Thêm vào đó, sự phát triển kinh tế củaKon Tum hiện còn chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến động giá cả của thị trường hànghoá thế giới đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp vốn là thế mạnh c
Trang 1QUY HOẠCH Tổng thể phát triển ngành công thương tỉnh Kon Tum giai đoạn
xã hội nói chung và công nghiệp – thương mại nói riêng Tuy nhiên do xuất phát điểmthấp và những hạn chế về cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, trình độ nguồn nhân lực… nêntrong thời gian tới việc tiếp tục phát triển kinh tế với tốc độ cao có khả năng sẽ gặpnhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động vàvẫn còn đang trong giai đoạn phục hồi bước đầu sau một thời gian suy thoái nặng nề.Những điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế ViệtNam nói chung và trong đó có Kon Tum nói riêng
Cơ cấu kinh tế của Kon Tum về cơ bản là cơ cấu nông nghiệp hàng hoá Khu vựcdịch vụ, công nghiệp và xây dựng hiện còn chiếm một tỷ trọng khá thấp trong cơ cấukinh tế, do vậy chưa đóng vai trò là động lực chính đưa nền kinh tế Kon Tum pháttriển theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá Thêm vào đó, sự phát triển kinh tế củaKon Tum hiện còn chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến động giá cả của thị trường hànghoá thế giới đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp vốn là thế mạnh của tỉnh như càphê, cao su, khoai mì… và một số cây công nghiệp khác Do ảnh hưởng tiêu cực từnhững biến động trên thị trường hàng hoá thế giới thời gian qua nên trong ngắn vàtrung hạn, giá cả của các mặt hàng nông-lâm sản có thể có chiều hướng suy giảm Bêncạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề về ổn định đời sống của người dân để phát triểnkinh tế Những nhân tố cả về khách quan lẫn chủ quan này có thể sẽ tác động tới tiếntrình phát triển kinh tế trong thời gian tới trên địa bàn
Nền kinh tế Kon Tum hiện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp Tuy trong cơ cấukinh tế của tỉnh thì dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng đây chỉ là nhữngngành dịch vụ sơ cấp Công nghiệp hiện còn chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong
cơ cấu kinh tế của tỉnh
Để định hướng cho phát triển công nghiệp trên địa bàn, trong giai đoạn năm
2005, Sở Công nghiệp Kon Tum (nay là Sở Công Thương) đã phối hợp với ViệnNghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp cũ (nay là Bộ Công
Trang 2Thương) xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh KonTum đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” Bản quy hoạch này đã được UBND tỉnhKon Tum thông qua làm căn cứ cho việc hoạch định và phát triển công nghiệp trên địabàn trong thời gian vừa qua.
Đến nay, sau một thời gian triển khai thực hiện, một số định hướng và mục tiêucủa quy hoạch về công nghiệp đã không còn phù hợp nhất là trong bối cảnh tình hìnhphát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của Kon Tum nói riêng và tình hình kinh
tế - chính trị trên thế giới đã có nhiều thay đổi, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu Đặc biệt, kể từ khi sát nhập Sở Công nghiệp và Sở Thương mại của tỉnhthành Sở Công Thương thì một số các chức năng về quản lý ngành công thương đãđược hợp nhất và thay đổi Cùng với đó là việc Chính phủ đang đặt ra các chươngtrình và dự án cho việc phát triển kinh tế vùng tam giác Việt Nam – Lào – Campuchia
và gần đây là các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng rất tích cực đầu tư phát triểnsang các nước bạn Do đó, việc lập một quy hoạch tổng thể cho phát triển ngành côngthương trên địa bàn Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025 làmột việc cần thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hộinhập sâu, rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là các chương trình phát triểnmang tính chất liên tỉnh, liên vùng đang ngày càng được triển khai mạnh tại khu vựcTây Nguyên
II Những căn cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và dựthảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020
- Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên
- Các Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam – Campuchia và Việt Nam– Lào và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triểnCampuchia- Lào-Việt Nam
- Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công Thương vềviệc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốcđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Namđến năm 2020
- Quyết định số 864/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtquy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020 (đoạn từ Điện Biênđến Kon Tum) và Quyết định số 925/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020 vàtầm nhìn đến năm 2030
- Thông báo số 5982/BKH-CLPT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng TâyNguyên
- Dự thảo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùngTây Nguyên đến năm 2010 do Bộ Kế hoạch Đầu tư soạn thảo
- Các quy hoạch phát triển các ngành khác của Trung ương có liên quan
Trang 3- Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII;
- Dự thảo báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn2011-2020, có xét đến năm 2025;
- Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, CụcThống kê tỉnh, các Sở ngành và các huyện, thị thuộc tỉnh
III Nhiệm vụ và mục tiêu quy hoạch.
Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp– thương mại nói riêng trong thời kỳ mới, UBND tỉnh Kon Tum đã uỷ quyền cho SởCông Thương tỉnh Kon Tum chủ trì thực hiện đề án “Quy hoạch tổng thể phát triểnngành công thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025”.Căn cứ trên chức năng và năng lực của đơn vị tư vấn, Viện Nghiên cứu chiến lược,chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương được chọn là đơn vị phối hợp với Sở CôngThương thực hiện đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công thương tỉnh KonTum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025” Đề án này khi hoàn thành sẽlàm căn cứ cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp và thương mại của Kon Tumtrong một thời gian dài đến năm 2020 và 2025
Mục tiêu chính của Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công thương tỉnh KonTum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025 là:
- Xác định vai trò, vị trí của ngành công nghiệp và thương mại trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn trong giai đoạn đến 2020, định hướng đến2025;
- Xây dựng, thống nhất được quan điểm, mục tiêu và các định hướng phát triểncông nghiệp và thương mại theo các giai đoạn 2011-2015; 2016-2020 và 2021-2025 ;
Nội dung bản “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công thương tỉnh Kon Tumgiai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025” bao gồm 5 phần chính:
- Phần một: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hộicủa Kon Tum
- Phần hai: Thực trạng phát triển công nghiệp và thương mại của Kon Tum
- Phần ba: Dự báo phát triển
- Phần bốn: Quy hoạch phát triển công nghiệp - thương mại tỉnh Kon Tum giaiđoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025
- Phần năm: Các giải pháp và cơ chế chính sách
Trang 4PHẦN MỘT Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển KTXH của Kon Tum
CHƯƠNG I HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KON TUM
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2009
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TỈNH KON TUM
1 Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý:
Kon Tum là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía cực Bắc Tây Nguyên có toạ
độ địa lý là 107°20’15”Đ – 108°32’30”Đ kinh độ Đông, 13°55’10”B – 15°27’15”B vĩ
độ Bắc Kon Tum có đường biên giới phía Tây giáp CHDCND Lào dài 142,4 km, giápVương quốc Campuchia dài 138,3 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáptỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai Diện tính tự nhiên năm 2009 là 9.690,5
km2 với dân số trung bình là 432,86 ngàn người Kon Tum có 9 đơn vị hành chính baogồm 1 thành phố và 8 huyện với 81 xã, 10 phường và 6 thị trấn
Với vị trí địa lý nằm tại ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, KonTum có một vai trò rất quan trọng trong an ninh quốc phòng của vùng biên giới TâyNguyên Mặt khác Kon Tum nằm ở cửa ngõ của Vùng Tây Nguyên và trên tuyến hànhlang kinh tế Đông – Tây nên cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong phát triểnkinh tế của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung
1.2 Khí hậu:
Kon Tum có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với 2 mùa rõ rệt trong năm.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, bình quânkhoảng 300-400mm/tháng, với cường độ lớn tập trung vào khoảng tháng 7 và 8 Mùakhô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm giảm khá mạnh khoảng dưới 80%, có gióđông bắc thổi mạnh gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất
B ng 1 Di n bi n khí h u Kon Tum qua các n m ảng 1 Diễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm ễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm ến khí hậu Kon Tum qua các năm ậu Kon Tum qua các năm ăm
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Ngoài ra, Kon Tum còn có một số tiểu vùng khí hậu ở các dạng địa hình khácnhau như ở khu vực Ngọc Linh, Măng Đen Sự đa dạng của khí hậu của Kon Tumthích hợp cho phát triển các loại cây trồng phong phú và triển khai các dịch vụ du lịch,nghỉ dưỡng trên địa bàn
1.3 Địa hình:
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm bên sườn phía Tây dãy Trường Sơn nên có địahình thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam Độ cao trung bình khoảng 550-
Trang 5700 m so với mực nước biển trong đó vùng phía bắc trung bình khoảng 800 - 1.200 m,vùng phía nam khoảng 500 - 530 m Phía Bắc có đỉnh núi Ngọc Linh cao 2.596 m -cao nhất khu vực miền Trung và phía Nam Kon Tum có địa hình đa dạng, bị chia cắtbởi hệ thống các suối, ngòi chằng chịt, đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau
do đó ảnh hưởng khá lớn đến hình thành và phát triển mạng lưới giao thông, phát triển
cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư
1.4 Sông ngòi:
Hệ thống sông, suối, ngòi của Kon Tum khá phong phú, tuy nhiên đa phần nhỏhẹp và lắm thác gềnh nên không có khả năng giữ nước, do đó thường xuyên thiếunước cho sản xuất vào mùa khô Các sông chính trên địa bàn như sông Sông Sê San:
do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn
từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng Bắc - Nam Nhánh này đượccung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh NhánhĐăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh Trên địa bàn còn có sông SaThầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng Bắc - Nam, gần nhưsong song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San Phía đông bắc tỉnh là đầunguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam và Đà Nẵng Ngoài ra, Kon Tum có
hệ thống suối, ngòi dày đặc, độ dốc lớn và lưu lượng dòng chảy mạnh, phân bố tươngđối đồng đều, thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện nhỏ và cung cấp nước cho sinhhoạt của dân cư trên địa bàn
1.5 Hệ thống giao thông:
Các tuyến quốc lộ chính chạy qua địa bàn tỉnh Kon Tum bao gồm quốc lộ 14nối Kon Tum với Đà Nẵng và Gia Lai, quốc lộ 24 nối với khu kinh tế Dung Quất(Quảng Ngãi) lớn nhất miền Trung, quốc lộ 40 tới Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y và nốivới quốc lộ 18B của Lào Trong tương lai, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây
sẽ được nâng cấp và mở rộng trên cơ sở của quốc lộ 14C và nhánh phía Đông trên cơ
sở của quốc lộ 14 tạo điều kiện thông thương giữa Kon Tum và các tỉnh bạn
Do đặc điểm hệ thống sông, suối của Kon Tum nhỏ hẹp và dộ dốc lớn nênkhông thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ Kon Tum hiện có một số sânbay quân sự cũ từ thời chiến tranh trong đó có 2 sân bay loại nhỏ ở huyện Kon Plong
và huyện Ngọc Hồi có thể sử dụng cho máy bay lên thẳng
2 Dân số và lao động
2.1 Dân số trung bình
Trên địa bàn Kon Tum hiện có 22 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinhchiếm khoảng 47%, dân tộc Xê Đăng khoảng 24%, Ba Na khoảng 12%, còn lại là cácdân tộc ít người khác như: Dẻ Triêng, Gia Rai, BRâu, Rơ Mâm Ngoài ra một số dântộc thiểu số miền núi phía Bắc cũng di cư tới làm ăn sinh sống tại Kon Tum như Tày,Nùng, Hmông Người Kinh sinh sống chủ yếu ở các khu vực thành phố, đô thị và thịtrấn và ven các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ Các dân tộc thiểu số ít người khác chủyếu sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa, trong các thôn, làng
Dân số trung bình tỉnh Kon Tum năm 2005 là 374,8 nghìn người, năm 2008 đạt404,47 nghìn người và năm 2009 là 432,86 nghìn người Đến năm 2010, dự kiến quy
mô dân số vào khoảng 442 nghìn người
Trang 6Tỷ lệ dân số đô thị trong cơ cấu dân số tỉnh tăng dần từ 32,1% năm 2000 lên33,8% năm 2009 Tốc độ đô thị hoá của Kon Tum diễn ra khá đều trong giai đoạn gầnđây Trong thời gian tới, dự kiến tốc độ đô thị hoá của Kon Tum sẽ tăng mạnh và sẽ làtiền đề cho sự phát triển mạnh công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ trongtương lai.
B ng 2 C c u dân s Kon Tum phân theo th nh th v nông thôn ảng 1 Diễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm ơ cấu dân số Kon Tum phân theo thành thị và nông thôn ấu dân số Kon Tum phân theo thành thị và nông thôn ố Kon Tum phân theo thành thị và nông thôn ành thị và nông thôn ị và nông thôn ành thị và nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
2.4 Dân số trong độ tuổi lao động và trình độ nguồn nhân lực
Dân số trong độ tuổi lao động của Kon Tum năm 2008 là 204,7 ngàn người,chiếm khoảng 50,6% dân số tỉnh, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2000 và 10,8 lần so vớinăm 2005 Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của Kon Tum năm 2009đạt 234,1 ngàn người trong đó lao động khu vực 1 chiếm khoảng 69,4%, lao động khuvực 2 khoảng 6%, lao động khu vực 3 là 24,6% Cơ cấu lao động có xu hướng chuyểndịch mạnh sang khu vực dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp do tốc độ đôthị hoá đang diễn ra tương đối nhanh ở Kon Tum
Bảng 3 Diễn biến chuyển dịch cơ cấu lao động Kon Tum qua các năm
Đơn vị tính: ngàn người, %
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng dần qua các năm và đạt khoảng 26,2%
Trang 7năm 2008 so với mức 21% năm 2005, trong đó đào tạo nghề là 16% Tuy vậy trình độlao động của Kon Tum nhìn chung vẫn còn tương đối thấp, nguồn lao động tương đốidồi dào và có thể đáp ứng được nhu cầu về lao động phổ thông cho các ngành kinh tếtuy nhiên trong tương lai khi kinh tế Kon Tum phát triển với tốc độ cao và chuyển biến
về chất thì khả năng thiếu hụt lao động có trình độ là rất cao, do đó việc đào tạo laođộng có kỹ năng và tay nghề là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới
2.5 Dự báo về sự phát triển dân số đến năm 2020
Kon Tum là một trong những tỉnh Tây Nguyên có tốc độ tăng dân số cơ học ởmức khá cao trong những năm gần đây Dự báo đến năm 2015, quy mô dân số củaKon Tum sẽ vào khoảng 505-510 ngàn người, tốc độ tăng bình quân vào khoảng 2,7-2,9%/năm, đến năm 2020 vào khoảng 570-600 ngàn người, tăng bình quân khoảng2,45-3,3%/năm Với quy mô dân số như trên, dân số trong tuổi lao động đến năm 2015khoảng 270-272 nghìn người và năm 2020 khoảng 308-325 nghìn người
Bảng 4 Dự báo phát triển dân số và lao động tỉnh Kon Tum
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và 2025
3 Đất đai và tài nguyên
3.1 Quỹ đất và cơ cấu đất
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2009 là 969.046 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp khoảng 827.043 ha, chiếm 85,35% diện tích đất tự nhiên,tăng 4,5% so với năm 2005 Trong đó: đất trồng cây hàng năm 97.514 ha, chiếm10,06% diện tích đất tự nhiên, tăng 10,6% so với năm 2005; đất trồng cây lâu năm46.538 ha, chiếm 4,81% đất tự nhiên, tăng 15,6% so với năm 2005; đất lâm nghiệp córừng 682.575 ha, chiếm 70,44% diện tích đất tự nhiên, tăng 3% so với năm 2005; đấtnuôi trồng thuỷ sản 298 ha và đất nông nghiệp khác 118 ha, chiếm lần lượt 0,03% và0,01% diện tích đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp khoảng 35.075 ha, chiếm 3,62% diện tích đất tự nhiêntrong đó đất ở là 5.275 ha, chiếm 0,54% cơ cấu đất tự nhiên Tuy nhiên trong thờigian tới do sức ép tăng dân số nên rất một phần diện tích đất chưa sử dụng sẽ được
Trang 8chuyển đổi sang diện tích đất ở.
Bảng 5 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Kon Tum qua các năm
Đơn vị: ha
Biến động 05-09
Đất rừng phòng hộ 219.286,4 22,6 200.755,1 20,72 -18.531,3 199.480,9 20,6 Đất rừng đặc dụng 88.875,0 9,2 87.221,7 9,00 -1.653,3 87.221,8 9,0
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 388,2 0,0 435,5 0,04 47,3 435,5 0,0Đất sông, suối và mặt nước
Đất chưa sử dụng 149.728,7 15,5 106.928,1 11,03 -42.800,6 94.173,9 9,7
Đất đồi núi chưa sử dụng 148.986,9 15,4 106.536,3 10,99 -42.450,6 93.852,1 9,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum và QH giai đoạn 2011-2020 và đến 2025
3.2 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của Kon Tum năm 2009 tăng thêm 19,7 ngàn ha sovới mức 662,9 ngàn ha năm 2005, đạt 682,6 ngàn ha với tỷ lệ che phủ rừng khoảng68,1%
Rừng là thế mạnh của Kon Tum Rừng của Kon Tum có nhiều loại gỗ quí hiếm
và dược liệu quí Rừng Kon Tum có khoảng hơn 300 loài thực vật thuộc nhiều thểloại rừng ở các độ cao khác nhau, phổ biến là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên,chua, kháo, chẹc Đặc biệt vùng núi Ngọc Linh có những loài dược liệu quý như sâmNgọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế Trong thời gian qua, diện tích rừng của KonTum bị thu hẹp do nạn khai thác gỗ trái phép Tuy nhiên hiện Kon Tum vẫn là tỉnh cónhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao
B ng 6 S n ph m lâm nghi p c a Kon Tum qua các n m ảng 1 Diễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm ảng 1 Diễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm ẩm lâm nghiệp của Kon Tum qua các năm ệp của Kon Tum qua các năm ủa Kon Tum qua các năm ăm
Trang 9Rừng chăm sóc ha 3.125 11.249 3.340 3.288 3.125 6.294
Khai thác củi ster 276.503 262.859 257.672 271.311 286.638 288.696
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Động vật rừng Kon Tum cũng tương đối đa dạng và phong phú, có nhiều loàiquý hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên Đáng chú ý nhất là động vật ăn
cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng trong đó, voi có nhiều ở vùng tâynam Kon Tum (huyện Sa Thầy) Đặc biệt rừng Kon Tum vẫn còn bò tót thường xuấthiện ở các khu vực Sa Thầy và Đăk Tô và trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk
Tô, Kon Plong đã xuất hiện hổ Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa,chó sói
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ nhưcông, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn Trong điều kiện rừng bị xâm hại, việc săn bắttrái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh hưởng đến sự sinh tồn củacác loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm Tỉnh Kon Tum đã quy hoạchxây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khaithác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nângcao ý thức bảo vệ động, thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói chung
3.3 Tài nguyên nước
Kon Tum có hệ thống sông Sê San là một nhánh của sông Mêkông chảy theohướng Đông Bắc-Tây Nam Tổng tiềm năng thủy điện trên sông Sê San vào khoảng2.500 MW Trên hệ thống sông Sê San đã hoàn thành, đưa vào phát điện các côngtrình thủy điện: Ya Ly (công suất 720 MW); Sê San 3 (công suất 260 MW); Sê San 3A(công suất 100 MW), Plei Krông (công suất 110 MW) Một số công trình thủy điệnkhác đang thi công như Sê San 4 (công suất 330 MW); chuẩn bị xây dựng công trìnhThượng Kon Tum (220 MW) Ngoài ra, Kon Tum còn có tiềm năng rất lớn về thủyđiện vừa và nhỏ trên các phụ lưu sông, suối, có khả năng xây dựng 120 công trình,trong đó 49 công trình có công suất từ 1 MW đến 70 MW Đây là một thuận lợi lớn đểkhai thác tiềm năng về thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Kon Tum cũng có các hồ thủy điện và hồ thủy lợi với diện tích hồ Ya Ly doKon Tum quản lý khoảng 4.450 ha và các hồ thuỷ điện sẽ có như Plei Krong - 11.080
ha, Đăk Bla - 9.750 ha, Đăk Ne - 510 ha và các hồ thuỷ lợi như Đăk HNiêng, Đăk Uy.Đây vừa là các hồ giữ nước trong mùa khô cho tưới tiêu phục vụ sản xuất, vừa triểnkhai nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và phát triển các dịch vụ du lịch
Nguồn nước ngầm tỉnh Kon Tum được phân bố ở độ sâu khoảng 10 - 25 m, lưulượng khoảng 1- 3 lít/s, chất lượng nước tốt về thành phần hoá học còn về mặt vi sinhhọc thì có nơi bị nhiễm bẩn Các nguồn nước này thích hợp với các loại máy bơm lytâm và nhu cầu sử dụng nước đơn lẻ, giếng khoan
3.4 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Kon Tum khá phong phú và đa dạng là tiền
đề cho phát triển công nghiệp Điều tra sơ bộ cho thấy trên địa bàn tỉnh Kon Tum có
214 mỏ, 49 điểm quặng và khoáng hoá, 40 loại khoáng sản với các loại hình nguồngốc khác nhau, từ khoáng sản nguyên liệu hóa, gốm sứ, vật liệu xây dựng, đá trang trí
Trang 10mỹ nghệ đến khoáng sản quý hiếm: vàng, bạc, một số khoáng sản có ý nghĩa quantrọng trong công nghiệp luyện kim như: wolfram, molipden, sắt, nhôm, đồng, chì,kẽm, công nghiệp điện hạt nhân như: Uran, Thori, đất hiếm Tuy nhiên đa phần cácloại khoáng sản trên còn ở dưới dạng tiềm năng, công tác điều tra cơ bản chưa đượcphủ kín, một số vùng còn rất sơ lược, một số khoáng sản mới dừng lại ở mức độ tìmkiếm phát hiện, tài nguyên mang tính dự báo.
- Vàng sa khoáng: tập trung ở thung lũng ĐăkPét (huyện ĐăkGlei) - Đăk HơNiang (huyện Ngọc Hồi), ĐăkLa (huyện Đăk Hà), ĐăkTơRe (huyện Kon Rẫy) - hàmlượng khoáng 130 mg/m3, trữ lượng ước tính ~500 kg Vàng gốc: trên địa bàn tỉnh đãđịnh được 20 khu vực mỏ có triển vọng tập trung ở ĐăkRoong, ĐăkPét (huyệnĐăkGlei) ĐăkLa, Đăk Uy (huyện Đăk Hà) Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) ĐăkTơRe (huyệnKon Rẫy) - hàm lượng 5-7,2g/tấn Ag = 3,67/tấn, Cu=1,1g/tấn
-Bauxit: đã thăm dò đánh giá mỏ Bauxit Măng Dên rất có triển vọng trữ lượngcấp C1 - C2 trên 23, 133 triệu tấn và cấp P1 khoảng 39 triệu tấn, chất lượng quặng:Hàm lượng Al2O3 = 39,95% Gồm 3 thân quặng phân bố kéo dài từ khu vực Măngđen đến Kon Hnừng (Gia Lai) Các thân quặng chính có giá trị công nghiệp thì nằmdưới khu vực thị trấn Kon Plong, đã quy hoạch thăm dò, khai thác và dự trữ tài nguyênquốc gia
- Nguyên liệu gốm sứ: Cao lin, Penspat, đất sét, sét bentonit đã được thăm dò,đánh giá trữ lượng quy mô vừa và nhỏ, chất lượng trung bình, sản xuất đồ gốm tốt.Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp
- Khoáng sản vật liệu xây dựng phong phú về số lượng và đa dạng chủng loại,gồm 25 điểm mỏ sét gạch ngói, cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, granit, gaborô,
đá phiến sét, đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng có thể đảm bảo cho hàng chục xínghiệp sản xuất, khai thác, chế biến VLXD trong vòng 30 - 40 năm tới, đã có nhữngthăm dò đánh giá ở trữ lượng cấp C1-C2 Đặc biệt là nguồn đá ốp lát gabropiroxenmàu đen ở Đăk Ring (Kon Plong) và Sa Nghĩa (Sa Thầy) có giá trị cao, cần được khaithác và chế biến xuất khẩu
- Các loại đá quí và bán quý cũng khá phong phú, song chưa được đánh giá chitiết mà mới dừng lại ở mức độ điểm quặng và biểu hiện khoáng hoá Hiện tại đã pháthiện 3 điểm quặng khoáng hoá Rubi, 13 điểm quặng và khoáng hoá saphia, 1 điểmcalxedon
- Nước khoáng: phát hiện và phân tích chín điểm nước khoáng nóng tập trung ởKon Đào, Ngọc Tụ (Đăk Tô), Đăk Rinh, Ngọc Tem, Xã Hiếu (Kon Plong) Đây lànhững nguồn nước có dược tính cao có thể đưa vào khai thác
Tuy nhiên, nhìn chung cho đến nay mức độ điều tra, thăm dò địa chất trên địabàn tỉnh Kon Tum còn rất sơ lược Để có thể khai thác và sử dụng tài nguyên khoángsản có hiệu quả kinh tế cao, cần được đầu tư cho khâu điều tra, thăm dò, đánh giáchính xác chất lượng, trữ lượng trên diện rộng, đồng thời tập trung vào một số tàinguyên khoáng sản có nhu cầu trước mắt của tỉnh như đá ốp lát xuất khẩu, đá quí,vàng sa khoáng và vàng gốc, đất sét, đá xây dựng, nước khoáng
Hiện ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh cònđơn điệu và manh mún do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao gây ra các vấn đề về thấtthoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường Các hoạt động khai thác chủ yếu là quy mô
Trang 11nhỏ và tận thu, chưa được đầu tư bài bản Hoạt động chế biến chỉ dừng ở mức độ sơchế, nhiều công đoạn còn lãng phí tài nguyên, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chưađầu tư cho chế biến sâu, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa, không xuất khẩu.
II HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM
1 Diễn biến tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Kon Tum trong giai đoạn 2001-2005 đạt bìnhquân 9,65%/năm, cao hơn mức bình quân 9,2%/năm đạt được trong giai đoạn 1996-
2000 Đặc biệt trong giai đoạn 2006-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Kon Tum đạt
ở mức khá cao là 14,5%/năm, nhất là trong 2 năm 2007 và 2008 đạt lần lượt là 15,4%/năm và 15,6%/năm
B ng 7 Di n bi n t ng tr ảng 1 Diễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm ễn biến khí hậu Kon Tum qua các năm ến khí hậu Kon Tum qua các năm ăm ưởng GDP ng GDP
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Trong giai đoạn 2001- 2005 khu vực I có mức tăng bình quân 6,14%/năm, khuvực II tăng 16,7%/năm, khu vực III tăng 12,16%/năm Trong giai đoạn này, khu vực Ichiếm tỷ trọng cao nhất trong tăng trưởng GDP Giai đoạn 2006- 2009, khu vực I đạtmức tăng bình quân 7,61%/năm, khu vực II đạt 25,63%/năm, khu vực III đạt16,3%/năm
và vùng Tây NguyênGDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 11,26 triệu đồng, gấp 2,37 lần so vớinăm 2005 và 4,37 lần so với năm 2000 Tuy nhiên mức thu nhập thực tế giữa cácthành phần dân cư trên địa bàn tỉnh ngày càng có khoảng cách, đặc biệt là ở các khuvực vùng sâu, vùng xa, nơi mà đời sống còn nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng chưaphát triển, sản xuất và lưu thông hàng hoá còn yếu kém… thì thu nhập của người dân ởkhu vực đó còn thấp hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân chung của tỉnh
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum chiếm khoảng 8% tổng dân số và 7,1%GDP của toàn vùng Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế Kon Tum liên tục đạt tốc độtăng trưởng cao ở mức 2 con số, tuy nhiên bình quân GDP/người của Kon Tum vẫn rấtthấp, chỉ bằng 57,2% mức bình quân của cả nước
Bảng 8 Một số so sánh giữa Kon Tum với cả nước và các tỉnh Tây Nguyên
10 3 người Tỷ đồng Triệu đồng Triệu USD
Trang 12Đăk Lăk 1.778,42 20.260,9 11,39 693,17
Nguồn: Số liệu thống kê năm 2008 của các tỉnh và cả nước
Trong các tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum là tỉnh có mức thu nhập bình quân đầungười đứng ở mức thấp nhất và chỉ bằng 85% mức bình quân chung của vùng Điềunày đặt ra cho Kon Tum những thách thức rất lớn trong thời gian tới để phát triển kinh
tế với tốc độ cao nhằm thu hẹp mức chênh lệch thu nhập so với các tỉnh trong vùng và
so với cả nước
2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
cấu ngành
Cơ cấu kinh tế của Kon Tum hiện là cơ cấu nông nghiệp-dịch vụ-công nghiệp Tỷtrọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Kon Tum hiện vẫn chiếm khá cao và có xuhướng tăng trong hai năm 2007-2008 Công nghiệp và xây dựng tuy có tăng trưởng nhưngcòn ở mức thấp và chủ yếu là tăng tỷ trọng ở khu vực xây dựng Khu vực dịch vụ có xuhướng giảm dần nhưng khả năng vẫn chiếm tỷ trọng trên 30% trong cơ cấu kinh tế
Bảng 9 Diễn biến chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế (%)
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
phần kinh tếKhu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng tới 65,2% trong cơ cấu kinh
tế tỉnh Trong giai đoạn 2000-2009 đã diễn ra sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theohướng giảm tỷ trọng của khu vực kinh tế quốc doanh từ 42,9% năm 2000 xuống còn35,0% năm 2009, trong khi đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng tỷ trọng từ57,1% năm 2000 lên 64,6% năm 2009 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiệnmới chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh và trong giai đoạn gần đây vẫnduy trì ở mức dưới 1%
Bảng 10 Diễn biến chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế (%)
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
3 Tình hình thu, chi ngân sách
Trang 13Tổng thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm trợ cấp TW ) trong giai đoạn2006-2009 tăng bình quân 33,3%/năm trong đó thu từ khu vực kinh tế trung ương đạtmức tăng bình quân 46,3%/năm và khu vực kinh tế địa phương là 31,3%/năm Thungân sách năm 2009 đạt mức 3.248,1 tỷ đồng, tăng gấp 7,2 lần so với năm 2000 và 1,8lần so với năm 2005 Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách vẫn là trợ cấp từtrung ương Tuy nhiên tỷ trọng đã giảm đáng kể từ mức 72,7% năm 2005 xuống chỉcòn 52,0% năm 2009 Điều này chứng tỏ kinh tế của tỉnh đã bước đầu đã có tích luỹ đểtái đầu tư, tuy nhiên vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển.
Bảng 11 Diễn biến thu ngân sách trên địa bàn
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Tổng chi ngân sách địa phương trong giai đoạn 2006-2009 tăng bình quân15,8%/năm, trong đó chi cho đầu tư phát triển hàng năm đã tăng từ 24% năm 2005 lên34,9% năm 2009 tổng chi ngân sách và chủ yếu là chi cho xây dựng cơ bản Chithường xuyên đã tập trung cho lĩnh vực sự nghiệp xã hội và theo hướng giảm dần chiquản lý hành chính
Bảng 12 Diễn biến chi ngân sách trên địa bàn
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Tổng thu ngân sách trên địa bàn (không tính trợ cấp từ trung ương) của KonTum năm 2009 đã đáp ứng được khoảng 48,6% mức chi ngân sách trên địa bàn, tăngđáng kể so với mức 27,6% năm 2005
Trang 14Bảng 13 Tỷ lệ thu ngân sách địa phương trong chi ngân sách 2001-2009
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
4 Kim ngạch xuất khẩu.
4.1 Diễn biến kim ngạch xuất, nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2009 tăng bình quân 51,7%/nămtrong đó trong kim ngạch xuất khẩu năm 2009 cao gấp 1,8 lần so với năm 2008, đạt mức71,2 triệu USD Đây là một kết quả hết sức khả quan khi mà giá hàng hoá thế giới saukhủng hoảng kinh tế đều sụt giảm khá mạnh và mới chỉ bước đầu ở giai đoạn phục hồi.Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 6,5 triệu USD, thấp hơn so với mức 8,2 triệu USDnăm 2008 và chỉ bằng một nửa so với kim ngạch nhập khẩu năm 2005
4.2 Cơ cấu hàng hoá xuất, nhập khẩu
Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng khoáng sản và nông sản Chiếm tỷtrọng cao nhất là nhóm hàng nông sản, năm 2009 đạt mức 91,4% tổng kim ngạch xuấtkhẩu so với năm 2005 mới chỉ chiếm 37,2% Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu baogồm: Bàn ghế gỗ các loại, đồ mộc tinh chế, cà phê, sắn lát khô, cao su thô Nhậpkhẩu chủ yếu là nhập lâm sản từ Lào và một số hàng tiêu dùng, nguyên liệu côngnghiệp từ Thái Lan, Trung Quốc
Bảng 14 Giá trị và cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu
-Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
4.3 Thị trường xuất, nhập khẩu và tiêu thụ
Hàng hoá nông sản được xuất khẩu chủ yếu đến các quốc gia như Trung Quốc,Nhật Bản, châu Âu… tuy nhiên hầu hết đều xuất ở dạng thô hoặc sơ chế Hoạt độngnhập khẩu chủ yếu là nhập lâm sản từ Lào và một số hàng tiêu dùng, nguyên liệu côngnghiệp từ Thái Lan, Trung Quốc phục vụ sản xuất trên địa bàn
5 Phát triển cơ sở hạ tầng.
Toàn tỉnh hiện có 388 km đường quốc lộ (QL 14: 161 km; QL 14C: 107 km;
QL 24: 99 km; QL 40: 21 km), 392 km đường tỉnh lộ, 581 đường huyện lộ, 236 kmđường độ thị và 1.540 km đường thôn xã trong đó có khoảng 800 km đường đã được
Trang 15trải nhựa Nhiều tuyến giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư làm mới,nâng cấp,cải tạo và mở rộng như quốc lộ 24, 40, 14C, 14 và các tuyến tỉnh lộ 673, 672,675 và các tuyến đường liên huyện, xã Mật độ bình quân đạt 0,326 km đường/km2
và 7,84 km đường/1.000người
Các tuyến quốc lộ chính như Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) đến năm 2010
đã hoàn thành đoạn qua thành phố Kon Tum; Quốc lộ 14C đã thực hiện xong phầncầu, cống vĩnh cửu trên toàn tuyến; Quốc lộ 24 là tuyến quốc lộ giao lưu với các tỉnhduyên hải Nam Trung Bộ, đến năm 2010 đã hoàn thành đoạn Km165+057-Km168+454, đường cấp II đô thị, mặt đường bê tông trải nhựa rộng 16 mét; Quốc lộ
40 nối với Quốc lộ 18B của Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y hiện vẫn là đường cấp Vmiền núi, mặt đường cấp phối đồi
Đến nay toàn tỉnh vẫn còn một số xã chưa có đường ô tô đi lại trong mùa mưa,đường tuần tra biên giới đã và đang được đầu tư
Các hoạt động vận tải hàng không của tỉnh Kon Tum vẫn được thực hiện thôngqua sân bay Plei Ku (Gia Lai) Sân bay Sân bay Ngọc Bay cách thành phố Kon Tumkhoảng 7Km về hướng Tây bắc đã được khảo sát và đưa vào qui hoạch để xây dựngsân bay Kon Tum
Tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn tỉnh đến năm 2009 là 62.172 máy,đạt tỷ lệ 14 máy/100 dân, tăng khoảng 3 lần so với năm 2005 Tốc độ phát triển thuêbao internet cũng tăng rất mạnh, từ mức 518 thuê bao năm 2005 lên 8.257 thuê baonăm 2009 với mức tăng bình quân trong giai đoạn đạt 99,8%/năm, mật độ là 1,9 thuêbao/100 dân
Hoạt động phát thanh - truyền hình trên địa bàn tiếp tục được chú trọng và pháthuy có hiệu quả với hơn 90% địa bàn dân cư được phủ sóng truyền hình và 100% địabàn phủ sóng phát thanh Các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình đã thườngxuyên thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các sự kiện chính trị, kinh tế,văn hoá trên địa bàn
Đài phát thanh - truyền hình tỉnh hiện có máy phát hình với tổng công suất 14
Kw, nâng hệ thống phát sóng truyền hình từ 2 kênh năm 2000 lên 4 kênh năm 2005(trong đó 3 kênh phát chương trình Trung ương, 1 kênh phát chương trình địaphương), tổng công suất phát lại đài tỉnh tại các huyện đạt 4 Kw Sóng phát thanh cótổng công suất 20 Kw Các hệ thống truyền hình đài huyện cũng được đầu tư nâng cấp,đến nay phần lớn các huyện có 2 máy phát với tổng công suất mỗi huyện đạt từ 1-3
Kw với 2 kênh phát, một số huyện còn có hệ thống phát thanh kỹ thuật số không dây
- Nguồn cung cấp: Hiện tại, tỉnh Kon Tum được cấp điện từ hệ thống điện miềnTrung thông qua tuyến đường dây 110 KV mạch đơn PleiKu - Kon Tum - Đăk Tô và 2trạm 110/22 KV với tổng dung lượng là 41 MVA (1x16 MVA và 1x25 MVA) Ngoài
ra còn một số nguồn phát độc lập là các trạm thủy điện nhỏ và pin mặt trời
Trên địa bàn tỉnh hiện một số Nhà máy thủy điện như Sê San 3; Sê San 3A, PleiKrông (Máy 1), Đăk Rơ Sa; ĐăkPôNe 2 đã hòa vào lưới điện quốc gia
- Lưới điện: Tỉnh có 256 km đường dây 500 KV; 77 km đường 110KV; 1.064
km đường trung thế và 1.045 km đường hạ thế Hiện có 969 trạm biến áp với tổng
Trang 16dung lượng 86.676 KVA.
- Phụ tải điện: Điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 125 triệu KWh Điệnthương phẩm bình quân đầu người của Kon Tum còn thấp, khoảng 309kwh/người/năm
- Tình hình cấp điện cho khu vực nông thôn: Đến nay, đã có 100% xã, phường,thị trấn được sử dụng điện lưới; tỷ lệ hộ dùng điện là 94%; số thôn dùng điện đạt92,2%
Hệ thống cấp nước thành phố Kon Tum đã được cải tạo và mở rộng lên côngsuất 12.000m3 ngày/đêm Các công trình cấp nước tại thị trấn các huyện (Đăk Glei,Ngọc Hồi, Đăk Hà và Sa Thầy) thuộc tiểu dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn, đãđược hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng Hệ thống cấp nước thị trấn KonPlongđang triển khai thi công Hệ thống cấp nước thị trấn ĐăkTô, công suất4.500m3/ngày.đêm đã thi công xong, hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2008
Hiện nay, một bộ phận đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa còn sử dụng nướcgiọt, phần nào ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa khô thường thiếu nước; việc đầu tư cáccông trình cấp nước còn manh mún, chưa dựa vào quy hoạch chung về cấp nước đãđược duyệt, mặt khác quy hoạch lập cũng không còn phù hợp; việc hướng dẫn, tuyêntruyền vận động để nhân dân quản lý, bảo vệ và sửa chữa các công trình chưa kịp thời;chất lượng thi công một số công trình chưa thật tốt, do vậy sau khi sử dụng một thờigian ngắn đã hư hỏng, một số giếng đào vào mùa khô thiếu nước
Dân số thành thị năm 2009 là 146.441 người, chiếm 33,8% cơ cấu dân số, tăngkhoảng 0,8% so với năm 2005 và 1,8% so với năm 2000 Tốc độ đô thị hoá khu vựcdân cư đạt bình quân 3,8%/năm giai đoạn 2000-2009 và 3,5%/năm giai đoạn 2006-2009
Dân cư tập trung đông nhất tại thành phố Kon Tum, chiếm khoảng 33,3% dân số,tiếp đến là huyện Đăk Hà - 14,3%, Ngọc Hồi - 9,7%, Sa Thầy - 9,6%, Đăk Glei –9,1%, Đăk Tô – 8,6%, Kon Rẫy – 5,2%, Tu Mơ Rông -5,2%, Kon Plông 4,9% Mật độdân số cao nhất là thành phố Kon Tum với 333 người/km2, thứ hai là Đăk Hà và Đăk
Tô với 73 người/km2 và thấp nhất là Sa Thầy và Kon Plông với lần lượt là 17 và 15người/km2
6 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn
Tổng nguồn vốn đầu tư năm 2009 đạt 4.451,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 91,3%GDP của tỉnh Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 27,8%/năm, giaiđoạn 2006-2009 đạt 22,6%/năm Vốn đầu tư của nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạochiếm khoảng 65,8% tổng vốn đầu tư, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống chỉcòn 16%/năm giai đoạn 2006-2009 so với mức 31,7%/năm giai đoạn 2001-2005, trongkhi đó vốn ngoài nhà nước đã tăng mạnh từ mức 15,8%/năm giai đoạn 2001-2005 lên42,8%/năm giai đoạn 2006-2009 Điều này cho thấy khả năng thu hút vốn từ khu vựcngoài nhà nước đã có những bước tiến tích cực
Vốn ngân sách Nhà nước và có nguồn gốc ngân sách chiếm tỷ lệ cao, chủ yếutập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống của nhândân như: giao thông, thuỷ lợi, cấp nước, cấp điện, y tế, giáo dục, văn hoá Trong giai
Trang 17đoạn 2001-2005, vốn đầu tư cho giao thông, thuỷ lợi chiếm khoảng 40-45%
Bảng 15 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
-Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Vốn ngoài quốc doanh tuy có mức tăng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫncòn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn hàng năm với khoảng 30% Vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài còn rất nhỏ bé, năm 2009 mới chỉ là 45 tỷ đồng Vốn có nguồn gốcngân sách chủ yếu tập trung đầu tư cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng không có khảnăng thu hồi vốn, hoặc có thời gian thu hồi vốn dài, hoặc đầu tư cho các mục tiêu dàihạn
Chất lượng và hiệu quả của đầu tư còn thấp, thể hiện tốc độ tăng của giá trị sảnxuất cao hơn giá trị tăng thêm, điều này cũng giải thích rằng vốn đầu tư toàn xã hội,chủ yếu là vốn ngân sách, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chưa đầu tư vào các lĩnh vực tạo ragiá trị gia tăng lớn
III VỊ TRÍ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KON TUM TRONG VÙNG
1 Vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và LâmĐồng là một vùng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và anninh quốc phòng khu vực biên giới
Trong giai đoạn 2001-2005, kinh tế các tỉnh Tây Nguyên có mức tăng trưởngkhá nhanh, bình quân khoảng 10,6%/năm, cao hơn mức bình quân của cả nước, tuynhiên do xuất phát điểm thấp và đi lên chủ yếu từ nông nghiệp nên vẫn là vùng chậmphát triển Tổng GDP của toàn vùng năm 2005 vào khoảng 20.867 tỷ đồng, tăng gấp1,65 lần so với năm 2000 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá,chú trọng phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao
Thu nhập bình quân đầu người đã tăng đáng kể, từ 2,8 triệu đồng/người năm
2000 lên 5,3 triệu đồng/người năm 2005, bằng khoảng 51,4% thu nhập bình quân đầungười cả nước Khoảng cách chênh lệch thu nhập bình quân đầu người đang dần đượcthu hẹp bởi tốc độ phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên trong những năm gần đâyluôn cao hơn mức bình quân cả nước
Tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) giai đoạn
2001-2005 là 12,3%/năm Theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xãhội vùng Tây Nguyên, dự báo GDP của Tây Nguyên tăng trưởng bình quân
Trang 1812-13%/năm giai đoạn 2006-2010, trong đó khu vực I tăng bình quân 7-8%/năm, khuvực II tăng 21-22%/năm, khu vực III tăng 16-18%/năm.
Một số định hướng phát triển công nghiệp vùng Tây Nguyên:
- Khai thác, chế biến khoáng sản: Phát triển giai đoạn I của tổ hợp boxit-aluminLâm Đồng và nhà máy điện phân nhôm tại Nhân Cơ (Đăk Nông) Xây dựng các cơ sởkhai thác đá xây dựng tại các tỉnh trong vùng, khai thác đá đen tại Kon Tum, đá granittại Gia Lai, chế biến cao lanh tại Đăk Lăk, Lâm Đồng
- Chế biến nông lâm sản: Phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn, tậndụng lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ, ưu tiên phát triển các cơ sở quy mô lớn, côngnghệ hiện đại
- Cơ khí, hoá chất: Phát triển cơ khí phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản
và cơ khí sửa chữa phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp, phương tiện vận tải, sản xuấtnông cụ, khai thác và chế biến khoáng sản Phát triển mạnh các cơ sở sản xuất phânbón NPK, phân vi sinh, các sản phẩm cao su y tế, dân dụng, bao bì nhựa và nhựa giadụng
- Vật liệu xây dựng: Phát triển trên cơ sở tận dụng hiệu quả tài nguyên và bảo
vệ môi trường Phát triển sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát, bê tông tươi, tấm lợp,gạch, ngói nung và không nung
- Dệt may, da giày: Phát triển sản xuất bông xơ sợi, thu hút đầu tư phát triển các
cơ sở may mặc Khuyến khích nghề may, thêu, đan qui mô nhỏ, nghề dệt thổ cẩmtruyền thống Tập trung đầu tư theo hướng sơ chế, bảo quản da nguyên liệu cung cấpcho các nhà máy ở khu vực lân cận, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất giàyvải, giày thể thao xuất khẩu
- Khu, cụm công nghiệp: Thu hút đầu tư lấp đầy các Khu, cụm công nghiệphiện có, phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp mới trên cơ sở đồng bộ với quyhoạch nguồn nhân lực, cơ sở dạy nghề và hạ tầng xã hội, chú trọng vấn đề môi trường
và xử lý chất thải trong phát triển công nghiệp
Tây Nguyên là Vùng có vị trí quan trọng đối với kinh tế cả nước về phát triểncây công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ điện và luyện kim (bôxit-alumin) Trong thời giantới, khi các dự án lớn được triển khai như các dự án về xây dựng thuỷ điện, điện phânnhôm, chế biến nông, lâm sản, đồ gỗ, bột giấy… thì kinh tế Tây Nguyên sẽ từng bướcđược cải thiện và sẽ dần thu hẹp khoảng cách về phát triển đối với các vùng khác Sựphát triển kinh tế vùng Tây Nguyên sẽ có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế Kon Tumphát triển hơn nữa
Nam Trung bộ là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và anninh quốc phòng, là nhịp cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa Tây Nguyên vớimạch máu giao thông của đất nước, là vùng cửa sông của tất cả những con sông bắtnguồn từ Tây Nguyên đổ về biển Đông Hệ thống sông này đã tạo ra những cánh đồngnhỏ hẹp nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùngnói chung và đời sống nhân dân nói riêng
Vùng Nam Trung bộ có bờ biển trải dài hơn một ngàn cây số, với nhiều khối núicao, đồ sộ phủ phục ngay sát mép nước, chia cắt địa hình, tạo thành những tiểu vùng cócảnh quan hấp dẫn và kỳ thú Hệ thống chùm cảng nước sâu, còn là cửa ngõ giao lưu với
Trang 19các vùng trong cả nước và quốc tế, không chỉ riêng cho khu vực miền Trung mà cho cảTây Nguyên và các nước bạn Lào, Campuchia.
Mặt khác, bên cạnh những lợi thế trên, khu vực này cũng phải gánh chịu nhiềuyếu tố bất lợi về môi trường như lũ lụt, xói mòn, khô hạn, gió bão gây nhiều khókhăn cho đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong vùng
Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung bao gồm Đà Nẵng và 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đóngvai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho miền Trung và Tây Nguyên,với ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển gắn với công nghiệp và dịch vụ
-Quyết định số 148/2004 QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếuphát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến 2010 và tầm nhìnđến 2020 đặt ra chỉ tiêu như: tốc độ tăng GDP bình quân của Vùng giai đoạn 2006-
2010 gấp 1,2 lần cả nước, giai đoạn 2011-2020 gấp 1,25 lần cả nước Tỷ lệ đóng góptrong GDP cả nước đạt 5,5% vào năm 2010 và 6,5% vào năm 2020; Giá trị xuất khẩubình quân đầu người đạt 375 USD vào năm 2010 và 2.530 USD vào năm 2020; Tỷ lệđóng góp thu ngân sách cả nước của Vùng đạt 6,0% vào năm 2010 và 7,0% vào năm2020
Theo định hướng phát triển, Đà Nẵng sẽ trở thành khu dịch vụ tổng hợp lớn nhất củaVùng, TP Huế sẽ là trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả nước, TP Quy Nhơn được xâydựng thành trung tâm tăng trưởng kinh tế phía Nam của vùng, đầu mối giao thông đường bộ
và cảng biển phục vụ trực tiếp cho Vùng Tây Nguyên Hệ thống chuỗi đô thị này sẽ là độnglực phát triển vùng và có ảnh hưởng lan toả tới Kon Tum Hệ thống các khu công nghiệp, khuchế xuất, hệ thống kho bãi, cảng biển sẽ là các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia
Các cặp cửa khẩu qua các nước Myanmar, Thái Lan và Lào sẽ được nối thôngvới hệ thống cảng biển - khu kinh tế của Việt Nam ở miền Trung Trong tương lai, khiquan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia phát triển hơn nữa, Kon Tum sẽ trởthành cửa ngõ kết nối thương mại, sản xuất và lưu thông hàng hoá giữa các nước lánggiềng với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và Vùng duyên hải NamTrung bộ
Kon Tum nằm sát với Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung hiện đang được đầu tưcác dự án lớn của quốc gia như tổ hợp lọc hoá dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế
mở Chu Lai (Quảng Nam), khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) cùng với hệ thống cảngnước sâu, giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và đường biển khá phát triển…Những yếu tố này cũng có những tác động lớn tới sự phát triển ở Kon Tum trong tương lai
4 Vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia
Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là một khu vực ngã ba biêngiới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Phạm vi của Tam giác phát triển nàybao gồm 13 tỉnh đó là: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Bình Phước ở ViệtNam; Attapư, Salavan, Xekong và Chămpasac ở Hạ Lào; Ratanakiri, Stung Treng,Mondulkiri và Kratie ở Đông Bắc Campuchia
Tam giác phát triển có vị trí chiến lược đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xãhội và môi trường sinh thái Dự kiến trong giai đoạn 2011-2020, khi chủ trương hợp táccủa ba nước được hiện thực hoá sẽ tạo nên những yếu tố mang tính đột biến Dự báo tăng
Trang 20trưởng kinh tế bình quân của toàn Tam giác phát triển sẽ đạt >9% Cơ cấu kinh tế của khuvực Tam giác phát triển sẽ có nhiều thay đổi tích cực trong giai đoạn 2011-2020 Ngànhnông - lâm - thuỷ sản sẽ giảm tỉ trọng từ mức gần 70% hiện nay xuống còn khoảng 49-50% năm 2010 Ngành công nghiệp sẽ dần vươn lên, hiện chiếm tỉ trọng khoảng 10%, sẽtăng lên 25-30% Đặc biệt, ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh trong khu vực, nhất là dịch
Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y theo quy hoạch có tổng diện tích 70.438 ha, là khu kinh
tế động lực, trung tâm trong Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam –Lào - Campuchia, cóquy chế hoạt động riêng, được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại,đồng bộ, trong tương lai sẽ phát triển thành đô thị loại II tại vùng biên giới, gắn kết với hànhlang kinh tế Đông-Tây của khu vực Tại đây sẽ xây dựng sân bay quốc tế, các trung tâmchuyên ngành thương mại, dịch vụ, tài chính, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học Đây sẽ làđiều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm đến khai thác tiềm năng trong khu vực tam giácphát triển
Trang 21CHƯƠNG II PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTXH CỦA KON TUM
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
1 Quan điểm và phương hướng phát triển
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, phát triển cả chiềurộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở phát huy tối đa cácnguồn lực trong tỉnh, tập trung khai thác có hiệu quả các thế mạnh về đất, tài nguyênrừng, tiềm năng thủy điện, khoáng sản và các lợi thế về du lịch sinh thái Phát triểnmạnh kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào
- Campuchia
- Phát triển KTXH gắn với hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, với quá trình đôthị hóa và xây dựng một số vùng lãnh thổ động lực, tạo điều kiện thúc đẩy các khu vựckhó khăn cùng phát triển
- Gắn phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển nguồn nhânlực, đoàn kết các dân tộc Quan tâm thoả đáng về phúc lợi xã hội và hỗ trợ phát triểnđối với các vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Bảo tồn và phát huy nền văn hoá truyềnthống đa dạng của các dân tộc trong tỉnh
- Phát triển KTXH gắn với sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiênnhiên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững Có định hướng và chủđộng với các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hạn hán, lũ lụt và dịch bệnh
- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng; bảo vệ vữngchắc chủ quyền và an ninh toàn tuyến biên giới quốc gia (Việt Nam-Cămpuchia- Lào);giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
2 Các kịch bản phát triển KTXH và luận chứng phát triển
2.1 Dự báo 3 phương án tăng trưởng kinh tế
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội các giai đoạn 1996-2000;
2001-2005 và giai đoạn 2006-2008, xem xét tới khả năng thực hiện đến năm 2010, các lợithế và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời giantới; xu thế phát triển chung của cả nước và vùng Tây Nguyên trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế; từ tiến độ thực thi của một số công trình trọng điểm của quốc gia cóliên quan đến tỉnh và tiếp cận từ mục tiêu giảm chênh lệch về GDP/người so với vùngTây Nguyên từ nay đến năm 2020;
Từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 có
dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của vùng bình quân 12,5-13%/năm giai đoạn
2011-2015 và 12-12,5%/năm giai đoạn 2016-2020 GDP/người của vùng đến năm 2011-2015 sẽđạt khoảng 30,3-30,5 triệu đồng/người và đến năm 2020 đạt 55,3-56,2 triệuđồng/người (giá hiện hành);
Từ dự báo về quy mô dân số đến 2020, với mục tiêu thu hẹp dần khoảng cáchchênh lệch về GDP/người so với vùng Tây Nguyên theo các khả năng khác nhau, dựbáo các phương án tăng trưởng như sau:
Trang 22Bảng 16 Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Kon Tum
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Nhịp độ tăng (%) 2006-
2010 2011- 2015 2016- 2020
Phương án quy mô dân số 1: năm 2015 là 505 ngàn người, năm 2020 là 570 ngàn người
I Phương án 1 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên 94% vào năm 2020)
4 Nhu cầu đầu tư
4 Nhu cầu đầu tư
Phương án quy mô dân số 2: năm 2015 là 510 ngàn người, năm 2020 là 600 ngàn người
Phương án 3 (Nâng GDP/người của tỉnh so với vùng lên xấp xỉ 95% vào năm 2020)
4 Nhu cầu đầu tư
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và 2025
Dự kiến GDP bình quân đầu người đến năm 2010 của tỉnh Kon Tum đạt 13,9triệu đồng (giá hiện hành), bằng khoảng 86,2% mức bình quân của vùng Tây Nguyên
Giai đoạn sau 2010, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đều dự kiến tăng trưởngvới tốc độ cao từ 12-15%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và từ 11,5-14,5%/năm giaiđoạn 2016-2020 Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của vùng Tây Nguyên bình quân12,5-13%/năm giai đoạn 2011-2015 và 12-12,5%/năm giai đoạn 2016-2020 Để KonTum có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch GDP/người so với vùng Tây Nguyên, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung củavùng
2.2 Lựa chọn phương án tăng trưởng kinh tế
Xem xét bối cảnh chung của cả nước, vùng Tây Nguyên, cân nhắc giữa 2phương án quy mô dân số và 3 phương án tăng trưởng kinh tế đã trình bày, với mụctiêu đạt tốc độ tăng trưởng cao và thu hẹp khoảng cách về GDP bình quân đầu ngườigiữa tỉnh với vùng Tây Nguyên, với khả năng và nguồn lực có thể phát huy trong giaiđoạn tới sẽ chọn phương án 3 để luận chứng cơ cấu ngành
2.3 Luận chứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng của các ngành tỉnh KonTum
Trang 23- Từ ba phương án về tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, sẽ có ba phương ánchuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tương ứng như sau:
Bảng 17 Các phương án cơ cấu kinh tế và tăng trưởng các ngành
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và 2025
Phương án 3 dự kiến được lựa chọn có cơ cấu kinh tế như sau: đến năm 2015,
tỷ trọng ngành nông nghiệp còn 33%, ngành công nghiệp là 31,5% và khối dịch vụ là35,5% và đến năm 2020 tỷ trọng của 3 khối ngành trên tương ứng là 25,1%, 38,5% và36,4% trong cơ cấu GDP trên địa bàn
ĐỊA PHƯƠNG KHÁC VÀ QUỐC TẾ
Kon Tum là địa phương có đường biên giới quốc gia với cả 2 nước láng giềngLào và Campuchia và đường biên giới nội địa với các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi
và Gia Lai Kon Tum có lợi thế là tỉnh nằm tại ngã ba biên giới Việt Nam – Lào –Campuchia, trên tuyến đường hành lang kinh tế nối Tây Nguyên với các tỉnh miềnduyên hải Nam Trung bộ
Kon Tum và các tỉnh trong vùng đều có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, vềtiềm năng lợi thế về rừng, đồng thời cũng có những đặc thù riêng để phát triển kinh tế -
xã hội Từ lâu, doanh nghiệp và doanh nhân của Kon Tum đã có những bước đi tronghợp tác, đầu tư, kinh doanh với các tỉnh láng giềng và với các tỉnh nước bạn góp phầngắn kết nền kinh tế Kon Tum với sự phát triển của nền kinh tế khu vực, đóng góp chungvào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói chung và kinh tế vùng nói riêng
Trong những năm gần đây, kể từ khi Chính phủ có chủ trương chú trọng phát
Trang 24triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, và đặc biệt là chương trình hợp tác phát triển babiên giới thì giữa các địa phương trong vùng và các địa phương nước bạn đã có nhữngcuộc gặp gỡ chính thức để xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhau, đề xuất chươngtrình hợp tác phát triển và thống nhất chủ trương trong chỉ đạo điều hành, nhằm thựchiện các nội dung của chương trình hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, pháthuy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng vàphát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế vàkhu vực, đóng góp tích cực vì lợi ích của doanh nghiệp và nhân dân của các địaphương, của vùng và của các quốc gia trong khu vực.
- Thời gian qua, Kon Tum đã chủ động phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi trongviệc sử dụng nguyên liệu nông, lâm sản của các địa phương lân cận, và kể cả của Lào,Cămpuchia để phục vụ cho công nghiệp chế biến trên địa bàn Các công trình thuỷđiện trên địa bàn Kon Tum do các doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tư phát triển đã vàđang phát điện hoà vào lưới điện quốc gia
- Thời gian tới, Kon Tum sẽ tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc phát triển các thế mạnh từ rừng, từ nông nghiệp
và thuỷ điện Kon Tum cần có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp côngnghiệp của các địa phương đầu tư, mở rộng sản xuất sang địa bàn của nhau, trước hếttrong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện nước…
- Về công tác quản lý nhà nước: Sở Công Thương Kon Tum cần thường xuyêntham dự các chương trình hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lýsản xuất công nghiệp trên địa bàn, công tác quản lý nhà nước đối với các doanhnghiệp, công tác sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
- Các doanh nghiệp thương mại của Kon Tum cần chủ động, tích cực trongcông tác xúc tiến thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, quảng bá sản phẩm, dịch vụchuyển khẩu bằng việc mở các chi nhánh tại các địa phương trong vùng nhất là tại khuvực cửa khẩu quốc tế Bờ Y và tại 2 địa phương nước bạn là Atapu (Lào) và Ratanakiri(Campuchia)
- Đặc biệt, ngành thương mại Kon Tum cần chú trọng phối hợp phòng, chốnggian lận thương mại, tạo thuận lợi để hàng hoá của các địa phương trong và ngoàinước được bảo hộ thương hiệu, chống hàng giả trên địa bàn địa phương mình
- Hai bên cung cấp thông tin nhanh về cơ chế cửa khẩu và xuất nhập khẩu nhằmphát triển thương mại và xuất nhập khẩu thông qua các cửa khẩu trong vùng Phối kếthợp quản lý, tạo thông thoáng và đẩy mạnh trao đổi hàng hóa hai chiều, xuất khẩu quabiên giới
- Phối hợp mở các hội chợ xúc tiến thương mại tại các cửa khẩu trong vùng
- Kon Tum có thế mạnh về bề dày văn hoá lâu đời, có các điểm du lịch thamquan nghỉ dưỡng nổi tiếng và đặc biệt khu vực Măng Đen đã được dự kiến đưa vàochương trình trọng điểm quốc gia về du lịch Do đó Kon Tum cần thường xuyên tổchức các hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương với nhau và đặc biệt
là các chương trình du lịch xuyên quốc gia, kết hợp với du lịch sinh thái, văn hoá, lịch
Trang 25sử nhằm làm phong phú các san phẩm du lịch trên địa bàn Đồng thời phối hợp với cácđịa phương ở Lào và Cămpuchia tổ chức và khai thác tuyến du lịch Miền Trung – TâyNguyên – Lào – Campuchia và ngược lại.
- Hình thành và phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các chi nhánh,văn phòng đại diện của các công ty du lịch tại Kon Tum
- Phối hợp với các địa phương xung quanh xây dựng các chương trình bảo tồn
và phát huy văn hoá truyền thống của Vùng Tây Nguyên
Trong khuôn khổ hợp tác giữa các tỉnh trong vùng cần có các cuộc làm việc vàtrao đổi về các biện pháp thu hút vốn đầu tư từ trong vùng và nước ngoài, xây dựngcác cơ chế chính sách thu hút đầu tư; phối hợp giải quyết thủ tục lập chi nhánh, vănphòng đại diện cho các dự án của các doanh nghiệp tại địa phương, tham gia các hộithảo kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong lĩnh vực vận tải, thời gian qua ở Kon Tum đã hình thành mạng lưới vậnchuyển hành khách liên tỉnh, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, lưu thông hàng hoáphục vụ cho phát triển kinh tế, du lịch và thương mại giữa các địa phương; các tuyến,bến vận tải được phối hợp tổ chức tốt Trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển cácphương thức vận tải liên vận quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương giữacác địa phương trong vùng và các nước bạn
Trang 26PHẦN HAI Thực trạng phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2000 – 2009
CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP –
THƯƠNG MẠI CỦA KON TUM
TUM.
1 Những tiềm năng, thế mạnh, lợi thế phát triển ngành công thương
Nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, Kon Tum có một vị tríthuận lợi để hợp tác quốc tế phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp và thương mại trướchết là với các nước Lào, Cămpuchia, Thái Lan, sau là khu vự ASEAN
- Hợp tác với Lào, Campuchia
Theo quy hoạch tổng thể, Kon Tum là 1 trong 13 tỉnh của Tam giác phát triểnCămpuchia- Lào- Việt Nam Khu vực này trong tương lai sẽ phát triển trở thành mộttrung tâm nông, lâm công nghiệp của 3 nước Cùng với tiềm năng to lớn về thuỷ điện,
về tài nguyên khoáng sản, về tài nguyên nông, lâm nghiệp giữa ba nước sẽ có nhiềucác chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, Kon Tum sẽ có nhiều điều kiện đểtham gia các chuươg trình này, như chương trình phát triển nông, lâm nghiệp, câycông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chương trình đào tạo nguồn nhânlực, hợp tác phát triển ytế-giáo dục-đào tạo-du lịch
- Hợp tác phát triển với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan
Vùng Đông Bắc Thái Lan nằm ven sông Mê Kông, có biên giới chung với Lào,
có đường sắt nối tới Viêng Chăn về phía Bắc Đông Bắc Thái Lan là vùng có tiềmnăng, khả năng sản xuất lương thực, chế biến nông lâm sản khá lớn của Vương quốcThái Lan, là vùng có nhiều đặc điểm hấp dẫn du khách của nhiều nước đến thamquan, du lịch Nhu cầu vận chuyển, hàng hoá xuất nhập khẩu của Đông Bắc Thái Lankhá lớn Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đi vào hoạt động cùng với việc hoàn thành đường18B (Lào) nối với quốc lộ 40 (Kon Tum) và các tuyến đường xuống các cảng biểnmiền Trung là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của vùng Đông BắcThái Lan cũng như cho các hoạt động trao đổi, nhập khẩu các nông sản từ các tỉnh củaViệt Nam như cà phê, cao su của vùng Tây Nguyên và các sản phẩm chế tạo khác
Với vị trí địa lý, điều kiện phát triển vùng Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Kon Tum
dự kiến trong tương lai sẽ hợp tác với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, khảo sát, xây dựngcác tour du lịch Kon Tum- Thái Lan, kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tạiKon Tum vào một số lĩnh vực như chế biến nông, lâm sản, khai thác, chế biến vật liệuxây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản và đảm nhận vận tải quá cảnh trung chuyểnhàng hoá
2 Đánh giá việc khai thác, phát huy những tiềm năng, thế mạnh của Kon Tum
để phát triển KTXH ở Kon Tum trong thời gian vừa qua.
Kon Tum là một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang thươngmại quốc tế nối từ Myanma - Đông bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên,Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ Đây là tuyến giao thông đường bộ đông - tây
Trang 27ngắn nhất, lại nằm không xa các khu vực kinh tế phát triển năng động như Đà Nẵng,Dung Quất, Chu Lai, Quy Nhơn…, Vì vậy Kon Tum có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển.
Việc hoàn thành các tuyến Quốc lộ 40, 24, 14-Đường Hồ Chí Minh và khaithông cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã phá thế ngõ cụt của tỉnh, mở ra nhiều cơ hội để giaothương kinh tế - thương mại - du lịch với cả nước và các nước trong khu vực
Diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80% diện tích đất tự nhiên của Kon Tum,trong đó 4/5 là đất lâm nghiệp Hiện ở Kon Tum đã và đang hình thành các vùngchuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, cây nguyên liệu giấy chocông nghiệp chế biến Một số vùng có độ cao trên 1.200m với khí hậu mát mẻ là điềukiện thuận lợi để phát triển một số loại cây thực phẩm, dược liệu có lợi thế như rau,hoa xứ lạnh, chè, sâm Ngọc Linh…
Bên cạnh tiềm năng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, hệ thống sông suối trênđịa bàn có tiềm năng thuỷ điện lớn Sự phát triển các công trình thuỷ điện đã hìnhthành nên các lòng hồ thuỷ điện YaLy, Plei Krong …và đã tạo nên một thế mạnh chophát triển và nuôi trồng thuỷ sản Như vậy Kon Tum có đủ các điều kiện để phát triểnmột nền kinh tế nông nghiệp toàn diện và đa dạng
Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, cùng với các chính sách ưu đãi trongđầu tư phát triển của tỉnh và địa phương, khu du lịch Măng Đen đang được xây dựng
sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của tuyến đường Đông Tây, nối cáctỉnh duyên hải miền Trung với Tây Nguyên và vùng tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có quy chế hoạt động riêng, đang được xâydựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ sẽ phát triển thành đôthị loại II và có chức năng gắn kết, hỗ trợ khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triểnKTXH của Vùng tam giác phát triển Đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã
và đang xúc tiến triển khai các dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên đến 10.000 tỷđồng
Trên địa bàn cũng đã hình thành các khu công nghiệp Sao Mai, Hoà Bình, một
số các cụm, điểm công nghiệp đang được quy hoạch đầu tư xây dựng Đây sẽ là địađiểm thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ việcphát huy tiềm năng, thế mạnh của Kôn Tum để phát triển một cách bền vững
Các yếu tố lợi thế về vị trí chiến lược, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, sựhình thành các vùng kinh tế động lực kết hợp với chính sách khuyến khích thu hút đầutư,cùng với những nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinhdoanh, sẽ thúc đẩy quá trình phát triển, đưa Kon Tum vững tiến trên bước đường côngnghiệp hoá, hiện đại hoá- phát triển bền vững trong quá tình hội nhập
1 Hiện trạng phát triển công nghiệp
1.1 Số lượng cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo thành phần kinh tế
Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 2.392 cơ sở sản xuấtcông nghiệp TTCN Trong đó, các cơ sở ngoài quốc doanh chiếm trên 99%, doanhnghiệp nhà nước trung ương có 3 cơ sở, doanh nghiệp nhà nước địa phương cũng có 3
cơ sở
Trang 28Trong khu vực ngoài quốc doanh, các cơ sở thuộc thành phần kinh tế cá thể vàtiểu chủ chiếm tỷ lệ lớn khoảng trên 90% Số cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư bản tưnhân đã gia tăng trong những năm gần đây, năm 2000 có 11 cơ sở đến năm 2008 có 45
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
1.2 Phân loại theo phân ngành công nghiệp
Phân theo ngành công nghiệp cấp I, số cơ sở sản xuất trong ngành chế biếnchiếm trên 90%, năm 2005 có 2.302 cơ sở đến năm 2008 là 2.327 cơ sở Ngành khaithác khoáng sản có sự gia tăng mạnh về số cơ sở sản xuất trong giai đoạn 2001-2005,
từ 11 cơ sở năm 2000 tăng lên 54 cơ sở năm 2005 và năm 2008 là 60 cơ sở Năm 2005trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở sản xuất và phân phối điện, đến năm 2008 số cơ sở thamgia sản xuất của ngành SX & PP điện nước 25 cơ sở
Bảng 19 Cơ sở SXCN phân theo ngành công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
2 Lực lượng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
2.1 Diễn biến phân bố lao động theo các thành phần kinh tế và ngành kinh tế
Tính đến năm 2009 trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 14.076 lao động công nghiệp,năm 2005 là 9.689 lao động Trong đó lao động quốc doanh chiếm trên 20% Lao độngquốc doanh trung ương chiếm trên 50%, còn lại là lao động do địa phương quản lý
Lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm trên 70% tổng số laođộng toàn tỉnh Lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khôngđáng kể, hiện có khoảng 50 người
Theo phân ngành công nghiệp, lao động công nghiệp chế biến chiếm trên 90%,
Trang 29năm 2005 là 8.720 người, đến năm 2009 tăng lên 13.240 người Lao động khai tháckhoáng sản có sự gia tăng mạnh từ năm 2005, năm 2000 là 179 người đến năm 2005 là
611 người, chiếm tỷ trọng 6,3 % Tuy nhiên từ năm 2007 do có sự sắp xếp lại các cơ
sở sản xuất nên lao động trong ngành khai thác đã giảm đáng kể xuống còn 148 người
và đến năm 2009 tăng lên là 161 người
Lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện nước không có sự thay đổilớn qua các năm, năm 2005 là 358 người và năm 2009 là 481 người, chiếm tỷ trọng3,2 %
Bảng 20 Lao động SXCN phân theo ngành công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
2.2 Diễn biến lao động theo trình độ
Qua các điều tra khảo sát, tại tinh Kon Tum trình độ lao động tại các doanhnghiệp công nghiệp như sau: 100% giám đốc doanh nghiệp có trình độ đại học phùhợp với lĩnh vực đang quản lý, trong đó 60% giám đốc đã tham gia các khóa học về lýluận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhân sự Tuy nhiên chất lượng lao động tại cácdoanh nghiệp chưa cao, lao động phổ thông chiếm khoảng trên 80%, lao động có trình
độ trung học chuyên nghệp và qua đào tạo nghề chiếm khoảng 7%, lao động có trình
độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm chưa đến 10%, trong khi tại Kon Tum hiện nay
có 01 trường trung cấp chuyên nghiệp và 02 trường cao đẳng có thể đào tạo hàng ngànlao động mỗi năm
3 Tình hình đầu tư cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
3.1 Diễn biến vốn đầu tư cho công nghệp - tiểu thủ công nghiệp
Vốn đầu tư cho công nghiệp năm 2005 đạt 389 tỷ đồng tăng hơn 6 lần so vớinăm 2000 Trong đó, vốn đầu tư cho ngành sản xuất và phân phối điện nước chiếm tỷ
lệ phần lớn, vào khoảng 85%, vốn đầu tư cho công nghiệp khai thác khoáng sản chiếm
tỷ lệ không đáng kể khoảng từ 1-3% còn lại thuộc công nghiệp chế biến
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp so với tổng vốn đầu tư toàn xã hộicủa Kon Tum năm 2005 đạt 19,74% tăng so với năm 2000 là 6,2% Tuy nhiên, năm
2007 đầu tư cho ngành công nghiệp đã giảm đáng kể do ngân sách vừa qua phải tậptrung đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo và một số lĩnh vực cấpbách khác nên tỷ trọng ngành công nghiệp chỉ chiếm 6,35% Đến năm 2009 tình hình
đã được cải thiện đáng kể vốn đấu tư cho ngành công nghiệp tăng hơn 6 lần so vớinăm 2007, đạt mức 547 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,1% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Bảng 21 Tổng hợp vốn đầu tư ngành công nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Trang 30- CN khai thác 11,4 5,7 0 165 224,7
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
3.2 Tổng giá trị tài sản cố định của toàn ngành công nghiệp
Giá trị tài sản cố định ngành công nghiệp năm 2005 là 185 tỷ đồng chiếm14,11% so với toàn xã hội Trong đó, tài sản cố định của công nghiệp chế biến chiếm
tỷ trọng cao nhất gần 75% tổng giá trị tài sản của ngành công nghiệp, ngành khai tháckhoáng sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, chưa đến 10%, còn lại thuộc ngành sản xuất vàphân phối điện & nước
Năm 2006, tài sản cố định ngành công nghiệp đã tăng lên 299 tỷ đồng nhờ có
sự đầu tư mới tại các ngành, tỷ trọng của ngành đã tăng lên 20,10% so với toàn xã hội.Năm 2007 và năm 2008 do ngành sản xuất và phân phối điện nước được đầu tư mạnhnên giá trị tài sản cố định của ngành cao chiếm trên 50% giá trị tài sản cố định ngànhcông nghiệp đưa tỷ trọng giá trị tài sản ngành công nghiệp so với toàn xã hội lên32,46% năm 2007 và 27,3% năm 2008
Bảng 22 Giá trị tài sản cố định ngành công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
4 Kết quả hoạt động của công nghiệp
4.1.Giá trị sản xuất công nghiệp và mức tăng trưởng phân theo thành phần kinh tế
Trong giai đoạn 2001-2005 giá trị SXCN tăng trưởng tương đối thấp, đạt bìnhquân 3,7%/năm, thấp hơn dự kiến do ngành công nghiệp Kon Tum gặp nhiều khó khăn
về vốn đầu tư, nhiều công trình không đạt tiến độ như thủy điện Đăk Rô Sa, nhà máychế biến tinh bột sắn…Trong giai đoạn 2006-2009 ngành công nghiệp Kon Tum đã có
sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 13,7 %/năm nhờmột số dự án bắt đầu đi vào hoạt động
Bảng 23 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Trang 31Tập thể 0,1 0,1 35,5 0,1 0,1
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nhà nước giai đoạn 2001-2005 có tốc độtăng trưởng bình quân đạt - 13,4 %/năm là do từ năm 2005 tỉnh ngừng sản xuất điệnbằng điêzen nên giá trị sản xuất công nghiệp bị giảm mạnh Trong khi đó tốc độ tăngtrưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp do trung ương quản lý đạtkhá cao 49,8%/năm nhờ các dự án đầu tư mới đi vào hoạt động Tỷ trọng của khu vựcnhà nước trong cơ cấu năm 2005 chiếm 30,2%, trong đó kinh tế nhà nước do trungương quản lý chiếm 21,7% và do địa phương quản lý chiếm khoảng 8,2%
Giai đoạn 2006-2009, công nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt tăng trưởngkhá cao, tăng bình quân 14,1%/năm trong đó có sự đóng góp đáng kể của công nghiệpnhà nước do trung ương quản lý với mức tăng bình quân 21,8%/năm, tuy nhiên côngnghiệp nhà nước do địa phương quản lý thì lại sụt giảm mạnh, mức tăng trưởng bìnhquân là -20,2%/năm
Tỷ trọng quốc doanh trong cơ cấu công nghiệp năm 2009 chiếm 30,6 %, trong
đó kinh tế nhà nước do trung ương quản lý chiếm 28,6 % và do địa phương quản lýchiếm khoảng 2,0%
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 2001-2005 cótốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,46%/năm Trong đó, khu vực cá thể đạt tốc độ tăngtrưởng tương đối cao 27,34%/năm, khu vực tư nhân đạt có tốc độ tăng trưởng –7,72
%/năm và khu vực tập thể đạt 8,45%/năm Tỷ trọng của khu vực trong cơ cấu năm
2005 chiếm 61,53%, trong đó kinh tế tư bản tư nhân chiếm 36,08 % và kinh tế cá thể
& tiểu chủ chiếm 25,33 %
Giai đoạn 2006-2009, công nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt bìnhquân 12,9%/năm, trong đó kinh tế tập thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấunhưng lại có mức tăng trưởng cao nhất, bình quân đạt 18,5%/năm, kinh tế cá thể cũngđạt khá với mức tăng 15,0%/năm và kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng 11,5%/năm
Tỷ trọng của khu vực trong cơ cấu năm 2009 chiếm 65%, trong đó kinh tế kinh
tế tư nhân chiếm cao nhất với 37,6%, tiếp đến là kinh tế cá thể khoảng 27,3%
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có một liên doanh sản xuất tinh bột sắn,hoạt động từ năm 2005, đã đưa tỷ trọng của khu vực này lên 3,0% vào năm 2005 và4,3% vào năm 2009 Giai đoạn 2006-2009, công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đạt có tốc độ tăng trưởng khá cao đạt, bình quân 24,6%/năm
Phân theo ngành công nghiệp, giá trị sản xuất ngành khai thác khoáng sản đạttốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 cao nhất là 31,05%/năm tiếp đến làngành chế tạo máy và GCKL đạt 24,76 %/năm, chế biến gỗ giấy đạt 24,4 %/năm Cótốc độ tăng trưởng âm là ngành dệt may da giày và ngành chế biến thực phẩm đồ uốngđạt tương ứng -17,7 %/năm và -7,5 %/năm
Giai đoạn 2006-2009, các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có tốc độtăng trưởng dương Cao nhất là ngành sản xuất điện, ga với mức tăng bình quân42,4%/năm, tiếp đến là ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại có mức
Trang 32tăng 21,8%/năm Sản xuất cao su và các sản phẩm nhựa và sản xuất thực phẩm và đồuống có mức tăng tương ứng là 20,6/năm và 19,3%/năm.
Bảng 24 Giá trị SXCN phân theo các ngành công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Giai đoạn 2006-2009, tăng trưởng công nghiệp của các huyện thị đều đạt 2 con
số, cao nhất là huyện Đăk Tô đạt 24,8%/năm, tiếp theo là huyện Kon Plong và SaThầy đạt tương ứng là 20,0%/năm và 18,3%/năm, thấp nhất là huyện Tu Mơ Rôngtăng trưởng -2,1%/năm
Bảng 25 Giá trị SXCN phân theo địa bàn
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
4.2 Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp
Giá trị gia tăng (VA) ngành công nghiệp năm 2005 đạt 115 tỷ đồng (theo giá cốđịnh 94) tăng gần gấp đôi so với năm 2000 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn2001-2005 của VA công nghiệp đạt 14,10%/năm Giai đoạn 2006-2009, tốc độ tăngtrưởng bình quân về giá trị gia tăng ngành công nghiệp đạt khá cao 16,9 %/năm, (tốc
độ phát triển GTSX giai đoạn 2006-2010 đạt 22,5%/năm) cao hơn tốc độ tăng trưởngbình quân về giá trị sản xuất công nghiệp Điều này cho thấy bước đầu công nghiệpKon Tum đã có bước phát triển về chất thay vì về lượng
Tỷ trọng VA công nghiệp trong cơ cấu tổng VA toàn xã hội theo giá hiện hànhnăm 2000 là 8,11% năm 2005 là 8,26% và năm 2009 là 8,09 (theo báo cáo ngành đạt10,5%)% Tỷ trọng đóng góp của VA công nghiệp trong GDP tỉnh có xu thế giảm nhẹ
Trang 33cho thấy trong giai đoạn vừa qua, việc phát triển công nghiệp vẫn chưa thực sự bềnvững.
Tỷ lệ VA/GO công nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã được cải thiện đáng kể,
từ 19% năm 2000 tăng lên 22% năm 2005 và 23,9% năm 2009 Tỷ lệ này khá thấp sovới một tỉnh có cơ cấu công nghiệp chủ đạo là các ngành khai thác và chế biến tàinguyên khoáng sản, thuỷ điện, chế biến các sản phẩm nông,lâm nghiệp từ nguyên liệutại chỗ Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp Kon Tum phát triển có hiệu quả KTXHcòn thấp
Bảng 26 Tổng hợp giá trị gia tăng ngành công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
4.3 Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhiều sản phẩm đạt giátrị (-) do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, riêng đối với sản phẩm điện là do ngừngphát điện bằng diezeen nên sản lượng điện giảm
Các sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao là sản xuất gỗ xẻ xuất khẩu(31,9%/năm), sau đó là khai thác đá cát sỏi (29,9%/năm) và gạch nung (8%/năm)
Giai đoạn 2006-2009, phần lớn các sản phẩm chủ yếu có mức tăng trưởngdương, đặc biệt là ngành sản xuất điện Sau khi các công trình thủy điện đi vào hoạtđộng đã đưa tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn của sản phẩm đạt 230,6%/năm,tiếp theo là sản xuất ván ép có tốc độ tăng trưởng đạt 44,7%/năm và tinh bột sắn đạt38,3%/năm Một số sản phẩm tăng trưởng âm là sản phẩm gỗ xẻ (do chủ trương đóngcửa rừng của tỉnh) -18,9%/năm và ngói nung -6,6%/năm
Bảng 27 Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp
Trang 34Ngói nung 10 6 viên 3,1 3,1 2,1 2,1 2,5 2,2
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
4.4 Giá trị hàng hoá xuất khẩu của ngành công nghiệp
Giá trị kim ngạch hàng xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước Năm 2000
là gần 5 triệu USD, năm 2005 đạt hơn 13 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giaiđoạn 2001-2005 đạt 23,40%/năm Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩucác sản phẩm công nghiệp-TTCN là 15,98%/năm, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuấtkhẩu nông sản tăng 49,12%/năm
Giai đoạn 2006-2009, kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh có tốc độ tăng trưởng bìnhquân đạt 51,7%/năm, tuy nhiên xuất khẩu công nghiệp-TTCN lại có mức tăng trưởng -7,8%/năm Trong khi đó, hàng nông sản tăng bình quân 69,3%/năm nhờ gia tăng sảnlượng sắn lát khô và mủ cao su khô trong năm 2008
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh gồm: Bột sắn, hàng dệt may, đồ gỗ, càphê, mủ cao su…
Bảng 28 Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
4.5 Hiệu quả của sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2005tương đối thuận lợi, lãi toàn ngành đạt 2,6 tỷ đồng Trong khi ngành khai thác bị lỗ 27triệu đồng thì ngành chế biến đạt mức lãi khá là 2,6 tỷ đồng, ngành sản xuất và phânphối điện nước năm 2005 bằng 0 Năm 2006, sản xuất kinh doanh tại các doanhnghiệp gặp khó khăn, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến đã lỗ tới hơn 1 tỷđồng
Năm 2007, các doanh nghiệp công nghiệp đã lãi tới 38,2 tỷ đồng, trong đóngành chế biến chiếm tỷ trọng chủ yếu (lãi 30,2 tỷ đồng) Ngành sản xuất và phân phốiđiện & nước lãi 6,5 tỷ đồng, ngành khai thác lãi trên 1 tỷ đồng Tuy nhiên trong năm
2008, do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế và một số chính sách về tài chính, tín dụng, lãisuất… nên các doanh nghiệp công nghiệp chế biến lỗ tới 8,8 tỷ đồng, tính chung mức
lỗ toành ngành công nghiệp là 4,9 tỷ đồng
Bảng 29 Lãi, lỗ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp
Đơn vị tính: Tr đồng (giá CĐ 94)
Trang 35Ngành CN 2.593 - 1.059 38.208 -4.946
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
5 Đánh giá trình độ công nghệ của các thành phần kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ các cơ sởcông nghiệp tỉnh Kon Tum” cho thấy trình độ công nghệ các doanh nghiệp côngnghiệp của tỉnh như sau:
Máy móc thiết bị của phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn đãlạc hậu và hao mòn gần hết giá trị sử dụng Một số cơ sở còn tận dụng các thiết bị đãhết khấu hao từ lâu Trình độ công nghệ nói chung lạc hậu 20 năm so với các nướctrên thế giới
Tuy nhiên những năm gần đây, một số cơ sở đã cố gắng đầu tư máy móc thiết
bị đồng bộ như: Dây chuyền sản xuất gạch tuy nen, dây chuyền chế biến mủ cao sucủa Công ty Cao su Kon Tum, hệ thống thiết bị sau cải tạo của Nhà máy đường KonTum…Một số dự án mới xây dựng đã được đầu tư các thiết bị công nghệ thuộc loạitrung bình tiên tiến trở lên như: Công ty liên doanh sản xuất tinh bột sắn, Xí nghiệpchế biến gỗ tinh chế của Công ty Đức Nhân…
Phần lớn các doanh nghiệp có hệ số sử dụng công suất thiết kế dưới 80% (đa sốdưới 60%), thậm chí có doanh nghiệp chỉ đạt 30% Điều này là một yếu tố chủ yếu làmtăng giá thành sản phẩm công nghiệp
Số cơ sở công nghiệp được đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến tạiKon Tum còn chiếm tỷ trọng nhỏ nên chưa tạo được chuyển biến đáng kể cho ngànhcông nghiệp Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh rất ít các doanh nghiệp phát triển bền vững,
có điều kiện để đầu tư đổi mới thiết bị So với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa thì hệ số đổi mới thiết bị công nghệ của ngành công nghiệp Kon Tum cònquá thấp
6 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
6.1 Chuyển dịch theo vùng lãnh thổ
Công nghiệp trên địa bàn tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum, tuy nhiêntrong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch đáng kể Năm 2000, thành phố KonTum chiếm tới 83% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, các huyện khác chỉchiếm vài phần trăm, thậm chí huyện Kon Plong không có cơ sở sản xuất công nghiệp.Đến năm 2005, tỷ trọng về giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Kon Tum giảmcòn 69,4%, tiếp đến là huyện Đăk Tô 12% và huyện Sa Thầy chiếm 6,54%, thấp nhất
là huyện Kon Plong 0,37% và huyện Đăk Glei 0,76% Tu Mơ Rông là huyện mớithành lập chiếm tỷ trọng 1,1%
Năm 2009 tiếp tục có sự chuyển dịch, tỷ trọng của thành phố Kon Tum giảmtiếp còn 66,5 %, huyện Đăk Tô tăng lên chiếm 17,5% và huyện Sa Thầy chiếm 7,6 %
và Đăk Hà 3,3% Thấp nhất vẫn là 3 huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông và Đăk Glei chỉchiếm lần lượt là 0,4 % - 0,6% và 0,6%
Bảng 30 Cơ cấu GO (giá 94) phân theo địa bàn
Trang 36Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
6.2 Chuyển dịch theo cơ cấu ngành
Năm 2000 công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống của tỉnh chiếm tỷ trọngtrên 50% trong cơ cấu ngành, tiếp theo là ngành chế biến gỗ giấy 19,02%, công nghiệpdệt may-da giày ở vị trí thứ 3 chiếm 17,6%, ngành khai thác khoáng sản chiếm tỷtrọng không đáng kể chưa đến 1%, thấp nhất là ngành sản xuất hóa chất 0,5% Đếnnăm 2005 đã có sự chuyển dịch đáng kể, ngành chế biến gỗ giấy chiếm 42,9%, ngànhchế biến thực phẩm đồ uống chiếm 28,3% các ngành còn lại chiếm vài phần trăm, thấpnhất vẫn là ngành sản xuất hóa chất 0,5%
Đến 2009, nhìn chung cơ cấu ngành công nghiệp đã hình thành như sau: Ngànhchế biến thực phẩm đồ uống đã trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là 34,6%, tiếpđến là ngành chế biến gỗ giấy giảm xuống chỉ còn 26,8%, các ngành khác không biếnđộng nhiều lắm Tuy nhiên tỷ trọng ngành chế tạo máy và gia công kim loại đã tănglên đạt 9,11% so với 6,86% năm 2005, thấp nhất là ngành sản xuất hóa chất: 0,46 %
Bảng 31 Cơ cấu các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
7 Thực trạng các phân ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
7.1 Công nghiệp khai khoáng
Tính đến hết năm 2007 trên địa bàn có khoảng 70 cơ sở khai thác đá, cát sỏi với
Trang 37trên 700 lao động Đến năm 2008 do cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh nên100% các cơ sở khai thác là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác liên tục gia tăng trong những nămgần đây do nhu cầu xây dựng thuỷ điện tăng cao ở Kon Tum và một phần ở Gia Lai
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt khá cao là 31,4%/năm,giai đoạn 2006-2009 đạt 22,2%/năm
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu năm 2000 chiếm không đáng kể ~ 0,97%, tuynhiên đã tăng lên 3,18% năm 2005 và 4,28% năm 2009
Sản phẩm chủ yếu của ngành là cát đá, sỏi làm vật liệu xây dựng
Bảng 32 Giá trị sản xuất ngành khai khoáng
Đơn vị tính: Tr đồng (giá CĐ 94)
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
7.2 Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thực phẩm, sản xuất gỗ, giấy và sản phẩm từgiấy
Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống là một ngành công nghiệp quantrọng của Tỉnh Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác việc xây dựng các vùngchuyên canh nguyên liệu phục vụ cho ngành đang gặp nhiều khó khăn như mía, sắn…
Sản phẩm đường kết tinh của Nhà máy đường Kon Tum thuộc doanh nghiệpnhà nước do trung ương quản lý, có sản lượng gia tăng liên tục trong những năm gầnđây Năm 2005 đạt 8.831 tấn, năm 2008 là 15.541 tấn
Sản phẩm tinh bột sắn có sản lượng năm 2005 là 14.346 tấn, năm 2008 là61.320 tấn Trong đó, hơn nửa sản lượng thuộc doanh nghiệp nhà nước, khoảng 30%
là của liên doanh nước ngoài, số còn lại thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 của ngành có mức tăngtrưởng -7,5%/năm do một số sản phẩm của ngành đã gặp khó khăn trong tiêu thụ như:Sản phẩm bia hơi của tỉnh hiện không có khả năng mở rộng thị trường chỉ phục vụ một
bộ phận người có thu nhập thấp ở nông thôn
Sau năm 2005 một số sản phẩm của ngành đã có giá trị sản lượng cao hơn nhưsản xuất đường kết tinh, tinh bột sắn nên tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2009 đãtăng đáng kể đạt mức bình quân 19,3%/năm
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu có chiều hướng suy giảm từ 50,1% năm 2000xuống còn 28,3% năm 2005, đến năm 2009 đạt 34,6%
Sản phẩm chủ yếu của ngành gồm: Đường kết tinh, bia hơi, bột sắn, xay xátlương thực…
Bảng 33 Giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm và đồ uống
Đơn vị tính: Tr đồng (giá CĐ 94)
Giá trị SX ngành 159.491 107.921 143.240 210.228 233.961 218.721
Trang 38Tỷ trọng, % 50,08 28,28 33,02 38,71 39,43 34,61
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
Công nghiệp chế biến gỗ giấy là một trong những ngành tiềm năng của tỉnh.Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 100 cơ sở sản xuất và chế biến gỗgiấy cùng với khoảng 150 cơ sở sản xuất giường, tủ, bàn ngế, đồ dùng nội thất Sảnphẩm hoàn toàn do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất
Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 164 tỷ đồng, tăng khoảng 2,4 lần sovới năm 2000 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 20,6%/năm.Tuy nhiên trong những năm gần đây do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên giá trịsản xuất của ngành đã có xu hướng chững lại Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn2006-2009 chỉ đạt 0,9%/năm
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu đã tăng từ 20,1% năm 2000 lên 42,9% năm
2005 Tuy nhiên do tăng trưởng thấp nên đến 2009, ngành chỉ chiếm 26,3% trong cơcấu sản xuất công nghiệp
Tham gia sản xuất VLXD chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, chỉkhoảng 15 % sản lượng thuộc nhà máy gạch tuy nen là doanh nghiệp nhà nước địaphương quản lý
Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 23,1 tỷ đồng (năm 2000 là 15,3 tỷđồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 11,4%/năm Trong những năm gầnđây chỉ số này có xu hướng gia tăng hàng năm Tốc độ tăng trưởng bình quân giaiđoạn 2006-2009 đạt 17,7%/năm
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu đã tăng từ 4,2% năm 2000 lên 6,06% năm
Trang 39Giá trị SX ngành 13.501 23.110 24.105 28.026 40.751 44.409
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
7.4 Công nghiệp hoá chất, dược phẩm, nhựa, phân bón
Công nghiệp sản xuất hóa chất của Kon Tum hiện chưa phát triển, trên địa bànchỉ có một số cơ sở nhỏ lẻ sản xuất phân hữu cơ, vi sinh phục vụ nhu cầu tại chỗ
Giai đoạn 2001-2005 ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,2%/năm, đoạn2006-2009 đạt 10,6%/năm
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu không đáng kể, chiếm khoảng 0,5% trong cơcấu ngành công nghiệp năm 2005 và gần như không biến động mấy trong giai đoạn2006-2009
Bảng 36 Giá trị sản xuất ngành hoá chất, dược phẩm, nhựa, phân bón
Đơn vị tính: Tr đồng (giá CĐ 94)
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
7.5 Công nghiệp dệt - da - may mặc - thêu đan
Tính đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có khoảng 60 cơ sở dệt, gần 300 cơ sởmay và trên 50 cơ sở sản xuất sửa chữa giầy, trong đó có 01 cơ sở may xuất khẩuthuộc Tổng công ty May Nhà Bè
Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 20,5 tỷ đồng, sụt giảm đáng kể so vớimức đạt được năm 2000 là 55,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là -18%/năm Trong giai đoạn 2006-2009, giá trị đạt được của ngành biến động quanh ởmức 27 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 7,2%/năm
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu đã giảm từ 17,5% năm 2000 xuống 5,4% năm
2005, và chỉ còn 4,3 % năm 2009
Sản phẩm chủ yếu của ngành gồm: Quần áo, giày dép, túi xách…
Bảng 37 Giá trị sản xuất ngành dệt, may – da, giày
Đơn vị tính: Tr đồng (giá CĐ 94)
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
7.6 Công nghiệp luyện kim, cơ khí và điện tử tin học
Công nghiệp chế tạo máy, điện tử và gia công kim loại của Tỉnh hiện chưa pháttriển Trên địa bàn có trên 100 cơ sở cơ khí nhỏ chuyên sản xuất công cụ cầm tay, sửachữa cơ khí nhỏ, chế tạo các cấu kiện sắt thép…
Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 26,2 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so vớinăm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 24,8%/năm Trong giai đoạn
Trang 402006-2009, ngành tiếp tục có mức tăng trưởng cao đạt bình quân 21,8%/năm.
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu đã tăng từ 2,7% năm 2000 lên 6,8% năm 2005
Nguồn: Niên giám thống kê Kon Tum 2000-2009
7.7 Ngành sản xuất phân phối điện, nước (thuỷ điện)
Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 20 tỷ đồng (năm 2000 là 11,35 tỷđồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 11,95%/năm Trong những năm gầnđây chỉ số này gia tăng tương đối cao do ngành sản xuất điện tăng trưởng mạnh Tốc
độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2009 khá cao, đạt bình quân 40,4%/năm
Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu đã tăng từ 3,56% năm 2000 lên 5,2% năm
2005 và 12,26% năm 2009
Về nguồn cung cấp:
Hiện nay, có 05 công trình thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hoàn thànhđóng điện hòa lưới Quốc gia với tổng công suất 63,2MW (ĐăkRơSa, ĐăkPôNe 1,ĐăkPôNe 2; ĐăkNe, ĐăkPsi 4) 01 công trình thủy điện Trung ương công suất100MW (Plekrông)
Trên địa bàn tỉnh hiện có nhà máy điện Kon Tum công suất 5,7 MW; thủy điệnKon Đào 1 MW, thuỷ điện Đăk Rơ Sa 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, thủy điệnĐăk Rơ Sa 2 hiện đang được thi công, thủy điện Đăk Poko công suất 15 MW đangtrong giai đoạn chuẩn bị đầu tư