BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ PHÂN TÍCH HÀNH VI CHỌN NGÀNH THI ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
PHÂN TÍCH HÀNH VI CHỌN NGÀNH THI ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH
Mã số: CS2014.02.05 Chủ nhiệm đề tài: SV Nguyễn Chí Linh
Đồng Tháp, 05/2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
PHÂN TÍCH HÀNH VI CHỌN NGÀNH THI ĐẠI HỌC
CỦA HỌC SINHCÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH
Mã số: CS2014.02.05 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)
Đồng Tháp, 05/2015
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1 Nguyễn Chí Linh (Chủ nhiệm đề tài) ĐHQTKD11
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường 6 Bảng 3.2 Biểu đồ thể hiện điểm xuất phát của việc chọn ngành thi đại học 6 Bảng 3.3 Biểu đồ thể hiện các yếu tố thôi thúc các bạn học sinh phổ thông nghĩ đến việc chọn ngành thi Đại học 7 Bảng 3.4 Xếp hạng các nguồn thông tin 8
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 3 Hình 3.1 Đánh giá lựa chọn khối ngành thi Đại học 9 Hình 3.2 Các khối ngành được chọn thi Đại học 10
Trang 5DANH VIẾT TẮT
CTHN: Chương trình hướng nghiệp
ĐH: Đại học
GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo
THPT: Trung học phổ thông
TP: Thành phố
Trang 6PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết
Hiện nay, việc chọn ngành thi của các bạn học sinh hiện nay mang nặng tính thực dụng như: ngành nghề có cơ hội việc làm cao không? thu nhập ra sao? kinh tế gia đình có th ể đáp ứng hay không? cũng như năng l ực bản thân có phù hợp với ngành học mà họ lựa chọn?
Việc nghiên cứu hành vi chọn ngành để tìm hiểu xem: nhu cầu nội tại hay nhu cầu bên ngoài sẽ chi phối phần lớn quyết định; vai trò
và mức ảnh hưởng của từng nguồn thông tin; dựa trên thuộc tính nào
để chọn ngành học
Nghiên cứu nhằm giúp Ban lãnh đạo Nhà trường có cái nhìn thấu đáo hơn về xu hướng chọn ngành của học sinh phổ thông, nắm được xu hướng và đáp ứng kịp thời nhu cầu về các ngành học đang được học sinh ưu tiên lựa chọn, nên nhóm tác giả đã chọn đề tài
“Phân tích hành vi chọn ngành thi Đại học của học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Cao Lãnh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hành vi chọn ngành thi Đại học của học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Cao Lãnh Từ đó, đề ra giải pháp giúp trường Đại học Đồng Tháp nói chung và các trường Đại học trong và ngoài tỉnh nói riêng có những giải pháp thu hút học sinh chọn ngành học tại trường
Trang 72
-3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu này thực hiện khảo
sát tại 3 trường là THPT TP Cao Lãnh, THPT Đỗ Công Tường, THPT Thiên Hộ Dương trên địa bàn thành phố Cao Lãnh
Đối tượng khảo sát: Học sinh 12 tại 3 trường là trường
THPT
Thời gian thực hiện: đề tài được nghiên cứu từ tháng
05/2014 đến tháng 04/2015.
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu định tính Đồng thời nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
5 Lược khảo tài liệu
Nguyễn Phi Yến (5/ 2006) với đề tài “Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12”
Trang 8PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý thuyết
Trong phần cơ sở lý thuyết, tác giả đã trình bày khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi, tiến trình quyết định mua theo Philip Kotler, Mô hình nghiên cứu đề xuất
1.2 Mô nghiên cứu đề xuất
Dựa vào tiến trình quyết định mua của Philip Kotler để làm
căn cứ đề xuất mô hình Cụ thể là Nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Phi Yến (5/ 2006) lớp DH3KN1 trường ĐH An Giang “Hành vi chọn ngành thi Đại học của học sinh lớp 12” Vì vậy, dựa trên
nghiên cứu tác giả đã đ ề xuất mô hình theo Hình 1.1.
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tác động nội tại
Tác động bên ngoài
Nguồn thông tin cá nhân
Nguồn thông tin bạn bè
Nguồn thông tin gia đình
Nguồn thông tin từ trường
So sánh các giá trị, đặc tính,
giá
So sánh lợi ích của các
Thái độ của người khác
Các yếu tố bất ngờ
Problem recognition (Nhận ra nhu cầu)
Information search (Tìm kiếm thông tin)
Evaluation of alternatives (Xem xét các lựa chọn)
Purchase decision (Quyết định mua)
Trang 94
-CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÀNH VI CHỌN NGÀNH THI ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH 2.1 Giới thiệu tổng thể nghiên cứu của các trường THPT và các khối ngành Đào tạo
Theo số liệu thông kê của 3 trường THPT tổng cộng 982 học sinh 3 trường, đối với trường THPT Thiên Hộ Dương khoảng 310 học sinh, trường THPT Cao Lãnh 350 học sinh, THPT Đỗ Công Tường 322 học sinh Tác giả khảo sát 200 bảng hỏi theo phương pháp thuận tiện
Khối ngành thi ( dựa theo khung của bộ GD&ĐT) Khối ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội, Khối ngành Nhân văn, Khối ngành Ngoại ngữ, Khối ngành Sư phạm, Khối ngành Kinh tế, Khối ngành Văn hóa - Nghệ thuật, Khối ngành Kỹ thuật, Khối ngành Công nghệ, Khối ngành Nông - Lâm – Ngư, Khối ngành Y Dược, Khối ngành Quân sự, Khối ngành Cảnh sát – An ninh
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tác giả tiến hành lấy mẫu và nghiên cứu thông qua 2 giai đoan:
Nghiên cứu sơ bộ: Trên cơ sở thang đo dự thảo của mô hình
nghiên cứu tác giả tiến hành thảo luận nhóm mục tiêu (n = 9) nhằm tiến hành lọc ra được các biến liên quan đến hành vi chọn ngành
Trang 10đồng thời hiệu chỉnh thang đo Sau khi hiệu chỉnh, tác giả phỏng vấn thử bằng cách chọn ra 27 học sinh (mỗi trường 7 học sinh) để tham gia Kết quả thu được, tác giả nhận thấy không có sự thay đổi gì trong thang đo nên tác giả tiến hành nghiên cứu tiếp giai đoạn 2 nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức được thực
hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua bản câu hỏi khảo sát
Sau khi xây dựng bảng hỏi chính thức, tác giả tiến hành việc khảo sát ý kiến của học sinh lớp 12 với 200 phiếu tại 3 điểm trường bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Từ việc thu thập số liệu, tác giả tiến hành nhập và mã hóa dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 và Excel 2010 để tiến hành các phân tích số nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra
Trang 116
-CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả mẫu
Bảng 3.1 Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường
Đơn vị Cơ cấu mẫu kế hoạch Cơ cấu mẫu hợp lệ
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ
(%)
THPT Đỗ Công
Tường
THPT Thiên Hộ
Dương
(Nguồn: Thông tin khảo sát nghiên cứu)
Khi thu về 200 mẫu trong đó có 162 mẫu hợp lệ Với tổng số
162 mẫu hợp lệ thì trong đó học sinh nữ chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nam mà cụ thể thì có 98 học sinh nữ (chiếm 60,5%) và 64 nam học sinh (chiếm 39,5%) tham gia trả lời phỏng vấn
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Nhận thức nhu cầu
Bảng 3.2 Thể hiện điểm xuất phát việc chọn ngành thi ĐH
Thông tin mà các trường Đại học cung cấp 24,1% 75,9%
(Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu – Phụ lục 6)
Trang 12Khi phát phiếu khảo sát, đối với câu hỏi “Nhận thức của bạn
về việc chọn ngành thi Đại học bắt nguồn từ đâu?” thì đa phần
học sinh quyết định chọn ngành phù hợp với năng lực của bản thân (chiếm 68,5%) Nhưng họ cũng cho rằng sở thích cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của họ (chiếm đến 53,7%), bởi các học sinh cũng bi ết rõ nếu không có hứng thú, không có niềm đam mê sẽ khó tiếp thu và vận dụng những kiến thức về ngành mà họ đã chọn
Bảng 3.3: Mô tả về yếu tố thôi thúc nghĩ đến việc chọn ngành thi
Đại học
Muốn có nghề nghiệp vững chắc 77,2% 22,8%
Muốn có địa vị trong xã hội 35,2% 64,8% Muốn cống hiến cho xã hội 29,6% 70,4% Muốn khẳng định năng lực cá nhân 48,8% 51,2%
(Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu – Phụ lục 7)
Khi được hỏi “Điều gì thôi thúc bạn nghĩ đến việc chọn ngành thi Đại học?” thì phần lớn các bạn điều trả lời “Muốn có
nghề nghiệp vững chắc” (chiếm tỷ lệ 77,2%), “Muốn kiếm tiền”
cũng được các bạn lựa chọn nhiều nên (chiếm 61,1%) lượt lựa chọn
và có (35,2%) học sinh muốn chọn ngành thi Đại học vì “Muốn cống hiến cho xã hội”, riêng một phần nhỏ học sinh đưa ra những “Ý kiến khác” (chiếm 9%) trên tổng số phiếu khảo sát.
Trang 138
-3.2.2 Tìm kiếm thông tin
Bảng 3.4 Xếp hạng các nguồn thông tin
Mức độ quan trọng theo hạng Thuộc tính Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu – Phụ lục 9)
Qua quá trình thu thập dữ liệu và đưa số liệu vào công cụ SPSS chạy mô tả, sau đó đưa kết quả vào phần mềm Excel Ở phần mềm Excel ta tính được Max của các thuộc tính ta được kết quả ở bảng 3.2, ta thấy được mức độ của các thứ hạng theo quy ước từ hạng 1 đến hạng 9 với từng mức độ quan trọng khác nhau, trong đó 1
là ít quan trọng nhất và 9 là quan trọng nhất
Với hạng 1 được các bạn học sinh hướng về thuộc tính là
“Radio” chiếm 56,2% là thuộc tính ít được các bạn quan tâm nhất trong tất cả các thuộc tính và thuộc tính được đánh giá cao nhất với hạng 9 là chiếm 29,6% số lượt chọn ứng với thuộc tính “Internet” là thuộc tính mà các bạn học sinh cho là quan trọng nhất bổ trợ các bạn trong việc tìm kiếm thông tin để chọn ngành thi Đại học
Trang 143.2.3 Đánh giá lựa chọn
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện sự đánh giá khối ngành được chọn thi
Đại học
(Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu – Phụ lục 12)
Qua kết quả trên Hình 3.3 cho ta thấy rằng, đa số học sinh tập
trung nhiều nhất vào khối ngành “Y dược” (với số điểm là 7,17);
“Kinh tế” là một khối ngành được chọn ở vị trí thứ 2 (với số điểm là 7,10); khối ngành “Công nghệ” (với số điểm là 6,37) Đây là 3 khối
ngành được các bạn chọn cao hơn các khối ngành còn lại và thấp nhất là khối ngành Sư phạm chỉ có 5,52 số điểm
Những số liệu trên thể hiện rằng tuy có sự khác nhau về tỷ lệ của các khối ngành được chọn nhưng sự chênh lệch này không là quá cao Vì mỗi học sinh sẽ có những đánh giá về khối ngành thi khác nhau khi dựa trên các thuộc tính: sở thích, nhu cầu, điều kiện kinh tế… của mỗi người khác nhau nên việc đánh giá chọn ngành thi cũng
sẽ khác nhau
6,16 6,15
5,52 6,37
7,10
5,88 7,17
Khoa
học xã
hội
Kỹ
Thuật
Sư phạm
Công nghệ
Kinh tế Nông
Lâm -Ngư
Y dược
Trang 1510
-3.2.4 Quyết định chọn
Hình 3.2 Các khối ngành được chọn thi Đại học
(Nguồn: Kết quả khảo sát nghiên cứu)
Khối ngành được các bạn học sinh phổ thông chọn thi nhiều nhất thuộc khối ngành “Kinh tế” với tỷ lệ 63,6% trong tổng số học sinh, khối ngành đứng vị trí thứ hai trên biểu đồ là khối ngành “Y dược” chiếm 43,2% và khối ngành tiếp theo được chọn là khối ngành Công nghệ
Song song đó, Khối ngành được chọn ít nhất là khối ngành
“Nông – Lâm – Ngư” với tỷ lệ 7,4% và khối ngành “Sư phạm”
chiếm 10,5%
0%
20%
40%
60%
80%
Khoa
học
xã
hội
Sư phạm
Kỹ thuật
Công nghệ
Kinh tế
Nông -Lâm
- Ngư
Y dược
22,2%
11%
64%
07%
43%
Trang 16CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP 4.1 Nhận thức nhu cầu
- Trường đại học nên có những nghiên cứu hành vi thay đổi nhu cầu của học sinh trong tương lai cũng như nh ận thức được năng lực và sở thích của các em Từ đó, nhà trường có thể tiếp thị, dự đoán được các em học sinh sẽ phát sinh loại nhu cầu nào?
- Mặt khác, trường đại học sau khi xác định nhu cầu, năng lực của học sinh đối với từng khối ngành nghề thì trường đại học có thể xây dựng giá trị cốt lỗi cần thiết cho mỗi khối ngành, đào tạo chuyên sâu thêm các ngành mình đang đào tạo
- Giảng viên cần nắm rõ định hướng về nghề nghiệp để có thể
tư vấn cho các học sinh; kết hợp cử giảng viên có kiến thức về ngành
về các trường THPT để tư vấn
4.2 Tìm kiếm thông tin
Hầu hết học sinh đều tìm kiếm thông tin như nhau, đa số các bạn chọn nguồn thông tin từ sách báo, cha mẹ, thầy cô, Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu có 81% học sinh tham khảo thông tin từ Internet vì đây là những nguồn thông tin dễ tìm và đáng tin cậy Trên
cở sở đó, các trường đại học nên:
- Cập nhật tin tức, video, thông tin về ngành nghề thường xuyên trên trang Web của trường một cách cụ thể và chính xác như: điểm chuẩn, yêu cầu về năng lực, về tố chất cụ thể… để học sinh
Trang 1712
-nắm rõ và đáp ứng được ngành mà trường đang đào tạo
- Mở một phòng chuyên hướng nghiệp trên Web của trường đại học, điều đó sẽ rất có ý nghĩa đối với các bạn học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh 12 nói riêng
- Ngoài ra, trường nên thuê chuyên gia tư vấn trực tiếp, mời những cựu sinh viên thực hiện các cuộc giao lưu về nghề nghiệp Từ
đó, đăng tải các video, phóng sự lên internet, web của trường ĐH,…để thu hút học sinh đến trường học
4.3 Đánh giá các lựa chọn
Theo kết quả nghiên cứu, sau khi tính trung bình các thuộc tính ta thấy các bạn học sinh khi chọn ngành đều đánh giá cẩn thận trước khi lựa chọn có 18,7 % các bạn chọn ngành có thu nhập cao; 12,8 % chọn ngành có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng; 9,5% chọn ngành có mức học phí phù hợp Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho trường đại học như sau:
- Trường Đại học muốn thu hút học sinh, thì đòi hỏi các trường Đại học phải không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đầu vào, chất lượng đầu ra, trường cần tạo ra được nhiều cái mới trong ngành học để từ đó giúp ngành học trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều học sinh muốn đến học tại trường
- Bên phía trường Đại học cần đảm bảo về mặt đầu ra giúp học sinh an tâm khi học tại trường bằng việc liên kết với Công ty, Ngân hàng, Doanh nghiệp… để học sinh khi chọn ngành học tại trường được huấn luyện chuyên nghiệp
Trang 18- Nhà trường cần có một bộ phận “PR – Tổ chức sự kiện” để
tổ chức giao lưu với những chuyên gia về ngành, doanh nhân thành đạt…Những cuộc giao lưu như vậy được đăng tải trên Website của trường đại học rất có ý nghĩa và kích thích mong mu ốn của hoc sinh lựa chọn ngành học tại trường
4.4 Quyết định chọn ngành
Trong kết quả nghiên cứu có 64% các bạn chọn ngành kinh tế, 43% chọn ngành y dược, 36% chọn ngành công nghệ Trên cơ sở đó trường đại học nên có một số giải pháp như sau:
- Mặt khác, trường đại học nên dự đoán, phân tích, xem xét hành vi lựa chọn nghề của các bạn học sinh trong tương lai và giá trị cốt lõi hiện tại mình đang có để có thể mở rộng đào tạo thêm những ngành như: y dược, kinh tế, công nghệ…để đáp ứng nhu cầu của sinh viên
- Gửi thư mời tới các hiệu trưởng trường THPT trước mỗi kì thi đại học để giao lưu giới thiệu về trường, cung cấp thông tin mới nhất về ngành nghề mà trường đang đào tạo cũng như xu hư ớng xã hội cần về ngành nghề trong tương lai Việc tạo mối liên kết khép kín như vậy sẽ tạo ra kích thích lựa chọn của học sinh Từ đó, giúp trường đại học có nguồn sinh viên đầu vào ổn định và lâu dài trong tương lai
Trang 1914
-PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Dựa trên khung lí thuyết về hành vi chọn mua của Philip
Kotler tác giả vận dụng nghiên cứu đề tài“Phân tích vi chọn ngành thi đại học của học sinh phổ thông trên đại bàn thành phố Cao Lãnh” có thể đưa ra một số kết luận sau:
Nhận thức nhu cầu: Trong 200 bảng hỏi phát ra có 162 bảng hợp lệ thì có 54% các em học sinh chọn ngành thi đại học dựa vào sở thích cá nhân và 69% năng lực của bản thân Trong đó, 77,2% các
em “muốn có nghề nghiệp vững chắc” , 61,1% “Muốn kiếm tiền”, 48,8% các em muốn khẳng định năng lực cá nhân
Hầu hết học sinh đều tìm kiếm thông tin như nhau, đa số các bạn chọn nguồn thông tin từ sách báo, cha mẹ, thầy cô Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu có 81% học sinh tham khảo thông tin từ Internet vì đây là những nguồn thông tin dễ tìm kiếm và nhanh chóng Theo kết quả nghiên cứu, sau khi tính trung bình các thuộc tính ta thấy các bạn học sinh khi chọn ngành điều đánh giá cẩn thận trước khi lựa chọn có 18,7 % các bạn chọn ngành có thu nhập cao, 12,8 % ngành có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng, 9,5% mức học phí phù hợp
Qua kết quả nghiên cứu, khi ra quyết định chọn ngành thi đại học đa số các bạn học sinh ngày nay chọn ngành thiên về các ngành kinh tế, y dược, công nghệ Trong kết quả nghiên cứu có 64% các