Kiến thức - Học sinh nhận biết được một số đặc điểm khác nhau về hình dáng, màu sắc, mùi hương của một số loại hoa - Nhận biết các bộ phận của một bông hoa như: cuống, đài, cánh, nhị v
Trang 1GIÁO ÁN
Tự nhiên xã hội lớp 3
Bài 47 : HOA
Ngày soạn: 18/09/2015
Ngày dạy : 24/09/2015
Lớp dạy : 3A1
Người soạn: Tổ 2
I, Mục tiêu
1 Kiến thức
- Học sinh nhận biết được một số đặc điểm khác nhau về hình dáng, màu sắc, mùi hương của một số loại hoa
- Nhận biết các bộ phận của một bông hoa như: cuống, đài, cánh, nhị và nhụy
- HS biết được chức năng của hoa đối với đời sống thực vật
- Biết được lợi ích của các loài hoa
2 Kĩ năng
- Tìm hiểu và xử lí thông tin
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, mô tả
- Kĩ năng hợp tác: làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
3 Thái độ
- Tích cực khám phá, ham học hỏi
- Hợp tác, giúp đỡ các bạn trong nhóm
- Giáo dục học sinh yêu thích, chăm sóc và bảo vệ các loại hoa
II, Chuẩn bị
1, Giáo viên
- Hình vẽ trong Sách giáo khoa
- Giáo án giấy và giáo án điện tử
Trang 2-Một số loài hoa thật
2, Học sinh
- Vở bài tập, sách giáo khoa
- Tranh ảnh
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời
gian
1
phút
I, Ổn định tổ chức lớp
- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số - Lớp trưởng báo cáo sĩ số 4-5
phút
II, Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi:
+ Chức năng của lá cây?
( Lá cây có 3 chức năng quang hợp, hô hấp
và thoát hơi nước)
+ Lợi ích của lá cây?
( Lá cây dùng để ăn , để làm thuốc, gói
bánh, làm nón, lợp nhà…)
- GV nhận xét, chốt lại
+ 2,3 học sinh trả lời
+ 1,2 Hs nhận xét + trả lời
- Cả lớp lắng nghe
1phút
III Bài mới
1, Giới thiệu bài
Các bài học trước trước lớp mình đã
cùng tìm hiểu một số bộ phận của cây như
thân , rễ, và lá cây Bây giờ cô và các con
sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm một bộ phận
nữa của cây có chức năng sinh sản qua bài
học ngày hôm nay: “Bài 47: Hoa”
- GV viết tên đề bài bằng phấn màu lên
bảng
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe
Trang 3phút
6’
2, Dạy bài mới
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước,
màu sắc, mùi hương của các loại hoa
Mục tiêu: HS biết quan sát, so sánh để tìm
ra sự khác nhau về hình dạng, kích thước,
màu sắc và mùi hương của các loài hoa.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị các loại hoa của
HS
- GV yêu cầu HS để hoa lên bàn và giới
thiệu cho các bạn mình cùng biết : tên loại
hoa, hình dạng,kích thước, màu sắc và mùi
hương của loại hoa mình mang tới lớp
- GV yêu cầu vài HS giới thiệu trước lớp về loại
hoa mình thích theo bảng sau:
Tên
hoa
Hình dạng
Kích thước
Màu sắc
Mùi hương
- GV đưa hình ảnh một số hoa khác ( hoa
bắp cải, hoa ly, hoa cẩm tú cầu….)
+ Em có nhận xét gì về hình dạng, kích
thước, màu sắc và mùi hương của các loại
hoa?
-GV đưa hình ảnh làm rõ nhận xét về Hình
dạng, màu sắc, mùi huơng của các loại hoa
khác nhau
- GV nhận xét, chốt lại: Các loài hoa
thường khác nhau về hình dạng, kích
- HS để các loại hoa mình đã chuẩn bị lên bàn
- HS làm việc nhóm đôi giới thiệu với bạn
-5,6 HS trình bày trước lớp
- Cả lớp quan sát
- 1,2 HS khá, giỏi trả lời
-Cả lớp quan sát
- Cả lớp lắng nghe
Trang 43’
thước màu sắc và mùi hương.
- Yêu cầu hs nhắc lại
Hoạt động 2: Các bộ phận của hoa
Mục tiêu: HS kể được tên các bộ phận
thường có của một bông hoa
Bước 1: Tình huống xuất phát - câu hỏi nêu
vấn đề
Các loài hoa rất khác nhau, đa dạng về đặc
điểm bên ngoài như chúng ta vừa tìm hiểu
Vậy cấu tạo của hoa gồm mấy bộ phận và
đặc điểm của các bộ phận ấy ra sao?
- GV yêu cầu HS vẽ vào vở thực hành hình
vẽ theo suy nghĩ của mình về các bộ phận
của một bông hoa
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học
sinh
- GV giao nhiệm vụ: Các em trình bày suy
nghĩ của mình, thảo luận nhóm và vẽ vào
phiếu hình vẽ mô tả về các bộ phận của hoa
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận vẽ bài mô tả
các bộ phận của hoa theo suy nghĩ của
nhóm
- 4,5 HS nhắc lại
- Hs lắng nghe, theo dõi
- HS làm việc cá nhân, vẽ vào
vở thực hành hình vẽ mô tả các bộ phận của hoa
- Các thành viên nêu ý kiến và thống nhất vẽ trong nhóm Đại diện nhóm báo cáo + Nhóm 1: Hoa ly ( cuống, đài, cánh, nhị và nhụy) + Nhóm 2: Hoa cúc ( cuống, đài, cánh)
+ Nhóm 3: Hoa giấy ( cuống, cánh, nhụy)
Trang 5- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày
bài vẽ của nhóm mình
- Yêu cầu HS nhận xét ý kiến của các nhóm
- GV yêu cầu hs nêu thắc mắc muốn hỏi
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực
nghiệm
- Yêu cầu HS ghi câu hỏi vào vở thực hành
Dự đoán câu hỏi:
+ Hoa gồm mấy bộ phận?
+ Có phải hoa nào cũng có nhị và nhụy?
+ Đài hoa nằm ở đâu?
+ Cuống hoa có vai trò gì?
+ Nhụy hoa có vai trò gì?
- GV ghi các câu hỏi lên bảng
- Yêu cầu HS đề xuất các phương án thực
nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các
câu hỏi mà các em vừa nêu
- GV hỏi HS: “ Theo các em, để trả lời cho
các câu hỏi này chúng ta cần làm gì?”
- GV ghi lên bảng các ý kiến
- Yêu cầu HS lựa chọn phương án thích hợp
nhất
- GV nhận xét các ý kiến đưa ra và thống
nhất cả lớp sẽ bóc tách hoa bằng nhíp để
quan sát, tìm hiểu các bộ phận của hoa
+ Nhóm 4: Hoa huệ (cuống, đài, cánh)
- Đại diện nhóm lên trình bày
- 2,3 Hs nhận xét
- HS suy nghĩ nêu câu hỏi trước lớp
+ 4,5 HS nêu ý kiến (xem trên mạng, xem sách giáo khoa, hỏi người lớn, bóc tách hoa…)
- 1,2 HS đưa ra phương án tốt nhất: Bóc tách hoa
Trang 64’
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm
- GV phát hoa cho các nhóm để tiến hành
quan sát
- Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm và ghi lại
kết quả bằng cách vẽ ra giấy cấu tạo của hoa
và chú thích các bộ phận
- GV quan sát, đến từng nhóm giúp đỡ
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Cho HS treo tranh và trình bày kết quả của
nhóm mình
- Yêu cầu các nhóm đối chiếu với biểu
tượng ban đầu của các em xem phát hiện
những phần nào đúng, sai hay thiếu
+Dựa vào kết quả sau khi thực nghiệm, theo
em, hoa có mấy bộ phận? Đó là những bộ
phận nào?
- Chiếu màn hình hoa gồm 4 bộ phận
- GV đối chiếu, giải đáp các câu hỏi, thắc
mắc của HS và xóa các câu hỏi đã được trả
- Tiến hành thực nghiệm theo nhóm
- Quan sát, vẽ lại hình mô tả các phần của hoa, ghi chú thích các phần của hoa
- Các nhóm thực hiện bóc tách hoa theo các bước:
+ Bóc tách hoa + Phân loại các bộ phận của hoa
+ Nhận biết đặc điểm và gọi tên các bộ phận của hoa bằng cách vẽ ra giấy
- Treo tranh, đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
- Đối chiếu, so sánh với biểu tượng ban đầu
- Hoa gồm 4 phần: cuống, đài, cánh, nhị và nhụy
Trang 7lời qua thực nghiệm.
- Gọi Hs lấy ví dụ hoa có 4 bộ phận
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
+ Hoa gồm có các bộ phận như: cuống,
đài, cánh, nhị và nhụy, có hoa chỉ có nhị
hoặc nhụy, Có hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
+ Cuống hoa: thẳng, dài mang hoa, phần
cuối của cuống phình to ( đế hoa)
+ Đài: màu xanh lúc, nang đỡ cánh hoa
+ Cánh hoa: có màu sắc, mùi thơm và số
lượng cánh khác nhau
+ Nhị và nhụy: nhị có phấn hoa màu vàng,
nhụy nằm trong cùng của hoa
- Gv điều chỉnh lại các thuật ngữ cho Hs
nếu sai
- Yêu cầu HS vẽ lại và ghi đúng tên các bộ
phận của hoa vào vở thực hành
Hoạt động 3: Lợi ích và chức năng của
hoa
*Mục tiêu: Nêu được ích lợi và chức năng
của hoa.
- Hỏi hs: Hoa có vai trò gì trong đời sống
con người
( Trang trí, làm nước hoa, tinh dầu, ướp chè
hay để ăn, ….)
- Gọi HS lấy ví dụ hoa để làm tinh dầu,
- 2,3 HS lấy ví dụ : hoa
- 3,4 HS trả lời
- Cả lớp lắng nghe
- Vẽ lại hình, ghi đúng tên các
bộ phận của hoa
Trang 8- GV chiếu hình minh họa
- GV hỏi : “Khi sử dụng các loại hoa thường
chú ý điều gì?”
(Hoa có rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống
của chúng ta nhưng không nên ngửi nhiều vì
không tốt cho sức khỏe Đặc biệt , nếu ở
trong phòng kín, không để nhiều hoa vì sẽ
rất khó thở Một số loại hoa như hoa mơ có
thể gây ngứa, hoa trúc anh đào hay trồng ở
lan can ăn vào sẽ bị tử vong nên chúng ta
cần tránh xa.)
* Chức năng của hoa
Hỏi HS: Hoa là cơ quan gì của cây?
- GV cho hs quan sát sơ đồ quá trình hoa
thụ phấn tạo quả
- GV nhận xét, giải thích : Vì phấn hoa ở
nhị giúp các cây thụ phấn và sinh ra quả
Đồng thời hạt trong quả có thể trồng và tạo
nên cây mới
- GV nhận xét, chốt lại:
+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây
+ Hoa có nhiều lợi ích :dùng để trang trí,
làm thuốc, để ăn, làm nước hoa, một số
loài có thể bắt côn trùng,…
4-5
phút
IV, Củng cố, dặn dò
1, Củng cố
- GV: Như các con đã biết hoa có rất nhiều - 1,2 Hs trả lời
Trang 9lợi ích đối với cuộc sống của chúng ta Để
mùa nào cũng có hoa thơm, chúng ta phải
làm gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương
học sinh hăng hái, tích cực
2, Dặn dò
- Ôn lại kiến thức bài học
-Chuẩn bị cho bài học sau
+ Mỗi hs chuẩn bị một loại quả
(Chăm sóc cây, tưới cây, trồng cây, bảo vệ cây hoa Sử dụng hoa đúng mục đích)
- Cả lớp lắng nghe, viết dặn dò