1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hoa tươi của đà lạt sang thị trường nhật bản từ nay đến năm 2015

105 720 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 675,36 KB

Nội dung

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, hoa Đà Lạt không chỉ bó gọn trong phạm vi nội địa mà đã được xuất sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Đài Loan

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015

SVTH : GIANG HỒNG NGỌC

GVHD : CÔ TRẦN NGUYÊN CHẤT

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HOA TƯƠI CỦA ĐÀ LẠT SANG NHẬT BẢN 5

1.1 Thị trường Thế giới và Nhật Bản về mặt hàng hoa tươi 5

1.1.1 Thị trường mặt hàng hoa tươi Thế giới và đặc điểm của mặt hàng hoa tươi 5

1.1.2 Thị trường hoa tươi Nhật Bản 7

1.2 Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hoa tươi của Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản 11

1.2.1 Vị trí của ngành hoa đối với Việt Nam 11

1.2.2 Vị trí của Đà Lạt trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam 13

1.3 Các điều kiện đảm bảo đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hoa tươi của Đà Lạt đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản 14

1.3.1 Giới thiệu chung về ngành hoa tươi Đà Lạt 14

1.3.2 Tiềm năng phát triển ngành hoa tươi Đà Lạt 15

1.3.3 Vai trò, vị trí của ngành hoa đối với Đà Lạt 23

1.4 Kinh nghiệm xuất khẩu hoa của một số nước 24

1.4.1 Thái Lan 24

1.4.2 Hà Lan 26

1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 27

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HOA TƯƠI CỦA ĐÀ LẠT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN 1997 –

2007 30

2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu hoa tươi của Đà Lạt 30

2.1.1 Sản lượng, kim ngạch hoa tươi xuất khẩu 30

2.1.2 Thị trường xuất khẩu 31

2.1.3 Đơn vị xuất khẩu 33

2.1.4 Cơ cấu hoa tươi xuất khẩu 34

2.1.5 Kênh phân phối xuất khẩu 35

2.2 Tình hình xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang Nhật Bản 36

2.2.1 Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng của hoa tươi Đà Lạt xuất khẩu sang Nhật Bản 36

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng hoa tươi Đà Lạt xuất khẩu sang Nhật 38

2.2.3 Chất lượng hoa tươi Đà Lạt xuất khẩu sang Nhật 39

2.2.4 Giá cả hoa tươi Đà Lạt xuất khẩu sang Nhật 40

2.2.5 Phương pháp tiếp cận, thâm nhập thị trường 42

2.2.6 Tổ chức xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang Nhật 44

2.3 Những lợi ích kinh tế, xã hội của hoạt động sản xuất, xuất khẩu hoa tươi của Đà Lạt 48

2.3.1 Lợi ích kinh tế 48

2.3.2 Lợi ích xã hội 49

2.4 Nhận định chung về ngành hoa Đà Lạt 50

2.4.1 Những kết quả đạt được đối với ngành hoa Đà Lạt 50

2.4.2 Thuận lợi trong việc sản xuất hoa của Đà Lạt 52

2.4.3 Khó khăn đối với ngành hoa Đà Lạt 54

Trang 4

2.5 Đánh giá khả năng cạnh tranh của hoa tươi Đà Lạt trên thị trường Nhật

Bản 56

2.3.1 Nhận định chung 56

2.3.2 Các kết luận rút ra từ đánh giá khả năng cạnh tranh 56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HOA TƯƠI ĐÀ LẠT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2015 60

3.1 Định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng hoa tươi Việt Nam 60

3.1.1 Quan điểm phát triển 60

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển 61

3.2 Mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt 62

3.2.1 Quan điểm và định hướng chung 62

3.2.2 Mục tiêu phát triển 63

3.2.3 Mục tiêu phấn đấu đối với xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản 64

3.3 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản 64

3.3.1 Xây dựng các mô hình liên kết vệ tinh với vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu 64

3.3.2 Khuyến khích thành lập các tổ chức, công ty trách nhiệm hữu hạn /hợp tác xã kinh doanh vật tư phục vụ ngành hoa 66

3.3.3 Quy hoạch lại một cách có hệ thống các cơ sở hạ tầng thương mại – Tổ chức xuất khẩu 66

3.3.4 Liên doanh với doanh nghiệp nứơc ngoài – Thuê chuyên gia tư vấn – Đẩy mạnh hợp tác quốc tế 67

3.3.5 Xây dựng thương hiệu hoa Đà Lạt 68

3.3.6 Xây dựng trung tâm đấu xảo hoa Đà Lạt 71

Trang 5

3.3.7 Phát triển ngành hoa theo hướng công nghiệp hóa 74

3.3.8 Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả 75

3.3.9 Thành lập hiệp hội hoa xuất khẩu 77

3.3.10 Hỗ trợ người trồng hoa, doanh nghiệp vay vốn ưu đãi – Hỗ trợ chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham dự hội chợ, triển lãm 80

3.3.11 Hỗ trợ xúc tiến thương mại – Thống kê và thông tin thị trường 81

3.4 Kiến nghị Chính phủ 84

3.4.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất, bảo quản và chế biến hoa xuất khẩu 84 3.4.2 Chính sách về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đất đai, khuyến nông 85

3.4.3 Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 85

3.4.4 Chính sách xúc tiến xuất khẩu 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 94

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TP.HCM, ngày tháng năm 2007

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng là một thành phố du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời Nhắc đến Đà Lạt, du khách không thể nào không nhắc đến một không gian xanh với bạt ngàn sắc hoa Hoa Đà Lạt không chỉ tô điểm phố phường mà trong những năm gần đây đã trở thành một thế mạnh kinh tế đón nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt, nhất là khi thực tiễn chứng minh rằng trồng hoa mang lại giá trị kinh tế cao hơn các loại rau củ khác Sự phát triển ngành hoa do đó không chỉ là tất yếu khách quan mà còn là chủ trương, chính sách của chính quyền thành phố nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo định hướng của Nhà nước

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, hoa Đà Lạt không chỉ bó gọn trong phạm vi nội địa mà đã được xuất sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Đài Loan… trong đó xuất sang Nhật là nhiều nhất – đây cũng được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng với một lượng lớn những người tiêu dùng giàu có Tuy nhiên xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang Nhật vẫn còn nhỏ lẻ chưa xứng với tiềm năng của ngành hoa Đà Lạt

Việt Nam gia nhập WTO, bước vào một sân chơi mới, nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất hoa Đà Lạt nói riêng sẽ phải tuân theo những luật chơi mới với nhiều cơ hội và thách thức Việc nghiên cứu thực trạng sản xuất, xuất khẩu hoa Đà Lạt để từ đó có biện pháp khắc phục khó khăn, nâng cao lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mục tiêu…là một yêu cầu cần thiết

và cấp bách Đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hoa tươi của Đà Lạt sang

thị trường Nhật Bản từ nay đến năm 2015” ra đời trên cơ sở đó

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 9

· Đánh giá một cách toàn diện, khách quan thực trạng xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật

· Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang Nhật

· Đề xuất hệ thống các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt, tìm hiểu thị trường hoa Nhật Bản, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hoa; học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của các nước xuất khẩu hoa lớn trên thế giới…từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật

4 Phạm vi nghiên cứu:

Đây là một đề tài rộng lớn mang tầm vĩ mô, đòi hỏi phải phân tích nhiều khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội…cần nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn Trong khuôn khổ một Khóa luận tốt nghiệp, người viết chỉ xin tập trung vào các

phạm vi sau:

Phạm vi không gian: chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng, khả năng

xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật

Phạm vi thời gian: để phản ánh vấn đề được chính xác, khách quan cũng

như các giải pháp đưa ra được thuyết phục, Khóa luận được xây dựng trên cơ sở phân tích các số liệu, dữ kiện trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2007

Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu: Khóa luận chỉ tập tập trung vào phân tích thực

trạng xuất khẩu mặt hàng hoa tươi của Đà Lạt ( không tính đến hoa ép khô) xét trên khía cạnh kinh tế xã hội, tìm ra các giải pháp xây dựng và quảng bá cho

Trang 10

phân tích tình hình sản xuất, các đặc điểm kỹ thuật nói chung cũng như các khía cạnh kỹ thuật canh tác nói riêng trong ngành trồng hoa

5 Điểm mới của đề tài:

Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về cây hoa Đà Lạt ( của Tiến Sĩ Phạm Xuân Tùng – Giám đốc viện nghiên cứu khoai tây – rau – hoa thành phố Đà Lạt), nhiều buổi hội thảo chuyên đề về cây lan xuất khẩu, cũng như một số tạp chí viết về cây hoa Đà Lạt… Phần lớn các đề tài và công trình nghiên cứu này chỉ mới thiên về khía cạnh kỹ thuật nông nghiệp, và chủ yếu nhằm vào thị trường tiêu thụ trong nước, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách khái quát, chuyên sâu về thực trạng xuất khẩu hoa Đà Lạt Trên cơ sở đó, Khóa luận này có những điểm mới như sau:

· Phân tích đánh giá một cách toàn diện tình hình xuất khẩu hoa Đà Lạt từ khâu xuất khẩu đến phân phối, quảng bá

· Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường hoa Nhật cũng như các yêu cầu về vệ sinh của chính phủ Nhật, sở thích, thị hiếu của khách hàng Nhật đối với mặt hàng hoa tươi nhập khẩu

· Nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu hoa thành công của các nước Hà Lan, Thái Lan…

· Đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật

· Xây dựng vị thế và thương hiệu hoa Đà Lạt trên thị trường Nhật

6 Phương pháp nghiên cứu:

Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như mô tả, quan sát thực tế, phân tích, tổng hợp, tham khảo, nghiên cứu các tác phẩm chuyên đề từ sách báo, internet, phỏng vấn chuyên gia

7 Bố cục Khóa luận:

Trang 11

Khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau:

· Chương 1: Cơ sở lý luận

· Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản

· Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, dung lượng trang viết, khảo sát thực tế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót về nội dung và hình thức trình bày, người viết mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để các định hướng và giải pháp có tính khả thi cao hơn

Nhân dịp này, người viết xin bày tỏ trân trọng lòng cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô thuộc trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn – Cô Trần Nguyên Chất

Trang 12

CHƯƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HOA TƯƠI CỦA ĐÀ LẠT

1.1 Thị trường Thế giới và Nhật Bản về mặt hàng hoa tươi:

1.1.1 Thị trường mặt hàng hoa tươi Thế giới và đặc điểm của mặt hàng hoa tươi:

Với nhiều ý nghĩa tinh tế cao đẹp, hoa tươi dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Thị trường hoa thế giới cũng vì thế ngày càng lớn mạnh Doanh số thương mại hoa thế giới hàng năm đạt khoảng 31 tỷ USD với mức tăng trưởng từ 6 – 9% mỗi năm Trong đó, Trung Quốc là quốc gia hàng đầu về sản xuất với trên 6000ha hoa và cây cảnh mỗi năm, nhưng các nước phát triển là những thị trường tiêu thụ lớn nhất, và Hà Lan chiếm ưu thế và chia sẻ 59% tổng giá trị thương mại hoa thế giới, Colombia chiếm 10%, Ý là 6%, Israel là 6%, Tây Ban Nha 2%, Kenya 1% và các nước còn lại chiếm 16%

(nguồn: Eurostat, 2006) Châu Âu là khách hàng hoa cắt cành lớn nhất thế giới

(chiếm trên 50%) trong đó Anh, Đức, Pháp là những nước nhập khẩu nhiều nhất Những nước có thu nhập bình quân đầu người cao cũng là những nước có mức tiêu thụ hoa cắt cành lớn Tuy nhiên, xu thế phát triển của ngành hoa sẽ có nhiều thay đổi trong những năm sắp tới:

· Sản xuất hoa có xu hướng dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Các nước đang phát triển có những vấn đề chung là giá đất và lao động cao, chi phí sản xuất và giá thành cao, áp lực bảo vệ môi trường lớn Trong khi đó, những vấn đề này đễ chịu hơn nhiều ở các nước đang phát triển Trong hơn 10 năm qua, sản xuất hoa của Hà Lan được đầu tư chuyển sang các nước ở Nam Âu và một số nước châu Phi và châu Á

Trang 13

Sản xuất hoa của Nhật Bản cũng phải chịu áp lực tương tự và dịch chuyển sản xuất sang các nước phía Nam có điều kiện thuận lợi hơn như: Úc, Newzealand, Malaysia…

· Các nước đang phát triển dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của các nước phát triển trong lĩnh vực này và trở thành độc lập hơn Ví dụ: Kenia và Colombia đã trở thành các trung tâm sản xuất, chế biến hoa của thị trường Mỹ và châu Âu, Trung Quốc đang phấn đấu trở thành một trung tâm như vậy tại châu Á

· Châu Á đang có xu hướng trở thành một trung tâm sản xuất, phân phối hoa của thế giới Để đạt được tham vọng này, hệ thống vận chuyển hàng không cần được cải thiện đáng kể với hai trung tâm hàng không quan trọng: một là Bangkok (Thái Lan) hoặc Bombay (Ấn Độ), còn trung tâm kia là Côn Minh (Trung Quốc) Ngành công nghiệp hoa châu Á có hai phần quan trọng: một là các loại hoa bản địa nhiệt đới và, hai là các loại hoa cắt cành truyền thống có thể trồng nghịch vụ với các thị trường tiêu thụ lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ Ngành công nghiệp hoa cắt cành của Vân Nam (Trung Quốc) đã phát triển nhanh và đạt quy mô rất lớn cả về diện tích lẫn sản lượng, nhưng còn cần cải thiện dần về chất lượng để có khả năng cạnh tranh

Trong tương lai, ngành công nghiệp hoa châu Á sẽ có 3 điểm nóng cạnh tranh là Nhật Bản – Hàn Quốc, Úc – Newzealand và Đài Loan – Nam Trung Quốc

Giống như các hàng hóa thông thường khác, xuất khẩu hoa cắt cành phải tuân theo các quy định của nhà nước về xuất khẩu như là thủ tục hải quan, ngoại hối Hoa cắt cành muốn bán chạy trên thị trường thế giới thì chất lượng hoa phải cao, giá cả phải cạnh tranh, mẫu mã, chủng loại phải đa dạng, phân phối phải tiện lợi và dịch vụ phải chu đáo Tuy nhiên bên cạnh những điểm chung này thì

Trang 14

· Đặc điểm 1: Hoa tươi có thời gian tồn tại ngắn, dễ hư hỏng nên khi

xuất khẩu cần có chế độ bảo quản đóng gói đặc biệt Chi phí vận chuyển vì thế thường cao hơn so với xuất khẩu các hàng hóa khác

· Đặc điểm 2: hoa tươi không phải là hàng hóa có thể tái sử dụng như

những hàng hóa thông thường Chính vì thế xuất khẩu hoa tươi đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, quy định về chất lượng, vệ sinh của đối tác cũng như của quốc gia đối tác, phải đảm bảo “đúng ngay từ bước đầu tiên” nếu như doanh nghiệp không muốn thiệt hại

· Đặc điểm 3: Xuất nhập khẩu hoa tươi đòi hỏi áp dụng nguyên tắc

“just in time” (có nghĩa là kịp lúc) Hoa tươi không như những hàng hóa khác có

thể trữ trước một thời gian dài mà việc nhập hoa và bán lại cho người tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời

· Đặc điểm 4: Chất lượng của hoa tươi không được xác định bằng

những tiêu chuẩn cân đong đo đếm chính xác như những hàng hóa khác Việc

đánh giá chất lượng hoa chủ yếu dựa vào độ tươi của hoa, độ cứng của cành, màu sắc, kích thước của bông những yếu tố này vốn phụ thuộc nhiều vào cảm tính Hơn nữa, thị hiếu của khách hàng về hoa tươi đa dạng hơn so với các hàng hóa khác Tiêu chuẩn chất lượng do khách hàng đưa ra là tiêu chuẩn quan trọng nhất, không nên dựa vào “chất lượng thường xuất cho các bạn hàng”

· Đặc điểm 5: Hầu hết hoa tươi không thuộc diện hàng hóa cấm xuất, cấm

nhập (trừ một số ít trường hợp hoa quý, hoặc hoa mang mầm bệnh) Do đặc điểm dễ

hư hỏng nên thủ tục hải quan đối với mặt hàng hoa tươi thường đơn giản và

nhanh chóng hơn các hàng hóa khác

1.1.2 Thị trường hoa tươi Nhật Bản:

1.1.2.1 Đặc điểm:

Trang 15

Trong thời gian gần đây, tập quán tặng hoa và chi tiêu mua hoa của người Nhật Bản đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và ngày lễ trong năm Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn hóa của người Nhật Bản Nhu cầu mua hoa của các gia đình, đặc biệt là thú chơi hoa hàng ngày và làm quà tặng đang ngày càng tăng cao Nhu cầu về hoa tăng nhanh vào các dịp lễ như: ngày giỗ Tổ (tháng 3), ngày của Mẹ (tháng 5), Noel và năm mới Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thói quen tặng hoa chúc mừng vào ngày khai trương văn phòng, kỷ niệm ngày thành lập công ty…Nhu cầu về hoa thường giảm vào cuối tháng 1 đến hết tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7 vì không có dịp lễ nào Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, nhu cầu nhập hoa vào thị trường này tăng xấp xỉ 10%/năm

Tại Nhật Bản, mặt hàng hoa bao hàm ý nghĩa rất rộng gồm có hoa cắt, nụ hoa, lá,cành, cây cỏ, rêu, cây sống, hoa khô dùng làm trang trí Do tính chất đặc thù của loài hoa, hầu hết các loại hoa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được thực hiện bằng đường hàng không Thông thường, sẽ mất khoảng 4 ngày kể từ khi tiến hành xuất khẩu đến khi bày bán tại các cửa hàng hoa bán lẻ tại Nhật Bản Tại Tokyo, có 16 chợ hoa bán buôn, trong đó chợ hoa Ohta (chiếm 30% thị phần phân phối hoa tại Nhật Bản) là lớn nhất

1.1.2.2 Khuynh hướng nhập khẩu:

1.1.2.2.1 Thị trường:

Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước về các loại hoa khá phong phú và chi phí nhân công tại Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm gần đây

Trang 16

Hằng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 453 triệu USD Thị trường nhập khẩu hoa của Nhật Bản là Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc (chiếm 9,7%), Đài Loan (chiếm 9%), Malaysia (chiếm 8,8%), Thái lan (chiếm 7,3%) và Colombia (chiếm 6,3%), trong đó Việt Nam mới chỉ giữ một thị phần khiêm tốn (chiếm 1,4%)

1.1.2.2.2 Chủng loại hoa:

Hoa nhập khẩu chủ yếu là những loại hoa không được trồng phổ biến ở Nhật Bản hoặc rất khó trồng vào thời tiết thu và đông ở Nhật Bản Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa hồng, hoa loa kèn, Freesia và các loại hạt và củ hoa tu-líp

Trước đây, Nhật Bản nhập khẩu rất nhiều hoa tu-líp tươi, nhưng nay người trồng hoa Nhật Bản đã chuyển hướng sang nhập khẩu các loại củ và hạt tu-líp về Nhật Bản trồng do thời tiết cũng tương đối thuận lợi

Trong khi đó, Thái Lan là nước cung cấp hoa phong lan chủ yếu cho Nhật Bản Đài Loan cung cấp các loại hoa cúc Trung Quốc cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho việc trang trí và bó hoa Việt Nam hiện còn đang là thị trường mà Nhật Bản muốn nhập khẩu hoa nhiều hơn nữa Các nhà kinh doanh có thâm niên xuất khẩu hoa vào thị trường này tiết lộ: Để có chỗ đứng ở thị trường Nhật Bản, Việt Nam không nên cạnh tranh với các nước vốn nổi tiếng có một số loại hoa đã có tên tuổi tại đây Nguồn nhân công rẻ và sự phong phú của các loại hoa xứ nhiệt đới là lợi thế cho các nhà kinh doanh xuất khẩu hoa tại Việt Nam Hoa phong lan cắt cành, hoa lan chậu và các loại cành ghép là những mặt hàng người Nhật Bản đang hướng đến thị trường Việt Nam Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD, chiếm 1,4% thị phần nhập khẩu hoa của Nhật Bản Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hoa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt khoảng 6,5 triệu USD Trong các năm tiếp theo, con số này có thể

Trang 17

tăng lên đến hơn 8 triệu USD Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được do hoa tươi xuất khẩu của ta có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản Hiện nay, các mặt hàng hoa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Nhật Bản là hoa phong lan và các loại cành ghép, trong đó hoa sen là loài hoa mà người dân xứ hoa anh đào rất yêu thích Đây là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam khi Việt Nam có điều kiện khí hậu rất thuận lợi trong viêc trồng hoa sen

Nói chung, hoa nhập khẩu có xu hướng rơi vào một trong các thể loại sau:

· Loại hoa có thể trồng được ở Nhật Bản nhưng giá hoa nhập khẩu ở các nơi khác rẻ hơn (chẳng hạn như phong lan ở Thái Lan và Singapore)

· Loại hoa khó trồng hoặc không trồng được ở Nhật Bản (chẳng hạn như Protea và hoa màu sáp ong của Newzealand và Úc)

· Những loại hoa trái mùa ở Nhật Bản mà các nhà cung cấp nước ngoài có thể cung cấp (hoa cúc của Đài Loan, cymbidum của Newzealand và Úc, tu-líp của Hà Lan)

· Những loại hoa đơn cần sử dụng số lượng nhiều (hoa cẩm chướng Colombia, hoa hồng Iran)

1.1.2.2.3 Quy định nhập khẩu hoa vào Nhật Bản:

Tại Nhật Bản, việc nhập khẩu hoa phải tuân thủ theo các quy định của Luật bảo vệ thực vật và công ước Washington Theo đó, các loại thực vật khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải qua kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và các loài sâu hại Do đó, trước khi xuất khẩu, người xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của chính phủ nước xuất khẩu cấp và được Nhật Bản công nhận

Việc kiểm tra hàng nhập khẩu được tiến hành ngay tại cảng và sân bay của Nhật Bản Nếu hàng đã được nhân viên kiểm dịch kiểm tra tại nước xuất khẩu sẽ

Trang 18

có hại, hàng hóa sẽ đựơc khử nhiễm hoặc hủy bỏ hoặc trả lại nước xuất khẩu tùy theo mức độ và loại sâu bệnh

Một điểm đáng lưu ý là tất cả các loại thuộc họ xương rồng và họ phong lan đều phải được kiểm tra khi nhập khẩu theo Công ước Washington Về thuế nhập khẩu của Nhật Bản, các loài hoa đều có thuế nhập khẩu 0%, riêng các loại cành, cây khô có mức thuế suất nhập khẩu là 3%

Trước khi ký hợp đồng xuất khẩu, cần phải đàm phán thống nhất các điều kiện và tiêu chuẩn đề ra của nhà nhập khẩu Nhật Bản Các doanh nghiệp cũng cần kiểm tra kỹ càng chất lượng hoa trước khi xuất khẩu, tiêu diệt toàn bộ các loài sâu có hại

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tham khảo với nhà nhập khẩu về tiêu chuẩn và vật liệu đóng gói hàng, nhất là khi dùng các vật liệu rơm rạ làm nguyên liệu đóng gói vì các loại nguyên liệu này có thể sản sinh ra một số loại côn trùng có hại tới sức khỏe con người Một điểm nữa mà doanh nghiệp phải lưu ý là thống nhất trước với nhà nhập khẩu hoa về cảng nhập khẩu vì một số cảng tại Nhật Bản mới có đủ phương tiện và thiết bị cần thiết để kiểm dịch hoa

Ngoài ra, do tính chất của loài hoa luôn có nước để giữ độ ẩm cho hoa tươi, các doanh nghiệp xuất khẩu hoa cần chú trọng nghiên cứu cách bảo quản hoa

tươi trong quá trình xuất khẩu

1.2 Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh xuất khẩu hoa tươi của Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản:

1.2.1 Vị trí của ngành hoa đối với Việt Nam:

Như chúng ta đã biết, một trong những phương hướng nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước ta là ổn định phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân và tích lũy nội bộ nền kinh tế

Trang 19

mũi nhọn trong phương hướng và biện pháp phát triển kinh tế xã hội, có vị trí quan trọng hàng đầu toàn bộ mặt trận kinh tế của đất nước

Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa tươi vừa có bộ phận của sản xuất nông nghiệp, vừa là bộ phận của ngành kinh doanh xuất khẩu Vì vậy, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa có một vị trí, một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân Đứng về mặt kinh tế, xã hội mà xét thì sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa tươi mang lại cho đất nước:

· Mở rộng thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh cho xã hội Ngành sản

xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa tươi hình thành và phát triển góp phần đa dạng hóa ngành nghề trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết cũng như lâu dài, đồng thời tạo công ăn việc làm thêm cho người lao động, tạo thêm những thu nhập mới cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân

· Khai thác thêm tiềm năng thiên nhiên của đất nước Hoa là một dạng

tiềm năng thiên nhiên có một thế mạnh rất lớn của nước ta gần như chưa được khai thác triệt để Hiện nay bước đầu đã hình thành và ngày một phát triển nhưng chưa có định hướng chung cụ thể Phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa là đi vào khai thác một tiềm năng thiên nhiên lớn ở nước ta phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước

· Làm tăng thêm tổng sản phẩm xã hội và thu nhập của nền kinh tế quốc

dân Nước ta hiện nay vẫn ở trong số những quốc gia có thu nhập thấp nhất thế

giới Giá trị sản phẩm xã hội và giá trị thu nhập quốc dân của riêng ngành Nông nghiệp cũng như của cả nước còn rất thấp Vì vậy, đối với nước ta hơn bao giờ hết phải tìm mọi giải pháp, biện pháp thúc đẩy làm tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, làm tăng nhịp độ thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng năm Ngành sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa tươi với tiềm năng thiên

Trang 20

sự phát triển của nó sẽ góp phần tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội và thu nhập

của nền kinh tế quốc dân

· Mở rộng, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hợp tác kinh tế với

các nước trên thế giới Mang lại kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước Kinh

tế đối ngoại hiện nay được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách đặc biệt Phát triển ngành sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa là góp phần thực hiện mở rộng,

đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, góp phần tạo chỗ đứng của nước ta trên thị trường

thế giới

· Tăng thêm số lượng các loài cây xanh nói chung và hoa nói riêng, cải

thiện môi sinh, nâng cao mức sống tinh thần, văn hóa của nhân dân làm cho bộ mặt chung của đất nước ngày càng đẹp đẽ văn minh hơn

1.2.2 Vị trí của Đà Lạt trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam:

Chương trình phát triển sản xuất hoa của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg và dự kiến đến năm 2010 đưa diện tích sản xuất hoa của cả nước lên 8000 ha, với sản lượng 4,5 tỷ cành, trong đó phải xuất khẩu được 1 tỷ cành, đạt kim ngạch xuất khẩu 60 triệu đô-la Mỹ Đạt đến quy mô diện tích này, Việt nam sẽ là cường quốc sản xuất hoa, tương đương Hà Lan, và chỉ sau Mỹ, Nhật Bản, Mexico

Xuất khẩu, có lẽ chủ yếu là hoa tươi, rõ ràng là một định hướng quan trọng của ngành sản xuất hoa Tuy nhiên, trong khi thị trường nội tiêu đang có xu hướng ổn định và bão hoà với trình độ phát triển hiện nay, hoạt động xuất khẩu hoa tươi hiện tại vẫn hầu như chưa có gì từ những người sản xuất trong nước, ngoài một lượng nhỏ xuất tiểu ngạch (có tính chất thời vụ và với chất lượng ở mức trung bình) sang Trung Quốc và Cam-pu-chia Hoa có chất lượng cao mới chỉ xuất được rất ít (chưa tới 1% sản lượng) do một vài doanh nghiệp có vốn đầu

Trang 21

Nói đến xuất khẩu là nói đến chất lượng cao và khả năng cung ứng dồi dào và ổn định Có thể hình dung khá rõ Đà Lạt là địa bàn có khả năng đáp ứng những yêu cầu đó thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước do những lợi thế đầy tiềm năng về khí hậu, đất đai Và vì vậy, nếu có định hướng và những giải pháp đầu tư phát triểt tốt, Đà Lạt không chỉ là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất, mà còn là nguồn hoa xuất khẩu chủ yếu của cả nước, đặc biệt là sang thị trường Nhật Bản

So sánh với khu vực Hà Nội và một số địa bàn sản xuất hoa cả nước, lợi thế trước hết và tuyệt đối của Đà Lạt là điều kiện khí hậu thuận lợi, mát mẻ quanh năm để có thể sản xuất quanh năm các loài hoa cắt cành truyền thống (hoa hồng, cúc, cẩm chướng, đồng tiền, glay-ơn, lily, …) Lợi thế khí hậu cũng tạo ra ưu thế về tính đa dạng và chất lượng hoa vốn rất nổi tiếng của Đà Lạt Khả năng sản xuất quanh năm tạo ra ưu thế về hiệu quả đầu tư, sản lượng trên một đơn vị diện tích, năng lực cung cấp liên tục và khả năng cạnh tranh Bên cạnh đó, truyền thống sản xuất hàng hoá và tập quán thâm canh là những yếu tố xã hội thuận lợi cho việc đầu tư theo hướng công nghệ cao, tạo ra chất lượng sản phẩm tốt và năng lực tiếp cận thị trường Đó là những lợi thế so sánh rất cơ bản cần khai thác và phát huy để phát triển Đà Lạt và vùng ven thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa lớn nhất của cả nước

1.3 Các điều kiện đảm bảo đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hoa tươi của Đà Lạt đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản:

1.3.1 Giới thiệu chung về ngành hoa tươi Đà Lạt:

1.3.1.1 Đà Lạt:

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng,

Trang 22

phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà

Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha với dân số 180.158 người Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền Trung

Thành phố Đà Lạt được xác định có 5 tính chất quan trọng là: Tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng; Trung tâm đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học; Khu vực sản xuất, chế biến rau và hoa chất lượng cao; Có

vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng

Khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới Đất đai có độ phì nhiêu khá cao, các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp phân bố khá tập trung

Rừng ở Đà Lạt vừa là một thắng cảnh, vừa có giá trị bảo vệ môi trường và có vai trò quan trọng trong phát triển mạng lưới du lịch của khu vực Nam Tây Nguyên Do đặc điểm về khí hậu và thổ nhưỡng nên sự phân bố thảm thực vật tự nhiên tại Đà Lạt rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu rừng khác nhau Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính chất của vùng

á nhiệt đới ẩm Trong đó, chiếm ưu thế là rừng lá kim với đặc trưng là rừng thông

ba lá

Thành phố Đà Lạt có chức năng hàng đầu về du lịch nên trong thời gian qua đã duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với trung bình cả nước Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng và đang từng bước phát huy tác dụng Hàng năm Đà Lạt đóng góp trên 40% vào ngân sách của tỉnh Thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên, các lĩnh vực văn hoá xã hội phát triển tốt, nhất là giáo dục và thực hiện chính sách đối với người đồng bào dân tộc

1.3.2 Tiềm năng phát triển ngành hoa tươi Đà Lạt:

Trang 23

1.3.2.1 Điều kiện sản xuất:

· Điều kiện tự nhiên:

Địa hình : Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc tỉnh

Lâm Đồng, với diện tích tự nhiên 39.105 ha Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1520m so với mực nước biển

Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải, có độ cao tương đối từ 25-100m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m, tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm

Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700m đổ xuống các cao nguyên bên dưới

Khí hậu : Do bị chi phối bởi độ cao và địa hình tự nhiên nên mặc dù nằm

trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng khí hậu Đà Lạt có những tính chất riêng đặc thù so với những vùng lân cận Nhiệt độ ở Đà Lạt khá thấp, trung bình năm là 17,9 0C, biên độ nhiệt độ trong ngày 11-12 0 C

Thổ nhưỡng : Đất Đà Lạt được chia làm hai nhóm chính: nhóm đất Feralit

vàng đỏ phân bố ở độ cao 1.000 – 1.500m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1.000 – 2.000m Các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích không đáng kể Diện tích đất bị thoái hóa không nhiều Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt khoảng 19.323 ha Đất nông nghiệp phần lớn là đất đỏ Bazan và đất Feralit vàng đỏ có nguồn gốc từ núi lửa phun trào Đây là những loại đất tơi xốp, có độ phì nhiêu cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây rau, hoa và cây dược liệu

Trang 24

Thủy văn : Giữa các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao

chung quanh Đà Lạt là dòng chảy hiền hòa của các sông suối thượng nguồn sông

Đa Nhim, Đạ Dờng, sông Cam Ly…Mạng lưới suối nhỏ ở Đà Lạt khá dày Thêm vào đó là hệ thống gồm trên dưới 16 ao hồ mà chủ yếu là hồ nhân tạo được phân bố rải rác ở nhiều nơi Đây là nguồn nước tưới dồi dào cho ngành nông nghiệp Đà Lạt

· Điều kiện con người:

Bên cạnh điều kiện tự nhiên ưu đãi, ngành trồng hoa Đà Lạt còn có thêm một lợi thế vô cùng to lớn là đội ngũ những người trồng hoa giàu kinh nghiệm, yêu nghề và chịu thương chịu khó Đã hơn một thế kỷ hoa có mặt ở Đà Lạt và cũng gần 70 năm nghề trồng hoa chuyên nghiệp được hình thành và phát triển với biết bao khó khăn, thăng trầm Vậy mà người làm nghề vẫn gắn bó với cây hoa, thậm chí có những gia đình, dòng họ trồng hoa từ đời này sang đời khác…Sở

dĩ như vậy là vì người trồng hoa Đà Lạt làm nghề không chỉ vì mục đích kinh doanh kiếm sống, “không phải vì lời lãi từ cây hoa mà tôi phải đau đầu suy nghĩ Tôi có thể chuyển sang chăn nuôi hay buôn bán, vẫn kiếm ra nhiều tiền Nhưng

vì tôi là người trồng hoa Đà Lạt” (trích lời ông Thứ_một người trồng hoa lâu năm

ở Đà Lạt) Có những con người yêu hoa mãnh liệt, luôn canh cánh trong lòng ý thức giữ hồn cho hoa và mong mỏi cho cái tiếng hoa Đà Lạt ngày càng lên hương sắc như vậy thì ngành trồng hoa Đà Lạt nhất định sẽ có những bước tiến đáng kể

· Điều kiện kinh tế xã hội:

Đà Lạt từ lâu đã được hàng ngàn du khách ngưỡng mộ nhắc đến như là thành phố của muôn ngàn sắc hoa Có được điều này một phần là nhờ điều kiện tự nhiên Đà Lạt thuận lợi và một phần khác quan trọng hơn, đó là việc tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học – công nghệ trên các lĩnh vực nông học, hóa học, công nghệ sinh học …vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của

Trang 25

địa phương Theo đánh giá của các nhà khoa học, Lâm Đồng_Đà Lạt là một trong ba trung tâm của cả nước có nền công nghệ sinh học phát triển mạnh và thường xuyên nhận được sự đầu tư quan tâm lớn từ các tổ chức, chính phủ Chính việc ứng dụng thành công các kết quả khoa học công nghệ trong 20 năm qua đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Đà Lạt phát triển lớn mạnh, đi đến bước chuyển đổi quan trọng: chuyển từ sản xuất rau cải truyền thống sang sản xuất hoa cắt cành Đây là một định hướng đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp thành phố Đà lạt trong những năm tới và được nông dân triển khai một cách mạnh mẽ vì hoa cắt cành mang lại thu nhập cao và khá ổn định cho người sản xuất so với trồng rau quả Theo thống kê, nông nghiệp Đà Lạt đóng góp khoảng

16 –17% GDP hàng năm của thành phố, trong đó hoa chiếm khoảng 7% Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định số 56/2004 QĐ – UB coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong sáu chương trình trọng tâm của tỉnh Những điều kiện kinh tế xã hội như trên sẽ là những tiền đề thuận lợi cho ngành sản xuất hoa Đà Lạt phát triển vững mạnh

1.3.2.2 Truyền thống về trồng hoa:

Nghề trồng hoa tại Đà Lạt được hình thành khá sớm (1938) và từ đó đến nay đã phát triển mạnh cả về quy mô canh tác lẫn sản lượng hoa Trong những năm gần nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật nuôi cấy mô đã góp phần bảo tồn và phát triển nhiều giống hoa có màu sắc

đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm hoa ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường Hiện nay, hoa Đà Lạt không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra các thị trường khu vực mà trong đó thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng nhất, ngoài ra hoa Đà Lạt

Trang 26

Hoa Đà Lạt nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước với sản lượng dồi dào, chủng loại đa dạng và có nhiều tiềm năng để phát triển trong những năm sắp tới Trong 10 năm, từ 1995 đến 2005, ngành sản xuất hoa đã có những thay đổi theo hướng tích cực, thể hiện tiềm năng của một lĩnh vực kinh tế quan trọng Sự phát triển của ngành hoa Đà Lạt trong những năm qua cho thấy những định hướng phù hợp với xu thế phát triển chung của chính quyền địa phương, sự tích cực của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoa để từng bước khẳng định sản phẩm hoa mang thương hiệu Đà Lạt

1.3.2.3 Chủng loại hoa phong phú:

Đà Lạt từ lâu đã có nhiều giống hoa quý hiếm, trong những năm gần đây bên cạnh các giống truyền thống, các giống do người trồng lai tạo còn xuất hiện thêm nhiều giống hoa mới ngoại nhập làm cho chủng loại hoa Đà Lạt trở nên vô

cùng phong phú và đa dạng:

· Hoa Cúc (Chrysanthemum): hiện chiếm số lượng lớn nhất với trên 70 giống, được chia làm 3 nhóm chính: cúc đại đóa màu vàng anh, trắng, tím; cúc tia có muỗng và không muỗng; cúc giống nhỏ nhiều màu sắc

· Hoa Hồng (Rose): Có trên 15 loài có nguồn gốc từ Ý, Hà Lan với nhiều màu sắc như hồng phấn, đỏ, xanh dâu, vàng….Hoa hồng Đà Lạt to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh từ trung bình đến cao tuy nhiên nhược điểm là kháng mốc sương kém và thường bị biến dạng khi nhiệt độ cao

· Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus): có hơn 14 loài với nhiều màu như đỏ, trắng, kem, hồng, vàng…chia làm hai nhóm chính: nhóm hoa nhỏ có cành thấp từ 30 – 40 cm và nhóm hoa đơn cành cao 70 – 80 cm

Trang 27

· Glayơn có nguồn gốc từ Trung Âu, Tây Á, Nam Phi được trồng phổ biến ở Đà Lạt Với nhiều giống mới nhập từ Hà Lan, loại hoa này rất được ưa chuộng

· Hoa Lan (Orchidaceae): hoa lan được chia làm hai dòng chính là Địa lan và Phong lan Lan là loài cây “bán âm, bán dương”, không chịu được hạn cũng không chịu được úng Tuy phải chăm trồng vất vả nhưng bù lại hoa lan có tuổi thọ rất bền, hoa lan cắt cành có thể chưng từ 8 đến 12 ngày không tàn Hoa lan được nhiều người ưa chuộng vì vẻ đẹp tao nhã, màu sắc và hình thức đa dạng phong phú Hiện nay chỉ riêng Địa lan thì ở Đà Lạt đã có trên 300 giống

Ngoài ra Đà Lạt còn có nhiều loài hoa khác như salem, huệ tây, ngàn sao, đồng tiền…và mỗi loại lại có nhiều giống khác nhau Với chủng loại hoa phong phú, cộng với tiềm năng sinh học sẵn có, ngành sản xuất hoa Đà Lạt sẽ đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu hoa tươi vốn rất đa dạng của thị trường xuất khẩu

1.3.2.4 Tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật:

Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, việc phát triển ngành sản xuất hoa ở thành phố Đà Lạt với quy mô công nghiệp là một yêu cầu cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của thành phố, góp phần xây dựng Đà Lạt thành trung tâm hoa của cả nước Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua Đà Lạt là nơi tiên phong trong vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất hoa tươi

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngành sản xuất hoa Đà Lạt với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Bộ KH&CN cùng với Ủy Ban

Nhân Dân Tỉnh đã đồng ý cho việc đầu tư lập dự án “Xây dựng mô hình ứng

dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất hoa tại Đà Lạt, Lâm Đồng” Dự án đang

được Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Tin học tỉnh Lâm Đồng triển khai xây dựng ( dự kiến sẽ thực hiện trong ba năm 2007 – 2009)

Trang 28

Mục tiêu của dự án nhằm tổ chức lại sản xuất, thay thế dần tập quán sản xuất truyền thống, từng bước hình thành vùng sản xuất hoa theo hướng công nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật trong tất cả các khâu từ sản xuất đến kinh doanh với 3 loại hoa chủ lực của Đà Lạt là Địa Lan, hoa Hồng và hoa Cúc Từ đó nâng cao chất lượng, mở rộng và tạo lập thị trường tiêu thụ hoa Đà Lạt theo hướng ổn định và ngày càng phát triển

1.3.2.5 Sản lượng hoa dồi dào:

Ba mươi năm để tạo dựng những nền tảng cho ngành hoa Đà Lạt bước vào thị trường một cách ổn định là một bước tiến chậm nhưng hết sức có ý nghĩa đối với ngành sản xuất hoa Đà Lạt Ngày nay Đà Lạt đã hình thành nên những vùng sản xuất hoa cắt cành với quy mô lớn và bắt đầu mang dáng dấp của vùng chuyên canh như khu vực chuyên canh hoa cúc tại Thái phiên; hoa hồng tại Vạn Thành, Nguyên Tử Lực; hoa cẩm chướng, đồng tiền tại Hà Đông; hoa lili tại Cam

Ly – Tà Nung; hoa lys trắng tại Trạm Hành; hoa glayơn tại Xuân Thành… Những bước tiến có cơ sở của ngành sản xuất hoa cắt tại Đà Lạt cùng với những chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất của Nhà nước, với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ trong giai đoạn mới và nhất là tính nhanh nhạy, mạnh dạn đầu tư sản xuất hàng hoá trên quy mô lớn với chất lượng cao của các nhà sản xuất và kinh doanh hoa tại chỗ Sản lượng hoa sản xuất tại Đà Lạt không ngừng tăng lên càng chứng minh rằng Đà Lạt đang dần khẳng định tiềm năng cũng như vị thế của mình trong ngành sản xuất hoa nội địa cũng như quốc tế Ngành sản xuất hoa Đà Lạt đang đứng trước những vận hội mới để củng cố vị trí của mình đối với thị trường trong nước và bắt đầu bước chinh phục thị trường quốc tế

1.3.2.6 Giá cả cạnh tranh:

So với mặt bằng chung của cả nước thì giá cả của hoa sản xuất tại Đà Lạt tương đối thấp hơn Nguyên nhân là do Đà Lạt có nhiều điều kiện thuận lợi hơn

Trang 29

hẳn so với các vùng miền khác của Việt Nam, đặc biệt là điều kiện về tự nhiên, ngoài ra còn phải nói đến tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ trong kỹ thuật trồng hoa so với các nơi trồng hoa khác của Đà Lạt Có thể nói Đà Lạt cũng là nơi tập trung nhiều nhất các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực hoa

Do đó, Đà Lạt có nhiều điều kiện thuận lợi hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước để phát triển ngành hoa Với những lợi thế đó, giá cả hoa Đà Lạt không chỉ thuận lợi trong việc tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn là lợi thế cạnh tranh của hoa Đà Lạt trên thị trường các nước nhập khẩu Đây là lợi thế mà Đà Lạt cần phải phát huy triệt để có thể thâm nhập vào các thị trường tiềm năng mà tại đó đã tồn tại các nhà xuất khẩu hoa kỳ cựu như Thái Lan, Trung Quốc…

1.3.2.7 Chất lượng hoa tốt:

Hoa Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng khắp Việt Nam và được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao hơn nhiều so với hoa sản xuất từ các vùng khác trong nước Cùng là hồng nhung nhưng hoa Đà Lạt có màu đỏ tươi, cánh dày, thơm lâu trong khi hoa của một số vùng khác thì màu sắc nhợt nhạt, không hương, chóng tàn; hay hoa bi Đà Lạt có bông nhiều, cắm dễ nở hơn các hoa bi khác Có được điều này phần lớn là nhờ Đà Lạt có điều kiện tự nhiên thuận lợi bậc nhất cộng với người trồng hoa nhiều kinh nghiệm

Chất lượng hoa được xem xét chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn về chiều dài, độ cứng của cành hoa, kích thước, màu sắc của bông hoa, độ tươi của hoa, sự cân đối của hoa và bộ lá, mức độ phong phú về kích thước, kiểu dáng Theo các tiêu chuẩn này, hiện nay trên 85% tổng số hoa Đà Lạt được sản xuất đạt tiêu chuẩn thương phẩm trên thị trường nội địa

Việc hoa Đà Lạt nổi tiếng trên thị trường nội địa là một lợi thế cho xuất khẩu, bởi vì nhắc đến hoa Việt Nam là người tiêu dùng nhắc đến hoa Đà Lạt, hoa

Trang 30

Đà Lạt là đại diện cho hoa Việt Nam, các khách hàng nước ngoài muốn nhập khẩu hoa Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến hoa Đà Lạt

1.3.3 Vai trò, vị trí của ngành hoa đối với Đà Lạt:

Với nhừng lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ tiếp cận khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp, ngành sản xuất hoa Đà Lạt có những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển trong tương lai theo quy mô công nghiệp Trong 10 năm (1995 – 2005) ngành sản xuất hoa đã có những thay đổi theo hướng tích cực, thể hiện tiềm năng của một lĩnh vực kinh tế quan trọng Những bước phát triển của ngành hoa Đà Lạt trong những năm qua cho thấy những định hướng phù hợp với xu thế phát triển chung Sự tích của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoa đã từng bước khẳng định sản phẩm hoa mang thương hiệu Đà Lạt Trong 5 năm (2001 – 2005) ngành hoa Đà Lạt có mức tăng trưởng bình quân từ 15 – 20% Diện tích canh tác tăng gấp 2 lần, từ 200 ha lên

425 ha năm 2005 Sản lượng hoa cắt cành ở mức 150 triệu cành năm 2001 đã tăng gấp 2,2 lần với 330 triệu cành năm 2005, trong đó sản lượng hoa xuất khẩu chiếm khoảng 15%

Theo quyết định 409/QĐ-TT ngày 27/05/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020 đã xác định một trong năm tính chất quan trọng của thành phố Đà Lạt là khu vực sản xuất chế biến rau và hoa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; và theo Chương trình hành động số 33-Ctr/Th.U ngày 14/11/2002 của Đảng bộ thành phố Đà Lạt về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành phố Đà Lạt đến năm

2010 đã xác định mục tiêu phát triển ngành sản xuất hoa Đà Lạt đến năm 2010 đạt yêu cầu về quy mô canh tác là 450 – 500ha, trong đó chú ý đến việc chuyển

Trang 31

đổi giống trồng trọt mới cho phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và định hướng tham gia xuất khẩu Mục tiêu phát triển chung như sau:

· Tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng chung của thành phố Trong đó, cây hoa được xác định là một thế mạnh và cần nâng dần tỷ trọng một cách hợp lý trong cơ cấu cây trồng chính tại địa phương Mục tiêu phấn đấu là mở rộng quy mô canh tác đến năm 2010 đạt 450 – 500ha chuyên canh với sản lượng hoa các loại đạt chất lượng cung cấp cho thị trường tiêu dùng 400 triệu cành/năm

· Từng bước đầu tư phát triển hoa Đà Lạt theo hướng công nghiệp với các mục tiêu quản lý giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, đóng gói và vận chuyển…nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng về mặt chất lượng và chủng loại sản phẩm

· Tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành sản xuất hoa theo hướng công nghiệp Đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về kỹ thuật lai tạo giống mới, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hoạch bảo quản sản phẩm hoa

· Thực hiện các chính sách thích hợp để thúc đẩy ngành sản xuất hoa Đà Lạt phát triển theo các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương Trong đó chú trọng các chính sách phát triển ngành sản xuất hoa đáp ứng cho mục tiêu phát triển du lịch dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu

1.4 Kinh nghiệm xuất khẩu hoa của một số nước:

1.4.1 Thái Lan:

Thái Lan là một nước có truyền thống trồng hoa lan nhiệt đới nổi tiếng và là nước xuất khẩu hoa lan hàng đầu trên thế giới, đi các nước như châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc…với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm Hoa lan Thái xuất

Trang 32

trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Thái Lan Theo đó, Trung Quốc chính là thị trường tiềm năng nhập khẩu hoa lan Thái, với giá trị nhập khẩu đã tăng từ 70% tới 100% trong vài năm qua

Đối với các nhà trồng lan Thái Lan, điều quan trọng nhất là chất lượng hoa Một chủ trang trại hoa lan Thái cho biết: “Khi mở rộng thị trường, chúng tôi buộc phải quyết đoán, liều lĩnh, nhưng quan trọng là chúng tôi phải chào được những loại lan tốt nhất thế giới, chúng không chỉ đẹp mà còn có thể tươi tới 5 ngày sau” Với rừng rậm nhiệt đới, hoa lan tự sinh tồn một cách quả cảm, nhưng khi về tới vườn ươm và phòng thí nghiệm, người đẹp này trở nên ốm yếu và đòi hỏi như một quý tiểu thư Lan sinh sản vô tính đòi hỏi môi trường vô trùng lý tưởng lên tới cả 100%, bởi vì cây con nhiễm bệnh sẽ lây lan rất nhanh Người Thái tạo được môi trường vô trùng tốt nên cây của họ chỉ có tỷ lệ hao hụt từ 1 – 2% Hiện nay ở Thái Lan có khoảng hơn 1000 loài hoa lan và là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan, thành công đó là nhờ vào các yếu tố tưởng như giản đơn nhưng thực tế nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào thì sự thành công ấy lập tức bị lung lay

Trước hết là khâu nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhân giống hoa lan của Thái Lan làm rất tốt Họ đã có rất nhiều công ty tư nhân, viện nghiên cứu tham gia vào việc lai tạo các giống mới và hàng năm đưa ra hàng chục giống mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu Như công ty Chao Praya Orchid, người ta đã làm tốt công tác sưu tập quỹ gen, định hướng chọn tạo giống hoa lan rất rõ Hiện nay, xu hướng ở Thái Lan đang đi vào việc chọn các giống hoa lan có hương thơm, cây vừa phải, nhưng có thể trưng trong phòng với các loại hoa lan có bông nhuyễn, nhỏ nhưng nhiều bông và màu sắc rất đẹp

Về khâu tổ chức dịch vụ đầu vào phục vụ ngành trồng lan khá bài bản và thuận tiện Đến một cửa hàng vật tư nông nghiệp là ta có thể mua đủ tất cả các

Trang 33

loại vật tư phục vụ trồng lan, từ phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, các loại lưới, chậu, giá thể trồng lan…với giá cả phải chăng

Quy mô của các hộ trồng lan tại Thái Lan rất lớn, các hộ thông thường có từ

1 – 3 ha, thậm chí 5 ha; còn các trang trại, vườn của công ty, doanh nghiệp có thể

10 – 15 ha Như vậy, số lượng hoa lan dạng hàng hóa có thường xuyên và lớn, đủ đáp ứng mọi đơn đặt hàng của khách hàng

Đầu ra xuất khẩu hoa lan ổn định, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia thu mua và xuất khẩu hoa Họ chủ động từ khâu chọn tạo giống đến nhân giống và trồng rồi xuất khẩu Chất lượng sản phẩm hoa lan của họ đáp ứng theo yêu cầu của thị trường từ hoa cắt cành, hoa để trang trí bàn ăn, hoa chậu để trưng trong nhà, nhà hàng, khách sạn Hầu hết các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hoa lan đều xây dựng trang web riêng, do đó rất thuận tiện trong việc giao dịch, giới thiệu, mua bán sản phẩm Người nông dân trồng hoa lan ở Thái Lan rất có kinh nghiệm và kỹ thuật trồng Tất cả những khâu đó giúp cho hoa lan của Thái Lan đứng vững trên thị trường xuất khẩu

1.4.2 Hà Lan:

Hà Lan là nước có nền công nghiệp sản xuất hoa đứng đầu thế giới Một nửa lượng hoa và cây trồng được giao dịch trên thị trường quốc tế mỗi ngày đều được xuất từ Hà Lan Đây là kết quả của việc liên tục áp dụng những công nghệ mới vào ngành sản xuất này Vì thế, Hà Lan đã phát huy được những kỹ thuật trồng trọt lâu đời và đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của thị trường quốc tế Các bảng điện tử “thông minh” được sử dụng để điều khiển 100 nghìn xe điện chở hoa Hệ thống này cũng tự động dẫn hướng các xe điện này chạy trên một băng tải quanh sàn bán đấu giá hoa Và cuối cùng, hệ thống điều khiển này còn được sử dụng để thực hiện phân phối và giao dịch trong khắp ngành công

Trang 34

Hà Lan nổi tiếng nhất thế giới về hoa tulip, nhưng hoa loa kèn lại là loài hoa được họ bán ra nhiều nhất trên thế giới Trong 40 năm qua, những người trồng hoa bậc thầy của Hà Lan đã dùng các biện pháp cấy ghép để cho ra đời những loại loa kèn hoàn hảo (chúng không có một đốm nào, nụ hoa thẳng tắp không bị nghiêng ngã…) Và sắp tới các nhà sản xuất hoa Hà Lan dự định sẽ cho

ra đời hoa loa kèn với màu đen huyền bí

Các nhà sản xuất này còn chú ý đến việc tạo màu sắc cho phù hợp với nhu cầu của từng quốc gia riêng biệt Chẳng hạn như màu hồng nhạt dành cho người Nhật, đỏ sẫm dành cho châu Mỹ

Các biện pháp cấy ghép cũng được áp dụng để các bông hoa trở nên cứng cáp để có thể vận chuyển đến những thị trường rất xa Đặc biệt hơn, những bông hoa này luôn chúm chím nụ khi được đặt trong hộp kín, nhưng khi đến nơi tiêu thụ thì chúng bắt đầu nở

Mỗi khi nghiên cứu một giống mới, phải mất 2 năm kiểm nghiệm, hạt giống đó mới được ứng dụng rộng rãi Hà Lan hiện là quê hương của các nhà sản xuất hoa hiệu quả và hiện đại nhất trên thế giới và đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực kinh doanh hoa quốc tế

1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Tìm hiểu các nước một cách tổng quan để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng là điều hết sức cần thiết Có thể nói Thái Lan có điều kiện tự nhiên khá giống Việt Nam nên việc áp dụng các kỹ thuật gieo trồng cũng như bảo quản của Thái Lan vào Việt Nam là rất hợp lý Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đang được đẩy mạnh với xu hướng chọn lựa các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Đà Lạt Đặc biệt, hoa Lan vốn đã có thế mạnh tại Đà Lạt từ

Trang 35

trước đến nay Tuy nhiên, đánh giá lại cho thấy về lĩnh vực hoa chúng ta còn yếu

ở một số khâu:

· Giống hoa đặc trưng cho Đà Lạt trong sản xuất hầu như chưa ổn định, hầu hết phải nhập nội, không chủ động được giống, giá cả giống chiếm tới hơn 80% khâu đầu tư cho sản xuất

· Quy mô sản xuất còn tương đối nhỏ

· Kỹ thuật trồng của các hộ trồng hoa còn chưa tốt, đặc biệt là khâu bảo vệ thực vật Mặc dù khí hậu thời tiết ở Đà Lạt không khác gì nhiều so với Thái Lan

· Dịch vụ đầu vào cho ngành trồng Lan của chúng ta chưa được tổ chức đồng bộ, còn thiếu rất nhiều Người trồng hoa còn thiếu rất nhiều thứ, từ giống hoa chưa phù hợp, lưới che, thiết bị nhà lưới, vật tư phân bón chuyên dùng cho các loài hoa Đặc biệt là kỹ thuật trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm mà chưa có các nghiên cứu sâu về hoa đối với các hộ gia đình

· Khâu đầu ra sản phẩm hoa mới chỉ dừng ở việc tiêu thụ sản phẩm hoa tại thị trường trong nước, chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn khác

Vì những mặt còn hạn chế như nêu trên, để cho việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa của Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng có hiệu quả, trước hết cần tập trung một số giải pháp sau đây:

· Về giống hoa: tạm thời một số năm đầu chúng ta sử dụng giống nhập nội, tiến tới phải chủ động nhân giống trong nước để giảm giá thành Mặt khác, các cơ quan nghiên cứu phải lai tạo các giống hoa đặc trưng cho Đà Lạt Công tác này tại Đà Lạt sẽ có sự tham gia chủ lực của Trung Tâm Công Nghệ sinh học thành phố Đà Lạt Ngoài ra phải có sự quản lý và kiểm soát chất lượng giống hoa

Trang 36

· Phải tiến hành quy hoạch vùng sản xuất để tạo vùng có quy mô sản xuất hàng hóa tập trung Các hộ trồng hoa để có hiệu quả và tham gia vào thị trường phải có quy mô vườn tối thiểu 1000m2 trở lên

· Cần phải tổ chức lại dịch vụ đầu vào thật tốt: hướng dẫn kỹ thuật trồng, cung cấp vật tư, phân bón, thuốc chuyên dùng cho hoa

· Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia liên kết thu mua sản phẩm hoa và tìm đầu ra xuất khẩu

Tóm lại, qua nghiên cứu chương 1, có thể thấy rằng thâm nhập thị trường

xuất khẩu là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều công sức, chi phí nhưng lại là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp ngày nay đang nhắm tới Các doanh nghiệp hoa

Đà Lạt cũng không là ngoại lệ

Nhìn chung, nhu cầu hoa tươi trên thế giới ngày càng tăng cao và Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hoa hấp dẫn mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh hoa trên khắp thế giới muốn thâm nhập Các nước xuất khẩu hoa hàng đầu vào Nhật Bản là Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan… Xét về môi trường kinh tế, văn hóa cũng như các yếu tố chính trị – pháp luật, thị trường Nhật Bản khá thuận lợi cho hoa Đà Lạt thâm nhập Tuy nhiên, hoa Đà Lạt chỉ mới được người tiêu dùng Nhật biết đến trong những năm gần đây và thị phần còn rất nhỏ bé Điều gì đã cản trở xuất khẩu hoa Đà Lạt vào thị trường Nhật? Liệu các doanh nghiệp xuất khẩu hoa của Đà Lạt còn non trẻ có đủ sức cạnh tranh với các công ty xuất khẩu hoa dày dạn kinh nghiệm đến từ các nước khác? Liệu hoa Đà Lạt có trụ được trên thị trường Nhật vốn nổi tiếng khắt khe về chất lượng?…Tất cả những điều này phụ thuộc vào nhân tố chủ quan – thực lực của các doanh nghiệp Đà Lạt – đây là nội

dung sẽ được nghiên cứu trong chương 2: Thực Trạng xuất khẩu hoa tươi Đà lạt

sang thị trường Nhật Bản

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HOA TƯƠI CỦA ĐÀ LẠT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

TRONG GIAI ĐOẠN 1997 – 2007

2.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu hoa tươi của Đà Lạt:

2.1.1 Sản lượng, kim ngạch hoa tươi xuất khẩu:

Lễ hội sắc hoa 2004 và Festival hoa 2005 được tổ chức thành công ở Đà Lạt đã góp phần giới thiệu, quảng bá hoa Đà Lạt với thị trường thế giới Nhiều doanh nghiệp nước ngoài sau khi tham dự lễ hội đã háo hức đặt mua hàng Sản lượng hoa xuất khẩu trong những năm gần đây nhờ đó tăng hơn so với trước, cụ thể như sau:

Bảng 2.1.1 : Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi Đà Lạt

Năm Sản lượng xuất

khẩu (triệu cành)

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

Trang 38

Bảng 2.1.2 : Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu hoa Đà Lạt

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng)

Sản lượng hoa xuất khẩu của Đà Lạt có những bước phát triển đột phá với mức tăng trưởng trong thời gian 10 năm qua đạt 12.98 lần, từ 2.5 triệu cành năm

1997 lên 32.45 triệu cành năm 2006, ước tính năm 2007 là 35 triệu cành So với sản lượng thì tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu chậm hơn, nguyên nhân là do giá xuất khẩu hoa Đà Lạt không tăng cao, tốc độ tăng của giá hoa sản xuất còn chậm so với các nước xuất khẩu hoa cùng khu vực như Thái Lan, Trung Quốc…

2.1.2 Thị trường xuất khẩu:

Trong xu thế hội nhập, hoa Đà Lạt không chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa mà đã bắt đầu vươn ra thế giới Hoa Đà Lạt chủ yếu xuất sang các nước Nhật, Đài Loan, Úc, Singapore, trong đó xuất sang thị trường Nhật là nhiều nhất Cụ thể trong 3 năm gần đây nhất như sau:

Trang 39

Bảng 2.2 : Thị trường xuất khẩu hoa Đà Lạt

(Nguồn: Trung tâm Nông Nghiệp Đà Lạt)

Các loại hoa xuất khẩu chính gồm Cúc, Lan, Lily, Cẩm chướng, Hồng Tuy thị trường xuất khẩu của hoa Đà Lạt chưa nhiều,nhưng lượng hoa xuất khẩu vào các thị trường này mỗi năm đều tăng Đây là dấu hiệu cho thấy rằng hoa Đà Lạt đang dần được lòng người xứ lạ Anh Đỗ Văn Doanh- trợ lý giám đốc Công ty Việt Nam Thành Công, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hoa lan sang Nhật và Singapore cho hay: “Những năm trước chúng tôi đã phải mò mẫm sang tận Singapore để tiếp thị, nhưng bây giờ nhiều đối tác từ đảo quốc này đã tìm đến

Thị trường Sản lượng

(cành)

Giá trị (USD)

Sản lượng (cành)

Giá trị (USD)

Sản lượng (cành)

Giá trị (USD) Nhật Bản 24378214 5249821 23147582 6192318 26697038 6674767 Hàn Quốc 97309 25119 44520 4452 Singapore 440739 114154 140780 47378 276682 84943 Hongkong 55185 17805

EU 74112 26723 41221 9649 381618 111144 Đài Loan 1002904 233565 1662945 267365 1167640 202702 Mỹ 170236 40412 170754 38189

Uùc 3440792 703916 3778420 839930 3022453 671203 Campuchia 761578 242091

Khác 851929 266855 360533 117535 865910 351472

Trang 40

tục tổ chức nhiều lễ hội hoa trong những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp đến từ nhiều nước trên thế giới Chỉ tính riêng số lượng doanh nghiệp Nhật tham dự Festival hoa 2005 đã hơn 200 Các doanh nghiệp đến Festival với mục đích tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó nhiều doanh nghiệp bày tỏ ý định muốn nhập khẩu hoa tươi của Đà Lạt để cung cấp cho thị trường Nhật Ông Akio Fujimoto_ giám đốc một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hoa ở Tokyo cho biết “nhiều nhà kinh doanh hoa ở Tokyo và Osaka đã đến Đà Lạt để tìm hiểu, khí hậu ở đây rất tuyệt, chắc chắn nơi đây không chỉ có hoa lan mà còn có nhiều loại hoa đẹp hấp dẫn khác” Với “tiếng lành đồn xa” thì trong tương lai hoa Đà lạt sẽ xuất hiện ở nhiều nước hơn nữa

2.1.3 Đơn vị xuất khẩu:

Tham gia sản xuất hoa trên địa bàn Đà Lạt gồm có các nông hộ, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là hầu hết lượng hoa ở Đà Lạt được xuất khẩu trong nhiều năm qua là hoa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Dalat Hasfarm, Bonie Farm trong khi hoa của các nông hộ và nhiều doanh nghiệp trong nước chỉ chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa Một số doanh nghiệp trong nước như Rừng Hoa, Sakimco, Hoa Lan Lâm Thăng, Hiền Hòa cũng có xuất khẩu nhưng số lượng còn rất ít và nhiều doanh nghiệp trong số đó phải xuất khẩu theo diện

“thu gom” đóng nhãn mác của các công ty lớn Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Lạt – ông Nguyễn Tri Diện cho biết “ xuất khẩu hoa trong năm vẻn vẹn trên dưới 8 triệu USD, nghĩa là chỉ bằng doanh số bán của công ty 100% vốn nước ngoài Dalat Hasfarm”

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường thế giới; khả năng của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế: thiếu kinh nghiệm

Ngày đăng: 28/02/2016, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. PSG.TS. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: PSG.TS. Trần Minh Đạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
14. TS. Dương Hữu Hạnh (2005), Các chiến lược và các kế hoạch Marketing Xuất Khẩu, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chiến lược và các kế hoạch Marketing Xuất Khẩu
Tác giả: TS. Dương Hữu Hạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
Năm: 2005
15. G. Hoasheng – Nguyễn Lâm Cảnh dịch (2002), Làm sao xuất khẩu có hiệu quả, Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm sao xuất khẩu có hiệu quả
Tác giả: G. Hoasheng – Nguyễn Lâm Cảnh dịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm: 2002
16. Lê Đức Trọng (2001), Xây dựng thương hiệu lý tưởng, Nhà xuất bản Đà Naüng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thương hiệu lý tưởng
Tác giả: Lê Đức Trọng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Naüng
Năm: 2001
17. Viện nghiên cứu thương mại – Ban nghiên cứu thị trường (2003), Cẩm nang thị trường xuất khẩu, thị trường Nhật Bản, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Hà Nội.Báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Caồm nang thị trường xuất khẩu, thị trường Nhật Bản", Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Hà Nội
Tác giả: Viện nghiên cứu thương mại – Ban nghiên cứu thị trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Hà Nội. "Báo
Năm: 2003
18. Đức Liên, “Đà Lạt đi lên từ hoa”, Báo Thanh Niên, (27/10/2006), tr. 12 – 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Lạt đi lên từ hoa”, "Báo Thanh Niên
19. Xuân Toàn, “ Hoa Việt đến Nhật”, Báo Tuổi Trẻ, (26/01/2007), tr. 5 – 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa Việt đến Nhật”, "Báo Tuổi Trẻ
20. Trung Vân, “Mở đường cho hoa xuất ngoại”, Báo đầu tư, (11/02/2005), tr. 7 – 8.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở đường cho hoa xuất ngoại”, "Báo đầu tư
1. Thủ tướng chính phủ (tháng 9/1999), Quyết định 182/1999/QĐ/TTg về chương trình phát triển rau quả và hoa – cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010 Khác
2. Thủ tướng chính phủ (30/6/2006), Quyết định 156/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 Khác
3. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (5/1/2007), Chương trình quốc gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi Khác
4. Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng (15/4/2007), Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1995 – 2006 Khác
5. Cục Thống Kê tỉnh Lâm Đồng (29/6/2007), Báo cáo chính thức xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1997 – 2006 Khác
6. Uûy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (tháng 5/2006), Định hướng chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2020 Khác
7. Uûy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (tháng 5/2007), Tình hình sản xuất hoa Đà Lạt giai đoạn 1997 – 2007 Khác
8. Uûy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (21/8/2007), Quyết định 338/QĐ- UBND về Phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2007 – 2010 Khác
9. Phòng Công Nông nghiệp thành phố Đà Lạt (tháng 2/2007), Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Đà Lạt giai đoạn 1997 – 2006 Khác
10. Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt (tháng 5/2007), Hội thảo hoa 2005 Khác
11. Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt (tháng 7/2007), Tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa Đà Lạt giai đoạn 1997 – 2006 và dự kiến 2007 – 2015 Khác
12. Trung tâm Thương mại và xúc tiến đầu tư thành phố Đà Lạt (tháng 8/2007), Báo cáo hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hoa Đà Lạt giai đoạn 2000 – 2006 và nửa đầu năm 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w