Bên cạnh giới thiệu Basho, nhiều tác giả khác đã biên soạn các tập sách phân tích đặc trưng phong cách nghệ thuật trong thơ haiku của nhà thơ Yosa Buson, Kobayashi Issa như sách 俳句の意味がす
Trang 1NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
Trang 21 PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN
2 PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
3 TS HÀ THANH VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Thơ haiku Nhật Bản: Lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác
Tác giả luận án
Nguyễn Vũ Quỳnh Như
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Những đóng góp của luận án 11
7 Kết cấu của luận án 11
CHƯƠNG 1:THƠ HAIKU-QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 13 1.1 THƠ HAIKU CỔ ĐIỂN 13
1.1.1 Thơ haiku trước Basho 13
1.1.2 Thơ haiku thời Basho 19
1.1.3 Thơ haiku sau Basho 29
1.2 THƠ HAIKU HIỆN ĐẠI 45
1.2.1 Masaoka Shiki: người cách tân thơ haiku 46
1.2.2 Thơ haiku từ sau năm 1945 đến thập niên 1980 54
1.2.3.Thơ haiku từ cuối thập niên 1980 đến nay 59
1.3 THƠ HAIKU RA THẾ GIỚI 64
1.3.1 Thơ haiku ảnh hưởng đến phương Tây 65
1.3.2 Thơ haiku đến Việt Nam 73
TIỂU KẾT 80
CHƯƠNG 2: THƠ HAIKU - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG 82
2.1 CẢNH SẮC NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU 83
2.1.1 Mùa xuân 85
2.1.2 Mùa hạ / mùa hè 90
2.1.3 Mùa thu 94
2.1.4 Mùa đông 99
Trang 52.3 CON NGƯỜI NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU 112
2.3.1 Con người vũ trụ 112
2.3.2 Con người nhỏ bé 119
TIỂU KẾT 124
CHƯƠNG 3: THƠ HAIKU - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT 126
3.1 HÌNH THỨC CỦA THƠ HAIKU 126
3.1.1 Điệu thơ 5-7-5 và thơ dư từ (ji-amari字余り) 127
3.1.2 Quý đề (kidai 季題) và Quý ngữ (kigo 季語 ) 131
3.1.3 Từ ngắt (kire-ji 切れ字) 142
3.2 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ HAIKU 147
3.2.1 Khoảnh khắc hiện tại và đỉnh điểm cảm xúc 148
3.2.2 Tính hàm súc, mơ hồ và đa nghĩa 153
3.2.3 Biện pháp tu từ 167
3.3 MỘT SỐ PHẠM TRÙ MĨ HỌC TRONG THƠ HAIKU 178
3.3.1 Aware – Bi ai 179
3.2.2 Wabi – Giản đạm 184
3.2.3 Sabi – Tịch tĩnh 188
3.2.4 Karumi – Nhẹ nhàng 194
3.2.5 Shiori – Man mác 198
TIỂU KẾT 202
KẾT LUẬN 204
THƯ MỤC THAM KHẢO 208
PHỤ LỤC 1: SÁCH DẪN 221
PHỤ LỤC 2: TẦN SỐ XUẤT HIỆN MỘT SỐ KIGO TIÊU BIỂU 225
PHỤ LỤC 3: TUYỂN THƠ HAIKU 232
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 284
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thơ haiku là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản gồm 17 âm tiết và có thể nói ngắn nhất thế giới Ngắn gọn là thế, thơ haiku nay đang phát triển rộng rãi tại nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam, bất chấp các quy ước chặt chẽ, rào cản của ngôn ngữ,
khác biệt về văn hóa Nhiều người đến với thơ haiku như một sự hiếu kỳ, muốn
khám phá đến tận cùng những “bí ẩn” đằng sau 17 âm tiết ngắn gọn của nó
Thế giới của thơ haiku dường như là vô tận, chẳng biết đâu là điểm giới hạn Ngày ngày thơ haiku tiếp tục mở rộng biên giới, cuốn hút nhiều người tìm đến với
cả sự say mê, hứng thú Với dân tộc Nhật Bản, thơ haiku được xem là tinh hoa của
văn hóa dân tộc Đối với người yêu thích thơ haiku trên thế giới, đến với thơ haiku,
người đọc có thể hiểu thêm về tinh thần và bản sắc văn hóa Nhật Bản Hiểu thơ
haiku, người hâm mộ thơ haiku càng biết rõ hơn giá trị đặc tính của một dân tộc
trong khối Đông Á Thơ haiku ngày nay không chỉ tăng về số người thưởng thức mà còn tăng về số người sáng tác thơ, đúng như Yamashita Kazumi đánh giá: “Thơ
haiku là thể loại văn học nghệ thuật có số đông đại chúng tham gia nhất trên thế
giới” [162, tr.11]
Trong khi đó, tại Việt Nam, dù muộn hơn phương Tây, phong trào tiếp nhận và
sáng tác thơ haiku đang ngày càng phát triển khiến nhu cầu tìm hiểu thơ haiku ngày càng tăng cao Thơ haiku được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông và các khoa Ngữ văn, Đông phương các trường đại học khiến cho nhu cầu tìm hiểu thơ haiku trở nên cấp thiết, vì thế có nhiều công trình nghiên cứu, dịch, giới thiệu thơ haiku được
ra đời Tuy nhiên, nỗ lực của các nhà nghiên cứu vẫn còn rời rạc, chủ yếu tập trung
vào thời kỳ thơ haiku mới được hình thành và giai đoạn cận đại, một số cảm thức
mĩ học Sự phát triển thơ haiku thời hiện đại và nhất là các phạm trù đặc điểm ngôn
Trang 7ngữ của thơ haiku vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được chú ý khai thác vào chiều sâu
Trước nhu cầu cấp thiết đó, chúng tôi quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu thơ haiku,
đi sâu vào tìm hiểu những giá trị về lịch sử, nội dung, nghệ thuật nhất là đặc điểm ngôn ngữ Từ đó, cung cấp thêm nguồn tư liệu tổng quát toàn diện hơn, đầy đủ hơn
về thế giới muôn mặt của thơ haiku
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ haiku đã có hơn 400 năm phát triển, trong đó có hơn 100 năm truyền bá rộng
rãi ở nước ngoài Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình bình luận,
dịch thuật, nghiên cứu thơ haiku dưới nhiều khía cạnh khác nhau
2.1 Tình hình nghiên cứu thơ haiku tại phương Tây
Từ những năm đầu thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu văn học phương Tây đã công
bố hàng loạt những nghiên cứu về thơ haiku Những công trình đầu tiên đề cập đến quá trình ra đời của thơ haiku 17 âm tiết là hai công trình sáng giá của W G Aston như A Grammar of the Japanese Written Language (Văn phạm ngữ văn Nhật Bản, tái bản lần hai năm 1877), A History of Japanese Literature (Lịch sử văn học Nhật
Bản, 1899) Sau đó, nhà nghiên cứu Basil Hall Chamberlain ra mắt tác phẩm
Japanese Poetry (Thơ Nhật Bản, 1910) đưa ra những vấn đề khi dịch thơ haiku sang
tiếng Anh, so sánh thi ca phương Đông và phương Tây Về nghiên cứu đặc trưng
thơ ca Nhật Bản, có thể kể đến công trình Japanese Lyrics (Thơ trữ tình Nhật Bản,
1915) của Lafcadio Hearn Trong tác phẩm ông đã đề cập đến tình yêu thiên nhiên
của các nhà thơ haiku, ghi nhận những giá trị của thơ haiku trong nền văn học của
Nhật Bản Thời kỳ này, đáng giá nhất là hàng loạt các công trình nghiên cứu của
Basil Hall Chamberlain về thơ ca Nhật Bản, phân tích nét đặc sắc của thơ haiku qua các tác phẩm The Classical Poetry of Japanese (Thơ Cổ điển của người Nhật Bản, 1880), Basho and the Japanese Poetical Epigram (Basho và Thơ trữ tình Nhật Bản,
1902), Japanese Poetry (Thơ Nhật Bản, 1910)
Sang thế kỷ XX, nhiều tài liệu, sách vở viết về thơ haiku của các tác giả tên tuổi được ra đời, giới thiệu thơ haiku một cách toàn diện hơn Harold G Henderson với tác phẩm An Introduction to Haiku: An Anthology of Poems and Poets from Basho
Trang 8to Shiki (Giới thiệu thơ haiku – Bộ hợp tuyển thơ và các thi sĩ từ Basho đến Shiki,
1958) đã phân tích những đặc trưng, phong cách nghệ thuật của thơ haiku qua các
bài thơ của tứ đại thi hào Basho, Buson, Issa, Shiki Đáng kể nhất là công trình
Haiku Volume 1~4 - Eastern Culture, Spring, Summer-Autumn, Autumn-Winter (Thơ haiku 4 tập “Xuân, Hạ, Thu, Đông) của R.H.Blyth (1981,1982) đã trở thành
cẩm nang nghiên cứu thơ haiku tại nhiều quốc gia sử dụng tiếng Anh Bên cạnh nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của thơ haiku, R H Blyth đã vận dụng lý thuyết “Trở về với thiên nhiên” để nêu rõ bốn mùa là đề tài nổi bật nhất của thơ
haiku Cũng theo khuynh hướng này, Kenneth Yasuda với công trình Japanese Haiku: Its Essential Nature, History, and Possibilities in English, With Selected Examples (1982) đề cập đến đặc trưng cảm thức thẩm mĩ của thơ haiku và tính cần
thiết của yếu tố mùa Điểm nổi bật của cuốn sách này là tác giả đã so sánh sự khác
biệt về cấu trúc 17 âm tiết của thơ haiku tiếng Nhật và thơ haiku tiếng Anh
Nghiên cứu cụ thể về một tác giả, tác phẩm của thơ haiku cũng là vấn đề được
một số học giả quan tâm Năm 1978, Yuki Sawa và Edith Marcombe Shiffert đã cho
ra mắt cuốn sách Haiku Master Buson (Buson – Đại thi hào thơ haiku) Đây là cuốn
sách đầu tiên được viết bằng tiếng Anh nói về cuộc đời sự nghiệp của họa sĩ – thi sĩ
Buson và được tái bản 5 lần tính đến năm 2007 Với hơn 300 bài thơ haiku của
Buson, cuốn sách đã phác họa bức tranh thiên nhiên bốn mùa dưới ngòi bút “vẽ và viết thơ” đầy tài hoa của Buson Cùng theo trào lưu đó, Janie Beichman (2002) với
công trình nghiên cứu Masaoka Shiki: His Life and Works (Masaoka Shiki: Cuộc
đời và tác phẩm) đã khẳng định công lao hiện đại hóa phong cách thơ haiku của nhà
thơ Shiki Bên cạnh đó, học giả Makoto Ueda viết nhiều tác phẩm về lý thuyết văn
học và nghệ thuật của Nhật Bản, về sự hiện đại hóa thơ haiku, và các cây bút hiện đại Nhật Bản Là người rất am hiểu về ý nghĩa cảm thức mĩ học của thơ haiku,
Makoto Ueda viết về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của nhà thơ Yosa
Buson trong tác phẩm The path of Flowering thorn – The life and poetry of Yosa
Buson (Cuộc đời và sự nghiệp thi ca của Yosa Buson – Con đường đầy chông gai, 1998) Ông còn mô tả công lao đóng góp của Matsuo Basho vào sự phát triển nghệ
Trang 9thuật của thơ haiku trong cuốn sách The Master Haiku Poet – Matsuo Basho (Đại
thi hào thơ haiku – Matsuo Basho, 2008), giúp người đọc khái quát được vai trò nhà
thi sĩ lỗi lạc trong quá trình phát triển thơ haiku Cùng chí hướng này, Jane Reichhold (2008) cho ra đời bộ tuyển tập thơ haiku BASHO – The Complete Haiku”
(Basho – Toàn tập thơ haiku”, trong đó phân tích trí tuệ phát triển nghệ thuật thơ haiku của Basho qua các chuyến du hành khắp đất nước
Tại Nga, N.I.Konrat (1891-1970), năm 1927 ra mắt tác phẩm Văn học Nhật Bản
từ cổ điển đến hiện đại (NXB Đà Nẵng, 1999) Công trình tập hợp các bài nghiên
cứu văn học Nhật Bản, trong đó có đề cập đến hai bình diện luôn gắn kết với nhau trong tác phẩm thi ca Nhật Bản: bên trong (tâm hồn nhà thơ) và bên ngoài (hình ảnh thiên nhiên mà nhà thơ thấy được) Tuy nhiên, những bài viết của Konrat chủ yếu
về văn xuôi, chưa đi sâu vào thơ ca Mặt khác, Konrat chỉ nghiên cứu văn học Nhật
đến thế kỷ 16, nên chưa khai thác hết những vấn đề của thơ haiku
2.2 Tình hình nghiên cứu thơ haiku tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, khó có thể liệt kê hết vô số các công trình nghiên cứu thơ haiku
được soạn thảo bằng tiếng Nhật luôn được xuất bản mới
Dưới góc độ giới thiệu các nhà thơ haiku lỗi lạc, Yamamoto Kenichi với tác
phẩm 芭蕉 - その鑑賞と批評 (Basho – Đánh giá và bình luận, 2006) phân tích đặc điểm phát triển thơ haiku của Basho qua các thời kỳ Cũng về nhà thơ Basho,
tác giả Ozawa Katsumi (2007) xuất bản sách奥の細道 新解説<旅の事実ち>と<旅の真理>” (Diễn giải mới về Oku no hosomichi 奥の細道 – Nẻo đường Đông
Bắc1 - Chuyến du hành của hiện thực và chân lý), viết lại từng nội dung của tác
phẩm Oku no hosomichi bằng tiếng Nhật hiện đại bên cạnh văn bản gốc bằng tiếng
1 Tác phẩm Oku no hosomichi 奥の細道 được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi Hosomichi là lối hẹp, đường hẹp Oku viết theo từ 奥州 (Oshu) là tên gọi thời bấy giờ hàm
chỉ vùng Đông Bắc, ngày nay gồm các tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori nên được
dịch là “Lối lên miền Oku (Vĩnh Sính)”, “Đường mòn miền Oku (Nam Trân) Oku còn có
nghĩa là thâm sâu, tận cùng bên trong nên được dịch là “Con đường sâu thẳm” (Nhật Chiêu) Nhận thấy trong tác phẩm còn là tâm tư của thi hào Basho muốn đi cho đến hết các nẻo đường vùng Đông Bắc, nên luận án chọn tên “Nẻo đường Đông Bắc” do Đoàn Lê Giang dịch
Trang 10Nhật cổ, kèm diễn giải ý nghĩa, đưa ra những luận điểm về các đặc trưng của tập thơ Bên cạnh giới thiệu Basho, nhiều tác giả khác đã biên soạn các tập sách phân
tích đặc trưng phong cách nghệ thuật trong thơ haiku của nhà thơ Yosa Buson,
Kobayashi Issa như sách 俳句の意味がすぐわかる!名句即訳 蕪村 (Danh cú Buson – Hiểu ngay nghĩa thơ haiku!, 2004) của Ishida Kyouko,一茶秀句 (Tuyển thơ Issa, 2001) của Kato Shuson
Đứng trên góc nhìn tổng hợp cơ bản các đặc trưng của thơ haiku là cuốn sách 俳句への招待 (Xin mời đến với thơ haiku, 1998) của Yamashita Kazumi Trên một
khía cạnh tổng hợp khác, Matsuda Hiromu viết tác phẩm 一番やさしい俳句再入
門 (Tái nhập thơ haiku dễ nhất, 2008), phân tích ngắn gọn nhưng sắc bén các đặc
trưng cơ bản về thể loại, ngôn ngữ, thi pháp, cách diễn đạt trong thơ haiku kèm nhiều bài thơ haiku của nhiều tác giả khác nhau Nghiên cứu chuyên sâu về thi pháp thơ haiku là các tập sách: 俳句表現の研究 (Nghiên cứu sự diễn đạt của thơ haiku,
1994) của Shibata Nami phân tích nghệ thuật diễn đạt đầy ẩn ý của thơ haiku, giới thiệu đặc trưng biểu cảm bốn mùa thơ haiku của Buson; 俳句の授業・俳句の技法
どう教えどう作るか (Giờ dạy thơ haiku – thi pháp thơ haiku – cách dạy và cách làm thơ, 1998) do Fuji Kunihito biên soạn, hệ thống rõ nét cách thức sử dụng hiệu
quả các thủ pháp nghệ thuật thơ haiku trong dạy, học và truyền bá; “俳句技法入
門” (Nhập môn thi pháp thơ haiku, 2005) khái quát những vấn đề cơ bản về đặc
trưng thi pháp thơ haiku như cách sử dụng danh từ, số từ, động từ…
Ngoài ra, tác phẩm俳句がうまくなる100の発想法 (100 ý tưởng để nhuần
nhuyễn thơ haiku của Hirano Kobo, 2009) mang yếu tố “kỹ thuật”, đưa ra
các phương pháp làm thế nào để có thể viết được bài thơ haiku hay và thể hiện đầy
đủ các đặc trưng vốn có của nó Hoặc như tác phẩm 俳句脳-発想、ひらめき、美意識 (Trí tuệ thơ haiku – Ý tưởng, sâu sắc, tính thẩm mĩ, 2008) của Mogi
Kenichiro và Mayuzumi Madoka nhấn mạnh đến vai trò của phạm trù mĩ học, tính
ẩn ý sâu lắng trong diễn đạt Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm khác giới thiệu rất đa
Trang 11dạng về thơ haiku từ ngữ pháp, ngôn từ, cho đến thi pháp
2.3 Tình hình nghiên cứu thơ haiku tại Việt Nam
Tại Việt Nam, từ trước năm 1945 đến năm 1975, đã có một số nhà thơ lớn của Việt Nam như Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Châm Vũ Nguyễn Văn Tần, Chế
Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh bước đầu tiếp cận và dịch thơ haiku Tiêu biểu là một số bài dịch thơ haiku trong bài Thi văn Nhật Bản với phong trào Âu hóa đăng
trên báo Sài Gòn của Hàn Mặc Tử (1936)
Đầu thập niên 1970, các bài thơ haiku bản dịch tiếng Anh của H.G Henderson
được các dịch giả Tuệ Sỹ, Nguyễn Tường Minh dịch sang tiếng Việt, đáng kể nhất
là các bản dịch thơ Hòa ca - Đoản ca và Hài cú (1971), Luyến ca (1972) của Nguyễn Tường Minh Tuy nhiên, các tác phẩm giới thiệu thơ haiku giai đoạn này
vẫn còn rất ít, kiến thức đều chỉ ở mức nhập môn Đặc biệt, tập thơ của Nguyễn
Tường Minh chỉ giới thiệu các bài thơ haiku được dịch sang tiếng Việt, không có
bài nguyên tác và tên tác giả nên khó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
Từ sau năm 1975, thơ haiku tiếp tục được nghiên cứu sâu rộng hơn Người có
nhiều công trình nghiên cứu thơ ca Nhật Bản là nhà nghiên cứu Nhật Chiêu Ông đã
có rất nhiều bài viết, tác phẩm về thơ haiku trên các khía cạnh: Lịch sử ra đời và
phát triển, đặc điểm phong cách nghệ thuật, cuộc đời của một số nhà thơ lỗi lạc qua
hàng loạt tác phẩm Tìm hiểu thơ haiku Nhật Bản (1984), Basho và thơ haiku (1994),
Nhật Bản trong chiếc gương soi (1997), Thơ ca Nhật Bản (1998), Văn học Nhật Bản – Từ khởi thủy đến 1868 (2003), 3000 thế giới thơm (2007)…Các tập sách về
thơ ca Nhật Bản của Nhật Chiêu đã giới thiệu những nét chính yếu của quá trình phát triển, các khái niệm, cảm thức thẩm mĩ như tính Thiền, cảm thức thiên nhiên
và đặc điểm nghệ thuật của các nhà thơ haiku tiêu biểu Hơn nữa, ông đã cung cấp cho người hâm mộ thơ haiku cả trăm bài thơ được tuyển chọn và dịch sang tiếng
Việt rất sâu lắng, có kèm phần diễn giải sâu sắc Các bài nghiên cứu của Nhật Chiêu
đã mở đầu cho việc giới thiệu bao quát thơ haiku tại Việt Nam, đóng góp to lớn vào việc giảng dạy và phổ biến thơ haiku
Trang 12Năm 2011, với cái nhìn phác họa diện mạo chung về nền văn học Nhật Bản,
Nguyễn Nam Trân xuất bản cuốn sách Tổng quan Lịch sử văn học Nhật Bản Đây là
công trình đầu tiên khái quát đầy đủ sự hình thành, phát triển và đặc trưng tiêu biểu của các thể loại văn học Nhật Bản Trong đó, tác giả đã phác họa và lý giải tiến
trình hình thành và phát triển thơ haiku từ sơ khai đến hiện đại Những trang viết về thơ haiku với hơn 100 bài thơ haiku trong cuốn sách đã giới thiệu nhiều nhà thơ
haiku nổi danh của Nhật Bản, được phân chia cụ thể qua các thời kỳ Công trình của
Nam Trân đã nêu bật những đặc điểm quan trọng của thơ haiku và phong cách đặc
sắc riêng biệt của mỗi nhà thơ, đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu tiến trình
phát triển thơ haiku qua gương mặt của các thi sĩ Cũng trong tác phẩm này, Nam
Trân đã dẫn ra những bài thơ được chọn lọc kỹ lưỡng minh họa cho các đặc trưng
phát triển lịch sử của thơ haiku Đặc biệt, phong cách dịch thơ haiku của Nam Trân
có nhiều điểm sáng tạo, mới, khác lạ Từ thơ 3 câu tiếng Nhật, ông thường chuyển dịch thành 2 câu tiếng Việt, nhấn nhá bằng các dấu ngắt câu như dấu chấm, phẩy, dấu than
Bên cạnh việc nghiên cứu thơ haiku, các công trình tuyển chọn dịch thơ haiku luôn được xuất bản Có thể kể đến Lê Thiện Dũng với bản dịch Hài Cú Nhập môn của Harold G Henderson (2000), và đặc biệt là Vĩnh Sính với Dịch thuật và Khảo
cứu – Matsuo Basho và Lối lên miền Oku (2001), là công trình nghiên cứu tác phẩm
kinh điển Oku no hosomichi của nhà thơ Matsuo Basho rất có giá trị Những bài thơ
trong tác phẩm được Vĩnh Sính chuyển dịch sang tiếng Việt dưới hình thức thơ lục bát, giúp người đọc Việt cảm thấy gần gũi và dễ tiếp cận
Thơ haiku đã được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông trung học và đại học, trong đó có bài giảng Thơ haiku của Basho (Ngữ văn 10, tập I, Phan Trọng Luận chủ biên) do Đoàn Lê Giang biên soạn, giới thiệu đặc trưng cơ bản của thơ haiku,
về sự cô tịch, tính vắng lặng, mềm mại, nhẹ nhàng Đoàn Lê Giang còn viết nhiều
tài liệu về thi ca Nhật Bản, về thơ haiku làm giáo trình giảng dạy cho học viên cao học như tài liệu Quan niệm văn học cổ điển Nhật Bản trong cái nhìn so sánh (2004) Trong tài liệu, người đọc cảm thấy gần gũi hơn với thơ haiku qua bài viết nói về
Trang 13những nét tương đồng giữa các nhà thơ viết nhiều về thiên nhiên, về cái đẹp của
Nhật Bản và Việt Nam Riêng nói về thơ haiku, tài liệu đã giới thiệu những quy tắc
và đặc trưng nghệ thuật cơ bản của thơ haiku kèm theo những trang thơ haiku được
viết nguyên văn tiếng Nhật có phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ đã giúp cho người học
hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của mỗi bài thơ haiku Thơ haiku còn được giới thiệu trong sách Ngữ văn 10, tập I, bộ chuyên ban (Trần Đình Sử chủ biên) do Lưu Đức Trung soạn Sau đó, Lưu Đức Trung và Lê Từ Hiển giới thiệu thơ haiku trong sách
Haiku - Hoa thời gian (NXB Giáo dục, 2007)
Trong những năm gần đây, các bài viết về thơ haiku được đăng trên các sách tham khảo thơ, tạp chí nhưng với số lượng chưa nhiều như Một số đặc điểm nghệ
thuật của thơ haiku Nhật Bản (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 2002), Basho-Nguyễn Trãi-Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu (Đoàn Lê Giang, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6 - 2003), Thơ haiku Nhật Bản viết về mùa xuân (Hà Văn
Lưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1/2004), Hợp tuyển văn
học Nhật Bản (Mai Liên, NXB Lao động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây,
2010) với khoảng 50 trang viết về thơ haiku, Thiền và thơ haiku (Lê Thị Thanh Tâm dịch trong sách Thơ - Nghiên cứu Lý luận phê bình, 2003), Haiku - Lục bát, một vài
ghi nhận (Nguyễn Thị Thanh Xuân, tạp chí Nghiên cứu Văn học số 2 -2012)
Tuy nhiên, do hạn chế về tiếp xúc nguồn tư liệu thơ haiku gốc, tư liệu dịch vẫn còn ít ỏi, manh mún về đề tài nên số lượng công trình nghiên cứu thơ haiku vẫn còn khiêm tốn Không chỉ riêng về thơ haiku, mà ngay cả tình hình nghiên cứu và dịch
thuật thơ ca Nhật Bản nói chung vẫn còn quá ít khi so sánh với tình hình nghiên cứu,
dịch thuật văn xuôi Nhật Bản như Nguyễn Thị Thanh Xuân đã nhận định: Thơ ca
Nhật Bản chưa được dịch nhiều ở Việt Nam như văn xuôi, vì vậy số lượng bài phê bình – nghiên cứu cũng không nhiều [70, tr.180]
Trước hiện trạng nghiên cứu thơ haiku tại Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ nhiều nội
dung, chưa có nhiều thành tựu nghiên cứu mang tính hoàn chỉnh, thỏa đáng và đầy
đủ, dựa vào những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã mạnh
dạn khai thác đề tài “Thơ haiku: lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại” với mong
Trang 14muốn làm rõ thêm những đặc trưng tiêu biểu nhất của thơ haiku, làm phong phú nguồn tư liệu, đóng góp vào việc nghiên cứu và giảng dạy thơ haiku tại Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận án:
Tập trung làm rõ khởi nguồn hình thành nên thể loại thơ haiku, tìm hiểu những nét thay đổi nổi bật của thơ haiku qua từng thời kỳ từ lúc được hình thành cho đến
nay Nghiên cứu sự nghiệp và phong cách sáng tác, giá trị nghệ thuật của một số thi
sĩ thơ haiku tiêu biểu đã có những cống hiến đáng kể vào sự hình thành và phát triển thơ haiku
Về đặc trưng thể loại, luận án chú trọng chỉ ra các đặc điểm đặc sắc nhất của thơ
haiku trong nội dung và thi pháp thông qua phân tích khoảng hơn 532 bài thơ haiku
Nhật Bản từ cổ điển đến hiện đại được đánh giá cao của hơn 100 tác giả
- Nhiệm vụ của luận án:
Thứ nhất, hệ thống hóa các tư liệu nghiên cứu thơ haiku, khắc phục những thiếu sót trong việc nghiên cứu thơ haiku từ trước đến nay ở Việt Nam
Thứ hai, làm rõ quá trình hình thành và phát triển thơ haiku trong đời sống văn
hóa Nhật Bản, tìm tòi những phong cách thi ca đặc sắc của các thi sĩ thơ haiku lỗi lạc Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển thơ haiku ở Nhật Bản và ảnh hưởng
của nó đối với phương Tây và Việt Nam
Thứ ba, tìm hiểu những đặc điểm thế giới nghệ thuật trong thơ haiku như thiên
nhiên, văn hóa, con người Nhật Bản
Thứ tư, tìm hiểu hình thức thể loại, tư duy nghệ thuật và một số phạm trù mỹ học trong thơ haiku
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Thơ haiku Nhật Bản từ cổ điển đến hiện đại, đặc biệt chú ý đến giai đoạn cổ điển khi thơ haiku mới được hình thành, chú trọng vai trò của các nhà thơ lừng danh như Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa Tìm hiểu giai đoạn thơ haiku được cận đại hóa với công lao của nhà thơ haiku Masaoka Shiki Đề cập đến giai đoạn hiện đại, luận án chú trọng các trào lưu phát triển thơ haiku từ sau năm 1945,
Trang 15giới thiệu một số nét chính trong tình hình phát triển thơ haiku ngày nay
4.2 Các thi tuyển, tuyển tập thơ haiku của các nhà thơ haiku lừng danh như Basho, Buson, Issa, Shiki và một số nhà thơ haiku tiêu biểu khác để xác định giá trị nghệ thuật, sự sáng tạo trong sáng tác của các nhà thơ haiku
4.3 Một số công trình nghiên cứu thơ haiku đã được giới thiệu thành công tại Việt Nam và các công trình nghiên cứu thơ haiku nổi tiếng tại một số quốc gia như
Mỹ, Anh…nhằm đi tìm quá trình thơ haiku được lan tỏa rộng rãi tại nước ngoài
4.4 Tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển cùng các đặc
điểm tiêu biểu của chính thể thơ haiku, không đặt trọng tâm vào so sánh thơ haiku
với thơ ca của Việt Nam hoặc với thơ đường Luật của Trung Quốc
5 Phương pháp nghiên cứu
Từ những mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội, được sử dụng trong Chương 1, coi một hiện tượng văn học, một thể loại văn học xuất hiện và biến đổi là bắt nguồn từ những nhân tố lịch sử, xã hội nhất định
5.2 Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học: Phương pháp này được sử dụng trong nhiều chương của toàn luận văn, nhất là trong chương 2, xem một hiện tượng văn học là một thành tố của văn hóa, đồng thời cũng là những hình tượng chủ đạo trong văn học
5.3 Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Sử dụng trong Chương 3 để nghiên
cứu thi pháp thơ haiku Bằng cách tiếp cận tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả,
chúng tôi cố gắng hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật, thi pháp thể hiện trong thơ
haiku và hướng tới nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ haiku
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp văn học
so sánh, lý thuyết tiếp nhận khi nghiên cứu quá trình thơ haiku lan tỏa và va chạm
với thế giới đa văn hóa – đa ngôn ngữ bên ngoài Nhật Bản, nhằm tìm hiểu rõ hơn sự
sáng tạo trong quá trình tiếp nhận thơ haiku trên thế giới trong đó có Việt Nam Một
số thao tác nghiên cứu khác cũng được sử dụng xuyên suốt trong luận án như khảo
Trang 16sát và thống kê, phân tích và tổng hợp để đưa ra các nhận định có giá trị và ý nghĩa
khi nghiên cứu về thơ haiku
6 Những đóng góp của luận án
Hoàn thành luận án, chúng tôi mong muốn có những đóng góp như sau:
6.1 Nhìn nhận đúng giá trị thơ haiku trong nền văn học Nhật Bản
Nghiên cứu thơ haiku ở phương diện lịch sử hình thành và đặc trưng thể loại từ
chiều sâu của đặc điểm văn hóa – ngôn ngữ Nhật Bản, để thấy những giá trị về nội
dung và nghệ thuật thơ haiku trong nền văn học Nhật Bản
6.2 Đóng góp vào việc giảng dạy thơ haiku ở các bậc đào tạo tại Việt Nam
Thơ haiku đã được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam từ cấp phổ thông trung học
đến các bậc đại học Chúng tôi mong mỏi đề tài này sẽ trở thành tư liệu tham khảo
hữu ích cho chương trình giảng dạy thơ haiku tại Việt Nam và các sinh viên, nhà nghiên cứu Nhật Bản, cộng đồng thi ca muốn tìm hiểu về thơ haiku tại Việt Nam Dịch và giới thiệu số lượng lớn các bài thơ haiku từ cổ điển đến hiện đại, tìm ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật thơ của nhiều tác giả thơ haiku khác nhau nhằm cung cấp cho giới nghiên cứu thơ haiku những tư liệu cần thiết
6.3 Phát triển thơ haiku tại Việt Nam
Luận án giới thiệu quá trình du nhập và phát triển thơ haiku tại Việt Nam qua các cuộc thi thơ haiku tại Việt Nam do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Qua một số tập thơ haiku Việt được xuất bản, luận án bước đầu trình bày quá trình Việt hóa thơ haiku Nhật Bản, từ đó hy vọng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích và có ý định sáng tác thơ haiku bằng tiếng Việt
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (12 trang), Kết luận (5 trang), Thư mục tham khảo (13 trang),
luận án được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Thơ haiku - Quá trình hình thành và phát triển (gồm 68 trang)
Chương 1 tìm hiểu sự phát triển của thơ haiku trong quá trình cổ điển hóa và hiện
đại hóa thi ca Nhật Bản Với nội dung này, luận án mong muốn tìm hiểu sự thừa hưởng, tiếp thu từ yếu tố bản địa dân tộc và tiếp biến với các yếu tố du nhập từ nước
Trang 17ngoài của thơ haiku Qua phương pháp tiếp cận và nghiên cứu lịch sử thơ haiku, tái xác nhận và so sánh các nhận thức và thế giới quan của các nhà thơ haiku nổi bật Chương 1 còn góp phần giải đáp câu hỏi muôn thuở về thơ haiku “Vì sao thơ
haiku tuy ngắn gọn như thế lại có thể ảnh hưởng sâu rộng khắp thế giới trong đó
đang từng bước đến với Việt Nam như vậy?” Từ cách làm của Nhật Bản trong việc
giáo dục, phổ biến thơ ca truyền thống cho thấy thơ haiku có vai trò và vị trí nhất
định trong nền văn học Nhật Bản Qua đó, sẽ hiểu rõ hơn về hành trình bước ra thế
giới của thơ haiku trong đó có sự phát triển phong trào thơ haiku tại Việt Nam Chương 2: Thơ haiku - Những đặc điểm về nội dung (gồm 43 trang)
Nội dung chương 2 tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm nội dung trong đó yếu tố về
mùa là đặc trưng không thể thiếu trong thơ haiku Đọc thơ haiku dù với bất cứ hình
ảnh nào, đề tài nào, không gian hay thời gian nào đều toát lên tinh thần văn hóa bốn mùa rất đặc trưng ấy Không chỉ có thế, qua nghiên cứu, luận án nhận ra rằng các yếu tố về mùa, về thiên nhiên đều có mối liên kết chặt chẽ với đời sống văn hóa của người Nhật Bản Qua đó, khám phá ra những giá trị trong bản sắc văn hóa Nhật Bản
đã góp phần sáng tạo nên những nét độc đáo và đặc sắc riêng của thơ haiku
Chương 3: Thơ haiku - Những đặc điểm về nghệ thuật (gồm 77 trang)
Nội dung chương 3 giới thiệu vẻ đẹp của thơ haiku trên nhiều phương diện: vẻ
đẹp của thể thơ, của ngôn ngữ và ngay cả cái đẹp của nhân gian trong thế giới đa chiều vui buồn của cuộc sống: u tịch, cô liêu, nhẹ nhàng, trực cảm vẻ đẹp nỗi buồn Cũng chính nhờ cảm thức vẻ đẹp đó đã tạo nên một diện mạo lôi cuốn, hấp dẫn cho
thơ haiku Về ngôn ngữ trong thơ haiku, chương 3 tập trung đề cập đến đặc điểm thể thơ cùng các thi pháp hữu dụng của thơ haiku, về sự hài hòa, linh động trong sử
dụng các thi pháp đó Nghiên cứu nội dung này giúp khám phá được tính chỉnh thể
của thế giới thơ haiku, có ý nghĩa quan trọng trong việc đi tìm tư duy và cảm nhận
thế giới của nhà thơ
Ngoài ra, luận án có Phụ lục: Phụ lục 1: Sách dẫn (gồm 4 trang), Phụ lục 2:
Thống kê tần số xuất hiện một số kigo tiêu biểu (7 trang), Phụ lục 3: Tuyển thơ
haiku gồm 532 bài (50 trang)
Trang 18CHƯƠNG 1:
THƠ HAIKU
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Thơ haiku, đọc theo âm Hán – Việt là bài cú, có 17 âm tiết theo ngắt nhịp 5-7-5
âm, là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản Thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng trong
truyền thống thơ ca Nhật Bản, là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản và đang tiếp tục phát triển rộng rãi tại nhiều
quốc gia Vào mỗi thời đại của lịch sử phát triển, thơ haiku có các tên gọi khác nhau như hokku発句, haikai俳諧, haiku俳句 Ngày nay, khi nói đến thơ haiku vào bất
kỳ giai đoạn nào, hầu như ai cũng quen thuộc với một tên gọi là “thơ haiku”
Tuy nhỏ bé chỉ có 17 âm tiết, nhưng sức lan tỏa của thơ haiku thật sâu rộng Với
bề dày lịch sử hơn 400 năm, có những lúc thơ haiku tưởng chừng như đang đứng bên bờ vực suy vong Song, thơ haiku luôn vượt qua các thử thách của thời đại, trở
thành hòn ngọc lấp lánh đủ màu, đủ sắc Từ sự phát triển thần kỳ và với tính độc
đáo vốn có, thơ haiku trở thành niềm kiêu hãnh của Nhật Bản, sản sinh ra các bậc
đại thi hào lừng danh cùng những vần thơ bất hủ Bất chấp trở ngại của biên giới
ngôn ngữ, thơ haiku đã và đang lan tỏa vào thế giới thi ca của nhiều quốc gia trong
đó có Việt Nam
1.1 THƠ HAIKU CỔ ĐIỂN
1.1.1 Thơ haiku trước Basho
Tại Nhật Bản, thơ waka 和歌 (Hòa ca) gồm những bài ca dân gian về thần thoại
dùng trong các buổi tụ họp, tế lễ, cầu mùa, dâng cúng thần linh Thơ waka có bốn thể loại: katauta 片歌 (Phiến ca, 5-7-5 âm hoặc 5-7-7 âm), sedoka 旋頭歌 (tuyển đầu ca, là cặp thơ katauta gồm 5-7-7 âm và 5-7-7 âm ), choka 長歌 (Trường ca, độ
Trang 19dài không ấn định nhưng trong bài thơ phải có luân phiên các khổ thơ 5-7-7 âm và
5-7-5 âm), và thể loại chính là tanka 短歌 (Đoản ca 5-7-5-7-7 âm)
Vào thời kỳ Nara (710-784), hai bộ sử cổ nhất của Nhật Bản là Kojiki古事記
(Cổ sự ký, 710) và Nihon shoki日本書紀 (Nhật Bản thư ký, 720) ra đời, ghi chép
những sự kiện lịch sử, truyền thuyết, huyền thoại và nhiều bài thơ waka về thần thoại nguồn gốc Nhật Bản, nghi lễ Thần đạo Trong Kojiki có 110 bài thơ waka,
Nihon shoki có 130 bài Đây cũng là thời kỳ Nhật Bản đồng hóa những gì đón
nhận từ lục địa từ nhiều thế kỷ trước Cuối thời kỳ Nara, dựa trên cơ sở chữ Hán
được du nhập trước đó, hệ chữ cái ngữ âm kana ra đời, đánh dấu sự phát triển chữ viết của Nhật Bản với hệ thống tiếng Nhật gồm chữ kanji漢字, hiragana 平仮名 và
katakana片仮名 Từ đây, tác phẩm văn chương đầu tiên của Nhật Bản viết bằng hệ
chữ kana chính thức được hình thành thay thế cho nền văn học theo kiểu chữ Trung
Hoa Năm 771, văn học Nhật Bản đạt đỉnh cao khi hợp tuyển thi ca đầu tiên
Manyoshu万葉集 (Vạn Diệp Tập) được ra đời
Manyoshu gồm 20 quyển với 4500 bài thơ waka, trong đó có khoảng 4207 bài
thể loại tanka, 265 bài choka, 62 bài sedoka [178] Thơ waka trong Manyoshu là
những bài ca trữ tình, mộc mạc về tình yêu con người, thiên nhiên hùng vĩ Theo
Donald Keene, “Thi ca Nhật Bản thời kỳ này tràn ngập cánh hoa anh đào và lá đỏ
rơi theo thẩm mĩ quan truyền thống của người Nhật” [73, tr.24] Tác giả của Manyoshu gồm nhiều tầng lớp khác nhau từ Thiên hoàng đến thị dân, từ quý tộc
đến nông dân, binh sĩ, có cả ăn mày và khuyết danh Một số nhà thơ nổi tiếng
trong Manyoshu sau này được vinh danh trong cuốn Tự điển nhân vật Nhật Bản như nữ thi sĩ Nukata no Ookimi 額田王 (có 3 bài choka và 10 bài tanka), Kasano Iratsume 笠女郎 (có 29 bài thơ tanka), Sakanoue no Korenori 坂上是則 (có 84 bài)
Bên cạnh đó là một số nhà thơ nổi bật khác như Kakinomoto no Hitomaro 柿本人
麻呂 - là một trong những nhà thơ hàng đầu của Manyoshu, tác giả của nhiều bài thơ bi ca Kakinomoto no Hitomaro 柿本人麻呂 là nhà thơ tiêu biểu của Manyoshu
có 365 bài thơ trong đó có 19 bài choka, 75 bài tanka Yamanoue no Okura 山上憶
Trang 20良 có khoảng 80 bài tanka với nhiều bài về những vấn đề mâu thuẫn trong xã hội
Ootomo no Tabito 大伴旅人 có 76 bài thơ, phong cách thơ trữ tình, thanh lịch, tao nhã và trào lộng Ootomo no Yakamochi 大伴家持 là người gắn bó mật thiết với sự
hình thành Manyoshu, có nhiều bài thơ nhất trong Manyoshu gồm 473 bài với các thể loại choka, tanka về thiên nhiên, thương cảm sâu sắc với sự cô độc… Thơ của
Yakamochi bộc lộ quan niệm rất riêng về các đề tài, và được đánh giá là thơ có tính hiện đại
春のその haru no sono Vườn xuân đẹp sao
暮れないにおう kurenai niou Đường đi ngời sáng
桃の花 momo no hana Bóng hoa hồng đào
したでる道に shitaderu michi ni Một người con gái
いでたつおとめ idetatsu otome Từ đâu bước vào.2
(家持) (Yakamochi) (Nhật Chiêu dịch)
Vào thời đại Heian (794-1192), Nhật Bản dời đô từ Nara lên Heian (sau này
được gọi là Kyoto) Thơ waka tiếp tục phát triển chủ yếu thể loại thơ tanka 31 âm tiết Năm 905, hợp tuyển thơ cổ điển và hiện đại đầu tiên của Nhật Bản Kokin
wakashu古今和歌集 (Cổ kim hòa ca tập), còn gọi vắn tắt là Kokinshu 古今集 (Cổ Kim Tập) ra đời do nhà thơ Kino Tsurayuki 紀貫之 (868-946) viết lời mở đầu, nêu
ra những quan điểm, bình luận về thơ ca của nhiều tác giả Kokinshu được đánh giá
là “Thời kỳ đầu tiên Nhật Bản cho ra đời lý luận văn học” [127, tr.136]
Tác giả trong Kokinshu chỉ khép kín trong giới quý tộc cung đình, phần lớn là những nhà tri thức hiểu biết về thơ tanka hoặc có địa vị trong xã hội Không liên quan nhiều đến đề tài tình yêu như Manyoshu, tuyển tập Kokinshu là những bài thơ
tanka viết về vẻ đẹp của thiên nhiên như Kato Shuichi đã nêu rõ: “Cũng từ đó, Kokinshu đã định hình thể thơ nói về tình yêu thiên nhiên, mĩ học về mùa của Nhật Bản” [127, tr 175] Do tính ngắn gọn của thể thơ, Kokinshu không biểu lộ cảm
xúc trực tiếp, mà vay mượn cảnh vật thiên nhiên theo kiểu “tả cảnh ngụ tình” và đặc điểm này trở thành đặc trưng tiêu biểu của thi ca Nhật Bản Năm 1205, hợp
2 Các bài thơ (tanka, haiku) trích dẫn trong luận án được viết thành 3 cột gồm: tiếng Nhật, phiên âm cách đọc, bài dịch tiếng Việt
Trang 21tuyển thơ Shinkokinshu新古今集 (Tân Cổ Kim Tập) ra đời do nhà thơ Fujiwara no
Teika藤原定家 (1162-1241) làm chủ biên Với lối diễn đạt bi ai trầm mặc, tinh tế
vay mượn hình ảnh từ thiên nhiên, Shinkokinshu được đánh giá là bộ thi tuyển sáng giá tiếp sau tuyển tập Manyoshu
秋風に aki kaze ni Gió thu thổi
下葉や寒く shitaha ya samuku Lá vàng rơi
なりむらむ Narimuramu Trời rét buốt
こはぎが原に kohagi ga hara ni Trên đồng hoang
鶉なくなり uzura naku nari Đa đa lặng tiếng.3
âm tiết 5-7-5 âm do một người làm (sau này được phát triển thành thơ hokku – phát
cú, là tiền đề ra đời thể thơ haiku), và hai câu sau shimmo no ku 下の句 (hạ cú) gồm
14 âm tiết 7-7 âm do một người khác làm, nối tiếp nhau như một trò chơi tung hứng
Mặc dù xuất hiện rộng rãi nhưng tên gọi thơ renga chưa chính thức được nhắc đến như một thể thơ độc lập Chỉ đến năm 1127, trong hợp tuyển thơ Kinyo wakashu金葉和歌集 (Kim diệp Hòa ca tập), lần đầu tiên tên gọi thơ renga 連歌 (Liên ca)mới
được nhắc đến Cấu trúc một bài thơ renga gồm 2 phần:
(1) kami no ku上の句 (thượng cú) gồm 17 âm tiết 5-7-5 âm:
雪ながら yuki nagara Tuyết rơi rơi
山もと霞む yama mo to kasumi chân núi mờ sương
夕べかな yube kana ánh chiều tà
(宗祇) (Sogi, 1421 - 1502)
3 Một số bài thơ (tanka, haiku) được trích dẫn trong luận án sử dụng các bản dịch của những người đi trước, có ghi tên người dịch Từ bài thơ này kể cả trong phụ lục tuyển thơ, các bài thơ không ghi tên người dịch là do tác giả luận án tự dịch với tinh thần giữ sát với ý gốc của bài thơ, theo hướng tránh miêu tả và diễn giải nhằm bảo đảm đặc trưng cô đọng và
tính gợi của thơ haiku
Trang 22(2) shimmo no ku 下の句 (hạ cú) gồm 14 âm tiết 7-7 âm:
行く水遠く yuku mizu tooku Xa xa bên dòng nước
梅匂う里 ume niou sato hương mơ quê tôi
(肖柏) (Shohaku, 1443-1527)
Bước vào giai đoạn Edo trung kỳ, thơ renga không còn khép kín trong xã hội quý
tộc, trở thành trò chơi đối đáp, lôi cuốn nhiều người tham gia, phát triển rộng rãi
trong các tầng lớp xã hội Đến thời kỳ Muromachi (1392-1573), thơ renga đạt đỉnh cao dưới bàn tay của nhà thơ Sogi 宗祇 (1421-1502), đánh dấu sự độc lập với thơ
waka
Thơ renga phát triển đôi khi không chỉ là những bài thơ waka liên hoàn 5-7-5 và 7-7, mà là bài thơ dài lên đến cả trăm khổ thơ nối tiếp nhau với tên gọi kusari renga
鎖連歌 (Chuỗi liên ca) Bắt đầu từ “thượng cú” 7-5, rồi đến “hạ cú” 7-7, rồi lại
5-7-5, 7-7, cứ thế, hết khổ thơ này nối tiếp khổ thơ kia, hình thành nên thể thơ kusari
renga Khoảng giữa thế kỷ XIII, từ 3 câu đầu của thơ renga, một thể thơ 17 âm tiết
được định hình với tên gọi hokku mà sau này được gọi là thơ haiku4
Năm 1356, Nijo Yoshimoto 二条良基 (1320-1388) cho ra đời tập thơ renga
Tsukuba-shu 筑波集 (Tuyển tập Tsukuba) gồm 2100 bài thơ, trong đó có 20 bài thể
thơ haiku Sau đó, Arakida Moritake 荒木田守武 (1473-1549) đưa vào thơ haiku
các ngôn từ thông tục tầm thường pha lẫn tính hài hước trào lộng, đổi tên thành
haikai renga 俳諧連歌 (bài hài liên ca) gọi tắt là haikai để phân biệt với thơ renga
trang trọng của giới quý tộc
落花枝に rakka e ni Trên cành hoa rơi
かへると見れば kaeru to mireba ngoảnh đầu nhìn lại
胡蝶哉 kochou kana kìa cánh bướm
4 Do tính chất phát triển theo từng thời kỳ lịch sử, ngay từ lúc mới được ra đời, thơ haiku
đã có nhiều tên gọi khác nhau Lúc mới khai sinh, thơ haiku được đặt tên là hokku tức phát
cú (phần đầu của thơ haikai, renga), sau đó có lúc đổi tên thành haikai để phân biệt với thơ haikai - renga Mãi đến thời kỳ cận đại Minh Trị (Meiji, thế kỷ XIX), thơ haikai được nhà thơ Masasoka Shiki chính thức đổi tên thành haiku 俳句 và được sử dụng cho đến ngày
nay Để bảo đảm tính thống nhất xuyên suốt cho luận án, từ sau nội dung này, chúng tôi sử
dụng tên gọi chung là thơ haiku, trừ các trích dẫn, dịch tên tác phẩm đôi khi vẫn giữ các
Trang 23(荒木田守武) (Arakida Moritake)
Đến thời kỳ Edo, phái thơ do Matsunaga Teitoku 松永貞徳 (1571-1653) dẫn đầu
với tên gọi là Teimon貞門 (Trinh môn) phát triển hưng thịnh Matsunaga Teitoku
đã khai sáng các niêm luật theo tiêu chí đưa thơ gần gũi với quần chúng bằng lối chơi chữ, sử dụng từ với hai nghĩa đen và bóng, đem lại tiếng cười thi vị cho thơ
haiku Vào năm 1633, phái Teimon cho ra đời tập thơ đầu tay Enoko-shuu 犬子集
(Khuyển Tử Tập, tức “Chó con”) gồm 5 tập có 1654 bài thơ haiku viết theo phong
cách chơi chữ kiểu cổ điển Tác giả của tập thơ này chủ yếu là Teitoku, Shigeyori
重頼 (1602-1680), Tokugen 徳元 (1559-1647) Năm 1651, Teitoku cho in tập sách
Gosan 御傘 (Cái lọng) 10 tập gồm các lý luận và quy định của thơ haiku nhằm gia
tăng động cơ viết thơ trong quần chúng
ねぶらせて heburasete Bé say sưa bú
養ひ立よ yashinaitate yo như đang ngậm mút
花の雨 hana no ame viên kẹo mưa hoa
(松永貞徳) (Matsunaga Teitoku)
“hana no ame” có nghĩa đen là hạt mưa đọng trên bông hoa “ame” còn có nghĩa
là mưa, vừa có nghĩa bóng là hình viên kẹo, nên bài thơ được diễn giải là “viên kẹo mưa hoa”
Khi phái Teimon suy yếu vì lời thơ sáo rỗng, thì phái Danrin 談林派 (Đàm Lâm)
(1673-1684) nổi lên Phái Danrin đứng đầu là Nishiyama Soin 西山宗因 (
1605-1682) - bậc thầy kỹ thuật thơ haiku, đã cách tân ngôn ngữ theo hướng biến nó thành trò tiêu khiển trí tuệ Phong cách thi ca của phái Danrin nhẹ nhàng phóng khoáng,
cách sử dụng từ ngữ đều được đổi mới, khác với tính chất bó buộc truyền thống của
thơ renga Năm 1675, Soin ra mắt tập thơ đầu tay “Danrin Toppaku In談林十百
韻” (Âm vực ngàn bài thơ Danrin), gây tiếng vang lớn trong làng thi ca thời bấy giờ
さればここに sareba koko ni Dưới bóng hoa mơ
談林の木あり danrin no ki ari trong nhà Danrin
梅の花 ume no hana hứng thú, ta làm thơ
(西山宗因) (Nishiyama Soin)
Đóng góp cho sự phát triển thơ haiku của phái Danrin có thể kể đến nhà văn –
Trang 24nhà thơ Ihara Saikaku 井原西鶴 (1642-1693) nổi tiếng là làm thơ cực nhanh Năm
1675, Saikaku viết cả ngàn bài thơ chỉ trong vòng 12 giờ với tên gọi Haikai Dokugin Ichinichi Senku俳諧独吟一日千句 (Một ngày một ngàn bài haikai) Thơ
của Saikaku pha trộn nhiều tiếng lóng, cách viết dân dã, phá vỡ tính truyền thống 神誠を kami makoto o Ơn Thần
もつて息の根とめ
よ
motte iki no ne tomeyo
hít sâu, nín thở 大矢数 ooyakazu tuôn ngàn bài thơ!
(井原西鶴) (Ihara Saikaku)
Theo sự thăng trầm của lịch sử, thơ haiku được tô điểm nhiều phong cách khác nhau Phái Teimon với lối chơi chữ có tính trí tuệ xem thơ haiku như trò chơi giải trí, còn phái Danrin chiếm ưu thế hơn nhờ lối viết thơ hóm hỉnh, nhẹ nhàng, phóng khoáng và nhanh chóng được quần chúng đón nhận Một trong những bài thơ haiku
đầu tay của nhà thơ Basho từ trước năm 1664 rất hài hước, ảnh hưởng từ lối chơi
chữ dung dị, nhẹ nhàng của phái Danrin
姥桜 ubazakura Hoa đào cằn cỗi
咲くや老後の saku ya rogo no nở rồi lại tàn
思ひ出 omoide nhớ thương
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho)
Ubazakura (Lão sakura) ám chỉ hoa sakura trong núi, nở tung cao độ khi cây đã
rụng hết lá Theo tiếng Nhật, chữ “lá” (ha葉) đồng âm khác nghĩa với “răng” (ha
歯) nên từ ubazakura còn có nghĩa là hoa không lá cũng có nghĩa là không còn răng,
nghĩa là hoa đã già Đây là lối nói chơi chữ thông tục đề cao vẻ đẹp, và Fuji
Kunihito còn cho rằng “người Nhật thích chơi chữ” [108, 83]
Từ lúc mới hình thành, thơ haiku có các phong cách khác nhau, chủ yếu thiên về
trào lộng, mang tính giải trí Đến khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, với sự xuất hiện của
Basho, thơ haiku trào lộng truyền thống được thổi thêm tính tao nhã, đánh dấu bước tiến phát triển mới của một thể thơ haiku độc lập
1.1.2 Thơ haiku thời Basho
1.1.2.1 Matsuo Basho: Nhà khai sáng thơ haiku
Basho tên thật là Matsuo Munefusa 松尾宗房 (1644-1694), sinh ra trong gia
Trang 25đình võ sĩ cấp thấp tại vùng Ueno Iga nay thuộc tỉnh Mie Cơ duyên đưa Basho đến với thi ca khi ông đến làm phụ bếp cho gia đình lãnh chúa Todo Ryosei 藤堂良精 trong vùng, kết thân với Todo Yoshitada 藤堂良忠 (1642-1666), vị con trai của lãnh chúa Cùng với Yoshitada, Basho theo học nhà thơ lừng danh Kitamura Kigin
北村季吟 (1624-1705), người ủng hộ phái Teimon Năm 18 tuổi, với bút hiệu Sobo
宗房 (Tông phòng, là tên Basho đọc theo âm Hán – Nhật), Basho bắt đầu viết
những vần thơ đầu tay theo phong cách sáo mòn của phái Teimon
春やこし haru ya koshi Đêm trừ tịch
年や行きけん toshi ya iki ken năm cũ bước qua
小晦日 kotsugo mori mùa xuân chớm dậy
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho) (Đoàn Lê Giang dịch)
Năm 1666, Yoshitada mất khi mới 24 tuổi, Basho rời nhà
đi Kyoto học văn học Nhật Bản cổ đại, tìm hiểu văn học
Trung Quốc, tiếp xúc với những trang sách của Lão Trang,
thi nhân Trung Hoa như Đỗ Phủ, Lý Bạch Mùa xuân 1672,
Basho rời quê đi Edo (nay là Tokyo), làm nhiều ngành nghề
khác nhau và mang tham vọng trở thành thầy dạy thơ haiku
Nhắc đến thời kỳ này, Basho viết: “Có lúc cảm thấy mệt
mỏi với chuyện làm thơ và muốn từ bỏ nó, lúc thì lại muốn
trở thành nhà thơ cho đến khi gầy dựng được danh tiếng
hơn bất cứ thứ gì Sự tranh đấu cứ giằng co trong tâm trí khiến cuộc đời tôi không lúc nào ngơi nghỉ” [Trích lại Makoto Ueda 91, tr 23]
Trong cuộc đời làm thơ, Basho thực hiện nhiều chuyến du hành khắp đất nước,
tìm ra những đề tài, phong cách mới cho thơ haiku Những dấu ấn của hành trình
phiêu lãng, được Basho ghi lại vào các tuyển tập kỷ hành Ngay cả khi đối diện với lằn ranh giữa sự sống và cái chết, hồn thơ của Basho vẫn khao khát một chuyến phiêu lưu mới Mùa xuân năm 1694, trên đường về phương Nam khi đã ngã bệnh, Basho ra đi để lại hơn 1000 bài thơ, với bài thơ cuối cùng đầy nỗi khao khát được đi tiếp con đường “Thi Đạo” của mình
旅に病んで tabi ni yande Lữ thứ,
Matsuo Basho Hình 1.1 [179]
Trang 26夢は枯野を yume wa kareno wo thân nằm bệnh
かけ巡る kakemeguru hồn lang thang đồng khô
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho) (Nam Trân dịch)
Nhờ sự sáng tạo của Basho, thơ haiku từ thơ hài hước, tầm thường trở nên tao
nhã, mang đầy tính triết lý về cảm xúc đối với thiên nhiên và nỗi bi ai cô đơn của
con người Thành quả đó là nhờ ngay từ lúc mới tiếp cận với thơ haiku, Basho luôn biết lưu giữ những giá trị tao nhã của thơ waka truyền thống, tinh tế kết hợp chúng
một cách sáng tạo với các phong cách thơ đang lưu hành
Thời gian đầu đến Edo học thơ haiku, Basho nhanh chóng ảnh hưởng phong cách khẩu ngữ, hài hước của phái Danrin Sau đó, Basho nhận ra phong cách thơ của phái Danrin chỉ mang tính giải trí mua vui, trào phúng, hoa lệ kiểu thành thị, và đó không phải là lí tưởng thơ ca mà ông muốn đeo đuổi Khác với phái Danrin chỉ xem
kigo季語 (quý ngữ) như một công cụ để chơi chữ, Basho đã khéo léo kết hợp tính
khôi hài của phái Danrin với tính tao nhã của thơ renga, làm nên một thể thơ haiku
độc lập có tính nghệ thuật cao
きてもみよ kitemo mi yo Cứ mặc thử
甚べが羽織 jinbega haori tấm áo
花ごろも hanagoro mo mùa hoa anh đào
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho)
Đây là bài thơ trong hợp tuyển thơ haiku Kai Oi貝おほひ (Trò chơi của sò) do
Basho và các đồng môn hoàn thành năm 1672 gồm khoảng 30 bài để dâng tặng ngôi
đền ở Ueno Basho rất tinh tế khi chơi chữ “kitemo来ても” (đến đây) đồng âm dị
nghĩa với “kitemo 着ても” (mặc áo) Bài thơ thật dung dị, hài hước nhẹ nhàng, không tả cảnh nhiều lời, vẫn đủ để người đọc liên tưởng đến tâm trạng háo hức, chờ
đợi ngày đi xem hoa anh đào mãn khai (nào đến đây, mặc áo hanagoromo - loại áo mặc vào mùa hoa anh đào) Makoto Ueda đã nhận xét về tác phẩm Kai Oi: “Giá trị
của cuốn sách Kai Oi là những lời bình luận, phê phán của Basho về thơ haikai cho thấy sự sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, hiểu biết sâu rộng của Basho về thi ca bình dân, lối diễn đạt hợp thời, là những con đường mới của thế giới nói chung”
[91, tr.22]
Năm 1680, Basho đến sống tại một cái am ở vùng hẻo lánh bên bờ sông Sumida,
Trang 27nơi có trồng cây chuối tên Basho芭蕉 (ba tiêu), sau đó trở thành bút hiệu của chính ông Tại đây, Basho thả hồn cảm nhận cái uyên nguyên vốn có của thế giới thiên
nhiên, viết nhiều bài thơ theo phong cách do ông sáng tạo gọi là shofu 蕉風 (tiêu
phong) - kêu gọi trở về với thiên nhiên Khi ấy, con người và thiên nhiên là nhất thể
Basho cho rằng “Sự biến chuyển của thiên địa tự nhiên là động cơ, chất liệu của thơ
haikai” [Dẫn lại Yamashita Kazumi 162, tr.55], và đưa ra quy định:“Trong thơ hokku phải có kidai季題 (quý đề) tức đề tài về thiên nhiên hoặc phải có từ về mùa
(sau này được gọi là kigo)” [Dẫn lại William J Higginson 102, tr.91]
芭蕉野分して Basho no waki shite Lá chuối tả tơi
盥に雨を tarai ni ame wo đêm nghe mưa tí tách
聞夜かな kiku yo kana xuống chậu sàn không ngơi (松尾芭蕉) (Matsuo Basho) (Đoàn Lê Giang dịch)
Thời gian này, Basho theo học Zen (Thiền) từ nhà sư Butcho 佛頂 (1642-1715) sống gần nhà Từ đây, phong cách thơ Basho thấm đẫm tính Thiền, u hoài tĩnh lặng
về sự vô thường của cuộc đời Nghệ thuật Thiền ở Nhật Bản biết tiết chế “sắc là không, không là sắc”, sử dụng những khoảng trống, phương tiện ít nhất để tạo nên
cái ấn tượng nhất, và thơ haiku của Basho cũng thế: nhẹ nhàng, không kỹ xảo thái quá, đưa thơ haiku đến với thế giới u huyền, đầy tính chân không Đây cũng là tính chất rất phong nhã trong thơ haiku của Basho, thể hiện cái đẹp vô ngôn, nhẹ nhàng
thấm nhẹ vào cảm xúc của người đọc mà không cần nhiều lời miêu tả
Tiếp nhận ảnh hưởng Thiền tông, lần đầu tiên cảm thức sabi さび (tịch tĩnh)
được Basho đem vào thơ haiku, hình thành nên phong cách shofu (tiêu phong) hết sức phong nhã thấm đẫm chất sabi Hàm nghĩa của sabi rất rộng, và thơ haiku của Basho không chỉ dừng ở ngữ nghĩa truyền thống của sabi là tĩnh lặng, hoang sơ, buồn bã Sabi trong thơ haiku của Basho được nâng lên thành vẻ đẹp tao nhã trong
sự cô quạnh, tịch tĩnh, hoang vắng do tạo hóa thiên nhiên sắp đặt Chất sabi ấy
trong thơ của Basho còn khắc họa sự đối thoại hài hòa giữa con người với thiên nhiên, nhìn thấu bản chất vô thường và vô ngã của thế gian
Hàng loạt các phạm trù mĩ học không thể kể hết về cảm xúc con người, nỗi buồn
Trang 28tàn phai, héo úa của vạn vật đã được Basho khai sáng và với ông, đó là linh hồn của
thơ haiku Basho cho rằng thi ca không phải là trò tiêu khiển, mà là sự sáng tạo theo đúng nghĩa của nó Nhà nghiên cứu Hiekata đã quy tụ các tính chất trong thơ haiku của Basho thành “Mĩ học Basho” bao gồm “Mĩ học tĩnh lặng”, “Mĩ học phiêu lãng”
風流の fuuryu no Phong lưu khởi đầu
はじめや奥の hajime ya oku no bài ca trồng lúa
田植うた taue uta nơi miền quê thâm sâu
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho) (Nhật Chiêu dịch)
Basho cho rằng cuộc đời là một cuộc lữ hành, ông đã không mệt mỏi đi khắp nẻo
đường đất nước để tìm nguồn thi liệu sống cho thơ haiku, bất chấp những khó khăn,
bệnh tật, cô đơn Liên tục với các chuyến đi từ Edo đến Kyoto, đến chân núi Fuji,
bờ hồ yên bình Biwa, băng ngang bao nhiêu dòng sông lớn của Nhật Bản, đến thăm những ngôi đền nổi tiếng tại tỉnh Ise, Nara rồi quay trở về quê Ueno…đã đem lại
cho Basho những trải nghiệm về thế sự, làm giàu chất liệu sống động cho thơ haiku
旅人と tabibito to Mưa đầu đông
我が名呼ばれん wa ga na yobaren hãy gọi ta là
初時雨 hatsu shigure lữ nhân
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho)
Trong tiếng Nhật, tabi nghĩa là du hành Theo nhà ngôn ngữ học Nhật Bản Kindaiichi Haruhiko “Đối với người Nhật Bản, tabi 旅có nghĩa là ra đi với trạng thái thấm thía nỗi trơ trọi cô đơn, bán tín bán nghi về nơi sẽ đến và ý nghĩa này trở thành quan điểm chủ đạo trong “văn học tabi 旅” của Nhật Bản” [134, tr.160]
Quan niệm về tabi đã từng xuất hiện trong thơ tanka
Trang 29旅人の tabibito no Thân thể
体もいつか karada mo itsuka Lữ nhân này
海となり umi to nari Bao giờ về với biển
五月の雨が gogatsu no ame ga Mưa tháng năm ơi
降るよ港に furu yo minato ni Hãy rơi xuống cảng
(前田夕暮) (Maeda Yugure, 1883-1951)
Còn với Basho, tabi là phương tiện để ngược dòng lịch sử, trải nghiệm thi ca với những gì các bậc tiền bối đã để lại Basho đưa ra quan niệm “tính chân thật của thơ
haikai” (haikai no makoto俳諧の誠 ) và cho rằng tabi là dịp gặp gỡ các nhà thơ
mới, kết nối các vần thơ của họ lại với nhau, là những chuyến du hành lang thang khám phá những vùng xa xôi hẻo lánh, cảm nhận đầy đủ hơn về bản chất tự nhiên của cuộc sống, con người, xã hội, thiên nhiên vạn vật và “mô tả như chúng tự tại”
(ari no mama ありのまま) Thời kỳ Edo, tuy chưa xuất hiện các thuật ngữ “tả
sinh” (shasei写生), “tả thực” (shajitsu写実) như thời kỳ cận đại, nhưng với quan
niệm của Basho, cho thấy thuyết tả sinh khách quan đã từng manh nha từ thời kỳ
Basho đã nâng tầm các chuyến du hành lên thành “Đạo” của thơ haiku, cũng
giống như những thể loại văn hóa truyền thống khác được gắn với Đạo: Hoa đạo,
Trà đạo, Kiếm đạo, Thư đạo và thơ haiku là Thi đạo R H Blyth nhận ra rằng, với Basho “Mỗi bông hoa là một mùa xuân, mỗi nỗi đau là một cơn đau đẻ, mỗi con
người là một nhà thơ haiku, và mỗi con đường là Đạo của thơ haiku” [95, vol1,
tr.292] Trong văn hóa Nhật Bản, “Đạo” không chỉ là đường đi, mà đó là con đường
tu tâm, tập luyện để thành thục, trưởng thành Khi nói về thi sĩ Basho với các
chuyến du hành, Nhật Chiêu đã “đạo hóa” thơ haiku thành haikudo (haiku đạo):
“Đấy là con đường thơ ca đi giữa cuộc đời, ghi nhận những dấu vết nhỏ nhoi tình
cờ mà kỳ diệu, bí ẩn của thiên nhiên” [Dẫn lại Nguyễn Thị Thanh Xuân 70, tr.190]
Qua các chuyến du hành, Basho đã để lại hàng loạt tác phẩm ghi lại phong cảnh
Trang 30gợi hứng cho thơ trên mỗi chặng đường, những trải nghiệm và sự trưởng thành
trong phong cách thi ca của Basho: Fuyu no hi 冬 の 日 (Ngày đông, 1684), Nozarashi Kiko野ざらし紀行 (Kỷ hành lang thang đồng nội, 1684), Haru no hi 春
の日 (Ngày xuân, 1686), Kashima kiko 鹿島紀行 (Nhật ký kỷ hành Kashima, 1687),
Oi no kobubumi笈の小文 (Đoản văn trong chiếc gùi, 1688), Sarashina kiko (Nhật
ký kỷ hành thôn Sarashina, 1688), Arano 阿羅野 (Cánh đồng không, 1689), Oku no
hosomichi 奥の細道 (Nẻo đường Đông Bắc,1689), Hisago ひさご (Quả bầu, 1690),
Sarumino 猿蓑 (Áo rơm cho khỉ, 1691), Saga nikki嵯峨日記 (Nhật ký Saga, 1691) Makoto Ueda đã nhận xét tuyển tập đầu tiên Fuyu no hi 冬の日 (Ngày đông):
“Phong cách của Basho đã bớt mô phạm về từ ngữ, nhiều tính trữ tình hơn” [91,
tr.26]
Trong các tác phẩm để lại, Oku no hosomichi được xem là kiệt tác, đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp thi ca của Basho Tác phẩm được hoàn thiện “dựa trên ý tưởng cảm
thức sabi [91, tr.30], thể hiện sâu sắc vẻ đẹp cao nhã của thiên nhiên, cảm xúc vô
thường của con người trước vạn vật Theo Ozawa Katsumi, tác phẩm là “Văn học
điển cố (tenko bungaku典拠文学), Văn học kỷ hành (Kiko bungaku紀行文学), Kỷ
hành thời gian (Jikan kiko時間紀行), Kỷ hành danh thắng (Utamakura kiko歌枕
紀行), Truyện Kỷ hành (monogatari kiko物語紀行), Kỷ hành tư tưởng (Shiso kiko 思想紀行), Kỷ hành hội ngộ nhân tình (jinnjo to no fureai kiko 人情との触れ合い
蛙飛び込む kawazu tobikomu con ếch nhảy vào
水の音 mizu no oto vang tiếng nước xao
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho) (Nhật Chiêu dịch)
Chỉ đơn sơ với âm thanh của tiếng nước tại một không gian thật u hoài tĩnh mịch,
Trang 31bài thơ đã toát lên tinh thần “cái động trong tĩnh” rất Thiền định thể hiện “tính chân
thật của phong nhã” trước những gì đang xảy ra trước mắt Tác giả chỉ ghi lại
khoảnh khắc bắt gặp được trong thiên nhiên xảy ra ngay trước mắt “ếch nhảy” và
âm thanh do chú ếch tạo ra Không tính từ mô tả hình ảnh chú ếch đang nhảy vào hồ
và âm thanh của tiếng nước, chỉ cô đọng lại bằng danh từ “tiếng nước” – âu cũng là
đặc trưng biểu hiện của thơ haiku – tĩnh chứ không động Bài thơ được Hiekata đánh giá là “thể hiện được cái đẹp trong cái tĩnh mịch nhất”, “là tác phẩm tiêu biểu
nhất của mĩ học tĩnh lặng Basho” [115, tr.37]
Những năm tháng cuối đời, Basho sống trong cô tịch Cũng từ lúc này, phong
cách thơ của ông phát triển theo cảm thức karumi軽み (nhẹ nhàng, thanh thoát)
“Karumi” là vứt bỏ cái tôi, phó thác thân phận mình vào thế giới bao la của vũ trụ,
làm giảm đi nỗi buồn rầu, cô đơn tuyệt vọng của con người
この秋は kono aki wa Thu này
何で年寄る nande toshiyoru sao già nhanh hơn thế
雲に鳥 kumo ni tori cánh chim khuất trên mây
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho) (Đoàn Lê Giang dịch)
Một Basho đi nhiều, nghe nhiều, trải nghiệm nhiều từ cuộc sống đời thường của
trần thế đã làm nên thành công trong sáng tạo nghệ thuật cho thơ haiku Qua các chuyến du hành, Basho đưa ra thuyết tương phản “Bất dịch lưu hành” (fueki ryukou
不易流行) [Dẫn lại Ozawa Katsumi 150, tr.16] Bất dịch là vĩnh hằng Lưu hành là luồng gió mới Trong thiên nhiên, trực giác cho ta thấy rằng vạn vật luôn biến đổi nhưng tính chất của vạn vật thì lại bất dịch, không bao giờ thay đổi Với lý luận này,
Basho bộc lộ khát khao đi tìm chân lý vĩnh hằng của nghệ thuật thơ haiku bằng cách
gắn kết những biến thiên của hiện thực với giá trị bất biến trong truyền thống Cả hai dù là tương phản, đối lập nhưng lại là những tố chất không thể thiếu trong sáng
tác thơ haiku Thơ haiku là thế Thống nhất ngay trong những mặt đối lập
Với những thành tựu tột bậc, Basho trở thành nhà thơ haiku kiệt xuất của Nhật Bản Nhờ công lao của Basho, thơ haiku được định hình và hoàn thiện tính nghệ
thuật độc đáo, thoát khỏi sự dung tục hưởng lạc tầm thường trong văn chương, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của xã hội
Trang 321.1.2.2 Đồng môn và học trò của Basho
Mùa xuân năm 1683, Basho và các đồng môn xuất bản tập thơ Minashiguri虚栗
(Hạt dẻ rỗng) gồm 431 bài thơ haiku, lên tiếng chống lại dư vị thô tục của các nhà thơ đương thời, đánh dấu bước ngoặt phát triển phong cách tiêu phong của Basho
時鳥 hototogisu Chim quyên
正月は梅の shougatsu wa ume no hoa mơ đầu năm
花咲けり hanasakeri nở tung
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho)
Lúc này, nổi danh là bậc thầy thơ haiku, Basho tập hợp nhiều môn đệ Với Basho, thơ haiku không chỉ là cảm xúc của riêng ông, mà còn chan chứa sự đồng cảm của các môn đệ Tinh thần cộng sinh này được thơ haiku tiếp nối từ thể thơ renga – một
tác phẩm do nhiều người cùng tham gia với ý thức tuân thủ nghiêm khắc cao độ các
quy luật Basho cho rằng “Hạnh phúc là khi ý thức của cá nhân được bừng tỉnh,
không chỉ vì cá nhân mà đánh mất tính tổng thể, cũng không vì tính tổng thể mà đánh mất cá thể, nói cách khác đó chính là sự cân bằng giữa cá thể và tổng thể
[Dẫn lại Yamashita Kazumi 162, tr.91] Yamashita còn ghi nhận “Thơ haikai của
Basho là thể thơ ngắn thành công trong lịch sử cũng chính là nhờ sự cân bằng này”
[162, tr.91]
Điều này còn thể hiện tinh thần cộng đồng trong thơ haiku và trong xã hội Nhật Bản “Thơ haikai thời kỳ Edo được gọi là văn học nghệ thuật của Za 座 (Tọa, hý
viện) Ý thơ không dựa trên cảm xúc lẻ loi của mỗi cá thể, mà được biểu đạt dựa
trên nền móng được ấp ủ giữa các đồng hữu” [162, tr.88] Nhờ sự kết nối cộng
đồng chặt chẽ, linh hồn thơ haiku luôn được lưu giữ qua các thế hệ: thơ xuân mãi là
hoa nở, mùa thu là trăng và lá đỏ, mùa hè chim kêu, mùa đông tuyết trắng
名月や meigetsu ya Trăng rằm mùa thu
北国日和 hokkoku biyori tiết trời Đông Bắc
定めなき sadame naki bất định
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho)
Phong cách thơ ca của Basho ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ sau, được
nhiều nhà thơ nghiên cứu và tiếp tục phát triển: “Matsuo Basho là ngôi sao sáng
trong những vì sao lấp lánh trên nền trời của thi đàn Nhật (…) được nhiều người
Trang 33Nhật cũng như người nước ngoài hâm mộ và biết đến nhiều nhất” [Dẫn lại Vĩnh
Sính 52, tr.536] Nhiều nhà thơ đã kế thừa tinh thần “giá trị vĩnh hằng của vạn vật”, bước theo con đường phiêu lãng du ca của Basho, nối tiếp khuynh hướng trữ tình
lãng mạn thấm đẫm linh hồn tiêu phong sâu thẳm tính Thiền, đưa thơ haiku tiếp tục
phát triển Đối với các nhà thơ trên thế giới, sức ảnh hưởng của Basho rất to lớn:
“Các nhà thơ lãng mạn lẫn hiện thực đều có thể xem Basho là bậc thầy của mình…Có người xem ông là nhà thơ huyền bí (tương tự Blake và Wordsworth), có người thấy ông đi trước chủ nghĩa tượng trưng của Pháp…” như Nhật Chiêu đã
nhận xét [9, tr.205]
Tương truyền khi mất, Basho có khoảng 2000 môn đệ, trong đó có mười môn đệ
ưu tú là Takarai Kikaku 宝井其角 (1611-1707), Hattori Ransetsu 服部嵐雪 1707), Morikawa Kyoriku 森川許六 (1656-1715) , Mukai Kyorai 向井去来 (1651-1704), Kagami Shiko 各務支考(1665-1731), Naito Joso 内藤丈草 (1662-11704), Sugiyama Sanpu 杉山杉風 (1647-1732), Tachibana Hokushi 立花北枝 (?- 1718), Shida Yaba 志太野坡 (1662-1740), Ochi Etsujin 越智越人 (1656-?)
(1654-皆そこを mina soko wo Giờ mới nhận ra
見てきた顔の mitekita kao no gương mặt chúng
コガモかな kogamo kana ơi lũ vịt
(内藤丈草) (Naito Joso)
Trong “thập đệ” này, Ransetsu và Kikaku là học trò nổi bật hơn cả Phong cách thi ca của Ransetsu giản dị nhưng sâu lắng chất tự sự bên trong:
草の葉を kusa no ha wo Giọt sương long lanh
遊びありけよ asobiarike yo lãng đãng rong chơi
露の玉 tsuyu no tama trên cành lá non
(服部嵐雪) (Hattori Ransetsu)
Trong khi đó, phong cách thi ca của Kikaku lại tỏ ra khác với Basho Không sâu
lắng chất Thiền, thơ haiku của Kikaku chỉ là mô tả sự vật nhìn từ bên ngoài
乞食かな kojiki kana Gã ăn mày
天地を来る tenchi wo kitaru đến thiên địa
夏衣 natsu goromo tấm áo mùa hè
(宝井其角) (Takarai Kikaku)
Trang 34Nhưng đôi khi Basho đánh giá cao Kikaku vì phong cách thi ca giản dị, gần gũi với đời thường, ẩn ý nội tâm sâu sắc
夢に来る yume ni kuru Trong giấc mơ
Sau khi Basho mất, thơ haiku phổ biến rộng rãi khắp các địa phương, thu hút
đông đảo thị dân tham gia viết thơ Tiêu biểu là nhà thơ Uejima Onitsura 上島鬼貫
(1661-1738) sáng tác nhiều bài thơ có giá trị Onitsura từng theo học thơ haiku phái
Teimon, sau đó tham gia nhóm thơ haiku phái Danrin của Nishiyama Soin 西山宗
因 và tiếp nhận ảnh hưởng từ Basho
梅をしる ume wo shiru Hương hoa mơ
心もおのれ kokoro mo onore dâng trào lồng ngực
鼻もおのれ hana mo onore mũi ta ngất ngây
(上島鬼貫) (Uejima Onitsura)
Khi theo học thơ haiku từ phái Danrin, Uejima Onitsura lĩnh hội quan niệm
“haikai chẳng có gì ngoài tính chân thật” do Nishiyama Soin phát triển dựa trên
chân lý du hành, mô tả sự vật như chính chúng tự tại theo tinh thần của Basho 庭園に teizen ni Trong vườn
白く最たる shiroku saitau trắng xóa
つばきかな tsubaki kana hoa trà
(上島鬼貫) (Uejima Onitsura)
1.1.3 Thơ haiku sau Basho
Từ giữa giai đoạn trung kỳ Edo, thơ haiku ngày càng phát triển rộng rãi trong
quần chúng Số người đọc thơ, làm thơ càng gia tăng, nhất là sự tham gia vào làng
thơ haiku của các nữ thi sĩ Trong đó, nhà thơ Tagami Kikusha quyết tâm tiếp bước dấu chân Thi Đạo Oku no hosomichi của Basho sau khi chồng chết lúc Tagami mới
24 tuổi Trong suốt hành trình làm thơ khắp nẻo đường Nhật Bản, Tagami thường nương nhờ cửa Phật, nhận sự giúp đỡ của mọi người xung quanh Hình ảnh của con
người, quê hương, làng xã được Tagami ghi khắc vào những vần thơ haiku
Trang 35山門を sanmon wo Ra khỏi cổng chùa
出れば日本ぞ dereba nihon zo ơ kìa Nhật Bản
茶摘みうた chatsumi uta khúc ca hái trà
(田上菊舎) (Tagami Kikusha, 1753-1826)
Một hiện tượng nổi bật của thời kỳ này là sự xuất hiện của nữ thi sĩ Kagano Chiyojo 加賀千代 (1703-1775) Thơ của bà giản dị, tinh khiết, duyên dáng nữ tính, đôi khi hơi thô tục, dù không diễn đạt quá lời Điều đó khiến thơ của bà mặc dù được đánh giá cao trong dòng thi sĩ nữ lưu, nhưng không được xếp hạng bậc uyên thâm
トンボつり tonbo tsuri Hôm nay
今日はどこまで kyo wa doko made bắt chuồn chuồn
行ったやら itta yara đi tận nơi đâu?
(加賀千代) (Kagano Chiyojo)
Theo thời gian, phong cách nghệ thuật của thơ haiku dần bị mai một Lối diễu cợt của thơ haiku trở nên tầm thường, chất lượng thấp kém, đứng trước nguy cơ bị suy thoái Cuối thế kỷ XVIII, dấy lên phong trào phục hưng thơ haiku với lời kêu gọi
“Trở về với Basho” (Basho ni kaere 芭蕉に帰れ), “trung hưng haikai” [118,
tr.344] nhằm làm sống lại tinh thần tiêu phong của Basho Một trong những nhà thơ hoạt động tích cực trong phong trào này là Yosa Buson
1.1.3.1 Yosa Buson: nhà thơ haiku duy mĩ
Yosa Buson 与謝蕪村 (1716-1784) là một thi sĩ – họa sĩ hàng đầu của Nhật Bản thế kỷ XVIII Buson sinh ra tại ngôi làng Kema - ngoại ô
Osaka bên bờ sông Yodo trong một gia đình nông dân khá
giả Khoảng 20 tuổi, Buson học thơ haiku tại trường Edo
của nhà thơ Uchida Senzan 内田沾山 (?-1758), sau đó
học tại trường Yahantei của thầy Hayano Hajin早野巴人
(1676-1742), là môn đệ của Hattori Ransetsu và Takarai
Kikaku - hai trong mười môn đệ giỏi nhất của Basho
Hajin đã dạy Buson “Để làm thơ haikai, hãy cố gắng
đừng chạy theo phong cách của tiền bối Hãy thay đổi
phong cách tùy vào thời điểm, tùy từng trường hợp, đem lại cho chúng nét riêng
Hình 1.2 Yosa Buson
[183]
Trang 36biệt khác với những gì đi trước hoặc có thể sẽ đến sau” [90, tr.5]
Sau khi thầy Hajin mất năm 1742, Buson rời Edo du hành về miền đông bắc suốt
10 năm sau đó, học vẽ, học làm thơ haiku Năm 1751, Buson trở lại Kyoto tập trung sáng tác thơ haiku, tích cực hoạt động trong nhóm của nhà thơ Mochizuki
Sooku 望月宋屋 (1688-1766) Từ năm 1757, sự nghiệp hội họa – thi ca của Buson
phát triển mạnh mẽ Ông lấy bút danh mới là Yosa, mở lại trường dạy thơ haiku
Yahantei, từ đó hoạt động thi ca của Buson sôi nổi cho đến cuối đời Cuộc đời của
thi gia – họa gia Buson thành công trong hội họa và nổi tiếng với thơ haiku Năm
1784, Buson qua đời lúc 68 tuổi với bài thơ cuối cùng trên giường bệnh:
白梅に shira ume ni Hoa mơ trắng
明るく夜ばかりと akaruku yobakari ni rực sáng
なりにけり nari ni keri màn đêm
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
Buson để lại 2.850 bài thơ haiku với các tác phẩm tiêu biểu: Zoku Ake garasu続
明烏 (Cánh quạ buổi sớm, 1784), Haiga俳画 (Bài họa – tranh và thơ), Buson kushu 蕪村句集 (Tuyển tập haiku Buson, 1784), các tác phẩm thơ haiku xen lẫn văn như
Yahanraku 夜半楽 (Niềm vui đêm khuya, 1777), Shinhana Tsumi 新花つみ (Hái
hoa mới, 1777)
Trong thơ haiku, Buson rất ngưỡng mộ tài năng của Basho Thời bấy giờ, đi theo
dấu vết các chuyến phiêu lãng của Basho là khuynh hướng thịnh hành của các nhà thơ và Buson cũng vậy
芭蕉去て Basho sarite Basho đi xa
そののちいまだ sononochi imada vạn vật vẫn thế
年くれず toshi kurezu năm dừng trôi
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
Tuy thế, Buson luôn ý thức thể hiện phong cách sáng tác riêng như lời dặn dò
của thầy Hajin Nếu thơ haiku của Basho tĩnh lặng, thì thơ của Buson sống động với thực tại, “Thơ của Buson có tính khách quan, trong khi Basho chủ quan hơn” [105,
tr.240]
Basho da diết với tiếng ve:
Trang 37閑かさや shizukasa ya Vắng lặng u trầm
岩にしみいる iwa ni shimiiru thấm sâu vào đá
蝉の声 semi no koe tiếng ve ngâm
(松尾芭蕉) (Matsuo Basho) (Đoàn Lê Giang dịch)
Cũng với âm thanh, Buson thả hồn thơ mộng với thực tại:
やがて死ぬ yagate shinu Cái chết gần kề
景色は見えず keshiki wa miezu mặc ai hay biết
蝉の声 semi no koe vẫn hoài tiếng ve
(与謝蕪村) (Yosa Buson) (Lê Thị Thanh Tâm dịch)
Với con mắt của họa gia, Buson gắn kết thơ với họa, diễn tả sự vật một cách hoa
lệ, lãng mạn tạo thị giác đặc biệt nơi người đọc như R Blyth nhận xét “Nếu thơ của
Basho giàu âm thanh, thì dưới con mắt của nhà họa sĩ, thơ Buson giàu hình ảnh”
[95, tr.299] Đặc điểm miêu tả hiện thực của Buson sau này được nhà thơ Masaoka
Shiki kế thừa và phát triển vào lí tưởng shasei (tả sinh) Tài năng và phong cách thi
ca độc đáo của Basho và Buson được Harold G Henderson ví von: "Basho là hòn
ngọc, Buson là kim cương” [81, tr.90], và Buson được nhắc đến là nhà thơ haiku trụ
cột tiếp sau Basho
ただひとつ葉の tada hitotsu ba no âu một chiếc lá
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
Một điểm khác nữa giữa Basho và Buson là Basho thể hiện sự am hiểu hoàn hảo
về nghệ thuật Zen禅 (Thiền), trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời Trong khi đó, do ảnh
hưởng tính nhân văn cổ điển trong hội họa Trung Hoa, “Thơ Buson hoa lệ khác với
trầm mặc, tĩnh tịch (sabi) của Basho” [139, tr.272] Thơ Buson cũng không hẳn là
trải nghiệm thực tế từ cuộc sống (như Basho) mà mô phỏng theo phong cách người
đi trước và tô điểm vào đó luồng gió mới
Bên cạnh đó, nếu Basho thường gắn kết thông tục với hiện thực, đề cao cái tục tao nhã thì Buson chủ trương thoát tục, vứt bỏ cái thông tục gắn liền với hiện thực
Trang 38Buson tinh tế mô tả kép giữa tính duy mỹ hiện thực với phi hiện thực, tô điểm vẻ đẹp u hoài một cách mơ hồ, một nét gì đó có vẻ hụt hẫng về hiện thực cuộc sống: cây héo rũ, suối cạn nước, đá tan vỡ…
柳散り yanagi chiri Liễu xác xơ
清水涸れ石 shimizu kare ishi suối cạn
ところどころ tokoro dokoro đá bày hàng lô nhô
(与謝蕪村) (Yosa Buson) (Nam Trân dịch)
Tả thực thế giới duy mĩ trong bài thơ của Buson được hư cấu bằng cảm tính của thi nhân mang đậm tính phi hiện thực Bài thơ mô tả một mùa thu thật tĩnh mịch thanh vắng nhưng không phải bằng những quang cảnh thiên nhiên thật đang bày ra
trước mắt, mà do Buson liên tưởng về một ngữ cảnh trong kịch Noh có tên Yugyo
yanagi 遊行柳 (Du hành liễu)
Nói vậy, không có nghĩa là Buson không nhìn nhận hiện thực Với phong cách thi ca đầy sáng tạo, thơ của Buson cảm nhận cái đẹp trên chính thế giới phi hiện thực ấy
今ははや ima ha haya Lá non
独活も食われぬ udo5 mo kuwanrenu thổ đương quy
若葉かな wakaba kana nào đã được ăn!
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
Wakaba là tín hiệu của đầu hè khi cây cối bắt đầu trổ lá non xanh Khi hè đến, là
dịp người Nhật, nhất là người sống ở vùng rừng núi có dịp ăn các món ăn dân dã như rau rừng dại (Buson cũng rất thích món rau này) Buson nhìn thấy cây thổ đương quy mới đâm chồi non nên biết là chưa thể ăn được Vậy phải chăng bài thơ còn là tâm trạng của chính Buson đang khắc khoải mong chờ từng giây phút với thực tại của mùa hè, chờ đợi đến lúc được thưởng thức món rau thổ đương quy nhưng chẳng biết khi nào mới được ăn
Bên cạnh đó, các tuyển tập thơ haiku của Buson còn là một bức tranh toàn cảnh
đời sống xã hội trong của người dân Nhật Bản thời kỳ Edo, biểu thị tình yêu quê hương từ những hồi ức về quá khứ Những áng thơ của Buson lột tả nhận thức trong
5 Udo (thổ đương quy) thường mọc ở sườn núi, dưới tán rừng ẩm, có thể dùng làm rau ăn
Trang 39cuộc sống của một đời người – từ ngày dài đêm thâu đến niềm vui buồn trong cuộc sống, lúc thì ẩn dật vài ba ngày trong một cái am nào đó, lúc thì du hành khắp mọi miền, hay ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên, chè chén với bè bạn, ngâm thơ, ký họa…nhằm tìm kiếm nhân tố mới trong cuộc sống
追風に oikaze ni Gió sau lưng
薄刈り取る susuki karitoru cắt cỏ trên đồng
翁かな okina kana ơ kìa lão nông
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
Thơ của Buson còn là hình ảnh con người dưới nhiều góc độ của cuộc sống: phụ
nữ làng, nhà nông, nhà thơ, nông dân, người đưa thư, người người trong hội chợ…miêu tả họ như chính họ của cuộc sống đô thị thời Edo
富士を見て Fuji o mite Nhìn núi Phú Sĩ
通る人有 tooru hitoari người người qua lại
年の市 toshino ichi hội chợ cuối năm
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
Buson viết bài thơ với tâm trạng hồi tưởng về cảnh người nhộn nhịp vào hội chợ cuối năm, thành phố tràn ngập các cửa hàng bán hàng giảm giá, và ẩn chứa sâu xa trong đó là nỗi nhớ quê hương của Buson
Trong bài thơ dưới đây, trước không khí tĩnh lặng của tiết xuân, Buson nhớ lại phong cảnh trữ tình ở quê ngày xưa khi người người làm đồng, chim oanh lanh lảnh hót Còn hôm nay, không hiểu cớ sao chim lại im tiếng? Buson nhạy cảm với thực tại quá chăng?
古庭に furuniwa ni Vườn xưa
鶯なきぬ uguisu nakinu chim oanh6 lặng tiếng
日もすがら hi mo sugara ngày vẫn thế
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
春雨の harusame no Mưa xuân
中を流るる naka wo nagaruru sông Taiga
大河哉 taiga kana cuồn cuộn chảy
Trang 40mình vào từng dòng sông`, con suối, ao hồ, làm tràn đầy cuộc sống của vạn vật 涼しさや suzushisa ya Trời mát dịu
鐘を離るる kane wo hanaruru chuông rung lắc
鐘の声 kane no koe ngân nga tiếng chuông
寂しさに sabishi sa ni Trong nỗi buồn
花さきぬめり hana saki numeri hoa đào dại
山ざくら yamazakura nở tung
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
) )
Với Buson, nỗi buồn (sabishii淋しい) không chỉ là buồn rầu, mà còn là sự trống
vắng, hướng vào thế giới duy mĩ không có mối liên hệ trực tiếp với cuộc sống hiện thực Trong lần đứng trước tấm bia mộ của Basho, nghĩ đến nhân sinh hư vô của chính mình, Buson đã thốt lên rằng:
我も死して ware mo shi shite Tôi rồi cũng chết
碑に辺せむ hi ni hotori semu xung quanh bia đá
枯尾花 kare wo bana hoa tàn héo khô
(与謝蕪村) (Yosa Buson)
) )
Trong sáng tác thơ haiku, Buson luôn tìm những hướng đi mới trong sáng tác
theo lời dạy của thầy Haijin Dưới bàn tay của họa sĩ, Buson đã sáng tạo phong cách
sáng tác “haiga 俳画” (Bài họa – thơ tranh) Các bài thơ của ông có những nét
chấm phá độc đáo, kết hợp tinh tế giữa biểu hiện của hội họa và chất gợi tưởng của thi ca, giữacái đẹp của ngôn từ và cái đẹp của hình ảnh Nhờ sự kết hợp tinh tế giữa
thơ ca và hội họa, giữa hiện thực và năng lực tưởng tượng nên ngôn ngữ thơ haiku
của Buson đẹp, đi sâu vào cốt lõi, thực chất của sự vật
菜の花や na no hana ya Hoa cải rực vàng
月は東に tsuki wa higashi ni phương tây mặt trời ngả bóng 日は西に hi wa nishi ni phương đông mặt trăng lên