0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

bước để đi đến thành công trong kinh doanh nhỏ

Một phần của tài liệu CẨM NANG QUẢN TRỊ MARKETING (Trang 59 -62 )

Kinh doanh luôn bao hàm cả lợi nhuận và rủi ro. Do vậy, bắt đầu một công việc kinh doanh mới cần một sự nỗ lực rất lớn và sự chuẩn bị thích đáng. Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận thách thức trong kinh doanh thì bạn phải làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình

để cơ hội thành công được cao hơn. Dưới đây sẽ là 10 bước để bạn có thể thành công trong kinh doanh.

Mỗi một bước chỉ là một phương tiện đơn lẻ nhưng khi được tập hợp với nhau, 10 bước này sẽ là một bản kế hoạch chi tiết để có được những bước khởi đầu thành công một công việc kinh doanh nào đó. Cho dù bạn kinh doanh cái gì thì thực hiện 10 bước này sẽ giúp bạn tăng cơ hội thành công lên. Tuy nhiên, chúng không hề dễ dàng và đơn giản. Để thực hiện từng bước một cách hiệu quả đều cần những nỗ lực rất lớn và sự thông minh của bạn. Nó tương tự như khi bạn chơi game, bạn sẽ phải vượt qua những phần trước thì mới được chơi ở phần sau.

Dưới đây là 10 bước đó:

1. Xây dựng các mục tiêu cá nhân và mục tiêu của công ty

Sự thành công trong một lĩnh vực kinh doanh mới luôn yêu cầu bạn phải biết được mình sẽ kinh doanh cái gì và đầu tư như thế nào khi có một cơ hội thuận lợi. Hình thành và nêu rõ các mục tiêu của bạn trong một bản kế hoạch chi tiết mà đó sẽ là định hướng cho bạn khi kinh doanh. Những mục tiêu sẽ chỉ dẫn cho bạn đi tới được đích cuối cùng – kinh doanh thành công - với thời gian, công sức và chi phí nhỏ nhất.

2. Phát hiện được những phân đoạn thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn Bước tiếp theo là bạn phải xem xét kỹ thị trường. Phải phát hiện được những nhu cầu nào của khách hàng còn chưa được đáp ứng để từ đó hình thành sản phẩm của mình. Nếu không dựa vào thị trường thì chắc chắn công việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại cho dù bạn có là người khôn ngoan đến mấy. Tuy nhiên, phần lớn các nhà kinh doanh lại thường khởi đầu với sản phẩm mà họ nghĩ là đang “sốt” trên thị trường trước khi đánh giá nhu cầu thực tế của sản phẩm. Sản phẩm của bạn phải là hấp dẫn nhất thế giới và đối với khách hàng đó là sản phẩm tuyệt với nhất mà họ đã từng biết tới trong suốt một thời gian dài. Nhưng nếu bạn chỉ bán ra với số lượng nhỏ giọt thì thất bại sẽ chờ đợi bạn ở phía trước. Để phát hiện được những nhu cầu cho sản phầm, bạn nên thực hiện nhiều cuộc điều tra thị trường.

3. Xây dựng kế hoạch marketing

Mục tiêu của một kế hoạch marketing là thể hiện việc bạn sẽ phải nỗ lực như thế nào để tạo ra và duy trì được một lượng khách hàng đủ để thu được lợi nhuận. Bạn cần phải tự trả lời được các câu hỏi như: Mình sẽ bán sản phẩm cho đối tượng khách hàng nào? Làm thế nào để thâm nhập vào thị trường? Lượng bán hàng năm sẽ là bao nhiêu trong vòng 5 năm tới?…Kế hoạch marketing sẽ trở thành bộ phận cần thiết cuối cùng cho kế hoạch kinh doanh của bạn nhưng bạn lại cần phải hoàn thiện nó trước tiên.

4. Soạn thảo sơ lược kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh sẽ phải phản ánh được môi trường bạn sẽ hoạt động cũng như các lợi thế cạnh tranh bạn đã dự tính. Nó là một bản phác thảo các định hướng để bạn điều hành công ty, là bản phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của DN và là bộ khung cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chính thức sau này. Nó sẽ hỗ trợ bạn giữ được những người chủ chốt mà bạn cần cũng như giúp bạn bắt đầu đề thảo ra các kế hoạch về tài chính.

5. Tính toán nguồn tài chính cần thiết cho kinh doanh

Một khi bạn đã có được bản kế hoạch kinh doanh sơ lược, bạn có thể bắt đầu xem xét đến việc mình cần bao nhiêu vốn mà điều này sẽ được thể hiện trong kế hoạc kinh doanh hoàn chỉnh. Bản phân tích thị trường sẽ cho bạn các dự đoán về doanh số bán đề từ đó bạn quyết đinh số lượng nhân viên, ngân quỹ dùng cho việc điều hành. Từ đó bạn có thể tạo lập ra mức tài chính dự tính và xem xét nên huy động ở đâu.

6. Định hình đội ngũ chủ chốt của công ty

Những người sáng lập, điều hành và các giám đốc. Trước khi bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh chính thức, bạn phải chắc chắn được rằng mình có được một đội ngũ quản lý hoàn chỉnh không được có bất kỳ một chỗ trống nào. Kế hoạch kinh doanh sơ lược sẽ giúp bạn thu hút được nhân tài đến với mình. Thêm nữa, nó sẽ giúp bạn tạo dựng một đội ngũ quản lý vững mạnh.

7. Hoạch định xong những nguồn tài chính cần thiết và tạo lập kế hoạch kinh doanh chính thức

Đã đến lúc bạn có thể tạo lập một kế hoạch kinh doanh chính thức hoàn chỉnh. Một kế hoạch kinh doanh sẽ thể thể hiện một cách rõ ràng cần bán bao nhiêu sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ để thu được mức lợi nhuận mong muốn. Bản kế hoạch nàysẽ có thể thu hút được các nhà đầu tư. Đây cũng là cơ sở để bạn tính toán nguồn vốn cần thiết cần thiết để đảm bảo cho công việc kinh doanh sẽ luôn tiến triển. Nó cũng là công cụ để điều hành công việc kinh doanh sau này.

8. Xây dựng một chiến lược “tiếp thị” để thu hút nguồn tài chính cho công ty của bạn Tiếp thị ở đây không phải là tiếp thị để nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ mà là một chiến lược “tiếp thị” chính bạn và công ty của mình cho các nhà đầu tư nhằm tăng thêm nguồn vốn mà bạn cần cho công việc kinh doanh.

9. “Tiếp thị” thành công kế hoạch kinh doanh của bạn để thu hút nguồn vốn theo những điều kiện bạn đưa ra

Một khi bạn đã có được một chiến lược để tiếp cận với những nguồn tài chính, bạn cần phải có được những sách lược “đàm phán” khôn khéo để chiếm được thế thượng phong khi thoả thuận với các nhà đầu tư. Nhờ đó bạn sẽ có được nguồn vốn dựa trên những điều kiện do chính bạn đưa ra mà không phải là do các nhà đầu tư áp đặt.

10. Quảng bá sản phẩm/dịch vụ và quản lý công việc kinh doanh tốt để đạt được mục tiêu đã đề ra

Bước cuối cùng trong quy trình này chính là những công việc quản lý và phát triển công việc kinh doanh của bạn. Mở ra công ty mới chỉ là bước khởi đầu nếu bạn muốn đi đến thành công. Một khi bạn bắt đầu kinh doanh thực sự, bạn sẽ cần những công cụ quản lý và kỹ năng marketing đủ mạnh để đảm bảo được vị trí của mình trên thương trường.

Một phần của tài liệu CẨM NANG QUẢN TRỊ MARKETING (Trang 59 -62 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×