Như chúng ta đã biết, phương án tăng học phí của Bộ Giaó Dục và Đào Tạo đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong xã hội, nhất là các gia đình có con em chuẩn bị thi vào đại học.
Tỷ lệ học sinh lớp 12 chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3 và thi vào Đại học là khá cao chiếm 75%, du học là 3.3%, CĐ – THCN chiếm 17.4%, học nghề là 1.1%, đi làm chiếm 1.1%.
Những số liệu trên cho thấy học đại học là nhu cầu thiết yếu của học sinh. Khi được hỏi vềø trường đại học và ngành học sẽ chọn thì phần lớn các bạn học sinh chọn những trường mình thích hoặc theo khả năng học lực của mình để làm sao đạt kết quả cao nhất.
Frequency Percent PercentValid Cumulative Percent
Valid Các trường khối
tự nhiên 3 3.3 6.5 6.5 Các trường khối Xã hội 5 5.4 10.9 17.4 Các trường khối sư phạm 5 5.4 10.9 28.3 Các trường khối Kỹ thuật 8 8.7 17.4 45.7 Khối Kinh tế 17 18.5 37.0 82.6 khác 8 8.7 17.4 100.0 Total 46 50.0 100.0 Missing System 46 50.0 Total 92 100.0
Vào đại học, đó không chỉ là ước mơ của học sinh mà còn là mong muốn của gia đình – niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng khi phương án tăng học phí của Bộ Giaó Dục và Đào Tạo công bố thì đã có 77.2% học sinh cho rằng có ảnh hưởng đến việc chọn trường của mình, 22.2% các em cho rằng không ảnh hưởng.
Bản thân học sinh, các em là học sinh lớp 12 nên đã có nhận thức được về hoàn cảnh gia đình của mình. Kết quả điều tra cho thấy có 68.5% học sinh trả lời nếu học phí tăng thì tiêu chí chọn trường đại học sẽ là học phí thấp ngành học yêu thích và chỉ có 2.2% nêu tiêu chí chọn trường đại học học phí thấp ngành học không yêu thích.
Có học sinh nói: “Em nghĩ rằng nếu ba mẹ em không đủ khả năng cho em theo học đại học với mức học phí đó thì em sẽ chuyển xuống học Cao đẳng hay
Một học sinh khác cho biết: “Em sẽ chuyển xuống Cao đẳng nhưng sẽ không chuyển ngành học vì em không thích”.
Kinh tế là một vấn đề quyết định đến sự vận động và phát triển của mỗi đất nước và là huyết mạch của mỗi gia đình. Không ai cho con cái mình đi học mà lại không muốn con cái mình học giỏi và học ngành nghề mà nó yêu thích, thế nhưng : “ Nếu tăng học phí lên 5 triệu / năm thì chúng tôi có thể gồng được, cố gắng được, còn nếu tăng 9 triệu / năm thì không cho nó đi học nữa”. Đó là một ý kiến của phụ huynh học sinh khi biết phương án tăng học phí, nhưng còn ý kiến khác là sẽ: “ Cố gắng lo trong khả năng của mình”.
Một phương án mà chúng tôi đưa ra là nếu học phí đại học Việt Nam ngang bằng với đại học quốc tế RMIT thì có học hay không? Có 65,2% trả lời có với các lí do :
• 19,6% cho rằng trường đào tạo tốt, cơ sở vật chất thuận lợi cho người học. • 12% : tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn học đại học quốc tế. • 9,8%: sau khi tốt nghiệp xin việc được dễ hơn vì là bằng quốc tế.
• 6,5% : các lí do khác.
Theo kết quả trên cho thấy phần lớn học sinh đề cao chất lượng đào tạo và có sở vật chất thuận lợi cho việc học tập khi chọn học ở RMIT. Bởi vì chúng ta cũng phải nhìn vào một thực tế là chất lượng đào tạo đại học của nước ta còn quá thấp, khi cung ứng nguồn nhân lực ra thị trường lao động hầu hết không đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế. Một vấn đề khách quan là chúng ta chưa có một sự đầu tư đúng mức cho giáo dục đào tạo nước nhà. Chính vì thế mà hậu quả là khi các công ty nhận người về làm, lại phải đào tạo lại từ đầu, dẫn đến tốn nhiều thời gian và công sức. Vả lại trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về lao động có chất lượng ngày càng trở thành vấn đề nan giải cho ngành giáo dục và đào tạo nước nhà.
Hiện tượng chảy máu chất xám đã và đang diễn ra trong xã hội và vấn đề đặt ra là tại sao lại có hiện tượng trên thì chúng ta đã biết.
Chính vì vậy mặc dù phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn thì một số gia đình vẫn chấp nhận cho con em họ ra nước ngoại học. Khi có đại học quốc tế RMIT ở Việt Nam mà với mức học phí ngang bằng mức học phí của nước ta thì phần lớn chọn học ở RMIT vì ở đó người ta đào tạo có định hướng – học đi đôi với hành nên khi ra trường thì học viên có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.
Mặt khác, như chúng ta đã biết, một nơi học có đầy đủ cơ sở vật chất sẽ giúp học viên có khả năng tư duy trực quan hơn và có thể phát huy được hết khả năng của nình. Chúng tôi nghĩ rằng nước ta cần có chính sách mở cửa để có thêm nhiều
trường đại học để học sinh có cơ hội lưa chọn những trường đáp ứng theo nhu cầu của họ chứ không phải chỉ có RMIT.
Như vậy, mặc dù điều kiện kinh tế gia đình không đủ đáp ứng nhưng nếu học phí đại học ngang bằng với nước ngoài thì sự lựa chọn của các bạn học sinh sẽ là đại học nước ngoài, họ chấp nhận đi làm thêm để theo học. Nền kinh tế thị trường đã tạo cho con người một sự năng động, nếu ở đâu đáp ứng được tốt nhu cầu - tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, chất lượng đào tạo cao thì nơi đó sẽ thu hút được học sinh theo học.