1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietinbank – Chi nhánh Kiến An”.

54 540 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 148,93 KB

Nội dung

nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, và để đảm bảo đápứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt không chỉ riêng

Trang 1

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Kiến

An đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Ngân hàng

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý!

i

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của khóa luận 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM 4

1.1.1 Nguồn vốn của NHTM 4

1.1.2 Khái niệm và vai trò của huy động vốn 8

1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM 9

1.2.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM 9

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của NHTM 15

1.3 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM 18

1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 18

1.3.2 Các nhân tố khách quan (môi trường kinh doanh của ngân hàng) 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM CP VIETINBANK – CHI NHÁNH KIẾN AN 23

2.1 Tổng quan về NHTM CP Vietinbank – chi nhánh Kiến An 23

2.1.1 Giới thiệu chung về NHTM CP Vietinbank – chi nhánh Kiến An 23

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp 25

2.1.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong những năm qua 26

ii

Trang 3

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Vietinbank – chi

nhánh Kiến An 29

2.2.1 Biến động nguồn vốn Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Kiến An thời gian qua 29

2.2.2 Phân tích hoạt động huy động vốn theo loại tiền 31

2.2.3 Phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn 34

2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Kiến An thời gian qua 37

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 37

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 38

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH KIẾN AN 40

3.1 Định hướng phát triển đến năm 2020 40

3.2 Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của Vietinbank – chi nhánh Kiến An 41

3.2.1 Mở rộng các hình thức huy động vốn 41

3.2.2 Kiến nghị Hội sở chính về việc thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 43

3.2.3 Phát triển các dịch vụ đa dạng liên quan đến huy động vốn 44

3.2.4 Xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lý trong huy động vốn 45

3.2.5 Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 47

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

iii

Trang 4

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014 27

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014 30

Bảng 2.3 : Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2012 - 2014 32

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2012 - 2014 35

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Các hình thức huy động vốn tại NHTM 10

Hình 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Kiến An 24

iv

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện đượccác mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn Đối với các NHTM với tư cách làmột doanh nghiệp, một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại cómột vai trò hết sức quan trọng NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn thu lãi Nhưng

để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từbên ngoài.Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủnhu cầu kinh doanh của mình Có thể nói hoạt động huy động các nguồn khác nhautrong xã hội là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM

Tại Việt Nam việc huy động vốn (khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trongcông chúng, hộ gia đình, của các TCKT-XH hay các TCTD khác) của NHTM cònnhiều bất hợp lý Điều này dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tàitrợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạnchế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro.v.v Do đó,việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn định cao làyêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng

Để tăng cường huy động vốn ta cần nghiên cứu các hình thức huy động, cáctiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn huyđộng đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổnđịnh; nguồn vốn có chi phí hợp lý; huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt

kỳ hạn; quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn Cũng nhưphân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn

NHTM Vietinbank - vớí vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu ViệtNam, đã đạt được những thành tích đáng nể trong năm vừa và có những định hướng

rõ ràng trong những năm tiếp theo Trong định hướng phát triển, tăng cường huyđộng vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết góp phần

Trang 6

nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, và để đảm bảo đápứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.

Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt không chỉ riêng hệ thống NHTM mà còn

từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổchức tài chính phi ngân hàng Từ đó đòi hỏiNHTM Vietinbank – chi nhánh Kiến An phải có những giải pháp huy động vốn đúngđắn thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế Chính vì vậy, đây cũng

là đề tài khóa luận đã được lựa chọn: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vietinbank – Chi nhánh Kiến An”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, đề xuất các quan điểm và giảipháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng Thương mại cổ phầnVietinbank – Chi nhánh Kiến An, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạtđộng huy động vốn của Ngân hàng Cụ thể, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những lý luận cơ bản về hoạt động huy độngvốn của NHTM

- Đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng TMCP VietinBank – Chinhánh Kiến An, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy độngvốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietinbank – chi nhánh Kiến An

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung các vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn củaNHTM Phân tích, đi sâu nghiên cứu hoạt động huy động vốn của NHTM CPVietinbank – chi nhánh Kiến An trên các khía cạnh: các loại hình, quy mô, cơ cấu,chi phí vốn và sự phù hợp với sử dụng vốn trên cơ sở các số liệu của ngân hàng từnăm 2012-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu từ tư duy lý luận về vấn đềhuy động vốn của NHTM, thống kê, kiểm nghiệm qua thực tiễn hoạt động huy độngvốn của Ngân hàng TMCP VietinBank – Chi nhánh Kiến An giai đoạn 2012- 2014

Trang 7

đến so sánh, phân tích, đánh giá chất lượng huy động vốn tại chi nhánh, từ đó, tìm

ra các nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của đơn vịtrong giai đoạn tới

5 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của NHTM

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn của NHTM Vietinbank- chi

nhánh Kiến An

Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM Vietinbank – chi

nhánh Kiến An

Trang 8

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM

1.1.1 Nguồn vốn của NHTM

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền mà Ngân hàng tạo lập và huyđộng được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Nguồn vốn của NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau như vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác

Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng

do đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng là huy động để cho vay Tuy nhiên, vốnchủ sở hữu có vai trò rất quan trọng do đặc trưng của nguồn vốn này là rất ổn định.Khi ngân hàng đi vào hoạt động, vốn chủ sở hữu thường nằm dưới dạng trụ sở, vănphòng, kho bãi, xe cộ, trang thiết bị, dự trữ hay ký quỹ tại NHNN… Vốn chủ sởhữu thể hiện sức mạnh bản thân ngân hàng, là chỗ dựa quan trọng đảm bảo thanhtoán tiền lãi cho các khoản vay khi ngân hàng lâm vào tình trạng xấu nhất là phásản Với chức năng bảo vệ này, vốn chủ sở hữu được coi như tài sản đảm bảomang lại niềm tin với khách hàng Nó là căn cứ quyết định đến quy mô và khốilượng vốn huy động của ngân hàng cũng như danh mục tài sản đầu tư của NHTM.Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm nguồn hình thành ban đầu, nguồnvốn bổ sung trong quá trình hoạt động, nguồn vay nợ có khả năng chuyển đổithành cổ phần và các quỹ

Trang 9

- Nguồn vốn hình thành ban đầu

Vốn chủ sở hữu ban đầu hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động với tínhchất sở hữu và nguồn hình thành khác nhau Nếu là ngân hàng sở hữu nhà nước thì

do ngân sách nhà nước cấp, nếu là NHTMCP thì do cổ đông đóng góp, nếu là ngânhàng liên doanh thì do các bên tham gia liên doanh góp

- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn theo nhiều phương thứckhác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể

Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận : Khi hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận

ròng lớn hơn không thì ngân hàng có thể chuyển một phần lợi nhuận ròng thànhvốn nhằm tái đầu tư Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tíchlũy từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn hình thành ban đầu

Nguồn vốn bổ sung từ phát triền thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm … để mở

rộng quy mô hoạt động, đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn

do NHNN quy định Đặc điểm của hình thức huy động này là khoongth]ơngf xuyên,song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn chủ sở hữu lớn vào lúc cần thiết

- Các quỹ

Ngân hàng có nhiều quỹ với các mục đích nhất định, tùy thuộc vào tình hìnhkinh doanh của ngân hàng Nguồn hình thành cảu các quỹ này từ thu nhập hàngnăm của ngân hàng Các quỹ này bao gồm:

Quỹ dự phòng: Dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh

ngân hàng nhằm bào toàn vốn điều lệ Quỹ này được trích lập hàng năm và tích lũylại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : Có mục đích tăng cường vốn tự có ban đầu.

Ngoài ra, ngân hàng còn có các quỹ đặc biệt khác như quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định…

Các quỹ này của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng Nguồn hìnhthành các quỹ này vào hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào mục đích sử dụng quỹ

Trang 10

- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần

Các khoản vay trung và dài hạn của NHTM mà có khả năng chuyển đổi thànhvốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng do nguồnnày có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và

có thể không phải hoàn trả khi đến hạn

b Nguồn huy động

Nguồn huy động không phải là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng,nhưng lại là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngânhàng Đây là nguồn vốn được hình thành thông qua nghiệp vụ huy động vốn củangân hàng Nguồn vốn huy động bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn củakhách hàng, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm cảudân cư, vốn huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

Đặc điểm chung của tiền gửi :

- Quy mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác, thông thường chiếm hơn50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng

- Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thườngcao hơn lãi phải trả cho tiền gửi

- Tiền gửi nhất là tiền gửi ngắn hạn thường nhạy cảm với các biến động về lãisuất, tỷ giá, thu nhập và các nhân tố khác Lãi suất cao là yếu tố kích thích cácdoanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăngquy mô và thay đổi kỳ hạn nguồn tiền gửi Các yếu tố khác như địa điểm ngânhàng, các loại hình huy động,…đều ảnh hưởng tới quy mô và cấu trúc nguồn tiền.Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng nguồn vốn ngân hàng

c Nguồn đi vay

Là nguồn vốn mà ngân hàng phải vay mượn thêm trong trường hợp khả nănghuy động vốn của ngân hàng bị thiếu hụt khi nhu cầu thanh toán, chi trẻ cho kháchhàng tăng cao Nguồn đi vay có thể từ NHNN, các TCTD khác hoặc trên thị trườngvốn

Trang 11

- Vay NHNN

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM.Việc cấp vốn của NHNN thường thông qua hình thức tái chiết khấu các giấy tờ cógiá của NHTM, cho vay tái cấp vốn hoặc cho vay theo hạn mức tín dụng NHNNvới vai trò là người cho vay cuối cùng sẽ xem xét cho các NHTM vay hay không,bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến khối lượng tiền trong lưu thông

Nguồn vốn đi vay này rất quan trọng vì nó đảm bảo cho các tổ chức tín dụnghoạt động một cách bình thường

- Vay các tổ chức tín dụng khác

Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng thường vay mượn của nhau

và vay các tổ chức khác trên thị trường liên ngân hàng Các NHTM đang có số dưtiền gửi vượt yêu cầu chưa sử dụng ( do dự trữ vượt yêu cầu hay sự gia tăng bấtngờ nguồn tiền gửi và giảm cho vay ) sẽ sẵn sang cho các NHTM khác vay đểhưởng lãi suất cao hơn Quy trình vay mượn giữa các NHTM rất đơn giản, ngânhàng đi vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngânhàng đại lý hoặc có thể qua NHNN Khoản vay này có thể có hoặc không cần đảmbảo, dựa trên cơ sở uy tín của ngân hàng đi vay hoặc mối quan hệ giữa các ngânhàng với nhau

- Vay trên thị trường vốn

Bằng cách phát hành các giấy nợ : trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu trên thịtrường vốn Trong đó, chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu là loại phiếu nợ ngắn hạn,trái phiếu là phiếu nợ trung, dài hạn Nguồn này góp phần đáp ứng nhu cầu cho vaytrung và dài hạn của ngân hàng Các loại phiếu nợ trên được NHTM phát hànhtừng đợt với mục đích, số lượng cụ thể và chỉ phát hành khi được sự cho phép củaNHTW Đặc điểm của loại phiếu nợ này là có lãi suất cao hơn so với lãi suất tiềngửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn, có tính ổn định cao nhưng quyền đòi tiền xếpsau các loại tiền gửi khác và thường không được thanh toán trước hạn Nguồn nàythông thường không có đảm bảo, ngân hàng có uy tín và trả lãi cao sẽ vay mượn

Trang 12

được, các ngân hàng nhỏ rất kho vay được nguồn này mà thường phải vay thôngqua các ngân hàng đại lý.

d Các nguồn khác

Ngoài những phương thức huy động vốn kể trên, NHTM còn có các nguồn ủythác, vay từ công ty mẹ, nguồn trong thanh toán, nguồn khác ( thuế chưa nộp, lươngchưa trả…) Để đảm bảo cho vốn vận động hiệu quả hơn, ngân hàng đứng ra nhậnlàm nhiệm vụ trung gian thanh toán, thực hiện các chi trả cho khách hàng, hoặcphân phối giúp nguồn tài sản của khách hàng cho những người mà họ yêu cầu.Ngoài việc tạo thêm thu nhập từ phí dịch vụ, hoạt động này cũng tạo nên vốn ngắnhạn cho ngân hàng do sự chênh lệch giữa thời gian thu và chi hộ Phần lớn cácnguồn này ngân hàng không phải trả lãi Tuy nhiên, chi phí để co và duy trì chúng

là rất đáng kể Nhìn chung, các nguồn khác trong ngân hàng thường không lớn

1.1.2 Khái niệm và vai trò của huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh củaNHTM Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụnhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn được xem như khoản nợ của ngân hàng.Huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của mỗi ngân hàng Do vậy, mục tiêu của nó không nằm ngoài mục tiêu hoạtđộng và phát triển của ngân hàng Theo PGS.TS Vương Trọng Nghĩa thì huy độngvốn tức là khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong công chúng, hộ gia đình, củacác tổ chức kinh tế để thực hiện 4 hoạt động cơ bản của NHTM, đó là :

- Huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc

- Huy động vốn để cho vay

- Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản

- Huy động vốn để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động huy động vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng và xã hội

Trang 13

a Đối với ngân hàng:

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồnvốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

vì nó là nguồn vốn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh

tế Do vậy hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàngthực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Có thể nói, hoạt động huy động vốn giải

quyết “ đầu vào” của NHTM.

b Đối với khách hàng

Hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằmcho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng cho tươnglai.Mặt khac, hoạt động huy động vốn còn cung cấp cho khách một nơi an toàn đểcất giữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi của mình

c Đối với xã hội:

Hoạt động huy động vốn góp phần quản lý lượng tiền lưu thông trong xã hội,định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế cho từng vùng, điều hòa vốn cho kháchhàng đang có vốn và khách hàng đang thiếu vốn

1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM

1.2.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM

Một hoạt động không thể thiếu của các ngân hàng thương mại là tiến hành huyđộng vốn để ngân hàng đi vào hoạt động.Quá trình huy động vốn đó hầu như đềugiống nhau ở các ngân hàng nhưng để phân loại các hình thức huy động thì lại rấtkhác nhau.Điều này còn phụ thuộc vào các tiêu chí được lựa chọn để phân loại

Trang 14

Hình 1.1: Các hình thức huy động vốn tại NHTM

a Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động

- Huy động vốn từ dân cư

Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng.Ngân hànghuy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho nhữngngười cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh Nguồn huy động từ dân cư thườngkhá ổn định

- Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổngnguồn vốn.Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dùlớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng.Các doanh nghiệp khi bánđược hàng hoá đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần.Chu kỳ rút tiền của cácdoanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau Vì vậy ngân hàng luôn cótrong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi.Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích

mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ.Điều này khiến choviệc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mởrộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng

Các hình thức huy động vốn

phân loại căn cứ

theo đối tượng huy

Trang 15

- Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫnnhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa cácngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyênsong là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại Khixuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ các ngân hàngthương mại có thể vay lẫn nhau Quá trình vay này là một thoả thuận tín dụng giữahai bên Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trườngnội tệ hay thị trường ngoại tệ Trong số những người cho ngân hàng vay có mộtngười đặc biệt.Đó là ngân hàng trung ương.Ngân hàng trung ương đóng vai trò làngười cho vaycuối cùng để cứu cho các ngân hàng thương mại khỏi các trục trặcxảy ra.Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễdàng nhưng số lượng thường không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn Dovậy, hình thức này các ngân hàng sử dụng không nhiều

b Phân loại căn cứ theo thời gian

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liênquan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huyđộng cũngnhư thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian, hình thức huy động đượcchia thành:

-Huy động ngắn hạn

Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thông quaviệc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụnhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán Phần lớn số này được dùng để cho vayngắn hạn (dưới 1 năm ) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vay trunghạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tuy nhiên tính

ổn định lại kém

- Huy động trung hạn

Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trunghạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5 năm).Vốn huy

Trang 16

động này ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện Tuy nhiên lãi suấthuy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn.Nguồn huy động trung hạn rấtquan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi côngnghệ và cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao.

- Huy động dài hạn

Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng trên thị trường vốn, vớinguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao ( từ 5năm trở lên ) Do vậy lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao

c Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn

Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các ngân hàng thương mại

sử dụng hiện nay Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiệncho ngân hàng khi tiến hành huy động Các hình thức huyđộng bao gồm:

- Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi

Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ

lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao.Mục đích của các khoản tiền gửi này khôngphải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán Khách hàng gửi tiền phần lớn lànhững tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cánhân làm ăn buôn bán phải thanhtoán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nàohoặc để trả cho người thứ ba.Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thứcthanh toàn bằng séc.Đặc biệt người gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến ngân hànglấy mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động (máy ATM) Ngân hàng thường bảoquản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai:+ Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toànquyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi Loạitài khoản này luôn luôn có số dư có

+ Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sửdụng cho các tổ chức kinh tế Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư

nợ thể hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay

Trang 17

Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nênmức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phảitrả lãi Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp ( trong

đó có Việt Nam ) và để tăng mức động viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trả lãi cho tiềngửi này (có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn ) Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có cácdịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãiđáp ứng tốt các nhu cầu của người gửi tiền

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn

Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút rasau một thời hạn nhất định Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳkinh doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động.Phần tiền gửi này ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà ngân hàng phảitrả cũng cao hơn.Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn

có mục đích kiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nétđối với nguồn vốn huy động của ngân hàng

Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi (màchúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích ) với các thời hạn 3 tháng, 6tháng, 1 năm, 2 năm ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việc tạovốn cho các ngân hàng

- Huy động tiền gửi tiết kiệm

Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các ngân hàng thương mại.Bao gồm các loại sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Hình thức này gần giống như huy động tiền gửi không kỳ hạn.Tuy nhiên sovới tiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phần này ổn định hơn, ít biến động hơn nênngân hàng phải trả lãi suất cao hơn

Trang 18

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quen thuộc nhất ở nước ta.Người gửitiền gửi vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định: 3 tháng, 6tháng Người gửi không được rút trước, nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt Đây lànhững khoản tiền có tính ổn định rất cao nên ngân hàng phải trả khách hàng với lãisuất gần như là cao nhất Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng sức cạnh tranh, thuhút được vốn các ngân hàng đã rất linh hoạt trongviệc khách hàng rút ra trước thờihạn Có ngân hàng thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ hạn, có ngânhàng vẫn tính với lãi suất đó với số ngày gửi thực tế

+ Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài

Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng ở nước ta còn khámới mẻ Người gửi có thể gửi tiền vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút ra khi đến hạn( thời hạn tương đối dài ) Loại hình này giúp cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định

để có thể đầu tư trung và dài hạn

- Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay

Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanhđầy biến động như hiện nay Các ngân hàng thương mại có thểvay từ nhiều nguồn:+ Vay từ các tổ chức tín dụng

Đó là các khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên thịtrường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ Các ngân hàng thường xây dựng cácmối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay ngân hàngtrung ương

+ Vay từ ngân hàng trung ương

Khi ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mấtkhả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là ngânhàng trung ương Ngân hàng trung ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấuthương phiếu.Các ngân hàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên ngânhàng trung ương để vay Tuy nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do ngânhàng trung ương chỉ cho ngân hàng thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việc

Trang 19

cho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia Dẫu saođây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại cực kỳ quantrọng trong những thời điểm nhất định.

- Huy động qua phát hành các công cụ nợ

Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng thươngmại.Trong qúa trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cầnphải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn.Điều đó cónghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầuvào.Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra cácmức chi phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng.Đểvay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu

Trái phiếu ngân hàng là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàngđối với người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xácđịnh vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước Tráiphiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng,chủ yếu là để huy động vốntrung và dài hạn

Kỳ phiếu: kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàngphát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạchkinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế

- Huy động vốn qua các hình thức khác.

Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế,các doanhnghiệp, các ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xãhội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầumối trong hợp đồng đồng tài trợ Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càngmang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinhdoanh một cách an toàn và hiệu quả

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn của NHTM

Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM với các doanh nghiệp phitài chính là : NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kin tế

Trang 20

còn các doanh nghiệp khác hoạt động dựa trên vốn tự có là chính Vì vậy, đánh giáhiệu quả công tác huy động vốn là công tác không thể thiếu trong nghiên cứu nguồnvốn của các ngân hàng.

Khi đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn, các nhà nghiên cứu thường tậptrung vào một số tiêu chí sau :

a Tỷ lệ quỹ đảm bào khả năng thanh toán

Sở dĩ các ngân hàng phải chấp nhận tỷ lệ này vì không phải các khoản huyđộng nào cũng có tính ổn định, các ngân hàng phải có khả năng thanh toán để đảmbảo cho nhu cầu rút tiền mặt bất thường của khách hàng nhằm không ảnh hưởngđến khả năng thanh toán của ngân hàng, từ đó góp phần làm ổn định nguồn vốnkinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng

b Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm bình quân đầu người

Để đánh giá mức độ huy động được từ dân cư, ta xét hệ số giữa tổng số tiềngửi tiết kiệm của địa bàn trên tổng số nhân viên Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏhoạt động huy động vốn đạt kết quả tôt, bởi ngân hàng đã tác động vào ý thức tiếtkiệm, ý thức gửi tiền vào ngân hàng và thu hút được 1 nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

từ dân cư để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế

c So sánh nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn

Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động,chứng tỏ nguồn vốn sử dụng có hiệu quả và công tác huy động vốn của ngân hàng

đã thành công Bởi phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nàochi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Hơn nữa việc sử

Trang 21

dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn.Cho nên khi đánh giá hiệu quảhoạt động huy động vốn, người ta thường xem xét đến công tác sử dụng vốn củangân hàng đó.

d Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào lợi nhuận và tăng trưởng dư

nợ Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay vàđiều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ Việc

ra tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn Nếu huy động vốn cóhiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận.Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng được bổ sung như thế nào tùythuộc chủ yếu vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó

e Chỉ tiêu đánh giá các khoản huy động

Cơ cấu các khoản huy động = Số dư từng khoản huy độngTổng vốn huy động

Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn…

Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hangfhanj chế rủi ro

có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào

f Một số chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng huy động vốn của NHTM

- Mức độ hoạt động của vốn huy động : được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụngvốn Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 ( trong điều kiện vẫn đảm bảo các giới hạn antoàn trong hoạt động kinh doanh) càng thể hiện nguồn vốn được dử dụng tối đa

- Mức độ thuận tiện của khách hàng : được đánh giá qua các thủ tục gửi tiền,rút tiền, các dịch vụ kèm theo của ngân hàng Tiết kiệm thời gian và chi phí chokhách hàng

- Một số chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tế củanguồn vốn

Trên đây là một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng huy động vốn củaNHTM.Tuy nhiên, dử dụng một chỉ tiêu không thể phản ánh đày đủ, cần kết hợpnhiều chỉ tiêu thì mới phản ánh đúng thực chất chất lượng huy động vốn của một

Trang 22

NHTM.Trong điều kiện cụ thể sẽ có từng hệ thống chỉ tiêu riêng phù hợp với đặcđiểm kinh doanh của mỗi ngân hàng.

1.3 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM

1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn từ bênngoài Tuy vậy nếu chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu trên là chưa đủ mà cần phải xem xétthêm về các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn cả nhân tố thuộc về ngânhàng lẫn nhân tố khách quan Các nhân tố thuộc về ngân hàng có thể thấy như:

- Chiến lược khách hàng của ngân hàng về huy động vốn Giờ đây, khách hàng

có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng, mà theo họ là thuận tiện hơn chức không chỉ lànơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất Do đó các ngân hàng nhận thấy cũng cần

có chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh nói chung và tronghuy động vốn nói riêng

Trước tiên, ngân hàng cần hiểu được động cơ, thói quen và những mong muốncủa người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng gửi tiền thông qua phân tíchlợi ích của khách hàng.Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường là nhờ ngânhàng quản lý, ký quĩ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán khi các cá nhân gửi tiết kiệm

có mục đích là hưởng lãi

Mục đích của tiền gửi trên loại tài khoản khách nhau cũng rất khác nhau nhưtiền gửi giao dịch để phát hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để giành tiền chotiêu dùng, đầu tư trong tương lai đồng thời hưởng lãi Bên cạnh đó, các ngân hàngcũng xem xét đặc điểm đối tượng khách hàng mà ngân hàng tài trợ (xem xét nhucầu đầu tư, hình thức tài trợ, thị hiếu của khách)

Trên cơ sở những thông tin của khách hàng trong hoạt động huy động và hoạtđộng sử dụng vốn, ngân hàng có thể đưa ra hệ thống các chính sách và biện phápphù hợp để có được qui mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn Hệ thống chính sáchđáp ứng và gợi mở nhu cầu liên quan đến huy động vốn bao gồm :

+ Huy động với qui mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất ra sao cho phù hợp, việc huyđộng và sử dụng vốn gắn kết với nhau ra sao

Trang 23

+ Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng.Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp

và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồng thời mở rộngphát triển dịch vụ mới

+ Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụđược coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, ngân hàng sử dụng hệthống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi vàthay đổi qui mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn địnhmức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn,gửi tiền thường xuyên Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với qui mô

và cơ cấu nguồn vốn.Qui mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của cácdịch vụ khách như chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quĩ

+ Các chính sách về tổ chức kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện phápnhằm làm thuận lọi, nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng Bao gồmviệc bố trí mạng lưới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ ngân hàng, cơ chế tài chínhđồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho nhanh chóng, an toàn,chính xác

+ Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này được cácNHTM rất quan tâm nhằm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó vớikhách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới Trong điều kiện khó có thểduy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ trởthành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hút vốn Thái độ phục vụ thânthiện, chu đáo , bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết

để giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng

- Quy mô vốn chủ sở hữu:

Vốn của chủ đóng vai trò như cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản củaNHTM, nó đảm bảo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng cũng là yếu tố quyếtđịnh giới hạn tối đa của qui mô huy động vốn

Trang 24

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:

Ngân hàng phải dự đoán sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lượckinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lược phát triển qui mô và điều chỉnh cơ cấunguồn vốn là một bộ phận

- Tính chất sở hữu của ngân hàng:

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chếtài chính, chiến lược kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn vàquản lý, sử dụng vốn

Ngoài ra: mạng lưới huy động, trình độ công nghệ ngân hàng, trình độ cánbộ cũng là những yếu tố ảnh hưởng khác

1.3.2 Các nhân tố khách quan (môi trường kinh doanh của ngân hàng)

Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn của ngành ngân hàng nóiriêng luôn gắn với môi trường kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là môi trường kinh tế

và pháp lý

- Việc huy động của ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế, thu nhập dự tính của người lao động, tâm lý người gửi tiền, chu kỳ

Trang 25

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế tác độngtrực tiếp Có thể thấy khi nền kinh tế có sự trượt giá của đồng tiền dẫn đến việcnguồn vốn nhàn rỗi hầu như sẽ được chuyển thành những thứ có giá trị bền vữnghơn (vàng bạc, kim cương ) để an toàn hơn; nhất là khi tỷ lệ trượt giá cao hơn cảlãi suất huy động thì vấn đề khai thác nguồn vốn lại càng khó khăn hơn.

- Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiềuchính sách, các qui định của Chính phủ và của NHTW Thay đổi chính sách của nhànước, của NHTW về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh cũng như khả năng thu hút vốn của NHTM Sự ổn định về chính trị haychính sách ngoại giao cũng tác động đến quan hệ nguồn vốn của một ngân hàng vớicác quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới

- Thông tin đại chúng: chính phương tiện truyền thông cũng ảnh hưởng đếnkhả năng khai thác vốn của NHTM, bởi chính nó là thứ chuyển tải những thông tin

về các chính sách, tiện ích của NHTM đến mọi người, để mọi người có thể hiểu vềlợi ích của mình kho gửi tiền vào ngân hàng

- Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thểkhai thác nhằm mở rộng qui mô huy động vốn của NHTM

- Môi trường văn hoá như tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền của dân cưảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập về tiêu dùng và tiếtkiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các TCTD hay quyết định chi sốtiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản, động sản, chứng khoán

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hìnhngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Cạnh tranh có xu hướng giatăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa các NHTM với các tổ chức tài chính phingân hàng Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp vào mua chứngkhoán của Chính phủ và công ty Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngàycàng gia tăng do các yếu tố: Thay đổi chính sách về tài chính- tiền tệ, đổi mới tàichính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xu hướng chứng khoán hoá

Trang 26

Trong môi trường ngành ngân hàng, cạnh tranh về tiền gửi diển ra dưới nhiềuhình thức.Các ngân hàng có thể áp dụng các điều kiện giống nhau cho tất cả cáckhách hàng gửi tiền Vì lý do này, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi được

mở rộng và được phổ biến nhanh chóng Thêm vào đó nhiều tổ chức tài chính phingân hàng có thể huy động gửi tiền có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoảnkhông kỳ hạn ( tiết kiệm bưu điện) Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên trongkhi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hưởng trực tiếp đếnkết quả kinh doanh của các ngân hàng

Trên đây là hệ thống lý luận liên quan đến hoạt động của ngân hàng và nguồnvốn, chúng ta đã nghiên cứu các thành phần, cơ cấu nguồn vốn đối với hoạt độngkinh doanh của NHTM, các phương thức tạo lập vốn và các nhân tố ảnh hưởng đếnqui mô, cơ cấu vốn trong NHTM

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM CP VIETINBANK – CHI

NHÁNH KIẾN AN 2.1 Tổng quan về NHTM CP Vietinbank – chi nhánh Kiến An

2.1.1 Giới thiệu chung về NHTM CP Vietinbank – chi nhánh Kiến An

VietinBank được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhànước Việt Nam Là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ViệtNam, tổng tài sản của VietinBank chiếm tới 20% thị phần toàn hệ thống ngân hàngViệt Nam Nguồn vốn của VietinBank tiếp tục tăng trong những năm qua và đãđược tăng lên đáng kể từ năm 1996 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là20% VietinBank đã phát triển mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước với 160 chinhánh, trên 1.000 phòng giao dịch / quỹ tiết kiệm, có mạng lưới với 900 ngân hàngđại lý, tổ chức tài chính của 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Kiến An được thành lập theo quyết định số

529 / QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày: 06/11/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngânhàng Vietinbank Vietinbank chi nhánh Kiến An đã chính thức đi vào hoạt độngngày 21/02/2009, tại địa chỉ 129 Trần Thanh Ngô, Kiến An, Hải Phòng

Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sáchđứng đắn, NHTM CP Vietinbank- chi nhánh Kiến An đã gặt hái được nhiều thànhcông, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của các khách hàng nói riêng

và nền kinh tế nói chung Đối với cổ đông, Ngân hàng luôn đảm bảo tốt quyền lợicủa cổ đông, duy trì mức cổ tức hàng năm từ 15 – 20%/năm Đối với nhân viên,Ngân hàng không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên,đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động

Ngày đăng: 13/03/2016, 11:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w