Kiến của sinh viên.

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học (Trang 26 - 31)

Sự phản ứng của sinh viên cũng như người dân là rất lớn. Họ đều cho rằng tăng như vậy là quá cao. Có rất nhiều sinh viên cho rằng việc tăng học phí như vậy sẽ khiến các bạn sinh viên sẽ phải nghỉ học, hay sẽ phải làm thêm nhiều hơn và ảnh hưởng nhiều đến học tập là điều không tránh khỏi.

Có rất nhiều sinh viên đưa ra ý kiến của mình về tăng học phí. Vấn đề học phí là cần thiết nhưng phải tăng sao cho phù hợp với mức thu nhập của người dân lao động Việt Nam, nên thực hiện tăng học phí theo một lộ trình nhất định , nghĩa là mỗi học kỳ tăng lên một ít. Họ cũng đồng ý với việc tăng học phí đại học nhưng với điều kiện là phải tăng chất lượng đào tạo.

Từ trước đến nay, học phí của sinh viên được các trường chi 43% cho cơ sở vật chất ,35% cho lương giáo viên, 25% cho quản lý. Nhưng sinh viên không biết tiền đầu tư của mình được sử dụng như thế nào, hiệu quả đem lại ra sao. Nếu cơ sở vật chất thiếu thốn hay trình độ giảng viên hạn chế thì họ cũng không dám lên tiếng hoặc phản ánh yếu ớt vơí tâm lý, “nói cũng không ai giải quyết”.

Đã đến lúc các trường cần có một bản kê khai chi tiết, minh bạch về mọi khoản chi công khai cho sinh viên tham khảo và đóng góp ý kiến.

Khi sự đầu tư của nhà trường không hiệu quả, sinh viên có quyền khiếu nại và đòi hỏi trách nhiệm xử lý của nhà trường. Ngoài ra, các trường cũng cần công khai số lượng sinh viên ra trường mỗi năm: bao nhiêu có việc làm, bao nhiêu thất nghiệp, khả năng thích ứng với cuộc sống đến đâu. Đây là con số chính xác nhất đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Theo lời của một sinh viên cho biết: “Theo tôi thì tăng học phí là điều nhất thiết phải làm để tăng chất lượng của giáo dục nước ta, nhưng cũng thiết nghĩ là không nên tăng quá cao, chỉ nên tăng khoảng gấp đôi mức hiện nay (350.000 đ). Nhưng bên cạnh việc tăng học phí thì cũng cần phải có các chính sách để hỗ trợ sinh viên nghèo có điều kiện để theo học như : tăng mức học bổng ( gấp đôi hiện nay ) để khuyến khích việc học những sinh viên nghèo mà đạt kết quả suất sắc hoặc giỏi thì được miễn học phí , đồng thời Bộ cũng nên tạo điều kiện để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và trao thưởng cũng như tạo đầu ra cho những phát minh sáng chế,… Nói chung, là tạo điều kiện cho người tài được học, được phát triển và đồng thời qua đó cũng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước”.

Chúng ta thấy việc sinh viên đưa ra ý kiến cần phải đẩy mạnh vai trò của ngân hàng chính sách và các tổ chức liên quan là có lý do của họ. Vì trên thực tế

các ngân hàng chính sách hỗ trợ cho sinh viên không đáp ứng được hết số lượng sinh viên cần hỗ trợ. Vì vậy mà số lượng sinh viên này đã phải lựa chọn nhiều phương án để có thể tiếp tục duy trì việc học tại trường cũng như cuộc sống ở thành phố vốn đã rất khó khăn.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh để mở rộng cho vay du học, đó cũng là hình thức cấp tín dụng cho sinh viên, chỉ khác là theo lãi suất thị trường. Khi ngân hàng tham gia cho sinh viên vay, ngân hàng sẽ chọn lựa kỹ đối tượng vay, chỉ cho vay những sinh viên thật giỏi. Nếu sinh viên có nhu cầu chính đáng , ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn để sinh viên chi trả các khoản học phí đào tạo có chất lượng cao hơn, không nhất thiết cứ bình quân chỉ có 300.000đ/ tháng như quĩ tín dụng sinh viên đang cho vay.

Cuộc nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên phạm vi sinh viên trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn. Những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên xung quanh việc tăng học phí còn có ý kiến về vấn đề tăng học bổng.

Theo phía Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra : nếu Chính phủ chấp thuận , sắp tới đây học bổng của sinh viên sẽ có bước tăng đột phá. Cụ thể, một sinh viên đại học có học lực xếp loại xuất sắc (ĐTB 9,0 trở lên) sẽ được nhân mức học bổng là 600.000đ/tháng.

Trong khi đó 900.000đ/tháng là số tiền học mà sinh viên phải đóng. Bên cạnh đó , họ phải lo cho cuộc sống hàng ngày. Không phải sinh viên nào cũng được học bổng, vì vậy, ý kiến mà sinh viên đưa ra cho vấn đề học bổng là hoàn toàn chính đáng. Học bổng phải tăng phù hợp với mức tăng học phí mới.

Nhưng việc tăng học phí đồng thời phải tăng chất lượng giáo dục là ý kiến của 30% sinh viên trong cuộc nghiên cứu.

Bên cạnh những sinh viên đồng tình còn có những sinh viên không đồng tình chiếm 49 % tổng số sinh viên trong cuộc nghiên cứu. Vì những sinh viên này cho rằng nếu tăng sẽ gây cản trở cho những sinh viên nghèo không có điều kiện đi học, làm cho quá trình học tập của sinh viên không được đảm bảo vì bị ảnh hưởng bởi thời gian đi làm thêm.

“ Với mức học phí hiện nay gia đình tôi đã rất khó khăn , bố mẹ làm nông thu nhập một tháng cũng chi 500.000 đồng một tháng , gửi lên cho tôi một nửa, một nửa để ở nhà nuôi các em tôi. Với mức tiền như vậy không đủ nuôi tôi ăn chứ đừng nói là đóng học phí. Để có thêm tiền học và ăn ở nơi thành phố tôi phải kiếm thêm việc làm sau giờ học. Đã vất vả bây giờ còn tăng học phí thì chắc tôi bỏ học mất. Nên mình mong muốn không nên tăng học phí nữa”.

Do nhu cầu học tập để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ các ngành, đặc biệt là nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm trong điều kiện nền kinh tế thị trường và chủ trương mở rộng đối tượng học tập , phương thức đào tạo linh hoạt (đào tạo tại chức , đào tạo mở, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn) nên quy mô đào tạo không tập trung tăng rất nhanh. Số sinh viên hệ đào tạo tại chức đại học , cao đẳng trong năm 1996 so với những năm 80 đã tăng lên gấp 4-5 lần. Bên cạnh đó, còn có việc xây dựng và phát triển các trường đại học và cao đẳng bán công.

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nguồn cung cấp tài chính cho giáo dục đại học chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Thực hiện chính sách “đổi mới”, mặc dù còn khó khăn, nhà nước vẫn duy trì tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đào tạo ở mức 10% tổng ngân sách nhà nước. Phần dành cho giáo dục đại học khoảng 3%. Theo quy định 248/HĐBT, năm 1993 nhà nước còn cho phép dành 5% ngân sách xây dựng cơ bản để xây dựng trường. Tuy vậy, cơ sở vật chất và nguồn tài chính cho giáo dục đại học vẫn còn rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, từ năm 1989, Chính phủ đã quy định thực hiện chính sách đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, thể hiện ở điều 36 Hiến pháp năm 1992 :” Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục” đồng thời, “khuyến khích các nguồn đầu tư khác”. Đây là một thay đổi quan trọng , phản ánh một thực tế trong điều kiện kinh tế xã hội mới, khi ngân sách nhà nước không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu đang tăng lên mạnh mẽ của giáo dục và đào tạo thì cần có sự chia sẻ gánh nặng này bằng các nguồn lực khác trong xã hội. Hiến pháp 1992 cũng đã thể chế hoá việc đóng góp của người hưởng quyền lợi học tập thông qua hình thức đóng học phí. Điều 60 hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà nước thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học bổng”; Điều 59 hiến pháp năm 1992 nên rõ chỉ có “bậc tiểu học là bắt buộc và không phải trả học phí”, “Nhà nước có chính sách học phí, học bổng” đối với bậc học khác. Theo chính sách đa dạng hoá này, ngoài ngân sách Nhà nước, tài chính cho giáo dục và đào tạo sẽ được khai thác từ các nguồn khác nhau, trong đó có học phí.

Việc thực hiện chính sách học phí mang nhiều ý nghĩa khác nhau: học phí là một trong những nguồn kinh phí quan trọng nhất để phát triển giáo dục đại học trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Thông qua chính sách học phí, nhà nước thực hiện điều tiết quy mô và cơ cấu giáo dục đại học.

Thông qua học phí, Nhà nước thực hiện chính sách xã hội và thực hiện công bằng xã hội. Với ý nghĩa như vậy, trong những năm 90, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh học phí:

- Lần thứ 1 theo quyết định số 241/TTg, ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thu học phí đối với tất cả học sinh, sinh viên theo học tại các trường

công lập ( trừ bậc tiểu học ). Đây là lần đầu tiên nhà nước chính thức quy định mức học phí đối với giáo dục các cấp.

- Lần thứ 2, sau 5 năm thực hiện quyết định 241/TTg, mức học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập được quy định lại theo quyết định số 70/1998/QĐ- TTg ngày 31/3/1998 học phí được phân chia thành nhiều mức độ khác nhau. Khung mức học phí chia theo khoảng cách lớn có ưu điểm là cho phép xác lập những mức khác nhau tuỳ thuộc vào loại trường, địa điểm trường và ngành nghề đào tạo phục vụ cho việc xác định và thực hiện chính sách về cơ cấu các ngành nghề đào tạo.

Học phí là nguồn thu lớn nhất chiếm 60%-70% tổng số thu ngoài ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, mức thu học phí rất khác nhau giữa các trường đại học. Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung trong các khối đào tạo thì khối đại học kĩ thuật và công trình có mức thu cao hơn các khối đại học loại khác. Mức thu của các trường đại học ở TP.HCM. cao hơn các trường vùng khác, thậm chí thu vượt khung cho phép của Chính phủ. Các trường cao đẳng có mức thu thấp hơn các trường đại học, đặc biệt các trường địa phương chỉ đạt được ở mức 50%-75% so với các trường trung ương. Mức thu của các trường cao đẳng địa phương và các trường tỉnh không giống nhau. Có những tỉnh hoặc cơ sở đào tạo có số lượng ưu tiên cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đào tạo. Do vậy cần có chính sách hỗ trợ cho những cơ sở giáo dục và đào tạo có số lượng lớn học sinh thuộc diện chính sách xã hội.

Có nhiều ý kiến khác nhau từ những nhà giáo dục mà chúng tôi đã thu được trong cuộc nghiên cứu này. Có ý kiến đồng ý nhưng cũng có ý kiến cho rằng phải tăng như thế nào và tăng ra sao? Có nên tăng hay không?

Theo ông Hứa Minh Triết - Vụ trưởng vụ khoa giáo phía nam cho biết “có một mâu thuẫn là học phí cao nhưng với mức học phí ấy thì chất lượng chưa đảm bảo vì thế mà các trường phải tăng học phí. Tôi nghĩ cái gì đến phải đến, nhưng vấn đề là làm như thế nào. Học phí tăng, khó khăn cho sinh viên thì phải có nguồn hỗ trợ.” (báo vietnamnet, 15/11/2005)

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nên tăng học phí nhưng đồng thời cũng phải tăng chất lượng đào tạo. Cần thay đổi cách dạy và học. Với cách dạy đọc chép cùng nội dung thi và kiểm tra bó gọn, vốn khá phổ biến cho đến nay thì dù đầu tư bao nhiêu cho thư viện cũng chẳng có được mấy thầy và trò quan tâm đến . Cũng tương tự, dù có đầu tư bao nhiêu trang thiết bị hiện đại cho phòng thí nghiệm, nhưng phần lớn giảng viên không hề tham gia nghiên cứu khoa học như hiện nay thì khoản đầu tư đó rất dễ trở thành sự lãng phí và đáng tiếc.

Tuy nhiên, cũng có thầy thì cho rằng tăng học phí là phù hợp với mức thu nhập của người dân Việt Nam. Vì theo thầy: “Nên tăng ở các trường công lập còn trường dân lập thì không nên tăng vì học phí các trường này đã quá cao.Nếu tăng quá cao thì các sinh viên phần lớn đều từ nông thôn theo học khó có thể tiếp tục và lúc đó sự lựa chọn nghề, ngành có thể bị bó gọn vào các trường sư phạm, các trường không mất tiền học phí. Có tăng học phí và chờ đợi những chính sách hỗ trợ cho sinh viên là điều rất khó. Vì trong xu hướng ngày nay, các trường đại học đang hướng tới tự chủ về tài chính. Như vậy thì hiện nay tự chủ về tài chính chưa ngã ngũ, chưa phải trường nào cũng thực hiện được. Hiện nay chỉ có trường Kinh tế thực hiện được hai năm nay. Và hơn nữa việc tăng học phí chưa chính thức nên vấn đề đưa ra chính sách hỗ trợ cũng chưa có.”

Đối với trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, các thầy làm công tác đào tạo cũng như làm quản lý cũng đưa ra ý kiến tăng vừa phải và các khoa cùng tăng ở một mức học phí.

Nếu nói rằng kinh phí phục vụ đào tạo còn thấp thì có nhiều cách khác tăng lên chứ không đơn giản là tập trung vào học phí. Việc quản lý nguồn kinh phí chính phủ chi cho ngành giáo dục một cách cẩn thận, có quy củ và trung thực sẽ giúp nguồn kinh phí đó hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, chưa thể nói ngành giáo dục đã quản lý tốt nguồn ngân sách được cấp. Việc thất thoát trong một số khâu của ngành giáo dục là một thực tế. Chỉ xét riêng việc ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ việc mua sắm thiết bị day học nhưng chất lượng và tiến độ công việc chậm chạp đã cho thấy có sự thất thoát. Nếu việc quản lý nguồn thu tốt hơn thì không cần phải tăng học phí, ngành giáo dục vẫn có đủ nguồn kinh phí cần thiết.

Và nếu như tăng học phí, liệu rằng chất lượng giáo dục có được tăng lên hay không? Trong khi nhìn nhận một cách trung thực, chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay rất thấp. Bằng cấp đại học của nước ta chưa được quốc tế công nhận. Sinh viên ra trường phải tự bươn chải và bỡ ngỡ nhiều vì kiến thức sách vở quá khác so với thực tế. Phương pháp giảng dạy còn lạc hậu khi việc học chủ yếu vẫn là đọc chép tạo nên sự thụ động tiêu cực từ phía người học. Chất lượng giáo dục đào tạo còn hạn chế, vậy tại sao lại tăng học phí? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần phải xem việc để các trường qui định mức học phí riêng là động lực để các trường cạnh tranh nhau về chất lượng đào tạo. Nếu tạo được cơ chế như thế thì chăùc chắn người thụ hưởng trực tiếp dịch vụ đào tạo là sinh viên sẽ được hưởng lợi và có như vậy mới mong duy trì được chức năng phục vụ lợi ích công cộng của các cơ sở đào tạo; để các cơ sở này luôn là tổ chức phi lợi nhuận với đúng nghĩa của nó.

Và cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề tăng học phí. Việc đưa ra quyết định cuối cùng của phương án tăng học phí này còn phải phụ thuộc vào sự

quyết định của Nhà nước và toàn dân. Tăng không có nghĩa là trở thành rào cản để tiến hành xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học (Trang 26 - 31)