1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH BẬC THPT

19 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Để việc tích hợp lồng ghép mang lại hiệu quả tốt thì đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ được trang bị các hiểu biết về môi trường một cách sâu rộng mà cần phải có phương pháp khoa học phù h

Trang 1

Thieâ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị : TRƯỜNG THCS& THPT HUỲNH VĂN NGHỆ

Mã số :

SẢN PHẨM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH BẬC THPT

Người thực hiện : Chu Phương Châm

Lĩnh vực nghiên cứu :

Quản lý giáo dục

Phương pháp dạy học bộ môn : 

Phương pháp giáo dục :

Lĩnh vực khác :

Sản phẩm đính kèm :

Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

Năm học : 2011 - 2012

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC _

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên : Chu Phương Châm

2 Ngày tháng năm sinh : 30.09.1980

3 Nam, nữ : Nữ

4 Địa chỉ : Ấp I - Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai

5 Điện thoại cơ quan : 0613.862034 Nhà riêng : 01662134796

6 Fax : E-mail :

7 Chức vụ : giáo viên

8 Đơn vị công tác : Trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị cao nhất : Cử nhân Đại học

- Năm nhận bằng : 2007

- Chuyên nghành đào tạo : Tiếng Anh

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : giảng dạy

- Số năm có kinh nghiệm : 10 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :

+ Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ vào giảng dạy môn Tiếng anh + Tạo hứng thú cho học sinh khi học giờ đọc hiểu

+ Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy môn Tiếng anh

Trang 3

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN VỊ: THCS&THPT ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

HUỲNH VĂN NGHỆ

Vĩnh Cửu , ngày 10 tháng 05 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học : 2011– 2012

Tên sáng kiến kinh nghiệm : Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy môn Tiếng anh

bậc THPT

Họ và tên tác giả : Chu Phương Châm Tổ : Anh văn

Lĩnh vực : Quản lý

Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn :

Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác

1 Tính mới

- Có giải pháp hoàn toàn mới

- Có giải pháp cải tiến, đối mới từ giải pháp đã có

2 Hiệu quả

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả

3 Khả năng áp dụng

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

Tốt Khá Đạt

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiển, dễ thực hiện và dễ

đi vào cuộc sống : Tốt Khá Đạt

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt Khá Đạt

XÁC NHẬN TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trang 4

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Thiên nhiên có thể phát triển không cần sự có mặt của chúng ta, nhưng chúng

ta không thể tồn tại bên ngoài thiên nhiên Con người chỉ là một trong những quần thể trong tự nhiên, cũng tuân theo quy luật tất yếu đó là sinh ra, lớn lên và chết đi Tuy nhiên, bằng khả năng tư duy sáng tạo con người đã tận dụng mọi tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống và song song đó con người đã và đang không ngừng thải

ra môi trường đủ mọi loại chất thải làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng Và bây giờ tự nhiên đã trả lại cho con người những hậu quả do chính mình gây ra, đó là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thiên tai bão lụt trầm trọng,…

Ý thức được những vấn đề này mỗi người chúng ta phải chung tay cứu lấy môi trường cũng là cứu lấy chính sự sống trên trái đất Bằng những quyết định và hành động cụ thể, mọi người đều có thể tham gia cải thiện môi trường sống, khắc phục những hậu quả của ô nhiễm môi trường Để thực hiện được điều đó, ý thức của mỗi người đóng vai trò then chốt Vì lẽ đó việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là ở bộ môn Anh Văn

Để việc tích hợp lồng ghép mang lại hiệu quả tốt thì đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ được trang bị các hiểu biết về môi trường một cách sâu rộng mà cần phải

có phương pháp khoa học phù hợp trong từng tiết dạy

Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này

III NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:

1 Cơ sở lý luận:

- Môi trường: Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh

và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của động vật

Trang 5

- Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người Đó không chỉ

là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ…

- Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi không mong muốn tính

chất vật lí, hóa học, sinh học của không khí, đất, nước trong môi trường sống, gây tác hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe, đời sống con người và sinh vật, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hóa và làm tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người

- Phát triển môi trường bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến

bộ xã hội và bảo vệ môi trường

2 Cơ sở thực tiễn:

2.1/ Tình hình môi trường thế giới:

Môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng Sự bùng nổ dân số kéo theo nhu cầu về việc làm, nơi ở của con người ngày càng cao cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã gây sức ép mạnh mẽ và trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và môi trường

Trong khoảng 100 năm trái đất đã mất đi 6 triệu km2 rừng Đất bị hoang mạc hóa 680 triệu ha/ năm Các rừng mưa nhiệt đới bị phá hủy nghiêm trọng Ngay cả rừng Amazôn đã 60 triệu năm qua giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hòa khí hậu của trái đất, nay đã bị phá vỡ thế cân bằng và đang bị đe dọa phá hủy nhanh chóng làm nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 0,3 đến 0,8 oC trong vòng 10 năm trở lại đây 25.000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi trong một năm Diện tích Rừng bị thu hẹp nhanh chóng, 300 năm trở lại đây, rừng từ chỗ 72 triệu km2 giảm xuống còn 41 triệu km2 tức là độ che phủ từ 47% diện tích mặt đất xuống 27% Ngày nay, mỗi năm thế giới mất hơn 15 triệu ha rừng, Đông Nam Á có mức phá rừng cao nhất

Lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác ngày càng nhiều làm cho tầng ôzôn

bị phá hủy( mỏng và thủng ) làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu gây nên hiệu ứng

Trang 6

nhà kính Nguy cơ khí hậu nóng lên thêm từ 1-3 oC làm cho lũ lụt và hạn hán ngày càng khắc nghiệt hơn

LỖ THỦNG TẦNG ÔZON HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều, làm ô nhiễm môi trường và đe dọa các loài thú biển trong vòng 40 năm qua Trong vòng 100 năm trở lại đây tỉ lệ CO2 tăng thêm khoảng 12% Mưa axít ( có nguyên nhân từ các nhà máy công nghiệp) đang phá hủy rừng nhiệt đới, ao hồ, đồng ruộng và các di tích lịch sử

Sự phát triển kinh tế không thích hợp ở một số nước đã gây nên một sức ép mạnh mẽ lên hệ thống sinh thái tự nhiên Các tài nguyên đất rừng khai thác quá mạnh làm giảm đa dạng sinh học

Mưa axit đã tàn phá hàng trăm ha rừng

Trang 7

2.2/ Tình hình môi trường Việt Nam:

Dân số Việt Nam tăng nhanh: Năm 1945: có 25 triệu dân, đến tháng 6/1999 dân số Việt Nam là 77.263.000 người Cuối năm 2004 dân số Việt Nam khoảng 82 triệu người Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân

và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa chưa quán triệt quan điểm “ Phát triển Môi trường Bền vững” ở một số cơ sở sản xuất đã tác động mạnh mẽ tới môi trường:

- Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, thiếu phương tiện tưới tiêu, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, phương thức canh tác lạc hậu của các dân tộc ít người làm cho đất thoái hóa nhanh, nhiều chỗ bỏ hoang, đất xấu chưa có điều kiện cải tạo Đặc biệt, sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làm cho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng phát sinh

- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đã xuất hiện nhiều nơi, nhất là các khu công nghiệp Rác thải ngày càng nhiều và là một vấn đề nan giải, xử lí chưa triệt để, các dòng sông ở các thành phố bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, bụi gia tăng, các loại khí độc trong không khí ngày càng nhiều có nơi khí SO2 vượt 14 lần cho phép, CO2

vượt 2,7 lần cho phép…

- Môi trường của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng đã và đang xuống cấp rất nặng nề Nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Một số trường hợp cố tình gây nguy hại đối với môi trường được phát hiện trong thời gian gần đây như: Công ty mì chính VeDan xả nước thải chưa qua xử lí vào sông, hồ; một số bệnh viện chôn rác thải chưa qua xử lí xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Việc người dân vứt xác lợn, gà bị dịch xuống sông, hồ Hay sự việc công ty Men Mauri trên địa bàn huyện Định Quán xả nước thải xuống sông La Ngà….Tất cả những việc làm đó đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội

3 Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

Theo thông báo của các tổ chức trên thế giới và của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến

Trang 8

đổi khí hậu vì có một đường bờ biển dài và các vùng châu thổ thấp Đến cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình của nước ta tăng gần 2oC, hàng ngàn km2 đồng bằng sông Cửu Long nằm dưới mực nước biển Qua đó chúng ta thấy vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, mọi người đều phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ và cải tạo môi trường Vì vậy việc tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào trong dạy học các môn học ở THPT nói chung và môn Anh Văn nói riêng là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để góp phần nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như toàn xã hội

3.1/ Nguyên tắc lồng ghép:

- Lồng ghép giáo dục BVMT vào môn học là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDMT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học, chú ý không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu

- Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường

và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng lồng ghép nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là: mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về môi trường

- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học

- Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể

Trang 9

tham gia có hiệu quả và các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT

+ Không tích hợp tràn lan, không tích hợp với những bài học ít liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến môi trường

+ Đảm bảo đặc trưng của môn học GD BVMT chỉ hoà đồng trong các đơn vị kiến thức

+ Không làm tăng nội dung học tập, dẫn đến quá tải Đảm bảo cho học sinh vừa nắm kiến thức chuyên môn vừa tăng thêm kiến thức về môi trường

+ Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lý Một bài học chỉ nên tích hợp với một khía cạnh nào đó mà thôi

+ Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường Cần tạo ra những câu lạc bộ, thi sáng tác, thi tìm hiểu, tham quan thực tế để hổ trợ những hiểu biết về môi trường đã được tích hợp trong các giờ học

3.2/ Các hoạt động lồng ghép giáo dục BVMT:

3.2.1/ Lồng ghép giáo dục BVMT trong giờ học:

Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức lồng ghép Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong môn Tiếng Anh thông qua các hoạt động nói ( speaking), viết (writing), bài cụ thể Việc lồng ghép thể hiện ở 3 mức độ:

 Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT Với những bài này trong quá trình dạy học chúng ta thực hiện lồng ghép giáo dục BVMT vào toàn bộ nội dung của bài

( Ex:, unit 9: under sea world, unit 10: conservation, unit 11: national parks.)

*English11:, unit 10: nature in danger, unit 11: sources of energy)

*English 12 endangered species

Trang 10

 Mức độ bộ phận: Trong bài học chỉ có một phần có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT

 Mức độ liên hệ: ở dạng này, các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK, không có trong mục tiêu bài dạy Nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức GDMT

Ex : Các bài học của lớp 10,11, và một số bài còn lại của lớp 12

Mức độ lồng ghép

Mức độ liên hệ

3.2.2/ Lồng ghép giáo dục BVMT ngoài lớp học:

- Hoạt động tham quan theo chủ đề

Ví dụ: Trong SGK Anh văn 10, unit 6 “ An excursion” ta có thể đề cập đến thiên

nhiên trong lành ở những khu du lịch : Why do you like to have a picnic in the countryside or in the forrest? Hoc sinh thảo luận điều này nhằm phát triển thêm kỷ năng nói ( speaking skill)

Trang 11

- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương

Ví dụ: Trong SGK Tiếng Anh 10, unit 6 “ An excursion ”: Thực hành tìm hiểu môi

trường ở địa phương

- Hoạt động tổ chức trồng cây xanh hóa nhà trường

Ví dụ: Hàng năm nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh nhân dịp đầu năm

mới Phát động phong trào mỗi ngày dành 10 phút cho vệ sinh môi trường….vv Nội dung GDMT được tích hợp trong nội dung của các môn học nên các phương pháp GDMT cũng được tích hợp vào các phương pháp giảng dạy bộ môn

1 Phương pháp trần thuật ( reportation)

2 Phương pháp giảng giải.( explanation

3 Phương pháp vấn đáp (ask and answer)

4 Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.( visual aids)

5 Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.(groups)

6 Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.( situations)

7 Phương pháp động não.( brainstorming)

* Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn

nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó

8 Phương pháp giao cho học sinh làm bài tập thực hành ở nhà.( realistical method)

4 Một số ví dụ minh họa cho đề tài:

4.1/ Dạng bài lồng ghép toàn phần:

Vi dụ: Tiếng Anh 10- unit 9 : UNDERSEA WORLD

Oil spill, ice melted in the poles, …

Học sinh thảo luận “ what will happen if the ice in the poles melt?”- What have

people done to harm the oceans so seriously?” “ what happens to the animals when the oil spills?”

Mục tiêu bài học:

*Kiến thức: Học sinh nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển và

những hậu quả mà thiên nhiên phải gánh chịu từ đó nêu được biện pháp khắc phục

*Kỹ năng:

Ngày đăng: 13/03/2016, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w