BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠNGUYỄN MINH THÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÝ MÁU, THỂ HÌNH VÀ MỠ LƯNG TRÊN HEO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN MINH THÔNG
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH LÝ MÁU, THỂ HÌNH VÀ MỠ LƯNG
TRÊN HEO NUÔI THỊT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Cần Thơ – 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN MINH THÔNG
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH LÝ MÁU, THỂ HÌNH VÀ MỠ LƯNG
TRÊN HEO NUÔI THỊT
CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Mã số: 62 62 40 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ VĂN SƠN
Cần Thơ - 2011
Trang 3CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận
án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 4MỤC LỤC Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh sách các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv Danh mục các biểu đồ vii Danh sách hình, sơ đồ viii Tóm lược ix Abstract xi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Qui luật tăng trưởng của heo ……… 3
1.2 Ảnh hưởng của giống đến sự tăng trưởng và chất lượng thịt heo ……… 4
1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ môi trường đến sự tăng trưởng và chất lượng thịt heo 14
1.3.1 Nhiệt độ ……… 14
1.3.2 Ẩm độ ……… 22
1.3.3 Tương tác nhiệt độ và ẩm độ trên năng suất sinh trưởng của heo ……… 23
1.4 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự tăng trưởng và chất lượng thịt heo ……… 25
1.4.1 Ảnh hưởng của giống đến sự tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn ………… 27
1.4.2 Tương tác nhiệt độ và dưỡng chất tiêu thụ trên năng suất sinh trưởng và chất lượng thức ăn ……… 28
1.5 Các chỉ số huyết học của heo ………. 32
1.5 Khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ……… 33
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……… 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu ……… 38
2.2.1 Thí nghiệm 1 “Khảo sát năng suất tăng trưởng của heo Yorkshire thuần, Yorkshire lai và Landrace lai nuôi ở tỉnh Sóc Trăng” ………. 38
2.2.2 Thí nghiệm 2 “ Khảo sát năng suất tăng trưởng của các tổ hợp heo lai các giống ngoại ở trại Phước Thọ tỉnh Vĩnh Long ……… 39
2.2.3 Thí nghiệm 3 “Ảnh hưởng của giống và nhiệt độ chuồng nuôi đến sự sinh trưởng và một số đặc tính sinh lý máu, thể hình và mỡ lưng trên heo nuôi thịt “ ………
40 2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ……… 42
2.4 Xử lý số liệu ……… 45
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46 3.1 Thí nghiệm 1 “Khảo sát năng suất tăng trưởng của heo Yorkshire thuần và Yorkshire lai, Landrace lai nuôi ở tỉnh Sóc Trăng ‘ ………. 46
3.1.1 Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi thí nghiệm ở Sóc Trăng ……… 46
3.1.2 Kết quả theo dõi về tăng trọng heo thí nghiệm ……… 49
3.1.3 Kết quả theo dõi về mức ăn bình quân/ngày và hệ số chuyển hoá thức ăn ……… 51
3.2 Thí nghiệm 2 “Khảo sát năng suất tăng trưởng của các tổ hợp heo lai các giống ngoại ở trại Phước Thọ tỉnh Vĩnh Long ……… 52
3.2.1 Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trại Phước Thọ ……… 53
Trang 53.2.2 Kết quả theo dõi khối lượng tích lũy của heo thí nghiệm trại Phước Thọ ……… 55
3.2.3 Tăng trọng tuyệt đối heo thí nghiệm trại Phước Thọ ……… 56
3.2.4 Tăng trọng theo giới tính ……… 58
3.2.5 Độ dày mỡ lưng ……… 59
3.3 Thí nghiệm 3 “Ảnh hưởng của giống và nhiệt độ chuồng nuôi đến sự sinh trưởng và một số đặc tính sinh lý máu, thể hình và mỡ lưng trên heo nuôi thịt “ ……… 62
3.3.1 Nhiệt độ môi trường chuồng nuôi heo thí nghiệm ……… 62
3.3.2 Ảnh hưởng của giống heo đến tăng trọng và hệ số chuyển hoá thức ăn ……… 64
3.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến tăng trọng và hệ số chuyển hoá thức ăn của heo thí nghiệm ……… 67
3.3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đối với giống heo trên một số chỉ tiêu tăng trưởng ……… 73
3.3.5 Ảnh hưởng của phái tính đến tăng trọng và hệ số chuyển hoá thức ăn ……… 75
3.3.6 Khảo sát biến động của các chỉ số sinh lý, sinh hóa máu heo giai đoạn từ 30 đến 90 kg 76 3.3.7 Ảnh hưởng của giống heo đến các chỉ số sinh lý, sinh hóa máu heo ……… 79
3.3.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến các chỉ số sinh lý, sinh hóa máu heo …. 80 3.3.9 Ảnh hưởng của phái tính đến các chỉ số sinh lý, sinh hóa máu heo ……… 82
3.3.10 Ảnh hưởng của giống heo đến các chỉ số thể hình ……… 85
3.3.11 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến các chỉ số thể hình ……… 85
3.3.12 Ảnh hưởng của phái tính đến các chỉ số thể hình ………. 87
3.3.13 Ảnh hưởng của giống heo đến các thành phần acid béo của mỡ lưng heo thí nghiệm 87 3.3.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến các thành phần acid béo của mỡ lưng heo thí nghiệm ………. 90
3.3.15 Ảnh hưởng của phái tính đến các thành phần acid béo của mỡ lưng heo thí nghiệm 92
3.3.16 Ảnh hưởng của giống heo nuôi đến các chỉ tiêu thân thịt ……… 94
3.3.17 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến các chỉ tiêu thân thịt ……… 96
3.3.18 Ảnh hưởng của phái tính đến các các chỉ tiêu thân thịt ……… 97
3.4 Thảo luận chung ……… 98
Trang 6DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A/G: Tỉ lệ albumin/globulin huyết tương
D: Giống heo Duroc
G %: Tỉ lệ bạch cầu đơn nhân trung tính
HCT: Hematocrit, dung tich hồng cầu
HGB: Nồng độ hemoglobin trong máu
L %: Tỉ lệ lâm ba cầu
L: Giống heo Landrace
LCT: Lower critical temperature, nhiệt độ tới hạn tối thiểu
M %: Tỉ lệ bạch cầu đơn nhân
Pi: Giống heo Pietrain
PLT: Số lượng tiểu cầu
RBC : Red blood cell, tế bào hồng cầu
THI: Chỉ số nhiệt ẩm
Tm : Nhiệt độ tối thấp
Tmtb : Nhiệt độ tối thấp trung bình
TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn
Tx : Nhiệt độ tối cao
Txtb : Nhiệt độ tối cao trung bình
UCT: Upper critical temperature, nhiệt độ tới hạn tối đa
WBC: White blood cell, tế bào bạch cầu
Y: Giống heo Yorkshire
Trang 7Bảng 1.8 Thành phần thân thịt xẻ, chỉ số Iod mỡ của heo Landrace, Yorkshire, Duroc
và con lai F 1 nuôi thịt
Trang 8Bảng 1.17 Thay đổi các giá trị huyết học giai đoạn vỗ béo của
Bảng 3.2 Chỉ số nhiệt ẩm và dự báo tình trạng stress nhiệt ở các mốc thời điểm trong
thời gian thí nghiệm ở Sóc Trăng
Trang 9Bảng 3.8 Phân bố chỉ tiêu THI tại các mốc giờ đo hàng ngày trong thí nghiệm ở Vĩnh
heo thí nghiệm
64Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến tăng trọng và hệ số chuyển
hoá thức ăn của heo thí nghiệm
68Bảng 3.15 Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm và mức ăn hàng ngày theo khối lượng
Trang 10Bảng 3.23 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến các chỉ số sinh lý máu heo ở
giai đoạn 90 kg
82Bảng 3.24 Ảnh hưởng của giới tính đến các chỉ số sinh lý máu heo ở giai đoạn 30 kg
nghiệm
95
Bảng 3.34 Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi đến các chỉ tiêu mổ khảo sát
thân thịt heo thí nghiệm
96Bảng 3.35 Ảnh hưởng của phái tính đến các chỉ tiêu mổ khảo sát thân thịt heo thí
nghiệm
97
Trang 11DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.2 Chỉ số stress nhiệt độ và ẩm độ của heo tăng trưởng và vỗ béo 25
Biểu đồ 3.1 Nhiệt độ chuồng nuôi thí nghiệm ở Sóc Trăng 47
Biểu đồ 3.2 Khối lượng tích lũy heo thí nghiệm ở Sóc Trăng 49
Biểu đồ 3.3 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi thí nghiệm ở trại Phước Thọ 54Biểu đồ 3.4 Khối lượng tích luỹ các tổ hợp heo lai trại Phước Thọ 56Biểu đồ 3.5 Độ dày mỡ lưng các tổ hợp heo lai trại Phước Thọ 60Biểu đồ 3.6 Độ dày mỡ lưng theo giới tính heo trại Phước Thọ 61Biểu đồ 3.7 Nhiệt độ chuồng nuôi thí nghiệm ở Hoà An 63Biểu đồ 3.8 Tăng trọng của các tổ hợp heo lai thí nghiệm 65Biểu đồ 3.9 Tăng trọng của heo ở các nghiệm thức nhiệt độ chuồng nuôi 69Biểu đồ 3.10 Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm và mức ăn hàng ngày của heo
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
Hình 7 Mẫu kết quả thành phần acid béo mỡ lưng heo thí nghiệm xxii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tăng trưởng do tăng số lượng và kích thước tế bào 3
Sơ đồ 2 Qui trình phân tích mẫu chỉ tiêu thành phần acid béo mỡ heo xxiii
Trang 13TÓM LƯỢC
Đề tài gồm 3 thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của giống heo và nhiệt độ môi trường nuôi đến sự sinh trưởng và một số đặc tính sinh lý máu, thể hình và mỡ lưng heo nuôi thịt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Thí nghiệm 1 và 2 được thực hiện trên các tổ hợp heo lai các giống Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain ở các trại Phước Thọ (Vĩnh Long) và Trung tâm giống vật nuôi (Sóc Trăng) Thí nghiệm 3 thực hiện tại trại thực nghiệm Hòa An (Hậu Giang) của trường Đại Học Cần Thơ Heo được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nhân tố: Nhiệt độ chuồng nuôi (ổn định ở 25 o C, 29 o C và biến động theo môi trường ); giống heo(3 tổ hợp lai YL,LY và DYL) và phái tính (heo cái và đực thiến) Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm độ cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tổ hợp heo lai các giống ngoại nhập Yorkshire, Landrace và Duroc vẫn cho sức tăng trưởng khá tốt Giống heo Pietrain kém thích nghi hơn trong điều kiện nóng
ẩm của vùng này Tổ hợp heo lai hai, ba máu có tăng trọng và hệ số chuyển hoá thức ăn, thành phần acid béo mỡ lưng tương đương nhau Yếu tố giống heo chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu dung tích hồng cầu (HCT), số lượng tiểu cầu (PLT) ở cả hai giai đoạn 30kg và 90 kg, các chỉ số sinh lý máu khác không chịu ảnh hưởng đáng kể bởi giống heo Heo lai ba máu có chiều cao vai và vòng ống lớn hơn heo lai hai máu.
Nhiệt độ và ẩm độ môi trường nuôi (thông qua chỉ số nhiệt ẩm THI) có ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày của heo qua đó ảnh hưởng đến sức tăng trưởng Nhiệt độ môi trường trong chuồng nuôi được giữ ổn định ở 29 o C giúp heo tăng trưởng và khả năng lợi dụng thức ăn tốt hơn nhiệt độ biến động Nhiệt độ môi trường nuôi có ảnh hưởng đến các chỉ số sinh lý sinh hóa máu cơ bản của heo Heo
ở giai đoạn 30 kg có các chỉ tiêu sinh lý máu cơ bản như số lượng bạch cầu (WBC), hồng cầu (RBC), nồng độ hemoglobin (HGB) chịu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng
Trang 14nuôi rõ hơn ở heo trưởng thành (90 kg) trong lúc các chỉ tiêu protid máu thì ngược lại: heo trưởng thành chịu ảnh hưởng nhiệt độ chuồng nuôi rõ hơn.
Không thấy ảnh hưởng rõ rệt của phái tính đến tăng trưởng và khả năng lợi dụng thức ăn và các chỉ số sinh lý máu Khả năng tích luỹ mỡ của heo đực thiến cao hơn heo cái Các acid béo thiết yếu của mỡ lưng heo thí nghiệm ở con cái như acid Linoleic (LA), acid Docosahexaenoic (DHA) có giá trị cao hơn ở con đực Hàm lượng acid béo chưa bão hòa ở heo cái cao hơn ở heo đực thiến.
Từ khóa: Nhiệt độ môi trường, chỉ số nhiệt ẩm, độ dày mỡ lưng, hệ số chuyển hoáthức ăn, tăng trọng bình quân/ngày, acid béo, các chỉ số sinh lý máu
Trang 15This study was aimed to examine the effects of breeds, environmental temperature and sex on pig performance, conformation and carcass characteristics The first and second experiments were conducted in Soc Trang and Vinh Long farms and the third experment in Hoa An experimental farm of Can tho University.
The 3 rd experiment was conducted with 54 pigs, average initial weight of 30 kgs The experiment was designed as a randomized complete block with 3 factors: (1) breed - 3 breeds including YL, LY and DYL, (2) temperature - 3 levels: 25 o C, 29 o C and normal environment temperature , (3) sex: 2 sexes including female and castrated male.
There were no significant differences in ADG and FCR in compared from different genetic types: YL, LY and DYL But in the DYL pigs, the back height and trunk circumference were higher than those in YL and LY pigs The effect of sex on ADG and FCR were not clearly The fat accumulation in boar was higher than that in gilts.
The results indicated that the Temperature and Humidity Index (THI) was effected
on feed intake of pigs, the daily weight gain of pigs kept at 29 o C was higher for pigs
at various ambient temperatures (70g/day) and for pigs at 25 o C The FCR of pigs at
25 o C was higher than the other treatments The circle length of chest, back fat thickness of live pig and retention in lipid were less than in pigs kept at various ambient temperatures in compared with those at 25 o C and 29 o C.
The effects of environmental temperature on the fatty acid composition of the back fat were not significant difference There is the same result on the treatments of breed Some essential fatty acid in the gilts are higher than that of castrated male pigs The total unsaturated fatty acids were higher in the back fat of gilts than in that of castrated male pigs ( 58,66 % vs 56,66%).
Trang 16The total unsaturated fatty acids in the back fat of pigs in this experiment were more than 57,65% The essential fatty acid content was 12,36%
The total unsaturated fatty acids in the back fat of pigs were higher than the total saturated fatty acids (56,65-58,6% vs 41,13-43,35%).
The breed factor affected only HCT, PLT during both two period of 30 kgs and 90 kgs, but did not affect other parameters There was no difference in the physiological blood values of the female and castrated male pigs The physiological blood values of pigs were changed significantly during the period of 30 kg bodyweight comparing with the period of 90 kg bodyweight.
Key words: Temperature, Back fat, FCR, ADG, Fatty acids biochemical values of blood, THI
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam Bên cạnh canh tác cây trồng như lúa, cây ăn quả, người dân nơi đây còn chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm trong đó chăn nuôi heo chiếm vai trò chủ lực Tuy nhiên sự phát triển của chăn nuôi heo ở đây còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng một phần do qui mô chăn nuôi hiện còn nhỏ lẻ, chăn nuôi công nghiệp còn ít
do thiếu nhiều dữ liệu quan trọng để có thể ứng dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến Vùng đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện khí hậu đặc thù là nóng và ẩm quanh năm Nhiệt độ và ẩm độ không khí trung bình các tháng trong năm trên 25oC
và 75% luôn luôn cao hơn điều kiện lý tưởng của heo Nhiệt độ cao nhất trong các tháng mùa nóng có thể trên 36oC, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có thể trên 10oC (Viện khí tượng thủy văn, 2008) [42]
Năng suất vật nuôi có liên quan chặt chẽ với đặc điểm di truyền và điều kiện môi trường ngoại cảnh Gia súc có năng suất càng cao thì càng nhạy cảm với các yếu tố của môi trường Trong các yếu tố của môi trường thì nhiệt độ và ẩm độ không khí là hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến đặc điểm sinh lý cũng như sức sản xuất của vật nuôi (Lê Văn Phước et al., 2008) [25] Các giống heo tăng trọng nhanh sẽ sản xuất nhiều nhiệt, kết hợp với điều kiện nuôi nhốt với mật độ dày sẽ làm cho heo gặp khó khăn khi nhiệt độ môi trường nuôi tăng, vì vậy nuôi dưỡng các giống heo này đòi hỏi có môi trường nuôi thích hợp để chúng phát huy hết năng lực di truyền Các giống heo nội và heo lai giữa giống nội và một số giống ngoại nhập đang được nuôi nhiều trong các hộ chăn nuôi nhỏ trong khi ở các trại chăn nuôi công nghiệp với qui
mô lớn thì nuôi heo lai giữa các giống ngoại phổ biến như Yorkshire, Landrace,Duroc và Pietrain được nhập từ các nước như Anh, Bỉ, Canada, Hoa Kỳ…Tuy nhiên việc lựa chọn các công thức lai trong các trang trại còn mang tính tự phát mà chưa có các đánh giá cụ thể (Phan Xuân Hảo, 2010) [7] Ở một vài địa phương trong nước ta đã có những nghiên cứu về giống heo và ảnh hưởng của nhiệt độ và
Trang 18ẩm độ môi trường đến năng suất vật nuôi (Lê văn Phước et al., 2004 [23]; 2007 [24]; 2008 [25]; Phan xuân Hảo, 2007 [6]…) tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long các nghiên cứu tương tự chưa được thực hiện
2 Mục tiêu đề tài
Chúng tôi thực hiện đề tài “ Ảnh hưởng của giống và nhiệt độ chuồng nuôi đến
sự sinh trưởng và một số đặc tính sinh lý máu, thể hình và mỡ lưng trên heo nuôi thịt” với mong muốn đóng góp các dữ liệu nhằm hoàn thiện qui trình chăn
nuôi heo trong các trang trại công nghiệp, góp phần phát triển chăn nuôi trong vùng đồng bằng sông Cửu Long Các mục tiêu cơ bản của đề tài là xác định sự tăng trưởng của các tổ hợp heo lai trong điều kiện nuôi chưồng hở và chuồng kín; xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ (thông qua chỉ số nhiệt ẩm THI) đến sự sinh trưởng và các đặc tính sinh lý máu, thể hình và mỡ lưng của các tổ hợp heo lai thương phẩm được nuôi trong một số trại công nghiệp trong vùng
3 Những nội dung nghiên cứu chủ yếu
Đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát năng suất sinh trưởng của các tổ hợp heo lai thương phẩm đang được nuôi trong hệ thống chuồng hở và chuồng kín và ảnh
hưởng của nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đến năng suất sinh trưởng, các đặc tính
sinh lý máu, thể hình và mỡ heo nuôi thịt
4 Những đóng góp mới của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi đến sự tăng trưởng và các đặc tính sinh lý máu, đặc tính thể hình và chất lượng mỡ lưng các tổ hợp heo lai nuôi thịt trong các hệ thống chuồng hở và chuồng kín ở các trại vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài cũng xác định được sự tương quan và phương trình hồi qui giữa chỉ số nhiệt
ẩm và lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của heo nuôi thịt giai đoạn 30-100kg và của
tổ hợp lai Landrace x Yorkshire
Trang 19Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Qui luật sinh trưởng của heo
Sự tăng trưởng hay sinh trưởng của heo là sự thay đổi từ khi hình thành hợp tử đến khi trưởng thành, già cỗi thông qua hoạt động của hai quá trình đồng hóa và dị quá trong cơ thể heo Sự thay đổi này thể hiện bằng sự gia tăng số lượng tế bào (hyperplasia) và tăng kích thước (hypertrophy) của tế bào ở trong các mô, bộ phận trong cơ thể dưới ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh thông qua sự kiểm soát của hệ thống hormone và enzyme
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tăng trưởng do tăng số lượng và kích thước tế bào (Pond, 1974)[97]
Ngay khi thụ tinh, phần lớn tăng trưởng của heo là do sự gia tăng số lượng tế bào, ở thời kỳ sau của giai đoạn trong thai và thời kỳ đầu của giai đoạn ngoài thai, hai pha
Trang 20này xảy ra đồng thời Sau cùng, ở một vài thời kỳ của giai đoạn ngoài thai, sự phân chia tế bào dừng lại và sự tăng trưởng xảy ra chủ yếu do tăng kích thước tế bào (Gentry, 2003)[65] Trong chăn nuôi heo, ý nghĩa thực dụng của tăng trưởng là sự gia tăng về mức tăng trọng hàng ngày của cơ thể Heo là loài gia súc có hiệu quả tăng trưởng tốt hơn khi so sánh với các loài gia súc khác Đường cong tăng trưởng của heo từ sơ sinh đến trưởng thành có dạng hình chữ S.Theo Brody (1984) [51], tăng trưởng của heo Duroc chia làm các giai đoạn:
Giai đoạn tăng trưởng nhanh: Heo có tốc độ tăng trọng nhanh dần từ sơ sinh – 70kg thể trọng
Giai đoạn tăng trưởng chậm: từ 80kg – 200 kg, tốc độ tăng trọng của heo giảm dần sau đó tăng rất chậm hoặc hầu như không tăng (trong giai đoạn trưởng thành, già cỗi)
Ở giữa hai giai đoạn này tương ứng với có giai đoạn nhỏ từ 70 kg – 80 kg Đây là lúc heo tăng trưởng nhanh nhất, có thể xem là tuổi tăng trọng kinh tế nhất tính trên
cơ sở phí tổn thức ăn
Có 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng của heo là yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh Khi nghiên cứu về năng suất của heo, các chuyên gia cho rằng 40% năng suất do tiến bộ về di truyền, 50% năng suất do tiến bộ về thức ăn, và 10% năng suất do nguyên nhân khác quyết định
1.2 Ảnh hưởng của giống đến sự tăng trưởng và chất lượng thịt heo
Giống là yếu tố tiền đề để tạo được năng suất hoặc mục tiêu muốn đạt được Các tính trạng di truyền về năng suất của giống có ý nghĩa rất quan trọng Các nhà chăn nuôi thương phẩm sử dụng lai giống để có ưu thế lai và tổng hợp các đặc tính có từ các công thức lai Ưu thế lai nhận được khi lai đã làm tăng sinh trưởng, sinh sản của
cả đàn giống và của từng cá thể So sánh sự khác nhau về năng suất giữa các giống,
ta có thể tập hợp các tính tốt và hạn chế các đặc tính không tốt của mỗi giống thông qua các giống lai
Trang 21Trong các trại chăn nuôi công nghiệp trên thế giới hiện nay các giống heo Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain thường được sử dụng để tạo các tổ hợp lai trong chăn nuôi heo thịt thương phẩm Theo Kuhlers và Jungst (1996) [81] năng suất sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các giống heo lai ở trạm kiểm tra năng suất như sau :
Bảng 1.1 Năng suất các giống heo lai
Về năng suất sinh trưởng
Khối lượng lúc kết thúc kiểm tra
(kg)
Tăng trọng bình quân (kg/ngày) 0,822 0,778 0,873
Trang 22Giống Heo Yorkshire Heo Landrace
Diện tích mặt cắt cơ thăn, cm2 33,6 42,4 34,6 44,2
(Jauhiainen,1993 )[77]
Chất lượng thịt các giống heo địa phương của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa của ngành chăn nuôi cũng như chế biến và xuất khẩu (Phùng thị Vân et al., 2006) [38] do đó các nhà chăn nuôi thương phẩm thường sử dụng con lai các giống ngoại như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain để được heo có chất lượng quày thịt và thịt cao, thỏa mãn yêu cầu sản xuất và chế biến.Các giống heo Yorkshire, Landrace và Duroc đã được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 và được lai với các giống heo địa phương Nguyễn Thiện (2002) [27] trong báo cáo
“Kết quả nghiên cứu và phát triển lợn lai có năng suất và chất lượng cao ở Việt Nam năm 2002” cho biết năng suất tăng trưởng của các giống heo lai máu ngoại nuôi ở Việt Nam như sau:
Bảng 1.3 Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai với thành phần máu ngoại khác nhau
Chỉ tiêu kỹ thuật ĐVT
Công thức heolai 3/4 máu ngoại và 1/4 máu nội
Công thức heolai 7/8 máu ngoại và 1/8 máu nội
So với công thức heo lai
có 1/2 máu ngoại
Số con sơ sinh/ổ con 10,75 - 11,03 9,89 - 11,0 9,69 - 11,5Tăng trọng trung
TTTA/kg tăng trọng kg 3,44 - 3,77 3,27 - 3,63 3,61 - 4,26
Tỷ lệ nạc/thịt xẻ % 45,69 - 47,08 48,9 - 54,24 36,09 - 43,0Tuổi đạt 90 - 95kg ngày 200 - 210 195 - 200 220 - 240
Nguyễn Thiện (2002)[27]
Trong chăn nuôi heo thương phẩm công nghiệp ở Việt Nam, nhà chăn nuôi thường
Trang 23sử dụng lai hai máu hay ba máu heo ngoại để sử dụng ưu thế lai
-Công thức heo lai 2 máu ngoại: Dùng hai giống Landrace (L) và Yorkshire (Y):
Đực L x cái Y (LY)
Ưu thế lai đực Y x nái
L (%) (YL)
Ưu thế lai đực L x nái
Y (%) (LY) Tăng trọng bình
Tỷ lệ nạc/thịt xẻ % 57,2 56,5 58,8 - 1,22 + 2,79
Nguyễn Thiện (2002)[27]
-Công thức heo lai 3 máu ngoại (L, Y và D)
Dùng đực Duroc lai với nái F1(LY) hoặc nái F1 (YL) Heo nái lai tổng hợp giữa 2
giống Yorkshire và Landrace là những tổ hợp heo nái lai phổ biến nhất ở miền Trung (Lê Đình Phùng, 2010) [22] Công thức heo lai 3 máu ngoại giữa 3 giống Landrace, Yorkshire và Duroc đã được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật năm 2000 và đưa vào sản xuất
Trang 24Dùng heo đực Duroc sử dụng trong tổ hợp lai, tạo ra heo thịt thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao từ tận dụng tiềm năng của giống heo Duroc là tăng trọng nhanh, chuyển hoá thức ăn tốt, ngoài ra giống heo Duroc còn có ưu điểm thịt mềm ngon và thịt nạc có nhiều mỡ dắt Vì vậy, hiện nay trên thế giới đực giống Duroc được sử dụng rộng rãi như là dòng đực cuối cùng (có thể là thuần Duroc hoặc là dòng tổng hợp có máu của Duroc) để sản xuất heo thịt thương phẩm Ở Việt Nam đực Duroc
đã được sử dụng trong một số tổ hợp lai để sản xuất heo thương phẩm
Kết quả nghiên cứu được chứng minh ở bảng 1.5
Bảng 1.5 Kết quả heo lai 3 máu ngoại (D - Y - L)
Cơ sở thí nghiệm
Tại Trung tâm Nghiên Cứu Lợn Thụy Phương - Viện Chăn Nuôi (1998-1999)
Tại Trại giống Lợn Tam Đảo (1993)
Tổ hợp lai
Chỉ tiêu
D (LY)
D (YL)
TB của 2 giống thuần
Trang 25Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2007) [6] cho thấy năng suất của heo Landrace, Yorkshire và Landrace x Yorkshire tốt hơn các kết quả trên.
Bảng 1.6 Một số chỉ tiêu năng suất sinh trưởng và chất lượng thịt của các giống heo
Chỉ tiêu Landrace Yorkshire Landrace x YorkshireKhối lượng bắt đầu thí nghiệm, kg 17,71 18,06 19,05
Khối lượng kết thúc thí nghiệm, kg 98,95 97,90 97,45
Tuổi kết thúc thí nghiệm, ngày 172,6 179,90 174,9
Diện tích mặt cắt cơ thăn, cm2 43,88 40,07 41,92
Phan Xuân Hảo (2007)[6]
Theo Nguyễn Ngọc Hùng (2006) [9], trong giai đoạn 1999-2005, Trung tâm Bình Thắng đã nhập 267 con giống Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain từ Đan Mạch,
Mỹ, Úc và Bỉ Các số liệu về năng suất tăng trưởng của các giống heo này nuôi tại trung tâm Bình Thắng như sau:
Giống Yorkshire: Yorkshire Đan Mạch có tốc độ tăng trưởng 833g/ngày giai đoạn
từ 30-100 kg; TTTĂ là 2,92 và dày mỡ lưng 10 mm Dòng này về thể hình và mông, vai chưa được xuất sắc như heo Yorkshire Mỹ Yorkshire Mỹ có khả năng sinh trưởng rất vượt trội: tăng trọng 843g/ngày giai đoạn từ 30-100 kg; TTTĂ là 2,84 và dày mỡ lưng 10mm Điểm yếu của dòng này khi nhân thuần là ngoại hình thô: đầu to, chân to và thô, lông da dày hơn Yorkshire Úc: Các chỉ tiêu về sinh sản, sinh trưởng thấp hơn các dòng Đan Mạch, Mỹ 10%
Trang 26Giống Landrace: Landrace Đan Mạch là dòng sinh sản tốt nhất trong các giống heo hiện đại Nuôi tại Trung Tâm Bình Thắng heo Landrace Đan Mạch có tốc độ tăng trưởng 872 g/ngày giai đoạn từ 30-100 kg; TTTĂ là 2,82 và dày mỡ lưng 11mm.Landrace Mỹ tăng trưởng thấp hơn Landrace Đan Mạch: tăng trọng 864 g/ngày giai đoạn từ 30-100 kg; TTTĂ là 2,88 và dày mỡ lưng 10 mm Landrace Úc có các chỉ tiêu sinh trưởng khá tốt: tốc độ tăng trưởng 868 g/ngày giai đoạn từ 30-100 kg; TTTĂ là 2,93 và dày mỡ lưng 12 mm.
Giống Duroc: Chủ yếu có nguồn gốc từ Mỹ Duroc Mỹ có thể hình tốt, được ưa chuộng vì khả năng cải thiện chất lượng thịt tốt, tỉ lệ nạc cao, khả năng sinh sản 11 con/lứa; tốc độ tăng trưởng 995 g/ngày giai đoạn từ 30-100 kg; TTTĂ là 2,31 và dày mỡ lưng 10mm Nuôi tại Bình Thắng heo Duroc có khả năng tăng trưởng 852g/ngày giai đoạn từ 30-100 kg; TTTĂ là 2,81 và dày mỡ lưng 10 mm
Giống Pietrain: Tầm vóc trung bình với nhiều đốm đen trắng, quanh các đốm đen thường có các viền da chứa các lông trắng tạo thành đốm bóng chồng lên nhau Pietrain có mông to, rộng, hơi sệ và săn chắc Tỉ lệ nạc nuôi tại Bỉ là 66,7 % (Landrace Bỉ chỉ có 63,2 %) Heo Pietrain có tốc độ sinh trưởng thấp 712 g/ngày giai đoạn từ 30-100 kg; TTTĂ là 3,04 và dày mỡ lưng 8,1 mm Dùng heo đực Pietrain phối với các tổ hợp lai YL hay LY cho thấy con lai có ngoại hình đẹp, mông đùi nở chắc Tuy nhiên heo Pietrain có nhược điểm là chịu strees nhiệt kém
và màu sắc thịt không đẹp bằng heo có máu Duroc
Hiện nay ở nước ta, các công ty chăn nuôi đang nghiên cứu tạo dòng đực tổng hợp (đực Pietrain x nái Duroc) để tham gia công thức lai 4 máu tạo heo nuôi thịt (Pi Du) x (LY)
Vũ Đình Tôn et al.,(2008) [32] đánh giá tốc độ sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt heo từ 3 tổ hợp lai: Landrace x F1 (Landrace x Yorkshire); Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) và F1(Pietrain x Duroc) x F1 (Landrace x Yorkshire) Kết quả cho thấy tổ hợp lai D x (LxY) cho tốc độ tăng trọng tuyệt đối cao nhất (778,35g/ngày), tiếp theo là (PiD) x (L x Y) (764,78g/ngày) và thấp nhất là tổ hợp
Trang 27lai L x (LxY) (744,89 g/ngày) Tuy nhiên sự khác biệt về tốc độ tăng trọng giữa tổ hợp lai 3 máu (Dx(LxY)) và lai 4 máu (PiD x LY) không ý nghĩa Kết quả nghiên cứu về hệ số chuyển hoá thức ăn cũng cho thấy tổ hợp lai ba máu và bốn máu sử dụng thức ăn tương đương nhau và tốt hơn tổ hợp lai 2 máu.
Nguyễn Ngọc Phục et al.,(2009) [20] cũng cho rằng heo thương phẩm 3 và 4 giống (DxLY) và (PiD x LY) có mức tăng trọng tương đương nhau (755,22-754,67 g/ngày) và cao hơn heo lai 2 giống (LY hay YL) (705,45 g/ngày)
Bằng cách đo độ dày mỡ lưng và chọn lọc để làm giảm độ dày mỡ, các nhà chọn giống đã làm giảm mỡ trong quày thịt, tuổi đạt khối lượng hạ thịt 100 kg Giảm số lượng mỡ trong quày thịt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trọng lượng quày thịt có thể sử dụng chế biến công nghiệp Ở heo Duroc, từ năm 2000 đến năm
2005, nghiên cứu cải thiện di truyền về năng suất thịt nạc ở quày thịt 1,03 %, diện tích mặt cắt cơ thăn 2,31 cm2 , giảm tuổi hạ thịt ở 100 kg 7,6 ngày, hệ số tiêu tốn thức ăn giảm 0,12, giảm độ dày mỡ lưng 2,05 mm (Robinson, 2006) [99]
Đối với thị trường thịt tươi, giống Duroc có ưu thế về chất lượng thức ăn, ít nhất là
do mỡ dắt trong cơ nhiều Giống Berkshire được ưa chuộng cho các sản phẩm nhiều
mỡ của Nhật Bản nhưng không kinh tế (Webb, 2003) [106]
Nghiên cứu của Trương La và Nguyễn Khắc Tích (2004) [13] về chất lượng thịt của các nhóm heo lai các giống Landrace, Yorkshire, Pietrain cho thấy tỉ lệ móc hàm, tỉ
lệ nạc/thịt xẻ của heo lai có máu Pietrain cao hơn heo lai hai máu Landrace và Yorkshire Ngược lại độ dày mỡ lưng, tỉ lệ mỡ ở heo lai hai máu Landrace và Yorkshire cao hơn heo lai có máu Pietrain Các chỉ tiêu về chất lượng thịt nạc (hàm lượng vật chất khô, protein thô, tỉ lệ mất nước, pH, màu sắc thịt của cơ thăn) không bị ảnh hưởng của yếu tố giống
Trong thí nghiệm đánh giá năng suất sinh trưởng và chất lượng thịt heo các giống Landrace, Yorkshire và F1 (LY), Phan xuân Hảo (2007) [6] có các kết quả trình bày
ở bảng 1.7 Qua kết quả trên cho thấy độ dày mỡ lưng, màu sáng thịt (L*), pH45,
pH24 ở heo Landrace thấp nhất, heo Yorkshire cao nhất, heo F1 ở mức trung gian
Trang 28Trái lại diện tích mặt cắt cơ thăn, tỉ lệ nạc, tỉ lệ mất nước ở heo Landrace cao nhất, heo Yorkshire thấp nhất, heo F1 ở mức trung gian
Bảng 1.7 Các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của heo Landrace, Yorkshire và F1 (LY)
(n=10)
Yorkshire (n=10)
F1 (LxY) (n=10)
1,250,150,20
48,095,8011,27
1,700,180,29
47,036,0711,32
1,440,160,28
(Phan xuân Hảo, 2007)[6]
Nghiên cứu về thành phần thịt xẻ của heo thịt Landrace, Yorkshire, Duroc, F1 (LY)
và F1(YL) nhập từ Mỹ và được nuôi ở trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, Phùng thị Vân et al (2006) [38] cho thấy tỉ lệ thịt xẻ, diện tích mặt cắt cơ thăn, tỉ lệ nạc thân thịt, lipid tổng số trong cơ thăn của các nhóm giống heo trên khác biệt không ý nghĩa Trong lúc chỉ số Iod của mỡ ở các tổ hợp F1 cao hơn ở các giống thuần Các kết quả nghiên cứu của được trình bày ở bảng 1.8
Trang 29Bảng 1.8 Thành phần thân thịt xẻ, chỉ số Iod mỡ của heo Landrace, Yorkshire, Duroc và
con lai F1 nuôi thịt
Khối lượng giết mổ (kg)
90,773,851,962,177,4
94,574,350,462,578,8
93,773,954,562,781,5
92,974,952,662,979,5
cơ thăn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn heo Yorkshire, thấp hơn về độ dày mỡ lưng (bao gồm độ dày mỡ lưng đo trên heo sống, độ dày mỡ trung bình ở 3 điểm trên quày thịt)
Có sự khác biệt có ý nghĩa về độ vân cơ (marbling score, MS) giữa heo cái thiến và heo đực thiến (Zhonglin et al., 2008) [111] Thành phần cấu tạo chủ yếu của mô mỡ thay đổi theo phái tính của heo (Lebret et al, 1996) [84] Mô mỡ của heo đực chứa nhiều nước và ít lipid hơn mỡ heo cái Mỡ heo đực thiến có nhiều lipid, ít nước và protein hơn mỡ heo cái nhưng hàm lượng mỡ trong cơ của heo đực và heo cái tương đương nhau và thấp hơn heo đực thiến (Barton- Gade, 1987) [47]
Bảng 1.9 Thành phần hóa học của mô mỡ theo giới tính của heo
Trang 30Thành phần (%) Heo đực Heo cái Heo đực thiến
-Lipid
-Nước
-Protein
78,117,04,7
81,514,74,0
83,413,13,6
(Barton- Gade, 1987) [47]
Cùng một trọng lượng, mỡ heo đực có acid béo chưa bão hòa nhiều hơn mỡ heo cái
vàheo đực thiến
Bảng 1.10 Thành phần acid béo của mỡ heo theo giới tính
25,113,343,510,2
26,113,643,29,3
Trang 31Thân nhiệt bình thường của gia súc có sự thay đổi tùy thời gian trong ngày: buổi sáng thấp, buổi chiều cao hơn Sau khi gia súc ăn thân nhiệt tăng lên và kéo dài một vài giờ, nhưng giảm dần khi uống một lượng nước lớn Trong thời kì động dục, chửa, lúc làm việc…thân nhiệt gia súc cũng tăng Thân nhiệt của gia súc nói chung
và heo nói riêng thường thay đổi trong phạm vi nhất định từ 37 – 42oC (Trần Cừ,
1975 [1]; Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002[17])
Bảng 1.11 Thân nhiệt của heo từ khi mới đẻ đến cai sữa
Mới đẻ 10 20 30 40 50 60 75
38,3 ± 0,6 39,6 ± 1,0 39,7 ± 0,9 39,3 ± 0,6 39,5 ± 0,5 39,6 ± 0,5 39,7 ± 0,1 39,6 ± 0,5
(Trần Cừ, 1975)[1]
Heo là động vật máu nóng, thân nhiệt heo đo ở trực tràng thường biến động từ 380C – 400C, trung bình 39,50C Thân nhiệt heo không phải luôn luôn cố định mà có thể dao động trong ngày trong phạm vi 0,5 –0,70C Thân nhiệt thấp nhất đo được vào khoảng 2-4 giờ sáng và cao nhất 4-6 giờ chiều
Vùng nhiệt độ thích hợp (Zone of thermal comfort hay Thermalneutral zone).
Gia súc sẽ có sức khỏe tốt và năng suất tối ưu khi được sống trong vùng nhiệt độ thích hợp hay vùng ôn nhiệt Đó là vùng nhiệt độ của môi trường nuôi mà khi được nuôi trong vùng nhiệt độ đó vật nuôi sẽ có nhiệt sinh ra hay mất đi tối thiểu, vật nuôi sẽ sử dụng được tối ưu thức ăn cho tăng trưởng và sản xuất Khi nhiệt độ môi trường nuôi lên cao hay xuống thấp hơn vùng nhiệt độ thích hợp này gia súc sẽ bị stress nhiệt hay stress lạnh (Baker, 2004) [46] Black et al., (1999) [49] cho rằng vùng nhiệt độ thích hợp là khoảng nhiệt độ môi trường mà khi được nuôi trong đó
Trang 32heo có thể duy trì nhiệt độ cơ thể với một khoảng biến động hẹp từ 38,8 đến 39,2 oC Vùng nhiệt độ này có hai giới hạn nhiệt độ thấp và cao là nhiệt độ tới hạn tối thiểu (Lower critical temperature, LCT) và nhiệt độ tới hạn tối đa ( Upper critical temperature, UCT) Nhiệt độ môi trường mà sự sinh nhiệt bắt đầu gia tăng để duy trì nhiệt độ cơ thể được gọi là nhiệt độ tới hạn tối thiểu (LCT) Nhiệt độ tới hạn tối
đa (UCT) là nhiệt độ khi vượt qua gia súc bắt đầu có những phản ứng để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định
Vùng nhiệt độ thích hợp
Vùng Stress lạnh
Vùng Stress nhiệt
Trang 33Nhiệt độ môi trường hữu hiệu cho heo có thể ước lượng được bằng cách lấy nhiệt
độ không khí (đo được bởi nhiệt kế) trừ đi hay cọng thêm các ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (sự di chuyển của không khí, kiểu sàn chuồng, điều kiện mức độ cách ly chuồng và sự làm lạnh do bốc hơi nước) Khi nhiệt độ môi trường hữu hiệu này nằm ngoài vùng nhiệt độ thích hợp heo sẽ bị stress nhiệt hay stress lạnh.McFarlane (2004) [88] hướng dẫn cách ước lượng nhiệt độ hữu hiệu cho heo như sau:
-Đo nhiệt độ không khí ngang với độ cao của heo (oF)
- Cộng thêm hoặc trừ bớt đối với các điều kiện chuồng nuôi trong bảng 1.12
-Dùng biểu đồ để tìm theo khối lượng heo xem nhiệt độ hữu hiệu nằm ở vùng nào
Bảng 1.12 Điều chỉnh nhiệt độ đối với các yếu tố chuồng nuôi.
Trang 34Nhỏ giọt -10
Nguồn nhiệt phát xạ
Heo nhận trực tiếp từ vùng được sưởi nóng +12
Thí dụ: Heo 8 tuần tuổi, trọng lượng 45 lb (20 kg) nuôi trên nền sàn kim loại, có tốc
độ gió 1,6ft/sec chuồng cách ly trung bình, có nhiệt độ không khí là 77oF:
Nhiệt độ hữu hiệu = 77-9-12,6-3 = 52,4 : rất thấp so với nhiệt độ tới hạn dưới ở thể trọng này là 63oF
Trong thực tế, vùng nhiệt độ này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như giống, qui mô đàn, nuôi cá thể hay nuôi theo nhóm (Curtis ,1983) [56]
Phần lớn các nghiên cứu hiện nay cho thấy là khi khối lượng cơ thể vật nuôi nhỏ thì nhiệt độ tới hạn tối thiểu (LCT) cao và khi khối lượng cơ thể tăng thì LCT giảm Heo con mới sinh chưa thành thục về trao đổi chất, có lông thưa thớt và ít mỡ trong
cơ thể nên có nhiệt độ tới hạn tối thiểu trên dưới 340C (Mount,1968) [91] Tuy nhiên, khi heo lớn lên và mập ra thì nhiệt độ tới hạn tối thiểu giảm : Lúc heo đạt trọng lượng 20 kg thì LCT xấp xỉ 210C; lúc 60 kg LCT là 200C và 180C ở trọng lượng 100 kg (Holmes và Close, 1977) [71] Khi nhiệt độ môi trường xung quanh đàn heo tăng đột ngột lên trên mức UCT nó sẽ gây tai hoạ nghiêm trọng Những con heo lớn và to dễ bị chết do nhiệt độ tăng Theo Swiergiel và Ingram (1986) [103] kích cở vật nuôi tùy thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ vùng nhiệt đới Black et al., (1999) [49] cho rằng heo nuôi cá thể cho tăng trưởng và thức ăn tiêu thụ tốt hơn heo nuôi nhốt theo nhóm do sự khác biệt về tốc độ mất nhiệt
Heo có rất ít tuyến mồ hôi (Black et al., 1999) [49] nên không thể thoát mồ hôi để thoát nhiệt cơ thể như ở người hay một số thú có vú khác Khả năng điều tiết thân nhiệt của heo kém cho nên nếu nuôi heo ở nhiệt độ cao hoặc thấp quá thì nó không thể duy trì thân nhiệt bình thường Khi nhiệt độ môi trường chuồng nuôi lên cao, heo sẽ thay đổi tư thế nằm của chúng nhằm gia tăng diện tích cơ thể tiếp xúc với vùng diện tích lạnh như nền chuồng để tăng sự tỏa nhiệt thông qua tác dụng của
Trang 35trao đổi nhiệt qua tiếp xúc và đối lưu (Huỳnh thị Thanh Thúy, 2005)[73], hoặc tăng thở gấp Sự gia tăng tốc độ hô hấp sẽ làm tăng lưu lượng không khí và tăng sự bốc hơi nước của phổi, gọi là sự làm lạnh do bốc hơi nước Ở người sự làm lạnh do bốc hơi xảy ra khi đổ mồ hôi, heo thì không thoát mồ hôi (Myer và Bucklin,2001) [94].Trong tự nhiên, để chống lại thời tiết nóng, chúng ta đã thấy heo hay đầm mình xuống những vũng nước để làm cho toàn bộ thân thể đẫm ướt và như vậy heo sẽ được mát hơn do nước bốc hơi (Trần Thế Thông, 1979)[30] Khi nào nhiệt độ trong chuồng lên tới 30oC, cần tắm mát cho heo Thường lúc đó vào khoảng 1 – 2 giờ trưa trong mùa nóng Mỗi lần tắm như vậy, tần số hô hấp giảm rõ rệt: Đang từ khoảng trên 100 lần/phút giảm xuống còn 40 – 50 lần/phút.
Tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí trên 30 oC (Lê Văn Phước et al., 2008) [25] Ở nhiệt độ trên 30 oC heo thở quá nhanh 80 lần/phút Nhất là ở thời điểm 13 giờ và 19 giờ là thời điểm nhiệt độ chuồng nuôi khuếch tán nhiệt rất chậm thậm chí sự khuếch tán đối lưu không khí bị ngừng (gây oi bức, ngột ngạt…) nếu độ thoáng và độ lưu thông không khí chuồng nuôi không tốt (Viện Chăn Nuôi, 1979)
[40]
Heo là một con vật, trong quá trình thuần hóa đã được loài người tạo ra một cách cân đối giữa các cơ quan nội tạng và chức năng của các cơ quan này Bộ máy tiêu hóa phát triển rất lớn, ngược lại hai lá phổi tương đối nhỏ không cân xứng, hệ thống tuần hoàn có quả tim quá nhỏ và một khối lượng máu không đầy đủ Do đó mỗi khi trời nóng, heo rất mệt nhọc nhiều khi làm heo chết Heo càng lớn càng kém chịu nhiệt được nhiệt độ cao vì lớp mỡ dưới da dày, ít tuyến mồ hôi, làm cho nhiệt toả ra
từ cơ thể hạn chế Con đực thân nhiệt cao hơn con cái vì trao đổi cơ bản lớn hơn
Thân nhiệt của heo ở các lứa tuổi khác nhau cũng thay đổi ít nhiều
Vượt qua nhiệt độ thích hợp đối với từng hạng heo, cơ thể heo phải gia tăng sự thải nhiệt đồng thời giảm sinh nhiệt để điều hoà thân nhiệt Nhiệt độ trực tràng cũng thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài Giữa nhiệt độ khí trời và nhiệt độ trực tràng cũng
có mối tương quan thuận nhưng ở heo lớn nhiệt độ trực tràng tăng lên mạnh hơn
Trang 36heo nhỏ khi nhiệt độ khí trời tăng (Trần Cừ,1975)[1] Khi nhiệt độ không khí dưới
35 0C thì nhiệt độ trực tràng heo tăng chậm, khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn thì nhiệt
độ trực tràng heo tăng nhanh (Nguyễn Thiện, 2004)[28] Theo Lê Văn Phước et al., (2008) [25] trong khoảng nhiệt độ không khí từ 18-38oC thì cứ tăng nhiệt độ không khí lên 1 oC, thân nhiệt của heo Yorkshire tăng khoảng 0,088 oC tuy nhiên mức tăng thân nhiệt của heo thực sự mạnh khi nhiệt độ không khí trên 27oC
Bảng 1.13 Ảnh hưởng nhiệt độ chuồng nuôi đến thân nhiệt và nhịp thở của heo
Nhiệt độ chuồng (0C) Thân nhiệt heo (0C) Nhịp thở (lần/phút)
1520253035
37,83838,33939,7
19-203646
Bảng 1.14 Nhiệt độ tối ưu cho heo
( Myer và Bucklin, 2001) [94]
Trang 37Nói chung khi heo lớn lên, nhiệt độ tối ưu sẽ giảm vì vậy ảnh hưởng của stress nhiệt được chú ý nhiều hơn đối với heo vỗ béo (>50 kg) và với heo nái, heo đực giống hơn là heo tơ Heo vổ béo, nái và đực giống bắt đầu cảm thấy ảnh hưởng tiêu cực của stress nhiệt vào khoảng 200C (680F).
Nếu nhiệt độ lên trên 270C (800F ) hơn 2 đến 4 ngày, chắn chắn là có sự mất mát về năng suất sinh trưởng và sinh sản của heo trừ khi có sự cung cấp một vài cách làm lạnh môi trường nuôi Các nghiên cứu ở Florida cho thấy sự phun nước cho kết quả tốt để làm lạnh heo trong suốt những tháng nóng mùa hè (Harrison et al., 1983)[70].
Theo Nguyễn Thiện (2004)[28]nhiệt độ thích hợp cho heo ở Việt Nam như sau:
Bảng 1.15 Nhiệt độ thích hợp của các loại heo
ở heo có thể giảm đi, nhiệt độ da và nhiệt độ trực tràng có thể tăng, chân có thể yếu trong khi bộ xương phát triển mạnh, mức tiêu thụ nước gia tăng, tần số hô hấp nhanh trong khi mạch đập có thể yếu khi nhiệt độ môi trường tăng từ 25oC lên
33oC
Khi nhiệt độ môi trường lên cao thì nhiệt mất do bức xạ, đối lưu và truyền dẫn thấp
vì nhiệt độ tương đương môi trường, và sự bốc hơi nước là phương thức chính để giới hạn nhiệt độ cơ thể vượt mức (excess body heat)
Trang 38Thí nghiệm cũng cho thấy các thay đổi sinh lý là sự cố gắng đối phó với stress nhiệt của heo Các thay đổi đó bao gồm tăng nhiệt độ cơ thể, tần số hô hấp, giảm sinh hormone thyroid (Christon, 1988) [52] Khi nuôi ở nhiệt độ môi trường cao, việc giảm hoạt động của tuyến giáp trạng sẽ là giảm thấp sinh nhiệt biến dưỡng (Porter
et al.,1967[98]; Jones et al.,1976 [78]; Ingram, 1977 [75]) Dựa trên mối liên hệ giữa sự tiết của tuyến giáp trạng với tốc độ tăng trọng ở heo, Marple et al., (1981)[87] cho rằng sự giảm năng suất trong điều kiện nhiệt đới có thể do sự giảm nồng
độ T3 (Triiodothyronin) và T4 (Thyroxine) trong huyết thanh Thí nghiệm của Christon (1988) [52] cho thấy ở nhiệt độ cao, hàm lượng cholesterol huyết thanh của heo gia tăng, nhưng hàm lượng hormon tuyến giáp trạng thấp hơn điều này giải thích ảnh hưởng nghịch của nhiệt độ trên sự tăng trưởng của heo
là do cơ thể mà ra ( hơi thở, mồ hôi, nước tiểu, nước dãi), khoảng 15 –20 % là từ mặt đất bốc lên và 10 –15 % do hơi nước đem vào từ không khí bên ngoài
Ẩm độ cao tự nó không ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của heo Nhưng kết hợp với nhiệt độ cao, ẩm độ cao có thể thúc đẩy ảnh hưởng tiêu cực của nhiệt độ cao (Huỳnh thị Thanh Thúy, 2005) [73] Ẩm độ không khí càng cao thì hiệu quả của sự giảm nhiệt bằng cách bốc hơi sẽ giảm vì thế khi ẩm độ tương đối bằng 50 % hay cao hơn, heo cảm thấy ảnh hưởng của stress nhiệt ngay ở mức nhiệt độ thấp Ở nhiệt độ trên 30 oC, một sự tăng 18 % ẩm độ tương đối tương đương với tăng 1oC trong không khí Thí dụ khi nhiệt độ không khí là 28oC và ẩm độ tương đối là 80 %
Trang 39thì nhiệt độ ảnh hưởng là 30 oC (Holmes và Close, 1977 [71]; Myer và Bucklin,2001) [94].
Ẩm độ cao của vùng nhiệt đới khiến tốc độ bốc hơi nước từ diện tích da sẽ kém đi
do đó sự thoát nhiệt bằng biện pháp này ít hiệu quả Hơn nữa, heo không đổ mồ hôi (Ingram,1967) [74] nên để giảm nhiệt heo sẽ tăng cường tốc độ thở
Một phương pháp làm lạnh heo khi nhiệt độ cao là làm ướt da Tuy nhiên phương pháp này sẽ giảm hiệu quả khi ẩm độ môi trường cao
Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 30 oC thì ẩm độ tăng cao không gây ảnh hưởng xấu cho nhiều loài động vật Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường cao hơn 30oC, việc gia tăng ẩm độ tương đối sẽ tăng nhịp tim Người ta cũng nhận thấy rằng, heo sống trong điều kiện ẩm độ cao có lớp mỡ dưới da dày hơn
1.3.3 Tương tác nhiệt độ và ẩm độ trên năng suất sinh trưởng của heo.
Các phản ứng của gia súc khi điều kiện khí hậu môi trường nuôi thay đổi như tần số
hô hấp, tần số mạch đập, nhiệt độ da, nhiệt độ cơ thể, thức ăn tiêu thụ… được nhiều nhà khoa học quan tâm Đã có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về tác động của nhiệt
độ, ẩm độ tới sự sinh trưởng và sinh sản của vật nuôi Ở nước ta, gần đây vấn đề này cũng bước đầu được quan tâm nghiên cứu trên một số đối tượng vật nuôi như
bò và heo, tuy nhiên các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt Nam hãy còn quá ít (Lê văn Phước et al., 2004) [23] Chỉ số nhiệt ẩm (Temperature-Humidity Index, THI) được coi là chỉ số dự báo stress nhiệt ở vật nuôi, giúp cho người chăn nuôi có biện pháp chủ động phòng tránh các tác hại bất lợi của thời tiết (Lê Văn Phước et al., 2007) [24]
Ở bò chỉ số THI theo Chambers (1970) ( trích dẫn từ Lê Văn Phước et al., 2007) [24] là :
THI = td-0,55*(1-0,55*RH)*(td-58)
Trang 40Trong đó, td là nhiệt độ bầu khô (oF) và RH là ẩm độ tương đối của không khí Các chỉ số được chia thành 3 cấp dự báo: THI = 72-79: ít bị stress; 80-89: Stress vừa và
Trong đó twvà tdlà nhiệt độ của nhiệt kế ẩm và nhiệt kế khô tính bằng độ C
Theo NWSCR (1976) thì THI ≥ 75 được coi như là tình trạng cảnh báo để đề phòng sắp bị stress nhiệt; từ 79-83 được coi là nguy hiểm đối với vật nuôi nhốt, đặc biệt là heo và ≥ 84 là tình trạng khẩn cấp Trong nghiên cứu của mình, Lê Văn Phước et al., (2004) [23] báo cáo rằng ở Huế, chỉ số THI ở mùa nóng cao hơn mùa lạnh và nằm trong vùng nguy hiểm Các chỉ số THI cho thấy với điều kiện thời tiết ở Huế, khả năng heo bị stress nhiệt bắt đầu vào buổi sáng, mức độ nguy hiểm cao nhất vào buổi trưa và kéo dài đến chiều muộn
Đại học Iowa (Mỹ) (2002) [76] đã xây dựng biểu đồ chỉ số stress nhiệt (Heat stress Index Chart) cho heo để giúp người chăn nuôi quyết định các biện pháp đối phó tuỳ theo tình trạng thời tiết Biểu đồ này bao gồm ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ phân ra 3 vùng : báo động, nguy hiểm và khẩn cấp
-Vùng báo động: Người chăn nuôi cần phải chuẩn bị các phương tiện để làm lạnh chuồng nuôi, mở quạt máy, theo dõi các dấu hiệu của thú khi bị stress nhiệt, cung cấp đầy đủ nước uống
-Vùng nguy hiểm: sử dụng các biện pháp làm lạnh bổ sung khác như phun sương, hoặc cho heo đầm trong nước; khởi động hệ thống màn nước làm lạnh, tăng tốc độ gió thổi lên trên thú với vận tốc 250-300 ft/phút Giám sát chặt chẻ thú
-Vùng khẩn cấp: Tránh vận chuyển heo lớn ra thị trường, giảm bớt lượng thức ăn, bớt độ sáng trong chuồng để làm giảm hoạt động của heo