Phương phức chuyển tiền 1.2.1.1 Khái niệm Là phương thức trong đó khách hàng người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác người hưởng lợi ở một
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước Trong đó, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu đã trở thành đòn bẩy và cầu nối quan trọng cho sự phát triển các hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ hội nhập
Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn đi đầu trong hoạt động thanh toán XNK với doanh số thanh toán XNK trung bình hàng năm đạt: 5,8 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Với mục tiêu đi sâu vào phân tích nghiệp vụ TTXNK tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm phân tích, đánh giá và rút ra kết luận, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – VIETCOMBANK”
Mục tiêu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu những lí luận về TTXNK, trong đó chú trọng
phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là tín dụng chứng từ Nêu bật một
số khái niệm và quy trình thanh toán của các phương thức TTQT được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành
Thứ hai, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình TTXNK tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương trong đó chú trọng phương thức tín dụng chứng từ phát sinh tại Chi nhánh trong 2 năm gần đây (2013 -2014) Nêu lên những ý kiến đóng góp nhằm phát triển nghiệp vụ TTXNK tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm, đặc điểm của thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm:
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cwo sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan.
(Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình TTQT, Nhà xuất bản Thống kê, 2008).
1.1.2 Đặc điểm:
Chịu sự điều chỉnh của cả luật pháp quốc gia và luật pháp, công ước, tập quán quốc tế như UCP, URC, URR, Incoterm …
Chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá và dự trữ ngoại tệ của các quốc gia
Các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống NHTM
Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế
1.2.1 Phương phức chuyển tiền
1.2.1.1 Khái niệm
Là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định, bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Các bên tham gia:
Người yêu cầu chuyển tiền (remitter): là người yêu cầu NH chuyển tiền
Người hưởng lợi (beneficiary)
Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank)
Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền (correspondence bank)
1.2.1.2 Quy trình thanh toán
Trang 3(3)
(2) (4)
(2) (1) (4)
1 Giao dịch thương mại
2 Phát hành lệnh chuyển tiền
3 NH chuyển tiền chyển tiền ra nước ngoài
4 NH trả tiền chuyển tiền cho người hưởng lợi
Các phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer- M/T)
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer- T/T)
1.2.1.3 Ưu, nhược điểm và các trường hợp áp dụng
Ưu điểm:
+ Thủ tục thanh toán đơn giản
+ Thời gian thanh toán nhanh chóng
Nhược điểm
+ NH là trung gian thực hiện lệnh mà không bị ràng buộc gì
+ Việc giao hàng và chuyển tiền phụ thuộc vào thiện chí, sự chủ động mỗi bên + Quyền lợi của người xuất khẩu khó được bảo đảm
+ Quyền lợi của người nhập khẩu khó được bảo đảm nếu việc chuyển tiền được thực hiện trước khi giao hàng
Trường hợp áp dụng
Ngân hàng đại lý
Ngân hàng chuyển
tiền
Người hưởng lợi Người chuyển tiền
Trang 4+ Khi người mua và bán tin cậy lẫn nhau
+ Thường áp dụng trong các giao dịch: mua bán trong hợp đồng có giá trị nhỏ + Chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu phi mậu dịch
+ Chuyển kiều hối
1.2.2 Phương thức ghi sổ
1.2.2.1 Khái niệm
Phương thức ghi sổ là một phương thức trong đó quy định rằng người ghi sổ (người xuất khẩu) sau khi đã hoàn thành việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ
mở một tài khoản (hoặc một quyển số) để ghi nợ người được ghi sổ (người nhập khẩu) bằng một đơn vị tiền tệ nhất định Đến từng định kì nhất định do hai bên thoả thuận người được ghi sổ sẽ sử dụng phương thức chuyển tiền hoặc phát hành séc để thanh toán cho người ghi sổ.
Đặc điểm của phương thức
Không có sự tham gia của ngân hàng trong từng lần giao hàng với chức năng là người mở tài khoản và thanh toán
Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên
1.2.2.2 Quy trình thanh toán:
(3)
(3) (3)
(2)
(1)
(1) Người bán giao hàng, hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hóa cho người mua
(2) Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua
Ngân hàng bên mua
Ngân hàng bên bán
Người mua Người bán
Trang 5(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền hoặc phát hành séc… để trả tiền người bán khi đến kỳ hạn thanh toán
1.2.2.3 Ưu, nhược điểm và các trường hợp áp dụng
Ưu điểm:
+ Người NK không phải trả tiền ngay sau khi nhận hàng
+ Giảm chi phí giao dịch và phí thanh toán
+ Người XK có thể bán được hàng với giá cao
Nhược điểm
+ Rủi ro không thanh toán hoặc thanh toán tiền chậm cho người XK
+ Tranh chấp về chất lượng với người nhập khẩu
Trường hợp áp dụng
+ Hai bên mua bán thực sự tin cậy lẫn nhau
+ Thanh toán tiền hàng trong trường hợp là đại lý bán, mua hàng đổi hàng
+ Thanh toán phi mậu dịch như: chi phí vận tải, phí bảo hiểm, tiền hoa hồng…
1.2.3 Phương thức nhờ thu
1.2.3.1 Khái niệm
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi
đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho khách hàng thì uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra
Đặc điểm:
Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian: thu hộ tiền cho người bán
Căn cứ nhờ thu là chứng từ (documents), không phải là hợp đồng
Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng (lập chứng từ)
Trang 6Các bên tham gia
Người ủy thác nhờ thu (Principal)
Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank)
Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank)
Người trả tiền (Drawee)
1.3.3.2 Các loại nhờ thu và quy trình thanh toán:
Nhờ thu trơn
Khái niệm: Nhờ thu bằng hối phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
(3)
(1) Người XK gửi hàng và chứng từ hàng hóa cho người NK
(2) Người XK kí phát hối phiếu đòi tiền người NK và ủy thác cho NH của mình đòitiền hộ theo hối phiếu
(3) NH nhờ thu chuyển hối phiếu sang NH đại lí của mình ở nước người NK
(4) NH thu hộ yêu cầu người NK trả tiền hối phiếu/chấp nhận hối phiếu
(5) NH thu hộ chuyển tiền thu được cho người XK qua ngân hàng nhờ thu
Ưu điểm
+ Quy trình đơn giản, dễ thực hiện
+ Chi phí trả cho NH cung cấp dịch vụ thấp
(2)
Người muaNgười bán
(1)
Trang 7+ Nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cao
Đối với người NK
+ Không khống chế được chất lượng hàng hóa
+ Nếu hối phiếu đến trước chứng từ hàng hóa sẽ phải trả tiền/chấp nhận hối phiếu
Trường hợp áp dụng
+ Để thanh toán các dịch vụ phí mà người bán cấp cho người mua
+ Hai bên mua- bán hoàn toàn tin cậy lẫn nhau, hoặc liên doanh với nhau
+ Thanh toán hàng XK có giá trị nhỏ, hàng ứ đọng khó tiêu thụ
Nhờ thu chứng từ
Khái niệm: Người bán ủy thác cho NH thu hộ tiền ở người mua không những căn
cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa kèm theo với điều kiện
là nếu người mua trả tiền, hoặc chấp nhận hối phiếu thì NH mới trao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để nhận hàng
D/A: Documents Against Acceptance - Chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ
D/TC (D/OT): Documents Against other Terms & Conditions- Thực hiện các điều kiện và điều khoản quy định để đổi lấy chứng từ
Quy trình thanh toán
Bao gồm 4 bước giống quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu trơn Tuy nhiên, nội dung các bước có một số điểm khác nhau
Ở bước (1) người bán chỉ gửi hàng hóa cho người mua
Bước (2), (3), (4) ngoài hối phiếu còn có bộ chứng từ hàng hóa đi cùng
Ưu điểm
Trang 8+ Đối với người XK: chắc chắn được thanh toán/chấp nhận thanh toán
+ Đối với NH: thu nhập từ phí dịch vụ, giao dịch mua bán ngoại tệ để thanh toán…
Nhược điểm
Đối với người bán
+ Người bán không khống chế được việc trả tiền của người mua
+ Việc trả tiền còn quá chậm
+ Phải trả phí chuyên chở hàng hóa và phí bảo hiểm
+ Phát sinh thêm các chi phí: phí lưu kho
Đối với người mua
+ Không kiểm tra trước được hàng hoá nên có thể gặp rủi ro trong trường hợp hànghoá mô tả trên chứng từ không phù hợp với số lượng, chất lượng hàng hoá thực tế
và hợp đồng
Đối với ngân hàng
+ Khi đã thanh toán hay ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu hay ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho NH nhờ thu trước khi nhà NK thanh toán
1.2.4 Phương thức tín dụng chứng từ
1.3.4.1 Khái niệm và đặc điểm của phương thức D/C
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát và trả tiền khi đáo hạn với điều kiện là các chứng từ do người hưởng lợi lập và xuất trình phải phù hợp với các quy định trong L/C.
Đặc điểm
Tính độc lập của L/C với hợp đồng TM
Chứng từ xuất trình phải tuân thủ chặt chẽ các quy định trong L/C
Trang 9 Thanh toán dựa vào chứng từ
Thanh toán bằng L/C liên quan đến 2 quan hệ hợp đồng
Quy trình thanh toán
(6) Kiểm tra chứng từ thanh toán và trả tiền
(7) Chuyển chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu
(8) Kiểm tra chứng từ thanh toán và hoàn trả tiền ngân hàng
Ưu điểm:
Chặt chẽ về thủ tục
Vai trò của NH được tăng cường, vừa là trung gian vừa là người trả tiền
Đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho người XK
Đảm bảo người NK mua được hàng
L/C
Ngân hàngthông báo L/C
(6)
(3) (6)
)
(5)
(4)
Người xuấtkhẩuNgười nhập
khẩu
Trang 10 Rủi ro pháp lí do không nắm được các thủ tục tố tụng khi có khúc mắc xảy ra dẫn đến kéo dài thời hạn thanh toán
- Từ sự không cẩn trọng khi kiểm tra chứng từ
- Rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo làm giả chứng từ, là công ty ma đồng thời nhà NK không đủ năng lực để bồi thường cho NH
- Rủi ro do nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản
- Rủi ro do các quy định về an toàn trong kí quỹ L/C, đánh giá tài sản thế chấp của NH
- Rủi ro do không hành động đúng theo UCP mà thư tín dụng đã dẫn chiếu
NH thông báo: Rủi ro do tính sai mã test, hoặc không xác định được mẫu điện
NH xác nhận: Rủi ro do NH này chưa có đủ thông tin về NH năng lực tài chính của NH mở L/C
NH chiết khấu: Rủi ro do NH mở và nhà NK thiếu thiện chí
Trang 11CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – VIETCOMBANK giai đoạn 2013-2014 2.1 Giới thiệu ngân hàng Vietcombank:
2.1.1 Sơ lược về ngân hàng Vietcombank:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhànước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại
diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam:
Trang 12 Dịch vụ Ngân hàng: đó là các dịch vụ tài khoản, tiết kiệm tiền gửi
Mua bán ngoại tệ: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi tiên tệ_ lãi suất, hợp đồng quyền chọn, các sản phẩm phái sinh khác
Huy động vốn
Tín dụng: được thực hiện dưới các hình thức
Cho vay vốn lưu động
Cho vay dự án đầu tư
Cho vay chiết khấu bộ chứng từ
Tài trợ thương mại: bao gồm các dịch vụ: dịch vụ thông báo và thông báo sửa đổi LC; dịch vụ xác nhận LC; dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanhh toán theo LC, nhờ thu; dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu; dịch vụ chiết khấu truy đòi; dịch vụ chuyển nhượng LC, dịch vụ phát hàng LC; dịch vụ thanh toán LC, kí hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng theo LC, nhờ thu; bảo lãnh nhậnhàng; thông báo và thanh toán nhờ thu
Bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh thanh toán/ thư tín dụng dự phòng; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảolãnh thanh toán tiền ứng trước, bảo lãnh khoản tiền giữ lại; bảo lãnh đối ứng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Dịch vụ ngân hàng điện tử VCBMoney
Dịch vụ thẻ và hệ thống máy ATM của Vietcombank mang đến khách hàng các giải pháp thông minh, các giao dịch tiện lợi
Thẻ tín dụng gồm: Visacard, Mastercard, American Express, JCB, Diners Club…
Thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế: Vietcombank connect 24, Vietcombank MTV Mastercard, Vietcombank Vietcombank Visa Debit, Vietcombank SG24…
Dịch vụ ngân quỹ: kiểm đếm ngoại tệ/ VND; thu chi tiền mặt tại địa điểm yêu cầu
Liên kết sản phẩm: cho vay nhu cầu tiêu dùng cá nhân mua nhà ở, ô tô, du học…Thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại, bảo hiểm… qua máy rút tiền
tự động ATM Đại lý cho các công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, AIA,
Prudential…
2.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank
2.2.2 Hoạt động thanh toán nhập khẩu
2.2.2.1 Thư tín dụng nhập khẩu
Trang 13 Phát hành L/C
Vietcombank thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của doanh nghiệp (ngườinhập khẩu) để cam kết thanh toán ngay hoặc thanh toán vào một thời hạn nhất địnhtrị giá của L/C cho người hưởng lợi khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từphù hợp với các điều kiện nêu trong L/C
L/C có thể được phát hành miễn ký quĩ hoặc ký quĩ theo một tỉ lệ nhất định trêntổng trị giá cam kết của Vietcombank, với tỉ lệ ký quĩ hoặc miễn kí quĩ tùy thuộcvào mức độ tín nhiệm doanh nghiệp
Lợi ích
Đảm bảo an toàn cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu;
Giúp cho bên nhập khẩu giảm bớt áp lực về vốn;
Nhận được tư vấn về nội dung và cách thức giao dịch tốt nhất để đảm bảoquyền lợi;
Có thể được tài trợ vốn thông qua miễn giảm tỉ lệ kí quĩ phát hành L/C hoặccho vay vốn
Sửa đổi L/C: Vietcombank thực hiện sửa đổi L/C theo yêu cầu của doanhnghiệp (người nhập khẩu)
Lợi ích:
Việc sửa đổi L/C nhanh chóng và thuận tiện;
Hỗ trợ xem xét các điều khoản sửa đổi và tư vấn hợp lí để đảm bảo quyền lợicho doanh nghiệp
Ủy quyền nhận hàng/Kí hậu vận đơn/Bảo lãnh nhận hàng:
Vietcombank kí hậu trên vận đơn hoặc phát hành ủy quyền nhận hàng hoặc bảolãnh nhận hàng theo L/C để doanh nghiệp làm thủ tục nhận hàng với người vậnchuyển