1. Trang chủ
  2. » Tất cả

THIẾT kế MẠCH điện và KHẢO sát đặc TÍNH của cảm BIẾN SIÊU âm HY SRF05

41 767 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Cảm biến phát ra đi một tín hiệu và thu về tín hiệu tương ứng; đo được khoảng thời gian từ lúc phát đi tới lúc thu về thì vi điều khiển có thể xác định được quãng đường mà sóng đã di chu

Trang 1

Lời cảm ơn

Xin gửi lời cảm ơn Th.S Trần Đặng Bảo Ân, nhờ có sự hướng dẫn tận tình của thầy em đã thực hiện được đề tài” THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA CẢM BIẾN SIÊU ÂM HY-SRF05”

Cảm ơn thầy Nguyễn Huỳnh Duy Khang và bạn Nguyễn Tấn Phát đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài

Cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Vật lý của Trường Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích để hoàn thành luận văn này Cảm ơn ba mẹ, các anh, các bạn, các thầy đã giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quí báu để em hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã cố gắng thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh, nhưng bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và hạn chế về kiến thức lẫn kinh nghiệm khó tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận ra được Rất mong sự góp ý của quý thầy cô để luận văn này ngày càng hoàn thiện

LƯƠNG VĂN THUẬN

Trang 2

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

Giới thiệu chung 6

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: 6

2 Mục đích của đề tài 6

3 Nội dung nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 8

1.1 Cảm biến HY-SRF05 8

1.2 VI ĐIỀU KHIỂN 11

1.3 MỘT SỐ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CÓ LIÊN QUAN 17

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN 21

2.1 Cấu tạo 21

2.2 Nguyên lý hoạt động 23

2.3 Quá trình gia công và lắp mạch 24

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TÍNH CỦA CẢM BIẾN 27

3.1 Khảo sát xung tín hiệu trên chân TRIG và ECHO 27

3.2 Khảo sát hàm truyền cảm biến 30

3.3 Khảo sát quan hệ giữa khoảng cách và góc đo của cảm biến 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC 38

Trang 3

Danh mục các hình

Hình 1.1 Cảm biến siêu âm HY-SRF05 8

Hình 1.2 Sơ đồ chân cảm biến HY-SRF05 9

Hình 1.3 Nguyên lý TOF 10

Hình 1.4 Hiện tượng forecasting 11

Hình 1.5 Hiện tượng crosstalk 11

Hình 1.6 Kiến trúc Harvard 12

Hình 1.7 Vi điều khiển PIC16F877A 13

Hình 1.8 Sơ đồ chân PIC 16F877A 13

Hình 1.9 LCD 16×2 17

Hình 1.10 Sơ đồ chân LCD 16×2 17

Hình 1.11 Mạch nạp PICKit 2 19

Hình 1.12 IC nguồn 7805 19

Hình 1.13 T hạch anh 20 000 Hz 20

Hình 2.1 Khối nguồn 21

Hình 2.2 Khối vi điều khiển 21

Hình 2.3 Khối giao tiếp cảm biến SRF-05 22

Hình 2.4 Khối hiển thị 23

Hình 2.5 Sơ đồ giải thuật đo khoảng cách 23

Hình 2.6 Xung trên chân TRIG và ECHO 24

Hình 2.7 Các bước thi công và lắp mạch 24

Hình 2.8 Các khối mạch điện 25

Hình 2.9 Sơ đồ Layout các khối mạch điện 25

Hình 3.1 Xung tín hiệu chân Trig (trên) và xung tín hiệu chân Echo (dưới) 27

Hình 3.2 Độ rộng xung tín hiệu trên chân Trig 28

Hình 3.3 Chu kì xung tín hiệu trên chân Trig 28

Trang 4

Hình 3.4 Độ rộng xung tín hiệu trên chân Echo ứng với khoảng cách 20,5cm

trên cảm biến 29

Hình 3.5 Hình ảnh phóng to xung tín hiệu trên chân Echo ứng với khoảng cách 20,5cm trên cảm biến 29

Hình 3.6: Chu kì xung tín hiệu trên chân Echo 30

Hình 3.7 Đồ thị khớp hàm bậc 3 Origin 31

Hình 3.8 Khổ giấy 3xA0 và các góc loe 33

Hình 3.9 Đường bao thể hiện bán kính hiệu dụng và bán kính sai số 5% của cảm biến 35

Hình 3.10 Đường bao thể hiện bán kính hiệu dụng của cảm biến 35

Trang 5

Danh mục các bảng

Bảng 1.1 Thông số kĩ thuật cảm biến HY-SRF05 8

Bảng 1.2 Các đặc tính nổi bật vi điều khiển PIC 16F877A 13

Bảng 1.3 I/O vi điều khiển PIC 16F877A 14

Bảng 1.4 Timer vi điều khiển PIC 16F877A 15

Bảng 1.5 Ngắt vi điều khiển PIC 16F877A 16

Bảng 1.6 Sơ đồ chân LCD 17

Bảng 3.1 Số liệu độ rộng xung ứng với khoảng cách 30

Bảng 3.2 Sai số phép đo khoảng cách 32

Bảng 3.3 Số liệu khoảng cách ghi nhận được theo góc 34

Trang 6

MỞ ĐẦU Giới thiệu chung

Cảm biến là các thiết bị dùng để biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không điện cần đo thành các đại lượng điện có thể đo được( như dòng điện, điện thế, trở kháng…) Nguyên lý hoạt động của một cảm biến cũng chính là nguyên lý của phép đo hay của phương pháp điều khiển tự động

Cảm biến có vai trò quan trọng trong các hoạt động của con người Nhờ những thành tựu khoa học và công nghệ vật liệu các cảm biến ngày càng được thu nhỏ kích thước, cải thiện tính năng và mở rộng phạm vi ứng dụng Cảm biến được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải, hàng tiêu dùng, bảo quản thực phẩm,ô tô, trò chơi điện tử…

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:

Cảm biến khoảng cách có nhiều loại khác nhau như cảm biến hồng ngoại, cảm biến siêu âm, cảm biến laser,…có những phương pháp đo và độ chính xác khác nhau Cảm biến phát ra đi một tín hiệu và thu về tín hiệu tương ứng; đo được khoảng thời gian từ lúc phát đi tới lúc thu về thì vi điều khiển có thể xác định được quãng đường mà sóng đã di chuyển trong không gian

Việc sử dụng cảm biến để đo khoảng cách đang là hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam Đề tài này sẽ cung cấp một cách nhìn trực quan về khả năng đo đạc và

độ chính xác của cảm biến siêu âm HY-SRF05 tạo tiền đề cho việc ứng dụng cảm biến vào khoa học – kỹ thuật, đời sống, sản xuất,…

2 Mục đích của đề tài

Từ số liệu thực nghiệm thu được, tiến hành thiết kế mạch đo và khảo sát đặc tính của cảm biến HY-SRF05 để đánh giá khả năng hoạt động và những đặc tính của cảm biến

3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cảm biến đo khoảng cách HY-SRF05

- Tìm hiểu sơ đồ thuật toán và vi điều khiển 16F877A tương thích với cảm biến HY-SRF05

- Thiết kế mạch điện tử kết nối cảm biến, vi điều khiển

Trang 7

- Khảo sát các đặc tính của cảm biến HY-SRF05 trên mạch điện tử vừa lắp đặt

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức về kỹ thuật số, vi điều khiển; lập trình pic C; thiết kế và chế tạo mạch điện tử; lý thuyết môn Phương pháp thực nghiệm vật lý; cách sử dụng phần mềm hỗ trợ Proteus và Origin

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp thực nghiệm khoa học tiến hành chế tạo mạch điện tử và khảo sát các đặc tính của cảm biến trên mạch điện tử vừa chế tạo

Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Cảm biến HY-SRF05

SRF05 là một bước phát triển từ SRF04, đựoc thiết kế làm tăng tính linh hoạt, tăng phạm vi hoạt dộng và giảm chi phí Khoảng cách được tăng lên từ 3 mét đến 4 mét Thêm một chế độ hoạt động mới (chân chọn chế độ nối đất) cho phép SRF05

sử dụng một chân duy nhất cho cả kích hoạt và phản hồi giúp tiết kiệm chân cho bộ điều khiển Khi chân chế độ được ngắt kết nối, SRF05 hoạt động với các chân kích hoạt và chân phản hồi riêng biệt

Xung va đập Mức tín hiệu dương, bề rộng đối xứng

43x20x17 (mm) Điều khiển tự động Không định kích cỡ hoạt động, tự xử lí,

hoạt động nhanh Tgian hoạt động Thời gian hồi đáp, đưa tín hiệu điều khiển

Trang 9

1.1.3 Chế độ hoạt động

Cảm biến siêu âm HY-SRF05 có hai chức năng là phát analog và phát số Trong đề tài này sử dụng chức năng phát số với chân kích hoạt (Trig) và chân phản hồi (Echo) riêng biệt Để sử dụng chế độ này, chỉ việc ngắt kết nối chân mode vì HY- SRF05 có một điện trở nội (pull-up resistor) ở chân này

Hình 1.2 Sơ đồ chân cảm biến HY-SRF05

- Echo Output: chân đầu ra tín hiệu phản hồi về từ cảm biên

- Triger Output: chân đầu vào kích hoạt

- Mode: chân chế độ (không được kết nối ở chế độ một)

- Bộ năm chân còn lại được sử dụng để nạo chương trình một lần trong quá

trình sản xuất và không kết nối ngoại vi trong quá trình sử dụng

Trang 10

âm.Khoảng cách từ cảm biến tới chướng ngại vật sẽ được tính theo nguyên lý Time

of flight (TOF):

2

v t

d = (2)

Hình 1.3: Nguyên lý TOF

Trong đó: d - khoảng cách cần đo

v - vận tốc sóng siêu âm trong môi trường truyền song

t - thời gian từ lúc sóng được phát đi đến lúc sóng được ghi nhận lại

Sai số lặp là sai số luôn xảy ra với tất cả các thiết bị đo lường nào, trong đó có

cả cảm biến siêu âm Nhà sản xuất không thông báo về % sai số lặp của cảm biến HY-SRF05 đó là một điều bất lợi nên việc chuẩn hóa kết quả đo bằng Origin là điều tất yếu phải làm

Hiện tượng Forecasting là hiện tượng phản xạ góc sai lệch của cảm biến Do nguyên lý TOF, để có khoảng cách đúng, cảm biến siêu âm phải hướng vuông góc với bề mặt chướng ngại vật cần đo Tuy nhiên, các chướng ngại vật không bao giờ

là phẳng, mịn, nên tia phản xạ có thể không tương ứng với góc tới Các chùm tia phản xạ này có năng lượng phản xạ thấp hơn Tuy vậy, ở một khoảng cách nào đó, cảm biến siêu âm vẫn có thể ghi nhận được những tín hiệu phản xạ này Kết quả, thông số đọc về của cảm biến siêu âm bị lệch do góc mở của cảm biến siêu âm lớn

Trang 11

Hình 1.4 Hiện tượng forecasting

Hiện tượng đọc chéo (crosstalk) là hiện tượng mà cảm biến siêu âm này ghi nhận tín hiệu phản xạ hoặc trực tiếp từ cảm biến siêu âm khác, hoặc sau quá trình sóng siêu âm truyền đi và phản xạ qua các bề mặt quay lại cảm biến

1.2 VI ĐIỀU KHIỂN

Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chíp thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử Vi điều khiển thực chất là một hệ thống bao gồm một vi điều khiển có hiệu suất đủ dùng và giá thành thấp (khác với các bộ vi điều khiển đa năng dùng trong máy tính) kết hợp với các khối ngoại vi như bộ nhớ, các mô đun vào/ra, các mô đun biến đổi số sang dạng tương tự

Hình 1.5 Hiện tượng Crosstalk

Trang 12

Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng các hệ thống nhúng Nó xuất hiện khá nhiều trong các dụng cụ điện tử, thiết bị điện, máy giặt, lò vi sóng, điện thoại, đầu đọc DVD, thiết bị đa phương tiện, dây chuyền tự động, v.v

Hầu hết các vi điều khiển ngày nay được xây dựng dựa trên kiến trúc Harvard, kiến trúc này định nghĩa bốn thành phần cần thiết là lõi CPU, bộ nhớ chương trình (thông thường là ROM hoặc bộ nhớ Flash), bộ nhớ dữ liệu (RAM), một hoặc vài bộ định thời và các cổng vào/ra để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi ở môi trường bên ngoài Tất cả chúng được thiết kế trong một vi mạch tích hợp Vi điều khiển khác với các bộ vi điều khiển đa năng ở chỗ nó có thể hoạt động chỉ với vài vi mạch hỗ trợ bên ngoài [1]

Vi điều khiển được sử dụng trong bài luận văn này là PIC16F877A PIC16F877A có độ dài lệnh là 14 bit, chữ F cho biết vi điều khiển là EEPROM, chữ

A cuối cho biết PIC có bộ nhớ flash PIC16F877A được thiết kế theo kiến trúc Havard, CPU có thể cùng một lúc truy xuất cả bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ

liệu, giúp tăng tốc xử lí của vi điều khiển lên gấp đôi [2, tr12]

Hình 1.6 Kiến trúc Harvard

PIC16F877A sử dụng tập lệnh RISC bao gồm các lệnh tính toán trên các thanh ghi, và các hằng số, hoặc các vị trí ô nhớ, cũng như có các lệnh điều kiện, nhảy, gọi hàm và các lệnh quay trở về, cùng các chức năng khác như ngắt hoặc sleep

Trang 13

1.2.3 Sơ đồ chân

Hình 1.7 Vi điều khiển PIC16F877A Hình 1.8 Sơ đồ chân PIC 16F877A

Trong sơ đồ chân của vi điều khiển PIC 16F877A chân 11, 32 được nối với nguồn DC 5V; chân 12, 31 nối đất; chân 13, 14 nhận xung clock từ thạch anh; tín

hiệu reset sẽ được truyền đến PIC 16F877A qua chân số 1; 33 chân còn lại dùng kết

nối với các modul của vi điểu khiển [4, tr.2-3]

PIC16F877A với tập lệnh RISC gồm 35 lệnh có độ dài 14 bit Mỗi lệnh đều được thực thi trong một chu kì xung clock Tốc độ hoạt động tối đa cho phép là 20 MHz với một chu kì lệnh là 200 ns Bộ nhớ chương trình 8k × 14 bits, bộ nhớ dữ

liệu 368 bytes RAM và bộ nhớ dữ liệu EEPROM với dung lượng 256 bytes Số PORT I/O là 5 với 33 chân I/O (bảng 1.1) [4, tr.5-20]

Bảng 1.2 Các đặc tính nổi bật vi điều khiển PIC 16F877A

Điệp áp hoạt động

1 Công nghệ CMOS FLASH /EEPROM nguồn mức thấp, tốc độ cao

2 Dải điện thế hoạt động rộng : 2,0V đến 5,5V

3 Nguồn sử dụng hiện tại 25 mA

4 Công suất tiêu thụ thấp

B ộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu

1 Bộ nhớ flash với khả năng ghi xóa được 100.000 lần

2 Bộ nhớ EEPROM với khả năng ghi xóa được 1.000.000 lần, dữ liệu lưu

trữ trên 40 năm

Trang 14

3 Bộ nhớ dữ liệu 368 bytes, 4 banks

4 Tất cả các câu lệnh thực hiện trong một chu kì lệnh ngoại trừ một số câu

lệnh rẽ nhánh thực hiện trong 2 chu kì lệnh

5 Truy cập bộ nhớ bằng địa chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp

6 Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của phần mềm

7 Nạp được chương trình ngay trên mạch điện ICSP (In Circuit Serial Programming) thông qua 2 chân

8 Chức năng bảo mật mã chương trình

3 Timer2: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số, bộ postcaler

4 Watchdog Timer với bộ dao động trong

5 Hai bộ Capture/so sánh/điều chế độ rộng xung

Analoge

1 8 kênh chuyển đổi ADC 10 bit

2 Hai bộ so sánh

Chu ẩn giao tiếp

1 Các chuẩn giao tiếp nối tiếp SSP (Synchronous Serial Port), SPI và I2C

2 Chuẩn giao tiếp nối tiếp USART với 9 bit địa chỉ

3 Cổng giao tiếp song song PSP (Parallel Slave Port) với các chân điều khiển RD, WR, CS ở bên ngoài [2,tr18]

a C ổng xuất nhập I/O

Cổng xuất nhập (I/O port) là phương tiện mà vi điều khiển dùng để tương tác

với thế giới bên ngoài Một số chân xuất nhập còn có thêm các chức năng khác để

thể hiện sự tác động của các đặc tính ngoại vi với bên ngoài [2]

Bảng 1.3 I/O vi điều khiển PIC 16F877A

1 Cổng A 6 chân: RA0, RA1 RA5 PORTA, TRISA

2 Cổng B 8 chân: RB0, RB1, RB7 PORTB, TRISB

3 Cổng C 8 chân: RC0, RC1, RC7 PORTC, TRISC

4 Cổng D 8 chân: RD0, RD1, RD7 PORTD, TRISD

5 Cổng E 3 chân: RE0, RE1, RE2 PORTE, TRISE

Trang 15

Thanh ghi ghi TRIS phản ánh chức năng chân (input là 1 và output là 0) để ghi giá trị vào các bít tương ứng trên thanh ghi

Thanh ghi PORT phản ánh trạng thái (điện thế) của các chân (điện thế cao là 1

và điện thế thấp là 0) như thế nào ta đưa giá trị vào các bit tương ứng trên thanh ghi Ngoài ra thanh ghi PORTB còn được tích hợp chức năng điện trở kéo lên được

điều khiển bởi chương trình [2,tr20]

b Timer

Trong ứng dụng này, Timer hoạt động như một bộ đếm (Counter), có nhiệm

vụ đếm số các xung đi vào một chân cụ thể trên vi điều khiển [4, tr.53-63]

Bảng 1.4 Timer vi điều khiển PIC 16F877A

Điều khiển Prescaler

Cho phép ngắt hoạt động (GIE và PEIE)

PIR1 (0Ch) Chứa cờ ngắt Timer1 (TMR1IF) PIE1 (8Ch) Cho phép ngắt Timer1 (TMR1IE) TMR1L (0Eh) Chứa giá trị 8 bit thấp của bộ đếm

Timer1

TMR1H (0Eh) Chứa giá trị 8 bit cao của bộ đếm

Timer1 T1CON (10h) Xác lập các thông số cho Timer1

Cho phép toàn bộ các ngắt (GIE và PEIE)

PIR1 (0Ch) Chứa cờ ngắt Timer2 (TMR2IF)

Trang 16

Ngắt là làm gián đoạn quá trình của một sự kiện đang xảy ra [4, tr.5-24]

Bảng 1.5 Ngắt vi điều khiển PIC 16F877A

4 Ngắt tràn Timer1 GIE, TMR1IF, TMR1IE, PEIE

5 Ngắt tràn Timer2 GIE, TMR2IF, TMR2IE, PEIE

6 Ngắt chuyển đổi analoge - digital GIE, ADIF, ADIE, PEIE

7 Bộ đệm chuyển RS232 trống GIE, TXIF, TXIE, PEIE

8 Dữ liệu nhập từ RS232 sẵn sàng GIE, RCIF, RCIE, PEIE

9 Có capture hay compare trên CCP1 GIE, CCP1F, CCP1IE, PEIE

10 Có capture hay compare trên CCP2 GIE, CCP2F, CCP2IE, PEIE

11 Có dữ liệu vào cổng parallel salve GIE, PSPIF, PSPIE, PEIE

12 Có hoạt động SPI hay I2C GIE, SSPIF, SSPIE, PEIE

14 Ghi vào eeprom hoàn tất GIE, EEIF, EEIE, PEIE

15 Kiểm tra bằng nhau comparator GIE, CMIF, CMIE, PEIE

[2,tr24]

PIC16F877A có 15 nguồn tạo ra hoạt động ngắt được điều khiển bởi thanh ghi INTCON (bit GIE), mỗi ngắt đều có một bit điều khiển và cờ ngắt riêng Lệnh RETFIE được dùng để thoát khỏi chương trình ngắt và trở về chương trình chính, đồng thời bit GIE cũng sẽ được gán để cho phép các ngắt hoạt động trở lại [2,tr24]

d Giao ti ếp USART

USART - Universal Synchronous Asynchronous Receiver Transmitter được

sử dụng để giao tiếp với các thiết bị ngọai vi, với các vi điều khiển khác hay với máy tính Các dạng của giao diện USART ngoại vi bao gồm:

- Bất động bộ (Asynchronous);

- Đồng bộ (Master mode);

- Đồng bộ (Slave mode)

Trang 17

Hai pin dùng cho giao diện này là RC6/TX/CK và RC7/RX/DT Ở chế độ bất đồng bộ, RC6 đóng vai trò là chân truyền dữ liệu và RC7 là chân nhận dữ liệu Ở

chế độ đồng bộ, RC6 đóng vai trò là chân truyền xung clock đồng bộ tín hiệu và RC7 là chân truyền dữ liệu [4, tr.111-193]

Ngôn ngữ lập trình sử dụng cho PIC16F877A này là C++ vì:

- C++ kế thừa tất cả đặc điểm của ngôn ngữ cơ bản C,

- C++ đã được xây dựng sẵn hệ thống thư viện và các hàm phục vụ cho việc

sử dụng các khối chức năng đặc biệt của vi điều khiển PIC,

- C++ có khả năng kết hợp với ngôn ngữ hợp ngữ,

- Khả năng phát triển, nâng cấp ứng dụng là dễ dàng,

- Nhiều tính năng ưu việt được cập nhật giúp làm việc hiệu quả hơn

1.3 MỘT SỐ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CÓ LIÊN QUAN

1.3.1 LCD hiển thị

Trong đề tài này sử dụng LCD 16x2 để hiển thị số liệu khoảng cách vì nó khả năng hiển thị kí tự đa dạng, trực quan (chữ, số và kí tự đồ họa), được giao tiếp với

vi điều khiển 16F877A

Trang 18

4 RS I RS = 0: ghi dữ liệu, RS = 1: ghi lệnh

5 R/W I R/W = 1: đọc dữ liệu, R/W = 0: ghi dữ liệu

6 E I/O Chân cho phép (Enable) Sau khi các tín

hiệu được đặt lên bus DB0-DB7, các lệnh

chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép

+ Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất

ra DB0-DB7 khi phát hiện cạnh lên to-high transition) ở chân E và được LCD

(low-giữ ở bus đến khi nào chân E xuống mức

thấp

Các chân 1,2,3 ứng với các chân VSS, VDD, VEE trong đó VSS chân nối đất,VEE chân chọn độ tương phản, chân này được điều chỉnh qua một biến trở Chân VDD nối dương nguồn.Chân chọn thanh ghi RS - Register Select: Có hai

Trang 19

thanh ghi trong LCD, chân RS - Register Select được dùng để chọn thanh ghi, như sau:

RS = 0: LCD ở chế độ ghi lệnh như xóa màn hình, bật tắt con trỏ RS = 1: LCD ở chế độ ghi dữ liệu như hiển thị ký tự, chữ số lên màn hình

Chân đọc/ghi (R/W): Đầu vào đọc/ghi cho phép người dùng ghi thông tin lên LCD khi R/W = 0 hoặc đọc thông tin LCD khi R/W = 1 Chân cho phép E (Enable): Chân cho phép E được sử dụng bởi LCD để chốt dữ liệu của nó Khi dữ liệu được đến chân dữ liệu thì cần có 1 xung từ mức cao xuống mức thấp ở chân này để LCD

chốt dữ liệu, xung này phải có độ rộng tối thiểu 450 ns Chân D0 – D7: Đây là 8 chân dữ liệu 8 bit, được dùng để gửi thông tin lên LCD hoặc đọc nội dung của các thanh ghi trong LCD [2, trang 33]

Hình 1.11 M ạch nạp PICKit 2

Mạch nạp được sử dụng trong đề tài này là PICKit 2 Programmer/ Debugger

là một công cụ phát triển giá rẻ nhưng tính năng và độ ổn định cao, dễ dàng nạp và

gỡ lỗi PIC Microcontrollers Flash.Có khả năng tự cập nhật Firmware khi có phiên

bản mới

Trang 20

Hình 1.12 IC ngu ồn 7805

IC nguồn 7805 có tác dụng nắn dòng điện 1 chiều ban đầu có điện áp từ 6 đến

18 thành dòng 5V và có cường độ dòng điện cực đại

Chân Input nhận điện áp vào

Chân GND là chân nối đất

Chân Output cho điện áp đầu ra 5V

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w