1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án Quản lý và phát triển CDĐL Hải Hậu cho sản phẩm gạo tám xoan

89 702 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 11,24 MB

Nội dung

Xây dựng CDĐL ”Hải Hậu” cho sản phẩm gạo tám xoan có đặc thù riêng so với các sản phẩm khác của Việt Nam, quá trình xây dựng được tiến hành từdưới lên, nghĩa là tổ chức nông dân tiến hàn

Trang 1

MỞ ĐẦU

Gạo tám xoan Hải Hậu là một sản phẩm truyền thống, đặc thù của vùngsản xuất lúa nước thuộc đồng bằng sông Hồng Tuy nhiên, hiện nay chất lượnggạo tám xoan Hải Hậu bị suy giảm do quá trình phát triển của giống lúa qua mộtthời gian quá dài Mặc dù từ năm 2003, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học

Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam trước kia, nay là Viện Chính sách và Chiếnlược phát triển nông nghiệp nông thôn đã có những sự trợ giúp nhằm phục hồilại giống lúa tám, duy trì quy trình kỹ thuật sản xuất truyền thống, tổ chức nôngdân nhưng diện tích lúa tám xoan cũng mới chỉ đạt đến 12% vào năm 2006.Ngoài ra những khó khăn của thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, nâng caochất lượng sản phẩm sẽ là những đòi hỏi mà huỵện Hải Hậu nói riêng và tỉnhNam Định nói chung cần sự trợ giúp của các cơ quan, tổ chức trong thời giantới

Xây dựng CDĐL ”Hải Hậu” cho sản phẩm gạo tám xoan có đặc thù riêng

so với các sản phẩm khác của Việt Nam, quá trình xây dựng được tiến hành từdưới lên, nghĩa là tổ chức nông dân tiến hành những hoạt động sản xuất, quản lýchất lượng sau đó mới tiến hành đăng bạ Vì thế, từ tháng 5/2007 thời điểm sảnphẩm gạo tám được đăng bạ CDĐL đến nay, hệ thống quản lý và sử dụng vẫnchưa được triển khai và đưa vào vận hành

Cũng như nhiều địa phương khác, Nam Định cũng đang gặp phải nhữngkhó khăn về quy trình, cách thức tổ chức của hệ thống quản lý và sử dụngCDĐL Từ thực tế đó, dự án “Quản lý và phát triển CDĐL ‘Hải Hậu’ cho sảnphẩm gạo tám xoan” được triển khai đã giúp cho Hải Hậu nói riêng và NamĐịnh nói chung có được những sự hỗ trợ tích cực về mặt quản lý sản xuất, chấtlượng sản phẩm và phát triển thị trường, góp phần quan trọng trong sự duy trì vàphát triển ổn định một vùng sản xuất lúa truyền thống

Trang 2

PHẦN III KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

III.1 Tổng quan về sản phẩm gạo tám xoan

Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng sản xuất, tính đặc thù về tự nhiên, conngười và kỹ năng thực hành truyền thống trong sản xuất, kinh doanh sản phẩmgạo tám xoan ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định; Xác định được các loại đất trồnglúa tám có chất lượng cao nhằm khuyến cáo phục vụ cho việc phát triển và quản

lý sản xuất lúa tám ở địa phương; Tìm ra hướng giải pháp trong việc duy trì vàphát triển sản xuất lúa tám xoan của huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định Từ đó xâydựng cơ sở khoa học cho các đề xuất liên quan đến công tác quản lý, sử dụng vàkhai thác CDĐL “Hải Hậu” cho gạo tám xoan trên thị trường Đơn vị thực hiện

đã tiến hành điều tra 90 hộ, trong đó có 51 hộ trong Hiệp hội và 39 hộ ngoàiHiệp hội Các hộ được lựa chọn điều tra theo phương pháp lấy xác suất ngẫunhiên trên địa bàn 5 xã thuộc vùng mục tiêu sản xuất lúa tám xoan của huyệnHải Hậu là Hải Anh, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn và Hải An Đây cũng làcác xã có các hội viên thuộc sự quản lý của Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu.Ngoài ra còn phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thổ nhưỡng, giống câytrồng, các lão nông chi điền về các đặc tính đặc thù của sản phẩm

III.1.1.Tính đặc thù của lúa tám xoan Hải Hậu

Trên cơ sở sưu tập các giống lúa tám lưu truyền trong dân, các tài liệu ghichép lại trước đây về đặc tính lúa tám xoan Hải Hậu Thông qua hội thảo của cácnhà khoa học, các lão nông chi điền và chính quyền địa phương được tiến hànhvào năm 2003 -2004, từ năm 2006 đến 2009 RUDEC kết hợp với Trung tâm hệthống cây nông nghiệp - Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã tiến hànhphục tráng, theo dõi và tổng hợp các biểu hiện đặc trưng của giống lúa tám xoanHải Hậu được mô tả bằng 37 tính trạng cảm quan sử dụng để phân biệt với cácgiống lúa khác trong bảng 1:

Trang 3

Bảng 1: Các tính trạng đặc trưng của lúa tám xoan Hải Hậu

qua các giai đoạn

TT Tính trạng Giai đoạn(ngày) Mức độ biểu hiện

8 Lá: Chiều dài phiến lá 50-60 Dài:35,5 – 45 cm

9 Lá: chiều rộng phiến lá 50-60 Trung bình: 1-2 cm

13 Vỏ trấu: màu sắc (trừ mỏ hạt) 65-90 Vàng nâu

14 Hạt thóc: màu của mỏ hạt 80-90 Vàng

15 Thân: đường kính thân 65 Trung bình: 6-8mm

16 Thân: chiều cao thân (không

17 Bông: Chiều dài trục chính 72-90 Trung bình:

26-30cm

18 Bông: trạng thái trục chính 90 Gục xuống

19 Bông: Số bông / cây 70 Trung bình (6 bông/

khóm)

20 Bông: trạc ba điểm phân

21 Hạt: Mức độ lông của vỏ trấu 60-80 Trung bình

23 Bông: Mức độ gié thứ cấp 90 Ít

24 Bông: trạng thái của bông 90 Xoè

25 Bông: thoát cổ bông 90 Thoát hoàn toàn

26 Mày hạt: Chiều dài 92 Trung bình:

Trang 4

31 Hạt thóc: màu hạt thóc 92 Nâu cánh gián

32 Hạt gạo lật: chiều dài 92 Ngắn: 4,51- 5,5 mm

(Nguồn: Bản mô tả tính trạng của Trung tâm phát triển nông thôn, 2009)

Trang 5

Hình dạng lúa tám xoan được chọn lọc tại địa phương và sản xuất tại Hiệp hội

HÌNH DẠNG HẠT THÓC VÀ GẠO GIỐNG LÚA TÁM XOAN

HẢI HẬU QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Trang 6

* Các yếu tố tạo nên tính đặc thù của lúa tám xoan, gạo tám xoan và cơmtám xoan được thể hiện ở hình dáng, màu sắc, mùi, vị và một số đặc điểm khácđược thể hiện ở bảng 2:

Bảng 2: Những đặc thù về cảm quan của gạo tám xoan Hải Hậu

Chỉ tiêu Lúa tám xoan Gạo tám xoan Cơm tám xoan

Hình dáng

Hạt thóc thưa, nhỏ,

tỷ lệ dài rộng 3,11,rong lượng 1000 hạt

là 18,24g

Hạt gạo hơi dài,thon nhỏ, vẹomột đầu

Hạt cơm nhỏ dài, không

bị nát

Màu sắc Màu vàng cánh dán Hạt gạo có mầutrong xanh Hạt cơm có màu hơibóng

Mùi Mùi thơm đặc trưng

Mùi thơm dịu,

tự nhiên và đặctrưng

Ngay khi nấu chín, cơm

có mùi thơm đặc trưng,sau khi nấu 5- 6 giờ vẫngiữ được mùi thơm vàcơm không bị khô

Đặc điểm

khác

Tỷ lệ từ thóc xaychế biến thành gạothấp, hạt khó rụngkhi tuốt

Hạt gạo chắc,đều, không bị

vỡ khi xay xát

Cơm dẻo, giòn

(Nguồn: Kết quả hội thảo chuyên gia địa phương)

* Phân tích các chỉ tiêu chất lượng về gạo tám xoan được chỉ ra trongbảng 3:

Bảng 3: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng về gạo tám xoan Hải Hậu

Chỉ tiêu Hàm lượng các chất và các đặc điểm của gạo

Trang 7

Như vậy qua so sánh và phân tích có thể cho thấy:

+ Giống lúa tám xoan là loại giống cổ truyền được sản xuất tại huyện HảiHậu cho chất lượng cao nhất so với các loại giống tám khác

+ Chất lượng của lúa tám xoan có sự sai khác cơ bản so với các giống lúatám khác trong vùng và các khu vực lân cận

+ Những đặc điểm có thể phân biệt được giống lúa tám xoan với cácgiống lúa tám khác được thể hiện khá rõ ràng với các đặc điểm về sinh thái vàhình dạng của cây lúa, sản phẩm thu hoạch

+ Những yếu tố ảnh hưởng đến lúa tám xoan và quyết định đến chất lượngcủa lúa tám xoan được khẳng định đó là:

- Điều kiện về thời tiết khí hậu: với đặc điểm lúa tám xoan phải đượctrồng trong vụ mùa, thời gian vào hạt phải có gió mùa đông bắc, biên độ chênhlệch ngày và đêm cao

- Lúa phải được tưới phù sa ít nhất 14 lần/vụ, đồng thời phải đảm bảothoát nước trước 10 ngày trước khi gặt

- Yếu tố sản xuất: phải được bón phân chuồng hoặc phân xanh để làmtăng quá trình trao đổi chất, tăng thêm độ thơm của sản phẩm

III.1.2 Thực trạng sản xuất lúa tám xoan ở Hải Hậu

Lúa tám xoan là sản phẩm mang tính hàng hoá, hầu hết sản phẩm đượcsản xuất ra đều được bán đi là chủ yếu, người trồng lúa rất ít khi sử dụng sảnphẩm này vì giá của loại gạo này luôn cao hơn các giống lúa khác

Theo điều tra của RUDEC, lúa tám xoan ngày càng giảm về diện tích, kéotheo vai trò của lúa tám xoan cũng giảm đi trong cơ cấu thu nhập của các hộnông dân Trong số các hộ tham gia trồng lúa tám được điều tra, cơ cấu đónggóp vào thu nhập của các hộ rất nhỏ (năm 2008 là 7.39%) trong khi số hộ trồnglúa tám xoan chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 4% dân số, vậy lúa tám xoan chỉ đóng vaitrò rất nhỏ trong cơ cấu thu nhập của huyện Hải Hậu

Năm 2000 diện tích lúa tám xoan chiếm 14%, năm 2005 chiếm 5%, năm

2008 là 4.3% và năm 2009 chỉ còn 4% trong cơ cấu diện tích lúa của huyện HảiHậu Sự giảm sút về diện tích lúa tám xoan có 4 nguyên nhân chính đó là:

Trang 8

Thứ nhất: Phương thức canh tác thay đổi: Hải Hậu với đặc thù là vùng

đồng bằng chiêm trũng ven biển rất phù hợp cho cây lúa tám xoan phát triển.Trước đây, sản xuất nông nghiệp ở Hải Hậu chủ yếu mang tính quảng canh,năng suất thấp, tận dụng sự phì nhiêu của đất có được nhờ được hệ thống sôngngòi bồi đắp hàng năm Trong điều kiện đó, giống lúa tám xoan có tính thíchphổ rộng, cho chất lượng cao và được người dân địa phương coi là cây trồng chủlực vào vụ lúa mùa (năm 1993: lúa tám chiếm 60%/ vụ mùa) Bắt đầu từ nhữngnăm 2000 sản xuất nông nghiệp đã chuyển dần theo hướng thâm canh, tăng năngsuất trong khi năng suất lúa tám xoan có giới hạn thấp

Thứ hai: Chất lượng gạo tám xoan Hải Hậu bị suy giảm do người dân lưu

truyền trong quá trình lịch sử lâu đời, các kỹ thuật chọn lọc giống được thực hiệntheo phương pháp truyền thống theo hướng năng suất, không quan tâm đến nâng caochất lượng sản phẩm, làm cho giống lúa tám xoan đã bị thoái hoá và giảm dần vềchất lượng Từ năm 2003 đến nay, chính quyền địa phương kết hợp với các nhà khoahọc thuộc Viện khoa học nông nghiệp trước đây, nay là Trung tâm phát triển nôngthôn – Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã tiến hànhcải tạo và phục hồi lại chất lượng Tuy nhiên, chất lượng gạo tám xoan thực tế vẫnchưa được khẳng định vì nhiều nguyên nhân tác động

Thứ ba: Hiệu quả kinh tế không cao: những năm gần đây, do thời tiết bất

lợi, năng suất lúa tám xoan rất thấp (70 – 80kg/sào), trong khi giá cả của gạotám xoan chưa có sự chênh lệch lớn so với các sản phẩm gạo khác do trên thịtrường có sự lẫn lộn và pha trộn vì thế gạo tám xoan đang dần mất đi thị trường

và mất lòng tin của người tiêu dùng

Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng bất lợi cho sản xuất lúa tám xoan :

Sản xuất nông nghiệp của địa phương có xu hướng chuyển biến mạnh về cơ cấu,nhiều diện tích được chuyển sang trồng cây vụ đông, trong khi đó lúa tám xoan

là một giống lúa dài ngày nên việc bố trí cơ cấu mùa vụ có những bất cập cho sựphát triển của sản xuất

Vụ mùa năm 2009 đánh dấu một tín hiệu đáng mừng cho sản xuất và kinhdoanh gạo tám xoan Với năng suất bình quân toàn bộ diện tích lúa tám xoan

Trang 9

năm 2009 đạt 105 kg/sào, chất lượng gạo thơm ngon, giá cả trên thị trường có sựchênh lệch lớn so với các giống lúa khác là những thông tin tích cực cho sảnphẩm gạo tám xoan mang CDĐL :

Năm 2009, toàn huyện Hải Hậu ước tính có khoảng 90ha lúa tám Trong

đó có 65ha trồng lúa tám xoan theo giống của Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu

đã được chọn lọc, 25ha còn lại là các hộ trồng các giống lúa tám tiêu, tám cổngỗng Các hộ sử dụng giống lúa tám xoan có năng suất bình quân đạt105kg/1sào, đặc biệt có một số hộ canh tác tốt, đúng kỹ thuật năng suất đạt 130kg/sào tương đương với năng suất của các giống lúa khác (bắc thơm số 7 năngsuất trung bình 110kg/sào) trong khi năng suất thấp hơn 5% so với bắc thơm thìgiá lúa tám xoan cao hơn 66% (giá lúa tám xoan12.000đ/kg so với 7.200đ/kgcủa bắc thơm) Đây là một động lực quan trọng cho việc tăng quy mô sản xuấtlúa tám xoan trong thời gian tới

III.1.3 Nhu cầu sản xuất lúa tám xoan

Để tiến hành điều tra thu thập thông tin đơn vị thực hiện đã lựa chọnnhóm hộ sản xuất lúa tám xoan ở 5 xã trọng điểm trong vùng quy hoạch củahuyện là xã Hải Anh, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn và Hải An 5 xã trọngđiểm này chiếm diện tích gần 80% diện tích trồng lúa tám xoan còn lại trên địabàn huyện Hải Hậu

Các hộ được lựa chọn được phân theo tiêu chí sản xuất lúa tám xoan vàtham gia hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu; Sản xuất lúa tám xoan và không thamgia hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu

Trong các hộ tham gia hiệp hội: có những hộ đã tham gia hiệp hội trongnhiều năm (thuộc xã Hải Đường, Hải Toàn, Hải Phong, Hải Anh) và có các hộthuộc những xã chỉ mới tham gia vào Hiệp hội trong năm 2008 (Hải An) Nhưngchung quy lại đó đều là những hộ đã có truyền thống trồng lúa tám xoan từ lâuđời trên địa bàn huyện Hải Hậu Việc lựa chọn mẫu điều tra trên đây mang tínhđại diện cho các nhóm hộ điều tra và so sánh Kết quả điều tra được tổng hợp

theo các nội dung sau: (có báo cáo chuyên đề kèm theo)

- Trình độ văn hoá của chủ hộ

Trang 10

- Tình trạng kinh tế của các nhóm hộ điều tra

- Tình hình lao động của các hộ điều tra

- Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất lúa tám xoan của ngườidân

- Điều kiện về tư liệu phục vụ sản xuất

- Mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học được triển khai vào sản xuất

- Những thay đổi trong cơ cấu đầu tư sản xuất lúa tám xoan

Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy:

- Yếu tố dễ canh tác là quan trọng nhất trong việc lựa chọn cây trồng lúatám xoan Đối với một số diện tích đất trũng thuộc xã Hải Đường, Hải Toàn vàHải Phong, việc lựa chọn cây lúa tám xoan là một lựa chọn quan trọng đối vớinông dân Lấy diện tích vùng xóm 4-5 của xã Hải Đường làm ví dụ: Đây là vùngtrũng, thường bị ngập nước vào tháng 7 - 8 âm lịch, với các giống ngắn ngày,đây là thời điểm lúa phơi mào, vào hạt việc chuyển đổi sang giống này rất khó,năng suất thấp, nên việc lựa chọn giống lúa tám xoan là giải pháp khó thay thế

- Hiệu quả kinh tế đang có chiều hướng được nâng cao: Việc giảm sút vềdiện tích kéo theo sự giảm sút về sản lượng gạo tám xoan cung cấp ra thị trường.Điều này khiến cho giá cả mặt hàng gạo tám xoan Hải Hậu có xu hướng tăng lên

tỷ lệ thuận trong những năm gần đây Mặt khác các hộ có nhiều kinh nghiệmtrồng lúa tám xoan, thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật vẫn đảm bảo được năngsuất khá ổn định Đây là một động lực quan trọng cho các hộ tiếp tục gắn bó vớicây lúa tám xoan Là một dấu hiệu tích cực cho việc phát triển cây lúa tám xoan

- Ngoài ra, yếu tố truyền thống cũng là một nhân tố quan trọng khiến các hộnông dân tại Hải Hậu vấn gắn bó với cây lúa tám xoan Nhiều hộ gia đình cho rằng:Hàng năm dù ít hay nhiều, gia đình tại Hải Hậu cũng cần có một ít gạo tám xoan đểcúng lúa mới cho tổ tiên, ông bà Hơn nữa, dịp lễ tết người Hải Hậu có con cái đi

xa rất cần một ít gạo tám xoan làm quà quê hương nên các hộ gia đình vẫn duy trìsản xuất lúa tám xoan xoan với quy mô nhỏ

Trang 11

- Mặc dù quy trình kỹ thuật chuẩn cho sản xuất lúa tám xoan đã được xâydựng có chất lượng Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy mức

độ tuân thủ các quy trình kỹ thuật này chỉ mang tích chất tương đối vì nhiều lýdo

- Ở mỗi chân ruộng khác nhau có nhu cầu về giống, đạm, lân, kali và phânchuồng khác nhau Các hộ phải có mức điều chỉnh cho phù hợp theo kinhnghiệm nhiều năm sản xuất trên diện tích đó Các khâu chăm sóc, phun thuốc, thường do các hộ tự chủ động thực hiện Những thông báo của Hiệp hội chỉmang tính định hướng, đại trà rất khó cho các hộ trong việc tuân thủ các tiêuchí đề ra

- Việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật khắt khe theo đúng tiêu chuẩn đề ra

từ khâu làm đất, gieo mạ, bón phân, cấy và chăm sóc, thu hoạch đến phơi vàđóng bao Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian, gò bó về mặt tổ chức và chịu sựgiám sát của Hiệp hội Trong thời điểm mùa vụ, khi bắt đầu vụ cấy lúa tám xoan

là thời điểm giá công lao động cao, lực lượng lao động ít, cộng với thói quenlàm việc tự do của các hộ nông dân khiến cho việc thực hiện quy trình kỹ thuậtrất khó khăn Đặc biệt là việc bón phân chuồng tốn nhiều công lao động nênviệc bón phân đầy đủ chưa được thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt với các

hộ có ít lao động Trong khi việc đảm bảo đủ khối lượng phân chuồng là nhân tốquan trọng quyết định chất lương gạo tám xoan

- Chi phí cho hoạt động giám sát lớn: Vì các hộ nông dân thường quen vớilối làm việc tự do và thiếu tính kỹ luật Do vậy ý thức chấp hành trong việc sảnxuất kém Để đảm bảo việc thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chấtlượng sản phẩm Hiệp hội phải có đội ngũ giám sát đến tận cơ sở, theo dõi tất cảcác hộ thực hiện việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật Trong khi các thành viênnày chủ yếu là nông dân, phần thu nhập mà họ được nhận từ việc thực hiệnnhiệm vụ không đủ bù đắp phần lao động phải thuê cho hoạt động sản xuất củagia đình để bù phần thiếu hụt do phải dành thời gian cho công việc giám sát.Chính vì vậy chi phí giám sát sẽ rất lớn nếu muốn duy trì hệ thống này

Trang 12

- Hiệu quả kinh tế không khác biệt lớn giữa các hộ thực hiện đúng yêu cầu

kỹ thuật với các hộ không thực hiện đúng: Điều này là kết quả tác động do nhiềuyếu tố Trước hết là do các hộ nông dân không nghiêm túc trong việc chấp hànhcác tiêu chuẩn bắt buộc trong quá trình sản xuất, do đó sản phẩm sản xuất rathiếu sự đồng đều và không đảm bảo về mặt chất lượng Bên cạnh đó, mộtnguyên nhân rất quan trọng nữa là do hoạt động chế biến, thương mại gạo támxoan còn hạn chế, chưa tạo ra sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, chưa xâydựng được kênh tiêu thụ ổn định Giá bán sản phẩm ở mức thấp, giá thu muathóc của các nông dân thấp, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tám đúng tiêu chuẩn

kỹ thuật không mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi Đây là nguyên nhânkhiến các hộ thiếu động lực trong việc chấp hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trongsản xuất lúa tám xoan

III.1.4 Các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng gạo tám xoan

Theo kết quả khảo sát về các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng gạo támxoan cho th y:ấy:

Bảng 4: Ý kiến đánh giá về các yếu tố hạn chế trong canh tác lúa tám xoan

6 Đất đai (mặn, chua, quá trũng) 56

Nguồn: Điều tra RUDEC năm 2009

+ Các khâu canh tác ảnh hưởng đến chất lượng gạo tám xoan tại địaphương (xếp theo mức độ quan trọng):

- Giống;

- Thời điểm thu hoạch (cần thu non và yếu tố thời tiết);

- Nước tưới;

Trang 13

- Biện pháp chăm sóc (thiếu phân chuồng) và phun thuốc BVTV tronggiai đoạn lúa trỗ bông;

- Lạm dụng đạm bón;

- Chất lượng đất đai canh tác lúa tám xoan

+ Để bảo đảm chất lượng gạo tám xoan thơm ngon, hạt gạo trong, đẹp,thời gian thu hoạch tốt nhất là 25 – 30 ngày sau trỗ (chín 8 phần) Hiện nay vìmuốn đạt năng suất cao nông dân thu hoạch ở 30-35 ngày sau trỗ là quá muộn.Tuy nhiên, thu hoạch non năng suất có thể giảm 15%-20%

+ Nước tưới cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất chấtlượng lúa tám xoan Để có được năng suất chất lượng, ruộng lúa tám xoan cầnđược tưới tối thiểu 14 lần nước phù sa và được tưới trực tiếp theo hệ thống tướibằng trọng lực Và khi lúa tám xoan vào mẩy ở giai đoạn cuối cần phơi khôruộng-ráo gốc (rút nước ở ruộng ngày thứ 10 sau trỗ là tốt nhất), vào thời điểmlúa vào hạt cần có gió mùa đông bắc, biên độ chênh lệch về nhiệt độ ngày - đêm

ở mức độ cao nhằm làm cho lúa chín chậm tạo lên mùi thơm của gạo, tránh lúa

đổ, bông bị ngâm trong nước mất hương, năng suất giảm

+ Cuối cùng chất lượng lúa tám xoan giảm còn có nguyên nhân là hiệnnay nông dân hầu như không bón phân chuồng vì lí do:

- Phân lợn dùng cho bioga là chủ yếu;

- Thời vụ gấp trong vụ mùa nông dân không có đủ thời gian để tải phân raruộng;

- Bón phân chuồng thóc đẹp nhưng không kinh tế bởi giá thóc khôngchênh lệch nhiều so với không bón Thay vào đó nông dân sử dụng quá nhiềuđạm, trung bình lên đến 5 đến 8 kg urê/sào, cần phải giảm lượng phân này

III.1.5 Phân vùng đất trồng lúa tám xoan thích hợp ở Hải Hậu.

Xác định loại đất và vùng đất canh tác lúa tám xoan thích hợp có ý nghĩaquan trọng không chỉ đối với việc xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác lúa tám

Trang 14

mà còn quan trong đặc biệt với việc phát triển sản xuất sản phẩm đặc sản lúatám xoan Hải Hậu sau này Dựa trên kết quả xác định loại đất và vùng đất thíchhợp này, Hiệp hội sẽ khoanh vùng sản xuất và và xây dựng các bản đồ giải thửa

để theo dõi và quản lí quy trình sản xuất chung của hiệp hội

Theo ý kiến các chuyên gia địa phương, cùng với quá trình khảo sát vàđánh giá, trong số 35 xã hiện nay của huyện Hải Hậu, có thể sơ bộ phân thành 3vùng chính, cụ thể trong bảng 5 như sau:

Bảng 5: Phân vùng sơ bộ các xã trồng lúa tám xoan ở Hải Hậu

Nội dung Vùng tám xoan

gốc

Vùng tám xoanhiện nay Vùng mở rộng

2 Diện tích và tỷ lệ% cấy

lúa vụ mùa (ha) 3762.3 (33%) 5491.8 (49%) 2027.7 (18%)

4 Chất lượng lúa tám theo

đánh giá của người dân

địa phương

Chất lượngthơm ngon

Chất lượng thơmngon

Chất lượng kémhơn

Nguồn: Kết quả đánh giá, phân vùng của Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam

Các vùng sản xuất lúa tám xoan được đánh giá theo sự dịch chuyển của hệthống thuỷ lợi, nó có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng cải tạo đất thường xuyên

do được tưới nước phù sa hàng năm Với 100% ý kiến của người dân và cácchuyên gia tại các hội nghị cho rằng, hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọngquyết định đến khả năng sản xuất và chất lượng gạo của từng vùng Điều đó chothấy vùng tám xoan gốc và vùng tám xoan hiện nay là hai khu vực có điều kiệnđặc biệt hơn các khu vực khác về hệ thống thuỷ lợi (ngoài các yếu tố khác nhưđất đai ) Điều này đã hình thành một sự khác biệt không chỉ trong huyện màcòn đối với các khu vực lân cận như: Nghĩa Hưng, Trực Ninh

Quá trình và đặc điểm phát triển của các vùng lúa tám xoan được tổnghợp qua những đặc điểm sau:

Trang 15

Vùng tám xoan gốc: Bao gồm 12 xã phía bắc huyện, là vùng canh tác lúa

tám xoan phát triển từ trước thời hợp tác hóa năm 1960 Tổng diện tích lúa mùacủa vùng chiếm đến 33% diện tích toàn huyện Trong lịch sử, cơ cấu lúa támxoan của vùng ở vụ mùa có thể đạt đến 35-40% diện tích, nhưng những năm gầnđây khu vực này hầu như không trồng lúa tám xoan cao nưa Lí do là vì vùngnày hiện nay phát triển lúa tám xoan gặp nhiều khó khăn do bình quân diện tíchđất nông nghiệp/khẩu thấp nhất trong huyện (0.7 đến 0.8 sào/khẩu), vì thế nôngdân tập trung cấy các giống lúa mới cho năng suất cao để lấy lương thực và pháttriển cây vụ đông phụ vụ tiêu dùng của hộ

Vùng tám xoan hiện nay: Đây là vùng lúa tám xoan mới phát triển mạnh

trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, liên quan đến 15 xã vùng trung của huyện,trong đó các xã có các nhiều lúa tám xoan và cho chất lượng thơm ngon hơn cảđặc biệt phải kể đến 6 xã là Hải Đường, Hải An, Hải Toàn, Hải Phong, Hải Ninh

và Hải Giang Các xã này hiện có nhiều thuận lợi bởi diện tích đất canh tác bìnhquân đầu người khá cao lên đến 1,5 – 1,7 sào/khẩu Diện tích cấy lúa mùa của 6

xã này chiếm khoảng 80% diện tích toàn huyện, trong cơ cấu các giống támxoan chiếm đến 5% diện tích lúa mùa của vùng (300ha) Sự phát triển diện tíchlúa tám xoan của vùng liên quan chặt chẽ đến động thái của hệ thống tưới nướcphù xa

Vùng tám xoan mở rộng: Đó là 8 xã nằm ở phía nam và vùng ven biển

của huyện Đây là những xã đất bị nhiễm mặn nhiều Diện tích trồng lúa támxoan hiện này không đáng kể (khoảng 1,83% bằng chưa đầy 40 ha trong vụmùa) Các giống lúa tám trước đây trồng tại khu vực này đa số là giống tám ngố(tám cổ ngỗng) Giống lúa này theo các chuyên gia địa phương là giống có khảnăng chịu phèn, mặn tốt hơn cả, nhưng chất lượng gạo lại không thơm ngon nhưcác giống tám xoan, tám thơm Hiện nay, diện tích trồng lúa tám tại khu vựcnày chủ yếu đã chuyển sang giống lúa lai với chu kỳ kênh tác ngắn và tổ chức

cơ cấu cây vụ đông cho vụ thứ 3

III.1.6 Đất thích hợp cho trồng lúa tám xoan và phân vùng lúa tám xoan

ở Hải Hậu

Trang 16

Đất trồng lúa tám xoan nên chọn đất tốt, thường là đất phù sa trung tính

có tầng Glây (kí hiệu FLe-g), giàu mùn và chất hữu cơ Đất trồng lúa tám xoanthích hợp nhất phải có các đặc điểm nông hoá như sau:

Đất phù xa trungtính ít chua, thịttrung bình và năng

Kí hiệu trên bản đồ thổ

TP cơ giới – thịt T.bình, năng d d, e

Nguồn: Kết quả do Viện KHKT Nông nghiệp, Sở NN&PTNT xây dựng

Nước tưới cho ruộng lúa tám xoan phải là nước phù sa, tốt nhất là nướcphù sa sông Ninh Cơ, cường độ nước tưới tối thiểu là 14 lần/vụ lúa tám xoan

Trang 17

Bảng 7: Yêu cầu nước tưới cho lúa tám xoan

Trang 18

Bảng 8: Phân vùng sinh thái lúa tám xoan ở huyện Hải Hậu

1 Đất canh tác lúa chủ yếu là đất vàn và vàn cao, loại đất phổ biến là đất phù

xa sông Hồng trung tính, thành phần cơ giới thịt trung bình và thịt nặng cóglây

2 Vùng được tưới phù xa sông Hồng thường xuyên: 14 đến 18 lần/vụ

3 Đất không nhiếm phèn hay nhiễm mặn, mức độ mặn nhẹ chỉ từ 0.02-0.05%

4 Đất canh tác lúa xa làng ít bị che khuất và ít bị sâu, chuột phá hại

5 Hệ thống tưới trực tiếp từ sông Ninh Cơ, khả năng tiêu ở mức độ rất cao

II Vùng thích

hợp

Phân biệt với vùng I bởi sự xuất hiện các địa hình vàn thấp hoặc địa hình cao,

và loại đất phù xa sông Hồng chua nhẹ Chế độ nước tưới bị cạnh tranh bởi

hệ thống canh tác cây vụ đông

Vùng I

Phía bắc phân bố ở các xã :Hải Minh, Hải Anh, HảiLong, Hải Sơn

1 Đất cao có thể bị hạn cuối vụ , ruộng canh tác gần khu dân cư và bị chekhuất nhiều bởi làng, chuột phá hại nhiều

2 Chế độ tưới phù xa bị ảnh hưởng do cây sự phát triển các cây trồng vụđông

Vùng II

Phía nam phân bố nhiều ở các

xã : Hải Ninh, Hải Giang vàmột phần Hải Phú

1 Loại đất phù sa sông Hồng chua nhẹ chiếm đa số

2 Nhiều đất thấp, lúa dễ bị úng ở cuối vụ

III Vùng ít

thích hợp

Phân bố các xã như Hải Châu,Hải Cường, Hải Nam, HảiPhúc và một phần Hải Giang,Hải Ninh…

1 Vùng tập trung nhiều loại đất phù sa sông Hồng từ chua nhẹ đến chua,

2 Đất có thể bị nhiễm phèn, mặn ở cuối vụ

IV Vùng không

thích hợp Phần còn lại của Huyện

1 Vùng đất cát, ven biển, thành phần cơ giới nhẹ

2 Đất bị ảnh hưởng mặn khá nặng

Trang 19

Kết luận

 Giống lúa tám xoan là sản phẩm truyền thống của Hải Hậu với những đặctính riêng quy định tính chất đặc thù của sản phẩm gạo tám xoan Hải Hậu:thơm, giòn, dai cơm, ngọt hậu Đặc tính đó được quyết định bởi giống, thổnhưỡng, phân chuồng, thu hoạch lúc lúa chín tám phần và chế biến bằngphương pháp truyền thống

 Diện tích lúa tám xoan đang giảm đi nghiêm trọng tại huyện Hải Hậu trongthời gian vừa qua do các nguyên nhân sau:

 Hiệu quả kinh tế thấp

 Thiếu quy hoạch tập trung trong sản xuất lúa tám xoan

 Năng suất thấp

 Lúa tám chưa phát huy vai trò đối với cơ cấu thu nhập của địa phương

 Lúa tám xoan đang bị cạnh tranh trong cơ cấu sản xuất ở địa phương

 Sự cạnh tranh của các giống lúa ngắn ngày về sinh học và hiệu quảkinh tế

 Sự cạnh tranh của cây vụ đông trong sản xuất lúa tám xoan

 Triển vọng cho ngành hàng gạo tám xoan: Năm 2009, năng suất trungbình tăng lên 50% so với năm 2008 (năng suất TB = 105kg/sào), giá thóc tănglên 12.5% (12.500đ/kg), chất lượng gạo được người tiêu dùng đánh giá cao lànhững dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của sản phẩm đặc sản này trong thờigian tới

III.2 Tổng quan về hiệp hội gạo tám xoan

Hiệp hội sản xuất, chế biến và thương mại gạo tám xoan Hải Hậu (sau đây gọi tắt là Hiệp hội /Hiệp hội gạo tám xoan) được chính thức thành lập vào

ngày 19/10/2004 theo quyết định số 264/QĐ – UB của UBND tỉnh Nam Định.Sau gần 5 năm hoạt động, Hiệp hội đã có gần 300 hội viên tập hợp thành cácnhóm sản xuất nhỏ phân bố trên địa bàn 5 xã với 1 tổ sản xuất giống 12 tổ sản

Trang 20

xuất lúa thương phẩm và 1 tổ chế biến đặt trụ sở tại xóm 14 xã Hải Anh - HảiHậu – Nam Định Trong quá trình hoạt động, Hiệp hội đã phối hợp với cơ quanchuyên môn xây dựng và áp dụng các quy trình kỹ thuật trong tổ chức sản xuất,chế biến và thương mại gạo tám xoan Năm 2007 Hiệp hội đã đứng ra đăng ký

và được Nhà Nước cấp Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ gạo tám xoan Hải Hậutheo quyết định số 385/QĐ – SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.Đây là một thành quả đáng ghi nhận cho những nỗ lực của một tổ chức tiênphong trong quá trình phát triển ngành hàng nông sản tại Việt Nam

Đến nay, Hiệp hội đã phát triển thành 42 nhóm nông dân (với 246 hộ giađình) hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và hỗ trợ nhau trong sản xuất tại năm

xã trọng điểm về sản xuất lúa tám xoan của huyện, 42 nhóm nông dân và mộtnhóm chế biến đã cơ cấu tổ chức để hình thành 12 chi hội sản xuất lúa tám xoan,một chi hội chế biến thương mại trong Hiệp hội Qua quá trình bầu cử dân chủtrong Hiệp hội, một ban chấp hành Hiệp hội với 20 thành viên đã được bầu lênvới một chủ tịch và hai phó chủ tịch

Quá trình phát triển của Hiệp hội là chặng đường vừa xây dựng vừa điềuchỉnh cho phù hợp với môi trường thể chế và điều kiện kinh tế Do vậy thực tếcòn có nhiều biểu hiện chưa phù hợp như: các quy chế hoạt động của Hiệp hộichưa được kiện toàn, các thành viên không chấp hành nghiêm chỉnh các quyđịnh của Hiệp hội, nhiều bộ phận hoạt động thiếu hiệu quả và không rõ chứctrách, không nhạy bén trong khâu nắm bắt thị trường và thiếu kế hoạch trongviệc ra quyết định sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm gạo tám xoan

III.2.1 Ban lãnh đạo Hiệp hội

Ban lãnh đạo Hiệp hội gồm có 3 thành viên: 1 Chủ tịch Hiệp hội phụtrách chung, phó chủ tịch phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm quản lý sản xuất

và phó chủ tịch phụ trách thương mại chịu trách nhiệm về các hoạt động chếbiến và thương mại Theo đánh giá của các thành viên ban chấp hành (ngoàithành viên ban lãnh đạo), chúng tôi nhận thấy:

Về quản lý và chỉ đạo sản xuất: Đây là một thế mạnh của Hiệp hội

Trang 21

nhưng không phát huy được trong quá trình triển khai các hoạt động sản xuất.Thực chất trong thời gian qua, Hiệp hội đang thể hiện vai trò là một tác nhânthương mại hơn là vai trò quản lý, giám sát quá trình quản lý nội bộ đối với sảnphẩm mang thương hiệu CDĐL

Về uy tín với các hội viên: Trong thời gian qua, uy tín của ban lãnh đạo

với các hội viên đã sụt giảm rất nhiều so với trước đây (chỉ 50% cho là tốt) Cácchi hội trưởng đánh giá rằng, trước đây thành viên ban lãnh đạo rất nhiệt tìnhtrong việc tư vấn, chỉ đạo, động viên, giám sát các hội viên thực hiện các giaiđoạn sản xuất, thu hoạch, thu mua sản phẩm Nhưng thời gian gần đây, hoạtđộng của ban lãnh đạo có xu hướng chững lại Điều này cũng là xu hướng tấtyếu, bởi khi các hội viên đã nắm được các quy trình kỹ thuật thì Hiệp hội chỉquản lý về mặt kết quả, thông qua đánh giá chất lượng sản phẩm mà Hiệp hộithu mua của các hội viên Tuy nhiên, ban lãnh đạo cần giám sát và phát huy vaitrò chỉ đạo của các chi hội trưởng, điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sảnphẩm và gắn chặt mối quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên với Hiệphội

Năng lực về vốn: Vốn là một trở ngại lớn của Hiệp hội Điều này đánh

giá khả năng yếu kém của ban lãnh đạo trong việc thu hút vốn đóng góp của các

tổ chức, cá nhân trong và ngoài Hiệp hội Việc thiếu chiến lược kinh doanh, cơchế quản lý tài chính không minh bạch và thiếu ràng buộc pháp lý trong hoạtđộng đầu tư là nguyên nhân khiến Hiệp hội không thể huy động được nguồn vốn

từ các nhà đầu tư trong và ngoài Hiệp hội Đây là cản trở lớn đối với Hiệp hộitrong việc mở rộng quy mô sản xuất và xúc tiến thương mại

Như vậy, tất cả những mặt làm được và những mặt hạn chế của ban lãnhđạo Hiệp hội trong chỉ đạo, quản lý sản xuất, chế biến thương mại đã khẳng địnhnăng lực lãnh đạo hạn chế của họ trong quá trình điều hành, quản lý và pháttriển Hiệp hội Để Hiệp hội ngày càng phát triển, lấy lại được lòng tin của cácthành viên ban chấp hành và toàn thể các hội viên đòi hỏi phải có những điềuchỉnh trong cơ chế quản lý, điều hành của ban lãnh đạo Để làm được điều này,

Trang 22

bên cạnh phát huy nội lực của các thành viên là vấn đề tiên quyết, Hiệp hội cũngrất cần sự giúp đỡ của các tổ chức, ban ngành có liên quan Nhất là từ phía chínhquyền địa phương, trong vai trò hỗ trợ và giám sát Hiệp hội.

III.2.2 Ban kiểm soát

Trong quá trình vận hành hệ thống quản lý nội bộ đối với sản phẩmCDĐL, ban kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong việc thanh tra, kiểm sát việctuân thủ các quy định trong sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm đảm bảo

đủ các tiêu chuẩn trong việc sử dụng tên gọi CDĐL

Trong thời gian qua, các thành viên trong ban giám sát đã có nhiều cốgắng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, mức độ hoàn thànhnhiệm vụ theo quy định của Hiệp hội còn nhiều hạn chế Thành viên ban kiểmsoát không tham gia góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Hiệp hội.Chính vì vậy, công việc của ban kiểm soát mang tính hoạt động phong trào hơn

là vai trò của một nhà đầu tư với trách nhiệm trong hiệu quả tài chính

Giám sát chỉ thực hiện được trên vai trò là tác nhân thực hiện nhiệm vụ dolãnh đạo giao cho trong việc giám sát hoạt động thực hiện định mức của các độisản xuất Giám sát không được phép kiểm soát vấn đề tài chính, không tham giavào việc ra quyết định chế biến, thương mại do không phải là cổ đông của Hiệphội Vai trò giám sát hoạt động chế biến, thương mại cũng như hoạt động củaban lãnh đạo không thể thực hiện được Điều này khiến cho tiếng nói của bankiếm soát không thể có giá trị lớn đối với mọi hoạt động của Hiệp hội

Như vậy, ban kiểm soát với vai trò là bộ phận giám sát, đánh giá toàn bộcác hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại của Hiệp hội đã không thể hoànthành nhiệm vụ của mình, vì vậy vị trí của ban giám sát không được đề cao

III.2.3 Tổ chế biến và thương mại

Tổ chế biến và thương mại là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của Hiệp hội Thành quả hoạt động của Hiệp hội được quyết định trong khâuquan trọng này

Trang 23

Bảng 9 Đánh giá của các thành viên về hoạt động của tổ chế biến

(ĐVT: Người)

Chỉ tiêu đánh giá SL Tốt% SL TB% SLKém% SLRất Kém%

Khả năng thu mua thóc

Nguồn: Điều tra RUDEC năm 2009

Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của cơ quan tư vấn và sự nỗ lựccủa các thành viên trong tổ chế biến, Hiệp hội đã xây dựng được một số kênhtiêu thụ quan trọng Nổi trội nhất là mối quan hệ thương mại với Công ty lươngthực miền Bắc Tuy nhiên, việc duy trì và phát triển các kênh tiêu thụ này cònnhiều hạn chế khiến cho khối lượng hàng hoá giao dịch ít, không ổn định vàtiềm ẩn nhiều rủi ro Hình thức tiêu thụ chủ yếu nhất của Hiệp hội trong nămqua chủ yếu thông qua hệ thống bán lẻ tại Hiệp hội

Xét về năng lực chế biến: Với lượng vốn ít, quy mô nhà xưởng hạn chế,

Hiệp hội không đủ khả năng nhận những hợp đồng với khối lượng lớn và không

ổn định Trong năm vừa qua, Hiệp hội chỉ thu mua được 40% sản lượng sảnxuất của các hội viên Chênh lệch giữa giá bán theo hợp đồng ký đầu vụ vớiCông ty lương thực miền Bắc và giá sản xuất mà Hiệp hội mua từ hội viên là rấtnhỏ, có những thời điểm chênh lệch âm Đây là nguyên nhân khiến hoạt độngsản xuất không thu được kết quả tốt Câu chuyện tiêu thụ của năm 2007, chứngminh năng lực yếu kém và thiếu nhạy bén thị trường của các thành viên tổ chế

Trang 24

biến trong hoạt động thương mại.

Thiếu liên kết với người sản xuất trong hoạt động thương mại: Một thực

tế diễn ra trong những năm qua là tổ chế biến không chủ động được đầu vàophục vụ cho quá trình chế biến Do thiếu sự ràng buộc trong quan hệ giữa tổ chếbiến và người nông dân sản xuất lúa tám xoan, đặc biệt khi có những biến độngtrên thị trường về giá cả Ngoài nguyên nhân khách quan là do tính tuỳ tiện củangười dân, việc hiệp hội chưa phát huy được lợi thế trong khâu thương mại,chưa có giá thu mua vượt trội cho sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn của người dân,

do vậy thiếu cơ chế rằng buộc về lợi ích và tránh nhiệm của các bên trong chuỗigiá trị đối với ngành hàng gạo tám xoan thương hiệu CDĐL

Hoạt động xúc tiến thương mại: Xúc tiến thương mại là nhiệm vụ quan

trọng của tổ chế biến và thương mại Nhưng hoạt động này lại chưa được được

tổ quan tâm đúng mức Hoạt động của tổ vẫn mang nặng tính tự túc, tự cấp,thiếu chiến lược kinh doanh Trước mỗi thời vụ, tổ chế biến phải lập kế hoạchthương mại trình lên ban thường vụ và thông qua ban chấp hành, truyền đạt đếncác hội viên, làm căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất Nhưng thực tế này lại đingược lại, sản xuất cứ triển khai, có sản phẩm rồi mới lo tiêu thụ Do vậy, vấn

đề tiêu thụ cần phải được Hiệp hội quan tâm nhiều hơn trong chiến lược hoạtđộng của mình, nếu không muốn tiếp tục thất bại

III.2.4 Tổ giống

Tổ giống với diện tích 20,9 ha chịu sự trách nhiệm cung cấp giống cho lúatám xoan cho tất cả các hội viên tham gia vào Hiệp hội Trong những năm quachi hội sản xuất giống đã cung cấp giống đầy đủ về số lượng cho toàn thể diệntích gieo cấy lúa nằm trong sự quản lý của Hiệp hội

Theo kết quả thu thập ý kiến của các thành viên ban chấp hành, hội viên

và kết quả thực tế thăm đồng cho thấy:

+ Chất lượng hạt giống tuy đã được nâng cao hơn rất nhiều so với trướcđây và so với các hộ không sử dụng giống lúa của Hiệp hội Tuy nhiên, có một

Trang 25

thực tế hiện nay là giống lúa tám xoan vẫn khô hơn các giống lúa phổ biến kháctrên thị trường Trong khi thị hiếu tiêu dùng hiện nay lại thích các giống gạo dẻo(bắc thơm, gạo Thái Lan ) trong khi giá cả và mẫu mã của các sản phẩm nàyđều mang tính cạnh tranh hơn gạo tám xoan Vì thế đây là một vấn đề khó khănđối với giống lúa tám xoan.

Xem xét nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chất lượng giống không đảmbảo:

+ Giống lúa tám xoan vừa được phục tráng thành công năm 2009, chưađược áp dụng vào sản xuất đại trà; chất lượng giống những năm trước đây chưađược đảm bảo

+ Giống đang trong quá trình cải tạo, chọn lọc nên nhiều tính trạng chưa ổnđịnh

+ Các thành viên của tổ giống chưa thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật

trong quá trình sản xuất giống Cụ thể: Không thường xuyên cắt bỏ các cây lạcdòng (cao quá, thấp quá, giống khác, cây bệnh…) khiến cho giống trở nênkhông đồng đều Do diện tích lúa giống cấy thưa, 1 rảnh nên có nhiều cỏ dại,chuột và sâu bệnh… tốn nhiều công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên có nhiềucông đoạn các hội viên đã sao nhãng, bỏ qua Những điều này làm cho chấtlượng giống giảm sút

+ Chế độ thuỷ lợi cho lúa tám xoan chưa phù hợp: diện tích lúa tám xoan ít,nằm phân tán, không chủ động được nguồn nước tưới, đặc biệt là giai đoạn lúatrỗ và lúa vào hạt Ở những giai đoạn này lúa thường thiếu nước do phải rútnước theo chu kỳ lúa đại trà Điều này khiến cho chất lượng lúa tám xoan bịgiảm xuống nghiêm trọng

+ Giống khi thu hoạch chưa có dụng cụ sấy, bảo quản tốt nên chất lượng

giống không đảm bảo, nhất là khi gặp thời tiết xấu

Do vậy, cần sớm nhân rộng lúa giống siêu nguyên chủng đảm bảo chấtlượng ra sản xuất đại trà

Trang 26

+ Khả năng phát triển thương mại về giống trên thị trường: Giống là mộtnhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nóichung và với sản xuất lúa tám xoan nói riêng Do đó, giống được các hộ nôngdân trong và ngoài Hiệp hội rất coi trọng Chính vì vậy, nếu chi hội sản xuấtgiống áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật để cho ra sản phẩm giống có chất lượngcao thì đây sẽ là một mặt hàng kinh doanh phát triển tốt, một hướng thu nhậpquan trọng của Hiệp hội trong tương lai Với khoản đầu tư 2 kg/1 sào thì giá lúagiống không phải là vấn đề quá khó khăn đối với các hộ nông dân Do vậy, vấn

đề chất lượng giống là nhân tố quan trọng nhất Chi hội giống hoàn toàn có thểkhai thác được những lợi thế của mình để cung cấp giống ra thị trường mang lạigiá trị kinh tế cao Đây là hướng đi tốt mà chi hội giống cần phải tận dụng, trướctiên là cung cấp giống chất lượng cao cho toàn Hiệp hội, điều này ảnh hưởngđến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Hiệp hội Sau đó, có thể cung cấpgiống cho các hộ ngoài Hiệp hội, mang lại nguồn thu cho Hiệp hội và chính bảnthân các thành viên của tổ giống

III.2.5 Chi hội trưởng

Các chi hội trưởng là bộ phận lãnh đạo ở cấp cơ sở, là mắt xích quantrọng liên kết mối quan hệ giữa Hiệp hội với các hội viên Nếu mắt xích nàyđược cũng cố tốt sẽ giúp cho công tác chỉ đạo triển khai và giám sát chất lượngđược thực hiện tốt, giảm gánh nặng đối với ban lãnh đạo Tuy nhiên, vai trò củacác chi hội trưởng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế

Trên cơ sở đánh giá của các thành viên trong ban lãnh đạo, tổ chế biến, tổ

kỹ thuật và ban giám sát về các chi hội trưởng chúng tôi nhận thấy: Trong thờigian gần đây, mức độ tâm huyết của các chi hội trưởng đã giảm sút nghiêmtrọng Theo lý giải của họ là do chính sách trợ cấp của Hiệp hội không xứngđáng với công sức mà họ bỏ ra (300 nghìn/ 1 chi hội trưởng/ 1 vụ lúa), khoảnthu nhập tính trên khối lượng thóc thu mua cũng rất nhỏ do khả năng tiêu thụcủa Hiệp hội không lớn Khoản trợ cấp và chiết khấu thu được trong một vụ lúakhông đủ để họ trang trải cho các khoản chi phí trong quá trình chỉ đạo các hoạtđộng của Hiệp hội Điều này khiến cho việc triển khai các nội dung chỉ đạo của

Trang 27

ban lãnh đạo không được họ thực hiện đúng yêu cầu Nguyên nhân này kéo theohàng loạt các hiệu ứng đi kèm: Không thực hiện các quy chế của Hiệp hội, lẩntránh tham gia các cuộc họp của ban chấp hành, chậm trễ trong hoạt động chỉđạo và thiếu trách nhiệm trên cương vị của một chi hội trưởng Đây là nhữngbiếu hiện không tốt, nếu không muốn nói là tồi tệ trong hoạt động của Hiệp hội Theo ý kiến của các chi hội trưởng: Điều níu kéo họ vẫn gắn bó với hoạtđộng của Hiệp hội là do họ đang giữ vai trò là các đội trưởng sản xuất Với phầnkinh phí hạn hẹp nên trong hoạt động chỉ đạo của ban lãnh đạo Hiệp hội không

có tính ràng buộc về kinh tế và trách nhiệm Khi các chi hội trưởng không hoànthành yêu cầu của Hiệp hội thì ban lãnh đạo cũng không thể thực hiện các biệnpháp mạnh vì không có sợi dây nào đủ lớn trong mối quan hệ ràng buộc quyềnlợi và trách nhiệm của họ với ban lãnh đạo

Qua quá trình điều tra có thể thấy: Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt

động, với chức năng là một tổ chức dân sự hoạt động tự chủ, độc lập và tự chịutrách nhiệm, Hiệp hội hội gạo tám xoan Hải Hậu đã đi vào hoạt động có nề nếp

cả về nội dung và hình thức hoạt động Những khó khăn ban đầu trong quá trìnhhoạt động đã cơ bản vượt qua Thương hiệu gạo tám xoan Hải Hậu đã bước đầukhẳng định được vị trí của mình trên thị trường về uy tín và chất lượng Tuyvậy, do thành phần cơ bản của Hiệp hội là nông dân với những hạn chế về trình

độ chuyên môn, trình độ quản lý, khả năng nắm bắt thị trường và thiếu tính kỷluật trong việc chấp hành các quy chế của Hiệp hội đề ra Trong quá trình tổchức chỉ đạo, quản lý, giám sát và thực hiện các hoạt động sản xuất, chế biến vàthương mại của Hiệp hội còn nhiều hạn chế như: Cơ cấu tổ chức còn chồngchéo, nhiều bộ phận chưa hoàn thành đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.Nhiều thành viên trong ban chấp hành có những biểu hiện thiếu nhiệt tình vàtrách nhiệm với hoạt động của Hiệp hội Nguyên nhân của hiện tượng này là dokhâu tổ chức kém trong hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại Thiếuchiến lược trong kinh doanh, quản lý tài chính kém, thiếu minh bạch, không thuhút được các thành viên tham gia góp vốn Không có chính sách đãi ngộ đối vớicác thành viên

Trang 28

III.3 Xây dựng hệ thống quản lý CDĐL “Hải Hậu” cho sản phẩm gạo tám xoan.

CDĐL “Hải Hậu” cho sản phẩm gạo tám xoan là niềm tự hào của ngườidân Hải Hậu Nhưng để duy trì và phát triển thương hiệu này đòi hỏi phải cómột cơ quan tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm quản lý và phát triển Qua

đó khẳng định vị trí của một thương hiệu được Nhà nước bảo hộ trên thị trườngtrong và ngoài nước Vậy, câu hỏi đặt ra là đơn vị, tổ chức, cá nhân nào (HTX,Hiệp hội, doanh nghiệp, hay cá nhân…) có thể đảm nhiệm được vai trò sử dụng

và phát triển thương hiệu khi nó đã được bảo hộ

Nếu giao cho HTX nông nghiệp, phạm vi quản lý của HTX bao quát toàn

bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Hệ thống cán bộ

cơ sở được tuyển chọn tốt, có các cơ chế ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đốivới cán bộ cơ sở và nông dân, có cơ chế hoạt động chặt chẽ Đây là những thuậnlợi trong việc điều hành các hoạt động của toàn thể các hội viên Tuy nhiên,trong khi hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại của sản phẩm gạo támxoan đòi hỏi phải được chỉ đạo, quản lý và giám sát chặt chẽ từ khâu cung cấpgiống, giám sát ngâm ủ giống, làm đất, chăm sóc, thu hoạch Ngoài ra, khâugiám sát chất lượng, thu mua, chế biến, xây dựng và phát triển các kênh tiêu thụcũng cần được quản lý chặt chẽ Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động nàycũng phải được tách biệt với các hoạt động khác của HTX Với năng lực hiện tạicủa cơ cấu HTX không thể thực hiện được điều này Đó là chưa nói đến tínhthiếu nhạy bén trong nhân sự của HTX đã quen với hoạt động tập thể đơn thuầnhơn là hoạt động kinh doanh độc lập Theo đánh giá chung HTX không thể thựchiện được điều này

Nếu giao cho doanh nghiệp: Hiện nay, nông nghiệp là lĩnh vực thiếu hấpdẫn nhất đối với các nhà đầu tư Với một doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận là

ưu tiên hàng đầu Trong khi mặt hàng gạo tám xoan chỉ có sản phẩm đưa ra thịtrường chủ yếu vào 2 – 3 tháng trước và sau tết Trong khi thời gian đầu tư lạidài (6 – 7 tháng), phạm vi quản lý rộng, chi phí quản lý lớn và rủi ro lớn do thời

Trang 29

tiết Đây là nguyên nhân lớn gây khó khăn trong việc tìm ra doanh nghiệp chịutrách nhiệm quản lý vấn đề này Mặt khác, nếu doanh nghiệp đảm nhận vai tròquản lý và quyết định vì mục đính tối đa hóa lợi nhuận thì số phận của thươnghiệu sẽ đi về đâu? Vì vậy việc lựa chọn doanh nghiệp là đơn vị quản lý và khaithác thương hiệu là một giải pháp không khả quan.

Như vậy, việc quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu tên gọi xuất xứhàng hóa gạo tám xoan Hải Hậu được giao cho Hiệp hội – tổ chức dân sự củanông dân trong sản xuất và thương mại sản phẩm nông nghiệp Thành viên củaHiệp hội là những người có đủ năng lực, tâm huyết được các hội viên bầu ra đạidiện cho quyền lợi của các hội viên Đây là một hướng đi tốt trong tình hìnhhiện nay Tuy nhiên, Hiệp hội cần được tiến hành cải tổ hợp lý trong tổ chức,giám sát, quản lý sản xuất, chế biến và thương mại Tăng cường mối liên kếthơn nữa với các tổ chức, doanh nghiệp, tư nhân… trong và ngoài địa bàn, nhằmphát huy được hiệu quả trong hoạt động của mình Đặc biệt là vai trò của HTXtrong việc lập kế hoạch phân vùng sản xuất, định hướng sản xuất cho bà con xãviên; sản xuất lúa tám xoan phải được coi là cây trồng chiến lược trong cơ cấusản xuất, với chế độ tưới tiêu và chăm sóc riêng trong khu vực tập trung Chínhquyền địa phương cần phát huy hơn nữa trong vai trò là cơ quan giám sát cáchoạt động khai thác và phát triển thương hiệu Theo ý kiến của các thành viêntrong ban chấp hành về phương pháp cải tổ hoạt động của Hiệp hội cho rằng:

Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của Hiệp hội, chính quyền địa phương cầntham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Hiệp hội với vai trò giám sátquá trình thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong các khâu từ sản xuất, chế biến

và thương mại đảm bảo sản phẩm ra thị trường đúng với chất lượng đã đượcNhà nước bảo hộ

Các cơ quan chuyên trách cần xây dựng và ban hành quy chế quản lýCDĐL “Hải Hậu” đối với sản phẩm gạo tám xoan Làm cơ sở cho việc quản lý

và khai thác thương hiệu này trên thị trường Chỉ những sản phẩm đảm bảo tiêu

Trang 30

chuẩn chất lượng được Nhà nước bảo hộ mới được sử dụng thương hiệu CDĐL.Hiệp hội là đối tượng có nhiều ưu thế nhất trong việc thực hiện điều này.

Xuất phát từ các nguyên nhân trên, Cơ quan thực hiện dự án đã đề xuất

mô hình quản lý CDĐL nội bộ và bên ngoài như sau:

III.3.1 Phương án tổ chức hệ thống quản lý nội bộ CDĐL Hải Hậu cho sản phẩm gạo tám xoan

III.3.1.1 Mô hình kiểm soát chất lượng nội bộ cho gạo tám xoan Hải Hậu

III.3.1 1.1 Chức năng của tổ chức tập thể sản xuất và kinh doanh gạo tám xoan Hải Hậu

Tổ chức tập thể của người sản xuất, bảo quản, chế biến và thương mại sảnphẩm gạo tám xoan Hải Hậu sẽ có các chức năng sau:

Chức năng tổ chức và quản lí sản xuất:

- Quản lí hoạt động sản xuất của các thành viên bao gồm: diện tích, sảnlượng, địa điểm, quy trình kỹ thuật, thực hành sản xuất

- Tổ chức áp dụng và quản lí việc thực hiện quy trình canh tác chungnhằm nâng cao chất lượng và sự đồng đều của sản phẩm

Hiệp hội gạo tám xoan

CƠ QUAN KIỂM SOÁT

CHẤT LƯỢNG

Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

C¸c nhµ SX, KD kh«ng ph¶i lµ héi viªn

Trang 31

- Tổ chức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho cácthành viên

Chức năng tổ chức thu gom và chế biến sản phẩm

- Quản lý khâu thu hoạch, vận chuyển, phơi sản phẩm theo qui trìnhthống nhất để đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng

- Tổ chức chế biến sản phẩm theo các qui trình khác nhau

Chức năng tổ chức tiêu thụ và quản lí thị trường

- Quản lí hoạt động bảo quản, tiêu thụ sản phẩm của các thành viên baogồm: sản lượng, chủng loại về chất lượng, thị trường, giá bán

- Quản lí việc sử dụng tem nhãn, bao bì của sản phẩm khi đưa ra thịtrường

- Bảo vệ tên gọi và mở rộng thị trường sản phẩm

- Tổ chức triển khai xây dựng các kênh thương mại sản phẩm, hỗ trợ vàthúc đẩy các thành viên, tổ, nhóm thương mại tiêu thụ sản phẩm

Chức năng quản lí chất lượng

- Tổ chức và quản lí quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với các thành viêntrên các diện tích, đăng ký xin cấp quyền sử dụng CDĐL

- Tổ chức thực hiện các công cụ quản lí, kiểm tra về chất lượng sản phẩmcuối cùng khi đưa ra thị trường

Chức năng quản lí CDĐL

- Xây dựng hồ sơ, các điều kiện để đăng kí quyền sử dụng CDĐL

- Xác nhận và yêu cầu cơ quan quản lí CDĐL cấp nhãn mác, bao bìCDĐL cho các thành viên

- Phối hợp với cơ quan kiểm soát CDĐL bên ngoài để thực hiện việc quản

Trang 32

Tổ chức tập thể thực hiện các nội dung trong việc quản lí, xin cấp quyền

và sử dụng, cụ thể là:

Nội dung xin cấp quyền sử dụng CDĐL

- Xây dựng hồ sơ xin cấp quyền sử dụng CDĐL cho sản phẩm (theo quyđịnh của cơ quan quản lí CDĐL tại địa phương)

- Xây dựng các quy định hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ CDĐLHải Hậu cho gạo tám xoan

Nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ:

- Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh của các thành viên: hồ

sơ thành viên (diện tích lúa giống, diện tích lúa thương phẩm, sản lượng dự kiến,địa điểm, khả năng bảo quản, kinh doanh )

- Tổ chức quản lí sản xuất: Xây dựng, tổ chức áp dụng các quy trình bắtbuộc về canh tác, chế biến, bảo quản sản phẩm mang CDĐL: hồ sơ theo dõi, ghichép trong quá trình sản xuất, bảo quản sản phẩm

- Quản lí chất lượng sản phẩm: xây dựng tiêu chí về chất lượng cụ thể:tiêu chí phân loại sản phẩm (mùi, độ mềm, độ dính, độ bóng, vị ngon, các chỉtiêu định lượng khác ), kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng nhãn mác, baobì

- Xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện quy chế trong đăng kí tem nhãn,

sử dụng tem, nhãn sản phẩm…

- Tổng hợp số lượng, yêu cầu cơ quan quản lý CDĐL cấp tem CDĐL chocác lô sản phẩm của các thành viên hoặc chứng nhận số lượng sản phẩm đạt tiêuchuẩn để tổ chức tập thể tự in tem

- Quản lí thị trường: xác định và quản lí số lượng tiêu thụ của từng thànhviên thương mại, sử dụng nhãn mác chung, yêu cầu sửa đổi, thống nhất về nhãnmác sản phẩm

Mô hình tổng thể của hệ thống quản lí CDĐL Hải Hậu cho sản phẩm gạotám xoan của tổ chức tập thể được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Trang 33

1 Nộp đơn xin cấp quyền sử dụng CDĐL

2 Kiểm tra và cấp quyền sử dụng CDĐL cho các tổ chức tập thể

Hộ sản xuất

1

Cơ quan quản lí CD

ĐL của địa phương

Tổ chức tập thể (sản xuất, chế biến, kinh doanh)

Hộ chế biến, kinh doanh 1

Hộ chế biến, kinh doanh n

Hộ sản xuất n

(2) Đăng

kí diện tích sản xuất theo CDĐL hàng năm

(3) Quản lí dựa trên diện tích đã đăng kí đầu năm của các thành viên: quy trình sản xuất bắt buộc, chất lượng, số lượng sản phẩm cuối cùng

(4) Phân loại, đánh giá khối lượng sản phẩm đưa ra thị trường: đăng lí

sử dụng tem, nhãn

(7) Quản lí thị trường, sử dụng tem nhãn, khả năng truy suất của sản phẩm

(5) Tổng hợp số lượng, danh sách để xin cấp tem

CD ĐL (6) Cấp tem sử dụng CD ĐL theo số lượng đăng kí

(8) Nộp báo cáo hàng năm

về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng tem CD ĐL

Nội dung 3: Báo cáo hàng năm lên cơ quan quản lý CD ĐL

Sơ đồ 1: Mô hình tổng thể trong quản lí CDĐL của tổ chức tập thể sản xuất và kinh doanh gạo tám xoan Hải Hậu

Trang 34

III.3.1 1 3 Quy trình thực hiện hoạt động xin cấp quyền sử dụng CDĐL

Bước 1: Xây dựng hệ thống quản lí, tổ chức và thực hiện hệ thống quản lí

nội bộ cho tổ chức dự định xin sử dụng CDĐL

Trước khi xin cấp quyền sử dụng CDĐL, cần phải xây dựng các điều kiện

để xin cấp quyền theo quy định, bao gồm:

- Bản mô tả về hoạt động sản xuất: diện tích sản xuất, vị trí lô thửa,

- Quy trình canh tác trong sản xuất và chế biến (đặc biệt là đủ điều kiện để

áp dụng quy trình kỹ thuật bắt buộc)

- Quy chế tổ chức, theo dõi và kiểm soát về chất lượng sản phẩm

- Bản mô tả chất lượng sản phẩm (loại sản phẩm, tiêu chí của từng loại )

- Mẫu mã, bao bì đăng kí sử dụng

Bước 2: Xây dựng hồ sơ xin đăng kí sử dụng CDĐL

- Nếu trong trường hợp của tổ chức tập thể thì việc này sẽ do tổ chức tậpthể đệ trình đơn và là chủ thể sử dụng chỉ dân địa lí

Bước 3: Theo đuổi đơn và xử lí các vấn đề xẩy ra theo yêu cầu của cơ

quan tiếp nhận đơn (cơ quan quản lí về CDĐL tại địa phương)

III.3.1.2.Tổ chức vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ

III.3.1 2 1 Các quy trình thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Xây dựng hồ sơ sản xuất của các thành viên bao gồm: diện tích, hồ sơ

về diện tích trồng lúa, vị trí lô thửa, năng suất hàng năm

+ Khả năng chế biến của các hộ thành viên/tổ chức tập thể

+ Khả năng tiêu thụ gạo thương hiệu của các thành viên sản xuất: khốilượng, chủng loại, thời điểm bán,

+ Thiết lập hồ sơ quản lí hoạt động của các thành viên: mã hộ, lô thửa,đặc điểm và vị trí của lô thửa thông qua một phần mềm quản lí thông tin

Trang 35

Sơ đồ 2: Các bước xây dựng hiện trạng canh tác, sản xuất của tổ chức tập

thể sản xuất và kinh doanh gạo tám xoan Hải Hậu

Ghi chú: Các bước: 1, 2, 4, 5, 6, 7 do tổ chức tập thể thực hiện; các bước 3, 8 do

hộ thành viên thực hiện

Quy trình tổ chức đăng kí sản xuất theo CD ĐL hàng năm

- Mục tiêu: Xác định lại thông tin về khả năng sản xuất của các thànhviên, xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm CD ĐL hàng năm

- Nội dung:

+ Các thành viên đăng kí diện tích sản xuất của hộ gia đình theo CDĐL(thường triển khai vào đầu vụ)

+ Lập danh sách và hồ sơ diện tích mang CD ĐL hàng năm

(2) Yêu cầu kê khai và đăng

Không thống nhất được quan điểm

Không chấp nhận hồ sơ

Söa ch÷a

Cã c¨n cø

(6) Xây dựng hồ sơ quản lí

thành viên và hiện trạng canh

tác

Kh«ng cã c¨n cø

(1) Xây dựng mẫu phiếu, sổ

đăng kí các thành viên và

một mẫu thống nhất riêng cho từng tổ chức

(8) Tiếp nhận thông tin để đánh mã số hộ, lô thửa

Trang 36

+ Xây dựng các chương trình, kế hoạch sản xuất, chế biến và kinh doanhhàng năm của tổ chức tập thể, các hộ thành viên

Sơ đồ 3: Các bước tổ chức đăng ký về sản xuất CD ĐL hàng năm

Ghi chú: Bước 3 do hộ thành viên sản xuất thực hiện, các bước còn lại do tổ

chức tập thể thực hiện

Quy trình tổ chức kiểm tra giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc

- Mục tiêu: Ban hành và kiểm soát việc áp dụng các quy định về quy trình

kỹ thuật bắt buộc của các thành viên

(2) Yêu cầu kê khai và đăng kí

vào đầu vụ

(3) Hộ sản xuất sẽ tự kê khai

theo mã số lô thửa đã có trong

Không thống nhất được quan điểm

(5) Tổng hợp về thông tin của

(1) Xây dựng mẫu phiếu, sổ

đăng kí sản xuất hàng năm

(7) Xây dựng kế hoạch sản xuất, chế biến và thương mại

hàng năm

(8) Xây dựng hồ sơ trình cơ quan quản lí về

CDĐL để báo cáo khối lượng sản phẩm CD

ĐL năm

Trang 37

- Nội dung: Dựa trên quy trình kỹ thuật bắt buộc sản xuất sản phẩm mang

CD ĐL, thực hiện các nội dung sau:

+ Xây dựng các công cụ trong quản lí quy trình kỹ thuật sản xuất baogồm: hồ sơ theo dõi sản xuất, chế biến, bảo quản, và thương mại; biên bản kiểmtra, xử lí vi phạm; quy chế kiểm tra, theo dõi của tổ chức tập thể đối với cácthành viên

+ Tổ chức hướng dẫn, yêu cầu người sản xuất thực hiện ghi chép hiệntrạng canh tác của hộ gia đình

+ Tổ chức thực hiện quy chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quytrình kỹ thuật của các thành viên

Sơ đồ 4: Các bước kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy trình kĩ thuật

sản xuất, chế biến và thương mại

Ghi chú: Bước 2 do hộ thành viên thực hiện, các bước còn lại do tổ chức tập thể

thực hiện

Quy trình xin cấp tem, nhãn mác, bao bì

- Mục tiêu: Quản lí và tổ chức thực hiện tem, nhãn mác và bao bì thốngnhất cho các tổ chức tập thể và cho sản phẩm CDĐL

(2) Thực hiện ghi chép thông tin vào sổ theo dõi

(3) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các thành viên

(4) Kiểm tra việc ghi chép sổ theo dõi của các

Xử lí vi phạm: - Đề nghị không cho sử dụng CD ĐL, hoặc đình chỉ sử dụng có thời hạn

Không vi phạm

Nếu vi phạm

Khiếu nại

(1) Xây dựng công cụ trong quản lí quy trình kỹ thuật bắt buộc

Khiếu nại

Đề nghị không cho

sử dụng CD ĐL

Không vi phạm

Trang 38

- Nội dung: Dựa trên cơ sở kiểm tra, đánh giá về thực hiện quy trình kỹthuật sản xuất bắt buộc, tổ chức tập thể thực hiện các nội dung sau:

+ Trường hợp các hộ tự thương mại sản phẩm: Hộ thành viên cùng với bộphận thương mại kiểm tra, đánh giá khối lượng sản phẩm có thể đạt được cácyêu cầu về chất lượng sản phẩm CDĐL theo các tiêu chí của tổ chức tập thể

+ Các hộ thành viên đăng ký tem, nhãn mác, bao bì lên tổ chế biến

+ Yêu cầu xin cấp tem CD ĐL lên cơ quan quản lí CDĐL tại địa phương+ Tổ chức tập thể phải xây dựng kế hoạch chuẩn bị nhãn mác, bao bì chocác thành viên

Trong trường hợp toàn sản phẩm được tổ chức tiêu thụ bởi tổ chức tập thểthì ban lãnh đạo chủ động lên kế hoạch số lượng tem, nhãn chung với sự giámsát của ban kiểm soát

Sơ đồ 5: Các bước triển khai xin cấp tem, nhãn mác và bao bì CD ĐL

(3) Đăng ký khối lượng

tem, nhãn mác, bao bì sử

dụng lên tổ chức tập thể

(2) Xây dựng biểu mẫu đăng ký sử dụng tem, nhãn bao bì

(4) Tổ chức kiểm tra, xác

nhận lại thông tin về mã

lô thửa, mã hộ và khối

lượng sản phẩm đăng ký

Kh«ng chÝnh x¸c Yªu cÇu söa ch÷a

Không thống nhất được quan điểm

(5) Tổng hợp về thông tin

về khối lượng tem, nhãn,

bao bì xin cấp

Tổ chức truy suất theo hồ sơ

(1) Kiểm tra, đánh giá

khối lượng sản phẩm đạt

tiêu chuẩn sử dụng

(7) Xây dựng kế hoạch về nhãn mác, bao bì cho thương mại theo đăng ký

Trang 39

Ghi chú: Bước 1, 3 do hộ thành viên thực hiện, các bước còn lại do tổ chức tập thể thực hiện (Lưu ý, trong trường hợp các tổ chức tập thể phải tự in tem CD

ĐL thì cũng tiến hành theo các bước tương tự Khi đó, các tổ chức phải chấp hành qui định về hình thức, kiểu dáng và chất lượng tem CD ĐL theo yêu cầu của cơ quan quản lý CDĐL)

+ Tổ chức trao tem CD ĐL, nhãn mác, bao bì sản phẩm cho các thànhviên đăng ký Đảm bảo tem, nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm chỉ sử dụng chocác sản phẩm được lựa chọn đáp ứng các điều kiện đặc thù về chất lượng đã quyđịnh

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng tem, nhãn và bao bì sản phẩm

(Lưu ý: Các tổ chức phải trả tiền tương ứng với số lượng tem CD ĐL nhận từ cơ quan quản lý CDĐL/cơ quan kiểm soát bên ngoài Khoản chi phí này sẽ được tính vào chi phí quản lý nội bộ của tổ chức, các thành viên tham gia sẽ đóng góp theo diện tích/sản lượng đăng ký sản xuất CD ĐL).

Trang 40

Ghi chú: Bước 3, 5 và 6 do hộ thành viên thực hiện, các bước còn lại do tổ chứctập thể thực hiện

Quy định đối với thương mại sản phẩm CD ĐL

Nội dung này sẽ quy định các nguyên tắc trong hoạt động thương mại sảnphẩm của các tổ chức, các hộ thành viên khai thác CDĐL Yêu cầu trong hoạtđộng thương mại:

- Sổ theo dõi thương mại: Mọi họat động thương mại của tổ chức tập thể,các thành viên đối với sản phẩm CD ĐL đều được ghi chép vào sổ theo dõithương mại Các thông tin chính bao gồm: Họ tên người mua, địa chỉ (nếu cóthể), số lượng, thời gian mua, lô sản phẩm Hoạt động này sẽ dựa trên phiếu bánhàng

- Hợp đồng thương mại: các hoạt động tiêu thụ sản phẩm với khối lượnglớn, thường xuyên, đặc biệt là bán cho các đại lý, siêu thị, công ty phân phối,của hàng bán lẻ đều phải có hợp đồng, trong đó phải quy định:

(3) Tổ chức đóng gói, phân loại sản phẩm theo các tiêu chí cụ thể

(1) Cấp tem, nhãn, bao bì sản phẩm theo kết quả của cơ quan quản lí CDĐL

Không đúng so với đăng kí

Yêu cầu sửa đổi theo kết quả kiểm tra

(4) Kiểm tra chất lượng sản phẩm

đã phân loại

Không đạt tiêu chuẩn

(5) Đói gói, dán tem, nhãn và bao

bì sản phẩm

(6) Tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Không khiếu nại Bán ra thị trường

không sử dụng tem nhãn Xử lí vi phạm hộ t.viên

(2) Lập sổ theo dõi việc cấp tem, nhãn, bao bì sản phẩm

Không cho

sử dụng tem nhãn CD ĐL

Tổ chức đóng gói, kiểm tra chất lượng và

sử dụng tem, nhãn

Cấp tem, nhãn, bao bì sản phẩm cho hộ thành viên

Khiếu nại

Không đủ tiêu chuẩn

Ghi chép vào sổ theo dõi sản xuất của hộ thành viên

Khiếu nại

Sơ đồ 6: Các bước triển khai quy trình kiểm tra chất lượng, quản lí sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm

Ngày đăng: 04/03/2016, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w