Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015

28 1.2K 4
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 1 LỜI MỞ ĐẦU Khi mức sống được nâng lên thì con người rất quan tâm đến sức khỏe, vì vậy trong quá trình ăn uống hàng ngày con người rất chú trọng đến những loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong khi đó, hiện nay, tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng chủ yếu từ các hệ thống phân phối truyền thống (chợ) và hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại). Đối với siêu thị, trung tâm thương mại việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như trang thiết bị bảo quản đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Thời gian qua, công tác truyền thông về VSATTP đã có tác dụng tích cực, nhận thức của người kinh doanh có chuyển biến, đa số các hộ kinh doanh đều có ý thức chấp hành các qui định về VSATTP. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bất cập và có khả năng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mức độ lây nhiễm, nhất là những mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau xanh, thủy hải sản, Nguyên nhân chính là do công tác quản lý nhà nước còn có những hạn chế yếu kém dẫn đến có những hàng hóa chưa kiểm tra được về nguồn gốc, xuất xứ, chất bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, … trước khi đưa vào lưu thông tại chợ, mặt khác những người kinh doanh tại chợ cũng chưa thật sự quan tâm và thậm chí có một số hộ kinh doanh cũng chưa biết đến các quy định về VSATTP. Về cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh hàng thực phẩm, ngoài các chợ được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp, cải tạo có thiết kế, trang bị đáp ứng yêu cầu VSATTP, còn thì đa số các chợ (nhất là chợ nông thôn) đã xuống cấp, cơ sở vật chất còn cũ kỷ, hư hỏng, sử dụng bằng vật liệu khó đảm bảo vệ sinh (như quầy, sạp bằng gỗ, sắt rỉ sét, ) hoặc người dân bày bán hàng thực phẩm trên rỗ, mẹt, thậm chí bán ngay trên nền chợ, … đã ảnh hưởng rất lớn về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ thực trạng trên, để quản lý tốt về vệ sinh an tonà thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng góp phần nâng cao phục vụ văn minh thương mại, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thực phẩm không đảm bảo an toàn cũng như do ngộ độc thực phẩm gây ra trong quá sử dụng thực phẩm tại chợ thì việc cần làm như thể nào để khắc phục vấn đề, chúng ta cần nghiên cứu để có giải pháp thỏa đáng. Nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên đề tài bản thân chưa thể có những giải pháp thật hữu hiệu để giải quyết hết vấn đề an toàn thực phẩm của các chợ trên địa bàn tỉnh An Giang mà thực hiện có lộ trình, thực hiện thí điểm ở một số chợ trước mắt tập trung ở các chợ trung tâm với mốc thời gian từ nay đến 2015 nên đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015”. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 2 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 1.1. Khái quát chung về an toàn vệ sinh thực phẩm: 1.1.1. An toàn vệ sinh thực phẩm là gì? An toàn vệ sinh thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. 1.1.2. Sự cần thiết phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: - Đối với sức khỏe, bệnh tật: Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. - Sự tác động đến kinh tế và xã hội: Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 3 Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm, … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo, … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả, … Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm: a) Hệ thống quản lý: Tại tuyến Trung ương, công tác quản lý ATTP được giao cho 3 Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. Tại Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập để giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP (theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP). Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất đa ngành, để bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện như Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối. Tại Bộ Công Thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học Công nghệ làm đầu mối. Tại tuyến tỉnh, thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trực thuộc Sở Y tế với trung bình khoảng 11 biên chế hành chính; 47/63 tỉnh đã thành lập Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, các địa phương còn lại có Phòng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đầu mối tổ chức các nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Tại tuyến huyện, ước cả nước số người tham gia quản lý chất lượng ATTP là 1.949 người (trung bình là 3,0 người/huyện). Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 4 Tại tuyến cấp xã, ước cả nước số người tham gia quản lý chất lượng ATTP là 11.516 người (trung bình là 1,05 người/xã) (không chuyên trách) nên chưa được trả lương vì hiện tại cấp xã/phường không được giao chức năng quản lý về ATTP. b) Thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm: Tại Trung ương đã thành lập Thanh tra Chi cục ATVSTP và Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản. Tại tuyến tỉnh có Thanh tra Chi cục ATVSTP với tổng số cán bộ là 171 người và Thanh tra Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản với 1-3 cán bộ/tỉnh. Ngoài ra, trong Ngành nông nghiệp còn có hệ thống thanh tra chuyên ngành về thú y, bảo vệ thực vật từ Trung ương đến địa phương cũng góp phần vào công tác thanh tra, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. c) Hệ thống kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP, mạng lưới kiểm nghiệm ATTP đang được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cả nước hiện có 72 cơ sở tham gia kiểm nghiệm ATTP trong ngành y tế. Các trung tâm kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tham gia tích cực vào công tác kiểm nghiệm thực phẩm. Tuy nhiên, qua thực tế giám sát cho thấy, nhiều cơ sở kiểm nghiệm còn chưa đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, nhân lực được đào tạo, hóa chất, mẫu chuẩn, thiết bị hiện đại có độ chính xác cao rất thiếu, đặc biệt là các la bô thuộc trung tâm y tế dự phòng các tỉnh. Đáng chú ý là chưa có nhiều la bô đạt chuẩn ISO/IEC/17025 là yêu cầu thiết yếu trong kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. d) Quản lý chất lượng ATTP trong xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm: - Đối với xuất khẩu: Theo quy định hiện hành, việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo Thỏa thuận song phương của Cơ quan thẩm quyền 2 nước, theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định quản lý của Việt Nam trong từng thời kỳ (hay còn gọi là kiểm tra bắt buộc). Các trường hợp còn lại, phần lớn nội dung chất lượng an toàn thực phẩm được thực hiện theo cam kết nêu tại Hợp đồng thương mại giữa bên mua và bên bán, thường có kết quả giám định bên thứ 3. - Đối với nhập khẩu: Việc quản lý các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật cũng như các quy định về thương mại, hải quan. Đặc biệt, từ 01/9/2010, các sản phẩm động vật (bao gồm cả thủy sản) xuất khẩu vào Việt Nam phải được sản xuất tại các cơ sở có tên trong Danh sách được cơ quan thẩm Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 5 quyền Việt Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận đủ điều kiện và được phép xuất khẩu vào Việt Nam. 1.3 Những quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân và sự phát triển của giống nòi. An toàn thực phẩm đang được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ Ngành và toàn xã hội. Từ đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã ra đời, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý an toàn thực phẩm: Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 thay thế Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 là bước chuyển biến rõ nét, tích cực, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với vấn đề an toàn thực phẩm. Theo sau Luật An toàn thực phẩm là hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã ra đời: Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm được Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2012; Thông tư 15/2012/TT-BYT, Thông tư 16/2012/TT-BYT, Thông tư 19/2012/TT-BYT, Thông tư 26/2012/TT-BYT, Thông tư 30/2012/TT- BYT, Nghị định 91/2012/NĐ-CP, Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao; Quyết định số 80/2005/QĐ-BCT ngày 17/11/2005 về việc quy định mức thu, nộp, quan lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005 về việc ban hành Quy định về điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm; Thông tư số 32/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện là nền tảng vững chắc cho công tác quản lý an toàn thực phẩm. Tóm lại: Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh, đảm bảo an ninh chính trị và hội nhập quốc tế, … Chính vì vậy mà vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ Ngành và toàn xã hội bằng sự thông qua việc ban hành nhiều chủ trương chính để điều hành quản lý và phân công trách nhiệm quản lý chặt chẽ từ từ trung ương cho đến địa phương. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 6 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM Ở CÁC CHỢ TRUNG TÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG VỪA QUA 2.1. Đặc điểm tình hình: 2.1.1. Đặc điểm tình hình chung của tỉnh: An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu tiên dòng Mê Kông chảy vào địa phận Việt Nam, phía tây bắc giáp nước bạn Campuchia (với đường biên giới dài 104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp thành phố Cần Thơ và phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,7 km 2 , chiếm 8,7% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,1% diện tích cả nước. Tỉnh gồm thành phố tỉnh lỵ Long Xuyên, Châu Đốc, 01 thị xã (Tân Châu) và 8 huyện, với 156 xã, phường và thị trấn. Dân số trung bình tỉnh An Giang năm 2010 là 2.149.457 người, là tỉnh có số dân đông nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ 4 toàn quốc (chỉ sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai). Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh vào khoảng 297.433,4 ha. Đất ở An Giang được hình thành bởi sự kết hợp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng, không chỉ phù hợp cho phát triển nông nghiệp mà còn thích hợp với một số loại cây công nghiệp ngắn ngày. Với hệ thống sông ngòi dày đặc nên An Giang có nguồn nước ngọt dồi dào, nguồn nước mặt phong phú cung cấp trực tiếp cho các hoạt động sản xuất và đời sống dân cư. Với nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng, An Giang có lợi thế hơn các tỉnh trong vùng về điều kiện khai thác và phát triển ngành nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Các loại thủy hải sản chủ yếu gồm cá, tôm, cua, … dù có trữ lượng hạn chế, nhưng với diện tích mặt nước lớn, nguồn lợi thủy sản lại đa dạng về chủng loại nên khai thác được quanh năm (trừ mùa bão, lũ, …). Nguồn khoáng sản chủ yếu bao gồm các loại đá, cát, vật liệu trang trí, … phân bố dàn trải trên toàn tỉnh, cát xây dựng tập trung ở khu vực lòng các con sông, ngoài ra, còn có các loại khoáng sản có tiềm năng chưa được khai thác như: Than bùn dùng để sản xuất phân hữu cơ; vỏ sò để sản xuất xi măng trắng và làm phối liệu trong phân NPK; … - An Giang là một trong số 10 tỉnh có GDP lớn nhất cả nước. Năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2010 tiếp tục nằm trong nhóm “Tốt” của Việt Nam (vị trí 14/63). Giá trị tăng thêm (GDP) của An Giang tính đến năm 2010 là 16,8 ngàn tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), gấp 1,6 lần so với năm 2005; năm 2011 đạt 18,6 ngàn tỷ đồng, tăng 10,2% so năm 2010. Giá trị tăng thêm theo giá hiện Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 7 hành là 47,2 ngàn tỷ đồng, gấp 2,5 lần so năm 2005; năm 2011 đạt 59,7 ngàn tỷ đồng, tăng 26,5% so năm 2010. Giai đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh là 10,2%/năm, cao hơn so với giai đoạn 2001-2005 (8,9%/năm). Xét theo ngành kinh tế, trong giai đoạn 2006 - 2010, khu vực dịch vụ tăng nhanh nhất với 13,2%/năm, tiếp đến là khu vực công nghiệp - xây dựng (CN-XD) với 12,8%/năm và cuối cùng là khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,8%/năm. Tốc độ tăng trưởng của hai ngành CN-XD và dịch vụ của tỉnh là cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng CN-XD và dịch vụ. Theo đó, ngành dịch vụ tăng đáng kể từ 49,3% năm 2005 lên 53,5% năm 2010, trong khi ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm tương ứng từ 38,5% xuống còn 34,4%, ngành CN-XD cơ cấu chuyển dịch chậm và có chiều hướng ổn định ở mức từ 12,3% còn 12%. - Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất (GTSX) khu vực nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 94) giai đoạn 2006 - 2010 là 5,4%/năm, trong đó, ngành nông nghiệp tăng 4,2%/năm, lâm nghiệp tăng 2,5%/năm và thủy sản tăng 10,7%/năm. + Trồng trọt: Từng bước chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả cao vào sản xuất, góp phần làm tăng đáng kể năng suất của các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, sản lượng lúa của An Giang đã tăng nhanh, năm 2006 đạt 2.923 ngàn tấn, năm 2008 là 3.519 ngàn tấn, năm 2010 đạt 3.659 ngàn tấn, đến năm 2011 đạt 3.857 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. + Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong khu vực nông nghiệp có xu hướng tăng chậm và tỷ trọng giảm đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp, năm 2010 là 6,5% trong khi năm 2005 là 7,2%. Hiện nay, nhiều loại giống vật nuôi mới được đưa vào chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại theo phương thức chăn nuôi công nghiệp đang hình thành và ngày càng phát triển. Trong đó, chăn nuôi gia cầm đạt tốc độ tăng nhanh với mức bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 8,7%/năm, số lượng đàn heo lại có xu hướng giảm (giảm mạnh vào các năm 2006 và 2007) với tốc độ âm -2,4%/năm, tuy nhiên đã tăng nhẹ vào 2009 và 2010. Số lượng đàn trâu, bò vẫn giữ ở mức ổn định, hàng năm sự tăng giảm không đáng kể. + Ngành thủy sản: Tốc độ tăng GTSX ngành thuỷ sản giai đoạn 2006- 2010 đạt bình quân 10,7 %/năm. Xét về tỷ trọng, GTSX thuỷ sản trong tổng GTSX ngành nông lâm ngư nghiệp có xu hướng tăng, từ 16,5% năm 2005 lên 21% năm 2010 và năm 2011 chỉ còn 20,7%. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 8 triển mạnh, sản lượng năm 2010 đạt 279.773 tấn, bằng 1,5 lần so năm 2005, năm 2011 đạt 295.216 tấn, tăng 5,5% so năm 2010, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Thủy sản vốn là mặt hàng có nhiều tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác xứng tầm, do tiến bộ khoa học, kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi, nhất là ứng dụng quy trình nuôi sạch, an toàn. Mặt khác, do khai thác quy mô nhỏ lẻ, bán chuyên nghiệp, công cụ thô sơ, người dân không đăng ký hoạt động khai thác thuỷ sản theo qui định, không tuân thủ theo mùa vụ, khiến nguồn lợi thủy sản tự nhiên cạn kiệt, môi trường sinh sản bị thu hẹp. - Tỉnh có khả năng hợp tác phát triển một số lĩnh vực với các tỉnh, thành phố trong vùng như liên kết khai thác du lịch, phát triển ngành chế biến nông sản, thủy sản, đào tạo nhân lực cung cấp lao động cho các khu công nghiệp trong vùng, … Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều đề tài, kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả như: chọn tạo giống lúa, nếp, bắp, đậu các loại, cá tra, cá lăng nha, cá leo, cá ngát; thu gom, xử lý chất thải rắn, lò gạch đứng ít ô nhiễm, … góp phần làm gia tăng năng suất, giá trị, chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, tỉnh cũng đã có các chương trình đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, sử dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất. - Tỉnh có thế mạnh về du lịch, bởi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch núi Sam, núi Cấm, lễ hội bà Chúa Xứ, khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt), làng bè trên sông, du lịch mùa nước nổi, … Bên cạnh đó, với lợi thế đất liền gần các danh lam thắng cảnh của Campuchia và biên giới Thái Lan giáp Campuchia. Do vậy, khách du lịch đến An Giang không chỉ để tham quan các phong cảnh thiên nhiên và các lễ hội trong tỉnh mà còn để du lịch sang các nước ASEAN khác. 2.1.2. Đặc điểm tình hình về các chợ trung tâm: - Vị trí, địa điểm: Các chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang thường tập trung ở ven lộ của trung tâm của huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, với đặc điểm riêng có của vùng sông nước, một số chợ trung tâm nằm ven sông lạch. - Hàng hóa + Về hàng hoá trao đổi chính: Các loại hàng hoá chủ yếu được trao đổi ở các chợ nói chung và qua hệ thống chợ trung tâm nói riêng là hàng thực phẩm tươi sống, nông sản khô, thực phẩm công nghệ, hàng tạp hoá và hàng may mặc, Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 9 + Về quy mô và phạm vi trao đổi: Do nằm ở vị trí trung tâm nên quy mô tuơng đối lớn trung bình khoảng 3.000 m2, có khoảng 200 điểm kinh doanh, phạm vi trao đổi hàng hóa rộng lớn để phân phối hàng hóa cho toàn địa bàn huyện, thị, thành phố. + Về đối tượng tham gia trao đổi: Đối tượng chủ yếu tham gia trao đổi trên chợ là các hộ tư thương, người sản xuất nhỏ bán trực tiếp, người tiêu dùng trên địa bàn, các công ty tư nhân. Ngoài ra, còn có đội ngũ thương nhân trong và ngoài tỉnh ở các chợ thực hiện các hoạt động thu gom, tích trữ và phát luồng hàng hoá đến các thị trường tiêu thụ bên ngoài. - Phương thức giao dịch: Phương thức giao dịch chủ yếu là bán lẻ và bán buôn. - Cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: Mặt bằng chợ được đầu tư xây dựng kiên cố bằng xi măng, sắt thép như nhà lồng chợ. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hầu như chưa phát triển, chủ yếu là các loại hình đơn giản như bốc vác, vận chuyển, Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường. Toàn tỉnh hiện chỉ có 07 siêu thị và trung tâm thương mại, tập trung tại thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu; còn chợ truyền thống hiện có 282 chợ bố trí khắp các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Thực tế, chợ là kênh phân phối thực phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày nhất. 2.1.3. Tình hình bảo đảm VSATTP tại các chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh: * Về nhận thức của thương nhân, người tiêu dùng và cán bộ quản lý chợ về việc bảo đảm VSATTP trong các chợ: - Vấn đề VSATTP ngày càng được các ngành, các địa phương chú trọng và xã hội đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, các văn bản pháp luật về VSATTP ngày càng hoàn thiện, chặc chẽ; các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ VSATTP cho các thương nhân, từng bước đã tác động đến nhận thức, cũng như kiến thức về VSATTP của người sản xuất, người kinh doanh; điều kiện về cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện đã cơ bản đáp ứng yêu cầu giao lưu hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Người tiêu dùng đã có nhận thức rõ và xác định tầm quan trọng của công tác bảo đảm VSATTP nên có sự cảnh giác đối với những thông tin liên quan đến hàng thực phẩm. Một bộ phận người tiêu dùng ở nông thôn còn nhận thức chưa cao, chưa phân biệt được hàng đảm bảo VSATTP, hàng giả, hàng nhái, hàng không có nguồn gốc rõ ràng, Do tập quán tiêu dùng dễ dãi vô tình đã tiếp tay Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 10 cho các đối tượng sản xuất, chế biến kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo VSATTP. - Việc tuyên truyền sâu rộng về VSATTP qua các phương tiện thông tin đại chúng đã có tác dụng tích cực về nhận thức của người kinh doanh. - Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các ngành chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn về đảm bảo VSATTP nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ quản lý chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với các tiêu chí qui định. * Về tình hình thực hiện quy định của pháp luật và Nội quy chợ về VSATTP của thương nhân kinh doanh trong chợ: Thương nhân kinh doanh trong chợ tuy có chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ về VSATTP nhưng vẫn chưa tuân thủ triệt để, nhất là việc thực hành vệ sinh thực phẩm, như còn bày bán thực phẩm chín cạnh hàng thực phẩm tươi sống, còn kinh doanh hàng hóa không đúng quy định về ghi nhãn, bán thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm tra thú y. Hàng thực phẩm chín không có tủ kính che đậy, nơi chế biến, các bàn ăn và người chế biến thực phẩm chưa quan tâm thực hiện đúng tiêu chí về VSATTP như sử dụng tạp dề, khẩu trang khi chế biến thực phẩm, không kiểm tra sức khỏe định kỳ; sự hiểu biết về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của những người tham gia chế biến còn hạn chế. Một số hộ kinh doanh còn bày thịt gia súc, gia cầm vào những mẹt nhỏ, vỏ bìa cattông đặt ngay dưới nền đất ẩm, không quan tâm tới vấn đề ô nhiễm thực phẩm, … Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường ở các chợ cũng cũng là tác nhân làm hạn chế việc đảm bảo VSATTP, do phần lớn cơ sở vật chất của chợ đã xuống cấp, hệ thống xử lý nước thải và chất thải không đạt yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường. 2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm: 2.2.1. Kết quả: * Về chủ trương, quy định về việc bảo đảm VSATTTP: - Các văn bản chỉ đạo và qui định của tỉnh về VSATTP đã ban hành: Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Đây là bước ngoặc quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm và nằm trong hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ Trung ương đến địa phương. An Giang đã triển khai kế hoạch 5 năm và kế hoạch hoạt động chi tiết của từng năm, thiết lập hệ thống quản lý và tổ chức thực hiện công tác ATVSTP từ tỉnh đến huyện, xã. Toàn tỉnh có 16.324 cơ sở thực phẩm được phân cấp quản lý, trong đó tỉnh quản lý 160, huyện quản lý [...]... nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 KẾT LUẬN 1 Kết luận: Vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và tại các chợ trung tâm nói riêng đang gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng Vì vậy, xuất phát từ những lo ngại đó mà đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm. .. đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ trung tâm còn là vấn đề lo lắng của người tiêu dùng, là niềm chăn trở, băng khoăn của những người có trách nhiệm, những nhà quản lý 17 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 Chương 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI AN TOÀN VỆ SINH THỰC... Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 3.2 Giải pháp: Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các chợ trung tâm của tỉnh An Giang đang đặt ra cho vai trò quản lý của nhà nước nhiều yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết, từ việc hình thành ý thức của toàn xã hội đến việc đề ra các giải pháp đồng bộ để xây dựng... doanh vệ sinh an toàn thực phẩm của các hộ kinh doanh tại chợ, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh - Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ trung tâm nói riêng - Phấn đấu đến năm 2015, các chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang đảm bảo vệ sinh. . .Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 5.114 và xã quản lý 11.050 cơ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 24/02/2009 về việc thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế tỉnh An Giang Mạng lưới ATVSTP triển khai ở 100% xã, phường Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang. .. về VSATTP và đánh giá thực hiện kế hoạch hàng năm - Hỗ trợ An Giang thực hiện các chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, đánh giá thực trạng tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trong nông sản, rau 27 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 - Ban hành Quy định, các tiêu chí chung về chợ đảm bảo an toàn vệ. .. ứng của các ban, 12 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 ngành, đoàn thể cùng đông đảo người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia - Tác động của cơ chế, chính sách đối với việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh: Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm- Sở Y tế đã thực hiện... số mẫu kiểm nghiệm định kỳ và số test nhanh được thực hiện nhiều hơn 13 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 - Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các chợ: Thời gian qua, hoạt động liên ngành Y tế, Quản lý thị trường, Cảnh sát môi trường và Thú... VSATTP tại các chợ * Về cơ chế, chính sách và biện pháp của tỉnh về VSATTP: - Cơ chế, chính sách và biện pháp của tỉnh đã ban hành nhằm khuyến khích tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tốt các quy định về VSATTP: 11 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 Hiện nay trên địa bàn tỉnh, ... qua đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015 sẽ tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong kinh doanh cũng như sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng, cùng với việc xây dựng lại hạ tầng chợ với các quầy kinh doanh thực phẩm khang trang, vệ sinh, sạch sẽ, góp phần thực hiện tốt công tác VSATTP tại chợ Các hộ . cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015 . Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn. kinh doanh thực phẩm thực hiện tốt các quy định về VSATTP: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015. và trang thiết bị kiểm tra nhanh. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ trung tâm trên địa bàn tỉnh AG từ nay đến năm 2015 16 - An Giang

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan