Kiến đóng góp của học sinh cho phương án tăng học phí đại học.

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học (Trang 39 - 42)

Một dự án, một chính sách có thực sự đạt được kết quả trong thực tế hay không, thì chúng tôi nghĩ rằng phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề chính sách đó có hợp lòng dân hay không. Chính vì vậy, việc tìm hiểu ý kiến đóng góp của học sinh lớp 12 là điều vô cùng cần thiết. Và các em đã cho chúng tôi những ý kiến đóng góp như sau:

Frequency Percent PercentValid Cumulative Percent

Valid không nên tăng ,

giữ nguyên. 39 42.4 51.3 51.3

Tăng vừa phải phù hợp với nhu cầu của xã hội

16 17.4 21.1 72.4 Đồng ý tăng, đồng thời nâng chất lượng giáo dục 10 10.9 13.2 85.5

Nên tăng theo

ngành học 4 4.3 5.3 90.8

khác 7 7.6 9.2 100.0

Total 76 82.6 100.0

Missing System 16 17.4

Total 92 100.0

tăng khoảng 200.000-300.000đồng; nên tăng theo thời kỳ, có thể theo chu kỳ hai năm một và phải phù hợp với điều kiện của kinh tế Việt Nam. Như thế, học phí sẽ tăng theo cùng sự phát triển kinh tế của người dân, có như vậy thì việc áp dụng tăng học phí sẽ được dễ dàng chấp nhận hơn.

Ngoài ra, có 4.3% ý kiến cho rằng Bộ Giaó Dục và Đào Tạo nên tăng tùy theo trường, theo ngành. Có nghĩa là những trường, những ngành đào tạo tốn nhiều chi phí hơn thì nên đóng nhiều tiền hơn; còn những ngành, những trường đào tạo với chi phí tương đối thấp thì đóng tiền ít hơn. Bộ Giaó Dục và Đào Tạo không nên đánh đồng tất cả các ngành, các trường như nhau.

Đặc biệt , các học sinh lớp 12 đặc biệt chú trọng đến chất lượng đào tạo ở bậc đại học. Các em cho rằng nếu muốn tăng học phí thì phải bảo đảm chất lượng đào tạo cũng phải được nâng theo. Theo chúng tôi được hiểu thì điều đó có nghĩa là nguồn học phí đó phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích để đầu tư nâng cao chất lượng của giáo dục đại học. Nhóm khảo sát của chúng tôi đã đặt ra một vấn đề với các em rằng: giả sử Đại học quốc tế RMIT tại Việt Nam được một nguồn hỗ trợ rất lớn, do đó chí phí đào tạo sinh viên phải đóng ngang bằng với mức học phí cao nhất mà Bộ Giaó Dục và Đào Tạo đưa ra là 900.000đ/tháng thì các em sẽ chọn học Đại học nào? Thì đa số các em đều chọn học ở RMIT:

Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid Co 60 65.2 65.2 65.2 Khong 32 34.8 34.8 100.0 Total 92 100.0 100.0

Theo bảng trên thì có 65.2% các em học sinh sẽ chọn RMIT. Sự lựa chọn của các em dành cho RMIT là vì các em cho rằng: RMIT đào tạo tốt, cơ sở vật chất thuận lợi cho người học, ra trường dễ xin việc hơn vì là bằng quốc tế. Nói một cách khác đi là các em tin tưởng vào chất lượng đào tạo và danh tiếng bằng quốc tế của Đại học RMIT hơn là của Đại học Việt Nam. Chính vì thế chúng tôi nghĩ rằng ý kiến tăng học phí phải đảm bảo tăng chất lượng đào tạo là một ý kiến hiển nhiên và chính đáng.

KẾT LUẬN.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên đều biết và hiểu về phương án tăng học phí mà Bộ Giaó Dục và Đào Tạo đưa ra. Nhưng mức độ biết rõ không chiếm tỉ lệ cao nhất, sinh viên đa số là biết ít về phương án này. Sự phản ứng của họ là không đồng tình với mức tăng học phí vì họ cho rằng mức học phí mà Bộ Giaó Dục và Đào Tạo đưa ra là quá cao so với mức sống hiện tại của người dân. Đồng thời, họ cho rằng chất lượng giáo dục hiện nay chưa đủ tạo cho họ niềm tin rằng, khi học phí được tăng lên thì chất lương giáo dục cũng nâng cao ngang tầm. Như vậy, cần thiết phải có phương án cụ thể, chi tiết hơn và học phí nên tăng từ từ theo từng năm.

Về phía học sinh, các em cũng không tán thành với phương án này. Đa phần học sinh không biết rõ về phương án của Bộ Giaó Dục và Đào Tạo, nhưng các em lại tỏ ra rất quan tâm khi nghe nói về nó. Các em khẳng định rằng, khi mức học phí tăng quá cao như vậy thì sẽ gây nhiều trở ngại cho các bạn có gia đình khó khăn. Sau khi tốt nghiệp PTTH, nếu Bộ Giaó Dục và Đào Tạo áp dụng ngay phương án này trong thực tế, các em sẽ không chuyển ngành học nhưng sẽ chuyển từ bậc Đại học xuống học Cao đẳng hoặc Trung học chuyên nghiệp. Như vậy, các em sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi được đúng ngành nghề mình yêu thích nhưng mức học phí phải đóng thì thấp hơn.

Sau khi đã hoàn thành cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều hạn chế nhất định trong quá trình nghiên cứu:

 Về phía sinh viên, chúng tôi không đủ điều kiện để có thể tiến hành tìm hiểu thái độ của sinh viên thuộc các khối ngành khác như: Tự nhiên, Sư phạm… Chính vì vậy, chúng tôi không có được những thông tin bao quát một cách toàn diện, cũng như không có được sự so sánh về thái độ, ý kiến của sinh viên thuộc các khối ngành khác nhau.

 Về phía học sinh, chúng tôi chỉ có thể thu thập thông tin từ học sinh lớp 12 của một trường phổ thông thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà không thể mở rộng phạm vi nghiên cứu về cac vùng nông thôn. Đối với học sinh Thành phố, chúng tôi chưa thấy rõ được tác động của học phí đến sự lựa chọn trường và ngành của các em, nhưng nếu có điều kiện và thời gian tiến hành nghiên cứu thêm ở vùng nông thôn thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy rõ được sự khác biệt trong xu hướng chọn ngành nghề của các em học sinh lớp 12.

KIẾN NGHỊ.

Theo khảo sát chúng tôi thấy rằng hầu hết những học sinh, sinh viên đều tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc truyền tải thông tin. Vì thế cần phát huy hơn nữa vai trò của truyền thông đại chúng trong việc truyền tải các thông tin, các chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ Giaó Dục và Đào Tạo nên tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để thăm dò dư luận xã hội, nắm bắt kịp thời những ý kiến phản hồi, góp phần làm hoàn thiện các chính sách cho được thiết thực và khả thi hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng việc tăng học phí là việc rất cần thiết cho một đất nước muốn nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Thế nhưng việc tăng học phí của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần phải tiến hành tăng theo từng ngành, từng trường. Bên cạnh đó cần phải phối hợp đồng bộ giữa mức lương, mức học bổng và chế độ vay vốn cho sinh viên.

Tạo điều kiện khuyến khích các ngân hàng ngoài nhà nước tham gia hỗ trợ cho sinh viên vay vốn.

Tăng học phí nhưng đồng thời phải nâng cao chất lượng đào tạo đảm bảo cho sinh viên khi ra trường có việc làm.

Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh với các nội dung: giúp học sinh đánh giá đúng lực học của bản thân, khả năng kinh tế của gia đình, cần công bố rõ ràng mức học phí của từng trường đại học để phụ huynh và học sinh dễ dàng trong việc chọn trường.

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học (Trang 39 - 42)

w