Khả năng tiếp cận các chính sách và dịch vụ việc làm của người nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi .... Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng
Trang 1BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CẤP BỘ 2011 - 2012 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MỞ RỘNG AN SINH XÃ HỘI ĐỒNG BỘ VỚI
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020
Mã số: CT 2011-02
Đề tài nhánh 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG VÀ CƠ HỘI TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA NHÓM NGƯỜI NGHÈO, ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG, ĐẶC BIỆT LÀ TẠI CÁC VÙNG SÂU VÙNG XA, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Mã số: CT 2011-02-03
Trang 2
MỤC LỤC
I Tính cấp thiết của đề tài IV
II Mục tiêu nghiên cứu 1
III Đối tượng nghiên cứu 1
Iv Phương pháp nghiên cứu 2
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khả năng tiếp cận dvxhcb của người nghèo tại vùng đồng bào dtts và miền núi 2
1 Khái niệm dịch vụ xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản 2
2 Người nghèo, vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và nhu cầu tiếp cận dvxhcb 3
3 Phương pháp luận nghiên cứu khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi 5
4 Kinh nghiệm quốc tế 7
Chương 2 Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng DTTS và miền núi 8
1 Khả năng tiếp cận các chính sách và dịch vụ việc làm của người nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi 8
1.1 Tổng quan chính sách và dịch vụ việc làm cho người nghèo vùng dtts và miền núi 8
1.2 Hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm 8
1.3 Thực trạng khả năng tiếp cận chính sách và dịch vụ việc làm 9
1.4 Các rào cản tiếp cận 9
2 Khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục cơ bản của người nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi 10
2.1 Tổng quan chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơ bản cho người nghèo vùng DTTS và miền núi 10
2.2 Hệ thống cung cấp dịch vụ GDCB 11
2.3 Thực trạng khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản 12
2.4 Rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận 14
3 Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản của người nghèo vùng DTTS và miền núi 15
3.1 Tổng quan các chính sách dịch vụ y tế cơ bản 15
3.2 Hệ thống cung cấp dịch vụ 16
3.3 Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản 16
3.4 Những rào cản tiếp cận 16
4 Khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường của người nghèo vùng DTTS miền núi 17
4.1 Tổng quan chính sách nước sạch và vệ sinh môi trường 17
4.2 Thực trạng khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường 17
4.3 Các rào cản tiếp cận 17
5 Khả năng tiếp cận trợ giúp đột xuất của người nghèo vùng DTTS miền núi 18
5.1 Tổng quan hệ thống chính sách TGĐX cho người nghèo tại vùng DTTS và miền núi 18
5.2 Hệ thống cung cấp TGĐX 18
5.3 Thực trạng khả năng tiếp cận dịch vụ TGĐX đột xuất 19
5.4 Các rào cản tiếp cận 19
Trang 3Chương 3 Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo tại vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi 20
1 Quan điểm của đảng về bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản 20
2 Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và mn 20
3 Các nhóm giải pháp 23
3.1 Các nhóm giải pháp chung 23
3.2 Chính sách và dịch vụ việc làm 24
3.3 Giáo dục cơ bản 24
3.5 Nước sạch và vệ sinh môi trường 26
3.6 Trợ giúp xã hội đột xuất 26
Kết luận 27
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LĐ-TB&XH Lao động Thương binh và Xã hội
Trang 4THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài: Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của
nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
2 Mã số: CT 2011-02-03
3 Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
4 Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Lao động và Xã hội
5 Thời gian thực hiện: 2 năm, năm 2011 - 2012
6 Ban chủ nhiệm đề tài:
Chủ nhiệm: PGS TS Nguyễn Bá Ngọc, Viện KHLĐ&XH
Thư ký: ThS Đặng Đỗ Quyên, Viện KHLĐ&XH
Thành viên: ThS Nguyễn Văn Hồi – Cục Bảo trợ Xã hội
ThS Chử Thị Lân, Viện KHLĐ&XH
CN Nguyễn Văn Xuân – Ủy Ban Dân tộc
7 Các đơn vị phối hợp:
Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
8 Cộng tác viên:
1 CN Phạm Đỗ Nhật Thắng, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
2 CN Nguyễn Thành Tuân, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Trang 5I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng đồng bào DTTS (DTTS) và miền núi là nơi tập trung chủ yếu người nghèo và đồng bào DTTS đã được Chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thông qua nhiều chính sách, chương trình, dự án Với sự quan tâm của Chính phủ, kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng sâu vùng xa đã có sự tăng trưởng đáng kể, tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhanh hàng năm Tuy nhieen, người nghèo tại các vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ các chính sách, chương trình giảm nghèo Đặc biệt, mức độ bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận DVXH cơ bản (DVXHCB) còn nhiều hạn chế, bất bình đẳng giữa các vùng miền, các dân tộc còn cao, chính sách đã có nhưng tổ chức cung cấp các DVXHCB còn nhiều bất cập Mặc dù đã
có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, song tỷ lệ nghèo ở các hộ DTTS vẫn còn cao so với các nhóm còn lại Tỷ lệ tiếp cận với hệ thống DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi còn rất hạn chế; hệ thống cung cấp DVXHCB ở những vùng, miền này còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi;
2 Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi;
3 Khuyến nghị các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng DTTS và
miền núi, tập trung vào:
- Hệ thống các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo tiếp cận với DVXHCB;
- Hệ thống cung cấp DVXHCB cho người nghèo;
- Đặc điểm và nhu cầu tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi;
- Khả năng tiếp cận với DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi Trong phạm vi đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các DVXHCB thiết yếu đối với người nghèo tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, bao gồm:
(1) Dịch vụ việc làm bao gồm vay vốn ưu đãi tạo việc làm, GTVL, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài…;
(2) Dịch vụ giáo dục cơ bản bao gồm giáo dục mầm non, tiểu học và THCS;
(3) Dịch vụ y tế cơ bản bao gồm y tế dự phòng, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, các dịch vụ ở các trung tâm y tế xã/phường ;
(4) Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;
Trang 6(5) Trợ giúp xã hội đột xuất cho những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hay những lý do bất khả kháng khác
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Tổng quan tài liệu, tư liệu hiện có
2 Phương pháp phân tích so sánh, phân tích logic, tổng hợp, tổng kết lý luận và tổng kết thực tiễn
3 Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: Sử dụng bộ số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình; Kết quả đánh giá giữa kỳ CTMTQG giảm nghèo và chương trình 135II (2008-2009) và các cuộc điều tra khác qua các năm
4 Điều tra Xã hội học: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, tham vấn cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ chính quyền các cấp, người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương về khả năng tiếp cận DVXHCB
Địa điểm nghiên cứu thực địa: 2 tỉnh (Miền núi phía Bắc: Hà Giang; Tây Nguyên: Kon Tum)
5 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Sử dụng thông qua 2 hình thức chủ yếu là hội thảo tham vấn và lấy ý kiến cá nhân các chuyên gia
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DVXHCB
CỦA NGƯỜI NGHÈO TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI
1 KHÁI NIỆM DỊCH VỤ XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
1.1 Dịch vụ xã hội
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quan niệm về DVXH (social services) được hiểu là các dịch vụ để bảo đảm các giá trị, chuẩn mực có tính xã hội Từ cách tiếp cận đó, khái niệm DVXH được phát biểu như sau:
DVXH là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các thành viên trong xã hội để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực
xã hội được thừa nhận
1.2 Dịch vụ xã hội cơ bản
DVXHCB được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: DVXHCB là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống
(UN - Africa Spending Less on Basic Social Services)
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội được tổ chức tại Copenhagen
1995, khái niệm DVXHCB được Liên Hợp quốc đưa ra bao gồm:
Trang 7Giáo dục cơ bản: mầm non, tiểu học, xóa mù chữ cho người lớn;
Y tế cơ bản: bao gồm tất cả các dịch vụ ở: các trung tâm y tế xã/phường; các phòng khám
đa khoa khu vực; các bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện; và chăm sóc sức khỏe ban đầu, gồm y tế dự phòng (phòng dịch cho trẻ, chăm sóc sau khi sinh đẻ, giáo dục y tế) và các chương trình y tế công cộng (sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bệnh sốt rét, bệnh lao, thuốc và dược liệu cơ bản,
vệ sinh) và chương trình quốc gia về dinh dưỡng
Dân số và kế hoạch hóa gia đình;
Các DVXH liên quan đến cứu trợ thiên tai;
Nước sạch và vệ sinh: các dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn, các dự án nước sạch và
vệ sinh ở các khu vực ven đô
Nghị quyết 15 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Khóa XI của Đảng ngày 01 tháng 6
năm 2012 “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020” đã xác định cụ thể một số
DVXHCB cho người dân, bao gồm: giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch
và vệ sinh môi trường, và thông tin truyền thông: “…Bảo đảm mức tối thiểu về một số
DVXHCB cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào
DTTS
DVXHCB cung cấp cho người dân nhằm thực hiện các chức năng:
- Bảo đảm các nhu cầu cơ bản của người dân, bao gồm nhu cầu sống, nhu cầu hội nhập
xã hội và nhu cầu an sinh tại cộng đồng;
- Là chìa khóa để phát triển “vốn con người” hướng tới một lực lượng dân số khỏe mạnh
và có tri thức nhằm có được sự độc lập về kinh tế và chủ động tham gia TTLĐ;
- Thực hiện công bằng, đảm bảo mọi người có được các điều kiện cùng tham gia vào quá trình phát triển xã hội
2 NGƯỜI NGHÈO, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI NƯỚC TA VÀ NHU CẦU TIẾP CẬN DVXHCB
Vùng DTTS và miền núi bao gồm 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (19 tỉnh miền núi vùng cao (có đồng bào DTTS), 22 tỉnh miền núi (có đồng bào DTTS) và 10 tỉnh đồng bằng (có đồng bào các DTTS sinh sống)
Hiện cả nước có 53 thành phần DTTS sinh sống trên địa bàn 51/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã công bố Việt Nam có 12.251.436 người DTTS, chiếm tỷ lệ 14,27% dân số cả nước và chiếm gần 18% dân số của vùng DTTS và miền núi Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2 nơi có tỷ lệ người DTTS sinh sống cao nhất, tương ứng là 54,26% ( Tây Bắc: 79,2%, Đông Bắc: 41,3%) và 34,04% so với dân số của 2 vùng này
Vùng DTTS và miền núi có những đặc thù rất khác biệt Đặc điểm này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng nghèo đói của người dân
Trang 8- Điều kiện sản xuất khó khăn: Có điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa
hình chủ yếu là núi cao hiểm trở, chia cắt phức tạp, tạo ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách biệt, giao lưu đi lại khó khăn
- Thiếu việc làm và việc làm năng suất thấp: Vùng DTTS và miền núi chủ yếu là sản xuất
nông lâm nghiệp, mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là phổ biến, sản xuất hàng hóa chưa thực sự phát triển
- Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém và không đáp ứng nhu cầu: Các điều kiện về hạ tầng
kinh tế, kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống: còn gần 3% các
xã ĐBKK chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống giao thông thôn bản chủ yếu là đường đất, dân sinh, trong khi khoảng cách từ thôn, bản đến các trung tâm xã rất xa (có nơi hơn 50km); 5% số xã chưa có điện và 30% số hộ chưa được dùng điện lưới quốc gia; hạ tầng thủy lợi, thông tin, liên lạc… còn nhiều khó khăn, bất cập
- Thiếu vốn: Người nghèo không quá khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn Tuy nhiên,
các khoản vay thường không đủ đáp ứng nhu cầu và ngắn hạn Vì lý do này, các khoản vay thường không có lợi đối với những người muốn mở rộng sản xuất Người nghèo thường gặp khó khăn tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, và thường bị ép vay thông qua các kênh không chính thức với lãi suất cao hơn
- Giáo dục và trình độ lao động thấp: Một điểm đáng lưu ý của vùng này là lực lượng lao
động có trình độ học vấn và tay nghề thấp so với các vùng khác Đối với người nghèo, thiếu học hành không nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp gây ra nghèo, nhưng nghèo làm hạn chế cơ hội để
họ có thể tiếp cận với việc làm phi nông nghiệp trong khi việc làm nông nghiệp chỉ theo mùa vụ
và người nghèo thường có ít đất hoặc không có đất để sản xuất nông nghiệp
- Thiên tai: Vùng DTTS và MN thường hay bị thiên tai như lũ quét, lở đất nên hay gặp
rủi ro và tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân
- Phong tục tập quán: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt về phong
tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau (có 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau) Vì vậy nó tác động và hình thành nên đặc điểm tâm sinh lý, lối sống, ý thức tộc người… rất đặc thù của từng dân tộc Tuy nhiên do các dân tộc sống xen kẽ nhau, điều này đã tạo ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau cả về văn hóa, và ngôn ngữ (theo 2 chiều hướng tích cực
và tiêu cực), từ đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa của vùng Bên cạnh những bản sắc giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, từng cộng đồng, địa phương cũng tồn tại một số tập quán sản xuất, đời sống còn mang tính lạc hậu, ít phù hợp và trở thành rào cản đối với sự phát
triển
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng DTTS và miền núi dựa trên mô hình trách nhiệm của các nhóm chủ thể bao gồm:
- Cơ quan hoạch định chính sách;
- Cơ quan triển khai chính sách và đơn vị cung cấp dịch vụ (tương tác với đối tượng);
- Đối tượng tham gia, tiếp cận và hưởng lợi
Trang 93 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
3.1 Bản chất của việc nghiên cứu khả năng tiếp cận
Nội dung nghiên cứu của đề tài này gắn với vấn đề người nghèo ở vùng DTTS và miền núi được tham gia và hưởng lợi từ hệ thống DVXHCB, vì vậy phạm trù “tiếp cận” được sử dụng với ý nghĩa là việc người nghèo biết, tham gia và nhận được các lợi ích từ các DVXHCB
"Khả năng tiếp cận" được hiểu là sự thể hiện mức độ xảy ra việc một chủ thể nắm bắt,
tham gia và nhận được các lợi ích với những điều kiện nhất định Những điều kiện nhất định này
là vốn vật chất hoặc phi vật chất hoặc sự kết hợp của cả hai
Các cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm:
- Cách tiếp cận đầu tiên xuất phát từ phía cầu bao gồm nhu cầu, mong muốn của người nghèo có được đáp ứng hay không và rào cản trong việc tiếp cận DVXHCB của người nghèo Trong tiếp cận DVXHCB này, các vấn đề liên quan đến việc người dân có khả năng nắm bắt quyền, tham gia và hưởng lợi từ hệ thống dịch vụ của nhà nước hay không là rất quan trọng, nó không chỉ cho thấy chính sách và dịch vụ đã có hay chưa mà còn xem xét tính phù hợp của chính sách và dịch vụ đó trong thực tiễn
- Cách tiếp cận thứ hai xuất phát từ phía cung DVXHCB Việc có hay không DVXHCB
và chất lượng dịch vụ đó như thế nào ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hưởng thụ DVXH của người nghèo
- Cách tiếp cận tổng hợp xem xét khả năng tiếp cận DVXHCB ở cả phía cầu và cung Việc người nghèo có được tiếp cận với chính sách, DVXH hay không chịu ảnh hưởng của yếu tố đầu vào hay các điều kiện mà ở đây là quan hệ giữa mức độ sẵn có của dịch vụ/lợi ích và các nhu cầu từ phía đối tượng Chính vì vậy, nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB cung cấp những đánh giá về thực trạng quan hệ giữa các chủ thể trong lĩnh vực bảo đảm DVXHCB Cũng từ đó, nghiên cứu khả năng tiếp cận cho phép xem xét những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả thực hiện DVXHCB Tóm lại, nghiên cứu về khả năng tiếp cận DVXHCB là việc nghiên cứu tất cả các yếu tố tác động đến việc người nghèo tham gia, thụ hưởng chính sách và các DVXHCB
Với cách nhìn nhận đó, về bản chất - nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB sẽ cung cấp những phát hiện và gợi ý khách quan để điều chỉnh, đổi mới chính sách hoặc đưa ra các giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của hệ thống cung cấp DVXHCB
Trang 103.2 Nội dung nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại các vùng DTTS và miền núi
Các cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm:
- Cách tiếp cận xuất phát từ Cung DVXHCB: bao gồm các chương trình, chính sách DVXHCB cho nhóm người nghèo tại các vùng DTTS và miền núi; tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ;
- Cách tiếp cận xuất phát từ Cầu DVXHCB: bao gồm đặc điểm của đối tượng; nhu cầu của đối tượng (người nghèo tại vùng DTTS và MN)
Nhóm chỉ tiêu để đánh giá khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng DTTSMN bao gồm: Tỷ lệ bao phủ; Kết quả đạt được; Mức độ đáp ứng
3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng DTTS và miền núi
Đề tài sẽ sử dụng ba nhóm chỉ tiêu để đánh giá khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo vùng DTTSMN:
- Tỷ lệ bao phủ dịch vụ theo đối tượng
- Thuận tiện và khó khăn khi tiếp cận dịch vụ
- Sự hài lòng của đối tượng
Trang 11- Tỷ lệ bao phủ;
- Kết quả đạt được;
- Mức độ đáp ứng
4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
a Mô hình phát triển xã hội của các nước châu Âu:
- Mô hình 1 (của các nước Bắc Âu gồm Thụy Điển, Phần Lan Đan Mạch…): Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp DVXH Mọi người dân được hưởng các DVXH vụ này từ lúc ở thời kỳ thai nghén cho tới khi chết Mô hình này có mức độ bình đẳng cao, có nghĩa là phân phối thu nhập tương đối công bằng thông qua việc áp dụng mức độ đánh thuế cao, giáo dục miễn phí và cơ hội bình đẳng trong tiếp cận việc làm; đây là mô hình có chi phí cao được bù đắp bởi mức thuế rất cao (50-51%);
- Mô hình 2 (của các nước Pháp, Đức, Bỉ ): Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong cung cấp DVXH tuy nhiên cũng có sự phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tham gia quản lý thực hiện; mức độ bao phủ khá rộng tới các đối tượng dân chúng với mức chi trả khá cao trong các chương trình BHXH;
- Mô hình 3 (của các nước Anh, Ireland ): khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ vào cung cấp các DVXH; tập trung nhiều vào những người nghèo và người yếu thế trong xã hội; mức độ cứu trợ này chỉ là mang tính chất tối thiểu chứ không tràn lan, chồng chéo như ở nhiều nước Bắc
Âu khác; mức thuế đóng góp là 36%;
- Mô hình 4 (của các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha ): Các nguồn lực vẫn ưu tiên nhiều cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và xây dựng cơ sở hạ tầng do vậy phúc lợi xã hội dừng ở mức độ vừa phải, họ coi trọng quyền được làm việc và một phần ASXH, họ tập trung cho người nghèo và đấu tranh chống đói nghèo; mức thuế đóng góp là 42%;
b Kinh nghiệm của các nước trong cung ứng dịch vụ công:
- Nếu nhà nước tự mình làm tất cả dịch vụ công, bỏ qua các nguồn lực khác, thì chẳng những gánh nặng ngân sách tăng lên, mà còn dẫn đến một nhà nước yếu và một xã hội kém phát triển Do vậy cần đổi mới cung ứng dịch vụ công theo hướng: Nhà nước phối hợp với tổ chức xã hội và tư nhân thực hiện cung ứng dịch vụ công theo pháp luật và quy chế; cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công trong khu vực nhà nước theo kịp đà phát triển của khoa học và công nghệ
- Khi nhà nước tạo ra một sân chơi bình đẳng sẽ tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp dịch vụ công Nhờ đó, người tiêu dùng có được quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
c Hỗ trợ tiền mặt có điều kiện trong y tế và giáo dục cho các hộ gia đình nhằm giảm nghèo, cải thiện kết quả phát triển con người, nâng cao vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình (chương trình Bolsa Familia của Brazil, Progresa của Mexico )
Trang 12CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DVXHCB CỦA NGƯỜI NGHÈO
TẠI VÙNG DTTS VÀ MIỀN NÚI
1 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC CHÍNH SÁCH VÀ DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
1.1 Tổng quan chính sách và dịch vụ việc làm cho người nghèo vùng DTTS và miền núi
- Các chính sách hỗ trợ dạy nghề (gồm 11 chính sách được chia làm 4 nhóm chính: nhóm chính sách cử tuyển học nghề; nhóm chính sách đặt hàng đào tạo nghề; nhóm chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người thuộc hộ nghèo, học tại các trường nghề; nhóm chính sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn;
- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CTMTQG về việc làm và dạy nghề thông qua hoạt động vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ phát triển TTLĐ;
- Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hỗ trợ khai thác, mở thị trường tiếp nhận lao động; Hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo định hướng, nâng cao chất lượng nguồn lao động
1.2 Hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm
Hệ thống cung cấp dịch vụ Việc làm cho người nghèo vùng DTTS và MN bao gồm:
- Mạng lưới cơ sở dịch vụ việc làm đã phát triển với hai loại hình Trung tâm GTVL Nhà nước, khoảng 130 trung tâm và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm tư nhân, trên 100 doanh
Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề vùng DTTS và MN: Hiện Tây Nguyên có 108 trung tâm và
cơ sở dạy nghề (trong đó có 2 trường CĐN, 12 trường TCN, 53 cơ sở dạy nghề công lập), 43 trung tâm giáo dục thường xuyên và 484 trung tâm học tập cộng đồng
Ở vùng miền núi phía Bắc, công tác đào tạo, dạy nghề cho thanh niên dân tộc còn nhiều hạn chế Mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề vùng DTTS và miền núi đã có sự phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, phân bố chưa hợp lý Chất lượng đào tạo thấp do chất lượng đầu vào thấp, thiếu cơ sở vật chất và thiếu giáo viên có trình độ, năng lực Thực tế, ngành nghề đào tạo còn đơn giản, chưa theo kịp nhu cầu sử dụng lao động của xã hội
- Mạng lưới Trung tâm Khuyến nông: đến nay tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã
có Trung tâm khuyến nông; có 567 Trạm khuyến nông cấp huyện (trong tổng số 596 đơn vị cấp huyện, thị xã trong cả nước), đạt 95% Tổng số cán bộ khuyến nông cấp huyện tính đến thời
Trang 13điểm 31/12/2011 là 4.025 người, tăng 7% so với năm 2010; tổng số khuyến nông viên cơ sở cấp
xã trong cả nước là 11.232, vẫn còn 11 tỉnh chưa có mạng lưới khuyến nông viên cấp xã; đã có 17/63 tỉnh có mạng lưới cộng tác viên thôn, bản với tổng số 17.587 người; có 780 CLBKN với tổng số hội viên gần 20.000 người
- Ngân hàng CSXH của các hiện đã bao phủ từ tỉnh, đến các xã/ phường/thị trấn, tất cả các hộ nghèo trên địa bàn đều đã được tiếp cận được với ngân hàng thông qua hình thức giao dịch trực tiếp tại xã, ngoài ra có hệ thống các tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, buôn và tổ dân phố
- Đơn vị hỗ trợ XKLĐ: có 167 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ XKLĐ làm nhiệm vụ
giới thiệu, đào tạo, thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ, hợp đồng lao động, cho người lao động
1.3 Thực trạng khả năng tiếp cận chính sách và dịch vụ việc làm
- Chất lượng việc làm thấp: gần 80% lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng tiền lương; thu nhập của lao động ở vùng DTTSMN rất thấp (vùng Tây Bắc chỉ bằng 53% của cả nước) là do chất lượng NNL thấp;
- Tỷ lệ người được tư vấn về việc làm và học nghề rất thấp; chưa đến 5% do hệ thống
thông tin của TTLĐ còn nhiều yếu kém và hạn chế, chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa
1.4 Các rào cản tiếp cận
- Chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề còn chồng chéo, chưa bao phủ hết đối tượng;
- Mạng lưới và năng lực các trung tâm dịch vụ cung cấp Việc làm, dạy nghê còn hạn chế; công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, đặc biệt lao động nông thôn theo Quyết định 1956 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề: tỷ lệ hộ nhận được hỗ trợ dạy nghề còn thấp và có xu hướng tiếp tục giảm qua các năm;
- Bản thân người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, chưa nhận thức được việc đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho bản thân, cho gia đình nên chưa quan tâm đến việc học nghề Người dân nghèo, nhất là đồng bào DTTS vẫn còn tư tưởng
"trông chờ, ỷ lại" vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên chưa ý thức được hiệu quả của việc học nghề…
Trang 142 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
2.1 Tổng quan chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục cơ bản (GDCB) cho người nghèo vùng DTTS và miền núi
Hệ thống các chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo vùng DTTS và MN ban hành khá sớm và đồng bộ, hỗ trợ tiếp cận từ mầm non cho đến PTPT được thể chế hóa trong các Luật,
đề án, chiến lược, Quyết định… quy định về phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, hỗ trợ giáo dục như miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh nghèo, học sinh các xã ĐBKK, vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, trợ cấp xã hội hàng tháng, học bổng, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ tiền ăn… cho học sinh, sinh viên hộ nghèo, DTTS, các trường DTNT…
- Chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp:
miễn nộp học phí Học sinh mà cha mẹ là gia
đình nghèo, học sinh mồ côi
cả cha mẹ không nơi nương tựa, học sinh tàn tật và có khó khăn về kinh tế
Quyết định số TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ
70/1998/QĐ-miễn, giảm học phí và các
khoản đóng góp,cấp sách
giáo khoa và học phẩm
học sinh THCS thuộc xã có điều kiện KT-XH khó khăn
và ĐBKK
Nghị định số
88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ
Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 Cụ thể: hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp (70.000 đồng/học sinh/tháng trong thời gian 9 tháng/năm học) cho các đối tượng trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo, mồ côi, hoặc ở vùng ĐBKK mua
sách, vở và các đồ dùng khác- đây là hình thức hỗ trợ có điều kiện
- Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với học sinh, sinh viên con hộ nghèo (Quyết định
số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ) - hưởng mức trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/tháng;
- Chính sách học bổng: học sinh, sinh viên là người DTTS, học viên là thương binh,
người tàn tật, người khuyết tật đang học trong các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật được nhận mức học bổng hàng tháng là 80% lương tối thiểu (Quyết định
số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 và Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ);
- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên: học sinh, sinh viên thuộc hộ
nghèo và hộ có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo được vay vốn tối đa là 1.000.000 đồng/tháng/HSSV với lãi suất ưu đãi 0,5%/tháng theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên
Trang 15- Chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS: học sinh DTTS nghèo thuộc diện học ở trường dân tộc nội trú nhưng học ở các trường
công, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng của học sinh nội trú; ưu tiên cử tuyển vào các trườg đại học; tuyển dụng công chức, hỗ trợ nhà ở…
- Chính sách hỗ trợ tiền ăn đối với học sinh mẫu giáo và học sinh phổ thông con hộ
nghèo học bán trú tại các xã ĐBKK thuộc CT 135 mức 140.000 đ/tháng
- Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 100%
nhu cầu kinh phí đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách;
- Các chính sách đầu tư cho hệ thống cung cấp dịch vụ GDCB
2.2 Hệ thống cung cấp dịch vụ GDCB
2.2.1 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Mạng lưới trường trung học đã phát triển đến các xã, huyện miền núi, vùng dân tộc 100%
các tỉnh vùng DTTS và miền núi đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS
Nhưng cơ sở vật chất cho trường học tại vùng DTTS và miền núi còn rất khó khăn Năm học 2009-2010 cả nước vẫn còn hơn 1200 trường học chưa có công trình vệ sinh, tập trung chủ
yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa
Đến hết năm 2011 cả nước vẫn còn 17,13% là phòng học mượn, 52,57% là phòng học bán
kiến cố và phòng tạm (riêng các tỉnh Điện Biên là 53,35%, Sơn La là 46,55%, Lai Châu là
46,36%); còn hơn 15 ngàn thôn, bản miền núi chưa có nhà trẻ
Nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa vẫn chưa có trường mầm non, theo Bộ GD&ĐT, năm
2008 vẫn còn 1.640 xã vùng DTTS và miền núi chưa có trường mầm non) hoặc không đủ phòng
học cho trẻ học hai buổi một ngày, thiếu đồ dùng, thiết bị Rất nhiều lớp học không có bàn ghế,
các em phải ngồi xuống sàn nhà, chật như nêm cối, ngủ trưa cũng không có giường, màn, trải chiếu xuống nền nhà, các em phải nằm trở đầu nhau Hầu hết các trường mầm non tại vùng
DTTS và miền núi không tổ chức bữa ăn trưa cho các cháu ở trường do không có đủ điều kiện
về cơ sở vật chất (bếp, đội ngũ cấp dưỡng, gia đình trẻ không có điều kiện kinh tế để đóng góp chi phí ăn trưa )
Trường tiểu học ở vùng DTTS và miền núi thường có nhiều điểm trường, việc dạy học các
điểm trường lẻ thường gặp nhiều khó khăn nên chất lượng không đảm bảo
Hệ thống các trường PTDT nội trú và PTDT bán trú liên tục phát triển trong những năm
qua nhưng quy mô không đồng đều, có nhiều trường phát triển quy mô vượt quy định thì có
trường lại chưa đạt Ở một số địa phương vùng miền núi phía Bắc hiện không đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong khi ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long thường chỉ có 1 trường PTDTNT ở trung tâm tỉnh nên rất ít học sinh vì đi học xa
Do số lượng trường DTNT quá ít, mỗi tỉnh có 1 trường, qui mô lại quá nhỏ nên không thể
đáp ứng được nhu cầu học tập của các em Vì thế, từ nhiều năm nay các địa phương mới có sáng
kiến làm mô hình bán trú dân nuôi, tức là Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo công tác giáo
dục