1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

23 996 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 443,18 KB

Nội dung

Nhiều biện pháp đã được ápdụng để tạo nguồn thu cho ngân sách, như: phát hành Công phiếu kháng chiến, Công tráiquốc gia… Ngày 3/2/1947, Nha tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở

Trang 1

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệtgiữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừađóng vai trò Ngân hàng Trung ương (NHTW) vừa là Ngân hàng thương mại (NHTM).Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xãhội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương pháttriển nền kinh tế đa thành phần Do vậy, lịch sử ra đời cũng như phát triển của ngân hàngthương mại ở Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với sự ra đời của Ngân hàng nhà nướcViệt Nam Có thể nói, lịch sử hình thành ngân hàng ở Việt Nam đã bắt đầu từ rất sớm, và

có thể tóm tắt theo các giai đoạn dưới đây:

1 Giai đoạn 1945-1951

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cáchmạng gặp vô vàn khó khăn: Kho bạc chỉ còn hơn 1,25 triệu đồng Đông Dương, trong đómột nửa là tiền rách; Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản thực dân và luôntìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ; các nguồn thu ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầuchi tiêu của chính quyền… Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyêngóp tài chính dưới các hình thức như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rútchuẩn bị phát hành tiền

Để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế kháng chiến, Chính phủ cho thành lập 3 khuvực tiền tệ và cho phép phát hành các đồng tiền khu vực Nhiều biện pháp đã được ápdụng để tạo nguồn thu cho ngân sách, như: phát hành Công phiếu kháng chiến, Công tráiquốc gia… Ngày 3/2/1947, Nha tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nước tađược thành lập với nhiệm vụ giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vaynặng lãi ở nông thôn, làm hậu thuẫn cho chính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dân đivào con đường làm ăn tập thể

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương, chính sách mới vềkinh tế-tài chính, trong đó chỉ rõ: Chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chínhsách kinh tế; thành lập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ,cải tiến chế độ tín dụng Thực hiện chủ trương đó, ngày 6/5/1951, tại hang Bòng thuộc xãTân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh

số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những nhiệm vụ chủ yếu là: Quản

lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước; huy

Trang 2

động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; quản lý hoạt động kim dungbằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và đấu tranh tiền tệ với địch.

2 Giai đoạn 1954 - 1964

Hòa bình lập lại, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tiến hành thu hồi tiền địch ở vùngmới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệ thống nhất trên Miền Bắc Mạng lưới ngânhàng được mở rộng tới các huyện, quận, thị xã; đội ngũ cán bộ được tăng cường, nângcao trình độ Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngânhàng Nhà nước Việt Nam

Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động

3 Giai đoạn 1965 – 1975

Đây là thời kỳ Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chiến sự diễn ra rất ác liệt, mọihoạt động của Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng để phù hợp với hoàn cảnh thờichiến

Ngân hàng Nhà nước đã cử hàng trăm cán bộ vào giúp Chính phủ cách mạng lâm thờiCộng hòa miền Nam Việt Nam xây dựng nền tài chính - tiền tệ, đấu tranh với địch trênmặt trận kinh tế, tài chính; triển khai phong trào tiết kiệm, góp sức người, sức của xâydựng hậu phương, chi viện tiền tuyến

Tuy đạt được một số kết quả tích cực trong khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội,song do hậu quả của chiến tranh kéo dài, cộng với việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạchhóa tập trung đã khiến kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề, bội chi ngân

Trang 3

sách ở mức cao trong nhiều năm, lạm phát có lúc ở mức 3 con số, hoạt động sản xuất, lưuthông phân phối và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

1 Thời kỳ trước 2007

Giai đoạn 1954 - 1964

Hòa bình lập lại, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tiến hành thu hồi tiền địch ở vùngmới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệ thống nhất trên Miền Bắc Mạng lưới ngân hàng được mở rộng tới các huyện, quận, thị xã; đội ngũ cán bộ được tăng cường, nâng cao trình độ Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hoạt động tín dụng được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu khôi phục kinh tế, phục vụyêu cầu hợp tác hóa và đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế quốc doanh Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều cải tiến trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng quan hệ thanh toán đến hầu hết các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan của nhà nước; tập trung quản lý và đẩy mạnh các nguồn thu ngoại hối để đáp ứng nhu cầukiến thiết nước nhà

Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động

Đến cuối năm 1964, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với

265 ngân hàng tại 41 nước trên thế giới

Giai đoạn 1965 – 1975

Đây là thời kỳ Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chiến sự diễn ra rất ác liệt, mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng để phù hợp với hoàn cảnh thời chiến

Ngân hàng Nhà nước đã cải tiến và mở rộng các quan hệ tín dụng, thanh toán, quản lý tiền mặt, quản lý quỹ ngân sách nhà nước, giúp các xí nghiệp sơ tán và phân tán sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ

Trang 4

phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể; tích cực khai thác các nguồn ngoại tệ cho Nhà nước, bảo đảm thanh toán quốc tế thông suốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đấu

Giai đoạn 1975 - 1980

Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước

nhà Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc vào năm 1978 Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường

Thực hiện chủ trương cải tiến và mở rộng tín dụng ngân hàng theo Quyết định 32/

CP ngày 11/2/1977 của Hội đồng Chính phủ, Tổng giám đốc NHNN đã ban hành Thể lệ cho vay vốn lưu động và quy định về cho vay đầu tư xây dựng cơ bản đối với các xí nghiệp quốc doanh

Hoạt động tín dụng bước vào thời kỳ cải tiến mạnh mẽ và mở rộng các loại cho vay, trước hết là đối với khu vực kinh tế quốc doanh Hệ thống thanh toán thống nhất trong cả nước được thiết lập; tình trạng công nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp, tổ chức,

Trang 5

đơn vị được giải quyết đáng kể Quan hệ tín dụng và thanh toán quốc tế với các nước XHCN được tăng cường.

Tháng 5/1977, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia Ngân hàng Đầu tư quốc

tế (MIB), Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế (MBES)

Để thống nhất tiền tệ trên cả nước, ngày 1/4/1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08/NQ-TW về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Ngày 2/5/1978, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát hành tiền mới, thu hồi tiền cũ trên cả nước

Tuy đạt được một số kết quả tích cực trong khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, song do hậu quả của chiến tranh kéo dài, cộng với việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã khiến kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề, bội chi ngân sách ở mức cao trong nhiều năm, lạm phát có lúc ở mức 3 con số, hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối và đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn

Để loại bỏ đồng tiền của chính quyền Sài Gòn ra khỏi đời sống kinh tế xã hội thống nhất tiền tệ trong cả nước, Bộ Chính trị quyết định phát hành đồng tiền ngân hàng Việt Nam ở miền Nam, thu đổi đồng tiền của chế độ Sài Gòn Đợt thu đổi diễn ra từ ngày22/9/1975 đến ngày 30/9/1975 với tỷ lệ 1 đồng tiền ngân hàng Việt Nam mới bằng 500 đồng tiền của chính quyền Sài gòn cũ

Sau khi đổi tiền, Việt Nam hình thành hai khu vực lưu hành tiền tệ: tiền ở miền Bắc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, tiền ở miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phát hành Hai đồng tiền đều là giấy bạc của Ngân hàng Nhà nước phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước

Giai đoạn 1980 - 1985

Trong thời kỳ 1989-1985 , hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối gặp rất nhiều khó khăn Thực hiện Nghị quyết 26/NQTW ngày 23/6/1980 của Bộ Chính trị và các quyết định của Hội đồng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chế độ nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, cấp phát đầu tư xây

Trang 6

dựng cơ bản, ngoại hối; thực hiện “chính sách tín dụng tích cực, coi tín dụng là mặt trận phía trước”, mở ra nhiều hình thức cho vay mới nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt, góp phần thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế, hỗ trợ ngành thương nghiệp quốc doanh thu mua nắm nguồn hàng phục vụ đời sống nhân dân và ổn định giá.

Cuộc thu đổi tiền tháng 9/1985 là chính sách kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông, một bộ phận trong kế hoạch tổng điều chỉnh giá - lương - tiền nhằm ổn định sức mua của đồng tiền, phục vụ công cuộc xây dựng và cải tạo

xã hội chủ nghĩa

1986 đến 2007

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyết Đại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống Ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện về mô hình

tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng Mô hình ngân hàng một cấp chuyển thành mô hình ngân hàng hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng của các TCTD

Hệ thống các TCTD có bước phát triển mạnh cả về quy mô và mạng lưới, loại hình sở hữu, công nghệ, dịch vụ, ngày càng đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Sau một thời gian tiến hành làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh XHCN, ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT vớiđịnh hướng cơ bản là “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh” Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Nhà nước được kiện toàn, sắp xếp lại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, đồng thời làm chức năng ngân hàng của các ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tín dụng và dịch

vụ ngân hàng

Trang 7

Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển và tách ra

từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng Hệ thống ngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách lãi suất dương, kết hợp sử dụng các công cụ gián tiếp với công cụ kiểm soát trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ; hình thành các thị trường tiền tệ; bước đầu hiện đại hóa công nghệ và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho việc vận hành hệ thống ngân hàng mới Vốn tín dụng được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế và đạt mức tăng trưởng bình quân 36%/năm, góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong nhiều năm

Thời kỳ này, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc

tế (IMF, WB, ADB) được tái lập và khơi thông

Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các

tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống Ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất

Hệ thống các tổ chức tín dụng được chấn chỉnh, củng cố, từng bước xử lý nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính Công nghệ ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ;

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking, )

Trang 8

Ngân hàng Nhà nước tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khai các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

2 Thời kỳ 2007 đến nay

a Tác động của thời kì hội nhập đến ngân hàng thương mại

Các yếu tố tác động mang tính tích cực:

 Các yếu tố tác động gián tiếp :

- Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn

- Thị trường Việt Nam được mở rộng:

- Trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, việc sử dụng và ứng dụng công nghệ hiệnđại được nâng cao

- Thể chế kinh tế thị trường đã được xác lập và ngày càng hoàn thiện

- Rủi ro hệ thống gia tăng và tần suất xuất hiện nhiều hơn,

- Thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển, gánh nặng cung ứng vốn cho nềnkinh tế vẫn đặt lên vai hệ thống ngân hàng, trong khi các chính sách vĩ mô của Việt Namlại chịu tác động từ việc hội nhập kinh tế quốc tế

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, mặc dù tổng huy động vốn của toàn ngành tăng,song nguồn vốn trung và dài hạn vẫn hạn chế, trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiệnnay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quảntrị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối kỳ hạn

- Các ngân hàng thương mại VN đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các

Trang 9

ngành có khả năng cạnh tranh yếu Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các ngân hàng thương mại (ví dụ như trường hợp Vinashin, Vinalines)

b Đánh giá những kết quả của quá trình phát triển Ngân hàng Thương mại

Về quy mô, số lượng các ngân hàng và số vốn điều lệ

Trang 10

Số lượng các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) ít, từ bốn

NHTMNN được thành lập ban đầu, sau đó ngân hàng Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) được thành lập thêm vào năm 1997 Trong khi đó, số lượng các NHTMCP tăng mạnh trong thập kỷ 90, lên đỉnh điểm với 51 ngân hàng trong năm

1996, nhưng đã giảm dần từ đó xuống còn 34 ngân hàng do các quy định liên quantới vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, dẫn đến việc sáp nhập và hợp nhất của một loạt các ngân hàng nhỏ và yếu kém

Ngân hàng thương mại nhà nước

Hiện nay chỉ còn 1 NHTMNN ở Việt Nam: NH Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn (Agribank) Với vốn điều lệ 28840 nghìn tỷ đồng và 943 chi nhánh, phòng giao dịch Agribank cung cấp tài chính cho phát triển nông thôn, nông nghiệp và thương mại, công nghiệp trên toàn quốc

Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 11

Tính đến 31/12/2014 Việt Nam có 37 NHTMCP với nhóm chín ngân hàng dẫn đầu có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ VND Tổng vốn điều lệ của các NHTMCP ở Việt Nam đạt trên 160 nghìn tỷ VND tại thời điểm 30/12/2012, lớn gấp đôi so với con số 75 nghìn tỷ VND ở khu vực NHTMNN Số lượng các NHTMCP áp đảo số lượng NHTMNN nhưng tính riêng vốn điều lệ của từng NHTMCP lại thấp hơn rất nhiều so với vốn điều lệ của một NHTMNN Cụ thể, một nửa số NHTMCP có số vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ VND và chỉ có bốn NHTMCP bao gồm NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), NHTMCP Sài Gòn (SCB) và NHTMCP Quân đội (MBB) có

số vốn điều lệ trên 10.000 tỷ VND Ngân hàng nhỏ nhất ở khu vực NHTMNN trừ MHB

có số vốn điều lệ trên 23.000 tỷ VND trong khi EIB, NHTMCP lớn nhất, chỉ có 12.355 tỷđồng vốn điều lệ Sáu trong 34 NHTMCP là công ty đại chúng bao gồm EIB, STB, MBB,NTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Sài Gòn (SHB) và NHTMCP Nam Việt (NVB) NHTMCP là nhóm ngân hàng có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra nhấttrong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam Trong khoảng thời gian trước năm 2005, phần lớn các thương vụ M&A diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau Khi đó, rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đã được mua lại và sáp nhập NHTMCP Phương Nam đã mua lại các ngân hàng: NHTMCP Nông thôn Đồng Tháp, Ngân hàng Châu Phú, Ngân hàng Đại Nam và Ngân hàng Cái Sắn STB mua Ngân hàng Nông thôn Thanh Thắng, và NHTMCP Phương Tây mua Ngân hàng Nông thôn Tây Đô Từ sau năm

2005, các hoạt động M&A ở khu vực NHTMCP đã thay đổi nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và đặc biệt là các đối tác nước ngoài đầu tư vốn vào ngân hàng và trở thành nhà đầu tư chiến lược Sự tham gia của các đối tác nước ngoài ở các NHTMCP đã thực sự trở thành xu hướng ngày càng gia tăng ở ngành ngân hàng Việt Nam Việc tham gia vào các NHTMCP sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm thời gian và chi phí khi lần đầu bước chân vào một thị trường mới và đổi lại, các NHTMCP sẽ nhận được không chỉ vốn mà còn có sự hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật tốt hơn từ những nhà đầu tư chiến lược này

Ngân hàng nước ngoài

Các ngân hàng nước ngoài (NH nước ngoài) có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi Chính phủ Việt Nam dỡ bỏ hàng rào và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở các chi nhánh hoặc thành lập các ngân hàng liên doanh với ngân hàng Việt Nam theo Sắc lệnh vềngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính năm 1990 Trong những năm đầu thập niên 90, chỉ có bốn ngân hàng liên doanh giữa NHTMNN và NH nước ngoài được thành lập

Về sở hữu nhà nước

Ngày đăng: 28/02/2016, 13:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w