Tuy nhiên, việc quản lý NLTT trong các TVĐH, vẫn được coi là một phần trong hoạt động quản lý các nguồn lực của trường đại học, góp phần cực kỳ quan trọng nâng cao chất lượng GDĐH, thì
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ QUỲNH CHI
QUẢN LÝ NGUỒN LỰC THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Đoàn Văn Điều
2 TS Lê Đông Phương
Thành phố Hồ Chí Minh - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Quỳnh Chi
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU…… .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 10
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1 Nghiên cứu về quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học ở nước ngoài 10
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học ở Việt Nam 15
1.2 Lý luận về nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 19
1.2.1 Các khái niệm cơ bản 19
1.2.2 Các đặc điểm của nguồn lực thông tin trong thư viện đại học 24
1.2.3 Phân loại nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 26
1.2.4 Vai trò của nguồn lực thông tin thư viện đối với các hoạt động trong trường đại học 29
1.2.5 Người dùng tin và nhu cầu thông tin trong các trường đại học 32
1.3 Lý luận về quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện đại học 35
1.3.1 Khái niệm cơ bản 35
1.3.2 Nội dung quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 37
1.3.3 Chức năng cơ bản của quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 39
1.3.4 Xu hướng quản lý NLTT ở thư viện trường đại học Việt Nam 41
1.3.5 Mô hình quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 45
1.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý NLTT trong TVĐH 48
Trang 4CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 51
2.1 Khái quát về thư viện các trường đại học ở Việt Nam 51
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của thư viện các trường đại học ở Việt Nam 51
2.1.2 Những thuận lợi, hạn chế của thư viện các trường đại học ở Việt Nam .52
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng về quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện các trường đại học Việt Nam 57
2.2.1 Mẫu khảo sát 57
2.2.2 Mô tả công cụ khảo sát 59
2.2.3 Cách thức xử lý số liệu 59
2.3 Thực trạng quản lý NLTT trong thư viện các trường đại học ở Việt Nam 60
2.3.1 Đánh giá của cán bộ thư viện về tầm quan trọng, mức độ tích cực và hiệu quả đối với công tác quản lý NLTT trong thư viện trường đại học .60
2.3.2 Đánh giá của cán bộ thư viện về công tác quản lý nguồn lực thông tin theo từng nhóm nguồn lực thông tin 63
2.3.3 Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học theo từng chức năng quản lý 64
2.2.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quản lý nguồn lực thông tin 85
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN LỰC THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 93
3.1 Chủ trương đổi mới quản lý giáo dục đại học của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo 93
3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 94
3.2.1 Đảm bảo tính khoa học 94
3.2.2 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 94
3.2.3 Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 94
3.2.4 Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế 95
Trang 53.3 Một số giải pháp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học
95
3.3.1 Giải pháp 1: Đổi mới thực hiện các chức năng quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 95
3.3.2 Giải pháp 2: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ công tác quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 113
3.3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 121
3.4 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 123
3.4.1 Đánh giá khái quát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 123
3.4.2 Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học 124
CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM 133
4.1 Một số vấn đề chung về thực nghiệm biện pháp quản lý nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư Phạm TP HCM 133
4.1.1 Mục đích thực nghiệm 133
4.1.2 Cơ sở thực nghiệm 133
4.1.3 Nội dung thực nghiệm 133
4.1.4 Tổ chức thực nghiệm 138
4.2 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 139
4.2.1 Công cụ và thang đánh giá thực nghiệm 139
4.2.2 Phân tích, đánh giá kết quả trước thực nghiệm 140
4.2.3 Phân tích, đánh giá kết quả sau thực nghiệm 144
4.2.4 Phân tích, đánh giá kết quả so sánh trước và sau thực nghiệm 147
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 163
1 Kết luận 163
2 Khuyến nghị 166
Trang 6DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC…… 178
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3 CBQLTV Cán bộ quản lý thư viện
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh NLTT của TVĐH và NLTT của thư viện công cộng 28
Bảng 2.1 Mẫu nghiên cứu của đề tài 57
Bảng 2.2 Mô tả cách tính điểm và quy ước thang định khoảng mức độ của phiếu hỏi .60
Bảng 2.3 Nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý NLTT trong TVĐH 60 Bảng 2.4 Mức độ tích cực và hiệu quả trong công tác quản lý NLTT trong TVĐH61 Bảng 2.5 Quản lý NLTT theo từng nhóm NLTT 63
Bảng 2.6 Mức độ sử dụng NLTT của người dùng theo từng nhóm NLTT .63
Bảng 2.7 Mức độ thực hiện các chức năng quản lý NLTT trong TVĐH .64
Bảng 2.8 Đánh giá các hoạt động lập kế hoạch NLTT .66
Bảng 2.9 Các loại hình kế hoạch thư viện đã xây dựng, thực hiện 68
Bảng 2.10 Cơ sở để xây dựng kế hoạch NLTT trong TVĐH .69
Bảng 2.11 Kết quả thực hiện các nội dung trong chức năng lập kế hoạch NLTT 70
Bảng 2.12 Mức độ thực hiện các hoạt động trong chức năng tổ chức NLTT 72
Bảng 2.13 Kết quả thực hiện các nội dung trong chức năng tổ chức NLTT .74
Bảng 2.14 Mức độ thực hiện các hoạt động trong chức năng chỉ đạo NLTT 77
Bảng 2.15 Kết quả thực hiện các nội dung trong chức năng chỉ đạo NLTT 79
Bảng 2.16 Mức độ thực hiện các hoạt động trong chức năng kiểm tra, đánh giá kế hoạch NLTT .80
Bảng 2.17 Kết quả thực hiện các nội dung trong chức năng kiểm tra đánh giá NLTT 82
Bảng 2.18 Các cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của thư viện .83
Bảng 2.19 Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) 85
Bảng 2.20 Nguyên nhân liên quan đến chế độ, cơ chế quản lý NLTT .89
Bảng 2.21 Đánh giá của người dùng về nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý NLTT trong TVĐH 90
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý NLTT trong TVĐH .123
Bảng 3.2 Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp lập kế hoạch NLTT trong TVĐH .125
Bảng 3.3 Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch NLTT trong TVĐH .127
Bảng 3.4 Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch NLTT trong TVĐH .129
Trang 9Bảng 3.5 Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp kiểm tra, đánh giá
kế hoạch NLTT trong TVĐH .131
Bảng 4.1 Mô tả cách tính điểm và quy ước thang định khoảng mức độ của phiếu hỏi……… 140
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả trước thực nghiệm của NDT 140
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả trước thực nghiệm của CBTV .141
Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả sau thực nghiệm của NDT 144
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả sau thực nghiệm của CBTV .145
Bảng 4.6 Mức độ sử dụng NLTT của NDT trước và sau thực nghiệm 147
Bảng 4.7 Đánh giá về NLTT và khả năng đáp ứng các dịch vụ cung cấp thông tin của Thư viện trường ĐHSP TP.HCM .148
Bảng 4.8 Đánh giá về sự đa dạng và phong phú của các loại hình NLTT của Thư viện trường ĐHSP TP.HCM 149
Bảng 4.9 Đánh giá về chất lượng NLTT của Thư viện Trường ĐHSP TP.HCM 150 Bảng 4.10 Đánh giá trước và sau thực nghiệm về tính chất NLTT của Thư viện trường ĐHSP TP.HCM 152
Bảng 4.11 Đánh giá của NDT trước và sau thực nghiệm về các khía cạnh NLTT của Thư viện trường ĐHSP TP HCM .153
Bảng 4.12 Đánh giá của CBTV trước và sau thực nghiệm về mức độ quan trọng của hoạt động quản lý NLTT tại Thư viện trường ĐHSP TP HCM .154
Bảng 4.13 Đánh giá của CBTV và NDT về hoạt động quản lý NLTT tại Thư viện trường ĐHSP TP HCM 155
Bảng 4.14 Đánh giá của CBTV trước và sau thực nghiệm về hiệu quả xây dựng kế hoạch NLTT của Thư viện trường ĐHSP TP HCM 157
Bảng 4.15 Đánh giá của CBTV trước và sau thực nghiệm về hiệu quả tổ chức thực hiện kế hoạch NLTT của Thư viện trường ĐHSP TP HCM .158
Bảng 4.16 Đánh giá của CBTV trước và sau thực nghiệm về hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch NLTT của Thư viện trường ĐHSP TP HCM .159
Bảng 4.17 Đánh giá của CBTV trước và sau thực nghiệm về hiệu quả kiểm tra đánh giá kế hoạch NLTT của Thư viện trường ĐHSP TP HCM .160
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý thông tin 45
Sơ đồ 1.2 Mô hình quản lý NLTT trong TVĐH .46
Biểu đồ 2.1 Mức độ đáp ứng NLTT của TVĐH đối với NDT 62
Biểu đồ 2.2 Ý kiến của người dùng về việc xây dựng nội quy/quy định sử dụng NLTT của thư viện .67
Biểu đồ 2.3 Mức độ quan trọng của quảng bá NLTT theo đánh giá từ NDT .75
Biểu đồ 2.4 Đánh giá của người dùng về việc áp dụng CNTT của thư viện .76
Biểu đồ 2.5 Mức độ đánh giá sự hài lòng của người dùng khi sử dụng NLTT 84
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI có những biến đổi sâu sắc, toàn diện và chuyển mình từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, trong đó thông tin tri thức trở thành nguồn tài nguyên quý báu cho sự phát triển của mỗi quốc gia Khó có thể hình dung một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội loài người ở thời đại hiện nay mà không cần đến thông tin
Giáo dục, trong đó có GDĐH là lĩnh vực có dòng chảy thông tin lớn nhất bởi
“xét về bản chất, GDĐH chính là quá trình cung cấp cho con người thông tin, tri thức
để sau này họ hoặc áp dụng, phổ biến tri thức đó, hoặc tạo nên thông tin và tri thức mới cho xã hội” [14, tr.47] GDĐH Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển, nhất là quy mô, hình thức và ngành nghề đào tạo, hợp tác quốc tế Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đại học chưa tương xứng, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thông báo số 242-TB/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và về phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá: “Công tác QLGD còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác” [5] Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng
Bộ Giáo dục - Đào tạo về Đổi mới GDĐH giai đọan 2010 - 2012 cũng chỉ rõ: “… phương pháp kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới; thư viện các trường còn nghèo, giáo trình, tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng…” [7]
Để có những giải pháp triệt đổi mới ngành Giáo dục, có một thực tế không thể phủ nhận, đó là phải bắt đầu bằng việc cải thiện hạ tầng cơ sở, trong đó có thư viện Quan sát hoạt động của hệ thống GDĐH ở thời điểm hiện tại, dễ dàng nhận thấy rằng phương pháp giáo dục đang vượt lên trên sự chuyển giao tri thức mang tính truyền
thống giữa thầy và trò, khi sinh viên phải kiến tạo tri thức cho bản thân mình thông
qua việc tự học, tự nghiên cứu Trong hoạt động mang tính tự lập này, vai trò “chuyển giao tri thức” của thư viện càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều so với trước đây, đến mức có thể khẳng định rằng thư viện đang tích cực tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo
và NCKH
Trang 12Song, công nhận vai trò của thư viện không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhận thức đầy đủ về những đóng góp của nó đối với việc đổi mới GDĐH Người ta sẽ
dễ dàng công nhận tầm quan trọng của thư viện, nhưng không phải ai cũng biết một cách cụ thể nó phải làm gì để thay đổi Hơn ai hết, những người làm công tác thư viện
là những người phải lên tiếng và “đánh động” xã hội về những vấn đề đó
Ngày nay, với tiến bộ của CNTT và khuynh hướng toàn cầu hóa, khối lượng thông tin mà thư viện có thể vươn tới ngày càng lớn, ngày càng đa dạng, thuộc những nguồn khác nhau và đòi hỏi những điều kiện tiếp cận cũng rất khác nhau Các vấn đề
đi kèm như điều kiện kỹ thuật, nguyên tắc pháp lý, quyền sở hữu trí tuệ, khoa học phân loại, kỹ năng hướng dẫn tiếp cận thông tin, hay điều kiện liên kết với các đơn vị cùng chức năng… cũng là những vấn đề mang nội hàm rất mới và được đặt ra một cách cấp bách ở thời điểm hiện nay Cần phải có quan niệm đúng và đầy đủ về NLTT,
từ đó có quan niệm mới, đúng và đầy đủ về quản lý NLTT trong các trường đại học để quản lý nguồn lực này thật hiệu quả trong thế giới của CNTT, kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu
Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” luôn nhấn mạnh ứng dụng CNTT như là giải pháp, nhiệm vụ để đổi mới công tác QLGD và đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá Điều đó đem đến cho những người làm công tác thư viện cơ hội phát huy vai trò của mình trong lĩnh vực giáo dục và khẳng định bản thân mình trong guồng máy hoạt động của xã hội Song, nó cũng đặt ra cho CBTV rất nhiều việc phải làm Những người làm công tác thư viện đang phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa bùng nổ thông tin và khả năng kiểm soát thông tin Nếu CBTV không thực hiện được việc kiểm soát, thông tin sẽ trở thành gánh nặng cho cả đơn vị chuyên môn, cả cơ quan quản lý, thay vì tạo điều kiện cho sự phát triển Chính vì vậy, quản lý NLTT đang trở thành một vấn đề được những người hoạt động trong lĩnh vực thư viện hết sức quan tâm, không chỉ đơn giản như một khía cạnh của hoạt động nghiệp vụ, mà còn như một đối tượng nghiên cứu của QLGD
Trang 13Quản lý trường đại học phải dựa vào bốn nguồn lực là nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất và NLTT để đảm bảo chất lượng đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ xã hội NLTT góp phần quan trọng trong việc xây dựng nguồn lực nhà trường, tác động mạnh mẽ đến chất lượng dạy – học nói chung, dạy – học đại học nói riêng Quản lý NLTT là nội dung quan trọng của QLGD ở các cấp vĩ mô cũng như vi mô, cần phải được chú ý toàn diện, được coi là một trong các hoạt động quản lý của trường đại học, và phải được thực hiện theo các chức năng của quản lý
Những năm gần đây, NLTT trong các thư viện trường đại học đã được gia tăng đáng kể từ các nguồn kinh phí của các tổ chức trong và ngoài nước thông qua các chương trình, dự án Tuy nhiên, so với nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên NLTT còn ít về số lượng, yếu về chất lượng, nhiều tài liệu cũ, thông tin lạc hậu, số lượng tài liệu điện tử, ngoại văn còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học Bên cạnh đó, sự phát triển NLTT trong các thư viện trường đại học mang tính tự phát, riêng lẻ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học để quản lý và khai thác hiệu quả nguồn thông tin Công tác quản lý NLTT trong các TVĐH còn nhiều hạn chế, chưa được nhìn nhận và đầu tư đúng như vị thế mà nó phải có, và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng chưa cao của các sản phẩm được tạo ra từ các trường đại học Việt Nam
Đã có nhiều đề tài về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD ở các địa phương, về chương trình, sách giáo khoa và đề tài về các vấn đề khác Tuy nhiên, việc quản lý NLTT trong các TVĐH, vẫn được coi là một phần trong hoạt động quản lý các nguồn lực của trường đại học, góp phần cực kỳ quan trọng nâng cao chất lượng GDĐH, thì chưa được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nguồn lực thông
tin trong thư viện trường đại học”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, nêu quan niệm mới về NLTT và quản lý NLTT trong thư viện các trường đại học trước những cơ hội và thách
Trang 14thức của thế giới hiện đại ngày nay Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng, hiệu quả của NLTT và công tác quản lý NLTT trong thư viện các trường đại học, góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng GDĐH và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH.
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý thư viện trường đại học
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý NLTT trong thư viện trường đại học
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý NLTT trong các TVĐH đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay trong các chức năng quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý NLTT trong TVĐH Nếu xây dựng các giải pháp quản lý NLTT chuyển đổi từ hình thức sở hữu truyền thống (chỉ chú trọng đến bổ sung, chọn lựa và xây dựng nguồn tài liệu) sang quản lý NLTT theo hình thức tiếp cận, bao gồm các phạm vi rộng hơn, như phát triển chính sách, phân bổ kinh phí, chọn lựa, phân tích sử dụng nguồn thông tin và nghiên cứu người dùng tin, đào tạo cán bộ quản lý NLTT, các hoạt động mang tính hợp tác trong xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, với sự tham gia mạnh mẽ của CNTT thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, đồng thời góp phần đổi mới hoạt động đào tạo và NCKH của nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý NLTT trong TVĐH
5.2 Khảo sát thực trạng về công tác quản lý NLTT tại các TVĐH ở Việt Nam 5.3 Đề xuất giải pháp quản lý NLTT trong TVĐH ở Việt Nam
5.4 Thực nghiệm biện pháp quản lý NLTT tại TVĐH
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về NLTT, quản lý NLTT; khảo sát thực trạng công tác quản lý NLTT trong các TVĐH ở
Trang 15Việt Nam và xây dựng các giải pháp quản lý NLTT trong các TVĐH ở Việt Nam theo chức năng quản lý.
- Về địa bàn: nghiên cứu 90 trường đại học thuộc 03 khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam
- Thực nghiệm biện pháp quản lý NLTT tại Thư viện trường ĐHSP TP HCM
- Về thời gian: từ năm 2009 đến năm 2014
- Về chủ thể quản lý trực tiếp NLTT: Ban giám đốc thư viện, cụ thể là giám đốc
và phó giám đốc thư viện trường đại học
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
7.1.1 Tiếp cận biện chứng
Công tác quản lý NLTT trong TVĐH luôn vận động và phát triển trong mối quan hệ giữa NLTT và đào tạo; NLTT gắn với thực tiễn giáo dục các trường đại học và xã hội; các biện pháp quản lý NLTT và chất lượng quản lý NLTT
7.1.2 Tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận và xác định mối quan
hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển Vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống vào đề tài là nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý NLTT và các hoạt động khác trong trường đại học Xác định quản lý NLTT trong TVĐH là một công tác quản lý trong toàn bộ hệ thống quản lý chung của trường đại học Xem xét hệ thống phân cấp quản lý NLTT ở các trường đại học, các cấp quản lý trực tiếp, gián tiếp Thông qua việc nghiên cứu sẽ phát hiện những yếu tố mang tính quy luật, đảm bảo sự vận động và phát triển hoạt động phối hợp giữa các hoạt động trong trường đại học
7.1.3 Tiếp cận lịch sử - logic
Nghiên cứu quản lý NLTT trong TVĐH đặt trong quá trình hình thành phát triển của công tác đó từ thời điểm bắt đầu đến hiện tại, ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề và
Trang 16việc trình bày kết quả nghiên cứu một cách logic giữa các phần, các chương Nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài Các vấn đề có mối quan hệ logic với nhau
7.1.4 Tiếp cận thực tiễn
Qua khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý NLTT trong TVĐH Dựa vào cơ sở thực tiễn công tác quản lý NLTT, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NLTT trong TVĐH ở Việt Nam
7.1.5 Tiếp cận theo các chức năng quản lý
Quản lý NLTT trong TVĐH cũng tương tự như quản lý nói chung, phải được thực hiện theo bốn chức năng chủ yếu là: lập kế hoạch NLTT; tổ chức thực hiện kế hoạch NLTT; lãnh đạo, chỉ đạo kế hoạch NLTT; kiểm tra, đánh giá kế hoạch NLTT Đây là định hướng nghiên cứu chính khi tiếp cận công tác quản lý NLTT trong TVĐH
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về những nội dung cơ bản trong công tác quản lý NLTT
- Cách thức thực hiện: Tập hợp các tài liệu khoa học, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những nghiên cứu nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý NLTT trong TVĐH
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng quản lý NLTT trong TVĐH ở Việt Nam nhằm xác định thực trạng quản lý hoạt động này
- Nội dung: Tìm hiểu mức độ quan tâm và nhận thức của cán bộ quản lý về công tác quản lý NLTT trong thư viện; tìm hiểu thực trạng thực hiện các nội dung cụ thể trong từng chức năng của công tác quản lý NLTT; khảo sát ý kiến của CBQLTV về
Trang 17mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao công tác quản lý NLTT trong TVĐH.
- Cách thức thực hiện: Xây dựng 02 loại phiếu thăm dò ý kiến, dành cho CBQLTV và dành cho cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong trường đại học
7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Làm rõ thêm thực trạng công tác quản lý NLTT trong TVĐH Thông tin từ phỏng vấn góp phần lý giải và minh họa cho việc phân tích số liệu của cuộc điều tra khảo sát
- Cách thức thực hiện: Sau khi thu thập số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn hiệu trưởng/phó hiệu trưởng dựa theo bảng phỏng vấn
đã soạn sẵn
7.2.2.3 Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Giúp làm rõ, mở rộng hơn những vấn đề liên quan đến công tác quản lý NLTT trong TVĐH Làm sâu hơn các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp khác
- Cách thức thực hiện: Lấy ý kiến của một số chuyên gia, là những CBQLTV có
kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý NLTT thông qua việc trao đổi, quan sát, phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp qua e-mail
7.2.2.4 Phương pháp thực nghiệm
- Mục đích: Khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất
- Cách thức thực hiện: Tiến hành thực nghiệm tại trường ĐHSP TP HCM với
biện pháp “Đổi mới tổ chức thực hiện kế hoạch NLTT” gồm ba nội dung: Tổ chức
NLTT phong phú, phù hợp với nhu cầu NDT; tăng cường quảng bá, giới thiệu NLTT tới NDT và nâng cao năng lực quản lý NLTT cho CBTV
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
- Mục đích: Xử lý số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chính xác, có độ tin cậy cao, làm cơ sở để phân tích, bình luận Tương quan của các chỉ số có thể giúp người nghiên cứu xác định những vấn đề cần được quan tâm, chú trọng để từ
Trang 18đó có những giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế
- Cách thức thực hiện: Các thông tin thu thập từ điều tra thực trạng được xử lý và phân tích trên máy vi tính với phần mềm xử lý thống kê SPSS for Windows 16.0 để tính tần suất, thứ hạng, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1 Ý nghĩa khoa học
Xây dựng luận cứ khoa học quản lý NLTT Cập nhật và luận giải nội hàm các khái niệm khoa học cơ bản về “thông tin” và “nguồn lực thông tin”; “quản lý” và
“quản lý NLTT”, góp phần vào việc làm rõ nghĩa và phong phú hơn các thuật ngữ khoa học này Nghiên cứu quản lý NLTT trong TVĐH dựa trên cơ sở các chức năng
cơ bản của quản lý và phân tích rõ các nội dung căn bản quản lý NLTT trong TVĐH Khung lý thuyết của luận án đã làm sáng tỏ thêm phần lý luận về mối liên hệ, sự tương tác giữa công tác quản lý NLTT trong TVĐH và các hoạt động đào tạo và NCKH trong trường đại học
Luận án xác lập các nguyên tắc đề xuất giải pháp và các giải pháp quản lý NLTT theo hướng chuyển từ hình thức sở hữu sang hình thức tiếp cận, bao gồm các phạm vi rộng và toàn diện hơn, như phát triển chính sách, phân bổ kinh phí, chọn lựa, phân tích
sử dụng nguồn thông tin và nghiên cứu người dùng tin, đào tạo cán bộ quản lý NLTT, các hoạt động mang tính hợp tác trong xã hộ thông tin, nền kinh tế tri thức, với sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của CNTT
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khung lý thuyết về quản lý NLTT trong TVĐH, Luận án làm rõ thực trạng quản lý NLTT trong các TVĐH ở Việt Nam Kết quả điều tra và khảo sát theo các phương pháp khoa học đã làm rõ được các mặt mạnh và các hạn chế, bất cập của công tác quản lý NLTT trong TVĐH Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, xác lập các nguyên tắc đề xuất giải pháp và các giải pháp nhằm thay đổi phương thức cung cấp thông tin theo hướng nhanh hơn và có chất lượng hơn trong việc phục vụ các hoạt động giảng dạy, NCKH trong nhà trường, cũng như nhu cầu hội nhập thế giới về mặt tri thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý NLTT trong TVĐH ở Việt Nam
Trang 19Đồng thời, tạo một nhận thức rõ nét hơn về vai trò của công tác quản lý NLTT đối với lãnh đạo trường, nhằm có được một sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức của lãnh đạo trước yêu cầu phát triển của TVĐH trong giai đoạn mới.
9 Cấu trúc của luận án
MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý NLTT trong TVĐH
Chương 2: Thực trạng quản lý NLTT trong thư viện trường đại học ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp quản lý NLTT trong thư viện trường đại học ở Việt Nam Chương 4: Thực nghiệm biện pháp quản lý NLTT tại Thư viện trường Đại học
Sư phạm TP HCM
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 20CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại
học ở nước ngoài
1.1.1.1 Nghiên cứu về NLTT và quản lý NLTT nói chung
Thông tin đã có từ khi xuất hiện sự tồn tại của con người, nhưng đến những năm
40 của thế kỷ XX, vai trò của nó mới được đặc biệt chú trọng R.V.L Hartley (1924)
là người đầu tiên tóm tắt khái niệm thông tin Vào năm 1948, C Shannon tìm ra lý thuyết thông tin, hoàn thiện khái niệm thông tin trên quan điểm toán học - thông tin và
N Wiener xem xét khái niệm thông tin trên quan điểm điều khiển học, xác định quan
hệ chặt chẽ giữa thông tin và điều khiển, coi chúng như một phạm trù kép, trong đó thông tin là một phần không thể tách rời của hệ thống lãnh đạo Từ những năm 1960, người ta tập trung nghiên cứu vấn đề thông tin trên quan điểm triết học và xã hội học Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các học giả Hoa Kỳ như D.Bell, Marc Porat nhận định “thông tin và trí thức sẽ là nguồn lực cơ bản của sự phát triển trong xã hội hậu công nghiệp” và nhận định này đang được thực tiễn xác nhận [23, tr.176] Đề cập tới khái niệm NLTT, các tác giả như Voroixkii F (1996), Peter Clayton, G.E Gorman (2001) thống nhất rằng NLTT là một tập hợp các thông tin nhận được ở các dạng khác nhau Những thông tin này phải được lựa chọn và tổ chức để phục vụ khai thác và sử dụng Trong nghiên cứu của mình, Polley Ann McClure (2003) phân tích mối quan hệ giữa việc ứng dụng CNTT và dịch vụ truyền tải, lưu trữ, sử dụng thông tin trong phạm
vi trường đại học [85]
Mặc dù khái niệm quản lý NLTT tồn tại từ thập niên 70 của thế kỷ XX, chỉ đến khi có sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trong lĩnh vực xử lý thông tin, khái niệm và nội hàm của nó mới được hình thành và được đề cập đến như là quản lý nguồn dữ liệu, quản lý thông tin… Vào thập niên 1980, một số nhà nghiên cứu như Trauth, M (1989) [93] tập trung vào vấn đề quản lý NLTT, đồng thời xác định nội dung, các yếu tố liên quan, các dịch vụ hỗ trợ để khai thác NLTT một cách có hiệu quả Trong nghiên cứu của mình, King, John Leslie và Kraemer Kenneth L (1988) [79] cho rằng các nhà quản lý phải bắt đầu xử lý thông tin như một nguồn lực theo
Trang 21cách quản lý các nguồn lực khác như vốn, đất đai và lao động Thông tin được coi là một đầu vào quan trọng đối với hệ thống tổ chức và phải được quản lý như một tài nguyên.
Vào cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, quản lý NLTT còn được biết đến trong một số tài liệu như quản lý thông tin, hệ thống thông tin quản lý (Bertot, 1997) và quản
lý hệ thống thông tin hoặc quản lý thông tin công nghệ (Maceviciute & Wilson, 2002) [87]
1.1.1.2 Nghiên cứu về quản lý NLTT trong TVĐH
Từ những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, vấn đề quản lý NLTT trong thư viện được nhiều tác giả quan tâm như Gould (1971), Chubarian O.X (1976)…đã đề cập tới khái niệm, phương thức đánh giá và tiến trình phát triển của quản lý NLTT Trong nghiên cứu của mình, tác giả Schneyman, A H (1985) [90] chú trọng tới việc lưu giữ, bảo quản và hồi cố nguồn tài liệu và cho rằng quản lý NLTT có thể được xác định như là quản lý các nguồn lực (con người và vật chất), những vấn đề liên quan đến các hệ thống hỗ trợ (phát triển, nâng cao/tăng cường, bảo tồn) và cung cấp dịch vụ (xử lý, truyền đạt, sắp xếp, lưu trữ và truy xuất) thông tin
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của NLTT điện tử, những nghiên cứu về NLTT điện tử trở nên nhiều hơn Có thể kể S Demas (1994) với
“Phát triển vốn tài liệu cho thư viện điện tử”, P Brophy (1998) với “Tổng quan về việc quản lý thông tin cho thư viện điện tử” Cũng trong thời gian này, nội dung quản lý NLTT được nhiều tác giả đề cập tới như tác giả Eugene J Rathswohl cho rằng công tác quản lý NLTT, ngoài việc quan tâm đến kỹ thuật thông tin, phải bao gồm cả NDT
Để làm được điều này, theo tác giả, cần chú ý đến việc đào tạo các kỹ năng nhận biết thông tin cho người dùng để họ có thể sử dụng nguồn thông tin một cách hiệu quả [86] Nghiên cứu của các tác giả Gary D Blass cho rằng quản lý NLTT bao gồm việc quản lý (1) phạm vi rộng các nguồn tài nguyên thông tin, ví dụ tài liệu dạng in, thông tin điện tử và microforms, (2) các công nghệ và thiết bị khác nhau để thao tác với các nguồn lực này và (3) những người tạo ra, tổ chức và phổ biến thông tin [64] Sheila Creth, trong một bài nghiên cứu về đề tài này, đã nêu ra những nội dung của quản lý NLTT trong các TVĐH Đó là: lựa chọn tài liệu, thanh lý, bảo quản, liên lạc với giảng viên và các khoa, đào tạo NDT, trách nhiệm tài chính và phát triển chính sách [68]
Trang 22Bài viết của Ma Feicheng (1998) [72] chia lịch sử phát triển của quản lý NLTT thành ba giai đoạn Đó là (1) quản lý tài liệu theo kiểu truyền thống, (2) quản lý thông tin, (3) quản lý NLTT Ở giai đoạn quản lý tài liệu theo kiểu truyền thống, chức năng chủ yếu của các thư viện là tàng trữ, bảo quản tài liệu, thư viện chú trọng đến quản lý khía cạnh vật chất Ở giai đoạn quản lý thông tin, khi lượng tài liệu phong phú, đa dạng, nhu cầu thông tin ngày càng cao, chức năng thư viện thay đổi theo hướng tích cực hơn: chủ động tìm kiếm thông tin, tập hợp giới thiệu thông tin, quản lý và khai thác tốt nguồn thông tin Ở giai đoạn quản lý NLTT, khi lượng thông tin dồi dào, thông tin điện tử được sử dụng rộng rãi trên mạng toàn cầu, thư viện phải biết chọn lọc, đánh giá, tổng hợp và quảng bá thông tin phù hợp tới từng nhóm đối tượng người
sử dụng, đồng thời phải hợp tác, chia sẻ nguồn thông tin với các tổ chức khác Tác giả bài viết cũng đã phân tích đặc điểm, nhiệm vụ, mục tiêu và phương thức quản lý trong các giai đoạn khác nhau, mô tả sự cần thiết và tất yếu của việc quản lý NLTT hiện đại Đặc biệt, vào đầu thế kỷ XXI, những công trình nghiên cứu về quản lý NLTT trong thư viện khá phong phú, đi sâu vào khía cạnh tổ chức, khai thác, phối hợp chia sẻ NLTT giữa các thư viện, xu hướng quản lý NLTT, các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý NLTT, như “Liên hiệp điện tử: chia sẻ nguồn lực trong thời đại số” (U Hiremath (2001)), “Phối hợp bổ sung vốn tài liệu điện tử” (W.W Gary (2004)) Tác giả Peter Clayton và G E Gorman (2001) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý NLTT như việc xây dựng chính sách phát triển, nguồn kinh phí, sự hợp tác, chia sẻ NLTT… Đáng chú ý là chương 9 đề cập đến 02 phương pháp đánh giá nhằm tìm ra điểm mạnh điểm yếu của NLTT và xác định nhu cầu thông tin của bạn đọc để xây dựng chính sách phát triển NLTT phù hợp [67]
Các tác giả Joseph Branin, Frances Groen, Suzanne Thorin (2002) cho rằng ba vấn đề nổi cộm ảnh hưởng lớn đến việc quản lý NLTT: (1)Việc phát triển nhanh chóng của GDĐH, sự gia tăng của các NCKH và nguồn tài liệu của thư viện; (2) Sự chuyển đổi từ quan điểm phát triển NLTT sang quản lý NLTT; (3) Các nỗ lực tập hợp NLTT trên tinh thần hợp tác, chia sẻ [65] Tác giả Gessesse Kebede (2000) [78] cho rằng xu hướng các định dạng truyền thống thông tin (sách và vi phim) ngày càng được thay thế
và bổ sung bằng các thông tin điện tử thông qua việc ứng dụng CNTT, một vấn đề mà các TVĐH phải chú trọng để phát triển NLTT trong thế kỷ XXI
Trang 23Nghiên cứu của Pao-Nuan Hsieh, Pao-Long Chang và Kuen-Horng Lu (2000) đã xem xét các công cụ quản lý chất lượng phát triển trong năm thập kỷ qua Các phương pháp và kỹ thuật quản lý chất lượng được phát triển và ứng dụng để đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ thông tin của thư viện [75] Tác giả Paul Mosher, trưởng phòng phát triển NLTT ở Đại học Stanford, xác định nguyên tắc chủ đạo của quản lý NLTT là phải vượt ra khỏi việc phát triển vốn tài liệu theo kiểu truyền thống (chỉ chú trọng đến bổ sung, chọn lựa và xây dựng nguồn tài liệu) để chuyển sang một tầm nhìn mới, bao gồm các phạm vi rộng hơn, như phát triển chính sách, phân bổ kinh phí, chọn lựa, phân tích, sử dụng nguồn thông tin và nghiên cứu NDT, đào tạo cán bộ phát triển
và quản lý NLTT, các hoạt động mang tính hợp tác [trích theo 65]
1.1.1.3 Nghiên cứu về kinh phí đầu tư cho việc phát triển NLTT trong TVĐH
Mục tiêu của các TVĐH trong việc quản lý NLTT là đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của người sử dụng thư viện trong phạm vi trường đại học Đồng thời, nguồn kinh phí cho việc phát triển NLTT phải phù hợp với quy mô đào tạo của nhà trường
Ở Anh, tổ chức “The Society of College, National and University Libraries” (SCONUL) và Cơ quan Thống kê GDĐH (HESA) cho thấy chi tiêu về thư viện đã tăng
từ 322 triệu bảng (3,0% tổng chi tiêu đại học) trong năm học 1997 - 1998 đến 550 triệu bảng (2,1% tổng chi tiêu đại học) trong năm học 2007 - 2008 Tỷ lệ ngân sách thư viện dành cho việc mua sách, tạp chí và các nguồn thông tin khác chiếm khoảng 36%, nhưng có sự thay đổi đáng kể từ dưới 20% trong một số trường nhỏ đến hơn 50% trong các trường đại học lớn, có nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu [99]
Hơn một nửa các trường đại học ở Trung Quốc dành tối thiểu 5% ngân sách giáo dục của một trường để bổ sung nguồn tài liệu và các bộ sưu tập khác của thư viện Tiêu chuẩn ngân sách dành cho một thư viện mang tính quốc gia cũng được tính đến trong bảng đánh giá “Cơ sở hạ tầng giảng dạy cơ sở” Chẳng hạn, một trường đại học đạt loại A thì phải có 5% trong tổng số ngân sách giáo dục dành cho việc mua sắm tài liệu phục vụ cho hoạt động của thư viện, trong khi đó một trường đạt mức C thì chỉ cần 3% [71]
1.1.1.4 Nghiên cứu về thực trạng quản lý NLTT trong TVĐH ở một số quốc gia trên thế giới
Trang 24Từ những năm 90 của thế ký XX đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng, đúc kết kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NLTT tại một số TVĐH cụ thể Trong nghiên cứu về hiệu quả của việc hỗ trợ các dịch vụ cung cấp thông tin của TVĐH đối với hệ đào tạo từ xa tại Mỹ, Carol Johnson Tipton đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn hai đối tượng: (1) Cán bộ thư viện, để thu thập thông tin về các dịch vụ thư viện và vai trò của đánh giá, lập kế hoạch trong các dịch vụ mà thư viện cung cấp cho người học từ xa; (2) Học viên sau đại học, để đánh giá nhu cầu thông tin cũng như sự hài lòng của họ đối với các dịch vụ thư viện cung cấp cho người học từ xa Kết quả của nghiên cứu này đưa ra một cái nhìn toàn diện về việc đánh giá và cải tiến cách quản lý các dịch vụ TVĐH ở Mỹ [92].
Tác giả Barbara Leonard đã nghiên cứu về quản lý nguồn tài liệu trong 8 TVĐH lớn nhất ở Úc Tác giả đã phỏng vấn hơn 30 cán bộ TVĐH về vấn đề lựa chọn, mua lại, đánh giá, phân bổ ngân sách, thỏa thuận hợp tác và chia sẻ NLTT Một đặc điểm chung của 8 TVĐH này là có một thư viện chính, và từ 2 đến 18 thư viện chi nhánh Thư viện chính quản lý các NLTT nghiên cứu về các chuyên ngành đào tạo trong trường, các thư viện chi nhánh chứa các tài liệu chuyên sâu hơn Các thư viện này được kết nối qua hệ thống mạng, và chia sẻ NLTT với nhau Tương tự các TVĐH khác, thư viện trường đại học Úc phải đối mặt với hai vấn đề về quản lý NLTT Đầu tiên là những thay đổi gần đây trong hệ thống GDĐH và tác động của nó trên các trường đại học và TVĐH của Úc Thứ hai là chính sách đầu tư cho việc mua sắm NLTT trong TVĐH, và việc mua lại các tài liệu nước ngoài [81]
Bài lược dịch của tác giả Mỹ Dung đề cập đến những thay đổi cơ bản trong các TVĐH ở Nhật Bản Từ những năm 80 của thế kỷ XX, các TVĐH của Nhật bắt đầu phát triển hệ thống lưu trữ quản lý tài liệu Hầu hết các TVĐH ở Nhật Bản đều xây dựng cơ sở dữ liệu nội bộ của mình, tận dụng sử dụng nguồn biên mục được chia sẻ bởi Viện Thông tin Quốc gia Từ năm 2000, các TVĐH ở Nhật đã ứng dụng công nghệ truy cập NLTT thông qua điện thoại di động Quản lý NLTT trong các TVĐH tại Nhật là sự kết hợp mang tính liền mạch của hệ thống tài liệu dạng in, và tài liệu điện tử thông qua những ứng dụng kỹ thuật CNTT hiện đại [16]
Nghiên cứu về tính hiệu quả của các dịch vụ tham khảo kỹ thuật số trong quản lý NLTT của bốn TVĐH công lập tại Malaysia, tác giả Wan Abdul Kadir Wan Dollah
Trang 25[95] nhận định: CNTT đã được sử dụng để hỗ trợ một loạt các chức năng trong thư viện Đóng góp chính của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của dịch vụ tham khảo kỹ thuật số, xác định các nhu cầu nhận thức, các vấn đề khó khăn và đề xuất cải thiện việc triển khai dịch vụ tham khảo kỹ thuật số trong các TVĐH ở Malaysia
Các tác giả Van Zijl, Caron Wendy [97] đã nghiên cứu về thực tiễn quản lý, xây dựng chính sách, nguyên tắc, tiêu chuẩn của việc phát triển NLTT tại các trường đại học công nghệ kỹ thuật ở Nam Phi
Tác giả Akobundu Dike Ugah [94] có 3 nhận định: (1) Việc cung cấp các nguồn thông tin chất lượng liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ thư viện vì “chất lượng” là yếu tố quyết định thu hút người dùng sử dụng, (2) Chất lượng NLTT của thư viện được xác định là một trong những thước đo để đánh giá sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thư viện, (3) Quy mô và chất lượng NLTT TVĐH có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục ĐH ở khu vực Đông Nam Nigeria
Tóm lại, vấn đề quản lý NLTT trong thư viện được khá nhiều tác giả quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ XX Các nghiên cứu đề cập tới khái niệm, nội dung, mô hình, sự hợp tác, chia sẻ, phương thức đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng, tiến trình phát triển của quản lý NLTT và kinh phí đầu tư cho NLTT Một số nghiên cứu về thực trạng phát triển NLTT, các dịch vụ thông tin và những thay đổi trong các TVĐH tại một số trường đại học cụ thể Tại nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý NLTT trong TVĐH đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ phương thức quản lý truyền thống sang phương thức quản lý hiện đại, với việc áp dụng CNTT, áp dụng thành tựu mới của khoa học kỹ thuật trong các hoạt động của thư viện
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại
học ở Việt Nam
Có thể phân biệt nội dung nghiên cứu về quản lý NLTT trong TVĐH theo các nhóm cơ bản sau:
1.1.2.1 Nghiên cứu về NLTT và quản lý NLTT nói chung
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Hữu Hùng với các bài viết
“Phát triển thông tin Khoa học và công nghệ để trở thành nguồn lực”, “Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin khoa học công nghệ trước thềm thế kỷ XXI”, “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin ở Việt Nam”, “Vấn đề tạo lập và chia sẻ
Trang 26NLTT số hóa tại Việt Nam” đã phác họa bức tranh thông tin trong nền kinh tế mới,
đồng thời bàn về vấn đề chiến lược thông tin, phương thức tạo lập và chia sẻ, quản
lý và phát triển thông tin, nhằm biến thông tin trở thành nguồn lực phát triển Tác giả cũng trình bày các giải pháp tạo lập môi trường thông tin để phát triển NLTT số trong điều kiện ở Việt Nam Cũng theo tác giả Nguyễn Hữu Hùng, xét về mặt lịch sử, vấn
đề quản lý thông tin được đặt ra cừ cuối thế kỷ XIX, khi các nhà khoa học phân biệt hai khái niệm: vật mang tin (Information containers) và nội dung thông tin (Information content) [22]
Vào đầu thế kỷ XXI, những nghiên cứu về NLTT và đánh giá chất lượng thông tin được khá nhiều tác giả quan tâm Đào Đình Khả và các cộng sự (2006) xác định các thuật ngữ và nội hàm cơ bản của quản lý NLTT dưới góc độ quản lý thông tin
công nghệ và ứng dụng chúng vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Nhóm tác giả
này xác định nội dung cơ bản của quản lý NLTT bao gồm quản lý: Chất lượng thông tin thông qua việc quản lý chất lượng các định nghĩa của dữ liệu với các quy luật nghiệp vụ, sự nhất quán của dữ liệu; Kiến trúc thông tin để tránh trùng lặp dữ liệu; Chất lượng của nội dung dữ liệu để đảm bảo sự chính xác, sự thỏa mãn yêu cầu sử dụng; Quy tắc hình thức trình bày dữ liệu, thông tin bao gồm tính trực quan, sự ổn định; Công nghệ lưu trữ, xử lý thông tin; Các chuẩn dữ liệu, chuẩn thông tin và cơ chế trao đổi thông tin giữa các hệ thống thông tin; Cách thức khai thác thông tin [26]
Các tác giả Lưu Lâm (2011) [30] và Nguyễn Minh Sơn (2012) [44] đề cập tới
đánh giá chất lượng thông tin dựa vào các tiêu chí cơ bản: chính xác, kịp thời, phù hợp, trọn vẹn, tính tin cậy và thời sự của thông tin, quản lý thông tin Đề cập tới khái niệm, nguyên tắc, tiến trình phát triển của hoạt động quản lý chất lượng, tác giả Ninh Thị Kim Thoa trong nghiên cứu của mình đã khái quát một vài nét về quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng trong thư viện nói riêng, từ đó phân tích khả năng áp dụng quản lý chất lượng trong TVĐH ở Việt Nam hiện nay [45] Tác giả đã phân tích những nguyên tắc chính có thể áp dụng trong hoạt động quản lý chất lượng TVĐH, bao gồm: sự lãnh đạo, lập kế hoạch, định hướng bởi khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý quy trình hoạt động và đánh giá hoạt động
Tác giả Nguyễn Hữu Hùng xác định bốn tiêu chí lựa chọn nguồn thông tin điện tử: (1) Uy tín: danh tiếng của nhà xuất bản, nhà sản xuất, ban biên tập, ban cố vấn, tác
Trang 27giả bài viết; (2) Mục đích: được tạo lập để thông tin cho người dùng với những nhiệm
vụ xác định, đáp ứng với nhu cầu của người sử dụng; (3) Phạm vi bao quát: các lĩnh
vực, chủ đề chính và các chủ đề liên quan; (4) Tính thời sự của thông tin: được cập
nhật, bổ sung kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo tính liên tục [21]
Nghiên cứu hệ thống thông tin QLGD phổ thông Việt Nam, tác giả Vương Thanh
Hương thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
thông tin QLGD phổ thông” Tác giả phân tích các vấn đề của hệ thống như kênh
thông tin, nhân lực, cơ chế thu thập - xử lý thông tin/dữ liệu, kinh phí, trang bị, quản lý
hệ thống, nội dung thông tin, hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức thông tin với cơ quan QLGD các cấp [25]
1.1.2.2 Nghiên cứu về quản lý NLTT trong TVĐH tại Việt Nam
Trước năm 2000, nghiên cứu về quản lý NLTT nói chung và quản lý NLTT trong TVĐH nói riêng được ít người quan tâm Mười năm trở lại đây, khi đổi mới giáo dục được đặt ra một cách cấp thiết, với các dự án lớn trong và ngoài nước đầu tư cho các trường đại học, trong đó có những đầu tư cho thư viện như: dự án “Giáo dục đại học”
từ nguồn kinh phí của Ngân hàng Thế giới, dự án “Xây dựng các trung tâm học liệu” của tổ chức Atlantic Philantropies, vấn đề này mới được chú ý nhiều hơn
Nghiên cứu về chính sách phát triển NLTT, các tac gia Pham Văn Rinh va Nguyên Viêt Nghia [42] phân tich quy luât, nguyên tăc va cach xây dưng chinh sach
phat triên tai liêu trong thư viên Bên canh đo, có các bài: “Phương pháp luận xây
dựng chính sách phát triển nguồn tin” (2001) của Nguyễn Viết Nghĩa và “Phác thảo sơ bộ chính sách về NLTT” (2000) của Lê Văn Viết [55] Các tác giả khẳng
định vị trí quan trọng trong chính sách phát triển NLTT đối với việc tạo nguồn, xây dựng hệ thống kho tài liệu cho các thư viện và cơ quan thông tin
Về vấn đề chia sẻ NLTT, tác giả Lê Văn Viết đề cập tới việc thiết lập các hình thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước [57] Tác giả Nguyễn Huy Chương và Trần Thị Phượng đã phân tích kinh nghiệm chia sẻ NLTT tại các thư viện của Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra các khả năng và giải pháp chia sẻ NLTT tại các thư viện Việt Nam [15] Tác giả Vũ Duy Hiệp nghiên cứu thực trạng và xác định nhu cầu thực tiễn của các TVĐH trong việc trao đổi NLTT [20]
Trang 28Tác giả Nguyễn Huy Chương [13], với đề tài “Lịch sử hình thành và phát triển
hệ thống thông tin - TVĐH Mỹ và định hướng vận dụng một số kinh nghiệm vào TVĐH Việt Nam”, đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển của hệ thống TVĐH của Mỹ
trước yêu cầu và dưới ảnh hưởng của nền GDĐH trong bối cảnh chuyển biến của nền kinh tế xã hội Mỹ qua từng giai đoạn lịch sử, để rút ra những bài học kinh nghiệm có
thể vận dụng vào xây dựng hệ thống TVĐH Việt Nam
Nghiên cứu vấn đề “Phối hợp hoạt động thư viện các trường đại học ở Việt
Nam: thực trạng và giải pháp phát triển”, tác giả Huỳnh Mẫn Đạt [18] phân tích thực
trạng hoạt động liên kết ở các TVĐH ở Việt Nam, để đi đến kết luận rằng trong thời đại phát triển ngày nay, xu hướng liên kết và phối hợp hoạt động giữa các thư viện là tất yếu và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng
Nhìn chung, các nghiên cứu đã nêu được vai trò của NLTT trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, thực trạng quản lý NLTT trong TVĐH, mô hình cung cấp thông tin, khả năng chia sẻ NLTT, chất lượng của thông tin, đồng thời cũng đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin trong điều kiện hiện nay Một số tác giả nghiên cứu về NLTT tại một TVĐH cụ thể dưới dạng luận văn thạc sĩ, đề tài khoa học như Nguyễn Thị Thuận (2006), Đinh Tiến Dũng (2007), Lê Thị Tuyết Nhung (2011), Phạm thanh Bình (2011), Trần Thị Anh Đào (2013)… Các nghiên cứu cho thấy, tại các TVĐH cụ thể này đã xây dựng chiến lược phát triển NLTT, đánh giá được nhu cầu thông tin của bạn đọc, và áp dụng CNTT vào hoạt động tổ chức, xử lý và khai thác NLTT Tuy nhiên, các TVĐH cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như sự gia tăng nhanh chóng của thông tin, sự cạnh tranh trong hệ thống giáo dục quốc tế, các thay đổi về chính sách, quy mô đào tạo của trường đại học, và xu hướng giảm kinh phí đầu tư cho các TVĐH, trong khi chi phí mua tài liệu ngày một tăng
1.1.2.3 Nghiên cứu về kinh phí đầu tư cho việc phát triển NLTT trong TVĐH tại
Việt Nam
Tác giả Nguyễn Viết Nghĩa trong nghiên cứu của mình (2009) đã phân tích cơ
chế hoạt động và đầu tư ngân sách của các TVĐH ở thời điểm hiện tại, và đề xuất một
vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho TVĐH [40]
Các số liệu cụ thể về việc cấp kinh phí cho việc phát triển NLTT của các TVĐH Việt Nam như sau: “Năm 2011, TVĐH Kinh tế TP HCM khoảng 1,3 tỷ đồng, ĐH
Trang 29Công nghiệp TP HCM là 1,7 tỷ đồng, ĐH Nông lâm TP HCM khoảng 1,2 tỷ đồng,
ĐH Bách Khoa TP HCM là 1 tỷ đồng, ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP HCM là 1,5 tỷ đồng,
ĐH Luật TP HCM là 800 triệu đồng, ĐH Sư phạm TP HCM khoảng 550 triệu đồng,
ĐH Mở TP HCM là 800 triệu đồng, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM khoảng 500 triệu đồng, ĐH Sài Gòn khoảng 800 triệu đồng, ĐH Ngân hàng TP HCM khoảng 800 triệu đồng, ĐH Hoa Sen khoảng 600 triệu đồng, ĐH Ngoại ngữ và Tin học khoảng 400 triệu đồng, ĐH Kĩ thuật Công nghệ TP HCM khoảng 200 triệu đồng… Trung bình, mỗi TVĐH được cấp khoảng 500 triệu đồng để bổ sung tài liệu trong một năm” [11] Tác giả Vũ Dương Thúy Ngà và các đồng sự đã phân tích thực trạng đầu tư cho hoạt động thư viện theo các nhóm: thư viện công cộng, TVĐH, thư viện phổ thông, thư viện đa ngành, thư viện chuyên ngành theo các tiêu chí: kinh phí, NLTT (vốn tài liệu), trụ sở, CBTV và đề xuất một số ý kiến hoàn thiện chính sách, tăng cường đầu tư cho
hoạt động thư viện Việt Nam Các tác giả đều cho rằng kinh phí dành cho các thư viện
Việt Nam, đặc biệt là phần kinh phí bổ sung NLTT, còn rất xa mới đáp ứng được nhu cầu của NDT [38]
Các nghiên cứu đều cho thấy một sự khác biệt khá lớn về kinh phí đầu tư cho NLTT trong các TVĐH ở Việt Nam và giữa TVĐH Việt Nam với nhiều quốc gia khác Đối với các nước phát triển, kinh phí cho việc phát triển NLTT phải phù hợp với quy mô đào tạo của nhà trường Vì vậy, tỉ lệ giữa nguồn kinh phí này và ngân sách nhà trường luôn được xác định Ở Việt Nam chưa có cơ chế hợp lý và chính sách đầu tư cụ thể, lâu dài cho các TVĐH Trong đa số các trường hợp, kinh phí cấp cho thư viện mang nặng tính chủ quan, định tính
Tóm lại, từ năm 2000 đến nay, vấn đề quản lý NLTT được chú ý ngày càng nhiều hơn Một số tác giả đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc quản lý NLTT như chất lượng thông tin, nghiệp vụ thư viện, chia sẻ NLTT, mô hình cung cấp thông tin, hệ thống thông tin QLGD phổ thông Việt Nam, kinh phí đầu tư cho việc phát triển NLTT trong TVĐH Một số khác đánh giá thực trạng công tác phát triển thư viện nói chung, NLTT nói riêng tại một Trung tâm Thông tin - Thư viện riêng lẻ, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TVĐH trong điều kiện hiện nay
1.2 Lý luận về nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Trang 301.2.1.1 Thông tin
Thông tin đã trở thành một khái niệm vừa có tính khoa học vừa có tính thời sự,
và ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của con người
Có nhiều khái niệm khác nhau về thông tin, do chúng được tiếp cận ở những góc độ khác nhau và từ đó có những phân tích khác nhau
Từ điển “Oxford English” định nghĩa, thông tin là tri thức, là tin tức [84] Còn trong “Guide to concept and term in data processing” thông tin là ý nghĩa mà con người muốn diễn đạt hoặc nhận thức, là sự biểu đạt các sự việc và ý tưởng bằng các phương tiện trình bày đã được quy định [73] Thông tin là một nguồn lực mới, nhưng khác với các nguồn lực vật chất khác, nó không có giới hạn, vô hình và ở dạng tiềm tàng Giá trị của thông tin được tạo ra không phải nhờ vào các "thuộc tính vật lý" mà nhờ vào "nội dung và ý nghĩa trí tuệ" được hàm chứa trong các vật mang tin Vì vậy, thông tin cần phải được quản lý, kiểm soát để đảm bảo việc khai thác hiệu quả Tác giả Nguyễn Hữu Hùng cho rằng “Thông tin được hiểu là các số liệu, kiến thức được tồn tại và vận động trong quá trình xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và truyền phát” [23,tr.15].Theo quan điểm của cách tiếp cận hệ thống, thông tin là nội dung những trao đổi giữa hệ thống và môi trường, được sử dụng nhằm mục đích quản lý, duy trì, hoàn thiện
và phát triển hệ thống đó
Theo quan điểm của khoa học quản lý, thông tin là những tín hiệu mới được thu nhận, được hiểu và là căn cứ để ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định có hiệu quả Cũng theo quan điểm này, thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, thông tin được hiểu là tri thức phản
ánh bản chất của các sự vật, các hiện tượng và được chuyển tải tới người tiếp nhận thông qua một phương tiện nào đó Thông tin là tri thức nhưng không hiện hữu, phải nhờ các vật mang tin để được phổ biến.
1.2.1.2 Nguồn lực
Trong nghiên cứu của tác giả Đoàn Văn Khái, “nguồn lực được hiểu là toàn bộ các yếu tố vật chất lẫn tinh thần đã, đang, và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển, và những điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia, dân tộc Khái niệm nguồn lực có phạm vi bao quát rộng, nó chứa không chỉ những yếu tố
Trang 31đã và đang tạo ra sức mạnh trên thực tế, mà cả những yếu tố mới ở dạng sức mạnh tiềm năng; nó không chỉ nói lên sức mạnh mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp sức mạnh; nó phản ánh không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng các yếu tố, đồng thời nói lên sự biến đổi không ngừng của các yếu tố đó” [27, tr.51].
Nhìn ở góc độ khác, tác giả Nguyễn Viết Khoa và các đồng sự cho rằng “Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó” [28, tr.17]
Tùy vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực được sử dụng ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi một tổ chức hoặc từng chủ thể là cá nhân Như
vậy, nguồn lực được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn
tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc hay một tổ chức
1.2.1.3 Nguồn lực thông tin
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NLTT Song cho đến nay, nội hàm của khái niệm NLTT vẫn chưa được xác định rõ ràng NLTT được dịch từ thuật ngữ
“ressources d’information” của tiếng Pháp và “information resources” của tiếng Anh Tài liệu hướng dẫn của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) định nghĩa: “NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và ngành CNTT” [52, tr.6]
Theo Peter Clayton và G E Gorman, “NLTT là một tập hợp các thông tin vật lý (tài liệu dạng vật thể) kết hợp với các thông tin có thể truy cập được (tài liệu dạng điện tử) Những thông tin này phải được lựa chọn và tổ chức để phục vụ khai thác và sử dụng” [67, tr.12]
Trong khi đó, tác giả Lê Văn Viết cho rằng “NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, dạng số, hình ảnh, âm thanh hoặc được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và ngành công nghiệp thông tin” [56, tr.7]
Trang 32Tác giả Phạm Văn Vu nói: “NLTT là loại tài sản cố định đặc biệt, càng được khai thác sử dụng thì càng giầu thêm mà không hề bị hao mòn mất mát đi Trong đó việc đầu tư bảo quản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng các nguồn tin như tổ chức kho lưu trữ, bảo quản, xây dựng các mục lục, các cơ sở dữ liệu chính là làm tăng giá trị sử dụng của vốn tài sản cố định đó” [57, tr.3].
Tác giả Trần Thị Quý cho rằng “NLTT chính là các dạng vật chất khác nhau lưu giữ các thông tin/tri thức của con người được tổ chức, sắp xếp lại có cấu trúc, có ý nghĩa, có nội dung mà con người có thể khai thác được chúng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau NLTT này do một tổ chức, cá nhân nào đó kiểm soát chúng nhằm phục vụ cho lợi ích của con người” [41, tr.47]
Mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau, tất cả các tác giả trên đây đều nhấn mạnh bản chất đa dạng của vật mang tin Đó có thể là những tài liệu truyền thống dưới dạng in, là thông tin điện tử, số hóa và cả những tài liệu dưới dạng hình ảnh, âm thanh Tính đa dạng của NLTT dẫn đến việc thao tác xử lý và thao tác cung cấp thông tin cũng trở nên phức tạp hơn Đây là minh chứng của việc khái niệm NLTT, ngày nay, mang một nội hàm rất mới so với quá khứ Từ những quan điểm trên, NLTT được khái
quát như sau: NLTT là tập hợp các phương tiện vật chất khác nhau, có chức năng lưu
giữ thông tin, tri thức và được tổ chức, khai thác theo mục đích của người sử dụng 1.2.1.4 Thư viện
Thuật ngữ “thư viện” xuất phát từ chữ Hy Lạp bibliotheca “Biblio” nghĩa là sách, “theca” nghĩa là nơi bảo quản Trong Từ điển tiếng Việt, thư viện được định nghĩa là “nơi tàng trữ, giữ gìn sách báo, tài liệu và tổ chức cho bạn đọc sử dụng” [31, tr.953]
Nhà thư viện học Xô Viết, O X Chubarian đã nhấn mạnh tính tư tưởng và tính chất xã hội của thư viện khi cho rằng: “Thư viện là cơ quan tư tưởng, văn hóa thông tin khoa học, tổ chức việc sử dụng sách có tính chất xã hội” [59, tr.42] Theo Luật mới của Liên bang Nga về sự nghiệp thư viện: “Thư viện là cơ quan thông tin, văn hóa, giáo dục có vốn tài liệu nhân bản được tổ chức và được đưa ra cho các pháp nhân, cá nhân sử dụng có thời hạn” Bách khoa toàn thư của Anh định nghĩa: “Thư viện là bộ sưu tập nhằm mục đích để đọc, để nghiên cứu hoặc tra cứu” [56, tr.7]
Trang 33Ở nước ta, theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5453 - 1991 (áp dụng cho các hoạt động thông tin, thư viện, lưu trữ), thư viện được hiểu là “cơ quan (hoặc một bộ phận của cơ quan) thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc đồng thời tiến hành tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu đó” [50, tr.6].
Như vậy, trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thư viện Tuy nhiên,
định nghĩa của UNESCO là đầy đủ nhất: Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của
nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, NCKH, giáo dục, giải trí
[52,tr.6]
1.2.1.5 Thư viện đại học
Tác giả Joan M Reitz định nghĩa “TVĐH là một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập, quản lý và cấp ngân sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu thông tin của sinh viên, và giảng viên nhà trường” [88, tr.256]
Theo Từ điển Thư viện và Khoa học thông tin, TVĐH gắn liền với một tổ chức GDĐH nhằm phục vụ hai mục đích: hỗ trợ chương trình giảng dạy và hỗ trợ việc NCKH của các GV và SV trong trường [76]
Tác giả Trần Đức Tuấn cho rằng “Thư viện có vai trò xương sống của các trường đại học, không chỉ là nơi người đọc tìm kiếm tri thức, mà nó còn là nơi học tập, nghiên cứu lý tưởng, cũng là nơi diễn ra các hoạt động xã hội” [103]
Điều 8 chương III thuộc Nghị định của Chính phủ và quy định chi tiết trong Pháp lệnh thư viện số 72/2002/NĐ-CP ngày 06/08/2002 nêu rõ: “Thư viện các trường đại học và cao đẳng có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của người dạy, và người học trong trường đại học và cao đẳng”
Từ đó, TVĐH được hiểu là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của một trường
đại học, có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị trong trường, chịu sự tác động của môi trường giáo dục và đào tạo, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc 1.2.1.6 Nguồn lực thông tin trong TVĐH
Trong một tổ chức, thông tin là một nguồn lực quan trọng Nó chi phối, tác động đến mọi thành viên Voroixkii F cho rằng “Ở dạng chung nhất, NLTT được hiểu như
Trang 34là tổ hợp các thông tin nhận được và tích lũy được trong quá trình phát triển khoa học
và hoạt động thực tiễn của con người, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý
xã hội NLTT phản ánh các quá trình và hiện tượng tự nhiên được ghi nhận lại trong kết quả của các công trình NCKH và trong các dạng tài liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn” [56, tr.6] Nhóm nghiên cứu của Đào Đình Khả và các cộng sự cho rằng “NLTT của một tổ chức bao gồm khối lượng dữ liệu, thông tin, tri thức và công
cụ xử lý thông tin để có thể sử dụng trong các quá trình hỗ trợ ra quyết định phục vụ
mục đích hoạt động của tổ chức đó” [26, tr.12].
Theo tác giả Lê Văn Viết, nội hàm của thuật ngữ NLTT trong thư viện vẫn chưa
được thống nhất: “Có người cho rằng nó tương đương như vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin, thư viện Một số tác giả khác lại đưa ra quan điểm NLTT không chỉ bao hàm các nguồn lực về tài liệu mà còn gồm các thành phần khác như tài liệu thông tin, nhân lực thông tin… Có người lại đồng nghĩa nó với nguồn tin” [56, tr.5]
Như vậy, NLTT trong TVĐH là tập hợp các phương tiện khác nhau có chức năng
lưu giữ thông tin, được thư viện sở hữu, tiếp cận, được tổ chức, khai thác cho mục đích giảng dạy, học tập và NCKH của trường đại học
1.2.2 Các đặc điểm của nguồn lực thông tin trong thư viện đại học
Ngày nay thông tin được lưu giữ dưới những hình thức khác nhau, không chỉ trên những loại vật liệu truyền thống như đất sét, tre, trúc, vải, giấy… mà còn được lưu giữ dưới hình thức điện tử Nhu cầu của NDT cũng ngày càng phong phú, đa dạng, không chỉ về nội dung thông tin mà còn ở khía cạnh hình thức lưu giữ Để đáp ứng nhu cầu trên, các TVĐH vừa thu thập, lưu giữ nguồn thông tin truyền thống, đồng thời đẩy mạnh việc chọn lọc, bổ sung, tạo lập NLTT điện tử NLTT điện tử ngày càng chiếm
ưu thế với khối lượng lớn nhưng chiếm không gian nhỏ và có xu hướng thay thế thông tin truyền thống trong các TVĐH ở Việt Nam
1.2.2.1 Nguồn lực thông tin của TVĐH phong phú, đa dạng
NLTT của thư viện được tích tụ từ nhiều thời kỳ, từ nhiều cá nhân ưu việt của xã hội NLTT của TVĐH có tính độc đáo, đặc thù riêng vì ngoài dạng thông tin “ngoại sinh” - tức thông tin đến từ nguồn xuất bản công khai bên ngoài trường (bao gồm tài liệu truyền thống, điện tử, cơ sở dữ liệu… được mua, thuê, khai thác miễn phí), nó còn
sở hữu một dạng thông tin “nội sinh” rất quan trọng mà không có ở bất kỳ đâu Đó là
Trang 35nguồn thông tin hình thành từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của cá nhân hay tổ chức trực thuộc nhà trường Nguồn tin này phản ánh đầy đủ và có hệ thống các thành tựu cũng như tiềm lực, định hướng phát triển của trường đại học Nó bao gồm các giáo trình, các đề cương bài giảng được giáo viên biên soạn, kết quả nghiên cứu, đề tài, luận văn, luận án, các kỉ yếu hội nghị, hội thảo… được sử dụng chính thức trong các hoạt động mang tính hàn lâm của nhà trường Nguồn thông tin này không chỉ quan trọng đối với giáo viên, sinh viên trong trường đại học mà còn là nguồn thông tin quý giá, độc đáo đối với người nghiên cứu ngoài trường.
Mục đích sử dụng thông tin của NDT trong trường đại học rất đa dạng, đòi hỏi NLTT phải phong phú, để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của họ Trong thời đại ngày nay, với sự trợ giúp của CNTT, nguồn thông tin của TVĐH trở nên phong phú hơn bởi các dạng thông tin điện tử, được truy cập từ các mạng thông tin
1.2.2.2 Nguồn lực thông tin của TVĐH là nguồn thông tin tập trung, có hệ thống
và chuyên sâu
NLTT của thư viện được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học Tài liệu đưa vào thư viện được chọn lọc qua nhiều khâu theo các tiêu chí pháp lý và tiêu chí khoa học, được tích lũy lâu dài và được kiểm nghiệm qua thực tiễn trước khi công bố, được lưu giữ, trình bày theo những hệ quy chiếu thuận tiện cho người sử dụng Ðối với TVÐH, NLTT chủ yếu được chọn lọc và bổ sung theo chuyên ngành đào tạo, theo từng lĩnh vực nghiên cứu của nhà trường
Trong chương trình đào tạo ở bậc đại học, NDT không chỉ cần thông tin tổng hợp, thông tin cơ sở của nhiều ngành mà cần thiết phải có thông tin chuyên sâu về chuyên ngành họ đang nghiên cứu, học tập và một số chuyên ngành liên quan Chính
vì vậy, NLTT trong TVĐH là nguồn thông tin tập trung, có hệ thống, và chuyên sâu, là nguồn thông tin phù hợp với nhu sử dụng của giảng viên, cán bộ và sinh viên
1.2.2.3 Nguồn lực thông tin của TVĐH là nguồn thông tin thuận tiện cho việc
khai thác và sử dụng
Bắt đầu từ năm học 2007 - 2008, Bộ GD&ĐT đã đưa ra lộ trình đào tạo học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục Việt Nam Với quá trình xã hội hóa giáo dục, với sự hình thành và phát triển xã hội học tập, vai trò của TVĐH đối với phương thức đào tạo tín chỉ ngày càng mang tính tích cực Đi kèm phương thức đào tạo theo tín chỉ, NLTT
Trang 36trong TVĐH không những phải đa dạng, phong phú, chuyên sâu mà còn phải được khai thác, sử dụng hiệu quả thông qua việc ứng dụng CNTT với một giao diện thân thiện, dễ thao tác Vì vậy, NLTT trong TVĐH được xây dựng tương hợp với nhu cầu, trình độ, thói quen và điều kiện của người sử dụng Nguồn thông tin ấy còn được chọn lọc, tinh chế, đóng gói thành nhiều sản phẩm tin khác nhau để đáp ứng nhiều hình thức cung ứng của thư viện, tạo thuận lợi cho việc khai thác, và sử dụng Ngày nay, với sự trợ giúp của CNTT, TVĐH có thể gỡ bỏ mọi hàng rào ngăn cách về không gian, thời gian cũng như thủ tục đối với người sử dụng
1.2.3 Phân loại nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học
Việc phân loại NLTT có thể được xem xét dưới các góc độ khác nhau: nội dung, thể loại, đặc tính của vật mang tin….Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, NLTT được phân loại dựa vào hình thức thể hiện thông tin, và nguồn gốc thu thập thông tin
1.2.3.1 Dựa vào hình thức thể hiện thông tin
Căn cứ vào hình thức thể hiện thông tin, người ta chia NLTT thành hai loại: NLTT truyền thống (còn gọi là NLTT tư liệu) và NLTT hiện đại (còn gọi là NLTT điện tử) Sự khác biệt cơ bản giữa thông tin truyền thống, và thông tin điện tử nằm ở hình thức lưu giữ thông tin và vật mang tin
- NLTT truyền thống: bao gồm các thông tin được thể hiện dưới dạng các tài liệu
văn bản và các vật mang tin khác mà không cần dùng đến CNTT hoặc các thiết bị tin học được trình bày dưới dạng một bài viết, tài liệu, ấn phẩm, hồ sơ về mọi lĩnh vực
mà người ta có thể đọc được Có thể kể đến như: các sách, các ấn phẩm định kỳ
- NLTT hiện đại: là các sản phẩm thông tin được thể hiện nhờ vào ứng dụng
CNTT như các tài liệu số, CD-ROM, các cơ sở dữ liệu mà NDT có thể tiếp cận thông qua các thiết bị tin học, thông qua mạng Internet Các loại NLTT hiện đại chủ yếu có trong TVĐH là: sách, báo, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu thư mục, tóm tắt, toàn văn, các bộ sưu tập dữ liệu số NLTT hiện đại là bộ phận NLTT tích cực của thư viện,
có nhiều ưu điểm vượt trội so với NLTT truyền thống như tốc độ phát và nhận thông tin nhanh, bảo vệ an toàn, và lâu dài tài liệu gốc (điều này đặc biệt có ý nghĩa khi thư viện tiến hành số hóa các tài liệu quý hiếm), dễ dàng truy cập thông tin, và tạo lập các loại sản phẩm thông tin mới, mở rộng đối tượng phục vụ và thúc đẩy việc phối hợp, chia sẻ NLTT giữa các thư viện
Trang 371.2.3.2 Dựa vào nguồn gốc thu thập thông tin
Dựa vào nguồn gốc thu thập thông tin, có thể phân biệt hai loại NLTT cơ bản:
- NLTT nội sinh
NLTT nội sinh là nguồn thông tin được hình thành từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu cá nhân, tổ chức trực thuộc Nó bao gồm các giáo trình, các đề cương bài giảng được giáo viên biên soạn, các kết quả nghiên cứu, đề tài, luận văn, luận án, các
kỉ yếu hội nghị, hội thảo… được sử dụng chính thức tại trường Nguồn thông tin nội sinh có tính độc đáo, quý hiếm, đáp ứng nhu cầu người sử dụng về nội dung, trình độ, cách thức tiếp cận, thị hiếu, đồng thời làm tăng giá trị NLTT trong thư viện, làm tăng thương hiệu của nhà trường
- NLTT ngoại sinh
NLTT ngoại sinh là những thông tin đến từ nguồn xuất bản công khai bên ngoài nhà trường (tài liệu truyền thống, điện tử, cơ sở dữ liệu… được mua, thuê hay khai thác miễn phí) NLTT ngoại sinh có tính phổ biến, khách quan, có giá trị sử dụng nếu được lựa chọn tốt, và là cơ sở so sánh, đối chiếu để đánh giá nguồn thông tin nội sinh.NLTT nội sinh và NLTT ngoại sinh có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau NLTT ngoại sinh được bổ sung thường xuyên, đa dạng sẽ là sơ sở để kích thích NLTT nội sinh phát triển Việc có nhiều nguồn thông tin nội sinh sẽ mở rộng cơ hội trao đổi/mua/thuê thông tin bên ngoài và khối lượng thông tin nội sinh lớn dẫn tới việc chất lượng đào tạo và NCKH trong trường đại học được nâng lên
1.2.3.3 Sự khác biệt giữa NLTT trong TVĐH và NLTT trong thư viện công cộng
Nghị định của chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện, số
72/2002/NĐ-CP, ngày 06/8/2002 xác định “thư viện công cộng phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc, thư viện trường đại học tập trung phục vụ đối tượng bạn đọc là cán
bộ, công chức, viên chức chuyên môn thuộc cơ quan, tổ chức chủ quản, ngoài ra còn
có thể phục vụ các đối tượng bạn đọc khác phù hợp với quy chế, nội quy thư viện” Sự khác biệt về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng người dùng và nhu cầu tin, dẫn đến sự khác biệt giữa NLTT trong TVĐH và NLTT trong thư viện công cộng (ngoại trừ 02 thư viện công cộng lớn là Thư viện Quốc gia và Thư viện Khoa học Tổng hợp
TP HCM) Có thể quan sát những khác biệt đó trong bảng so sánh dưới đây:
Trang 38Bảng 1.1 So sánh NLTT của TVĐH và NLTT của thư viện công cộng
Những điểm so sánh Thư viện công cộng Thư viện đại học
Diện bổ sung tài liệu
Bổ sung những tài liệu có tính tư tưởng cao, tính giáo dục tốt và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương, ưu tiên mảng sách địa chí
Bổ sung các tài liệu phù hợp với các ngành chuyên môn, mã ngành đào tạo của trường, ưu tiên mảng sách giáo trình
Nội dung tài liệu
Có tính phổ quát, ít chuyên sâu, do đối tượng phục vụ
đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực và trình độ khác nhau
Chuyên sâu về các lĩnh vực đào tạo và NCKH Tài liệu phải đáp ứng yêu cầu chi tiết đến mỗi mã ngành đang được đào tạo trong nhà trường
Thành phần nội dung
tài liệu
Thành phần tài liệu chiếm tỉ
lệ tương đương nhau đối với khối nội dung gồm tài liệu xã hội chính trị, tài liệu khoa học tự nhiên, tài liệu khoa học kỹ thuật và một số các loại tài liệu khác
Thành phần tài liệu về chuyên ngành/lĩnh vực đào tạo của nhà trường luôn được ưu tiên bổ sung và chiếm tỉ lệ cao, thậm chí tài liệu chuyên ngành chiếm đến 95%
Loại hình tài liệu
Sách, báo tạp chí, một số tài liệu đa phương tiện, các cơ
sở dữ liệu thư mục, ít cơ sở
dữ liệu toàn văn
Giống thư viện công cộng, nhưng có nhiều tài liệu điện
tử, đa phương tiện hơn, có nguồn thông tin nội sinh
Ngôn ngữ tài liệu Chủ yếu là tiếng Việt, ít tài
liệu tiếng nước ngoài
Tài liệu ngoại văn phong phú hơn, đặc biệt là tiếng Anh Chúng chiếm tỉ lệ đáng kể của NLTT (có thể lên đến 50%)
Có thể thấy rằng ngoài tài liệu về kiến thức phổ thông vẫn thường có trong mỗi thư viện, TVĐH có nhiệm vụ thu thập tài liệu chuyên ngành theo danh mục đào tạo của nhà trường, và nội dung tài liệu phải đáp ứng các chuẩn mực khoa học, chuẩn mực giáo dục, đặc biệt là các giáo trình giảng dạy
NLTT được xây dựng theo chính sách bổ sung tài liệu của thư viện Nhưng bản thân chính sách này lại được hình thành trên cơ sở chiến lược phát triển chung của nhà
Trang 39trường và chức năng, nhiệm vụ mà thư viện được giao Do vậy, việc bổ sung tài liệu không thể giữ quan điểm bất biến, mà phải đứng trên quan điểm thay đổi, nghĩa là khi chức năng, nhiệm vụ của thư viện thay đổi (theo yêu cầu của nhà trường) thì diện bổ sung cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi của cơ cấu tài liệu tại thư viện
Tiêu chí chuẩn mực của nội dung tài liệu còn thể hiện qua thành phần vốn tài liệu, phải đảm bảo sự đầy đủ, tránh khiếm khuyết Như thư viện công cộng thành phần phải đảm bảo đầy đủ khối nội dung gồm 30% sách xã hội chính trị, 30% sách văn học nghệ thuật, 30% sách khoa học kỹ thuật, 10% các loại sách khác Hoặc như các TVĐH, tùy thuộc vào chuyên ngành thư viện có nhiệm vụ phục vụ, sách về chuyên ngành/lĩnh vực đó chiếm tỉ lệ cao, như thư viện khoa học chuyên ngành y, tài liệu có nội dung y khoa phải chiếm tỉ lệ 70% đến 80% kho sách, thậm chí sách chuyên ngành chiếm 95% [37]
1.2.4 Vai trò của nguồn lực thông tin thư viện đối với các hoạt động trong
trường đại học
Trong môi trường đại học, vai trò của thư viện là rất quan trọng Không phải ngẫu nhiên khi Phòng truyền thống của trường đại học danh tiếng Berkely có trang trọng treo câu nói của vị chủ tịch thứ 11, Đại học UC Hoa Kỳ, ngài Robert Gorden Sproul: “Thư viện là trái tim của trường đại học…, sự phát triển trí tuệ và sức sống của mỗi khoa và mỗi đơn vị, của mỗi giáo sư và mỗi sinh viên phụ thuộc vào sức sống của thư viện”1 Với đặc thù là cơ sở giáo dục cao nhất, các trường đại học hội tụ các nhà khoa học có trình độ cao Họ vừa là người sử dụng thông tin vừa là người sản xuất thông tin Điều này đặt thư viện vào những thách thức không nhỏ, nhưng cũng tạo cho thư viện những thuận lợi to lớn
Chức năng chính của trường đại học đã được thừa nhận trên thế giới và được luật hóa qua Luật Giáo dục (1998, 2005, 2009) và Luật GDĐH (2012) là: đào tạo (nhân bản tri thức), NCKH (kiến tạo tri thức) và dịch vụ xã hội – chuyển giao công nghệ (chuyển giao tri thức)
Vai trò của NLTT đối với từng mảng hoạt động của trường đại học như sau:
1 Nguyên văn tiếng Anh: “The library is the heart of the university… The intellectual growth and vitality of every school and every division, every professor and every student, depends on the vitality of the library”
Trang 401.2.4.1 Đối với hoạt động đào tạo
NLTT là vật liệu không thể thiếu cho việc xây dựng chương trình giảng dạy Ngày nay, đổi mới phương pháp dạy học và tham gia NCKH là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giảng viên Để đáp ứng được yêu cầu này, người giảng viên phải liên tục cập nhật kiến thức mới Có những thông tin mới, giảng viên biết vận dụng phù hợp với quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ trở nên sinh động, phong phú và đi sát với thực tế hơn, giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức mà giảng viên muốn truyền đạt một cách nhanh nhất Từ đó, chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao Ngay cả trong trường hợp đã tồn tại một chương trình chi tiết được Bộ GD&ĐT phê duyệt, việc cập nhật thông tin
và vận dụng vào chương trình giảng dạy vẫn hết sức có ich, vì nó giúp cho giảng viên
có những bài giảng sinh động, phong phú và sát với thực tế
NLTT hỗ trợ đắc lực trong hoạt động học tập, kích thích sự ham mê hiểu biết, tìm tòi học hỏi của sinh viên Sinh viên chủ động tìm kiếm thông tin, khai thác thông tin, thảo luận, làm việc theo nhóm…và thu được những kiến thức mới, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ, từ đó có những đánh giá, nhận xét của riêng mình
1.2.4.2 Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động NCKH có sự gắn kết chặt chẽ với việc tìm kiếm và khai thác thông tin Bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng khởi đầu bằng việc truy tìm thông tin và duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu NLTT được tiếp nhận và xử lý cho việc xây dựng các
lý thuyết khoa học, tạo nên những công trình, những phát minh, những đề xuất về khoa học-công nghệ, cũng như hình thành những thông tin mới, dù đó là hoạt động nghiên cứu của đội ngũ giảng viên hay của học viên, sinh viên trong nhà trường Nói cách khác, từ việc liên tục tiếp nhận và xử lý thông tin, những thông tin mới sẽ được hình thành Trên cơ sở thừa hưởng, kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, các kết quả nghiên cứu của nhân loại, người nghiên cứu rút ngắn thời gian nghiên cứu, đồng thời giúp khơi nguồn cho tư duy sáng tạo và công trình nghiên cứu mới sớm ra đời Nguồn thông tin đầy đủ, đa chiều, và có chất lượng sẽ giúp nhà nghiên cứu đưa ra những luận cứ khoa học có tính khách quan và khả thi cao Trong trường đại học, NCKH phục vụ chủ yếu cho việc nâng cao chất lượng đào tạo Để biến các sản phẩm NCKH trở thành tri thức có ích, phục vụ đào tạo cần phải huy động các NLTT thư viện