Các nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MỞ RỘNG AN SINH XÃ HỘI ĐỒNG BỘ VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020 (Trang 27 - 31)

III. Đối tượng nghiên cứu

3. Các nhóm giải pháp

3.1. Các nhóm giải pháp chung

3.1.1. Công tác thông tin- tuyên truyền và nâng cao nhận thức

- Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người nghèo DTTS và miền núi, đảm bảo dễ tiếp cận và bảo đảm quyền lợi của người tham gia; xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động thông tin.

- Hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình về các chính sách và hệ thống cung cấp DVXHCB để chuyển tải các thông tin về mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của nhà nước đến đông đảo người dân, đặc biệt là người nghèo DTTS và miền núi.

3.1.2. Huy động các nguồn lực trong xã hội và từ ngân sách nhà nước

- Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư các chương trình phát triển DVXHCB; nâng tỷ trọng đầu tư cho chương trình DVXHCB trong tổng chi ngân sách, đặc biệt là cho các vùng DTTS và miền núi;

- Phối kết hợp với các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương chung tay, giúp sức về lương thực, thuốc men, đồ dùng học tập- sinh hoạt, quần áo, trang thiết bị để mọi người dân thuộc khu vực DTTS và miền núi được tiếp cận đầy đủ các DVXHCB;

- Đổi mới cơ chế lập dự toán và phân bổ định mức chi tiêu Ngân sách nhà nước về DVXHCB theo hướng công khai, minh bạch và xuất phát từ nhu cầu thực tế, đặc biệt là ưu tiên nguồn lực cho các vùng sâu vùng xã vùng đồng bào DTTS và miền núi.

- Đổi mới và nâng cao định mức phân bổ Ngân sách cho mục chi đảm bảo xã hội; định mức chi tính theo đầu dân và chia theo 4 khu vực như hiện nay cần phải tăng gấp đôi; mặt khác cần minh bạch các tiểu mục chi của đảm bảo xã hội, trong đó có tiểu mục chi trợ cấp xã hội.

- Để có đủ nguồn chi và bảo đảm tính bền vững của hệ thống DVXHCB Nhà nước cần đổi mới cơ cấu chi tiêu của Chính phủ theo hướng giảm chi cho đầu tư phát triển từ 30% như hiện nay xuống còn khoảng 20-25% hoặc ít nhất giảm 3% để tăng chi cho DVXHCB và ASXH.

- Xây dựng Quỹ Phòng chống thiên tai nhằm hỗ trợ địa phương và người dân gặp khó khăn khi thiên tai xảy ra. Quỹ này do địa phương quản lý, có nguồn thu từ đóng góp bắt buộc của tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ và hỗ trợ tự nguyện khác.

3.1.3. Đối với người DTTS, miền núi

- Nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của các cấp chính quyền và người dân trong tiếp cận các DVXHCB và bảo đảm ASXH.

- Đẩy nhanh hơn nữa công tác xóa mù chữ, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nhất là bỏ học ở các cấp học cao.

3.1.4. Mở rộng hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác với tất cả các tổ chức quốc tế bao gồm cả các tổ chức đa phương, song phương và phí chính phủ để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật và tăng thêm nguồn lực tài

3.2. Chính sách và dịch vụ việc làm

Định hướng:

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ưu tiên người nghèo, người DTTS thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản ĐBKK

- Ðẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và CT MTQG về giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào DTTS thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản ĐBKK, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.

3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách

- Cần thiết lập một hệ thống chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương và các Bộ, ngành để kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch nhân lực, đào tạo và sử dụng nhân lực DTTS

- Cần xây dựng khung chính sách toàn diện cho vùng đồng bào DTTS

- Các chính sách giúp phát triển vùng đồng bào dân tộc phải được gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương

3.2.2. Cải thiện dịch vụ và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ

- Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp DVXH cho người lao động theo định hướng cầu (lấy người lao động làm trung tâm).

- Dịch vụ được thiết dựa trên yêu cầu/nhu cầu và đặc điểm của đối tượng (người nghèo, yếu thế về việc làm);

- Mạng lưới/hệ thống cung cấp được xã hội hóa, dựa vào cộng đồng 3.3. Giáo dục cơ bản

Định hướng:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về GDCB cho người nghèo, vùng DTTS và MN, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, giáo viên cho giáo dục DTTS. - Nâng cao cơ hội và khả năng tiếp cận GDCB cho người nghèo vùng DTTS và MN, giảm

bất bình đẳng và chênh lệch về giới, dân tộc, chú ý đến nhu cầu giáo dục đặc thù

3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách về GDCB

- Đổi mới quản lý giáo dục

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

- Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục

- Bảo đảm chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng DTTS

3.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống cung cấp GDCB

- Làm tốt công tác tuyên truyền để toàn xã hội quan tâm tới giáo dục ở vùng DTTS và miền núi.

- hoàn thiện hệ thống quản lý, chỉ đạo giáo dục dân tộc

- Quản lí giáo dục ở vùng DTTS theo những lĩnh vực giáo dục đặc trưng và theo từng dân tộc cụ thể

- Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các trường PTDTNT, PTDTBT và các cơ sở giáo dục vùng DTTS

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh DTTS, nhà giáo và cán bộ quản lý

- Xã hội hóa phát triển GD&ĐT ở vùng DTTS 3.4. Y tế cơ bản

Định hướng:

- Cải thiện dịch vụ CSSK nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

- Nâng cao chất lượng công tác CSSK bà mẹ và trẻ em.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT đối với đồng bào DTTS, vùng miền núi, các hộ nghèo

3.4. 1. Hoàn thiện chính sách tập trung vào 4 nhóm chính sách

- về tài chính; - đầu tư;

- đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực ngành y tế vùng miền núi dân tộc; - chính sách đặc thù đối với chăm sóc sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình

vùng dân tộc, miền núi, vùng ĐBKK

3.4. 2. Cải thiện dịch vụ và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế

- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, an toàn vệ sinh

thực phẩm, nâng cao sức khỏe

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

- Dân số- kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản - Phát triển nhân lực y tế

3.5. Nước sạch và vệ sinh môi trường

Định hướng:

- Tiếp tục thực hiện CT MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, ưu tiên cho đồng bào DTTS, người dân ở miền núi, hải đảo, vùng ngập lũ, vùng bị nhiễm mặn. - Cải thiện cơ bản tình trạng sử dụng nước sinh hoạt của dân cư, đặc biệt là dân cư

nông thôn, vùng DTTS, vùng núi cao thiếu nước.

3.5.1. Hoàn thiện chính sách, chiến lược, quy hoạch

- rà soát, cập nhật chính sách, pháp luật đảm bảo thích ứng với những yêu cầu mới của thực tế và định hướng đầu tư nguồn lực, hướng tới người nghèo, vùng sâu, vùng xa

3.5.2. Cải thiện dịch vụ và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ

- Xây dựng, nâng cấp, nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các công trình cấp nước sạch hiệu quả, bền vững, đảm bảo cả số lượng và chất lượng nước cấp.

- Đẩy mạnh hoạt động cung cấp nước sạch từ phục vụ sang dịch vụ hàng hoá. - Thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng

- Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng xây dựng thí điểm các mô hình quản lý, công nghệ phù hợp các vùng đặc thù

- Thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân 3.6. Trợ giúp xã hội đột xuất

Định hướng:

- Hoạt động TGXH đột xuất phải đảm bảo tính nhân đạo, kịp thời, công bằng, hợp lý, đúng đối tượng và phù hợp với các quy định của pháp luật

- Bảo đảm người dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, đặc biệt chú trọng đến người nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng, có chính sách phòng ngừa để hạn chế hậu quả, hỗ trợ đột xuất kịp thời và hiệu quả.

3.6.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách:

- Đổi mới chính sách TGXH đột xuất theo hướng mở rộng độ bao phủ và nâng cao mức TGXH

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và phương thức tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả hoạt động TGXH đột xuất, nâng mức hỗ trợ để đảm bảo người dân có thể khắc phục được rủi ro, ổn định đời sống và sản xuất;

3.6.2. Giải pháp về cải thiện dịch vụ và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ xã hội và phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội từ trung ương đến cơ sở

- Lồng ghép việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các CT MTQG để nâng cao hiệu quả thực hiện

- Đổi mới Phương pháp chi trả

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước

- Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện

KẾT LUẬN

Công bằng xã hội trong tiếp cận DVXHCB đã được cải thiện, đặc biệt là cho người nghèo DTTS ở vùng sâu, vùng xa. Hệ thống cung cấp DVXHCB và chính sách hỗ trợ đã góp phần thực hiện công bằng xã hội và phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù vậy, còn nhiều rào cản dẫn đến tồn tại những khoảng cách trong tiếp cận DVXHCB của người nghèo DTTS so với người không nghèo, người dân tộc Kinh, làm ảnh hưởng đến phát triển con người và giảm nghèo bền vững ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Công bằng trong tiếp cận DVXHCB là quyền của con người và phải được ưu tiên. Tập trung hoàn thiện chính sách, tăng cường đầu tư để người nghèo DTTS miện núi, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, đảm bảo công bằng xã hội, giảm khoảng cách và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, vùng miền là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và cũng là nguyện vọng của mọi người dân. Để thực hiện chủ trương và nguyện vọng này, Nhà nước cần ban hành danh mục các DVXHCB cung cấp cho người dân (không phải trả tiền) để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người và bảo đảm ASXH phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội đất nước và hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ hiệu quả, trong đó có hình thức hợp tác công tư, tổng kết và nhân điển hình áp dụng đối với các vùng miền khu vực thích hợp với sự tham gia của người dân.

Trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài nhận được những ý kiến góp ý của Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Vụ, Cục, Tổng cục của Bộ LĐ-TB&XH. Chúng xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu đó.

Đây là đề tài khó, phạm vi nghiên cứu rất rộng, thông tin tư liệu rất hạn chế, do vậy chắc chắn kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Ban chủ nhiệm đề tài rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MỞ RỘNG AN SINH XÃ HỘI ĐỒNG BỘ VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)