Khái niệm, điều kiện ghi nhận và phân loại dự phòng phải trả a, Khái niệm dự phòng phải trả Chuẩn mực kế toán số 18 VAS 18 đã định nghĩa: “Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không
Trang 1Với vai trò cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện.
Đối với các nhà quản trị, để doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và chủ động về tài chính thì vai trò của công tác kế toán là điều vô cùng quan trọng Một yếu tố luôn tồn tại trong kinh doanh ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là rủi ro Nền kinh tế thị trường càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì mức độ rủi ro càng cao
Do vậy để có thể đứng vững trên thương trường các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý Một trong số đó là cần phải dự đoán và có biện pháp hạn chế rủi ro để chủ động hơn về tài chính Do vậy, việc thực hiện chính sách hạch toán các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng trong doanh nghiệp là điều rất quan trọng.
Chính vì lý do trên nên trong khuôn khổ đề án môn học, em đã chọn đề tài:
“Kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng ”
Với đề tài này, bài viết của em gồm 2 phần lớn:
Phần I: Tổng quan về kế toán dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
Phần II: Đánh giá chế độ kế toán hiện hành và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán dự phòng phải trả tại Việt Nam.
Trang 2PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ VÀ NỢ TIỀM TÀNG
1.1. Kế toán các khoản dự phòng phải trả
1.1.1. Khái niệm, điều kiện ghi nhận và phân loại dự phòng phải trả
a, Khái niệm dự phòng phải trả
Chuẩn mực kế toán số 18 (VAS 18) đã định nghĩa: “Một khoản dự phòng:
Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian”.
Như vậy, dự phòng phải trả về thực chất là một khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong tương lai do một sự kiện nào đó phát sinh dẫn tới nghĩa
vụ nợ này Về mặt giá trị thì không được xác định một cách chắc chắn, mà đó chỉ là ước tính kế toán mang tính chất dự đoán tạm thời.
b, Điều kiện ghi nhận khoản dự phòng phải trả
Một khoản dự phòng phải trả chỉ được phép ghi nhận khi nó thỏa mãn
đủ ba điều kiện sau đây:
Thứ nhất là doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại Đó có thể là nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới mà phát sinh do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
Thứ hai là có thể xảy ra sự giảm sút về những lợi ích kinh tế dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ này.
Thứ ba là phải đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Khoản dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán Trường hợp đơn vị có lập BCTC giữa niên độ thì được lập dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ.
c, Phân loại dự phòng phải trả
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18, khoản mục dự phòng phải trả được phân loại thành các nội dung dự phòng căn bản sau:
- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp.
Trang 3- Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp: Là dự phòng khi có những thay đổi quan trọng về phạm vi hoạt động kinh doanh hoặc phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồngvượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
- Dự phòng phải trả khác
1.1.2. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng phải trả
a, Tài khoản sử dụng và nội dung phản ảnh
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
Bên Có:
Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập vào chi phí.
b, Phương pháp hạch toán các khoản dự phòng phải trả
•
Trang 4• Sơ đồ hạch toán:
Chi phí phát sinh liên quan đến Trích bảo hành
dự phòng phải trả công trình xây lắp
Số chênh lệch dự phòng phải trả Số dự phòng phải trả
về bảo hành công trình xây lắp lập kỳ này lớn hơn số dự phòng lớn hơn số chi thực tế đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết
Số dự phòng phải trả lập kỳ này nhỏ hơn
số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết
c, Ảnh hưởng của việc hạch toán các khoản dự phòng phải trả đến BCTC.
* Một số nguyên tắc trình bày dự phòng phải trả trong báo cáo tài chính theo VAS 18:
- Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính từng loại dự phòng theo các khoản mục:
+ Số dư đầu kỳ và cuối kỳ
+ Số dự phòng tăng do các khoản dự phòng trích lập bổ sung trong kỳ, kể
cả việc tăng các khoản dự phòng hiện có
Trang 5+ Số dự phòng giảm trong kỳ do phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đó đã được lập từ ban đầu
+ Số dự phòng không sử dụng đến được ghi giảm (hoàn nhập) trong kỳ + Số dự phòng tăng trong kỳ do giá trị hiện tại của khoản dự phòng tăng lên theo thời gian và do ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ chiết khấu dòng tiền.
Doanh nghiệp không phải trình bày thông tin so sánh về các khoản dự phòng.
- Đối với mỗi loại dự phòng có giá trị trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:
+ Tóm tắt bản chất của nghĩa vụ nợ và thời gian chi trả dự tính
+ Dấu hiệu cho thấy có sự không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả Khi cần đưa ra thông tin đầy đủ thì doanh nghiệp phải trình bày những giả định chính liên quan đến các sự kiện xảy ra trong tương lai.
+ Giá trị của khoản bồi hoàn dự tính nhận được nếu giá trị của tài sản đã được ghi nhận liên quan đến khoản bồi hoàn dự tính đó.
Việc lập các khoản dự phòng có thế làm tăng chi phí của doanh nghiệp
do vậy dẫ tới làm giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo Tuy nhiên vai trò của các khoản dự phòng là rất đáng kể, trong đó có dự phòng phải trả Dự phòng phải trả nhằm cung cấp hình ảnh trung thực về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh, tuân thủ nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp.
Thứ nhất, các khoản dự phòng cho phép doanh nghiệp luôn thực hiện được nguyên tắc hạch toán tài sản theo giá phí, lại có thể ghi nhận trên các
Trang 6báo cáo tài chính của mình giá trị thực tế của tài sản Nhờ vậy BCĐKT của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản Thực chất, các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của doanh nghiệp khắc phục trước mắt những thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh.
Thứ hai, dự phòng và những lợi ích kinh tế của nó được nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy trì và phát triển ổn định doanh nghiệp, vừa tạo nguồn thu lâu dài vào ngân sách nhà nước, vừa tạo cơ sở tín nhiệm cho doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh với các đối tác bên ngoài.
Báo cáo tài chính chỉ liên quan đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo và không liên quan đến vấn đề tài chính có thể xảy ra trong tương lai Vì vậy, không cần phải ghi nhận bất kỳ một khoản dự phòng nào cho các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động trong tương lai Các khoản nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là những khoản nợ phải trả đã xác định tại ngày kết thúc
kỳ kế toán năm.
1.2. Nợ tiềm tàng
1.2.1. Khái niệm nợ tiềm tàng
Theo chuẩn mực kế toán 18, nợ tiềm tàng được định nghĩa là:
a Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc
b Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:
- Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc
- Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
Trang 7Ta có thể so sánh nợ thông thường và nợ tiềm tàng để hiểu rõ hơn bản chất của nợ tiềm tàng.
Bảng 1 So sánh nợ thông thường và nợ tiềm tàng
Nợ thông thường Nợ tiềm tàng Giống nhau Chúng đều là khoản nợ phải trả: Là nghĩa vụ nợ hiện
tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua
và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Khác nhau - Là các khoản nợ phải
trả thường xảy ra, được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian.
- Ví dụ: Nợ phải trả nhà cung cấp, phải trả tiền vay ngắn hạn, dài hạn,…
- Là các khoản không được ghi nhận là các khoản nợ phải trả thông thường Các khoản nợ phải trả thường xảy ra, còn các khoản nợ tiềm tàng chưa chắc chắn xảy ra (chưa chắc chắn về giá trị và thời gian) Nợ tiềm tàng có thể được chia thành:
+ Các khoản dự phòng (DN
có thể kiểm soát được một phần): chưa chắc chắc về giá trị và thời gian nhưng
có những ước tính đáng tin cậy Ví dụ: dự phòng phải trả bảo hành công trình xây lắp, tái cơ cấu doanh nghiệp,…
+ Các khoản nợ tiềm tàng (DN không thể kiểm soát được): chưa chắc chắn về giá trị và thời gian, không
có ước tính tin cậy, có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
1.2.2. Điều kiện ghi nhận nợ tiềm tàng
Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.
Trang 8Các khoản nợ tiềm tàng có thể xảy ra không theo dự tính ban đầu, do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút về lợi ích kinh tế có xảy ra hay không Nếu sự giảm sút về các lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra mà liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản mục nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận một khoản dự phòng vào các BCTC của niên độ mà khả năng thay đổi đó có thể xảy ra (ngoại trừ một số trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy).
Doanh nghiệp không được ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng mà chỉ cần phải trình bày các khoản nợ tiềm tàng trên BCTC Nếu khả năng giảm sút lợi ích kinh tế là khó xảy ra thì không phải trình bày.
Nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận trên BCĐKT cho đến khi có chứng cứ chắc chắn về các sự kiện sẽ xảy ra.
Doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin sau:
+ Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng này.
+ Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả có thể xảy ra.
+ Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn.
1.3. Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
Một khoản nợ phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Do vậy nợ phải trả bao gồm nợ tiềm tàng và nợ thông thường Các khoản nợ phải trả thông thường thì thường xảy ra, còn các khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra Trong
đó nợ tiềm tàng lại được chia thành dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng.
Do vậy tất cả các khoản dự phòng phải trả đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian Tuy nhiên
Trang 9thuật ngữ “tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không được ghi nhận
vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được Hơn nữa, thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường Theo đó ta cần phân biệt khoản dự phòng phải trả và khoản
nợ tiềm tàng.
Bảng 2 So sánh dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
Giống nhau - Chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian
- Chúng đều là một khoản nợ phải trả
- Chúng đều là khoản nợ tiềm tàng Khác nhau - Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về
giá trị thời gian
- Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa
vụ nợ đó.
- Nợ tiềm tàng có thể là:
+ Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa
vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được;
+ Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:
* Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ
nợ hoặc;
* Giá trị của nghĩa vụ nợ đó
Trang 10không được xác định một cách đáng tin cậy.
Tất cả các khoản dự phòng đều
là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
Trong phạm vi chuẩn mực này thuật ngữ “Nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản
nợ không được ghi nhận vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
- Các khoản dự phòng là các khoản đã được ghi nhận là các khoản nợ phải trả (giả định đưa
ra một ước tính đáng tin cậy) vì
nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó.
- Các khoản dự phòng cần phải được xem xét lại vào mỗi ngày lập bảng tổng kết tài sản và được điều chỉnh để phản ánh cách đánh giá tốt nhất theo giá trị hiện tại.
- “Nợ tiềm tàng được áp dụng cho các khoản nợ không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường vì các khoản nợ phải trả thường xảy ra, còn các khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc đã xảy ra.
- Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự kiến ban đầu Do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút kinh tế có xảy ra hay không.
Có thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy thì tiến hành lập dự phòng.
Không thể ước tính nghĩa vụ
nợ một cách đáng tin cậy thì khoản nợ hiện tại không được ghi nhận và trình bày như một khoản nợ tiềm tàng Việc trình bày các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng trong BCTC cần tuân thủ theo những nguyên tắc đã được VAS 18 quy định:
Trang 11- Khi xác định các khoản dự phòng hoặc các khoản nợ tiềm tàng có thể tập hợp thành một loại để trình bày BCTC thì cần phải cân nhắc xem liệu bản chất của các khoản mục đó có tương đồng với nhau đủ để trình bày chung trong một khoản mục trên báo cáo mà vẫn thoả mãn quy định như khi trình bày đơn lẻ Ví dụ, hoàn toàn có thể nhóm chung các khoản dự phòng liên quan đến việc bảo hành các sản phẩm khác nhau, nhưng lại không thể nhóm chung
dự phòng bảo hành thông thường và các khoản phải trả liên quan đến vụ kiện.
- Khi một khoản dự phòng và một khoản nợ tiềm tàng phát sinh từ cùng một tình huống thì doanh nghiệp phải trình bày theo quy định, đồng thời chỉ
rõ mối liên hệ giữa khoản dự phòng và nợ tiềm tàng đó.
Trang 12PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ TẠI VIỆT NAM
2.1. Kế toán các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng theo chế độ kế
toán Việt Nam.
2.1.1. Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán các khoản dự phòng phải trả
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế,
hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển Cùng với sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, vấn đề trích lập và hạch toán dự phòng ngày càng hoàn thiện Sau quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp, lần lượt các thông tư 64TC/TCDN ngày 15/9/1997, 107/2001/TT- BTC cũng được ban hành nhằm hướng dẫn việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn, dự phòng nợ phải thu khó đòi Những văn bản này chỉ quy định về loại dự phòng giảm giá tài sản chứ chưa đề cập đến dự phòng phải trả, một loại dự phòng còn là mới
ở các nước trên thế giới Do vậy, ngày 28/12/2005 Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 100/2005/QĐ-BTC công bố 4 chuẩn mực kế toán đợt 5, trong
đó có chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”
VAS 18 ra đời đánh dấu sự thay đổi về việc nhìn nhận và xử lý các khoản
dự phòng Theo đó, VAS 18 đã mở rộng phạm vi các khoản dự phòng bằng việc
bổ sung vào hệ thống các khoản dự phòng các loại dự phòng phải trả gồm dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp và dự phòng phải trả cho những hợp đồng rủi ro lớn Những quy định trong VAS 18 là hoàn toàn hợp lý, có cơ sở khoa học và phù hợp với IAS