Thái độ của học sinh trước phương án tăng học phí đại học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học (Trang 33 - 36)

phí mới trong tương lai hay những chính sách khác hỗ trợ bên cạnh, cho dù những chính sách ấy có khả thi hay không. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng mức học phí cao nhất mà Bộ Giaó Dục và Đào Tạo có thể áp dụng lại tác động rất lớn đến các em. Và chúng tôi nghĩ rằng, trước sự quan tâm đó, học sinh lớp 12 sẽ có những thái độ và phản ứng khiến cho những nhà chức trách có thẩm quyền đáng phải suy nghĩ.

2. Thái độ của học sinh trước phương án tăng học phí đại học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. và Đào Tạo.

Qua những số liệu thu thập được, mặc dù các em học sinh chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết ít chiếm 57.6%,biết rất ít chiếm 8.3%, trong khi đó biết rất rõ chỉ ở mức 13%, nhưng có thể nói rằng thái độ phản ứng, quan tâm của các em lại khá gay gắt.

Biểu đồ cùng bảng số liệu trên đã phản ánh rất rõ sự quan tâm của các em, trong tổng số 92 em được hỏi thì có đến 76 em (chiếm 82.6%) dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này. Hằng năm, cứ sau mỗi mùa tuyển sinh đại học bước vào năm học mới, chúng ta đều thấy trên báo chí đăng tải rất nhiều tin tức về những bạn tân sinh viên cần sự gíup đỡ của mọi người để trang trải học phí cho 4 năm ngồi trên ghế giảng đường. Nhiều sinh viên phải chạy khắp nơi, làm đủ mọi nghề để kiếm thêm tiền dành cho việc đi học. Thực tế đó đã cho chúng ta nhận định một điều là học phí đã trở thành một vấn đề gây rất nhiều trở ngại trong cuộc sống của sinh viên Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi cho rằng sự quan tâm đến 82.6% của các em học sinh lớp 12 là một điều hiển nhiên. Bởi phần lớn các em đều có khuynh hướng và nguyện vọng vào đại học, và vấn đề học phí có thể cản trở, gây khó khăn cho kinh tế gia đình, sâu xa hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến bước đường tiếp tục học tập của chính các em.

Thêm vào đó, sự quan tâm chú ý của học sinh lớp 12 trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không có sự phân biệt rõ về mặt giới tính và hộ khẩu. Điều này có nghĩa là, chúng tôi không thấy có sự khác biệt hay hơn kém nhau về mức độ quan tâm giữa các nam và nữ, giữa các bạn ở khu vực ngoại thành và nội thành. Điều này có thể là do các em đã được học chung với nhau khá lâu, được giáo dục trong một môi trường tương đối đồng nhất, đồng thời sự trao đổi thông tin, ý kiến diễn ra tương đối dễ dàng.

Sau khi đã được giới thiệu tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn về phương án tăng học phí của Bộ Giaó Dục và Đào Tạo, đặc biệt là thông tin Bộ Giaó Dục và Đào Tạo áp dụng mức học phí cao nhất 900.000đ/tháng/SV trong tương lai thì chúng tôi nhận được sự phản ứng rất sôi nổi. Hầu hết các em đều cho rằng mức cao nhất đó là mức tăng không hợp lý. Điều này thể hiện rõ trong bảng sau:

Frequency Percent PercentValid Cumulative Percent

Valid Có 3 3.3 3.3 3.3

Ko 89 96.7 96.7 100.0

Total 92 100.0 100.0

Khi hỏi về nguyên nhân vì sao mức tăng học phí là không hợp lý, chúng tôi đã có được bảng kết quả sau:

Frequency Percent PercentValid Cumulative Percent

Valid Gây khó khăn

cho sinh viên 41 44.6 46.6 46.6

Cản trở cho những gia đình khó khăn 29 31.5 33.0 79.5 Mức tăng quá cao 15 16.3 17.0 96.6 Khác 3 3.3 3.4 100.0 Total 88 95.7 100.0 Missing System 4 4.3 Total 92 100.0

Những con số trên đã nói lên thái độ của học sinh trong mẫu điều tra chúng tôi thu thập được: 96.7% cho rằng phương án đó không hợp lý so với 3.3% cho rằng hợp lý. Bằng cái nhìn trực quan không cần tính toán chúng ta có thể thấy rằng số học sinh cho rằng không hợp lý có số lượng đông hơn hẳn ý kiến còn lại. Có đến 44.6% cho rằng mức học phí đó sẽ gây khó khăn cho sinh viên; 31.5% cho rằng sẽ cản trở cho những gia đình gặp khó khăn và 16.3% cho rằng mức tăng đó là quá cao.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu hơn nữa, chúng tôi cũng đều thu nhận được những phản ứng cho rằng mức tăng đó không hợp lý, hay nói cách khác là thái độ không đồng tình từ chính học sinh, các bậc phụ huynh và các giáo viên chủ nhiệm lớp 12. Tất cả đều cho rằng nếu Bộ Giaó Dục và Đào Tạo tăng ở mức 5 triệu thì cha mẹ học sinh có thể cố gắng hơn nữa để tiếp tục cho con đến trường đại học. Nhưng dường như nếu tăng lên mức 8 triệu đến 9 triệu thì họ không có khả năng

đó là không phù hợp, thậm chí gay gắt hơn là sự không đồng ý với dự định đó là vì một lý do vô cùng quan trọng: mức tăng đó thực sự không phù hợp với nền kinh tế của người Việt Nam; không phù hợp với mặt bằng chung người nghèo nhiều hơn người giàu ở nước ta.

Những nước áp dụng mức học phí tính bằng hàng ngàn đô la Mỹ như: trường Đại học Williams của Mỹ chi phí tất cả mọi khoản cho sinh viên là 75.000USD/năm, nhưng sinh viên chỉ phải đóng 24.000USD/năm, hay như học phí ở các trường Đại học của Nhật khoảng 10.000USD/năm… trên thực tế là những nước có nền kinh tế phát triển cao, mức sống của người dân cũng không phải là thấp. Chính vì thế mức học phí đó đối với Việt Nam ta là quá cao nhưng nó lại phù hợp với nền kinh tế của chính đất nước họ. Thêm vào đó, hệ thống các chính sách của đất nước họ hỗ trợ, giúp đỡ, tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh viên đảm bảo quá trình học tập của mình. Còn đối với Việt Nam, GDP của chúng ta thấp hơn hẳn họ, năm 2005 vừa qua ước tính chỉ khoảng 640USD/người thì việc phải đóng với học phí cao đó dường như trở nên quá sức đối với họ, thậm chí là cả sự bất lực. Điều này được chứng minh qua ý kiến của một số phụ huynh học sinh: “… Chúng tôi sẽ phải ăn rau muống. Chị thử tính coi 1 năm hết 5 triệu, 4 năm hết 20 triệu rồi còn gì. Chúng tôi đâu có phải là ông Nhà nước mà có thể in ra được nhiều tiền, nhưng với mức 5 triệu thì chúng tôi có thể cố gắng hơn nữa để cho con tiếp tục đi học… nhưng với mức 9 triệu thì chúng tôi không đủ khả năng đâu”; hay như: “ mình sẽ cố gắng ở mức 5 triệu. Còn nếu tăng ở mức cao nhất thì tôi cũng không biết nữa”. Đa số những em học sinh và phụ huynh chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng họ có thể cố gắng, thế nhưng sự cố gắng đó chỉ là sự cố gắng trong điều kiện cho phép của chính bản thân gia đình họ. Và khi được hỏi sâu hơn, tất cả đều tỏ ra rất ái ngại cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn: “tăng học phí cao quá thì người thường làm sao đi học được”; “… lương tăng, học phí tăng, giá cả tăng luôn thì những người như công nhân làm gì có tiền cho con đi học”.

Chúng tôi không thấy có sự khác biệt về thái độ giữa những học sinh có gia đình khá giả và học sinh có gia đình khó khăn hơn. Nhìn chung mọi người đều cho rằng mức tăng đó thật sự không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và điều kiện sống của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w