1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của quá trình đô thị hóa đến biến đổi môi trường và bệnh tật của cộng đồng dân cư tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 1990 2007

259 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 259
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian qua thành phố đã thực hiện nhiều chương trình, dự án như kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp-xây dựng-giao thông, cải tạo hệ thống thu

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ 2

B MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 4

2 MỤC TIÊU CỤ THỂ 4

C TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1 ĐÔ THỊ HÓA 5

1.1 KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HOÁ 5

1.2 CÁC MÔ HÌNH VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐÔ THỊ HOÁ 9

1.3 ĐÔ THỊ HOÁ QUÁ TẢI 15

2 ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾ GIỚI ……… 17

2.1 ĐÔ THỊ HOÁ TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN ……… 19

2.2 ĐÔ THỊ HOÁ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ……… 20

2.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐÔ THỊ HOÁ ……… 22

3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÔ THỊ HOÁ, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ TẠI VIỆT NAM VÀ TP.HCM ……… 25

D KHUNG NGHIÊN CỨU ……… 31

1 KHUNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ……… 31

2 NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC ……… 32

E PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ……… 33

1 MÔ HÌNH – LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 33

1.1 MÔ HÌNH DPSIR 33

1.2 LÝ THUYẾT CHỨC NĂNG CƠ CẤU 34

2 CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ……… 34

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 35

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO CÁC PHẦN CỦA LUẬN ÁN ……… 35

3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ……… 36

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ……… 36

3.2.2 Phương pháp xử lý và thuyết minh dữ liệu ……… 38

3.2.3 Giới hạn nghiên cứu ……… 39

3.2.4 Kế hoạch nghiên cứu 40

PHẦN KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 41

CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ DÂN SỐ – XÃ HỘI THÀNH PHỐ HCM ……… 42

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN……… 42

1.1.1 Vị trí địa lý ……… 42

Trang 2

1.1.2 Địa hình ……… 42

1.1.3 Khí hậu ……… 43

1.1.4 Tài nguyên nước ……… 44

1.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ-KINH TẾ-XÃ HỘI 46

1.2.1 Dân số 46

1.2.2 Đặc điểm kinh tế 46

1.2.3 Đặc điểm giáo dục 48

1.2.4 Quản lý đô thị 48

1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 49

CHƯƠNG HAI: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2006 52

2.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 52

2.2 GIA TĂNG DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 54

2.2.1 Gia tăng dân số 54

2.2.2 Gia tăng dân số các quận huyện 57

2.2.3 Gia tăng dân số khu vực đô thị của TP.HCM 60

2.2.4 Chính sách di dân ……… 61

2.2.4.1 Chính sách di dân quốc gia ……… 61

2.2.4.2 Chính sách di dân của TP.HCM ……… 62

2.3 MỞ RỘNG KHÔNG GIAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 65

2.3.1 Mở rộng diện tích TP.HCM 65

2.3.2 Mở rộng diện tích khu vực đô thị của TP.HCM 65

2.3.3 Định hướng phát triển không gian TP.HCM đến năm 2025 72

2.3.3.1 Vùng đô thị TP.HCM 72

2.3.3.2 Định hướng phát triển không gian các khu vực trong TP.HCM 76 Tiểu kết 80

CHƯƠNG BA: BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2007 82

3.1 BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 83

3.1.1 Biến đổi môi trường đất 83

3.1.1.1 Ô nhiễm đất do rác thải sinh hoạt 83

3.1.1.2 Ô nhiễm đất do sản xuất công nghiệp 88

3.1.1.3 Thoái hoá đất 89

3.1.2 Biến đổi môi trường nước 89

3.1.2.1 Chất lượng nước mặt 89

3.1.2.2 Chất lượng nước dưới đất 96

3.1.2.3 Ngập lụt .103

3.1.3 Biến đổi môi trường không khí 109

Trang 3

3.2.2 Ùn tắc giao thông 124

3.2.3 Nghèo đói 126

3.2.4 Lối sống đô thị 128

3.2.5 Tệ nạn xã hội 131

Tiểu kết 133

CHƯƠNG BỐN: MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI TP HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2007 137

4.1 MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1990-2007 137

4.1.1 Giai đoạn 1990-1995 138

4.1.2 Giai đoạn 1996-2007 139

4.2 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ 148

4.2.1 Bệnh tật liên quan đến môi trường đất 148

4.2.2 Bệnh tật liên quan đến môi trường nước 149

4.2.2.1 Bệnh đường ruột 149

4.2.2.2 Sốt xuất huyết 153

4.2.3 Bệnh tật liên quan đến môi trường không khí 156

4.3 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI 165

4.3.1 HIV/AIDS 165

4.3.2 Rối loạn tâm thần 167

4.3.3 Tai nạn giao thông 169

4.3.4 Ngộ độc thực phẩm .170

4.3.5 Bệnh nghề nghiệp .172

Tiểu kết 174

CHƯƠNG NĂM: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ-KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2007 176

5.1 HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ……… 176

5.1.1 CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 176

5.1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 177

5.1.2.1 Quản lý rác thải 177

5.1.2.2 Quản lý chất lượng nước 181

5.1.2.3 Quản lý khí thải 183

5.1.3 HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 185 5.1.3.1 Chiến lược nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường TP.HCM đến

Trang 4

5.1.3.2 Các hoạt động truyền thông môi trường hiện hữu 188

5.1.3.3 Nhận xét về các hoạt động truyền thông hiện hữu 192

5.1.4 THAM GIA CỦA XÃ HỘI VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH/HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 194

5.1.4.1 Tham gia người dân trong các hoạt động BVMT do địa phương tổ chức 195

5.4.2 Tham gia người dân trong các hoạt động BVMT do các dự án tổ chức .196

Tiểu kết ……… 198

5.2 HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE – KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH .199

5.2.1 MẠNG LƯỚI CƠ SỞ Y TẾ 199

5.2.1.1 Cơ sở y tế 199

5.2.1.2 Giường bệnh 201

5.2.1.3 Cán bộ y tế 203

5.2.1.4 Hoạt động khám chữa bệnh 204

5.2.1.5 Thành tựu và tồn tại 204

5.2.1.6 Qui hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành y tế đến 2020 207

5.2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2007 208

5.2.2.1 Hoạt động phòng chống và kiểm soát dịch bệnh 208

5.2.2.2 Hiệu qủa của các hoạt động phòng chống dịch bệnh 208

5.2.3 THAM GIA CỦA XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH 214

Tiểu kết……… 216

PHẦN KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 219

1-KẾT LUẬN 220

1.1 Đặc điểm quá trình đô thị hóa TP.HCM giai đoạn 1990-2007 220

1.2 Biến đổi mơi trườngTP.HCM giai đoạn 1990-2007 221

1.3 Mơ hình bệnh tật TP.HCM giai đoạn 1990-2007 222

1.4 Các hoạt động bảo vệ môi trường TP.HCM giai đoạn 1990-2007 223

1.5 Các hoạt động phòng chống bệnh tật TP.HCM giai đoạn 1990-2007 224

2-KIẾN NGHỊ 224

2.1 Kiểm soát đô thị hoá 224

2.2 Nâng cao công tác quản lý môi trường 227

2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý môi trường của Nhà nước 227

2.2.2 Tăng cường vai trò đầu mối điều phối các hoạt động của Sở chức năng 228

Trang 5

2.2.5 Tăng cường sự tham gia cộng đồng vào hoạt động BVMT 230

2.2.6 Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các cộng đồng nghèo 230

2.3 Tăng cường hoạt động nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng.231 2.3.1 Cơ chế và chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động 231 2.3.2 Tổ chức và phối hợp hoạt động giữa các bên có liên quan 231

2.3.3 Cách tiếp cận định hướng giáo dục môi trường 233

2.3.4 Triển khai luật bảo vệ môi trường 234

2.4 Nâng cao hoạt động phòng chống bệnh tật 234

2.4.1 Đầu tư cho công tác y tế dự phòng ……… 234

2.4.2 Xã hội hoá công tác y tế dự phòng 235

2.4.3 Định hướng tổ chức và phối hợp cho các chương trình phòng chống bệnh tật 236

2.4.4 Điều chỉnh loại hình và nội dung hoạt động của các chương trình phòng chống bệnh tât 237

2.5 Xoá đói giảm nghèo 238

TÀI LIỆU THAM KHẢO 240

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 0.1: Các thành phố trên 10 triệu dân trong giai đoạn 1950- 2015 18

Bảng 2.1: Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc 53

Bảng 2.2: Dự báo dân số TP HCM giai đoạn 2009-2015 56

Bảng 2.3: Dân số quận huyện tại TP HCM giai đoạn 1990-2007 58

Bảng 2.4: Diện tích, dân số và mật độ dân cư các quận huyện năm 2007 59

Bảng 3.1: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai 91

Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn thải từ các khu công nghiệp và khu chế xuất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ranh giới lưu vực sông .99

Bảng 3.3: So sánh mức độ ô nhiễm không khí TP.HCM và các thành phố Châu Á thời kỳ 2002-2005 theo tiêu chuẩn WHO 115

Bảng 4.1: Phân bố phần trăm tỉ lệ các hộ có khai báo có mắc bệnh đường ruột phân theo loại nhà vệ sinh sử dụng .151

Bảng 4.2: Tổng hợp điểm ghi nhận các khu vực có nguy cơ sốt xuất huyết, bệnh đường ruột-dịch tả và bệnh đường hô hấp phân theo các khu vực ĐTH qua các báo cáo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TP.HCM 161

Bảng 4.3: Tỉ lệ mắc một số bệnh tâm thần thường gặp tại Việt Nam và TP.HCM .167

Bảng 4.4: Số vụ và tỉ lệ bị ngộ độc thực phẩm tại TP.HCM trong thời kỳ 2002-2007 172

Bảng 5.1: Các chương trình nâng cao nhận thức môi trường đã thực hiện 186

Bảng 5.2: Phương thức nâng cao nhận thức của các loại hình GDMT 191

Bảng 5.3: Loại hình truyền thông của các loại hình GDMT 192

Bảng 5.4: Số lượng cơ sở y tế tại TP.HCM giai đoạn 1990-2005 200

Bảng 5.5: So sánh chỉ tiêu bác sĩ và giường bệnh /10.000 dân với một số nước trong khu vực 204

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Dân số TP.HCM giai đoạn 1976-2007 56

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ tăng bình quân năm dân số TP.HCM giai đoạn 1975-2007 57

Biểu đồ 2.3: Dân số TP.HCM phân theo nơi cư trú giai đoạn 1990-2007 64

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ dân số đô thị TP.HCM giai đoạn 1990-2007 64

Biểu đồ 2.5: Diện tích TP.HCM thời kỳ 1870-1976 69

Biểu đồ 2.6: Diện tích khu vực đô thị TP.HCM thời kỳ 1990-2007 69

Biểu đồ 3.1: Tổng lượng rác TP.HCM thời kỳ 1997-2015 85

Biểu đồ 3.2: Dự báo tổng lượng rác theo các thành phần 85

Biểu đồ3.3: Nồng độ DO trung bình tại các trạm trên sông Sài Gòn giai đoạn

2002-2006 94

Biểu đồ 3.4: Lượng coliform trung bình tại các trạm trên sông Sài Gòn giai đoạn 2000-2006 94

Biểu đồ 3.5: Nồng độ COD tại các trạm trên hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát giai đoạn 2000-2006 95

Biểu đồ 3.6: Nồng độ COD tại trạm trên hệ thống kênh Tàu Hũ – Bến Nghé giai đoạn 2000-2006 95

Biểu đồ 3.7: Số lượng nước ngầm khai thác trong thời kỳ 1950-2010 96

Biểu đồ 3.8: Nồng độ PM10 trung bình năm khu dân cư giai đoạn 2000-2007 113

Biểu đồ 3.9: Nồng độ bụi TSP trung bình năm ven đường giai đoạn 2000-2007 113 Biểu đồ 3.10: Nồng độ bụi PM10 trung bình năm ven đường giai đoạn 2000-2007 114

Biểu đồ 3.11: Nồng độ CO ven đường giai đoạn 2000-2006 114

Biểu đồ 3.12: Dự báo thải lượng bụi TSP do giao thông vận tải gây ra tại TP.HCM đến năm 2010 115

Biểu đồ 3.13: Dự báo thải lượng khí CO2 do giao thông vận tải gây ra tại TP.HCM đến năm 2010 116

Biểu đồ 3.14: Dự báo thải lượng thải CO2 từ hoạt động dân sinh của TP.HCM vào năm 2010 và 2020 116

Biểu đồ 3.15: Dự báo thải lượng thải SO2 từ hoạt động dân sinh của TP.HCM vào năm 2010 và 2020 117

Biểu đồ 3.16: Dự báo thải lượng bụi (TSP) phát sinh do hoạt động dân sinh tại TP.HCM đến năm 2010 117

Biểu đồ 3.17: Số lượng xe ô tô và xe máy tại TP.HCM giai đoạn 2000-2007 119

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy, bệnh tả và bệnh thương hàn phân theo các năm .143

Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ mắc bệnh lỵ, hội chứng lỵ, sốt rét và sốt xuất huyết phân theo các năm 144

Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS phân theo các năm 145 Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ mắc bệnh lao, đường hô hấp, tim mạch, khối u và tâm thần

Trang 8

phân liệt phân theo các năm 146 Biểu đồ 4.5: Sự biến đổi mô hình bệnh tật theo thời gian 147 Biểu đồ 4.6: Sự biến đổi bệnh béo phì và bệnh tiểu đường theo lãnh thổ 147 Biểu đồ 4.7: Mối quan hệ giữa số lượng Coliform tại trạm Phú An (Sông Sài Gòn) và tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy, thương hàn và hội chứng lỵ thời kỳ 2000-2005 152 Biểu đồ 4.8: Mối quan hệ giữa nồng độ TSP và PM10 ven đường với số bệnh nhân lao, bệnh đường hô hấp – Thời kỳ 2000-2006 159Biểu đồ 4.9: Mối quan hệ giữa nồng độ TSP và PM10 ven đường với số bệnh nhân suyễn, viêm phế quản – Thời kỳ 2001-2007 159Biểu đồ 4.10: Phân bố phần trăm các bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khí phân theo tuổi 160 Biểu đồ 4.11: Mối quan hệ giữa nồng độ bụi TSP và PM10 ven đường và số trẻ nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 1 do bệnh hô hấp thời kỳ 1996-

2005 160Biểu đồ 4.12: Tỉ lệ mắc nhiễm SXH phân theo các khu vực ĐTH – Năm 2007 164 Biểu đồ 4.13: Mối quan hệ giữa nghèo đói và SXH – Năm 2004 164 Biểu đồ 4.14: Số vụ và số tai nạn giao thông đường bộ phân theo các năm 170 Biểu đồ 5.1: Số lượng giường bệnh, lượt người khám bệnh, lượt người điều trị nội trú và bác sĩ / 1 vạn dân của TP.HCM giai đoạn 1990-2005 202

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Hướng mở rộng TP.HCM 70

Sơ đồ 2.2: Đô thị hoá TP.HCM có xu hướng mở rộng sang các vùng đất thấp – Nơi dễ bị ngập lụt 71

Sơ đồ 2.3: Vùng đô thị TP.HCM 79

Sơ đồ 3.1: Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai 93

Sơ đồ 3.1: Phân vùng ngập lụt TP.HCM 107

Sơ đồ 3.2: Các điểm ngập lụt tại TP.HCM phân theo khu vực ĐTH 108

DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Thu gom và vận chuyển rác tại TP.HCM 86

Hình 5.1: Mối quan hệ giữa ĐTH quá tải, môi trường và bệnh tật 217

DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Mở rộng khu vực đô thị và sự ra đời các quận mới 67

Hộp 3.1: Các loại rác gia tăng trong thời gian tới 85

Hộp 3.3: Sông Sài Gòn tiếp nhận lượng chất thải nhiều nhất 91

Hộp 3.3: Bình Chánh kêu cứu 92

Hộp 3.4: Ảnh hưởng của bụi của công trình thi công đến đời sống người dân 110

Hộp 3.5: Dự án vệ sinh môi trường thành phố gây mất vệ sinh 121

Hộp 3.6: Ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng kém 129

Hộp 4.1: Nguy cơ bệnh đường ruột tại khu vực dân cư nghèo ở nội thành 152

Hộp 4.2: Môi trường tại các phường có tỉ lệ sốt xuất huyết cao ở quận 8 153

Hộp 4.3: Công trình thi công tạo điều kiện cho muỗi sinh sản 154

Hộp 4.4: Thiệt hại kinh tế do tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe 156

Hộp 4.5: Bệnh nghề nghiệp 173

Hộp 5.1: Nhân viên y tế dự phòng làm công tác điều trị 211

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 11

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là một trong các nguồn lực cơ bản giúp cho xã hội tồn tại và phát triển Trong thời đại hiện nay, dưới tác động của sự biến đổi môi trường toàn cầu nói chung và của khu vực nói riêng thì mô hình bệnh tật đang có sự biến đổi và hậu quả của nó là sức khỏe người dân nhất là sức khỏe người dân đô thị đang bị đe dọa nghiêm trọng Một trong những nguyên nhân được các nhà nghiên cứu quan tâm là vấn đề ĐTH quá tải

TP.HCM là thành phố loại đặc biệt, có qui mô dân số lớn nhất nước và đồng thời có tỉ lệ ĐTH cao nhất so với các thành phố khác (83,7%)(2007) Với sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật TP HCM là đích đến chủ yếu của người dân nhập cư từ các vùng phụ cận và cả nước Mặc dù đã có chính sách hạn chế nhập cư từ sau năm 1975 và hiện vẫn còn áp dụng, thế nhưng dân số thành phố vẫn tiếp tục gia tăng Tỉ lệ tăng dân số hàng năm của thành phố luôn luôn ở mức cao, tăng từ 1,59%/năm trong giai đoạn 1980-1985 lên đến 3,20%/năm trong giai đoạn 2000-2007 Gia tăng dân số

ở TP HCM chủ yếu là do gia tăng cơ học

Tại TP HCM, gia tăng nhanh của dân số đô thị theo thời gian đã dẫn đến sự quá tải cho các dịch vụ xã hội, xuống cấp cơ sở hạ tầng và các khó khăn cho quản lý đô thị Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của thành phố chủ yếu từ hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng và các hoạt động này thường gắn liền với ô nhiễm môi trường ở mức độ cao Tất cả các vấn đề này đã và đang tạo ra áp lực ngày càng gia tăng cho môi trường thành phố đồng thời làm cho chất lượng cuộc sống, nhất là tại các khu dân cư nghèo, có xu hướng ngày càng sút giảm Kết quả là tạo điều kiện cho bệnh tật hình thành và phát triển và sức khỏe người dân

bị ảnh hưởng

Trang 12

Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian qua thành phố đã thực hiện nhiều chương trình, dự án như kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp-xây dựng-giao thông, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nâng cấp vệ sinh môi trường tại các khu vực ven kênh rạch, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, xã hội hóa vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đẩy mạnh truyền thông môi trường-sức khỏe trong cộng đồng … Ngoài những kết quả đã đạt được, các chương trình, dự án này còn tồn tại các hạn chế như: (1) Nội dung và phương pháp thực hiện không khả thi, vượt quá nguồn lực xã hội; (2) Nội dung và phương pháp thực hiện không phù hợp với nhu cầu người dân, nhất là đối với các cộng đồng dân cư nghèo; (3) Mục tiêu chỉ nhằm giải quyết vấn đề trước mắt và thiếu tính định hướng lâu dài, từ đó không nhân rộng được cho các địa phương khác và (4) Thiếu sự phối hợp với các tác nhân xã hội khác do đó hạn chế hiệu quả và thiếu tính bền vững

Từ các vấn đề nêu trên, để hỗ trợ cho công tác ngăn chặn và phòng tránh các tác động tiêu cực của biến đổi môi trường đến sức khỏe người dân được hiệu quả cao hơn, nghiên cứu sẽ tập trung vào ba khía cạnh quan trọng sau đây:

- Sự biến đổi mô hình bệnh tật trong xã hội có mối quan hệ với gia tăng dân số đô thị như thế nào?

- Phương cách mà gia tăng dân số đô thị dẫn đến các biến đổi môi trường sống và hình thành bệnh tật trong cộng đồng dân cư?

- Cách tiếp cận nào là phù hợp cho chính sách quản lý đô thị trong thời gian tới?

- Các chương trình BVMT và phòng chống dịch bệnh nên được định hướng với nội dung và phương pháp thực hiện như thế nào để phù hợp với nguồn lực xã hội và của cộng đồng?

Trang 13

Các phát hiện và các đề nghị mà nghiên cứu này đưa ra sẽ hỗ trợ cho các nhà lập chính sách và kế hoạch, các tổ chức ban ngành và các cơ quan nghiên cứu có liên quan có thêm các thông tin và định hướng cần thiết trong việc hoạch định chiến lược cũng như trong việc thiết kế và tổ chức các chương trình hành động để vấn đề quản lý đô thị và chăm sóc sức khỏe người dân mang tính khả thi và hiệu quả hơn Ngoài ra, các kết quả từ nghiên cứu này còn được sử dụng cho công tác giảng dạy các môn học liên quan ĐTH, bệnh học môi trường và địa

lý y học trong các trường đại học

B- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1- MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đóng góp kinh nghiệm thực tiễn của TP.HCM cho lý thuyết ĐTH và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của ĐTH quá tải đến sức khoẻ người dân

2- MỤC TIÊU CỤ THỂ

Mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:

1- Nhận dạng và phân tích quá trình ĐTH của TP.HCM giai đoạn

4- Đề xuất các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực về môi trường và sức khỏe người trong thời kỳ ĐTH

Trang 14

C- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 ĐÔ THỊ HOÁ

1.1 KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HOÁ

Khái niệm ĐTH được quan niệm khác nhau đối với các nhà nhân khẩu học, xã hội học v.v… Eldridge (1954) đã định nghĩa: ĐTH là một quá trình tập trung dân cư Quá trình tập trung dân cư đó theo hai cách: sự tăng lên của các điểm tập trung dân cư và sự tăng về quy mô của từng điểm tập trung đó ĐTH được thể hiện ở một số tính chất như: (1) Tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động trong đô thị và năng cao tỷ lệ dân thành thị, (2) Hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn và cực lớn và (3) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị (hay lối sống dịch vụ, nhu cầu văn hoá cao, dễ thích nghi …) trong khu vực nông thôn

ĐTH là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ ĐTH, còn theo cách thứ hai, nó có thuật ngữ là tốc độ ĐTH

Tống Văn Đường (1998) cho rằng ĐTH được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển các thành phố Nhiều thành phố mới xuất hiện và không

ít thành phố có lịch sử hàng nghìn năm đang tồn tại và phát triển Sự gia tăng số lượng và qui mô các thành phố về diện tích cũng như dân số, và do đó làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn; vai trò chính trị-kinh tế-văn hoá của thành phố; môi trường sống … là những vấn đề được các nhà nghiên cứu

Trang 15

thôn-thành thị là một yếu tố quan trọng làm tăng dân số thành thị, tuy nhiên còn hai yếu tố khác nữa là tăng tự nhiên bởi chính dân thành thị và mở rộng địa giới các thành phố nữa

Đàm Trung Phường (1995) cho rằng ĐTH là một quá trình chuyển dịch lao động từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng phân tán trên một diện rộng khắp hầu như toàn quốc sang một diện tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính… Cũng có thể nói là sự chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp trên một số địa bàn thích hợp hơn gọi là đô thị Trình độ ĐTH phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền văn hoá và phương thức tổ chức lối sống xã hội Do vậy, có thể nói ĐTH là quá trình diễn biến về kinh tế-xã hội-văn hoá-không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hoá, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính quân sự Theo quan điểm này thì ĐTH là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hầu như đụng chạm tới tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội … của con người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp

Các nhà xã hội học không đồng ý khái niệm ĐTH đơn thuần chỉ là sự tập trung dân số vào một khu vực địa lý Anderson (1950) cho rằng ĐTH được hiểu nhiều hơn là “sự chuyển dịch người dân từ nông thôn lên thành phố và từ loại hình nghề nghiệp nông thôn sang loại hình nghề nghiệp thành thị” Theo quan điểm của Anderson “nếu đơn thuần chỉ là chuyển người dân đến khu vực đô thị thì không cần thiết phải “ĐTH (Urbanize)” họ (mặc dù điều đó có thể giúp họ

Trang 16

trong cuộc sống) Trong lúc đó, người dân nông thôn có thể được “ĐTH (Urbanize)” rất nhiều mà không cần thiết phải thay đổi nơi cư trú và nghề nghiệp của mình ĐTH bao gồm những thay đổi cơ bản về suy nghĩ và hành vi của người dân và những thay đổi trong chuẩn mực và giá trị của họ Cách tiếp cận này xem ĐTH như là một sự thay đổi hành vi và đây là sản phẩm của cá nhân Nếu cá nhân chiếm giữ hay sở hữu các kiểu mẫu hành vi đô thị (như cách suy nghĩ và giá trị đô thị) thì cá nhân đó được xem là được ĐTH Tương tự, những cá nhân sống tai khu vực nông thôn vẫn có thể được xem là được “ĐTH” nếu họ thể hiện được các kiểu mẫu hành vi đặc thù đô thị Tiến trình ĐTH được xem là tiến trình được thực hiện bởi cá nhân theo thời gian

Theo tác giả Trương Quang Thao trong “Đô thị Việt Nam” (2003), thì ĐTH là “hiện tượng liên quan tới những chuyển dịch kinh tế- xã hội- văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc (như tăng sử dụng tài nguyên và tăng chất thải) gắn liền với những tiến bộ khoa học-kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội … làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lí nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và

đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên.”

Định nghĩa trên đã cố gắng làm nổi rõ quá trình ĐTH như một hiện tượng kinh tế-xã hội-văn hoá-không gian-môi trường bao trùm với hai vế: tác nhân sinh ra hiện tượng và hệ quả mà hiện tượng ấy mang lại Về tác nhân, nổi rõ hai yếu tố: một là sự phát triển của khoa học-kỹ thuật và công nghệ sản xuất, và hai

Trang 17

là sự phát triển của chính sản xuất tức nền kinh tế Về hệ quả, có thể phân thành

ba cụm chính: cụm một là các hệ quả kinh tế-xã hội bao gồm những sự kiện quan trọng trong cấu trúc xã hội-nghề nghiệp và dịch cư xã hội cũng như những biến động trong cấu trúc gia đình Cụm hai là các hệ quả văn hoá-xã hội gồm sự tăng trưởng của mức sống, sự thay đổi trong lối sống và nhu cầu giao tiếp xã hội Cụm ba là các hệ quả không gian-môi trường gồm những biến động trong yếu tố tạo thị và yếu tố kết tụ không gian trong cấu trúc của từng quần cư cũng như của hệ thống các quần cư

Tóm lại, về nguồn gốc thì ĐTH là qúa trình chuyển hoá của dân cư từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp - cũng là quá trình phát triển của sự phân công xã hội Quá trình này hình thành sơ khai từ hình thái kinh tế nông nghiệp vào thời đồ đá mới (thời đại kim khí) khi một số người tách khỏi hoạt động trồng trọt để chuyên sản xuất công cụ phục vụ canh tác và chế biến lương thực, cư trú tập trung tại các khu vực thuận lợi giao thông và trao đổi buôn bán hàng hóa Thứ hai, ĐTH về cơ bản là hiện tượng tất yếu, một quy luật mang tính khách quan và có tính toàn cầu, tiến bộ rõ rệt với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường … từ nông thôn sang thành thị, sự tập trung dân cư tại các đô thị theo tỷ lệ ngày càng cao Thứ

ba, ĐTH là một phạm trù lịch sử ở các quốc gia và các khu vực khác nhau và ĐTH không phải chỉ diễn ra trong một giai đoạn mà đây là một quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội … Quá trình ĐTH luôn luôn gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa (CNH) đây là hai quá trình không thể tách rời Trong đó CNH là động lực của ĐTH, thúc đẩy quá trình ĐTH phát triển và ĐTH là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa ĐTH gắn liền quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu

Trang 18

nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng và chức năng môi trường từ dạng nông thôn sang thành thị ĐTH dẫn đến quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, làm nâng cao vai trò thành thị đối với sự phát triển của xã hội và thúc đẩy sự phát triển không gian đô thị Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với xu hướng BVMT đô thị, các quốc gia phát triển và đang phát triển có xu hướng xây dựng / điều chỉnh lại chức năng của các thành phố Trong đó, chức năng dịch vụ (như giáo dục, thương mại, vận tải) được thay cho chức năng công nghiệp truyền thống

1.2 CÁC MÔ HÌNH VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐÔ THỊ HOÁ

Mặc dù xu thế ĐTH phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, tuy nhiên các quốc gia này không phải chỉ có chung một mô hình duy nhất Trái lại, tùy theo từng quốc gia mà chúng có những mô hình phát triển đô thị khác nhau Theo George J.Beier (1976) cho rằng có bốn kiểu ĐTH điễn ra tùy theo từng khu vực, từng quốc gia và tốc độ ĐTH khác nhau:

Kiểu thứ I: Bao gồm các quốc gia thuộc châu Mỹ La tinh và các quốc gia này có tốc độ ĐTH diễn ra nhanh Ỡ những nơi này ít gặp những khó khăn về môi trường tự nhiên: diện tích lớn, đất đai canh tác tốt, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhờ đó mức thu nhập bình quân trên mỗi người dân khá cao Tỷ lệ dân số đô thị ở các quốc gia này thường đạt trên 50% tổng số dân Trong thời gian tới, hầu hết dân cư sẽ sinh sống trong các đô thị

Kiểu thứ II: Bao gồm các quốc gia mà quá trình ĐTH mới diễn ra mạnh trong thời gian gần đây Nhìn chung ở các quốc gia này đang phải đối phó với tình trạng đất đai canh tác ngày càng thiếu, mức thu nhập bình quân trên mỗi đầu người không cao Trong thời gian trước đây có trên 50% dân cư sinh sống ở

Trang 19

vùng nông thôn Nếu những khó khăn về tài nguyên được vượt qua cùng với việc làm giảm đi áp lực về dân số thì các quốc gia thuộc kiều thứ II này có khả năng ĐTH đạt tỉ lệ rất cao vào thời gian tới như các quốc gia thuộc nhóm I Có thể xếp vào kiểu thứ II này là các nước thuộc Bắc Phi và Đông Á

Kiểu thứ III: Điển hình là các quốc gia châu Phi cận Sahara Các quốc gia này trong thời gian gần đây có hiện tượng ĐTH nhanh là do hậu qủa của sự phát triển chênh lệch lớn lao giữa hai khu vực nông thôn-thành thị Khu vực thành thị có mức sống cao hơn rất nhiều so với nông thôn nhờ vào sự phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến và các loại hình kinh tế đô thị khác Trong thời gian tới, tỉ lệ thị dân tại các quốc gia này vẫn thấp, nguyên nhân là đất đai ở những nơi này còn rộng mênh mông, do đó nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất thu hút nhiều người dân hơn Nói cách khác, đây là mô hình mà tỉ lệ cư dân nông thôn vẫn còn tiếp tục chế ngự trong khoảng thời gian dài

Kiểu thứ IV: Kiểu này thường phù hợp với những quốc gia có diện tích rộng lớn và qui mô dân cư đông đúc, thí dụ như: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh … Đối với các quốc gia này nếu thoát được cảnh đói nghèo

do sản xuất không đủ thoả mãn cho nhu cầu của dân số ngày càng tăng thì tốc độ ĐTH mới diễn ra nhanh Nếu trong hoàn cảnh ngược lại thì tỉ lệ thôn dân sẽ luôn luôn chiếm vị trí quan trọng

Phụ thuộc vào các loại hình di dân về không gian, một số nghiên cứu còn có sự phân loại ĐTH thành ba mô hình (Thực trạng ĐTH ở Việt Nam - www valuation.vn-06/11/2008) như sau:

- Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm dùng để chỉ quá trình ĐTH diễn ra ngay chính trong đô thị Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang,

Trang 20

nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới Hiện ở TP.HCM cũng đang xảy ra quá trình này Nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoại thành, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hoá đang được xây dựng lại với quy mô lớn hơn

- Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị Tại đây, không gian kiến trúc thành phố không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng Đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh

- Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn Theo các học giả Mỹ, hiện tượng này còn gọi là “sự phục hưng nông thôn” Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn

Liên quan đến khuynh hướng ĐTH, sự phát triển và mở rộng quy mô thành phố đặt ra nhiều vấn đề như nên đưa vào ranh giới thành phố những lãnh thổ nào và việc cải tạo các điểm dân cư nông thôn ra sao để chúng trở thành các điểm dân cư đô thị Trên thực tế, sự phát triển của các thành phố còn diễn ra do việc mở rộng các khu vực ngoại vi và các điểm đô thị, bởi vì các khu vực này ngày càng bị hút vào quỹ đạo của thành phố Thế kỷ 20 có nhiều cuộc tranh luận về khuynh hướng ĐTH song tựu trung có hai khuynh hướng chính:

- Đô thị hoá tập trung: các thành phố khổng lồ được coi là vật vô tri vô giá của nền văn minh hiện đại Ngay Le Corbusier (1920) cũng ủng hộ phát triển các thành phố cực lớn; song qui mô đô thị ngày càng lớn thì hoạt động đô thị cũng phức tạp hơn, làm nổi lên các vấn đề về ách tắc giao thông, BVMT,

Trang 21

cung cấp năng lượng, nhà ở, phúc lợi công cộng … Tại các nước đang phát triển, mặc dù mức độ ĐTH rất thấp nhưng tỷ lệ dân sống ở các thành phố có quy mô trên 100.000 dân lại rất cao, đó là do đô thị đã tập trung ở một số trung tâm lớn mà không trải rộng trên toàn quốc Ở Ai Cập năm 1981 có 73% dân số đô thị sống trong các thành phố có trên 100.000 dân Ở Kenya, Indonesia, Mexico tỷ lệ này tương ứng là 70,6%, 60% và 57,1% Nét đặc trưng của quá trình này là sự tập trung quá mức dân cư từ nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là vào thủ đô Sự tập trung dân số vào một, hai thành phố cực lớn trong một nước sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý đô thị và BVMT Ở nhiều nước Á, Phi và Mỹ La tinh, nhịp độ ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh hơn và CNH cộng với số người nhập cư vào các thành phố lớn ngày càng đông làm cho đội quân thất nghiệp và nửa thất nghiệp tại các thành phố tăng lên, vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn, nhà ở thiếu thốn, cơ sở hạ tầng không đủ sức đáp ứng … từ đó dẫn đến sự mất cân bằng môi trường sinh thái, làm xuất hiện những hậu quả tiêu cực trong đời sống kinh tế-xã hội

- Đô thị hoá phân tán: nhằm mục tiêu cải thiện môi trường thành phố như thành phố vườn của E.Howard (1902), thành phố tuyến của Le Corbusier (1930) Trong thế kỷ 20, chính nhờ sự phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng, thành phố không ngừng mở rộng điện tích xa trung tâm hơn mà còn nối liền với các khu công nghiệp, các điểm dân cư đô thị lân cận; đó là phát triển theo kiểu “Chùm đô thị” Chùm đô thị bao gồm nhiều cụm đô thị tạo thành một

cơ cấu thống nhất theo kiểu nhiều “Đô thị vệ tinh” Thực chất đây cũng là một kiểu phát triển thành phố cực lớn (song phân tán) Hiện nay do yêu cầu tập trung chuyên môn hoá sản xuất, do sự phát triển mạnh của giao thông công cộng với những phương tiện cá nhân, các cụm đô thị phát triển theo tinh thần độc lập, mặt

Trang 22

khác lại phụ thuộc thành phố trung tâm trong một hệ thống đô thị thống nhất Thành phố trung tâm có quy mô hơn vài triệu dân trở lên tuy nhiên có bán kính ảnh hưởng hàng chục thậm chí đến hàng trăm km2 trong vùng Về khía cạnh nhân văn, do không sát nhập với nhau, chùm đô thị có khả năng kết hợp khai thác các ưu điểm của hai lối sống thành thị và nông thôn, hình thành một đô thị sinh thái Có thể nói chùm đô thị là hình thức chủ yếu về đô thị của thế kỷ 21, nó có thể kết hợp hài hoà ba cuộc cách mạng: công nghệ, nhân văn và môi

trường

Một dạng phân tán tương tự là Vùng đô thị lớn đa trung tâm Các hình

thức và cơ cấu phát sinh trong các vùng đô thị mở rộng của vành đai Thái Bình Dương phản ảnh các tiến trình không gian mới của nền kinh tế toàn cầu và các công nghệ mới tạo ta các động lực vừa kết tụ vừa phân tán Mặc dù các hoạt động kinh tế ngày cơ động, dẫn đến việc phân tán cả lao động và các xí nghiệp, các mạng lưới đa trung tâm của các hình thức và cơ cấu đã phát sinh trong các vùng đô thị cực lớn Các vùng đô thị lớn đa trung tâm đang phát sinh xung quanh vành đai Thái Bình Dương từ Tokyo đến Sydney Các cơ cấu đô thị đa trung tâm và được kết mạng rất phổ biến khắp Đông Á và Đông Nam Á; có thể nhìn thấy chúng tại Seoul, Tapei, Hong Kong và Singapore Thí dụ, Singapore đã chấp nhận một quan niệm quy hoạch vành đai để phân tán nhà ở, công nghiệp, chức năng thương mại và giao thông cho các thành phố vệ tinh

Theo Nguyễn Quân (2008), mô hình ĐTH truyền thống thường thấy ở các quốc gia đang phát triển đó là các thành phố ngày càng mở rộng diện tích Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế thì mở rộng địa giới các đô thi là xu thế tất yếu, xu thế này ngày càng biểu hiện rõ nét trong quá trình ĐTH trên Thế giới là sự xuất hiện của các siêu đô thị (Super cities) với qui mô dân số trên 10

Trang 23

triệu dân, và đặc biệt là các loại siêu đô thị này lại phát triển phần lớn tại các nước đang phát triển Tuy nhiên việc mở rộng địa giới hành chính của các đô thị vốn có cũng gặp không ít trở ngại, đặc biệt là thách thức về việc giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữa khu vực mới và cũ trong cùng một đô thị cũng như giữa các trung tâm đô thị với nhau

Để giải quyết những khó khăn do việc mở rộng địa giới hành chính một cách máy móc, xu thế của quy hoạch đô thị hiện đại là phát triển các đô thị vệ tinh nhằm san sẽ bớt gánh nặng cho các đô thị sẵn có và góp phần giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ khác nhau Thí dụ như nước Pháp từ trước tới nay tập trung phát triển đô thi quanh khu vực thủ đô Paris và vùng Ile de France, khu vực này có diện tích 12000 km² (1/40 diện tích nước Pháp) nhưng chiếm tới 1/5 dân số cả nước (12 triệu người) Trong vùng Ile de France thì chỉ riêng Paris và khu vực phụ cận đã chiếm tới 90 % dân số của cả vùng trong khi chỉ chiếm 20% diện tích Việc tập trung quá đông dân cư trên một khu vực lãnh thổ nhỏ hẹp tạo ra không ít khó khăn cho các nhà quản lý đô thi, đặc biệt là nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí do một lượng lớn hàng triệu xe hơi gây ra Tránh mắc lại những hạn chế do việc quy hoạch theo mô hình « siêu đô thị » từ mấy chục năm nay các nhà quy hoạch Pháp tập trung phát triển mô hình đô thị vệ tinh quanh các trung tâm đô thị vốn có, xem đây là chiến lược hợp lý và mang tính bền vững nhằm giảm bớt áp lực và gánh nặng về dân

cư, nhà ở và giao thông cho các đô thị lâu đời của Pháp, đồng thời tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ Tương tự, tại Anh chính quyền xây dựng thành phố Crawley và Milton Keynes gần London, Poundberry gần Dorset Tại Pháp Villeneuve- d’Ascq ở ngoại vi Lille, l’Isle d’Abeau gần Lyon, Ouest Provence ở ngoại ô Marseille Đặc biệt tại Pháp để

Trang 24

giảm gánh nặng tập trung cho thủ đô Paris, người ta cho xây dựng thêm năm đô thị vệ tinh ở vùng phụ cận gồm Cergy-Pontoise, Évry, Marne-la-Vallée, Sénart

et Saint-Quentin-en-Yvelines Tuy nhiên mô hình này cũng gặp không ít thách thức, trước hết là chính sự phân tán các đô thị sẽ gây ra những khó khăn về mặt quy hoach cũng như quản lý Vấn đề đặt ra là tìm kiếm một hình thức hợp tác phù hợp giữa các đô thị vệ tinh và đô thi trung tâm

1.3 ĐÔ THỊ HOÁ QUÁ TẢI

Theo từ điển Địa lý học (www answer.com, 20/11/2008), ĐTH quá tải (Over urbanization)là thuật ngữ để chỉ các thành phố lớn tại các quốc gia đang phát triển Các thành phố này không chỉ lớn về qui mô dân số mà còn có một ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế của quốc gia Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng một thành phố tối ưu là thành phố có qui mô dân số khoảng 500.000 dân trở lại Với qui mô dân số này, người dân có thể nhận được các lợi ích từ sự tăng trường của thành phố như giao thông rẻ hơn và các dịch vụ được cung cấp với giá cả kinh tế hơn Nếu vượt quá qui mô dân số này, các vấn đề “Không kinh tế

- Diseconomies” xảy ra như ô nhiễm môi trường, giá cả đắt đỏ và thành phố không phải là nơi thuận lợi để sinh sống

Theo từ điển Xã hội học (1998), ĐTH quá tải là thuật ngữ được sử dụng cho các thành phố của các nước đang phát triển Các thành phố này có qui mô dân số lớn và thường không được hấp thụ hết bởi khu vực kinh tế chính qui

Theo Sovani NV (1964), ĐTH quá tải được định nghĩa dựa vào hai tiêu chí có quan hệ tương hỗ với nhau là tỉ lệ dân sống ở khu vực đô thị và phân bố lực lượng lao động trong hai khu vực kinh tế là nông nghiệp và phi nông nghiệp

Trang 25

thứ hai đề cập đến khía cạnh nghề nghiệp Theo định nghĩa này, ĐTH quá tải là

do áp lực dân số cao tại khu vực nông thôn Đây được xem là yếu tố “đẩy” người dân nông thôn lên thành phố kiếm việc làm (chứ không phải là nhu cầu lao động ngày càng tăng tại các thành phố - yếu tố “hút”) Kết qủa là họ không có việc làm hay chỉ làm các công lao động giản đơn Tuy nhiên, mối quan hệ nhân-qủa giữa yếu tố đẩy ở nông thôn và sự tăng trưởng đô thị cho đến nay nay vẫn chưa được làm rõ Thêm vào đó, tính động lực (dynamism) của các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ tại các thành phố thường được cho là có liên quan đến ĐTH quá tải lại không được đề cập đến Lý do tranh luận đưa ra là do sự tăng trưởng đô thị tại các nước đang phát triển là bất thường, theo ý nghĩa chúng không dựa vào sự phát triển công nghiệp - các trung tâm công nghiệp tại đây có xu hướng không phải là các trung tâm động lực để tạo ra các thay đổi về xã hội và văn hoá

Trong luận án này, ĐTH quá tải được định nghĩa là ĐTH không kiểm soát

- hay sự gia tăng liên tục các dòng di dân nông thôn-đô thị Các dòng di dân này làm dân số đô thị gia tăng nhanh chóng đưa đến nhu cầu dân số vượt quá khả năng cung ứng của đô thị - vốn rất hạn chế tại các nước đang phát triển Từ đó, các tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội và môi trường xảy ra Bản chất ĐTH là tích cực vì ĐTH tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và phát triển lối sống công nghiệp đặc trưng bởi tính năng động và dễ thích nghi ĐTH chỉ hình thành các tác động tiêu cực khi ĐTH đó là quá tải

Trang 26

2- ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾ GIỚI

Gần 150 năm trước, trào lưu ĐTH bắt đầu ở phương Tây rồi lan sang Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX và châu Á là những thập niên 60, 70 thế kỷ XX, đều là hệ quả tự nhiên của quá trình hiện đại hoá đất nước thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp Trước đó nữa, sự chuyển biến các chức năng đô thị trong thời kỳ giao lưu hàng hoá, tiền tệ phát triển mạnh làm xuất hiện hàng loạt nhà ga, hệ thống hạ tầng giao thông, điện nước, các phương thức xây dựng mới bằng vật liệu bê tông, sắt, thép làm thay đổi bộ mặt của đô thị, kiến trúc thế giới Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyển gần 80%-90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú ở đô thị, đưa số người sống trong đô thị hiện nay lên 50% dân số của Thế giới (khoảng hơn 3 tỷ người chỉ trong một thế kỷ) Cuộc cách mạng công nghiệp tác động đã làm thay đổi diện mạo của cả khu vực thành thị và nông thôn một cách sâu sắc, hình thành nên hệ thống kiến trúc hiện đại, nếp sống văn minh đô thị tại các nước phát triển trên Thế giới (Nguyễn Hồng Thục, 2008)

Liên hiệp quốc dự báo dân số Thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới 9,2 tỷ người vào năm 2050 Đến năm 2015, toàn Thế giới sẽ có 21 “siêu đô thị” và nhiều thành phố nhỏ hơn với không quá 500.000 dân sẽ xuất hiện (xem Bảng 01)

Trang 27

Bảng 01: Các thành phố trên 10 triệu dân trong giai đoạn 1950- 2015

Đơn vị: Triệu người

NĂM STT

1950 1975 2000 2015

1 Newyork 12.3 Tokyo 19.8 Tokyo 25.2 Tokyo 27.2

Với tốc độ ĐTH tăng cao như hiện nay, số dân sống ở nông thôn toàn Thế

giới sẽ giảm dần, dự báo từ 3,4 tỷ người vào năm 2007 giảm còn 2,8 tỷ người

vào năm 2050

Trang 28

2.1 Đô thị hoá tại các nước phát triển

Tại các nước kinh tế phát triển, do quá trình CNH diễn ra sớm và mạnh mẽ nên quá trình ĐTH cũng bắt đầu sớm Đặc trưng của quá trình ĐTH ở đây là tỷ lệ dân thành phố gia tăng với nhịp độ tương đối cao và việc hình thành các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị) Năm 1988, các nước có tỷ lệ dân thành thị cao là Bỉ (95%), CHLB Đức (94%), Anh (91%), Tây Ban Nha (91%), Island (90%), Úc (86%), Đan Mạch (84%), New Zealand (84%), Thụy Điển (83%) … Trong các nước như Liên Xô (cũ) và Nhật – nơi mà quá trình CNH diễn

ra muộn hơn ở châu Âu, thì sự phát triển kinh tế và xã hội có kế hoạch đã đóng vai trò nhất định trong sự phân bố dân cư giữa đô thị và nông thôn Nhật Bản với nền công nghiệp phát triển có kế hoạch đã dẫn đến số lượng lớn di cư từ nông thôn-thành thị và kết quả là ĐTH diễn ra mạnh mẽ trong các thành phố hiện đại Tuy nhiên, nhịp độ gia tăng số dân thành thị trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại (Habitat, 2001)

Tại các nước phát triển phía Nam bán cầu, dân nhập cư nghèo từ nông thôn di dân vào thành thị thì dân thành thị ở các nước giàu lại có xu hướng sống

ở ngoại vi, hoặc ít ra thì mua nhà nghỉ ở nông thôn Hiện tượng này gọi là “ĐTHkhuếch tán” (Urbanization diffuse) và mô hình này tiêu thụ nhiều nguồn lực tự nhiên hơn cả ở các đô thị chật ních người

Tại một hội thảo quốc tế về di trú tại Philadelphia tháng 10/2000, trong báo cáo về xu thế ĐTH ở Hoa Kỳ, nhà Địa lý học Brian J.L.Bery đã đưa ra khái niệm mới: E-urbanization Theo đó, cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin và sự phát triển của Internet cho phép người ta sống gần hơn với thiên nhiên, điều khiển tất cả mọi thứ từ nhà riêng, không cần tới công sở làm việc hay đi

Trang 29

2.2 Đô thị hoá tại các nước đang phát triển

Trong một phần tư thế kỷ qua, phần lớn các nước đang phát triển phải đối mặt với sự phát triển đô thị nhanh chóng cùng với quá trình bùng nổ dân số Nét đặc trưng của quá trình này là sự tập trung quá mức dân cư từ nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là vào thủ đô Đến thế kỷ 20 việc di dân nông thôn-thành thị vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình ĐTH ở đây

Trong khi ở các nước đã phát triển, yếu tố “hút” của các đô thị đóng vai trò quan trọng trong di dân nông thôn-thành thị thì ở các nước đang phát triển yếu tố “đẩy” ở các nông thôn lại đóng vai trò quan trọng hơn Chính điều kiện sống khó khăn tại các vùng nông thôn của các nước đang phát triển đã tạo đà cho sự di dân này Sự gia tăng này được tạo ra bởi sự gia tăng quá mức tại những thành phố ít có khả năng nhất để nuôi dưỡng sự gia tăng này Sự gia tăng dân số trung bình hàng năm trong 10 năm gần đây tại các thành phố của các quốc gia đang phát triển ước tính là 64 triệu người hay 175.000 người/ngày Phân nửa của sự gia tăng này là do các dòng nhập cư Sự tăng trưởng đô thị và sự chuyển cư nông thôn-đô thị hiện đại tại các quốc gia này đang xảy ra trong bối cảnh của sự gia tăng dân số tuyệt đối cao hơn, với mức thu nhập thấp hơn, khả năng tài chánh và thể chế ít nhiều và các cơ hội ít hơn đáng kể đối với việc mở rộng biên giới mới, nước ngoài và trong nước (Habitat, 2001)

Hiện dân số châu Á và châu Phi chủ yếu tập trung tại nông thôn, song theo dự báo của Liên hiệp quốc, tỷ lệ dân số ở thành thị và nông thôn của hai khu vực này sẽ cân bằng trong khoảng những năm 2045-2050 đối với châu Phi và 2020-2025 đối với châu Á

Uỷ ban Kinh tế và xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) cho biết, ĐTH ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra nhanh nhất Thế giới trong

Trang 30

vòng 15 năm qua Năm 1990, có 33% dân số châu Á-Thái Bình Dương sống ở thành thị, thì tới nay con số này đã tăng lên 41% Trong đó, quá trình “di cư” từ nông thôn và thành phố diễn ra nhanh nhất là ở khu vực các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi tỷ lệ dân cư đô thị tăng từ 32% năm 1990 lên 45% năm 2006

Tuy đô thị phát triển nhanh nhưng đời sống người dân thành thị chưa được quan tâm đầy đủ Theo ESCAP, quá trình ĐTH có mặt trái của nó là làm số người sống trong các khu ổ chuột ở đô thị ngày càng tăng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới cơ hội của nhiều người được tiếp cận nguồn nước sạch và môi trường vệ sinh Hiện ở châu Á-Thái Bình Dương, cứ 5 người dân đô thị thì có 2 người phải sống trong các khu ổ chuột Tại thành phố, nghèo đói đô thị là vấn đề nổi trội và gắn liền với dân nhập cư mới đến Bên cạnh đó, đường sá giao thông tắc nghẽn, nước sạch ngày càng khan hiếm, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi bặm công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp Chính quyền địa phương cố gắng đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng lại không có phương tiện cần thiết để đối phó trước những tác động của việc gia tăng với tốc độ như thế Kinh nghiệm cho thấy rằng bất chấp hoàn cảnh khó khăn mà họ đối mặt như thế nào tại đô thị thì những người cư dân mới này cũng sẽ không ra đi

Ngoài ra, ĐTH nhanh chóng có thể làm cho các chính sách và chương trình phát triển tổng thể dài hạn không còn thích hợp Hiện nay, các khu đô thị, thành phố hiện hành đang đau đầu và khắc phục những sai sót trong quá trình quy hoạch đô thị trước đây về cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống thoát nước, xử lí nước thải Đây là hệ quả của việc quy hoạch đô thị không đồng bộ

Trang 31

Tóm lại, theo ESCAP, quá trình ĐTH trên Thế giới, góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn, song cũng dẫn đến hệ quả là nạn nghèo đói tăng nhanh tại các đô thị và hàng loạt vấn đề môi trường-xã hội khác Tuy vậy, những khó khăn và bất cập này không thể đảo ngược được xu thế ĐTH hiện nay Thời gian tới, ĐTH vẫn không ngừng tiếp diễn và lan rộng

2.3 Bài học kinh nghiệm về đô thị hóa

Sau đây là tổng hợp một số tóm tắt chính về bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong việc đối phó với các tác động tiêu cực của ĐTH (vneconomy, 27/32008):

1- Chính phủ các nước cần chuẩn bị cho một chiến lược phát triển đô thị toàn diện hơn, từng bước thực hiện việc phát triển đô thị phù hợp theo tình hình của thực tế và nền kinh tế của đất nước, cũng như hội nhập vào nền kinh tế Thế giới Những đô thị khổng lồ xuất hiện ngày càng nhiều ở châu Mỹ La tinh và châu Á với nhiều vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường phải đối mặt là do tại đây quá trình ĐTH diễn ra tự phát mà không có chiến lược quy hoạch phù hợp

2- Sự chú ý và quan tâm không chỉ tập trung chủ yếu vào các siêu đô thị như trước đây, mà còn phải quan tâm đến các đô thị nhỏ Các đô thị này thường nằm bên lề của sự phát triển

3- ĐTH có thể là cơ hội cho nông thôn, nếu đặt nông thôn ở vị trí hỗ trợ cho đô thị Vậy nên, đối lập nông thôn với đô thị là không nên Thí dụ như nếu các đô thị thường bị gò bó bởi các vấn đề môi trường, thì các đô thị này cùng với khu vực nông thôn có thể cùng nhau góp sức vào việc giải quyết và quản lý một cách hợp lý hơn các thách thức đó

Trang 32

4- Những khó khăn và thách thức tại các đô thị thường được quy cho hiện tượng nhập cư Trong quá khứ, các đô thị thường đối phó bằng cách cố gắng hạn chế việc di cư từ nông thôn vào thành thị Điều này là một nhầm lẫn, bởi ba lý

do Thứ nhất, gia tăng dân số tại đô thị không chỉ do làn sóng người nhập cư mà còn do gia tăng dân số tự nhiên Thứ hai, không phải làn sóng di cư là nhân tố của ĐTH mà ngược lại chính các đô thị thu hút dòng người di chuyển tới những nơi mà họ có thể có chất lượng cuộc sống tốt nhất Thứ ba, căn bản nhất, việc di

cư nếu được quản lý tốt sẽ là nhân tố tích cực cho sự phát triển của đô thị cũng như nông thôn

5- Các đô thị nhất thiết phải đảm đương được việc cung cấp cho dân cư những dịch vụ cần thiết để đáp ứng những nhu cầu căn bản nhất Trước tiên là nhà ở Ngoài ra, cần có dịch vụ y tế và giáo dục, trong đó sức khỏe sinh sản và tái sản xuất là yếu tố hàng đầu Thực tế chứng minh rằng phụ nữ được giáo dục tốt, có cơ hội tiếp cận với dịch vụ sức khỏe căn bản thường chọn sinh con ít Việc tập trung dân cư sẽ thúc đẩy sự tiếp cận của họ với các dịch vụ đó

6- Phần lớn người nghèo ở đô thị sống nhờ các ngành kinh tế nhỏ lẻ và không chính thức Nhưng tầng lớp dân cư đô thị mới này cũng tạo ra động lực tăng trưởng đáng kể Như vậy, cần ghi nhận rằng chính ĐTH tích tụ đói nghèo, chứ không phải là nguyên nhân gây ra đói nghèo

7- Tại các nước đang phát triển, quá trình phát triển và mở rộng ồ ạt ở các đô thị gắn với sự gia tăng ô nhiễm môi trường và các khu dân cư ổ chuột Điều này có vẻ như là mâu thuẫn giữa quá trình ĐTH và phát triển Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng các khu dân cư ổ chuột này có thể xem như là

“Phố trong thành phố” sẽ dần được cấu trúc lại với sự đa dạng hoá hoạt động kinh tế

Trang 33

8- Cuối cùng về cách tiếp cận hướng đi của ĐTH, tại một số khu vực trên Thế giới, trong đó có khu vực phía Đông nước Mỹ, tốc độ ĐTH nhanh chóng đã để lại nhiều hậu quả nặng nề Đó là tình trạng ô nhiễm, cuộc sống nghèo đói, thiên tai và suy kiệt hệ sinh thái Kinh nghiệm từ các quốc gia trên Thế giới cho thấy, việc hài hoà giữa ĐTH và bảo vệ nguồn tài nguyên phải dựa trên nhiều yếu tố Đó là phát triển bền vững, BVMT và nâng cao nhận thức của người dân đô thị

Tại châu Âu, một giải pháp đã được các quốc gia áp dụng trong những năm gần đây là quy hoạch đô thị dựa trên chính sách phát triển và bảo tồn lâu dài nguồn tài nguyên Muốn vậy, phải tính đến các yếu tố môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng các phương tiện giao thông sạch, hạn chế bớt khí thải…

Thời gian gần đây cho thấy qúa trình ĐTH của các đô thị thủ đô hiện nay chịu tác động mạnh của ba yếu tố mới đó là: toàn cầu hoá, công nghệ cao và văn hoá Hình thành thành phố Thế giới, thành phố công nghệ cao và chú trọng khía cạnh sinh thái là những xu thế phát triển của các đô thị lớn

Việt Nam dù mới ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi đô thị, đã gặp phải những nguy cơ phá hủy sinh thái và ảnh hưởng môi trường xã hội Để khắc phục những vấn đề này, Việt Nam phải tìm một hướng đi riêng phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có Việc áp dụng mô hình ĐTH của bất kỳ quốc gia nào, dù hiện đại như Mỹ, Trung Quốc hay EU, nếu không tính đến các yếu tố địa phương, sẽ đem lại hiệu quả bất cập (Hội thảo

“Từ thành phố toàn cầu hoá đến sự suy thoái hệ sinh thái toàn cầu”, tháng 4/2008, Hà Nội)

Trang 34

3- CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÔ THỊ HOÁ, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE TẠI VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trên Thế giới vấn đề ĐTH đã được nghiên cứu từ lâu và hiện nay vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề ĐTH mới được tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây Theo Đàm Trung Phường, cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận một cách có hệ thống toàn diện về vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Trong khi đó, hơn 30 năm qua Bộ Xây Dựng đã có những chỉ đạo lập nhiều đồ án quy hoạch đô thị trình Trung ương phê duyệt Và tại ba trường: Đại Học Kiến trúc Hà Nội, Đại Học Kiến trúc TP HCM và Đại Học Xây dựng Hà Nội mặc dù đã đào tạo nhiều kiến trúc sư quy hoạch đô thị nhưng hiện vẫn chưa có giáo trình chính thức về ĐTH Năm 1995, cuốn “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường ra đời, tác giả tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản là: (1) Đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu (định hướng) phát triển trong bối cảnh ĐTH Thế giới và CNH, hiện đại hoá của thời kỳ đổi mới và (2) Mở rộng những khái niệm về đô thị học có quan hệ với những tiến bộ của khoa học thế giới, cập nhật những thông tin liên quan trong nước để tham khảo, làm giáo trình cho sinh viên đại học và chủ yếu là sau đại học

Một trong những công trình đầu tiên trực tiếp đề cập đến những vấn đề ĐTH tại các quận ven là bài “Xu hướng phát triển đô thị - xu hướng gia tăng dân số và lao động tại các quận ven TP HCM” của Lê Hồng Liêm đăng trong cuốn

“Ngoại thành TP HCM - những vấn đề lịch sử và truyền thống” của tập thể tác giả Lê Hồng Liêm, Lê Sơn, Trương Minh Nhật, Quách Thu Nguyệt (1994) Trong bài viết này tác giả đã khái quát sơ lược quá trình ĐTH ở ven đô chủ yếu là quận Gò Vấp từ sau ngày giải phóng đến đầu thập niên 80

Trang 35

Theo Ngô Trung Hải (2006) trong bài viết “Hướng tiếp cận với mô hình đô thị tương thích trong tiến trình chuyển hóa đô thị ở Việt Nam”, những đô thị Việt Nam chủ yếu được hình thành từ chế độ phong kiến và được mở rộng theo kiểu mẫu qui hoạch thuộc địa của Pháp Những đô thị này tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng của mô hình qui hoạch đô thị từ các nước Đông Âu trong các giai đoạn tiếp theo và đang được quy hoạch, quản lý theo mô hình tập trung, chịu khống chế nhiều từ trung ương hay cấp tỉnh, thành phố Hiện nay, các đô thị ở Việt Nam đang có xu hướng mời chuyên gia nước ngoài để lập mô hình phát triển các thành phố theo các nước đã phát triển Ranh giới và sự liên kết giữa nông thôn và thành thị không rõ nét, tạo ra hiện tượng ĐTH giả tạo và thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, từ đó đã tạo ra làn sóng di dân tự do vào khu vực đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn và trung bình Cấu trúc không gian đô thị trong quá trình chuyển hoá dễ chấp nhận xu hướng hoà nhập - thậm chí mang phong cách

“nhập khẩu” từ nước ngoài hay từ các vùng đồng bằng sang các khu vực miền núi, nhưng vẫn còn lưu giữ yếu tố chính về cấu trúc không gian và lối sống truyền thống Do đó, cần hướng tới mô hình đô thị tương thích trong quá trình ĐTH hay một dạng đô thị có thể có khả năng biến đổi một cách tương thích với sự thay đổi của sinh thái tự nhiên, bối cảnh kinh tế xã hội, nhu cầu của người dân đô thị, tuỳ theo đặc trưng của từng vùng đô thị khác nhau về văn hoá, khả năng đầu tư, trình độ quản lý

Công trình tiếp theo là “Sự chuyển biến kinh tế-xã hội của các quận ven đô TP.HCM từ năm 1975 đến năm 1993 nhìn từ quận Gò Vấp”, luận án tiến sỹ sử học của Lê Hồng Liêm (1995) Trong luận án này, tác giả nghiên cứu về sư chuyển biến kinh tế-xã hội của các quận 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình và cho rằng sự chuyển biến kinh tế-xã hội của các quận này cũng xảy ra song hành

Trang 36

với quá trình ĐTH Sau đó Lê Hồng Liêm (1996) viết tiếp bài “Chuyển biến kinh tế-xã hội tại các quận ven TP.HCM - Một số biện pháp” đăng trong cuốn

“ĐTH tại Việt Nam và Đông Nam Á”

Đề tài “Văn hoá làng xã trước sự thách thức của ĐTH tại TP.HCM” của Tôn Nữ Quỳnh Trân (1999) đã nghiên cứu về văn hoá làng xã ở những vùng tiếp cận khu trung tâm thành phố gồm quận 8, Gò Vấp, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình và Bình Thạnh Từ đó, phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trong xóm ấp, bạn bè, người cùng đoàn thể, thu thập những thay đổi trong đời sống tín ngưỡng qua việc đi chùa, miếu đặc biệt là cúng thần hoàng, khảo sát tác động của cuộc sống mới lên cách sống cũ Đề tài giới hạn trong phạm vi khảo sát sự thay đổi về văn hoá làng xã dưới tác động của tiến trình ĐTHù

Tác giả Vương Cường (1997) với nghiên cứu “Những vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình ĐTH vùng ven đô nước ta” Tiếp theo là đề tài

“Những vấn đề kinh tế-xã hội và môi trường vùng ven các đô thị lớn trong quá trình phát triển bền vững”, Nguyễn Ngọc Tuấn chủ biên (2003) trình bày những vấn đề chính như: Quá trình phát triển đô thị các đô thị lớn ở Việt Nam; Các tác động kinh tế-xã hội của quá trình ĐTH đến các vùng ven và một số giải pháp phát triển đô thị bền vững trong quá trình CNH-ĐTHù

Vấn đề ĐTH còn được nhiều tác giả khác nghiên cứu như Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Quới Đã có hai hội nghị về

“Đô thị toàn quốc”, và đặc biệt Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa Học Xã Hội tại TP.HCM đã tổ chức ba cuộc hội thảo “ĐTH tại Việt Nam và Đông Nam Á” (1995), “Môi trường nhân văn và ĐTH tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản” (1997), “Phát triển đô thị bền vững” (1999) Các tác giả

Trang 37

và các hội thảo đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến ĐTH như xu thế ĐTH, hiện trạng ĐTH, định hướng ĐTH, v.v…

Liên quan đến nghiên cứu chủ đề vệ sinh môi trường và sức khoẻ người dân đô thị, có các nghiên cứu của Võ Hưng với nghiên cứu thứ nhất về chủ đề

“Đánh giá tác động của CNH đến điều kiện vệ sinh môi trường và đời sống của

cư dân tại một số địa bàn ĐTH ở TP.HCM” (2001) Đề tài đã nghiên cứu đánh giá tác động của CNH đến vấn đề môi trường (trạng thái môi trường, trạng thái nước, trạng thái không khí, chất thải rắn, công trình vệ sinh gia đình, tiếng ồn), tác động đến đời sống dân cư (đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ cộng đồng) Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các dự báo về khả năng lấp đầy các khu công nghiệp (KCN), khả năng gia tăng lực lượng lao động phục vụ cho các KCN dẫn đến những đòi hỏi lớn về sự đáp ứng nhu cầu xã hội, dân sinh Đề tài đề ra các khuyến nghị về qui hoạch, giáo dục, nhà ở, vệ sinh môi trường, sự tham gia của người dân vào việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách … Nghiên cứu thứ hai của Võ Hưng về chủ đề “Vệ sinh môi trường và điều kiện sống của người tái định cư ở TP.HCM” (2003) Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá điều kiện sống cơ bản của người tái định cư theo hai nhóm tái định cư ở chung cư và tái định cư tự chọn Các nội dung nghiên cứu bao gốm: nhà ở, việc làm, thu nhập, mức sống thực tế …), các điều kiện sinh hoạt (cơ sở hạ tầng, điện nước, chất thải, tiện nghi sinh hoạt hàng ngày …), những biến đổi trong đời sống sinh hoạt (tiện nghi và điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, mức độ hưởng thu văn hóa, vấn đề an sinh xã hội, sức khỏe và bệnh tật)

Đỗ Văn Thông (2007) với chủ đề nghiên cứu “Vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình CNH, hiện đại hoá” cho thấy cùng với tốc độ CNH, hiện đại hoá, qúa trình ĐTH cũng diễn ra với nhịp độ cao và có thể có

Trang 38

những hậu quả đối với môi trường Dân số đô thị năm 1996 là 19%, đến nay đã tăng lên gần 30%, song phần lớn dân cư đô thị chỉ tập trung ở một số vùng trọng điểm, đặc biệt là xung quanh ba vùng tam giác tăng trưởng ở miền Bắc (Hà Nội và Hải Phòng), miền Trung (xung quanh Đà Nẵng) và miền Nam (TP.HCM) Hơn thế nữa, theo dự kiến, quá trình ĐTH sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong những năm sắp tới với tỷ lệ dân cư đô thị có thể đạt tới 33% vào năm 2010 và 45% vào năm 2002 Tình hình này tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý đô thị, như vấn đề giao thông, rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các dịch vụ công cộng khác Đây thật sự là một sức ép lớn vì tình trạng cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị hiện rất yếu kém

Liên quan đến phát triển bền vững của TP.HCM, Dự án hợp tác nghiên cứu liên ngành giữa Đại Học Bách Khoa Liên bang Lausanne – Thụy Sĩ (EPFL) và các chuyên gia Việt Nam về các vấn đề môi trường tại TP.HCM, đã đăng tải kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách “ĐTH, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững” (2001) Nội dung tập trung vào hai phần bao gồm: các khái niệm lý thuyết về sự phát triển bền vững và xã hội và kết qủa phân tích biến đổi môi trường TP.HCM trên phương diện xã hội, kinh tế và môi trường, trong đó tập trung vào hai khía cạnh chính là nước và nhà ở

Tôn Nữ Quỳnh Trân có nghiên cứu “Vấn đề phát triển đô thị bền vững tại TP.HCM - Đối chiếu kinh nghiệm từ một số thành phố lớn ở Đông Nam Á” (2003) Đề tài đã nêu các khái niệm về phát triển bền vững, nghiên cứu tình hình ĐTH ở một số nước Đông Nam Á (như Singapore, Malaysia, Thái lan, Indonesia) Tập trung nghiên cứu vào các vấn đề phát triển bền vững dưới góc độ xã hội nhân văn như: đói nghèo ở TP.HCM và các thành phố ở Đông Nam Á, vấn đề di dân tự do và tái định cư, môi trường tự nhiên trong không gian đô thị

Trang 39

(vấn đề môi trường ở các đô thị Đông Nam Á và những kinh nghiệm rút ra cho TP.HCM) và những vấn đề xã hội và nhân văn

Gần đây nhất, một nghiên cứu phối hợp giữa Viện nghiên cứu tác động sức khỏe Hoa Kỳ và các nhà khoa học Việt Nam được thực hiện trên cơ sở so sánh số liệu quan trắc không khí và số bệnh nhân nhi nhập viện trong nhiều năm và trên kết quả khảo sát thực địa các hộ nghèo và không nghèo tại TP.HCM.Kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng rõ rệt về mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và bệnh hô hấp và sự chịu tác động nhiều hơn đối với bệnh tật có nhiều nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường đối với người nghèo (Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý chất lượng quản lý không khí đô thị tại TP.HCM, tổ chức ngày 14/4/2009 tại TP.HCM)

Tóm lại, tổng quan tư liệu của luận án cho thấy các nghiên cứu về ĐTH tại Việt Nam trong thời gian trước chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: (1) Các mô hình đô thị trong thời kỳ ĐTH; (2) Diễn biến ĐTH; (3) Các tác động của ĐTH đến môi trường, đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội và (4) Đời sống người

di dân tại các thành phố lớn Hầu như rất ít nghiên cứu phân tích phương thức/cơ chế mà ĐTH tác động đến môi trường và sức khỏe người dân đô thị cũng như sự phân bố bệnh tật theo các vùng lãnh thổ ĐTH Về dữ liệu sử dụng, trừ các nghiên cứu của Tôn Nữ Qùynh Trân, Võ Hưng, nghiên cứu phối hợp với Viện nghiên cứu tác động sức khỏe Hoa Kỳ … dữ liệu phân tich được lấy ra từ các cuộc điều tra thực địa, còn phần lớn các nghiên cứu khác chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp và quan sát thực tế Vì vậy, với mục đích bổ sung kiến thức và thông tin về ĐTH tại TP.HCM, luận án này được tiến hành

Trang 40

D- KHUNG NGHIÊN CỨU

1 KHUNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

DÂN SỐ ĐÔ THỊ GIA TĂNG NHANH – PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

CƠ SỞ HẠ TẦNG –Y TẾ MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ XUỐNG CẤP VÀ QUÁ TẢI BIẾN ĐỔI KHÓ KHĂN

ĐIỀU KIỆN SỐNG – CHẤT LƯỢNG SỐNG

SỨC KHỎE-BỆNH TẬT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

CHÍNH SÁCH GIẢI PHÁP

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ- BẢO VỆ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG DỊCH BỆNH

HIỆU QUẢ - TỒN TẠI – GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN NAY

Ngày đăng: 26/02/2016, 19:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Dự án Quốc Gia VIE/96/051 (1998), “TP Hồ Chí Minh: Vùng đô thị hiện tại và tương lai”, tài liệu lưu hành nội bộ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: TP Hồ Chí Minh: Vùng đô thị hiện tại và tương lai
Tác giả: Dự án Quốc Gia VIE/96/051
Năm: 1998
8. Đào Ngọc Phong (2001), Vệ sinh môi trường dịch tễ, Trường Đại học Y HN 9. Đình Quang (chủ biên) (2005), “Đời sống văn hoá đô thị và khu công nghiệp Việt Nam” Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hoá đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đào Ngọc Phong (2001), Vệ sinh môi trường dịch tễ, Trường Đại học Y HN 9. Đình Quang (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá thông tin
Năm: 2005
12. Hội thảo “Từ thành phố toàn cầu hoá đến sự suy thoái hệ sinh thái toàn cầu” (2008), báo cáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ thành phố toàn cầu hoá đến sự suy thoái hệ sinh thái toàn cầu
Tác giả: Hội thảo “Từ thành phố toàn cầu hoá đến sự suy thoái hệ sinh thái toàn cầu”
Năm: 2008
18. Michel Bassand và cộng tác viên (2001), “ Đô Thị Hoá: Khủng Hoảng Sinh Thái & Phát Triển Bền Vững”, Nhà Xuất Bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô Thị Hoá: Khủng Hoảng Sinh Thái & Phát Triển Bền Vững
Tác giả: Michel Bassand và cộng tác viên
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Trẻ
Năm: 2001
36. Tôn Nữ Quỳnh Trân (1997), “Văn hoá làng xã trước sự thách thức của đô thị hoá tại vùng ven ngoại thành thành TP. HCM”, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá làng xã trước sự thách thức của đô thị hoá tại vùng ven ngoại thành thành TP. HCM
Tác giả: Tôn Nữ Quỳnh Trân
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 1997
38. Trương Quang Thao (2003), “Đô thị học- Những khái niệm mở đầu”, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị học- Những khái niệm mở đầu
Tác giả: Trương Quang Thao
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
Năm: 2003
3. Bùi Thị lạng và các tác giả (Biên dịch) (2001), Đô thị hóa – Khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo chất lượng môi trường từ năm 2001 đến năm 2006 Khác
5. Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê từ năm 2000 đến naêm 2006 Khác
7. Dư Phước Tân (2005), Các vấn đề kinh tế xã hội đặt ra đối với vùng ven trong quá trình đô thị hóa, Viện kinh tế TP.HCM Khác
10. Đỗ Văn Thông (2007), Vấn đề môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Lý Luận Chính Trị Khác
11. Hồ Long Phi (2007), Biến đổi khí hậu và ngập lụt đô thị tại TP.HCM, Báo cáo hội thảo về khí hậu và nước tại Helsinki, Phần Lan Khác
13. Hội thảo chuyên đề về giao thông đô thị và cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố – 8/9/2009, báo cáo Sawaco, tại TP.HCM Khác
14. Lê Hồng Liêm, Lê Sơn, Trương Minh Nhật, Quách Thu Nguyệt (1994), Ngoại thành TP. HCM - những vấn đề lịch sử và truyền thống, Nhà xuất bản Trẻ Khác
15. Lê Hồng Liêm (1995), Sự chuyển biến KT-XH của các quận ven đô TP. HCM từ năm 1975 đến năm 1993 nhìn từ quận Gò Vấp, luận án tiến sỹ sử học Khác
16. Lê Thạc Cán (2005), Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị môi trường – Viện Môi trường & Phát triển bền vững Khác
19. Nguyễn đình Cử (1997), Giáo trình dân số và phàt triển, Nhà xuất bản nông Nghiệp, Hà Nội Khác
20. Ngô Trung Hải (2006), Hướng tiếp cận với mô hình đô thị tương thích trong tiến trình chuyển hóa đô thị ở Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch xây dựng – (bài tham luận này dịch từ Tạp chí Kiến trúc Trung Quốc 2006) Khác
21. Nguyễn Duy Bình và Nguyễn Diệu Hường (2007), Đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông tại TP.HCM, Báo cáo hội nghị - Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh Khác
22. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phát triển bền vững vùng ven đô TP.HCM, Viện kinh teá TP.HCM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w