1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ haiku nhật bản lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại

327 30 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 327
Dung lượng 12,01 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ THƠ HAIKU NHẬT BẢN: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ THƠ HAIKU NHẬT BẢN: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 62223201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ GIANG PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: PGS.TS TRẦN HỮU TÁ TS HÀ THANH VÂN PHẢN BIỆN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH XUÂN TS HÀ THANH VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Thơ haiku Nhật Bản: Lịch sử phát triển đặc điểm thể loại” cơng trình nghiên cứu khoa học riêng tơi, khơng có trùng lắp, chép đề tài luận án hay cơng trình nghiên cứu khoa học tác giả khác Tác giả luận án Nguyễn Vũ Quỳnh Như MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu .9 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 10 Những đóng góp luận án 11 Kết cấu luận án .11 CHƯƠNG 1:THƠ HAIKU-QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 13 1.1 THƠ HAIKU CỔ ĐIỂN 13 1.1.1 Thơ haiku trước Basho 13 1.1.2 Thơ haiku thời Basho 19 1.1.3 Thơ haiku sau Basho .29 1.2 THƠ HAIKU HIỆN ĐẠI 45 1.2.1 Masaoka Shiki: người cách tân thơ haiku 46 1.2.2 Thơ haiku từ sau năm 1945 đến thập niên 1980 .54 1.2.3.Thơ haiku từ cuối thập niên 1980 đến 59 1.3 THƠ HAIKU RA THẾ GIỚI 64 1.3.1 Thơ haiku ảnh hưởng đến phương Tây 65 1.3.2 Thơ haiku đến Việt Nam .73 TIỂU KẾT 80 CHƯƠNG 2: THƠ HAIKU - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG 82 2.1 CẢNH SẮC NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU 83 2.1.1 Mùa xuân .85 2.1.2 Mùa hạ / mùa hè 90 2.1.3 Mùa thu 94 2.1.4 Mùa đông .99 2.2 VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU 103 2.2.1 “Hòa” 104 2.2.2 Cảm xúc hướng nội .108 2.3 CON NGƯỜI NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU 112 2.3.1 Con người vũ trụ 112 2.3.2 Con người nhỏ bé 119 TIỂU KẾT 124 CHƯƠNG 3: THƠ HAIKU - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT .126 3.1 HÌNH THỨC CỦA THƠ HAIKU 126 3.1.1 Điệu thơ 5-7-5 thơ dư từ (ji-amari 字余り) 127 3.1.2 Quý đề (kidai 季題) Quý ngữ (kigo 季語 ) 131 3.1.3 Từ ngắt (kire-ji 切れ字) 142 3.2 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ HAIKU 147 3.2.1 Khoảnh khắc đỉnh điểm cảm xúc 148 3.2.2 Tính hàm súc, mơ hồ đa nghĩa 153 3.2.3 Biện pháp tu từ 167 3.3 MỘT SỐ PHẠM TRÙ MĨ HỌC TRONG THƠ HAIKU 178 3.3.1 Aware – Bi 179 3.2.2 Wabi – Giản đạm 184 3.2.3 Sabi – Tịch tĩnh 188 3.2.4 Karumi – Nhẹ nhàng 194 3.2.5 Shiori – Man mác .198 TIỂU KẾT 202 KẾT LUẬN 204 THƯ MỤC THAM KHẢO 208 PHỤ LỤC 1: SÁCH DẪN .221 PHỤ LỤC 2: TẦN SỐ XUẤT HIỆN MỘT SỐ KIGO TIÊU BIỂU 225 PHỤ LỤC 3: TUYỂN THƠ HAIKU 232 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 284 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Thơ haiku thể thơ ngắn Nhật Bản gồm 17 âm tiết nói ngắn giới Ngắn gọn thế, thơ haiku phát triển rộng rãi nhiều quốc gia có Việt Nam, bất chấp quy ước chặt chẽ, rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa Nhiều người đến với thơ haiku hiếu kỳ, muốn khám phá đến tận “bí ẩn” đằng sau 17 âm tiết ngắn gọn Thế giới thơ haiku dường vô tận, chẳng điểm giới hạn Ngày ngày thơ haiku tiếp tục mở rộng biên giới, hút nhiều người tìm đến với say mê, hứng thú Với dân tộc Nhật Bản, thơ haiku xem tinh hoa văn hóa dân tộc Đối với người yêu thích thơ haiku giới, đến với thơ haiku, người đọc hiểu thêm tinh thần sắc văn hóa Nhật Bản Hiểu thơ haiku, người hâm mộ thơ haiku biết rõ giá trị đặc tính dân tộc khối Đông Á Thơ haiku ngày khơng tăng số người thưởng thức mà cịn tăng số người sáng tác thơ, Yamashita Kazumi đánh giá: “Thơ haiku thể loại văn học nghệ thuật có số đơng đại chúng tham gia giới” [162, tr.11] Trong đó, Việt Nam, dù muộn phương Tây, phong trào tiếp nhận sáng tác thơ haiku ngày phát triển khiến nhu cầu tìm hiểu thơ haiku ngày tăng cao Thơ haiku đưa vào giảng dạy trường phổ thông khoa Ngữ văn, Đông phương trường đại học khiến cho nhu cầu tìm hiểu thơ haiku trở nên cấp thiết, có nhiều cơng trình nghiên cứu, dịch, giới thiệu thơ haiku đời Tuy nhiên, nỗ lực nhà nghiên cứu rời rạc, chủ yếu tập trung vào thời kỳ thơ haiku hình thành giai đoạn cận đại, số cảm thức mĩ học Sự phát triển thơ haiku thời đại phạm trù đặc điểm ngôn ngữ thơ haiku bỏ ngỏ, chưa ý khai thác vào chiều sâu Trước nhu cầu cấp thiết đó, chúng tơi tâm nghiên cứu tìm hiểu thơ haiku, sâu vào tìm hiểu giá trị lịch sử, nội dung, nghệ thuật đặc điểm ngôn ngữ Từ đó, cung cấp thêm nguồn tư liệu tổng quát tồn diện hơn, đầy đủ giới mn mặt thơ haiku Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thơ haiku có 400 năm phát triển, có 100 năm truyền bá rộng rãi nước Cho đến nay, giới có nhiều cơng trình bình luận, dịch thuật, nghiên cứu thơ haiku nhiều khía cạnh khác 2.1 Tình hình nghiên cứu thơ haiku phương Tây Từ năm đầu kỷ 19, nhà nghiên cứu văn học phương Tây công bố hàng loạt nghiên cứu thơ haiku Những cơng trình đề cập đến trình đời thơ haiku 17 âm tiết hai cơng trình sáng giá W G Aston A Grammar of the Japanese Written Language (Văn phạm ngữ văn Nhật Bản, tái lần hai năm 1877), A History of Japanese Literature (Lịch sử văn học Nhật Bản, 1899) Sau đó, nhà nghiên cứu Basil Hall Chamberlain mắt tác phẩm Japanese Poetry (Thơ Nhật Bản, 1910) đưa vấn đề dịch thơ haiku sang tiếng Anh, so sánh thi ca phương Đông phương Tây Về nghiên cứu đặc trưng thơ ca Nhật Bản, kể đến cơng trình Japanese Lyrics (Thơ trữ tình Nhật Bản, 1915) Lafcadio Hearn Trong tác phẩm ơng đề cập đến tình u thiên nhiên nhà thơ haiku, ghi nhận giá trị thơ haiku văn học Nhật Bản Thời kỳ này, đáng giá hàng loạt cơng trình nghiên cứu Basil Hall Chamberlain thơ ca Nhật Bản, phân tích nét đặc sắc thơ haiku qua tác phẩm The Classical Poetry of Japanese (Thơ Cổ điển người Nhật Bản, 1880), Basho and the Japanese Poetical Epigram (Basho Thơ trữ tình Nhật Bản, 1902), Japanese Poetry (Thơ Nhật Bản, 1910) Sang kỷ XX, nhiều tài liệu, sách viết thơ haiku tác giả tên tuổi đời, giới thiệu thơ haiku cách toàn diện Harold G Henderson với tác phẩm An Introduction to Haiku: An Anthology of Poems and Poets from Basho to Shiki (Giới thiệu thơ haiku – Bộ hợp tuyển thơ thi sĩ từ Basho đến Shiki, 1958) phân tích đặc trưng, phong cách nghệ thuật thơ haiku qua thơ tứ đại thi hào Basho, Buson, Issa, Shiki Đáng kể cơng trình Haiku Volume 1~4 - Eastern Culture, Spring, Summer-Autumn, Autumn-Winter (Thơ haiku tập “Xuân, Hạ, Thu, Đông) R.H.Blyth (1981,1982) trở thành cẩm nang nghiên cứu thơ haiku nhiều quốc gia sử dụng tiếng Anh Bên cạnh nghiên cứu sâu phát triển thơ haiku, R H Blyth vận dụng lý thuyết “Trở với thiên nhiên” để nêu rõ bốn mùa đề tài bật thơ haiku Cũng theo khuynh hướng này, Kenneth Yasuda với cơng trình Japanese Haiku: Its Essential Nature, History, and Possibilities in English, With Selected Examples (1982) đề cập đến đặc trưng cảm thức thẩm mĩ thơ haiku tính cần thiết yếu tố mùa Điểm bật sách tác giả so sánh khác biệt cấu trúc 17 âm tiết thơ haiku tiếng Nhật thơ haiku tiếng Anh Nghiên cứu cụ thể tác giả, tác phẩm thơ haiku vấn đề số học giả quan tâm Năm 1978, Yuki Sawa Edith Marcombe Shiffert cho mắt sách Haiku Master Buson (Buson – Đại thi hào thơ haiku) Đây sách viết tiếng Anh nói đời nghiệp họa sĩ – thi sĩ Buson tái lần tính đến năm 2007 Với 300 thơ haiku Buson, sách phác họa tranh thiên nhiên bốn mùa ngòi bút “vẽ viết thơ” đầy tài hoa Buson Cùng theo trào lưu đó, Janie Beichman (2002) với cơng trình nghiên cứu Masaoka Shiki: His Life and Works (Masaoka Shiki: Cuộc đời tác phẩm) khẳng định công lao đại hóa phong cách thơ haiku nhà thơ Shiki Bên cạnh đó, học giả Makoto Ueda viết nhiều tác phẩm lý thuyết văn học nghệ thuật Nhật Bản, đại hóa thơ haiku, bút đại Nhật Bản Là người am hiểu ý nghĩa cảm thức mĩ học thơ haiku, Makoto Ueda viết đời, nghiệp, phong cách nghệ thuật nhà thơ Yosa Buson tác phẩm The path of Flowering thorn – The life and poetry of Yosa Buson (Cuộc đời nghiệp thi ca Yosa Buson – Con đường đầy chông gai, 1998) Ơng cịn mơ tả cơng lao đóng góp Matsuo Basho vào phát triển nghệ thuật thơ haiku sách The Master Haiku Poet – Matsuo Basho (Đại thi hào thơ haiku – Matsuo Basho, 2008), giúp người đọc khái quát vai trò nhà thi sĩ lỗi lạc trình phát triển thơ haiku Cùng chí hướng này, Jane Reichhold (2008) cho đời tuyển tập thơ haiku BASHO – The Complete Haiku” (Basho – Tồn tập thơ haiku”, phân tích trí tuệ phát triển nghệ thuật thơ haiku Basho qua chuyến du hành khắp đất nước Tại Nga, N.I.Konrat (1891-1970), năm 1927 mắt tác phẩm Văn học Nhật Bản từ cổ điển đến đại (NXB Đà Nẵng, 1999) Cơng trình tập hợp nghiên cứu văn học Nhật Bản, có đề cập đến hai bình diện ln gắn kết với tác phẩm thi ca Nhật Bản: bên (tâm hồn nhà thơ) bên ngồi (hình ảnh thiên nhiên mà nhà thơ thấy được) Tuy nhiên, viết Konrat chủ yếu văn xuôi, chưa sâu vào thơ ca Mặt khác, Konrat nghiên cứu văn học Nhật đến kỷ 16, nên chưa khai thác hết vấn đề thơ haiku 2.2 Tình hình nghiên cứu thơ haiku Nhật Bản Tại Nhật Bản, khó liệt kê hết vơ số cơng trình nghiên cứu thơ haiku soạn thảo tiếng Nhật ln xuất Dưới góc độ giới thiệu nhà thơ haiku lỗi lạc, Yamamoto Kenichi với tác phẩm 芭蕉 - その鑑賞と批評 (Basho – Đánh giá bình luận, 2006) phân tích đặc điểm phát triển thơ haiku Basho qua thời kỳ Cũng nhà thơ Basho, tác giả Ozawa Katsumi (2007) xuất sách 奥の細道 新解説と< 旅の真理>” (Diễn giải Oku no hosomichi 奥の細道 – Nẻo đường Đông Bắc1 - Chuyến du hành thực chân lý), viết lại nội dung tác phẩm Oku no hosomichi tiếng Nhật đại bên cạnh văn gốc tiếng Tác phẩm Oku no hosomichi 奥の細道 dịch tiếng Việt với nhiều tên gọi Hosomichi lối hẹp, đường hẹp Oku viết theo từ 奥州 (Oshu) tên gọi thời hàm vùng Đông Bắc, ngày gồm tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori nên dịch “Lối lên miền Oku (Vĩnh Sính)”, “Đường mịn miền Oku (Nam Trân) Oku cịn có nghĩa thâm sâu, tận bên nên dịch “Con đường sâu thẳm” (Nhật Chiêu) Nhận thấy tác phẩm tâm tư thi hào Basho muốn hết nẻo đường vùng Đông Bắc, nên luận án chọn tên “Nẻo đường Đơng Bắc” Đồn Lê Giang dịch Nhật cổ, kèm diễn giải ý nghĩa, đưa luận điểm đặc trưng tập thơ Bên cạnh giới thiệu Basho, nhiều tác giả khác biên soạn tập sách phân tích đặc trưng phong cách nghệ thuật thơ haiku nhà thơ Yosa Buson, Kobayashi Issa sách 俳句の意味がすぐわかる!名句即訳 蕪村 (Danh cú Buson – Hiểu nghĩa thơ haiku!, 2004) Ishida Kyouko,一茶秀句 (Tuyển thơ Issa, 2001) Kato Shuson Đứng góc nhìn tổng hợp đặc trưng thơ haiku sách 俳 句への招待 (Xin mời đến với thơ haiku, 1998) Yamashita Kazumi Trên khía cạnh tổng hợp khác, Matsuda Hiromu viết tác phẩm 一番やさしい俳句再入 門 (Tái nhập thơ haiku dễ nhất, 2008), phân tích ngắn gọn sắc bén đặc trưng thể loại, ngôn ngữ, thi pháp, cách diễn đạt thơ haiku kèm nhiều thơ haiku nhiều tác giả khác Nghiên cứu chuyên sâu thi pháp thơ haiku tập sách: 俳句表現の研究 (Nghiên cứu diễn đạt thơ haiku, 1994) Shibata Nami phân tích nghệ thuật diễn đạt đầy ẩn ý thơ haiku, giới thiệu đặc trưng biểu cảm bốn mùa thơ haiku Buson; 俳句の授業・俳句の技法 どう教え どう作るか (Giờ dạy thơ haiku – thi pháp thơ haiku – cách dạy cách làm thơ, 1998) Fuji Kunihito biên soạn, hệ thống rõ nét cách thức sử dụng hiệu thủ pháp nghệ thuật thơ haiku dạy, học truyền bá; “俳句技法入 門” (Nhập môn thi pháp thơ haiku, 2005) khái quát vấn đề đặc trưng thi pháp thơ haiku cách sử dụng danh từ, số từ, động từ… Ngoài ra, tác phẩm 俳句がうまくなる100の発想法 (100 ý tưởng để nhuần nhuyễn thơ haiku Hirano Kobo, 2009) mang yếu tố “kỹ thuật”, đưa phương pháp làm để viết thơ haiku hay thể đầy đủ đặc trưng vốn có Hoặc tác phẩm 俳句脳-発想、ひらめき、 美意識 (Trí tuệ thơ haiku – Ý tưởng, sâu sắc, tính thẩm mĩ, 2008) Mogi Kenichiro Mayuzumi Madoka nhấn mạnh đến vai trò phạm trù mĩ học, tính ẩn ý sâu lắng diễn đạt Ngồi ra, cịn nhiều tác phẩm khác giới thiệu đa 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 ... trị thơ haiku văn học Nhật Bản Nghiên cứu thơ haiku phương diện lịch sử hình thành đặc trưng thể loại từ chiều sâu đặc điểm văn hóa – ngơn ngữ Nhật Bản, để thấy giá trị nội dung nghệ thuật thơ haiku. .. trình phát triển thơ haiku qua gương mặt thi sĩ Cũng tác phẩm này, Nam Trân dẫn thơ chọn lọc kỹ lưỡng minh họa cho đặc trưng phát triển lịch sử thơ haiku Đặc biệt, phong cách dịch thơ haiku Nam... hiểu thơ haiku Nhật Bản (1984), Basho thơ haiku (1994), Nhật Bản gương soi (1997), Thơ ca Nhật Bản (1998), Văn học Nhật Bản – Từ khởi thủy đến 1868 (2003), 3000 giới thơm (2007)…Các tập sách thơ

Ngày đăng: 07/05/2021, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w