như bị những đám sương mù và hơi không ra hình thù gì che khuất, gáy một cảm ỳ ác vê tảng khối và đậm đặc không đường nét hoặc không cụ thể
( 2 9 -t r 483)
Quan h ệ giữa, oon người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 32LUỒN VtíN THÍÌC S ỉ
_ 9 *
Cả một không gian hoang vu và hoàn toàn thiếu vắng hơi thở ấm áp cùng sinh khí của xã hội loài người lại càng làm nổi bật thêm sự bơ vơ cỏ quạnh của nhân vật
" Gã bò lên một cái gò nhỏ và nhìn khắp xung quanh, không có cây to,
cũng chẳng có cây bụi, chẳng có gì ngoài một biển rêu xám, những suối nhỏ màu xám Bầu trời cũng xám " (29 - tì' 489)
Với cách miêu tả và quan sát lạnh lùng, hết sức khách quan Jack London đã tạo nên một câu chuyện bi tráng về cuộc giành giật sự sống của con người với thiên nhiên hoang dã Câu chuyện có một ý nghĩa nhân đạo
sâu sắc Truyện ngắn Tình yêu cuộc sống đã khiến cho rất nhiều độc giả trên
thế giới say mê V.I Lenin cũng rất thích truyện ngắn này Lúc nằm trên giường bệnh, Người đã bảo vợ mình đọc cho nghe lại tác phẩm này
Trong khi miêu tả mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, Jack London luôn đề cao con người, đồng thời ông cũng không bao giờ coi
thường sức mạnh tàn phá và huỷ diệt của thiên nhiên Ớ truyện ngắn Sự im
lặng màu trắng, Jack London đã v iế t:
“ Thiên nhiên có nhiều cái đ ể nhắc nhở con người về cúi chết: Tìiitx
triêu không ngừng lên rồi ỉại xuổng, sự giận dữ cùa giông bão, sự khủng khiếp của những trận động đất và những cừ/ỉ sấm sét Nlìỉtìuị mạnh m ẽ hơn và khủng khiếp hơn tất cả ỉà sự im lặng màu tvắnọ, troìĩiị cái thờ ơ, hiu quạnh của nó Không một tiếng động nào Bầu trời sáng ìoé như tấm đồng được mài bóng Bất kỳ một tiếng nói thì thầm nào cũng trở nên thiêng liêng và con người trở nên hoảtìíỊ sự với íiểnq nói của chính mình Con người là cái phần nhỏ duy nhất của sự sổ!ì” cỏn sót Ịại đang chuyển động giữa một sa mạc chết trắnẹ buốt Con Iiẹười hoảng sợ trước sự ỉỉều lĩnh của mình và nhận thức một cách sâu sắc rằng mình chỉ ỉà một côn trùng nhỏ không lìơỉì, klìônẹ kém Nhữnẹ ý
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 33LUÔN VỀN THtìCSĨ m _ «
nghĩ huyền bí tự dưng cứ nảy ra; sự huyên bí của thiên nhiên, vũ trụ
cứ đòi được bộc lộ mình Và con người tự dưng thấy sợ cái chết, sợ Chúa, sợ tất cả thế giới xung quanh (29 - tr 467)
Khoa khọc kỹ thuật có phát triển đến đâu thì tự nhiên vẫn luôn là một điều huyền bí đối với con người Thiên nhiên có một sức mạnh ghê gớm mà con người không dễ dàng gì chống trả lại được Nắm bắt được và tôn trọng những quy luật của tự nhiên nhằm tạo nên sự tương hợp hài hoà giữa cuộc sống của con người với thiên nhiên đó là một việc cần thiết mà con người phải làm Đây cũng chính là thông điệp mà Jack London muốn truyền tải đến với độc giả qua các tác phẩm của mình
Những dòng phân tích trên đây cho thấy một trong những thi pháp Jack London là sáng tạo nên một tình huống nghệ thuật, trong đó con người
bơ vơ và đơn chiếc với sức mạnh của bản năng đã vượt trội lên trong cuộc tranh đua, giành giật sự sống giữa thế giới muôn loài Một đặc điểm nữa của thi pháp Jack London là sự khắc hoạ mối xung đột giữa lý tưởng và khát vọng cao đẹp của con người và hoàn cảnh tự nhiên dữ dội và bạo liệt
2.2 - Xung đột giữa khát vọng cao đẹp với những thử thách gay
gắt của hoàn cảnh tự nhiên.
Nếu hạt nhân của cốt truyện trong Tình yêu cuộc sống là sức mạnh
bản năng vượt trội của con người thì hạt nhân của cốt truyện trong truyện
ngắn "Ngôi nhà của Mapuhi" lại là khát vọng mãnh liệt thôi thúc con người
vượt qua mọi hoàn cảnh gian nan Khác với động vật sơ đẳng, con người không chỉ có bản năng mà còn có định hướng ý thức, có lý tưởng và khát vọng cao đẹp Con người không chỉ nương nhờ vào tự nhiên để tồn tại mà còn không ngừng khai thác tài nguyên phong phú trong tự nhiên, rồi từ đó sáng tạo nên một thế giới văn minh, phục vụ cho đời sống vật chất và linh
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London
Trang 34LUỘN VtlN THỌC S ĩ 30 NGUY€N MINH PHƯƠNG
thần của con người Lý tưởng và khát vọng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn cũng tạo nên cho con người một sức mạnh to lớn vô song Đối với một con người bình thường nhiều khi niềm khát vọng cổ vũ họ vượt qua nỗi gian truân cũng chỉ là ước mong giản dị như xây đắp một ngôi nhà vững chắc và
ấm áp Đó cũng chính là chủ đề của thiên truyện ngắn Ngôi nhà của
Mapuhi.
Trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc hoạ sự xung đột giữa khát vọng mãnh liệt của một con người bình dị với hoàn cảnh thiên nhiên đầy bất trắc Bối cảnh của câu chuyện là cuộc sống của những người dân trên một hòn đảo ở vùng biển Nam Thái Bình Dương, Jack London đã miêu tả một trận cuồng phong dữ dội chưa từng xảy ra ở nơi đây Không gian oi nồng và
cả sự căng thẳng đầy chết chóc bao trùm khắp mọi nơi Gió, bão và sóng biển cuốn trôi đi tất cả những gì trong một khu vực rộng lớn Bà Nauri, một
bà già ngót sáu mươi tuổi đã bị cơn bão khủng khiếp đó cuốn đi như bao người khác trên đảo Nhưng rất may là bà vẫn còn sống, dù thân thể bị trầy xước và bầm tím Bà bị sóng đánh trôi giạt tới hòn đảo khác Bà già Nauri đã vượt qua mọi hiểm hoạ để sống và trở về hòn đảo thân yêu, nơi có con cháu
và gia đình mình đang sống
Tác giả miêu tả cuộc hành trình trở về quê hương Hikuêru của bà lão
gian nan đến nỗi nó làm "tiêu hết chất mỡ trong người bà, chỉ còn cố da bọc
xương và chúi cơ bắp quắt queo" Sự thôi thúc mãnh liệt khiến bà già ốm
yếu và kiệt sức có thể vượt qua những khó khăn hiểm nguy là niềm hy vọng
ấp ủ trong tâm trí bà: Đó là viên ngọc trai mà bà tìm lại được trong xác của lão Lêvi - kẻ đã ép con trai bà phải bán viên ngọc trai cho hắn với cái giá rẻ
do hắn đưa ra Trong trận cuồng phong, lão Lêvi bị sóng, gió thổi cuốn ra biển Xác lão đã dạt vào hòn đảo nơi bà Nauri đang trú chân Viên ngọc trai này do anh chàng Mapuhi, con trai của bà lão mò được dưới biển Nhà văn
đã miêu tả viên ngọc với những giá trị tuyệt hảo của nó:
Quan h ệ giữa, con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 35LUtìN VtìN THtìC s ĩ
“Nó to như một quả trứng Bồ Câu, tròn xoay, rờ rợ một màu trắng phản chiếu những lung linh của mọi sắc màu quanh nó Không một vết hoặc gợn nhỏ nào: Sự trong sáng của nó dường như hoà quyện vào không khí Trong bóng tối nó sáng lên dìu dịu, ỉấp ỉánìĩ như một vầng trăng non Nó trắng trong đến nỗi khi bỏ vào một cốc nước khó mà tìm thấy nó Nó rơi thẳng và nhanh xuống đáy khiến cho người ta biết trọng lượng của nó là tuyệt hảo ( 29 - tr 344)
Khi tìm được lại viên ngọc trai quý đó, hình ảnh về ngôi nhà mà cả gia đình
bà mơ ước hiện ra trong tâm trí của bà Đó chính là nguồn động lực to lớn giúp bà có thêm được nghị lực gìn giữ sự sống của mình đồng thời cũng để gìn giữ viên ngọc quý giá
Sau tám ngày trên hòn đảo hoang chờ đợi mà thuyển cứu hộ vẫn không đến, bà Nauri quyết định lao chiếc bè mà bà tự làm lấy và vượt biển trở về quê hương Lúc đầu bà lão bơi thuyền, rồi sau đó lại bơi tay Bà Nauri dường như đã trở thành một sinh vật biển thực thụ khi một mình lênh đênh giữa biển khơi bao la Một con cá mập đã theo bám bà già, nhưng bà đã chặn
nó lại bằng cách tấn công nó trước Cuối cùng, chính con vật to lớn này lại phải rút lui trước một bà lão đã suy nhược đó Sự trở về của bà già khiến con cháu rất bất ngờ Vì họ nghĩ bà đã chết Cái hình dạng xác xơ, tiều tuỵ của
bà khiến cho họ khiếp sợ và nghĩ đó là hồn bà hiện về
Con người không thể có sức mạnh ý chí, nếu như ý thức không có
định hướng Nếu trong Tình yêu cuộc sống, con tàu thuỷ bên bến bờ bình yên là mục tiêu cuối cùng mà nhân vật gã vươn tới, thì trong Nẹôi nhà của
Mapiihi viên ngọc trở thành niềm hy vọng đã khơi dậy sức mạnh tiềm tàng
trong tinh thần bà già Nauri và gia đình bà Trải qua sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên, niềm khát khao và ước mơ gợi nên từ viên ngọc đã giúp cho
cả gia đình bà Nauri tin tưởng vào cuộc sống của họ trong hiện tại và tương lai Họ cùng nhau nghĩ đến ngôi nhà mà họ sẽ xây dựng được sau khi bán viên ngọc đó
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja o k London
Trang 36LUậN VỒN THỌC S ĩ 32
NGUV€N MINH PHƯƠNG
" Ngôi nhà ấy phải dài sáu sải, với cổng vòm bốn xung quanh, ở trung tâm phải ỉà một phòng lớn VỚI một cái bàn tròn ở giữa và các đồng hồ quả lắc treo trên tường, phải có bốn buồng ngủ, hai cái ở mỗi bên phòng và trong mỗi buồng ngủ có một cái giường sắt, hai ghế tựa và một giá rửa mặt và đằng sau nhà phải ỉà môi gian bếp, một gian bếp tốt VỚI đầy đủ nồi niêu, xoong chảo và một cái /ờ " (29 - tr 344, 345)
Sau tất cả những gì khủng khiếp họ phải trải qua, giờ đây họ sẽ bắt tay
và thực hiện những điều mình mong ước và chờ đợi đã lâu
Đặt con người vào trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, tác giả đã tạo ra một tình huống đầy kịch tính trong đó diễn ra cuộc đua tranh sinh tồn quyết liệt giữa con người và con vật; giữa con người với con người Để giành giật sự sống, con người trở nên ích kỷ và tàn nhẫn đến lạnh lùng Nhân vật
Bill trong tác phẩm Tình yêu cuộc sống đã bỏ mặc bạn mình bị đau chân ở
nơi hoang mạc băng giá để ra đi cho bớt gánh nặng Hắn mang theo túi vàng, mong rằng mình có thể thoát khỏi nơi đây để hưởng một cuộc sống giàu sang Nhưng cuối cùng thì chính cái kẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình lại phải bỏ mạng ở trong sự lạnh giá của băng tuyết Môi trường khắc nghiệt của
tự nhiên còn là nơi thể hiện rõ bản chất và rèn luyện tính cách con người
2.3 - Tự nhỉên hoang dã là môi trường rèn đúc những tính cách
kiên cường.
Jack London đã đặt các nhân vật vào trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên Qua đó, các nhân vật bộc lộ nhũng suy nghĩ và tính cách của mình Thiên nhiên hoang dã đầy bất trắc và nguy hiểm là cái lò rèn đúc tính cách kiên cường và đào thải những kẻ hèn yếu Sự dũng cảm hay hèn nhát, tình bạn và tình yêu chân chính cũng sẽ được thể hiện rõ nét nhất ở nơi đây Chủ đề này được khắc hoạ một cách nghệ thuật trong tác
Quan h ệ giữa, oon người và tự nh iên tron g m ột s ố sắ n g tấc của Ja c k London
Trang 37LUỘN VỒN THỌC S Ỉ 33 NGUV€N MINH PHƯƠNG
phẩm "Người đẹp vùng băng tuyết” - (A Daughter of the Snows - 1902) Đây
là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Jack London Tác phẩm nói về những người đầu tiên đi khai phá miền đất Alaska băng giá, nơi mà chỉ có lòng dũng cảm
và sự cao thượng mới có thể tồn tại được, còn những kẻ hèn nhát trước sau cũng sẽ bị cuộc sống đào thải và loại bỏ
Thiên nhiên được miêu tả ở trong tác phẩm Người đẹp vùng bâng tuyết
trở thành hòn đá thử vàng, phân định rạch ròi bản chất và tính cách con người Đó có thể là những con người dũng cảm và cao thượng như: Frona Wenson, Corlits, ông Wenson Những con người này đã khai phá và lập nghiệp thành công trên vùng đất khắc nghiệt và hùng vĩ này Tiêu biểu cho loại người hèn nhát gồm có: Tomy, St.Vincent những kẻ đã bị cuộc sống nơi đây loại bỏ và đào thải
Môi trường sống là cội nguồn hình thành nên bản chất và tính cách con người Mạch sống của thiên nhiên như chảy trong huyết quản của cơ thể Người ta có thể nhìn vào con người đó để thấy rằng họ thuộc về những vùng đất nào Miền Bắc cực băng giá còn là nơi làm cho máu trong cơ thể con người ta sôi sục hơn và nảy nở trong họ một sức sống, một nghị lực mà ta không thấy ở những miền khí hậu khác Môi trường tự nhiên này đã đào luyện ra những con người có nhân cách cao cả và dũng cảm Môi trường càng khắc nghiệt càng đòi hỏi sự hiện diện của những con người ưu tú đế có thể chống chọi được với mọi tai ương và hiểm hoạ bất thường Nhân vật Frona và Corlits dường như là những con người được sinh ra để thuộc về vùng đất này Qua những nhận xét và đánh giá của Frona vể con người của Corlits, tác giả đã trực tiếp nêu ra thuyết tuyển chọn tự nhiên của học thuyết Darwin :
” Cô tin ỏ thuyết chọn ỉọc tự nhiên, tin ở sự ưu việt của những con
người vừa đẹp vê thể chất, vừa phát triển vê năng lực ĩiỉìh thần”.
( 23 - rr 88 )
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja ck London
Trang 38ÍUàN VỒN THRCSỈ 9 ' _ • 34 NGUVÌN MINH PHƯƠNG
Nhân vật Frona Wenson có những đức tính đáng quý của con người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này Cô được thừa hưởng những tính cách tốt đẹp của cha mình và cô còn được sự giáo dục của những tư tưởng tiến bộ Cô
có một lòng nhân hậu và có tính cách quyết đoán mạnh mẽ Bản chất của con người Frona được bộc lộ một cách rất tự nhiên và không dễ gì bị chi phối bởi những điều xung quanh
"Đầu óc cô nặng những tư tưởng độc ỉập, không thích hợp với những quan niệm chật hẹp của cái xã hội nhỏ bé Đao sơn, cho nên cô có những hành động táo bạo đến nỗi chính những người ỉui tới quán rượu phải chướng tai, gai mắt" (23 - tr 93)
Trong hành động hoạt động thường ngày của Frona cho thấy cô có một cá tính mạnh mẽ
"Cô thích chạy trên đường mòn, bên cạnh đàn chó trong gió lạnh đê máu trong cơ thể hãi thông mạnh m ẽ hơn và đôi má ửng hồng lên ".
(23 - t r 93)
Bên cạnh nhân vật Frona, anh chàng Corlits cũng được nhà văn miêu
tả với nhiếu thiện cảm Anh có một thân hình khoẻ mạnh, khuôn mặt và cặp mắt cương nghị Trong quan hệ với mọi người, anh là con người thẳng thắn
và trung thực Do không ngừng vật lộn để vươn lên trong muôn vàn khó khăn, anh đã rèn đúc cho mình những đức tính tốt đẹp: tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, tinh thần giúp đỡ đồng loại
Trái ngược lại với Corlits, nhân vật St Vincent lại thể hiện là một kẻ hèn nhát và ti tiện trước những hiểm nguy Trong phần cuối của tác phẩm, một tình huống xảy ra bất ngờ đã bóc trần bản chất thật của nhân vật này Đến lúc đó, Frona mới nhận ra sai lầm của mình là đã có tinh cảm với con người không xứng đáng với cô Khi nghe St Vicent kể lại về quá khứ của hắn, cô tưởng rằng hắn là một nhà báo can đảm và từng trải Không riêng gì Frona mà các bà, các cô trong vùng đều bị lôi cuồn bơi cái ve ngoai hao hoa, phong nhã cùng những câu chuyện phiêu lưu kỳ thú mà hăn thêu dệt ra Khi
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 39LUẾN VtìN THRC S ĩ r _ i 35 NGUY€N MINH PHƯƠNG
St.Vincent bị kết tội oan là kẻ giết người, vì quá hèn nhát nên hắn chỉ luôn miệng kêu oan mà không dám nói ra sự thật để tự biện hộ cho mình Sự thật thì hắn không can tội giết người, tội của hắn là do nhát gan, hắn đã không cứu giúp người bạn của mình mà nấp trong góc nhà lẳng lặng chứng kiến cảnh tượng ông này bị người vợ của ông là người đàn bà da đỏ giết chết Tinh huống ở cuối tác phẩm có ý nghĩa châm biếm sâu sắc, đồng thời tạo nên sự đối chiếu tương phản giữa người đàn ông hèn nhát ti tiện với cồ gái quả cảm và cao thượng
Đối với Jack London việc khắc hoạ môi trường tự nhiên dữ dội và hoang sơ cũng là một biện pháp nghệ thuật nhằm bộc lộ tính cách và tâm lý nhân vật Thiên nhiên ở trong tác phẩm được ông miêu tả dưới nhiều góc độ khác nhau Cảnh vật hoang sơ dữ dội, đầy nguy hiểm và hùng vĩ của vùng đất Bắc cực lạnh giá được nhà văn miêu tả với nhiều chi tiết đầy ấn tượng :
"Ở quãng thắt của dòng sông Đi ê, rừng thông san sát trên những đỉnh núi dày đến mức ánh sáng mặt trời không lọt tới Vì th ế người tìm vàng sau khỉ đã dày xéo lên đất ẩm ướt, biến con đường mòn thành con đường lầy lội nhão nhoét Con đường trơn tuột và dốc đứng xuống phía sông, một cây thông mảnh dẻ bắc ngang qua để làm câu trên dòng nước chảy xiết (23 - tr 42,44)
Trong khung cảnh nguy hiểm như vậy, nhưng Frona vẫn quyết tâm vượt qua cây cầu chênh vênh trên những luồng sóng cuộn cuộn dâng trào Vì
cô nghĩ rằng lúc này chỉ một chút khiếp nhược lộ ra cũng sẽ bôi nhọ danh dự cha cô và cộng đồng những người đi tiên phong khai phá vùng đất này Cô cảm thấy kiêu hãnh khi mình vượt qua được dòng sông hung dữ Frona đã hoà mình vào dòng người đang đi trên con đường trơn tuột và dốc đứng để tiến về phía trước Đoàn người qua cơn bão lốc và những trận mưa đá Tiếp
đó, miệng núi lửa làm cho nước hồ sôi lên ùng ục, bốc hơi trắng xoá, đe doạ
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London
Trang 40LUậN VỀN THỌC S ĩ
tính mạng của những con người bé nhỏ Những khung cảnh kinh khủng đó không làm cho cô gái này chùn bước
Cảnh băng tan ở Bắc cực hiện ra như những cận cảnh trong phim ảnh:
"Chợt người ta nghe tiếng răng rắc, mặt băng bắt đầu chuyển động chậm chạp rất chậm chạp Các khối lớn vẫn san sát nhau đến mức không một giọt nước nào bắn ỉên được Người ta nghe như âm thanh rì rẩm, ken két Một khôi băng lao như điên dại Một khối băng lớn đụng vào bờ làm rung chuyển cả đất dưới chân họ Nó chồm lên dữ dội và kéo theo hàng tấn đất xuống sông, kéo bật rễ các cây to đi theo ”, ị 23 - tr 243 )
Ngôn từ nghệ thuật của Jack London đã tạo nên những thanh âm, màu sắc, những hình khối không ngừng chuyển động có sức tác động mạnh mẽ vào các giác quan của người đọc
" Đó ỉà một mỏm núi đá trần trụi, hình thù cổ quái đã dâu dãi qua
bao nhiêu th ế kỷ và như căm giận dòng sông đang gặm nhấm dần dấn
đ ế chân của nó Dòng sông ỉ-u-kông ào ào xô vào những hang, những khe của vách đá bằng tất cả sức mạnh của nó nên đã tạo nên một xoáy nước vô hình ngấm ngầm ở bên dưới" ( 23 - tr 265 )
Những hoàn cảnh đầy hiểm nguy, cũng là thời điểm để tính cách con người được bộc lộ một cách rõ ràng nhất Cảnh vượt sông để cứu người bị nạn đang nằm trên băng là một tình huống đầy kịch tính đồng thời bộc lộ rõ nét các tính cách của Corlits, Frona và Tomy và thể hiện được bản chất những con người này Cảnh tượng thiên nhiên hiện ra như trong một cơn ác mộng
“Bầu trời và trái đất như biến mất Họ chỉ còn thấy một đường thẳng Một bên ỉà nước sủi bọt trắng xoá bao quanh núi đá, một bên lù nước chảy xiết gầm thét (26 — tr 266)
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên trong m ột s ố sắ n g tác của Ja ck London