1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TIỂU LUẬN BỘ MÔN QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

20 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 334,5 KB

Nội dung

Bên cạnh sự tuân thủ theo qui định của Pháp luật đất đai hiện hành của người sử dụng đất là không ít các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất đất trái phép, mua bán sang tay, …Điều

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt do Nhà nước thống nhất quản lý, mang ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc, nhạy cảm

và phức tạp, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình Đặc biệt là đối với nước ta -một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì công tác này rất cần được chú trọng

Bên cạnh sự tuân thủ theo qui định của Pháp luật đất đai hiện hành của người sử dụng đất là không ít các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất đất trái phép, mua bán sang tay, …Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của từng người sử dụng đất, đến vấn đề quản lý, sử dụng đất của Nhà nước Chính vì vậy công tác chuyển nhượng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là việc làm rất cần thiết từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất Trong những năm gần đây, trong nền kinh tế phát triển hiện nay, đất đai trở thành một trong những động lực hết sức quan trọng trong

sự phát triển ấy Song song đó, tình hình sử dụng đất đai có những biến động rất lớn, đặc biệt là do sự tác động của nền kinh tế thị trường

Chính vì vậy, quá trình sử dụng đất và tình hình chuyển nhượng quyền sử đất (QSDĐ) diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát Với sự phát triển mạnh

mẽ của đất nước đã góp phần làm cho giá trị của đất đai ngày càng tăng cao Ngoài ra Việt Nam còn là một nước có tỷ lệ tăng dân số cao, dân số gia tăng đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm vì phải đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người Do đó việc chuyển nhượng đất đai càng trở nên sôi động

Trên thực tế, việc chuyển nhượng QSDĐ bị ảnh hưởng bởi những điều bất cập như tạo những cơn sốt đất, giá đất tăng cao, tình trạng đầu cơ tích lũy đất…Chuyển nhượng QSDĐ thường được gọi là mua bán nhà đất, bên chuyển nhượng QSDĐ gọi là bên bán đất, bên nhận chuyển nhượng QSDĐ gọi là là bên mua đất và người nhận chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng Hiện nay, công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại xã Bình Thạnh đang ngày càng được thực hiện nghiêm túc với những bộ phận được phân công rõ ràng, cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật là những phần mềm quản lý, những cơ sở pháp lý do nhà nước quy định

Trang 2

Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu thêm về chính sách pháp luật đất đai nói chung cũng như về thực trạng công tác chuyển

nhượng quyền sử dụng đất nói riêng nên Tôi chọn đề tài: “Thực trạng và biện

pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012”.

2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp điều tra: điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu, tài liệu thu thập được qua các giai đoạn, từ đó có cơ sở cho việc đánh giá các mặt ưu khuyết điểm trong công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu qua các giai đoạn, tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua các thời kỳ

Phương pháp phân tích, đánh giá: trên những số liệu thu thập được cần phân tích, đánh giá để thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuyển quyền trên địa bàn nghiên cứu

3 Giới hạn phạm vi:

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình chuyển nhượng giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012

Phạm vi, địa bàn nghiên cứu: huyện Gò Dầu

4 Mục đích, ý nghĩa:

Đánh giá tình hình sử dụng đất của huyện Gò Dầu

Đánh giá thực trạng chuyển nhượng QSD đất tại huyện Gò Dầu Từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn trong công tác này

Góp phần xây dựng và hoàn thiện thủ tục, quy trình pháp lý trong công tác chuyển nhượng QSD đất tại huyện Gò Dầu

5 Bố cục:

Kết cấu của báo cáo gồm có 03 nội dung cơ bản:

Phần A: Đặt vấn đề,

Phần B: Nội dung,

Phần C: Kết luận và kiến nghị,

PHẦN B: NỘI DUNG

Trang 3

I Cơ sở lý luận về đất đai:

1 Đất đai và vai trò của đất đai trong nền kinh tế - xã hội của nước ta

Đất đai và vị trí, vai trò của đất đai trong nền kinh tế - xã hội được hiểu dưới hai góc độ, đó là:

Dưới góc độ chính trị, pháp lý: Đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, nó gắn liền với chủ quyền của một nhà nước Xâm phạm đất đai là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia Nhà nước là đại diện cho chủ quyền quốc gia có quyền và trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất đai khỏi sự xâm phạm từ bên ngoài

Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nơi cư trú, sinh sống của con người, là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu chính của các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch, ngói, xi măng, đồ gốm… Đất là cội nguồn dự trữ tài nguyên có giá trị nhất của con người Đất đai

là cơ sở để phát triển các hệ sinh thái, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, thiếu nó con người không thể tồn tại, duy trì và phát triển sự sống Sự hình thành và phát triển của mỗi dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tài nguyên đất đai mà dân tộc đó đang sinh sống Do vậy, đất đai luôn là đối tượng tranh chấp của các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, dân tộc Ngay trong một quốc gia, vấn đề sở hữu đối với đất đai luôn là vấn đề hệ trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã hội Sự tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng đất đai thường xảy ra phức tạp

Đối với nhà nước ta: Từ những nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, ngay sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước Đảng nhà nước ta đã tuyên bố quốc hữu hóa toàn bộ đất đai về quản lý tập trung thống nhất Từ năm 1986 đến nay, với quan điểm đổi mới sâu sắc và toàn diện mọi mặt của đời sống chính trị xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã chuyển dần từng bước

từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao cùng sự gia tăng dân số, đã gây sức ép rất lớn đến việc khai thác quản lý và sử dụng đất, vì vậy việc sử dụng tiết kiệm

và hiệu quả đã trở thành một yêu cầu tất yếu của nước ta hiện nay

2 Quan điểm của Đảng, nhà nước về đất đai

Sở hữu đất đai là vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp trên thế giới, khi nghiên cứu và phân tích về sở hữu đất đai C.Mác đã chỉ ra, sở hữu đất đai là một vấn đề to lớn của giai cấp công nhân Nó là đối tượng của những cuộc đấu tranh gay gắt giữa những điền chủ lớn chiếm hữu rất nhiều ruộng đất và quần

Trang 4

chúng nhân dân lao động không có ruộng đất, giữa những kẻ bóc lột và người bị bóc lột Sở hữu đất đai, nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải đã trở thành vấn đề

to lớn, mà giải quyết sẽ quyết định tương lai của giai cấp công nhân

Ph.Ăngghen khi viết lời tựa cho cuốn chiến tranh nông dân ở Đức đã phân tích vai trò quan trọng của đất đai và cho rằng nó phải thuộc quyền sở hữu của toàn thể nhân dân Ông nhấn mạnh: “vì lợi ích của xã hội, cần phải biến quyền sở hữu ruộng đất thành sở hữu tập thể của nhân dân”

V.Lênin luôn cho rằng đất đai là cơ sở cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; là tài sản quý giá của toàn thể nhân dân Người cũng luôn nhắc tới vấn đề chính quyền, người chỉ rõ: nếu không giải quyết được vấn đề chính quyền, không thiết lập được chuyên chính vô sản thì quốc hữu hóa đất đai chỉ là một hình thức tư sản mà thôi Trong điều kiện chuyên chính vô sản thì quốc hữu hóa đất đai tạo điều kiện xóa bỏ giai cấp tư sản địa chủ, giải phóng nông dân khỏi sự gắn bó nô lệ vào những mảnh đất nhỏ bé, đó là điều kiện quan trọng để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề đất đai ở nước ta, việc quốc hữu hóa đất đai, chuyển từ chế độ sở hữu cá thể sang sở hữu nhà nước được tiến hành từng bước từ thấp đến cao

Sau khi chiến thắng năm 1975 cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội Hiến pháp năm 1980 quy định toàn bộ đất đai trên lãnh thổ nước ta đều thuộc

sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý

Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 có khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, các hộ nông dân được nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chúng nhận Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển quyền sử dụng ruộng đất”

Trên cơ sở các nghị quyết của trung ương Đảng, Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993 và hiện nay Luật đất đai năm 2003 đều khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản

lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất ổn định Người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Đường lối của Đảng, Hiến pháp, Luật đất đai của nhà nước ta đều khẳng định đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và có những ưu điểm sau:

Trang 5

Nhà nước là người đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, nên lợi ích của nhả nước cũng chính là lợi ích của toàn thể nhân dân Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai chính là xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân chứ không phải đi ngược lại lợi ích của nhân dân, bởi vì quy định này thì đất đai ở nước ta luôn được nhà nước bảo vệ

Đặc biệt, hiện nay đất đai được xem là nguồn lực quan trọng bật nhất để phát triển kinh tế, xã hội quy định đất đai thuộc sở hữu nhà nước đảm bảo cho nhà nước nắm được nguồn lực này để phát triển kinh tế và giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tạo điều kiện cho việc quy hoạch lại toàn bộ đất nước được dễ dàng; tạo thuận lợi cho nước ta mở cửa, hội nhập vào khu vực và thế giới, góp phần đắt lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước

3 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các quy định có liên quan 3.1 Khái niệm

Chuyển nhượng QSDĐ là một trong những quyền của người sử dụng đất (SDĐ) đã được pháp luật công nhận và bảo vệ Chuyển nhượng QSDĐ được xem là một trong những hình thức điều phối đất đai và là một nhu cầu chính đáng của người SDĐ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay quá trình đô thị hóa diễn

ra mạnh mẽ cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước thì nhu cầu chuyển nhượng QSDĐ càng tăng cao Nếu Nhà Nước không cho phép chuyển nhượng QSDĐ thì người SDĐ sẽ bị hạn chế về quyền đối với việc SDĐ của mình và dẫn đến tình trạng chuyển nhượng bất hợp pháp gây khó khăn cho việc quản lý, mặt khác còn làm thất thoát nguồn thu ngân sách cho Nhà Nước từ thuế chuyển QSDĐ Vì vậy luật đất đai 2003 ra đời đã đáp ứng nhu cầu về lợi ích kinh tế của người sử dụng đất từ việc chuyển nhượng đất đai

3.2 Các quy định chung về chuyển nhượng QSDĐ

3.2.1 Điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng QSDĐ (Điều 106 Luật Đất đai 2003)

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất

3.2.2 Nghĩa vụ và quyền bên chuyển nhượng QSDDĐ

3.2.2.1 Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng QSDĐ (Điều 699, Bộ Luật Dân

sự 2005)

Trang 6

Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận

Giao giấy tờ có liên quan đến QSDĐ cho bên nhận chuyển nhượng

3.2.2.2 Quyền của bên chuyển nhượng QSDĐ (Điều 700, Bộ Luật Dân sự 2005)

Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả tiền thì áp dụng theo quy định tại Điều 305 của Bộ luật này

Điều 305 của Bộ Luật Dân sự 2005, trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa

vụ dân sự được quy định như sau:

“Khi nghĩa vụ dân sự được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cấp thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

3.2.3 Nghĩa vụ và quyền của bên nhận chuyển nhượng QSDĐ

3.2.3.1 Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng QSDĐ (Điều 701, Bộ Luật Dân sự 2005)

Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy đinh của pháp luật về đất đai;

Đảm bảo quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai

3.2.3.2 Quyền của bên nhận chuyển nhượng QSDĐ (Điều 702, Bộ Luật Dân Sự 2005)

Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất

Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận

Trang 7

Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng

Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn

Bên cạnh đó, ngoài Luật đất đai năm 2003 nhà nước còn đưa ra các Nghị định, Thông tư, Quyết định:

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai;

Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ

về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 07 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất;

Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

II Thực trạng công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.

1 Đặc điểm tình hình

1.1 Về điều kiện tự nhiên

2 Thực trạng công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012

2.1 Trình tự, thủ tục về chuyển nhượng QSDĐ (được quy định tại Điều 127 của Luật Đất đai 2003)

Trang 8

T

TRÁCH

THỜI HẠN

1 sử dụng Người

Nộp hồ sơ vào bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại UBND

xã, thị trấn nơi có nhà,đất

Thành phần hồ sơ gồm:

- Hợp đồng chuyển nhượng (01 bản chính + 02 bản photo);

- GCN (bản chính+02 bản photo);

- Bản đồ hiện trạng vị trí (03 bản chính);

Nộp

hồ sơ

Nhận lại hồ sơ nếu không đủ điều kiện;

2

UBND

xã, thị

trấn

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; phát hành biên nhận;

- Chứng thực hợp đồng;

- Lập báo cáo xác minh hiện trạng sử dụng;

- Cập nhật biến động để quản lý;

- Gửi hồ sơ về cơ quan tài nguyên và môi trường;

03 ngày

- Viết thư mời: bổ sung hoặc trả hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết;

3

Cơ quan

tài

nguyên

và môi

trường

- Vào sổ nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ ngăn chặn;

- Thẩm tra hồ sơ; xác minh; viết vẽ GCN;

16 ngày

- Soạn công văn hướng dẫn, bổ sung, trả hồ sơ không đủ điều kiện (10 ngày kể từ ngày nhân hồ sơ

từ UBND xã, thị trấn);

- Trình UBND huyện ký GCN

huyện

- VP UBND huyện (tổ tổng hợp): Thẩm tra hồ sơ trình UBND huyện;

06 ngày

Trang 9

* Hồ sơ sai kỹ thuật: gửi lại VP ĐKQSDĐ trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;

- PCT.UBND huyện: xem xét, ký GCN;

- VP UBND huyện (văn thư): đóng dấu và gửi toàn

bộ hồ sơ cho VP ĐKQSDĐ

5

Văn

phòng

đăng ký

QSDĐ

* Hồ sơ đã ký GCN: Vào sổ cấp GCN; Phát hành phiếu chuyển thuế; Lưu hồ sơ; Giao GCN;

ngày

* Hồ sơ sai kỹ thuật: Điều chỉnh, trình ký ngay trong ngày nhận;

6

UBND

xã, thị

trấn

- Nhận hồ sơ hoàn chỉnh;

- Giao/ nhận hồ sơ thuế;

- Giao GCN

01 ngày

Trình tự chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Gò Dầu

2.2 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ tại huyện Gò Dầu.

2.2.1 Thuận lợi:

Việc thực hiện chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, người dân chỉ nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận

và trả kết quả và nhận lại kết quả giải quyết

Có sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ địa chính xã và cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện giúp cho quá trình giải quyết hồ sơ nhanh hơn

Có bản đồ địa chính chính quy được đo đạc theo công nghệ số tạo điều kiện cho việc giải quyết hồ sơ chuyển nhượng nhanh chóng và chính xác

Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 84/2007/NĐ ngày 25/05/2007 của Chính phủ có nêu “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa

Trang 10

phương” Và đến nay UBND Tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định 42/2011/ QĐ-UBND qui định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa Do đó, thuận lợi cho việc giải quyết hồ sơ tách thửa để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2.2.2 Khó khăn:

Một số trường hợp cán bộ địa chính ở địa phương không nộp hồ sơ đúng thời hạn dẫn đến hồ sơ trễ hẹn gây phiền hà cho dân

Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu, các phần mềm vẫn chưa được khai thác hợp

lý các ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết hồ sơ

- Bản vẽ của một số công ty đo đạc thường sai sót, không thể hiện đúng hiện trạng, mà chỉ vẽ theo nhu cầu của người sử dụng, làm mất thời gian và công sức, tài chính cho người sử dụng khi thực hiện thủ tục vì phải chỉnh sửa lại bản vẽ

- Do địa bàn huyện còn nhiều hẻm, lối đi chung, nay chưa được quy hoạch lộ giới nên không thể giải quyết chuyển nhượng một phần thửa đất ở đối với các trường hợp này Khi tách thửa để chuyển nhượng và chuyển mục đích, chủ sử dụng đất thường tách một diện tích đất sử dụng làm lối đi chung, diện tích này chưa có quy định điều chỉnh

- Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực nhà đất thiếu đồng bộ, nhất quán, thậm chí mâu thuẫn nhau, gây không ít khó khăn cho địa phương khi áp dụng luật, không có hướng dẫn kịp thời của các cơ quan chức năng, do đó ảnh hưởng đến việc giải quyết các nhu cầu của nhân dân trong lĩnh vực đất đai

2.3 Tình hình sử dụng đất huyện Gò Dầu.

Tổng diện tích tự nhiên là 2144,80 ha chiếm 6,3% trên tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Trong đó cơ cấu các loại đất như bảng 1

Bảng 1 Cơ cấu sử dụng đất của toàn xã

S

TT Mục đích sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ

Ngày đăng: 29/02/2016, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w