1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất giống ngô rau LVN 23 trồng trong vụ Đông năm 2011 trên nền đất cát pha tại xã Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An

80 681 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Ngô rau là một trong những cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệpsạch, sản phẩm chính là bắp non thu hoạch vào giai đoạn còn non khi chưa thụ phấn.Cây sinh trưởng mạnh í

Trang 1



-TRẦN THỊ THANH

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ RAU LVN 23 TRỒNG TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2011 TRÊN NỀN ĐẤT CÁT PHA TẠI XÃ NGHI PHONG - NGHI LỘC - NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

NGHỆ AN - 2012

Trang 2



-ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ RAU LVN 23 TRỒNG TRONG VỤ ĐÔNG NĂM 2011 TRÊN NỀN ĐẤT CÁT PHA TẠI XÃ NGHI PHONG - NGHI LỘC - NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Trần Thị Thanh

Sinh viên lớp: 49K 2 - Nông học

Trong thời gian làm thực tập khóa luận tốt nghiệp tại Trại thực nghiệm Nông học, khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh và đã tiến hành thực hiện đề

tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali khác nhau đến sinh trưởng, phát triển

và năng suất giống Ngô rau LVN 23 trồng trong vụ Đông 2011 trên nền đất cát pha tại xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An”.

Vì vậy, tôi xin cam đoan những số liệu trong đề tài, những kết quả nghiên cứu và những lời trích dẫn trong bài khoá luận tốt nghiệp của tôi là hoàn toàn chính xác và đúng sự thật, rõ nguồn gốc, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có gì không đúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Nghệ An, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Trần Thị Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Mỗi chúng ta khi sinh ra lớn lên trong những bước chân chập chững đầu tiên trên con đường sự nghiệp đều rất bỡ ngỡ, lo lắng Do đó, sự dìu dắt, hướng dẫn, chỉ bảo của các thế hệ đi trước là rất cần thiết.

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng học tập

rèn luyện của bản thân, tôi đã được thầy giáo - TS Lê Văn Điệp quan tâm, tận tình

dìu dắt, hướng dẫn giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập đề tài Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ quý báu của thầy.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Nông học, Phòng thí nghiệm khoa học cây trồng, sự giúp đỡ tạo điều kiện về tinh thần cũng như cơ sở vật chất của Trại thực nghiệm Nông học, chính quyền địa phương xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An Tự đáy lòng mình, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thầy kính quý, những người đặt viên gạch đầu tiên để xây nên nền móng vững chắc, giúp cho tôi tự tin hơn trên con đường lập nghiệp sau này.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới những sự giúp đỡ quý báu của gia đình, những người thân thiết và bạn bè gần xa đã động viên, khích lệ, quan tâm giúp tôi trong suốt thời gian làm khoá luận.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Trần Thị Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giới thiệu chung về cây Ngô rau 3

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại 4

1.1.2 Đặc điểm thực vật học 4

1.1.3 Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh 6

1.1.4 Giá trị kinh tế của Ngô rau 7

1.1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ngô rau 10

1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới 15

1.2.1 Tình hình sản xuất 15

1.2.2 Các kết quả nghiên cứu về phân bón 18

1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20

1.4 Vai trò của yếu tố kali đối với cây ngô 24

1.4.1 Vai trò 24

1.4.2 Các dạng đạm trong đất 24

1.5 Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết 27

1.6 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí tượng vùng thực hiện đề tài 27

Trang 6

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30

2.1.1 Thời gian 30

2.1.2 Địa điểm 30

2.2 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu 30

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng 30

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 33

2.4 Nội dung nghiên cứu 33

2.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển 33

2.4.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 33

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến sinh trưởng và phát triển Ngô rau 35

3.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây Ngô rau 35

3.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển 38

3.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều dài và chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất 42

3.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến khả năng tích lũy vật chất khô qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển Ngô rau 43

Trang 7

3.1.5 Ảnh hưởng của các liều lượng phân kali đến diện tích lá (LA) và

chỉ số diện tích lá Ngô rau (LAI) 46

3.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Ngô rau 47

3.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau lên sự hình thành số bắp hữu hiệu trên cây 47

3.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến chiều dài, đường kính, trọng lượng bắp và bao tử 50

3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến tình hình sâu bệnh 52

3.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali đến năng suất của giống Ngô rau 54

3.4 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 57

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 62

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT : Công thứcCTTN : Công thức thí nghiệm

DT : Diện tích

LA : Diện tích lá

LAI : Chỉ số diện tích lá

NSG : Ngày sau gieoNSLT : Năng suất lý thuyếtNSTLX : Năng suất thân lá xanhNSTT : Năng suất thực thu

PC : Phân chuống

TB : Trung bình

TC : Trổ cờ

TMax : Nhiệt độ tối cao tháng

TMin : Nhiệt độ tối thấp tháng

TTB : Nhiệt độ trung bình thángVCK : Vật chất khô

XN : Xoắn nõnXNK : Xuất nhập khẩu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng của Ngô rau so với các loại rau khác 8

Bảng 1.2 Thành phần hoá học của thân, lá và lá bi của Ngô rau (%) 9

Bảng 1.3 Giá trị xuất khẩu ngô bao tử của Thái Lan (USD) 16

Bảng 1.4 Diện tích, năng suất, sản lượng Ngô rau ở Thái Lan (1987 -1991) 17

Bảng 1.5 Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc mật độ và phân bón 19

Bảng 1.6 Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc vào việc bón các nguyên tố dinh dưỡng riêng rẽ hay đầy đủ 20

Bảng 1.7 Cân đối dinh dưỡng cho ngô đông trên đất phù sa sông Hồng 22

Bảng 1.8 Hàm lượng kali trên một số loại đất chính ở Việt Nam 26

Bảng 1.9 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông 2011 28

Bảng 3.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển 35

Bảng 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển 39

Bảng 3.3 Chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp thứ nhất 42

Bảng 3.4 Khả năng tích lũy vật chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển 44

Bảng 3.5 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở giai đoạn xoắn nõn 46

Bảng 3.6 Tỷ lệ số bắp hữu hiệu trên cây của các công thức thí nghiệm 48

Bảng 3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất Ngô rau 51

Bảng 3.8 Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức tham gia thí nghiệm 53

Bảng 3.9 Năng suất của Ngô rau LVN23 ở các công thức thí nghiệm 55

Bảng 3.10 Lợi nhuận thu được từ các công thức thí nghiệm 57

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô ở các giai đoạn phát

triển 40 Hình 3.2 Khả năng tích lũy vật chất khô qua các giai đoạn sinh trưởng,

phát triển của Ngô rau 45 Hình 3.3 Tổng tỷ lệ các cây có từ 2 ÷ 4 bắp hữu hiệu ở các công thức 49

Hình 3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 55

Trang 11

MỞ ĐẦU

Cây ngô (Zea mays L.) thuộc chi maydeae, thuộc họ hòa thảo Gramineae, là

cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mỳ và lúa gạo, góp phầnnuôi sống 1/3 dân số trên thế giới Những năm gần đây, cây ngô còn là cây thựcphẩm có giá trị cao về dinh dưỡng, người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau - một loạithức ăn cao cấp đang được thị trường quốc tế ưa chuộng

Ngô rau là một trong những cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệpsạch, sản phẩm chính là bắp non thu hoạch vào giai đoạn còn non khi chưa thụ phấn.Cây sinh trưởng mạnh ít sâu bệnh phá hại nên hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật.Bắp bao tử được sử dụng trực tiếp ngay sau khi thu hoạch hay được chế biến đónghộp làm thức ăn cao cấp trong các nhà hàng, siêu thị, ngành hàng không và xuấtkhẩu… Ngoài ra, sau khi thu hoạch bắp non, phần thân và lá là nguồn thức ăn giàudinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc hay được sử dụng làm thức ăn cho cá lồng…

Ở khu vực Bắc Trung Bộ giống Ngô rau mới được đưa vào trồng thử nghiệm

ở một số huyện: Hương Trà, Hương Long (Huế) Riêng ở Nghệ An việc trồng Ngôrau là còn khá mới với bà con nông dân, và chưa có nhiều nghiên cứu về tính thíchứng của giống trên các nền đất cũng như điều kiện khí hậu của vùng

Ngô rau là cây ngắn ngày (thời gian mỗi vụ khoảng 65 - 70 ngày) do đó yếutố phân bón bổ sung cho cây rất cần thiết Trong đó kali là một trong những yếu tốdinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò quyết định trong tạo năng suất và chất lượngsản phẩm Song những nghiên cứu về phân bón cho Ngô rau còn hạn chế

Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống Ngô rau LVN 23 trồng trong vụ Đông năm 2011 trên nền đất cát pha tại xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An”.

Thành công của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc áp dụng vào thực tiễnsản xuất Ngô rau, mở rộng đưa sản phẩm Ngô rau có mặt rộng rãi trên thị trường.Góp phần đa dạng hoá sản phẩm rau, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triểnnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nông sản có giá trị cao

Trang 12

* Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định ảnh hưởng của phân kali đến sinh trưởng, phát triển của Ngô rau

- Xác định ảnh hưởng của phân kali đến các chỉ tiêu năng suất và các yếu tốcấu thành năng suất

- Từ đó xác định liều lượng phân kali phù hợp cho cây Ngô rau LVN 23trồng trên đất cát pha tại xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An để từ đó nâng caohiệu quả sử dụng phân kali cho cây Ngô rau khi trồng trên chân đất cát pha

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp xác định được liều lượng phân kali cóảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng, phát triển Ngô rau Phân kali ảnh hưởngđến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất để từ đó tìm ra biện pháp kỹ thuậtthích hợp tác động vào giai đoạn đó

Ngoài ra, qua việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển các yếu tố cấuthành năng suất và biết được sự ảnh hưởng của phân kali đến các yếu tố đó với năngsuất thực thu của giống Ngô rau LVN 23

Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở dẫn liệu khoa học về liều lượng phânbón kali cho giống Ngô rau LVN 23 nói riêng và liều lượng phân tổng hợp NPK nóichung, là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy, chothực tiễn sản xuất của các địa phương ở Nghệ An cũng như khu vực Bắc Trung Bộtrong việc xác định liều lượng bón phân kali cho Ngô rau Đặc biệt kết quả nghiêncứu của đề tài sẽ cho chúng ta biết được vai trò của yếu tố phân bón kali đối với sảnxuất Ngô rau trên nền đất cát pha ven biển Xác định được liều lượng phân kali phùhợp từ đó xây dựng quy trình bón phân phù hợp cho Ngô rau nhằm nâng cao hiệulực của phân bón, giảm chi phí đầu vào và tăng hiệu quả kinh tế Ngoài ra còn cungcấp thông tin đầy đủ về phương pháp bảo quản sản phẩm ngô bao tử đóng hộp, làtiền đề cơ bản cung cấp cho mọi người về phương pháp bảo quản sản phẩm nôngsản sau thu hoạch

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu chung về cây Ngô rau

Cây Ngô rau (zea mays L.) tên tiếng Anh là Baby corn là một trong những

cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệp sạch Sản phẩm chính của Ngô rau làlõi non khi bắp mới phun râu, về lý thuyết giống ngô thường cũng có thể lấy bắpnon để dùng làm Ngô rau, song vì mẫu mã đòi hỏi một số yêu cầu như kích thướclõi, dáng hình lõi, độ mịn và màu sắc Do Ngô rau còn non nên hàm lượng nước(89,10%), protein (1,90g), vitamin (64,00g), gluxit, lipit… đều cao, nên có thể dùng

ăn tươi, xào nấu hoặc đóng hộp để bảo quản [6, tr 35] Hiện nay, Ngô rau là loạirau cao cấp đang được thị trường quốc tế ưa chuộng, nhiều khách hàng lớn quantâm và đặt mua đồ hộp ngô bao tử ở các nước sản xuất Ngô rau lớn như TrungQuốc, Thái Lan (các nước sản xuất ngô bao tử với sản lượng lớn)… Những nămgần đây đồ hộp ngô bao tử ở Việt Nam hoàn toàn đảm bảo yêu cầu chất lượng, mỹquan mà giá thành lại rẻ hơn Sản phẩm Ngô rau đã được sử dụng ở nhiều nước đặcbiệt các đô thị lớn, khu công nghiệp, du lịch… Ngoài ra, sau khi thu hoạch bắp non,phần thân và lá là một khối lượng rất lớn làm thức ăn rất tốt cho đại gia súc đặc biếtlà bò sữa, cá lồng…

Do thời gian sinh trưởng ngắn hơn ngô hạt và giá trị thu được cao hơn nênNgô rau mở ra một cơ hội mới cho người trồng ngô Lợi ích thu được từ Ngô raukhông nhỏ, song cũng gặp không ít khó khăn Sở dĩ như vậy là do việc trồng Ngôrau còn khá mới mẻ với người dân Diện tích Ngô rau tại Việt Nam còn chưa nhiềuchủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long Riêng ở khuvực miền Trung thì chỉ mới được đưa vào trồng thử nghiệm trong một vài năm gầnđây Trong thời gian tới, nhu cầu thị trường ngày càng cao, cần mở rộng diện tíchtrồng Ngô rau, đặc biệt quy trình kỹ thuật trồng, sản xuất và chăm sóc để mang lạihiệu quả cao nhất Để phát huy tiềm năng cây Ngô rau về năng suất và phẩm chất,phát huy thế mạnh nông nghiệp của cây Ngô rau, các nhà tạo giống nghiên cứu phải

Trang 14

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như: cải tạo và chọn giống thích hợp,

có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tốt, biện pháp sử dụng nguồn phân hợp lý trongthâm canh… Theo ý kiến của các nhà khoa học nghiên cứu ngô ở Việt Nam, giốngNgô rau còn phải có thêm những đặc điểm sau: Có thời gian sinh trưởng ngắn đểquay vòng được nhiều vụ trong năm, có nhiều bắp để tăng năng suất, có độ đồngđều cao để quá trình thu hoạch được tập trung [6, tr 61 - 62]

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại

Theo Vavilop (1926) ngô có nguồn gốc từ châu Mỹ (Mêhicô và Pêru) TheoWilkes (1988) ngô bắt nguồn từ một loài cây hoang dại ở miền Trung Mêhico Haitrung tâm trồng ngô lâu đời nhất là Mêhico và Trung Mỹ (cách đây khoảng 5000năm) Từ Mêhicô và Trung Mỹ ngô được nhập sang Pêru và Bôlivia cách đây khoảng

3000 năm Từ châu Mỹ nó được chuyển sang châu Âu, châu Á và châu Đại Dương

Ở Việt Nam cây ngô được trồng từ thế kỷ 17, Trần Thế Vinh (người SơnTây) là người có công đưa ngô từ Trung Quốc về trồng (theo Lê Quý Đôn trongVân đài loại ngữ) Sau đó nó được phát triển rộng rãi và lan truyền ra các nước Làovà Campuchia Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng ngô được chuyển vàoĐông Dương và Myanma qua Inđônêxia [6, tr 37 - 38]

1.1.2 Đặc điểm thực vật học

Ngô rau có tất cả các đặc điểm của một giống ngô tẻ lấy hạt cho tinh bột, ngônếp hoặc ngô đường

Thân: Ngô là cây thân thảo sinh trưởng rất mạnh, cây cao từ 2 ÷ 4m, có

nhiều lóng, số lóng biến động từ 6 ÷ 7 đến 21 ÷ 22 tuỳ thuộc vào giống và điều kiệnsinh trưởng, bình thường ngô có 14 ÷ 15 lóng Ở các đốt xuất hiện các chồi nách,phía trong thân là tầng nhu mô ruột xốp Ngô rau, sau khi thu sản phẩm thân vẫnxanh non có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

Lá: Ngô có lá to, dài, có màu xanh với các đường gân song song Lá có các

bộ phận chính sau: bẹ lá, phiến lá, thìa lá Sau khi bao lá mọc mầm lên khỏi mặt đấtthì xuất hiện các lá chính Số lượng lá trên cây phụ thuộc vào giống

Rễ: Hệ rễ cây ngô hoàn chỉnh chia làm 3 nhóm: rễ mầm, rễ đốt (rễ phụ cố

định) và rễ chân kiềng Ở giai đoạn cây con, ngô có rễ mầm là rễ mọc từ hạt Rễ

Trang 15

này chỉ tồn tại khi cây có 4 ÷ 5 lá thật Rễ này có hai loại: rễ mầm sơ sinh và rễmầm thứ sinh.

Hệ rễ đốt (rễ phụ cố định) là rễ mọc quanh các đốt gần gốc của ngô nằm dướimặt đất phát triển rất mạnh, có số lượng từ 8 ÷ 16 rễ/đốt, thường xuất hiện khi câyngô có từ 3 - 4 lá thật Hệ rễ này có thể mọc sâu xuống tới 2,5 ÷ 5 m và rộng 1,2 m.Nhờ có hệ thống rễ phát triển mạnh, ngô có thể hút nước và chất dinh dưỡng Đồngthời nhờ hệ thống rễ này khoẻ nên ngô là cây trồng chịu hạn tốt

Rễ chân kiềng to và nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở trênmặt đất, mọc quanh các đốt ở phần thân sát gốc, gần mặt đất Rễ chân kiềng giúpcho cây chống đổ và bám chặt vào đất, đồng thời tham gia quá trình hút nước vàdinh dưỡng

Hoa: Ngô là cây có hoa đơn tính cùng gốc Hoa cái được sinh ra từ các chồi

nách các lá, nhưng chỉ có 1 ÷ 4 chồi giữa thân mới có khả năng tạo thành bắp Hoacái có cuống gồm nhiều đốt rất ngắn, mỗi đốt có một lá bi bao bọc nhằm bảo vệbắp Ngô rau được thu hoạch khi hoa cái chưa phun râu, chưa thụ phấn nên đượcgọi là ngô bao tử Cây ngô có thể cho 1 ÷ 5 bắp, nhưng thông thường chỉ có 2 bắp.Trong trường hợp để giống thì hoa phun râu trong khoảng 5 ÷ 12 ngày, bắp trênphun râu trước, bắp dưới phun râu sau khoảng 2 ÷ 3 ngày Đây là một đặc điểm cầnchú ý để xác định thời gian thu hoạch các bắp trên cây Trên cùng một bắp thì cáchoa cái gần cuống bắp phun râu trước, rồi sau đó mới đến các hoa ở đỉnh bắp

Hoa đực mọc trên đỉnh cây tạo thành một cái chổi, ta quen gọi là bông cờ.Bông cờ có nhiều gié, các gié mọc đối nhau trên trục chính hoặc trên các nhánh.Mỗi gié có nhiều hoa đực, hạt phấn ngô rất mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ và ẩmđộ Hoa đực xuất hiện trước hoa cái 10 ÷ 12 ngày Việc ra hoa của ngô phụ thuộcnhiều vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và giống, thông thường ngô rahoa sau khi nảy mầm 50 ÷ 60 ngày Mỗi bông cờ có từ 700 ÷ 1400 hoa, mỗi hoa có

3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn chứa khoảng 1000 ÷ 2500hạt phấn Bông cờ thường tung phấn trong khoảng 5 ÷ 8 ngày (vào mùa ấm) và 10 ÷

12 ngày (vào mùa rét) Hoa thường nở theo thứ tự 1/3 đỉnh trục chính, sau đó theo

Trang 16

thứ tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong Hoa tung phấn rộ vào khoảng 8 ÷

10 giờ sáng và 2 ÷ 4 giờ chiều

Hạt: Ngô có hạt khá to, hạt ngô được cấu tạo bởi tinh bột, chất xơ, chất béo,

sinh tố và các khoáng chất Hạt giống có thể nảy mầm ở 8 ÷ 100C Hạt ngô thuộcnhóm quả dĩnh gồm 5 bộ phận chính sau: vỏ hạt, lớp màng, phôi, nội nhũ và mũhạt Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng, gồm 2phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng Phôi chiếm gần 1/3 diện tích hạt, gồm các phần:lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm, chồi mầm và phần ngăn cách giữa phôi và nộinhũ

1.1.3 Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh

Ngô rau là cây thích ứng rộng và đa dạng, nó có thể sinh trưởng từ vĩ độ 580

Bắc đến 400 Nam, từ độ cao so với mực nước biển là 0 ÷ 3000 m, từ vùng khô hạnđến vùng ẩm ướt [6, tr 41]

Nhiệt độ

Nói chung ngô là cây ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 23 ÷

250C Nhiệt độ nảy mầm là từ 8 ÷ 120C, tối thích là 300C, nhiệt độ tối đa mà hạt

có thể nảy mầm là 40 ÷ 450C Ở nhiệt độ 20 ÷ 210C thời gian từ gieo đến mọcmầm mũi chông là 4 ÷ 5 ngày, nhiệt độ 16 ÷ 180C thời gian này kéo dài 8 ÷ 10ngày Tổng tích ôn từ 1700 ÷ 37000C [6, tr 42] Tuy nhiên theo các nhà nghiêncứu cây ngô Việt Nam thì tổng tích ôn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng củacác giống ngô

Ánh sáng

Ngô là cây ưa ánh sáng, nhất là giai đoạn cây con, nó thuộc nhóm cây ngàyngắn, là cây có chu kỳ quang hợp C4, cường độ quang hợp cao Nói chung điềukiện ánh sáng ở Việt Nam thoả mãn yêu cầu sinh trưởng của Ngô rau Tuy nhiên,khả năng sử dụng ánh sáng là tương tác giữa việc hấp thụ ánh sáng rơi xuống trên

bề mặt lá với năng lực quang hoá của lá Do vậy việc bố trí mật độ để đảm bảo cấutrúc quần thể ruộng ngô thích hợp thì mới phát huy hết khả năng cho năng suất củagiống Ngô rau có vòng đời ngắn không đòi hỏi sự vận chuyển sản phẩm quang hợp

Trang 17

vào bắp ở giai đoạn làm hạt Do đó mật độ có thể tăng gấp đôi ngô trồng lấy hạt,vẫn đủ ánh sáng cho cây quang hợp và cho năng suất cao Hiện nay xu thế chọngiống Ngô rau có góc độ lá hẹp để tăng mật độ trồng lên cao, do đó tăng năng suấtthương phẩm.

Ẩm độ

Ngô là cây ưa nước nhưng lại chịu hạn rất tốt do có bộ rễ phát triển Để đảmbảo năng suất cao, cây Ngô rau yêu cầu đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng,nhưng quan trọng nhất là thời gian trước lúc ra hoa Trong các vụ Ngô rau, phải chúý chống hạn cho ngô đông và ngô xuân ở đầu vụ

Đất và dinh dưỡng

Ngô rau có thể trồng trên bất cứ một loại đất nào, tuy nhiên nó thường đượcgieo trên các loại đất tận dụng và tăng vụ như đất mạ, đất bãi ngập lụt ven sông, đấtsau hai vụ lúa do chu kỳ sinh trưởng của Ngô rau ngắn Nhưng Ngô rau cho thuhoạch cao nhất ở chân đất nhiều mùn, đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất thịt nhẹ,

pH trung tính, dễ thoát nước

1.1.4 Giá trị kinh tế của Ngô rau

1.1.4.1 Ngô rau là một mặt hàng xuất khẩu

Ngô rau là loại rau cao cấp được thị trường quốc tế rất ưa chuộng, bởi vì nókhông chỉ là loại rau có chất lượng thương phẩm tốt mà Ngô rau còn là loại rau antoàn nhất trên thế giới hiện nay Do đó, nó đã trở thành một mặt hàng xuất khẩumang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nước trên thế giới đã xem mặt hàng này như làmột mặt hàng xuất khẩu chính yếu của họ mà điển hình là Thái Lan Trong nhữngnăm vừa qua Thái Lan là nước đã có đóng góp lớn trong việc sản xuất và sử dụngdạng ngô bao tử làm rau Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 đã là một trongnhững nước của khu vực đề xuất việc dùng ngô non làm rau và xuất khẩu ra rấtnhiều nước châu Âu và châu Á Trong những năm đầu Thái Lan xuất khẩu Ngô rautươi, nhưng thực tế việc xuất khẩu tươi gặp rất nhiều khó khăn nên những năm saunày sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thông qua chế biến đóng hộp Sản lượng Ngô rauxuất khẩu tăng nhanh và đã mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước này

Trang 18

Hiện nay, ở Việt Nam nhiều cơ quan nghiên cứu và công ty kinh doanh đãnghiên cứu và đưa ra xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất Ngô rau có năngsuất, chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao, những mẫu Ngô rau đóng hộp, đônglạnh đảm bảo chất lượng

1.1.4.2 Giá trị dinh dưỡng của Ngô rau

Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng của Ngô rau so với các loại rau khác

(từ 100 g phần ăn được)

Thành phần Ngô rau Sulơ Cải bắp Cà chua Cà chuột Dưa

Độ ẩm (%) 89,10 90,30 92,10 94,10 92,50 96,40Chất béo (g) 0,20 0,04 0,20 0,20 0,20 0,20Protein (g) 1,90 2,40 1,70 1,00 1,00 0,60Hydrat cacbon (mg) 8,20 6,10 5,30 4,10 5,70 2,40

Tro (g) 0,06 0,80 0,70 1,60 0,60 0,40Canxi (mg) 28,00 34,00 64,00 18,00 30,00 19,00Phôtpho (mg) 86,00 50,00 26,00 18,00 27,00 12,00Sắt (mg) 0,10 1,00 0,70 0,80 0,60 0,10Vitamin (IU) 64,00 95,00 75,00 735,00 130,00 0,00Axic ascorbic (mg) 11,00 10,00 62,00 29,00 5,00 10,00

(Nguồn: Chamnan Chutkaev, 1994 trong Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp)

Ngô rau cũng là loại ngô có thể lấy hạt nhưng được thu hoạch sớm ở giaiđoạn ngô non Ngô rau trong điều kiện trồng trọt bình thường, được đảm bảo hoànthành chu kỳ sinh trưởng cũng có thể thu hoạch như ngô bình thường Tuy nhiên,không phải tất cả ngô lấy hạt khi thu hoạch non đều có thể làm Ngô rau Ngô rau làmột lọai rau tươi cao cấp chứa nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin, chấtkhoáng Mặt khác, ngô non là một loại rau sạch không có dư lượng kim loại nặng

Trang 19

từ thuốc trừ sâu, vì rau được thu hoạch khi cây còn ở giai đoạn ít bị sâu bệnh hạinên việc dùng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế và hầu như không cần thiết Chínhvì ít bị sâu bệnh hại nên tồn dư các chất độc do nấm tiết ra cũng không có Ngô nonlại được bọc kín trong lá bi, phần sử dụng làm rau là bắp non nên hàm lượng nitrat(NO3) tồn dư trong sản phẩm rất ít.

Sản phẩm chính của Ngô rau là bắp bao tử dùng làm thức ăn tươi như mộtloại thực phẩm sạch, nó còn lại là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồhộp Trên thế giới có một số nước có công nghệ sản xuất ngô bao tử đóng hộp rấtphát triển Hiện nay tiêu chuẩn và quy trình đóng hộp ngô bao tử được quy định rấtchặt chẽ Ngô đủ tiêu chuẩn đóng hộp cần phải có độ đồng đều cao, có màu vàngsáng và ở trạng thái giòn [3, tr 136]

1.1.4.3 Ngô rau cung cấp thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng

Bảng 1.2 Thành phần hoá học của thân, lá và lá bi của Ngô rau (%)

Thành phần Thân Lá Cây không bắp bắp xanh Lá bi

Độ ẩm 73,6 68,9 77,3 63,5Protein thô (N x 6,25) 1,3 3,2 1,3 1,8

Các chất chiết xuất không đạm 14,5 15,4 13,6 20,9

(Nguồn: Slusanschi (1957) trong Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp)

Ngô rau được thu hoạch vào giai đoạn bắt đầu phun râu, khi sự tích luỹ cácchất đồng hóa đang ở mức cao nhất, là giai đoạn cho năng suất sinh học Ngoài bắpngô bao tử được thu hoạch làm rau còn cho sản lượng thân lá xanh cao trên một đơn

vị diện tích gieo trồng

Trang 20

Ngô rau cho năng suất thân lá xanh từ 13,6 ÷ 30,4 tấn/ha và 3 ÷ 5 tấn lá bixanh/ha tuỳ thuộc vào giống và vụ gieo trồng Bên cạnh đó Ngô rau được thu hoạchvào giai đoạn cây đang sinh trưởng mạnh cho nên thân lá của Ngô rau còn chứa mộtlượng lớn chất dinh dưỡng Đây là nguồn phế phụ phẩm quan trọng trong chănnuôi Hơn nữa Ngô rau có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông muộn, điềunày đã đóng góp một phần khá lớn thức ăn cho gia súc vụ đông, là vụ thường khanhiếm thức ăn cho gia súc [3, tr 126].

1.1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc Ngô rau

Thời vụ

Thời vụ trồng Ngô rau không khắt khe vì sản phẩm chính của Ngô rau là thuhoạch bắp bao tử chưa thụ phấn, tuy thời vụ không chặt chẽ nhưng Ngô rau cũngcần trồng vào các thời vụ có đủ điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển bìnhthường Ngoài các yếu tố mà con người tác động như bón phân, chăm sóc thì yếu tốkhí hậu thời tiết cũng cần lưu ý Nhất là thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm ảnhhưởng đến sự kích thích ra bắp của cây Ngô rau Tuy chủ yếu thu bắp bao tử nhưngcũng cần chọn thời vụ tốt nhất cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế chongười trồng

- Vụ xuân là thời vụ chính gieo hạt tháng 2, thu rau vào cuối tháng 4dương lịch

- Vụ đông: gieo hạt tháng 9, thu rau vào tháng 11 dương lịch

Ngô rau có thể trồng được quanh năm tuy nhiên, theo khuyến cáo không nêntrồng vào các tháng cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12, các tháng này thường gặpkhô hạn, thời tiết rét gây ảnh hưởng rất lớn đến sự ra bắp và chất lượng bao tử kém

Kỹ thuật làm đất

Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, san phẳng mặt luống và đảm bảo độ ẩm đấtkhoảng 70 ÷ 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng sao cho đất đồng đều Theo hướng dẫncủa Viện nghiên cứu ngô Việt Nam có thể làm đất theo hai phương pháp trên đấtmàu và đất ướt sau 2 vụ lúa

- Trên đất màu; sau khi giải phóng cây trồng trước, đất được cày sâu (15 ÷ 20cm) và bừa kỹ như chuẩn bị đất cho ngô lấy hạt Sau khi bừa san phẳng ruộng thì

Trang 21

tiến hành rạch hàng cách nhau 70 cm, bỏ phân chuồng và phân vô cơ bón lót vàorãnh và lấp lại.

- Trên đất ướt; sau khi gặt lúa, đất được lên luống rộng 90 ÷ 110 cm vàđường rãnh khoảng 30 cm Sau đó lên luống làm 2 hàng rãnh nông cách nhau 70

cm và cách mép luống 10 ÷ 20 cm Trên hàng rãnh bỏ phân chuồng hoai chờ đặtbầu ngô

Mật độ và khoảng cách

Sản phẩm chính của Ngô rau là bắp non cho nên Ngô rau phải trồng dày hơnngô lấy hạt Mật độ trồng khoảng từ 9,5 ÷ 12,5 vạn cây/ha Đối với giống ngắn ngàynhư LVN23 và TSB- 2 có thể gieo dày: 70 cm × 25 cm × 2 cây hoặc 60 cm × 10 cm

× 1 cây [12, tr 79]

Phân bón

Ngô rau chủ yếu thu hoạch bắp non, do vậy về nguyên lý ta nên cần bónphân đạm, giảm phân lân, kali song cũng cần cân đối giữa các yếu tố phân vô cơ đểđảm bảo cho cây phát triển tốt

Lượng phân đảm bảo năng suất cao

- Phân chuồng bón càng nhiều càng tốt

- Phân đạm: 140 N

- Phân lân: 60 ÷ 80 P2O5

- Phân kali: 40 ÷ 60 K2O

Cách bón:

Toàn bộ phân chuồng và phân lân bón lót trước khi gieo [12, tr 79 - 80]

- Khi cây ngô lên 3 - 4 lá thì bón 20% lượng đạm + 20% lượng kali

- Khi cây ngô 7 - 8 lá bón 40% lượng đạm + 40% lượng kali

- Khi cây ngô xoắn nõn bón 40% lượng đạm + 40% lượng kali

Chăm sóc

Vì cây Ngô rau có thời gian sinh trưởng ngắn ngày nên cần chăm sóc sớm,xới phá váng khi cây được 3 - 4 lá và kết hợp bón phân lần 1, không cần rạch hàngmà nên rải phân cách gốc 10 cm sau đó lấp đất hai bên để giữ ẩm gốc cây ngô Sau

Trang 22

khi cây được 7 - 8 lá xới cỏ và nhặt sạch cỏ gốc, rạch hàng cách gốc khoảng 15 cmbón phân sau đó vun cao 2 bên Khi cây bước vào giai đoạn xoắn nõn chuẩn bị trổcờ nhổ sạch cỏ dại xung quanh gốc, rạch hàng cách gốc 15 ÷ 20 cm bón phân vàosau đó vun lên xung quanh gốc Nên bón vào buổi chiều hoặc những ngày trời ítnắng tránh sự bốc hơi, nếu đất khô nên kết hợp tưới nước và bón phân.

Rút cờ

Rút cờ trên ruộng sản xuất Ngô rau là rất cần thiết Đây là một biện pháp kỹthuật đặc biệt được sử dụng riêng cho quy trình sản xuất Ngô rau Rút cờ sớm sẽmang lại các hiệu quả sau:

- Cờ được rút bỏ kịp thời thì lượng dinh dưỡng sẽ được tập trung để nuôi bắpnên bắp phát triển nhanh hơn, do vậy thời gian từ gieo đến thu hoạch sẽ rút ngắn hơn

- Rút cờ sẽ ngăn cản quá trình thụ phấn, ngăn cản sự phát triển của hạt do đónâng cao chất lượng ngô thương phẩm

- Rút cờ làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích do tăng số lượng bắp thuhoạch được trên cây Rút cờ làm tăng số lượng bắp thương phẩm, nếu có bắp bị bỏsót của lứa thu hoạch trước trên cây chưa rút cờ thì chúng sẽ được thụ phấn, nhữngbắp này phát triển rất nhanh, không đảm bảo phẩm cấp của Ngô rau Còn ở cây đãrút cờ, bắp non còn sót lại không có khả năng thụ phấn, sẽ non lâu

- Rút cờ tăng trọng lượng bắp non Thông thường khoảng 45 ÷ 50 ngày saukhi gieo hoặc khi tung phấn cho rút cờ

Phòng trừ sâu bệnh

Ngô rau được thu hoạch ở đoạn còn non, khi cây đang ở tuổi sinh trưởngmạnh nhất, nên ít bị sâu bệnh hại Tuy nhiên đôi khi vẫn thấy xuất hiện một số sâubệnh hại chính như: Sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân và rệp Một số bệnh hại chínhnhư bệnh héo xanh, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá có thể dùng biện pháp phòng trừtổng hợp (IPM) và IPM - B Trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốchóa học bảo vệ thực vật thì nên phun trước khi thu hoạch sản phẩm theo thời giancách ly cho phép đã được cục bảo vệ thưc vật thông báo (phụ lục 2)

Thu hoạch

Trang 23

Khi bắp phun râu dài từ 0,5 ÷ 1,5 cm tùy từng giống thì có thể thu hái bắpngay, nếu để râu dài bắp non kém chất lượng Ngô rau có thể thu hoạch phụ thuộcvào từng giống ngắn hay dài ngày, từng vụ khoảng từ 45 ÷ 70 ngày sau khi gieo.Thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 ÷ 10 ngày Tuy nhiên do đặc tính từng giống chonên tốt nhất nên thu hoạch mẫu kiểm tra bao tử trước khi quyết định thu hoạch đạitrà Kích thước đạt tiêu chuẩn dài từ 6,5 ÷ 8 cm, đường kính 1,0 ÷ 1,4 cm.

Ngô rau nên thu hoạch 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiềutránh sự sót bắp trong quá trình thu hái, có 2 cách thu hoạch

- Có thể bẻ cả bắp và lá

- Có thể thu bằng cách lấy móng tay tách đôi bẹ lá bẻ lấy bắp ra khỏi cây Cách thu bẹ bắp có cả lá kèm theo, cách này lấy lá cho trâu bò ăn, nên thuhái hằng ngày tránh để sót bắp, khi thu hái hết bắp sau đó chặt ngọn cho chăn nuôi,còn thân cây cuốc gốc phơi ngay tại ruộng sau đó mang về làm chất đốt rất tốt

Còn cách tách lấy bắp để lại lá trên cây thu sau cùng, phương pháp này phùhợp cho những hộ không chăn nuôi mà chủ yếu bán cây xanh cho các hộ chăn nuôi

Bảo quản và chế biến

Sau khi thu hoạch xong tốt nhất là sản phẩm được giao còn cả lá bi, vì quátrình thu hoạch được dễ dàng nhanh chóng và việc vận chuyển không gây tổn hạiđến phẩm chất sản phẩm Đôi khi do yêu cầu của khách hàng cần tổ chức sơ chế vàphân loại sản phẩm tại chỗ thì cần phải bóc lá bi để lấy lõi, phân loại và sơ chế Sảnphẩm được đóng vào túi ni lông theo yêu cầu và vận chuyển đến nơi tiêu thụ, trongtrường hợp chưa tiêu thụ kịp thời sản phẩm cần được bảo quản ở kho mát hoặc cáccông tơnơ có điều hòa nhiệt độ ở 50C

Quá trình chế biến đóng hộp để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước vàxuất khẩu được thực hiện theo quy trình sau

- Nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu còn tươi để chế biến, ngô cần được thuhoạch đúng độ chín Thời điểm thu hoạch khoảng 50 ÷ 60 ngày sau trồng, khi ngômới chớm nhú râu Nhìn hình thái bề ngoài bắp ngô non đạt được đường kính chỗ

Trang 24

lớn nhất cả vỏ là 2,2 ÷ 2,5 cm (hay 1,5 cm đã bóc vỏ) Bắp ngô thẳng, đều, không bịcông queo, dị dạng, kích thước phù hợp với kích thước của bao bì.

Sau khi lựa chọn, phân loại, tiến hành bóc vỏ, gỡ bỏ hết râu cùng các tạpchất, sau đó mang rửa trong bể nước luân lưu nhằm loại bỏ hoàn toàn râu ngô vànhững tạp chất trên bắp

- Chần và làm nguội: Mục đích quá trình chần nhằm đình chỉ mọi quá trìnhbiến đổi hóa sinh enzim bên trong bắp ngô non, tiêu diệt các vi sinh vật hại trên bềmặt bắp, làm mềm một phần cấu trúc bắp ngô để phù hợp với người tiêu dùng vàđuổi hết không khí ở bên trong sản phẩm, làm ngưng các phản ứng oxy hóa trongnguyên liệu, giữ sản phẩm có được màu trắng ổn định

Để chế biến 20 kg nguyên liệu mỗi mẻ, dùng thùng inox (hay nồi nhôm)dung tích 50 lít, cho vào đó 30 lít nước, đun sôi rồi đổ ngô vào, duy trì nhiệt độ sôi

2 ÷ 3 phút rồi vớt ngô chuyển ra sang bể nước luân lưu làm lạnh nhanh đến nhiệt độmôi trường (có thể tiếp tục dùng nồi nước để chần mẻ tiếp theo sau khi bổ sung đủnước) Việc làm nguội nhanh ngô sau khi chần có tác dụng làm nguyên liệu giữđược độ dòn, không bị mềm, nát Sau khi làm nguội, ngô bao tử được vớt ra, để ráonước chuẩn bị xếp vào hộp

- Xếp hộp (lọ): Có thể dùng lọ thủy tinh hay hộp kim loại để làm bao bì chứađựng Lọ thủy tinh được rửa sạch sau đó tráng bằng nước nóng để khử trùng rồi úpngược (hay sấy) cho khô Nắp lọ được ngâm trong nước sôi và cũng được sấy khô.Xếp ngô vào lọ theo từng lớp đứng, không xếp đầy chặt lọ, chừa không gian để rótdung dịch Thường dùng lọ 550 ml, xếp khoảng 330 ÷ 350 gam ngô bao tử sau đótiến hành rót dịch

- Pha chế và rót dịch: Lượng dịch cần pha chế cho 20 kg nguyên liệu khoảng

15 lít Cần 250 gam muối tinh và 75 gam axit citric (nguồn từ giấm gạo) hòa đềutrong 15 lít nước, đun sôi 5 phút cho các thành phần hòa tan hoàn toàn Để nguộiđến 850C thì tiến hành rót dịch vào lọ đã xếp ngô bao tử Rót sao cho lượng dịchcòn cách miệng lọ 1,5 cm, sau đó đóng nắp và đem thanh trùng

Trang 25

- Thanh trùng: Sản phẩm được thanh trùng ở nhiệt độ 115 C trong 20 phút.Chú ý nhiệt độ thanh trùng cần được nâng lên từ từ (quá trình làm nguội cũng hạ

từ từ) tránh tăng giảm nhiệt độ đột ngột làm nứt vỡ lọ Sau khi thanh trùng, tiếnhành làm nguội sản phẩm đến nhiệt độ 35 ÷ 400C, vớt ra để khô, sau đó dán nhãnvà đóng thùng

Sản phẩm sau khi chế biến có chất lượng tốt phải đạt được các tính chất:Màu sắc trắng hơi vàng, không có bắp bị gãy, vỡ, nước trong suốt, hương vị thơm,không có mùi lạ, vị chua - ngọt - mặn hài hòa Sản phẩm sau chế biến có thể đểđược 3 ÷ 6 tháng chất lượng vẫn đảm bảo [22]

Để đảm bảo trồng ngô cho sản phẩm sạch cần tuân thủ theo những quy địnhchung về tiêu chuẩn cụ thể về mức độ an toàn cho phép đã được Sở Khoa học Côngnghệ và Môi trường Hà Nội ban hành ngày 2/5/1996 (Phụ lục 1)

1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới

1.2.1 Tình hình sản xuất

Ngô rau đã trở thành cây thực phẩm, người ta sử dụng ngô bao tử làm rautươi cao cấp, làm đồ hộp, làm nước ép… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuấtkhẩu Trên thế giới, nhiều nước chú trọng phát triển Ngô rau vì nó đem lại lợi tứccao Các nước vùng lãnh tổ sản xuất chính: Thái Lan, Đài Loan, Guatemala, NamPhi, Zambia, Zimbabue… trong đó Thái Lan là một nước xuất khẩu chính

Thái Lan là nước đã có đóng góp lớn trong việc sản xuất và sử dụng dạngngô bao tử làm rau Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 Thái Lan là một trongnhững nước của khu vực đề xuất việc dùng ngô non làm rau và xuất khẩu sang rấtnhiều nước châu Âu và châu Á (bảng 1.3)

Trang 26

Bảng 1.3 Giá trị xuất khẩu ngô bao tử của Thái Lan (USD)

** Ngô bao tử đóng hộ - Khoa xúc tiến xuất khẩu, Viện nghiên cứu cây

nông nghiệ, Băng Cốc - Thái Lan.

Qua số liệu bảng 1.3 cho thấy thời gian đầu Thái Lan xuất khẩu ngô bao tửtươi, nhưng thực tế việc xuất khẩu tươi gặp rất nhiều khó khăn nên những năm saunày sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thông qua chế biến đóng hộp Sản lượng Ngô rauxuất khẩu tăng nhanh và đã mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước này

Trang 27

Năm 1974 Thái Lan xuất khẩu 67 tấn Ngô rau đóng hộp, đạt 38.095 USD.Đến năm 1992 đã xuất 36.761 tấn, thu được 33 triệu USD và xuất khẩu Ngô rautươi trong những năm 1988 - 1992 đã đạt trung bình 1.800 tấn với 1,6 triệu USD.Năm 1997, họ xuất khẩu gần 60.000 tấn, trị giá 64 triệu USD Sau 16 năm (1975 -1989) giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng 846 lần [6, tr 34].

Theo số liệu của Cục xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (1998) thì công nghiệpxuất khẩu Ngô rau triển vọng hơn các sản phẩm nông nghiệp khác: lúa, ngô… vì lợinhuận cao Nếu đầu tư 359 USD/ha (1997) thì thu được 550 USD, lợi nhuận 200USD/ha Ở Thái Lan, Ngô rau phát triển cực nhanh từ 7093 ha (1983) tăng lên21.877 ha (1994) năng suất trung bình 6.381 kg bắp non/ha cho tổng sản lượng162.041 tấn [3, tr 27] Về tỷ lệ giữa xuất khẩu tươi, đóng hộp và tiêu dùng nội địatrong nước ở Thái Lan cho thấy: xuất khẩu hộp chiếm 90% tổng thu, xuất khẩu tươi3%, còn lại 7% số lượng ngô sản xuất ra được tiêu dùng trong nước

Bảng 1.4 Diện tích, năng suất, sản lượng Ngô rau ở Thái Lan (1987 - 1991)

Chỉ tiêu 1987 - 1988 1988 - 1989 1989 - 1990 1990 - 1991

Diện tích (ha) 9.340,0 13.005,3 4.104,8 21.049,7Năng suất (kg/ha)* 6.675,0 6.381,2 6.908,8 6.360,4Sản lượng (tấn) 64.190,0 84.309,0 163.501,0 129.647,0

(Nguồn: Chamnan Chutkaew, 1994)

Chú thích: * Năng suất bắp non cả lá bi

Là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới, ngô bao tử là mộtsản phẩm xuất khẩu chủ yếu của một số nước và đã đem về cho các nước này mộtlượng ngoại tệ lớn Hầu như các châu lục trên thế giới đều có sản xuất hoặc nhậpkhẩu sản phẩm này Cụ thể là:

- Sự tiêu thụ ngô bao tử tại châu Á cao nhất trên thế giới Ngày nay việc sảnxuất và thị trường ngô bao tử đã được mở rộng trên toàn thế giới, đặc biệt Châu Á,Châu Phi và Bắc Mỹ

Trang 28

Việc sản xuất ngô bao tử của Thái Lan chi phối toàn bộ thị trường thế giới,sản lượng ngô bao tử của Thái Lan chiếm 80% thị trường ngô bao tử Năm 2001Thái Lan đã xuất khẩu Ngô rau tươi đến trên 30 nước và Ngô rau đóng hộp đến gần

100 nước Ngô bao tử là một loại cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu caocủa Thái Lan Hằng năm nó đem về cho đất nước này hơn 0,33 tỷ USD Nước Mỹlà thị trường lớn nhất của Thái Lan về Ngô rau đóng hộp, chiếm 47,25% tổng khốilượng xuất khẩu và giá trị Ngô rau của Thái Lan Nhật Bản sản xuất khoảng 10.000tấn Ngô rau đóng hộp mỗi năm nhưng phải nhập khẩu từ Thái Lan để đáp ứng đủ

nhu cầu tiêu dùng trong nước (Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, Website nông nghiệp

tỉnh An Giang) [19] Về Ngô rau tươi thì Malaysia là nước nhập khẩu lớn nhất,

chiếm gần 20,70% tổng lượng xuất khẩu

Các giống ngô được sử dụng phổ biến ở Thái Lan hiện nay là: Pacific- 11,Pacific - 116, Pacific - 421, Pacific - 423, DK 49…

1.2.2 Các kết quả nghiên cứu về phân bón

Hiện nay, năng suất ngô trung bình còn thấp hơn nhiều so với tiềm năngnăng suất của các giống ngô lai kinh tế Trong đó, phân bón cho ngô có tác dụngtăng năng suất rõ rệt, do vậy muốn có năng suất cao cần phải bón nhiều phân Khácvới một số cây trồng khác, thời kỳ đầu ngô sinh trưởng chậm, sau khi gieo độ 1tháng ngô mới sinh trưởng nhanh, vì vậy nhu cầu về dinh dưỡng tăng nhiều Việctích lũy chất khô chỉ ngừng khi cây đã chín hoàn toàn [4, tr 46 - 48] Khi ngô hìnhthành bắp, sử dụng tới 90% nhu cầu về kali, 75% nhu cầu về đạm, 50% nhu cầu vềlân Riêng về kali thì cần nhất khi hình thành hạt Do đó phân bón cho ngô có tácdụng làm tăng năng suất rõ rệt

Theo Xayơ (1955) cho rằng cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng tronglớp đất canh tác của vỏ trái đất và nguồn dinh dưỡng chủ yếu của ngô là lấy từ đấttrồng Do vậy để thu được năng suất cao, ổn định thì hàng năm cần bổ sung mộtlượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân từ đất Bón phân vào đất có tácdụng khôi phục lại các chất dinh dưỡng đã bị mất (do cây sử dụng, do nước cuốntrôi, do sự bay hơi…) Ngoài ra, phân bón còn làm tăng độ màu mỡ của đất và đảmbảo đạt năng suất cao [14, tr 35 - 36]

Trang 29

Theo Berzeny (1996) phân bón ảnh hưởng tới 30,7 % năng suất ngô, còn cácyếu tố khác như mật độ trồng, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, đất trồng thì có ảnhhưởng ít hơn Để tạo thành chất hữu cơ, ngoài nhiệt độ, ánh sáng, nước và khícacbonic, cây còn cần nhiều các chất khoáng như: Mangan, sắt, lưu huỳnh, Bo…đều có lượng chứa và vai trò khác nhau.

Theo tác giả W B Gordon (2002) cây ngô sẽ cho năng suất cao hơn rất đáng

kể khi ta nâng cao mật độ, kết hợp việc tăng cường dinh dưỡng cho cây Nghiên cứucủa tác giả được tiến hành từ năm 2000 - 2002, trên cánh đồng ngô thuộc thunglũng sông Republican, chân đất thịt pha cát vùng Trung bắc ở Scandia Ngô trồng ởđây được tưới đầy đủ, việc tưới nước được thực hiện khi 30% nước hữu dụng trênlớp đất mặt 90 cm bị giảm sút

Kết quả nghiên cứu 3 năm trên đất thịt pha cát của Gordon cho thấy, việctăng mật độ từ 70.000 cây/ha lên 105.000 cây/ha đã không có ảnh hưởng tới năngsuất nếu lượng phân bón không tăng Ngược lại khi mật độ cây trồng tăng, đồngthời với việc tăng lượng phân bón, sẽ làm năng suất ngô tăng một cách có ý nghĩa

(Nguồn: TS Lê Xuân Đính, Website nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận) [20] Điều đáng

nói ở đây là mặc dù đất thí nghiệm được đánh giá có hàm lượng P và K là cao và rấtcao, nhưng nếu bón P và K thêm thì đều làm tăng năng suất ngô đáng kể (bảng 1.5)

Bảng 1.5 Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc mật độ và phân bón

Trang 30

N/ha + 113 kg P2O5 + 91 kg K2O + 45,5 kg S/ha, các nguyên tố dinh dưỡng đềutham gia vào việc làm tăng năng suất ngô.

Bảng 1.6 Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc vào việc bón các nguyên tố

dinh dưỡng riêng rẽ hay đầy đủ

Công thức bón phân Năng suất ngô Mức đáp ứng năng suất

1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc trồng và sử dụng ngô làm lương thực đã có từ 300 nămtrước, mặc dù là một trong những cây lương thực chính nhưng cây ngô chưa đượcchú trọng phát triển nên chưa phát huy được tiềm năng của nó, đang ở mức thấp và

lẻ tẻ mang nhiều tính chất tự phát Chỉ trong những năm gần đây nhờ có chính sáchkhuyến khích và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cây ngô đã có nhữngbước tiến về cả 3 mặt diện tích, năng suất và sản lượng [11, tr 101 - 104]

Hiện nay ở các vùng ngoại thành Hà Nội đang có xu hướng đầu tư chăn nuôi

bò sữa, nên đã kết hợp trồng Ngô rau vừa sản xuất thực phẩm cho người, vừa cungcấp thức ăn cho chăn nuôi Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu LongNgô rau đã dần xen vào hệ thống độc canh cây lúa và đã mang lại hiệu quả kinh tế

Trang 31

cao, làm đa dạng hóa cây trồng, cải thiện môi trường sinh thái Hiện nay nhiềukhách hàng quốc tế đã quan tâm và đặt mua đồ hộp ngô bao tử Kết quả nghiên cứucủa Lê Ngọc Sáu và Nguyễn Công Hoan cho thấy so sánh với đồ hộp ngô bao tửcủa Thái Lan và Trung Quốc sản xuất được nhập vào Việt Nam trong mấy năm naythì đồ hộp sản xuất theo quy trình công nghệ Việt Nam hoàn toàn đảm bảo mọi yêucầu về chất lượng và cảm quan, giá thành trong nước rẻ hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung trong cả nước thì việc sản xuất Ngô rau còn đang mứcthấp và lẻ tẻ Việc sản xuất có tính chất hàng hóa lớn mấy năm qua chủ yếu là ở cácnông trường Đồng Giao và hợp tác xã Phù Đổng (ngoại thành Hà Nội) [6, tr 33]

Ở Thừa Thiên Huế năm 2004, Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã liên kếtvới Viện ngô quốc gia đưa giống Ngô rau này vào trồng thí điểm tại xã Hương Tràvà Hương Long, bước đầu cho thấy nó rất phù hợp với điều kiện nơi đây Đây chínhlà tiền đề cho việc phát triển giống Ngô rau này tại Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnhlân cận thuộc miền Trung

Trong những năm gần đây trong cơ chế thị trường mới ngô là rau tươi vàđóng hộp đã và đang ngày càng được các cơ sở nghiên cứu, sản xuất và chế biếnthực phẩm trong nước quan tâm, diện tích sản xuất ngày càng được mở rộng Đóchính là bước chuyển biến mới trong sự phát triển nông nghiệp ở nước ta, tạo thêmcông ăn việc làm cho người lao động, tận dụng tài nguyên đất đai và tạo ra một mặthàng mới cao cấp phục vụ nhu cầu dân sinh và tăng nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ

* Các nghiên cứu về phân bón và kỹ thuật thâm canh

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phân bón cho ngô,các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: phân bón đóng vai trò quan trọng đốivới năng suất ngô Trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155 kg N (337 kgure), 60 kg P2O5 (360 kg supelân) và 115 kg K2O (192 kg kaliclorua) Còn nếu tínhcho một sào Bắc Bộ thì với năng suất 220 kg cần 12,5 kg đạm ure, 13 kg supe lânvà 7 kg kali clorua [7, tr 39]

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, bón từng loại phân riêng rẽ hiệulực không cao, bón kết hợp thì hiệu lực tăng lên đáng kể, cao hơn cả tổng hiệu

Trang 32

lực của mỗi loại phân bón Kết quả nghiên cứu về hiệu lực yếu tố và tương hỗtrong ví dụ bón phân cho ngô đông trên đất phù sa sông Hồng Nếu chỉ bón đạmthì hiệu quả đầu tư thấp, hệ số lãi chỉ đạt 1,98: Nếu bón kết hợp đạm - lân thì hệsố lãi tăng lên 2,47: Còn nếu bón cân đối đầy đủ đạm - lân - kali thì hệ số lãităng lên 3,96 [7, tr 40].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999) chothấy: trên đất bạc màu hiệu quả bón phân kali từ 15 ÷ 20 kg ngô hạt/kg K2O, liềulượng bón kali cho ngô trên đất phù sa sông Hồng từ 60 ÷ 90 kg K2O/ha, trên đấtbạc màu 120 kg K2O/ha Hiệu lực của phân kali trên đất phù sa sông Hồng đạt 5,2

kg ngô hạt/1 kg K2O

Khi lượng kali bón càng cao thì càng cần thiết phải bón phân cân đối

Bảng 1.7 Cân đối dinh dưỡng cho ngô đông trên đất phù sa sông Hồng

CT bón Năng suất (tạ/ha) Bội thu (tạ/ha) Hiệu quả, kg ngô/1kg

dinh dưỡng nguyên chất Hệ số lãi

(Nguồn: Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Nxb Nông nghiệp, 2001)

Cân đối vô cơ - hữu cơ với ngô đông cũng rất quan trọng Phân chuồng rấttốt cho ngô, song nếu không bón phân vô cơ, đặc biệt là kali thì hiệu lực của phânchuồng cũng thấp Chỉ bón phân chuồng hiệu quả đạt 30 kg ngô hạt/tấn phânchuồng, còn nếu bón kết hợp với đạm - lân - kali thì hiệu suất tăng lên 126 kg ngôhạt/tấn phân chuồng [7, tr 41]

Trang 33

Lượng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tùy thuộc vào đất, giống ngô, thời

vụ Giống có thời gian sinh trưởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bónlượng phân cao hơn Đất chua phải bón nhiều lân hơn đất nhẹ và vụ gieo trồng cónhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu ngô (1993) Phân bón choNgô rau như sau; phân chuồng 7 - 10 tấn/ha, N:P:K = 140:60:40 tương đương:

300 ÷ 350 kg Ure: 370 ÷ 400 kg Supe lân: 80 kg Clorua kali

Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân trước khi gieo Ở vụ đôngtrên đất lúa nên giữ lại 1/3 lượng lân để tưới lúc ngô xuất hiện hiện tượng lá huyết

dụ Lựơng phân còn lại chia làm hai lần bón thúc:

- Lần 1 lúc ngô có 3 - 4 lá bón 1/2 đạm + 1/2 kali

- Lần 2 lúc ngô có 7 - 9 lá bón 1/2 đạm + 1/2 kali

Ở lần bón thúc 1 có thể tiến hành như sau: rạch một rạch bằng cuốc cáchhàng ngô 5 ÷ 10 cm, sâu 5 cm, rải đều phân xuống rạch rồi lấp lại Bón thúc lần 2

có thể bón phân cách gốc 10 cm rồi vun cao

Theo quy trình kỹ thuật của xí nghiệp MEKO thì bón phân chuồng càngnhiều càng tốt, ngoài ra nên bón thêm phân hóa học với lượng như sau; Ure: 200 kg,Supe Lân: 400 kg, Clorua Kali: 150 kg và DAP: 300 kg

Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu Tình (2001 - 2005) cho thấy

- Thí nghiệm về liều lượng phân bón trên đất ven biển (Thanh Hóa) đối vớigiống ngô lai trung ngày cho thấy công thức 120N: 60 P2O5: 60 K2O (kg/ha) chonăng suất cao và hiệu quả với dạng phân Sunphat amon (NH4)2SO4 và công thức160N: 80 P2O5: 80 K2O (kg/ha) với phân phức hợp NPK 5:10:3

- Thí nghiệm về hiệu lực phân bón phức hợp (Lâm thao) tới sinh trưởng pháttriển các giống ngô lai trên đất phù sa sông Hồng (Hà Tây cũ) cho thấy công thứccho năng suất và hiệu quả cao là NPK 10:20:6 với tổng lượng NPK/ha là 240 kg

(GS TS Ngô Hữu Tình, website Viện Nghiên cứu ngô) [17].

1.4 Vai trò của yếu tố kali đối với cây ngô

1.4.1 Vai trò

Trang 34

Cũng như các loại cây trồng lấy củ lấy hạt khác đối với ngô kali đóng mộtvai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây Thiếu kali sẽ gây ảnhhưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạtcác men, giảm quá trình trao đổi các hợp chất carbon và protein, đồng thời tăng chiphí đường cho quá trình hô hấp [5, tr 196 - 197].

Về hình thái, các lá trưởng thành sẽ vàng sớm bắt đầu từ bìa lá, sau đó bìa lákhô, đầu lá có đốm vàng hoặc bạc, có triệu chứng rách bìa lá dẫn đến giảm hiệu suấtquang hợp Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất và chất lượngnông sản bị sụt giảm

Khi cây ngô có đủ kali sẽ sinh trưởng tốt, năng suất chất lượng cao Ở ViệtNam và các nước khác trên thế giới kali đóng vai trò quyết định năng suất

1.4.2 Các dạng đạm trong đất

1.4.2.1 Các dạng Kali trong đất

Kali là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính ảnh hưởng rất lớn đến sinhtrưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất cây trồng, nhất là đối với các loại câytrồng lấy củ, hạt Chính vì vậy mà từ lâu các nhà nông học trên thế giới đã quan tâm

về yếu tố kali trong đất

*) Theo Loatsch (1957) (trích theo Beckett, 1964) [16, tr 212 - 219] dựa vàođộ hoà tan của các hợp chất chứa kali đã chia kali thành 3 dạng:

+ Kali hoà tan trong nước

+ Kali trao đổi

+ Kali không trao đổi

Trong đó, dạng kali không trao đổi chiếm đại đa số, lượng kali trao đổi ít hơnnhiều còn kali hoà tan chỉ chiếm một lượng rất nhỏ khoảng 5 ÷ 7% K2O/ha [1, tr.119] Quan hệ kali không trao đổi với các dạng kali khác rất khác nhau tuỳ theo loạiđất, cây trồng, thời tiết, phân bón (Nguyễn Hữu Thành, 1997) [10, tr 66 - 67]

*) Theo Vũ Hữu Yêm (1995) [15, tr 49] thì kali trong đất nằm dưới 3 dạng:

Trang 35

+ Kali nằm trong thành phần khoáng vật: Đây là loại kali cây trồng có thể sửdụng trực tiếp nằm trong khoảng vật dưới ảnh hưởng của nước và axit Cacbonic hoàtan trong nước, nhiệt độ và vi sinh vật để cung cấp dần cho cây trồng.

+ Kali trao đổi hấp thụ trên bề mặt keo đất: Kali trao đổi chỉ bằng 0,8 ÷ 1,5%

K2O tổng số trong đất

+ Kali hoà tan trong nước: Chiếm một lượng rất ít chỉ khoảng 10% lượngkali trao đổi

*) Theo Đoàn Văn Cung (1998) [2, tr 157 - 160] chia kali thành 4 dạng:+ Kali hữu hiệu trực tiếp: Là kali hoà tan trong nước và kali trao đổi

+ Kali hữu hiệu chậm hay bán hữu hiệu: Có thể xem là loại K+ đã được cốđịnh không thể trao đổi ngay do K+ chui sâu và bị giữ chặt trong các cấu trúc củakhoáng hoặc phức hệ hữu cơ khoáng nhưng có thể được điều động dần cho cấytrồng

+ Kali dự trữ lâu dài: Là phần kali nằm sát ngoài mạng lưới tinh thể Silicat.Dạng này phải trải qua một quá trình vô cùng lâu dài mới có thể cung cấp kali hữuhiệu cho đất với tác động của nước, khí hậu và môi trường

+ Kali trong mạng lưới tinh thể Silicat: Là dạng kali xem như không có khảnăng điều động Tuỳ theo tốc độ phong hoá và rửa trôi dạnh kali này có tỷ lệ rấtkhác so với kali tổng số

1.4.2.2 Tỷ lệ Kali trong đất

Tỷ lệ kali trong đất biến động trong phạm vi 0,5 ÷ 3%, đất canh tác thường

có trên dưới 2% [15, tr 49] Tổng lượng kali trong đất luôn lớn hơn tổng lượng lânvà đạm cộng lại Thường có các loại đất có chứa từ 0,2 ÷ 0,4% K2O ở đất nhiệt đớinói chung, tỷ lệ kali thấp hơn các nước ôn đới Trên chân đất sét và chân đất thịtlượng K2O thường đạt 2% có trường hợp đạt 3% Trên chân đất cát pha, nhất là đấtlầy thụt lượng K2O thường thấp Lượng K2O ở đất địa thành thường thấp hơn đấtphù sa [13, tr 73]

Nguyễn Văn Chiến (1999) [14, tr 164 - 189] khi nghiên cứu một các dạngkali trên một số đất chính ở Việt Nam đã rút ra kết luận (bảng 1.8)

Trang 36

Bảng 1.8 Hàm lượng kali trên một số loại đất chính ở Việt Nam

Loại đất K tổng số K hữu hiệu K hữu hiệu trực (%) (mg/ 100g đất) tiếp (mg/ 100g đất)

Phù sa sông Hồng 2,10 - 3,33 12,02 - 30,13 4,10 - 16,27Phù sa sông Mã 1,61 - 2,67 9,04 - 21,09 3,01 - 7,83Phù sa sông Thái Bình 1,51 - 2,70 9,04 - 21,09 4,04 - 10,87Phù sa sông Lam 1,20 - 2,35 12,05 - 27,11 2,41 - 11,45Đất chiêm trũng 1,86 - 2,99 9,04 - 21,09 4,22 - 9,64Đất phèn 2,10 - 2,35 30,13 - 51,21 12,6 - 26,51Đất mặn 1,54 - 1,92 72,10 - 78,30 6,03 - 34,95Đất cát biển 1,06 - 2,14 3,01 - 12,05 1,20 - 5,42Đất bạc màu 0,22 - 1,59 3,01 - 12,05 1,20 - 5,42Đất Bazan 0,12 - 0,88 9,04 - 96,40 3,10 - 59,05Đất đỏ vàng trên đá vôi 0,45 - 2,32 9,04 - 39,16 3,01 - 30,13

Lượng kali mà đất có thể cung cấp cho cây trồng thường thể hiện ở cả hai chỉtiêu kali tổng số và kali trao đổi trong đất Sự khác biệt giữa các loại đất rất lớn vàcây thường dựa vào sự cũng cấp kali của đất để thoả mãn nhu cầu kali của mình(Võ Minh Kha, 2003) [16, tr 83] Số liệu ở bảng 1.5 cho thấy tiềm năng cung cấpkali của các loại đất thuỷ thành (trừ đất bạc màu và đất cát biển) lớn hơn các loại đấtđịa thành Đất ở địa thành thấp hơn thường có có hàm lượng kali cao hơn và ngượclại Hàm lượng kali hữu hiệu và kali hữu hiệu trực tiếp trong đất phụ thuộc chặt chẽvào hữu cơ trong đất Tuy nhiên, một thực tế dễ nhận thấy là phần lớn đất cát ở ViệtNam có hàm lượng kali rất thấp thường K2O < 0,3% [9, tr 193] Do đó canh táctrên đất cát bổ sung kali là điều cần thiết phải quan tâm để đảm bảo năng suất phẩmchất cây trồng Bên cạnh đó cần phải làm giàu hàm lượng mùn cho đất cát vì nógiúp cho việc bón kali hiệu quả hơn

Mặt khác, trong quá trình trồng trọt, do nhu cầu thâm canh ngày càng cao,tạo khối lượng sản phẩm lớn, và sự không hoàn trả kali cho đất, cây trồng đã lấy đi

từ đất một lượng kali rất lớn vì vậy càng ngày kali trong đất càng nghèo đi Chính vì

Trang 37

điều này mà việc bổ sung kali cho đất trong trồng trọt là một biện pháp cần thiết.Tuy nhiên, chúng ta cần có sự hiểu biết về nông học và nên có phương pháp chuẩnđoán hàm lượng kali cũng như thành phần kali trong đất, nhu cầu kali của cây trồng

để xác định lượng kali và phương pháp bón cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế

1.5 Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy rằng; Ngô rau là loạicây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể sản xuất theo hướng hàng hoá tậptrung, phát triển sản xuất trồng trọt kết hợp với chăn nuôi Nhưng hiện nay cây Ngôrau vẫn chưa được sản xuất rộng rãi ở các địa phương, các vùng trong cả nước Màchỉ mới được khảo nghiệm ở một số vùng của Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, NinhBình, Thừa Thiên Huế… và một số vùng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.Các tỉnh của khu vực Bắc Miền Trung việc sản xuất Ngô rau chỉ mang tính tự phát,thử nghiệm chưa được phổ biến sản xuất rộng rãi Khi xây dựng kế hoạch sản xuấtlại chưa tính đến việc xây dựng các nhà máy chế biến đóng hộp và chưa liên hệ vớicác đối tác trong và ngoài nước để tìm hướng đầu ra cho sản phẩm

Các kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón chỉ mới dành cho cây ngô lainói chung, chưa đặc trưng cho cây Ngô rau Chính vì vậy, chúng tôi tiến hànhnghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, pháttriển và năng suất Ngô rau Trong đó tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của liềulượng phân bón kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các chỉ tiêu năng suất vàcác yếu tố cấu thành năng suất Xác định mức bón kali nào cho năng suất cao nhất

Từ đó tìm đưa ra biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinhtế nhất cho người sản xuất

1.6 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí tượng vùng thực hiện đề tài

Trại thực hành thí nghiệm Nông học khoa Nông Lâm Ngư (thuộc cơ sở 2 Đạihọc Vinh) nằm trong vùng đất của xã Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An, dọc theo

Trang 38

quốc lộ 46 Xét về tổng thể, đây là vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ (nhóm cấphạt 0,5 ÷ 1mm chiếm ưu thế và tập trung đồng đều ở cấp hạt 1mm thành phần cơgiới chủ yếu là cát), độ ẩm thấp, khả năng giữ nước kém, tuy nhiên độ xốp tươngđối cao (64,5 %), thích hợp cho việc canh tác các loại cây trồng cạn như lạc, ngô,đậu đỗ, vừng… Đặc điểm hoá tính của đất trại thực nghiệm được đánh giá là đất cóthành phần dinh dưỡng nghèo đến trung bình, độ pH trong giới hạn từ 4,76 đến 6,04nằm trong mức chua ít đến chua Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng N tổng số(0,058 ÷ 0,074 %), P tổng số (0,039 ÷ 0,045 %), K tổng số (1,13 ÷ 1,20% theo tầngđất), Ca2+ (3,13 ÷ 4,06 me/100g đất), Mg2+ (0,81 ÷ 1,32 me/100g đất)… và vi lượng

Cu, Mn, Zn đều nằm ở mức rất thấp và thấp [21]

Thời tiết khí hậu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngsinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của cây trồng nói chungvà Ngô rau nói riêng Ngô rau sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện sinh tháinhất định Trong tất cả các yếu tố thì nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng lànhững yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô

- Để tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với cây Ngô rau trong thờigian tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã thu thập số liệu về thời tiết khí hậu vụ đông

2011 tại trạm khí tượng thủy văn Vinh khu vực Bắc Trung Bộ được kết quả thể hiện

T TB T Max T Min TB Min

Trang 39

- Nhiệt độ: Nhiệt độ giảm dần từ tháng mười đến tháng một, đây là điều kiệnbất lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô Trong quá trình hạt nảymầm nhiệt độ trung bình 23,90C tạo điều kiện cho sự nảy mầm của hạt và sự lớn lêncủa cây con Tuy nhiên từ tháng 11 đến tháng 1 nhiệt độ xuống thấp, thời kỳ nàyngô đang phát triển mạnh về thân lá, phân hoá lóng đốt vươn cao, phân hoá hoanhiêt độ giao động giảm dần 23,3 ÷ 16,4 không thuận lợi cho quá trình sinh trưởng,phát triển và tích luỹ vật chất khô trong bắp

- Lượng mưa: Vụ ngô Đông 2011 có lượng mưa tương đối cao và giảm dầncao nhất là tháng 11 (11,5 mm) nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng,phát triển của cây Ngô rau Đặc biệt trong tháng 11 có những ngày mưa rất to kèmtheo gió mạnh (22, 26, 27/11/2011) nên đã làm cho cây đổ ngã, trồi gốc hoàn toànnên ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển của cây

Trang 40

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được sử dụng để nghiên cứu là giống Ngô rau LVN23 có nguồngốc từ Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

2.2.2 Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu ở đây là 6 mức bón phân kali Loại sử dụng là K2O (60% K2O)

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng

Ngày đăng: 27/10/2015, 19:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2005), Trồng ngô năng suất cao, Nxb Lao Động, 91tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng ngô năng suất cao
Tác giả: Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2005
[2] Đoàn Văn Cung (1998), Phân tích tính chất hoá học và lý học đất, Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng - Viện thổ nhưỡng Nông hoá, Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội, 221tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng - Viện thổ nhưỡng Nông hoá
Tác giả: Đoàn Văn Cung
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 1998
[3] Đường Hồng Dật (2001), Sổ tay người trồng rau, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 172tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng rau
Tác giả: Đường Hồng Dật
Nhà XB: Nxb. Nông Nghiệp
Năm: 2001
[4] Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ (1978), Kỹ thuật trồng ngô vụ đông, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 194tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng ngô vụ đông
Tác giả: Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ
Nhà XB: Nxb. Nông Nghiệp
Năm: 1978
[5] Hoàng Minh Châu (1998), Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hoá chất, Cẩm nang sử dụng phân bón, 251tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sử dụng phân bón
Tác giả: Hoàng Minh Châu
Năm: 1998
[6] Mai Thị Phương Anh (1999), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 155tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp
Tác giả: Mai Thị Phương Anh
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 1999
[8] Nguyễn Văn Chiến (1999), Các dạng kali trên một số đất chính ở Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học - quyển 3 - Viện thổ nhưỡng Nông hoá, Nxb.Nông nghiệp Hà Nội, trang 164 - 189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu khoa học - quyển 3 - Viện thổ nhưỡng Nông hoá
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
[9] Ngô Thị Đào, Vũ Hữu Yêm, Đất và phân bón, NXb. Đại học sư phạm, 197tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất và phân bón
[11] Trương Đích (2002), Kỹ thuật trồng nô năng suất cao, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 110tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng nô năng suất cao
Tác giả: Trương Đích
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2002
[12] Phạm Thị Tài, Trương Đích (2005), Kỹ thuật trông ngô giống mới năng suất cao, Nxb. Lao động xã hội, 94 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trông ngô giống mới năng suất cao
Tác giả: Phạm Thị Tài, Trương Đích
Nhà XB: Nxb. Lao động xã hội
Năm: 2005
[13] Trần Thị Thu Hà (1995), Bài giảng môn khoa học phân bón, Trường Đại học Huế, trang 73 - 80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn khoa học phân bón
Tác giả: Trần Thị Thu Hà
Năm: 1995
[14] Trần Văn Minh (2002), Cây ngô - nghiên cứu và sản xuất, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 187tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây ngô - nghiên cứu và sản xuất
Tác giả: Trần Văn Minh
Nhà XB: Nxb. Nông Nghiệp
Năm: 2002
[16] Võ Minh Kha (2003), Sử dụng phân bón phối hợp cân đối nguyên lý &amp; giải pháp, Nxb.Nghệ An, 155tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phân bón phối hợp cân đối nguyên lý & giải pháp
Tác giả: Võ Minh Kha
Nhà XB: Nxb.Nghệ An
Năm: 2003
[21] Đậu Thị Kim Chung, Đặc điểm lý hoá tính trên đất trại thực nghiệm Nông học - khoa Nông Lân Ngư - trường Đại học Vinh đề xuất hướng sử dụng hợp lý theo quy hoạch cây trồng. Luận văn thạc sĩ mã số 60 - 62 - 01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lý hoá tính trên đất trại thực nghiệm Nông học - khoa Nông Lân Ngư - trường Đại học Vinh đề xuất hướng sử dụng hợp lý theo quy hoạch cây trồng
[22] Nguyễn Đình Chuyên, Ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của Ngô rau trong vụ xuân 2008 ở trại thực nghiệm nông nghiệp. Kỷ yếu hội nghị tổng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2007 - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của Ngô rau trong vụ xuân 2008 ở trại thực nghiệm nông nghiệp
[7] Nguyễn Văn Bộ (2001), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 74tr Khác
[15] Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Khác
[17] Ngô Hữu Tình, Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai thích hợp cho các vùng sinh thái (2006) Khác
[18] Ngô rau - hướng chuyển đổi cây trồng ở Sông Phượng - Hà Tây, nguồn báo Hà Tây điện tử. (http//: www.bannhanong.com) Khác
[19] Chế biến ngô bao tử, tạp chí Nông thôn ngày nay, số 47 ra ngày 28/03/2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w