Trong bối cảnh như hiện nay, để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế nóichung và ngành ngân hàng nói riêng đầy biến động, mỗi ngân hàng đều có chiếnlược phát triển cụ thể và các biện p
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, em đã học tập
và tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu từ các thầy cô truyền đạt Em xin gửi lờicảm ơn đến cán bộ giảng viên ở trường cũng như quý thầy cô trong Khoa Tài chínhNgân hàng đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn và những lời chỉ dậy ân cầntrong suốt thời gian em học tại trường Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáoTh.S Đặng Thị Minh Nguyệt đã nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình em thực hiện
bài khóa luận với đề tài: “Hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên’’
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại PGD Khâm Thiên đã tạo điều kiệnthuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại quý cơ quan Thời gian thực tậptuy ngắn nhưng đã trang bị cho em những kiến thức quý báu về lĩnh vực ngân hàng
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực tập nên bài khóaluận không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em kính mong được sự nhiệt tình đónggóp ý kiến của quý thầy cô cùng quý cơ quan để bài khóa luận được hoàn thiện và
có ý nghĩa thực tế hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu khóa luận 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 4
1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.1 Khái niệm: 4
1.1.2 Đặc điểm 4
1.2.3 Phân loại cho vay 5
1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay 7
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động: 7
1.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay: 8
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay 8
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM 15
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 15
1.3.2 Các nhân tố khách quan 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG- PGD KHÂM THIÊN 22
Trang 42.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh
Thăng Long- PGD Khâm Thiên 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 23
2.1.3 Mô hình tổ chức 23
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank Khâm Thiên trong những năm gần đây 24
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank- PGD Khâm Thiên, chi nhánh Thăng Long 28
2.2.1 Các sản phẩm cho vay tại Techcombank Khâm Thiên 28
2.2.2 Điều kiện cho vay tại Techcombank Khâm Thiên 29
2.2.3 Qui trình cho vay tại Techcombank Khâm Thiên 30
2.2.4 Tình hình cho vay của PGD Khâm Thiên giai đoạn 2012-2014 32
2.3 Thực trạng hiệu quả cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long- PGD Khâm Thiên 35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG-PGD KHÂM THIÊN 44
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả cho vay của PGD Khâm Thiên 44
3.1.1 Những kết quả đạt được 44
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại 45
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 46
3.2 Định hướng phát triển cho vay tại Phòng giao dịch Khâm Thiên đến năm 2016 48
3.2.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng 48
3.2.2 Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay của Techcombank Khâm Thiên 49
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của Phòng giao dịch Khâm Thiên 50
Trang 53.3.1 Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn 50
3.3.2 Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án cho vay 53
3.3.3 Đảm bảo thực hiện tốt quy trình cho vay 53
3.3.4 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 54
3.3.5 Đẩy mạnh Marketing, tiếp cận các khách hàng tiềm năng 55
3.3.6 Nâng cấp trang thiết bị, công nghệ hiện đại 56
3.3.7 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng 57
3.3.8.Tăng cường công tác quản lý, giám sát 57
3.3.9 Tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay 57
3.4 Một số kiến nghị 58
3.4.1 Đối với Ngân hàng nhà nước 58
3.4.2 Đối với Chính phủ 59
KẾT LUẬN 60
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với vai trò là một trung gian tài chính, các NHTM đã trở thành kênh cungứng vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp, cá nhân, góp phần vào sự phát triển củanền kinh tế nước ta trong suốt quá trình đổi mới
Trong bối cảnh như hiện nay, để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế nóichung và ngành ngân hàng nói riêng đầy biến động, mỗi ngân hàng đều có chiếnlược phát triển cụ thể và các biện pháp riêng để nâng cao hiệu quả các hoạt độngcủa mình, trong đó, các ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đến hoạt động cho vay.Đối với các NHTM, hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại doanhthu lớn cho ngân hàng Tuy nhiên hoạt động này lại tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhất,nếu xảy ra rủi ro sẽ tác động mạnh đến kết quả kinh doanh, cũng như sự phát triển củaNgân hàng Chính vì vậy mà việc đánh giá hiệu quả và nâng cao hiệu quả cho vay làcực kỳ quan trọng và cần thiết với các NHTM
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt NamTechcombank, chi nhánh Thăng Long, phòng giao dịch Khâm Thiên, em nhận thấyPGD đã đạt được nhiều kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ, bên cạnh đó, vẫncòn tồn tại khá nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động cho vay chưa được cao vàchưa xứng với qui mô của phòng giao dịch, chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầuvốn cho nền kinh tế Hoạt động cho vay có dấu hiệu giảm đi, doanh số cho vay giảmsút liên tục và đáng kể qua các năm từ 2012 đến 2014 và nhiều vấn đề còn hạn chế,điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của PGD nói riêng cũng như củangân hàng Techcombank nói chung
Để làm rõ hơn thực tế này, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên’’ làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp cho mình Với mong
muốn được học tập và đóng góp nhất định vào việc tìm hiểu thực trạng hoạt động vàhiệu quả cho vay tại PGD, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân, đưa ra một số giảipháp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của đơn vị
Trang 82 Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quát:
Hệ thống hóa lý luận về hoạt động cho vay tại hệ thống ngân hàng thươngmại, làm rõ thực trạng về hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương ViệtNam- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên Trên cơ sở đó đưa ra một số kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
- Cụ thể:
Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu về hiệu quả cho vay tại ngân hàngTMCP Kỹ Thương Techcombank- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên, nhằmđạt được những mục tiêu cơ bản như sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay, các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của các NHTM
Đánh giá thực trạng cho vay tại ngân hàng TMCP Kỹ ThươngTechcombank- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngânhàng TMCP Kỹ Thương Techcombank- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay
và hiệu quả cho vay tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank- chi nhánhThăng Long, PGD Khâm Thiên
4 Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu mỗi chương, các phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ được
sử dụng để phù hợp với các vấn đề cần giải quyết ở mỗi chương Cụ thể như sau:
Trang 9Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Các cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu;
- Số liệu thống kê;
- Chủ trương, chính sách, văn bản, thông tư liên quan đến nội dung nghiên cứu.Chương 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn
và nghiên cứu toán học
- Để giới thiệu về chi nhánh: dựa trên các kết quả nghiên cứu cụ thể đã thựchiện tại chi nhánh
- Để đánh giá tình hình kinh doanh của chi nhánh, trong đó có hoạt động tín dụng + Thu thập dữ liệu thứ cấp: từ báo cáo tài chính, số liệu thống kê của ngânhàng và chi nhánh, các sách báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành
+ Xử lý dữ liệu thứ cấp: tính toán các chỉ số, vẽ bảng biểu bằng phần mềmMicrosoft Excel
Chương 3: Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn
- Các giải pháp, đề xuất, kiến nghị phù hợp với điều kiện của chi nhánh lấy
từ các kết quả nghiên cứu cụ thể đã được công bố
- Quan sát hoạt động của chi nhánh, của cả ngân hàng và của ngân hàng khác
để đưa ra giải pháp phù hợp với chi nhánh
Bên cạnh những phương pháp trên, còn sử dụng những phương pháp truyềnthống như duy vật lịch sử, thống kê, mô tả, so sánh và phân tích đặc biệt là phươngpháp so sánh tương đối và tuyệt đối theo thời gian
5 Kết cấu khóa luận
Khóa luận được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và hiệu quả hoạt
động cho vay của NHTM
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động cho vay và hiệu quả hoạt động cho vay của
ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên
CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng
TMCP Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long, PGD Khâm Thiên
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM.
1.1 Hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1 Khái niệm:
Trong nền kinh tế, có rất nhiều chủ thể cho vay, đó có thể là Nhà nước, ngânhàng, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hay cá nhân, và với mỗi loại chủ thể cóthể phát sinh nhiều loại cho vay khác nhau như cho vay Nhà nước, cho vay thươngmại, cho vay tiêu dùng… Nhưng trong đó, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạtđộng có tính chuyên nghiệp nhất, phổ biến nhất, là nghiệp vụ cơ bản nhất đem lạithu nhập chính cho ngân hàng
Theo quyết định số 127/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN về việc
ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với KH: ‘‘Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho KH sử dụng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi’’
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là giao dịch về vốn (vốn ở đâyđược hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả tiền và tài sản) giữa ngân hàng thương mại
và các chủ thể khác còn lại trong nền kinh tế Trong đó bên đi vay được quyền sửdụng vốn của ngân hàng thương mại trong một thời gian nhất định theo các điềukiện thoả thuận trước giữa hai bên; bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãiđầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng thương mại
1.1.2 Đặc điểm
- Cho vay là sự cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở lòng tin, điều này đượchiểu là một người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúngmục đích và có khả năng trả được cả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng Chỉ khi ngânhàng tin tưởng vào khách hàng vay vốn thì hoạt động cho vay mới được thực hiện
- Vốn được sử dụng một cách tạm thời nghĩa là có thời hạn Việc xác địnhthời hạn dựa vào quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay tức là thời hạn chovay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng đi vay Sự phù hợp
Trang 11giữa thời hạn vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để người vay có thểtrả nợ cả gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng.
- Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị nên nguyên tắc làphải hoàn trả cả gốc và lãi, chỉ là chuyển quyền sử dụng chứ không phải chuyểnquyền sở hữu Sở dĩ có nguyên tắc này vì vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu làvốn huy động của cá nhân, tổ chức có vốn tạm thời nhàn rỗi nên sau một thời gianngân hàng phải trả cho người gửi, mặt khác ngân hàng phải mất chi phí để có đượcnguồn vốn đó nên ngoài phần vốn gốc người vay vốn phải trả lãi cho ngân hàng
1.2.3 Phân loại cho vay
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, ứng với mỗi tiêu thức có thể phân loại
ra nhiều loại cho vay
* Căn cứ vào thời hạn cho vay
Theo tiêu thức này cho vay phân làm ba loại: cho vay ngắn hạn, cho vaytrung hạn, cho vay dài hạn
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa là một năm, dùng để bùđắp sự thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn Tín dụng ngắn hạnchiếm tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng của NHTM
Cho vay trung hạn: trước đây theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì thờihạn cho vay trung hạn từ 1 đến 3 năm, đến nay thì thời hạn cho vay trung hạn là 1đến 5 năm, sự thay đổi nay một mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp,mặt khác tạo ra sự phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì đốivới một số tài sản nhất định thời hạn sử dụng của chúng tương đối dài nên cần phải
có thời gian đủ lớn doanh nghiệp mới có thể hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng Chovay trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổimới thiết bị công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy môvừa và nhỏ phục vụ đời sống, sản xuất có thời hạn thu hồi vốn nhanh Trong nôngnghiệp cho vay trung hạn chủ yếu để đầu tư vào các đối tượng như máy cày, máybơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp
Trang 12Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn lớn hơn cho vay trung hạn, chủyếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây mới các công trình dândụng, các công trình công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp) hoặc mua sắm các dâychuyền sản xuất, các thiết bị, phương tiện vận tải quy mô lớn, các dự án đầu tư xâydựng cơ bản.
* Căn cứ vào phương pháp cho vay
- Cho vay trực tiếp: là loại cho vay mà người vay trực tiếp nhận tiền vay vàtrực tiếp trả nợ cho ngân hàng
- Cho vay gián tiếp là loại cho vay được thực hiện thông qua người thứ banhư cho vay qua tổ hội, nhóm sản xuất, cho vay thông qua tổ chức tín dụng khácdưới hình thức đồng tài trợ
* Căn cứ vào bảo đảm tiền vay: Cho vay đươc chia làm hai loại:
- Cho vay có bảo đảm: là loại tín dụng mà khi cho vay ngân hàng đòi hỏikhách hàng phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay mà không có tài sản cầm cố, thếchấp hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà dựa trên cơ sở lòng tin, uy tín củakhách hàng Hình thức chủ yếu là tín chấp Tín chấp là cho vay bằng lòng tin, căn
cứ vào uy tín của khách hàng thay cho tài sản đảm bảo, áp dụng cho khách hàngtruyền thông, có tình hình tài chính vững mạnh, dự án xin vay có tính khả thi cao
* Căn cứ vào mục đích vay vốn: có các loại cho vay sau:
- Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xâydựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thươngmại và dịch vụ
- Cho vay công nghiệp và thương mại là cho vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
- Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nhưphân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, máy cày, máy kéo
- Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dụng như muasắm các vận dụng đắt tiền Ngày nay ngân hàng còn cho vay để trang trải các chi
Trang 13phí thông thường của đời sống.
* Căn cứ theo phương thức hoàn trả tiền vay
- Cho vay trả góp: là loại cho vay khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãitheo định kỳ
- Cho vay phi trả góp: khoản vay sẽ được trả một lần cả gốc và lãi theo thờihạn đã thoả thuận
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: khoản vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng bất cứlúc nào khách hàng có thu nhập
1.2 Hiệu quả hoạt động cho vay
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến, vậy hiệu quả là gì?
Hiểu một cách khái quát, “Hiệu quả là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệuquả hoạt động
- Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kếtquả thu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của ngân hàng
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ vàkhả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình kinh doanh
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệuquả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của ngân hàng,song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động
Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạpliên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy, muốn đạthiệu quả cao phải có sự kết họp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề
để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra
Trang 141.2.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay:
Một khoản cho vay có hiệu quả là một khoản cho vay mà sau một thời hạncho vay nhất định đã được thoả thuận trong hợp đồng cho vay, ngân hàng thu hồiđược cả gốc và lãi từ khách hàng vay vốn, qua đó ngân hàng có thu nhập và đảmbảo được sự an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật
Vậy, hiệu quả cho vay của NHTM là gì? Hiểu một cách khái quát“Hiệu quả cho vay của NHTM là thuật ngữ chỉ mức độ an toàn và khả năng tạo ra thu nhập của hoạt động cho vay mà NHTM thực hiện” Hiệu quả cho vay được đánh giá thông qua
việc thu hồi nợ của NHTM đối với các KH: nếu NHTM thu hồi nợ tốt, qua đó mức
độ an toàn của cho vay được đảm bảo và ngân hàng có được thu nhập lớn thì điều đó
có nghĩa là hiệu quả cho vay của NHTM là tốt; ngược lại, nếu ngân hàng thu hồi nợnhưng mức độ an toàn của cho vay không được đảm bảo và ngân hàng không có thunhập hoặc có rất ít thì tức là hiệu quả cho vay của NHTM là không tốt
Các NHTM luôn có xu hướng tăng quy mô cho vay qua các năm Khi quy môcho vay tăng lên thì chất lượng cho vay của NHTM cũng thay đổi Chính vì vậy, cácngân hàng thường xây dựng lên một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay để
từ đó đánh giá hiệu quả cho vay của mình và đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và mang lại thu nhập lớn chongân hàng và cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, giúp chonguồn vốn của nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn Do đó việc nâng cao hiệuquả cho vay không chỉ là mục tiêu của ngân hàng mà nó còn là mong muốn của các
cá nhân, doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng Vì vậy nghiên cứu các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả cho vay sẽ là cơ sở để chủ động tạo nên các lợi ích cho nền kinh
tế Hiệu quả cho vay của 1 Ngân hàng được đánh giá thông qua 2 nhóm chỉ tiêu cơbản, đó là: chỉ tiêu định tính và định lượng
1.2.3.1 Các chỉ tiêu định tính:
Trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được coi là nguồn lực “nội sinh” chi phối quá trình phát
Trang 15triển kinh tế - xã hội nói chung và hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói riêng.Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong môi trường cạnh tranh cao, phần thắng sẽthuộc về những NH có nguồn nhân lực chất lượng cao Hoạt động cho vay của ngânhàng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ nguồn nhân lực Nguồn nhânlực chất lượng cao, chuyên môn giỏi, am hiểu sản phẩm, quy trình, thủ tục cho vay,
có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, côngnghệ… sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệuquả, giúp NH phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, lâu dài Nếu nguồn nhân lựctrình độ kém, thẩm định trong cho vay còn yếu kém, cho vay KH không đúng đốitượng, không đủ tiêu chuẩn, dẫn đến sự gia tăng nợ xấu, giảm sự hiệu quả trong chovay Chính vì thế, khi đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NH thì không thể bỏqua chỉ tiêu về trình độ nguồn nhân lực
Đảm bảo các nguyên tắc cho vay:
Một khoản cho vay chỉ có thể coi là có hiệu quả khi các nguyên tắc cho vayđược tuân thủ triệt để Việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cho vay vừa là điềukiện cần thiết vừa biểu hiện tốt để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay Ngân hàngtuân thủ tốt nguyên tắc cho vay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
Tuân thủ đúng quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tập hợp các nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, trình
tự các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay của vốntín dụng Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, để đảm bảo hiệu quả tín dụng quytrình tín dụng thường gồm có 10 bước:
1 Khai thác khách hàng, tìm kiếm dự án
2 Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn
3 Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng
4 Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn
5 Quyết định cho vay
6 Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
7 Phát tiền vay
Trang 168 Kiểm tra sau khi cho vay, thu hồi nợ, gia hạn nợ
9 Xử lý rủi ro
10 Thanh lý hợp đồng và đánh giá kết quả cho vay
Nắm vững quy trình tín dụng, tuân thủ thực hiện chặt chẽ các bước của quytrình sẽ là điều kiện đầu tiên để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay bởi đúng quytrình thì việc cho vay sẽ diễn ra khoa học, an toàn Nếu không tuân thủ đúng quytrình, bỏ sót, thiếu những khâu quan trọng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay
Do đó, việc tuân thủ đúng quy trình tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá hiệu quả cho vay
Thái độ phục vụ, thủ tục thuận tiện:
Hiệu quả cho vay của ngân hàng được thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhucầu vốn của khách hàng Đối với khách hàng thì điều này được biểu hiện trước hết ởthủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện; cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, cộng vớithái độ niềm nở, thân thiện, từ đó giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian, chiphí giao dịch Thái độ phục vụ được thể hiện qua sự đón tiếp lịch sự, nhiệt tình,quan tâm tới KH…, tạo cho KH sự thoải mái, hài lòng Thủ tục thuận tiện thể hiệnqua sự phục vụ nhanh nhất cho KH trong thời gian quy định, đảm bảo cung ứngđúng, đủ số lượng tiền theo hợp đồng cho vay đã kí kết Đây cũng là một trongnhững chỉ tiêu định tính quan trọng đánh giá hiệu quả cho vay của NH
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm tốt công tác cho vay:Công chứng, quản lý nhà đất, tổ chức đoàn thể, trung tâm giao dịch đảm bảo…Sựphối hợp tốt sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay diễn ra thuận lợi, an toàn, góp phẩnnâng cao hiệu quả cho vay
1.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng
a, Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay củakhách hàng, hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lượng
Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế
Trang 17trong một khoảng thời gian nhất định.
- Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từngkhách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian
- Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngânhàng, chu kì kinh tế, môi trường pháp lý
Dư nợ cho vay
- Dư nợ cho vay (Loan oustanding balance) được tính theo thời điểm, tức là
số dư cuối kỳ tính toán Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng còn phải thuhồi tại một thời điểm
- Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năngđáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó
- Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của khách hàng
và ngân hàng
- Dư nợ còn là cơ sở để xác định chất lượng khoản vay
- Dư nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chínhsách cho vay
b, Nhóm các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn
Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ là số tiền mà KH đã trả nợ cho ngân hàng trong kỳ báocáo (năm)
Hệ số thu nợ được tính theo công thức sau:
Hệ số thu nợ trong kỳ = Doanh số thu nợ trong kỳ
Doanh số cho vay trong kỳTrong đó: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho KH vaytrong kỳ báo cáo (năm)
Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàngđối với các khoản vay của KH Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả thu hồi nợ củangân hàng càng lớn và do đó chất lượng cho vay của ngân hàng càng lớn
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Trang 18Dư nợ cho vay bao gồm dư nợ cho vay trong hạn và dư nợ cho vay quá hạn:
- Dư nợ cho vay trong hạn là số tiền mà KH đang vay ngân hàng chưa đếnhạn trả tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (năm)
- Dư nợ cho vay quá hạn (Nợ quá hạn) là số tiền mà các KH đã vay của ngânhàng nhưng không trả được khi đã đến hạn trả theo thoả thuận ghi trên hợp đồng chovay tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (năm) Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng vốn
mà ngân hàng cho KH vay đang có nguy cơ gặp rủi ro không thu hồi được
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn
Dư nợ cho vayChỉ tiêu này cho biết khả năng không thu hồi được vốn của ngân hàng là baonhiêu trong tổng số vốn mà ngân hàng đang cho KH vay Chỉ tiêu này càng cao thìmức độ an toàn cho vay của ngân hàng càng thấp và vì thế hiệu quả cho vay củangân hàng cũng thấp
- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu
để phân tích thực chất tình hình hiệu quả cho vay của ngân hàng, tổng nợ xấu củangân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn,chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình cho vay tại ngân hàng, đồngthời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốcthu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay
Đây là tỷ lệ được dùng phổ biến để đánh giá hiệu quả cho vay Nếu tỷ lệ nàycao chứng tỏ hiệu quả cho vay tại ngân hàng là không tốt, ngân hàng đang gặpnhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay vốn Đóthường là những khoản vay đã được ngân hàng cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ nhưng vẫnchưa thu hồi được khi đến thời hạn mới, vì vậy các khoản nợ này tiềm ẩn rất nhiều
Trang 19rủi ro, ngân hàng có khả năng bị mất vốn và dẫn tới tình trạng thiếu vốn trong thanhtoán và đó chính là nguyên nhân phá sản của rất nhiều ngân hàng hiện nay Cácngân hàng luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này ở mức càng thấp càng tốt.
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá chính xác hiệu quả cho vay doanh nghiệpcủa NHTM Chỉ tiêu này cho biết khả năng mất vốn của ngân hàng là bao nhiêutrong tổng số vốn mà ngân hàng đang cho doanh nghiệp vay Nếu chỉ tiêu này càngcao thì khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn và vì thế hiệu quả cho vay doanhnghiệp của ngân hàng càng thấp và ngược lại
Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản
Cấu trúc danh mục cho vay
Sự đa dạng của danh mục cho vay
Sự đa dạng ở đây là đa dạng về ngành nghề, thành phần kinh tế, loại hình chovay.v.v Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc tính, tiềm năng thị trường mà mỗi ngân hàng xâydựng cho mình một danh mục cho vay với độ đa dạng khác nhau Nhìn chung, một danhmục cho vay càng đa dạng, sẽ càng giảm thiểu các rủi ro phi hệ thống cho ngân hàng
Kỳ hạn của danh mục
Kỳ hạn trung bình của danh mục cho vay phụ thuộc nhiều vào kì hạn củanguồn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Nói chung kì hạntrung bình của khoản vay càng phù hợp với kì hạn của nguồn các tốt Sự thích hợpcủa kì hạn cho vay với chu kì kinh doanh của khách hàng là một yêu cầu quan trọngtrong việc giảm thiểu rủi do tín dụng
Vòng quay vốn cho vay
Vòng quay vốn cho vay = Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Trang 20Dư nợ bình quân là trung bình cộng của dư nợ cho vay đầu kỳ và dư nợ chovay cuối kỳ Vòng quay vốn cho vay là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốncho vay của ngân hàng, cho biết thời gian thu hồi nợ của ngân hàng đối với cáckhoản vay là nhanh hay chậm Nếu vòng quay vốn càng nhanh thì thời gian thu hồi
nợ càng ngắn, ngân hàng sẽ có thể đáp ứng kịp thời và ngày càng nhiều nhu cầu vayvốn của KH
c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả trong hoạt động cho vay:
Thu từ lãi và thu nhập lãi thuần
- Thu từ lãi là số tiền ngân hàng thu được từ việc cho vay, được tính trên
doanh số cho vay và lãi suất cho vay Doanh thu từ lãi cao phản ánh hiệu quả chovay của NH tốt
Thu từ lãi = Doanh số cho vay x Lãi suất cho vay
- Thu nhập lãi thuần là số tiền lãi mà cho vay mang lại cho ngân hàng trong
kỳ báo cáo (năm) Thu từ lãi càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả cho vay của ngânhàng là tốt; và ngược lại nếu thu nhập lãi thuần có được càng thấp hoặc âm thì tức
là hiệu quả cho vay của ngân hàng thấp, cần phải được xem xét lại
Phí thu từ hoạt động cho vay
Ngoài thu từ lãi cho vay, NH còn thu từ các loại phí phát sinh từ hoạt độngcho vay như:
- Phí cho phép tất toán trước hạn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
Đối với NHTM, hiệu quả cho vay bị tác động bởi các nhân tố như: Chínhsách tín dụng, quy trình tín dụng, thông tin tín dụng, quy mô vốn của ngân hàng, chi
Trang 21phí tín dụng,…
1 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp có liên quan đến việckhuyếch trương hoặc hạn chế tín dụng, nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch địnhcủa ngân hàng đó
Chính sách tín dụng đặt ra những quy định khi cho vay như: quy định về giớihạn cho vay đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng…,quy định về thời giancho vay, lãi suất cho vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề vànhiều vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng
Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhấttrong cơ cấu tài sản, và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng đồng thời là hoạt động phứctạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả,kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phảixây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm nội tại
và tính đặc thù của hệ thống, phát huy được các thế mạnh, khắc phục, hạn chế đượccác điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi Chính sách tín dụng là cơ sở chocán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng ra các quyết định cho vay và danhmục cho vay
Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sựthành công hay thất bại của mỗi ngân hàng Hoạt động cho vay là một bộ phậntrong việc thực thi chính sách tín dụng của ngân hàng Chính vì thế, một chính sáchphù hợp sẽ thu hút được đông đảo khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lợi tronghoạt động của ngân hàng, dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, chấp hành đúng các quyđịnh của pháp luật về hoạt động ngân hàng Ngược lại, xây dựng một chính sách tíndụng với các nội dung như quy định về đối tượng khách hàng vay, nhu cầu vốn vay,các nguyên tắc và điều kiện vay vốn, phương thức cho vay,… không phù hợp sẽkhông khuyến khích khách hàng vay vốn hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả, từ
đó ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động cho vay Ví dụ như chính sách thu hồi nợquá hạn, nợ xấu không được chú trọng, hoặc đưa ra các biện pháp không thực sự
Trang 22hữu hiệu dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu không được xử lý triệt để, tỉ lệ nợ xấu, nợ quáhạn cao, mà tỉ lệ này lại là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay củaNgân hàng Dẫn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng sẽ không cao
2 Quy trình tín dụng
Như chúng ta đã biết, quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các nộidung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng, trong đó có hoạt động cho vay củaNHTM Quy trình tín dụng được lập ra nhằm mục đích giúp cho quá trình cho vaydiễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro Tuy nhiên, quy trình tíndụng được xây dựng nên từ chính nhân viên ngân hàng, do đó, ít nhiều nó cũngmang tính chủ quan và có tác động tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.Hoạt động cho vay có cơ sở để đánh giá là tốt khi quy trình tín dụng được xây dựngnên hợp lý và cán bộ tín dụng thực hiện theo đúng các bước trong quy trình đó Bắtđầu từ khi tiếp nhận yêu cầu khách hàng cho đến khi thanh lý hợp động Ngược lại,nếu quy trình tín dụng không hợp lý sẽ làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng bịgián đoạn, gây mất thời gian của khách hàng và mang lại hiệu quả không cao.Khách hàng không hài lòng, không thoải mái, thấy phức tạp Điều này có thể dẫntới nhiều kết quả xấu, không chỉ đối với khoản vay đã thực hiện, mà còn đối vớihình ảnh, uy tín của ngân hàng, khiến doanh số cho vay giảm, ánh hưởng đến quy
mô cho vay, dẫn đến hiệu quả không cao Quy trình không được thực hiện đúngtheo trật tự cũng như không đầy đủ có thể dẫn đến việc thẩm định qua loa, cho vaykhông chọn lọc kĩ càng, hệ số thu hồi nợ giảm, nợ xấu gia tăng… làm hiệu quảgiảm hiệu quả cho vay Do đó việc xây dưng một quy trình tín dụng phù hợp, đồngthời quán triệt các nhân viên thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM
Trang 233 Thông tin tín dụng
Cho vay không phải là vấn đề đơn giản Trên thực tế không phải doanhnghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích Đó là chưa kể tớinhững kẻ mạo danh, mạo nhận là DN để chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro
và tổn thất cho ngân hàng Nợ xấu gia tăng hoặc ngân hàng bị tổn thất số tiền lớn,làm giảm đi doanh số thu hồi nợ…dẫn đến hiệu quả không cao Vì vậy, hoạt độngcho vay muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin phục vụ chocông tác này, nhằm nắm bắt kịp thời và chính xác luồng thông tin là điều kiện đểxem xét, phân tích, nhằm tìm ra cơ hội tốt nhất trong kinh doanh cũng như đề phòngnhững rủi ro có thể xẩy ra trong các hoạt động của ngân hàng
4 Quy mô vốn của ngân hàng
Trong mô hình 5C nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì vốn (capital) là yếu tốquan trọng Không chỉ đối với các NHTM mà với tất cả các doanh nghiệp nóichung, vốn bao giờ cũng là yếu tố tiên quyết cho quá trình hoạt động kinh doanh.Đối với ngân hàng, quy mô vốn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động chovay Nếu quy mô vốn của ngân hàng nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu vay của doanhnghiệp thì điều đầu tiên ngân hàng sẽ mất đi một lượng khách hàng tiềm năng, sau
đó hình ảnh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng Đồng thời với quy mô vốn nhỏ, sứccạnh tranh của ngân hàng sẽ thấp, ngân hàng không thể mở rộng kinh doanh, pháttriển thêm các sản phẩm mới, đồng thời không đủ khả năng bảo đảm cho hoạt độngcủa mình Điều này đe doạ đến tính bền vững của ngân hàng Ngược lại, khi quy môvốn của ngân hàng được tăng lên, ngân hàng có đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầuvay vốn của khách hàng, do đó càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới Doanh sốcho vay và dư nợ tăng cao là chỉ tiêu tích cực phản ánh hiệu quả hoạt động cho vaycủa ngân hàng Chỉ tiêu này thuộc nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay củaNgân hàng Bên cạnh đó, quy mô vốn lớn là điều kiện để ngân hàng phát triển, đadạng hoá các hình thức hoạt động, đồng thời cũng là tài sản bảo đảm cho các khoảnđầu tư của ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng
Trang 245 Chi phí tín dụng
Chi phí tín dụng ở đây bao gồm chi phí bằng tiền mặt như lệ phí, chi phí đilại, chi phí chứng thực giấy tờ, và chi phí cơ hội do tham gia hoạt động cho vaycủa cả ngân hàng và khách hàng Chi phí tín dụng thấp một mặt làm gia tăng lợinhuận từ hoạt động cho vay của ngân hàng, mặt khác sẽ thu hút được khách hàngđến giao dịch với ngân hàng Khi lượng KH đến đông, doanh số cho vay tăng lên,
mở rộng quy mô cho vay, chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay gồm doanh số cho vay
và dư nợ sẽ tăng, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng về mặt quy
mô cho vay
6 Đội ngũ nhân sự
Nhân tố con người là nhân tố trung tâm, vì con người là chủ thể của mọihành động Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, cán bộ tín dụng là người có vai tròquyết định đến tính chính xác của các quyết định cho vay vì họ là người trực tiếpnắm rõ về khách hàng nhất Chất lượng cán bộ tín dụng được đánh giá trên hai tiêuchí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Đội ngũ nhân sự chất lượng cao,trình độ chuyên môn sâu, thẩm định kĩ càng các khoản vay, sẽ góp phần tăng cáckhoản cho vay an toàn, giảm nợ xấu, nợ quá hạn Đồng thời với năng lực tốt, cán bộtín dụng sẽ tìm kiếm được những KH tốt, mở rộng được quy mô cho vay Đây lànhững tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay Vì thế, cán bộ tín dụng cũng như đội ngũnhân sự sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay
1.3.2 Các nhân tố khách quan
Ngoài các nhân tố chủ quan như trên thì chất lượng cho vay còn phụ thuộcvào các nhân tố khách quan như: khách hàng vay, môi trường tự nhiên xã hội, môitrường kinh tế, môi trường pháp lý và chủ trương chính sách của Nhà nước
1 Khách hàng vay
Khách hàng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vaycủa NHTM Các yếu tố cơ bản thuộc về khách hàng ảnh hưởng tới hiệu quả cho vaycủa ngân hàng đó là:
Trang 25* Năng lực tài chính của khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở mức vốn tự có của khách hàngtham gia vào dự án sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo Năng lực tàichính của khách hàng cao, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng lớn thì hiệu quả chovay tăng Khách hàng có hoàn trả được gốc và lãi hay không, ngân hàng có thu hồiđược vốn và lãi cho vay hay không, điều này phụ thuộc vào tình hình tài chính và kếtquả hoạt động kinh doanh của khách hàng Nếu khách hàng cá nhân có tình hình tàichính tốt, thu nhập ổn định, khách hàng doanh nghiệp đạt kết quả tốt trong hoạt độngkinh doanh thì họ sẽ có khả năng trả được cả nợ gốc và lãi cho ngân hàng Ngược lại,khi thu nhập không ổn định hay tình hình kinh doanh không đạt kết quả tốt, thì kháchhàng sẽ khó khăn trong việc trả nợ, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM
* Phương án sản xuất kinh doanh
Phương án vay vốn khả thi, có khả năng tạo lợi nhuận lớn, ít rủi ro thì khảnăng trả nợ của khách hàng được đảm bảo Mặt khác, khách hàng sử dụng tiền vayđúng đối tượng, đúng mục đích thì mới có giá trị thực tiễn, việc thu nợ gốc và lãi sẽdễ dàng hơn Như vậy, chất lượng của khoản vay sẽ tốt nếu phương án vay vốn củakhách hàng khả thi và khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích Như thế sẽ hạn chếđược sự gia tăng của nợ quá hạn, nợ xấu…dẫn đến hiệu quả cho vay cao
* Uy tín của khách hàng
Khách hàng có uy tín sẽ luôn tìm cách để hoạt động kinh doanh có hiệu quả,trả nợ ngân hàng đúng hạn, không chây ì, lừa đảo gây tổn thất cho ngân hàng Đạođức, uy tín của khách hàng ảnh hưởng đến độ xác thực trong thông tin cung cấp chocán bộ thẩm định của ngân hàng, là yếu tố tác động tới tính chính xác trong hoạtđộng thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng
2 Môi trường tự nhiên xã hội
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay doanh nghiệp củangân hàng, đặc biệt là những khoản cho vay doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất Yếu
tố tự nhiên thuận lợi, ít bị thiên tai, hạn hán, lũ lụt sẽ tác động tốt tới hoạt động sản xuấtkinh doanh, tăng năng suất, giảm thiệt hại cả về người và của cho doanh nghiệp
Trang 26Ngược lại, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, chịu ảnh hưởngnhiều của thiên tai, địch hoạ sẽ tác động xấu đến sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ cho ngân hàng
Điều kiện xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng như: phongtục tập quán, thói quen, trình độ dân trí, trật tự an ninh xã hội, các chính sách pháttriển kinh tế, mật độ dân số,… Nếu ngân hàng và KH hoạt động ở địa bàn có trình
độ dân trí cao, các chính sách phát triển kinh tế ổn định, thì hoạt động sẽ đạt hiệuquả và chất lượng cao Ngược lại, ngân hàng và KH hoạt động trên địa bàn có trình
độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, môi trường và các chính sách xã hội bất
ổn định sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động
3 Môi trường kinh tế
Hoạt động của các thành phần kinh tế đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ
mô như các chính sách kinh tế - xã hội, quy luật cung cầu, quy luật giá trị, tốc độtăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát,… Môi trường kinh tế ảnh hưởng tới hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế trong đó có cả ngân hàng.Nếu hoạt động trong một môi trường kinh tế phát triển với tốc độ cao, ổn định, cạnhtranh lành mạnh, giá cả ổn định,… sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh,đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động của ngân hàng Ngược lại trong tình hình kinh
tế suy thoái, lạm phát cao, giá cả bất ổn định sẽ tác động xấu tới hoạt động sản xuấtkinh doanh và ảnh hưởng xấu tới hiệu quả cho vay của ngân hàng
Đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, môi trường kinh tế tác động đếnhoạt động này theo hai hướng :
+ Thứ nhất, tác động trực tiếp đến ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng chovay và huy động , lãi suất cho vay và huy động, chính sách cho vay của ngân hàng
+ Thứ hai, tác động đến khách hàng hay chính là con nợ của ngân hàng Dohoạt động kinh doanh của họ chịu tác động trực tiếp bởi môi trường kinh tế
Do đó, Ngân hàng luôn phải theo dõi những biến động kinh tế để đưa ra địnhhướng chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ, đảm bảo nâng cao hiệuquả cho vay
Trang 274 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý ảnh hưởng tới hành vi của mọi chủ thể kinh tế, bao gồmtính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của hệ thông văn bảndưới luật gắn với quá trình chấp hành và hiểu biết của người dân về vấn đề này.Hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật Môitrường pháp lý có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, như các quy định
về các tỉ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay v.v mà những yếu tố này lạitrực tiếp đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng
Môi trường pháp lý hoàn thiện có tác dụng kích thích hoạt động kinh doanhcủa các chủ thể kinh tế Từ đó sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động chovay của Ngân hàng
5 Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động của ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt vàkhốc liệt Các đối thủ cạnh tranh bao gồm cả hiện tại và tương lai, cả trong nước vànước ngoài Nếu ngân hàng không có khả năng cạnh tranh thì thị phần, khách hàngcũng như mục tiêu lợi nhuận… đều bị ảnh hưởng gây khó khăn trong hoạt độngcũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng
Nếu một ngân hàng phải đối đầu vối đối thủ cạnh tranh mạnh, có tiềm lực tàichính vững mạnh, công nghệ hiện đại, danh mục sản phẩm đa dạng và có chấtlượng thì việc mở rộng hoạt động cho vay sẽ gặp phải những thách thức lớn, ảnhhưởng đến hiệu quả cho vay
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG- PGD KHÂM THIÊN 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long- PGD Khâm Thiên
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam được biết đến với tên gọiTechcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất ViệtNam Kể từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng,Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc
và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốtnhất Việt Nam Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC,Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sảnđạt trên 158.897 tỷ đồng (tính đến hết năm 2013) Techcombank cũng sở hữu mộtmạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh và 1229 máy ATM trêntoàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất Ngoài ra,Techcombank còn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinhnghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới trên
7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngânhàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt nam được Financial Insights côngnhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường.Tháng 3 năm 2007 nhận giải thưởng “ Thương mại Dịch vụ”- giải thưởng dành chodoanh nghiệp tiêu biếu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại dịch vụ mà ViệtNam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công Thương trao tặng
PGD Khâm Thiên Thành lập ngày 30/6/1999, sau khoảng 6 năm thành lậpNgân hàng Techcombank (năm 1993) Năm 1999, Techcombank tăng vốn điều lệlên 80,020 tỷ đồng và khai trương Phòng giao dịch số 3 tại Phố Khâm Thiên – HàNội Địa điểm : 228, Khâm Thiên, Phường Thổ Quan, Quận Đống Đa, Hà Nội
Được thành lập tương đối sớm nên Techcombank Khâm Thiên cùng với toàn
bộ mạng lưới chi nhánh đã trải qua những khó khăn của buổi đầu và ngày càng nỗ
Trang 29lực phát triển Hiện nay đã xây dựng được đội ngũ nhân viên trẻ năng động, làmviệc hiệu quả, góp phần tạo nên sức mạnh và thành công của Techcombank KhâmThiên nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
NH là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư, theo đó chức năng chủ yếu và quan trọng của Techcombank -Chi nhánh Khâm Thiên là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phầnkinh tế để cho vay và thực hiện các dịch vụ của NH Cùng với chức năng đó Chinhánh thực hiện các nhiệm vụ:
Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các DN, dân cư trên địa bànqua các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vãng lai…
Cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay tài trợ ủy thác, bảo lãnh
Tư vấn về lĩnh vực tài chính tiền tệ
Thực hiện các dịch vụ NH khác
2.1.3 Mô hình tổ chức
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của PGD Khâm Thiên, Giám đốc làngười điều hành trực tiếp mọi hoạt động của PGD Dưới ban giám đốc, gồm có 2phòng ban chức năng Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng giao dịch được thể hiệnbằng sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng giao dịch Khâm Thiên:
Giám đốc PGD
P Khách hàng cá
nhân
Chuyên viên QHKH
P Dịch vụ KH
Kiểm soát viên Giao dịch viên
Trang 30- Giám đốc PGD: Là người quyết định mọi hoạt động của PGD, đồng thời
chịu trách nhiệm trước NH và pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
về mọi quyết định của mình
- Phòng Dịch vụ KH: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho
vay khách hàng là cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trênđịa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài khoản của các tổ chức kinh tế
- Phòng Kinh doanh:
- Chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng quản lý điều hành
chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng
- Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập
trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phươnghướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới
- Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc quyền
hạn của mình
- Cố vấn cho Ban Giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay hay
không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình
- Thanh toán quốc tế
- Thực hiện các loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm trong thẩm quyền phán quyết của Phònggiao dịch
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank Khâm Thiên trong những năm gần đây.
2.1.4.1 Đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Techcombank Khâm Thiên.
a Tình hình huy động vốn
Trang 31Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Techcombank Khâm Thiên giai đoạn
%
Chênh Lệch giữa
2014 với 2013
% Giá trị Giá trị Giá trị
1.Tiền gửi không KH và
có kỳ hạn dưới 1 năm 124.332,77 128.388,52 139.696,47 3,26 8,802.Tiền gửi có KH trên 1
b Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 2.2 Tình hình cho vay của Techcombank Khâm Thiên
Trang 32Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
lệch giữa 2013 và 2012 (%)
Chênh lệch giữa 2014 và 2013 (%) Giá trị Giá trị Giá trị
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Khâm Thiên giai đoạn
Trang 33Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm Năm 2012 là1938,64 triệu đồng, năm 2013 là 2046,93 triệu đồng (tăng 5,59 % so với năm 2012),năm 2014 là 4019,50 triệu đồng (tăng 96,37%) Giai đoạn 2012-2014 vẫn đầy thửthách và khó khăn với ngành ngân hàng nói chung, Techcombank nói riêng, vậy màthực tế Techcombank chi nhánh Khâm Thiên vẫn tăng trưởng dương và có được lợinhuận đáng kể, đặc biệt là từ 2013-2014, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh Nguyênnhân của sự tăng trường này là do tổng thu nhập tăng mạnh qua các năm.
Thu nhập tăng qua các năm Thu nhập năm 2013 đạt 4799,61triệu đồng, tăng22,92% so với năm 2012, đến năm 2014 đạt 6127,28 triệu đồng, tăng 27,66% so với
2013 Nguyên nhân của sự tăng thu nhập liên tục là do thu nhập lãi thuần tăng Tốc
độ tăng của thu lãi lớn hơn so với tốc độ tăng của chi trả lãi Mặc dù cho vay giảmsút nhưng thu nhập lãi thuần vẫn tăng do ngân hàng đẩy mạnh thu nhập lãi thôngqua lãi suất cho vay có sự chênh lệch lớn so với so với lãi suất huy động Sự giatăng thu nhập còn do thu nhập từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác gia tăng.Ngân hàng chú trọng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nên thunhập từ hoạt động dịch vụ gia tăng
Chi phí có sự biến động tăng rồi giảm qua các năm Chi phí năm 2013 tăng40,01% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 23,43% so với năm 2013 Giai đoạn2013-2014, chi nhánh đẩy mạnh chính sách cắt giảm chi phí Chi phí hoạt động dịch
vụ và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được giảm triệt để Chính vì thế mà tổng chiphí từ 2013 đến 2014 có sự giảm mạnh
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc cắt giảm chi phí là dễ hiểu đối với các
tổ chức tín dụng Nằm trong số đó, Techcombank Khâm Thiên đã thực thi cắt giảmcác chi phí và tăng thu nhập, đặc biệt giai đoạn 2013-2014, dẫn đến lợi nhuận đượcnâng cao Đây cũng dấu hiệu tích cực trong hoạt động của chi nhánh Khâm Thiên
và được đánh giá cao trong chính sách, kế hoạch giảm chi phí, tăng thu nhập, tănglợi nhuận một cách hiệu quả, bền vững của ngân hàng